1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Tổng Công ty Lắp máy VN - LILAMA.DOC

89 493 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,17 MB

Nội dung

Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Tổng Công ty Lắp máy VN - LILAMA

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦUTính tất yếu của đề tài

Tiền thân là một xí nghiệp lắp máy ra đời vào những năm 60, chuyển lên môhình Tổng công ty theo quyết định số 999/BXD vào ngày 1/12/1995 đến nay Tổngcông ty Lắp máy đã có 14 công ty thành viên, hàng chục công ty liên kết Vượt quamuôn vàn khó khăn của một nền kinh tế sau chiến tranh Lilama đã đứng vững vàphát triển Nay đứng trước những thay đổi lớn của đất nước Tổng công ty đã làm gìđể đứng vững và phát triển?

Vào sân chơi chung toàn cầu, Việt Nam phải tuân thủ theo những nguyêntắc, luật lệ của sân chơi chung ấy Thị trường cho các doanh nghiệp cũng mở rarộng hơn nhưng cũng có nghĩa là thử thách lớn hơn.

Đứng trước những thách thức về môi trường cạnh tranh, tiềm lực vốn vàcông nghệ buộc Lilama phải hợp tác, thu hút đầu tư nước ngoài Vấn đề thu hút đầutư nước ngoài là một vấn đề không còn mới mẻ đối với chúng ta Luật đầu tư củaViệt Nam ra đời vào năm 1987 và đến nay Việt Nam đã đạt được rất nhiều thànhcông trong việc thu hút đầu tư nước ngoài Nhưng thu hút đầu tư nước ngoài vàomột doanh nghiệp nhà nước, một doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực mànhà nước đang độc quyền như lắp máy, điện, xi măng … là những vấn đề mới mẻ.

Do đó, bài viết trình bày về tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Tổngcông ty Lắp máy Việt Nam từ đó rút ra những thành công cũng như những khókhăn mà Tổng công ty gặp phải trong việc thu hút đầu tư nước ngoài Qua đó, cóthể rút ra những kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển của Lilama nói riêng và cácTổng công ty lớn của Việt Nam nói chung trong quá trình hội nhập.

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Phân tích tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máyViệt Nam nêu lên những thành công và khó khăn của Tổng công ty trong quá trìnhthu hút đầu tư nước ngoài Từ đó, đưa ra những giái pháp để Tổng công ty phát huy

Trang 2

những thành công đã đạt được cũng như khắc phục những hạn chế để có thể đứngvững và phát triển trong quá trình hội nhập

Nhiệm vụ nghiên cứu

Trình bày những khái niệm chung về hoạt động đầu tư nước ngoài, tìm ra vaitrò của hoạt động đầu tư nước ngoài đối với Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

Phân tích tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máyViệt Nam chỉ rõ những thành công đạt được và những khó khăn cùng những nguyênnhân của những khó khăn ấy.

Đưa ra phương hướng phát triển trong những năm tiếp theo của Tổng công tyLắp máy và với những thành công và hạn chế phân tích ở trên đưa ra những giảipháp tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài của Lilama.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu

Với mục đích và nhiệm vụ trên, luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động thuhút đầu tư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam dưới hai hình thức đầutư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

Phạm vi nghiên cứu

Hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài là một hoạt động còn mới mẻ đối vớiTổng công ty nên bài viết trình bày lại những hoạt động nổi bật nhất từ năm 2004đến năm 2007.

Phương pháp nghiên cứu

Để làm nổi bật được nội dung, luận văn đã sử dụng phương pháp tổng hợp,thống kê, phân tích, so sánh các nguồn số liệu tổng hợp được từ Tổng công ty Lắpmáy Việt Nam, sách báo, tạp chí và mạng Internet.

Kết cấu luận văn

Chương 1 Tổng quan về đầu tư quốc tế và tầm quan trọng của việc thu hútđầu tư nước ngoài đối với Tổng công ty Lắp máy Việt Nam.

Chương 2 Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài tại Tổng công ty Lắp máyViệt Nam

Trang 3

Chương 3 Phương hướng phát triển và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầutư nước ngoài của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ QUỐC TẾ VÀ TẦM QUANTRỌNG CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI TỔNG

CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM

1.1 Tổng quan về đầu tư quốc tế

1.1.1 Khái niệm và vai trò của đầu tư quốc tế1.1.1.1 Khái niệm về đầu tư quốc tế

Theo Luật đầu tư Việt Nam năm 2005, đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằngcác loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt độngđầu tư - kinh doanh theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan của ViệtNam.

Đầu tư quốc tế là hình thức di chuyển tư bản từ nước này sang nước khácnhằm mục đích kiếm lời.

Tư bản di chuyển gọi là vốn đầu tư quốc tế Vốn đó có thể thuộc một số tổchức tài chính quốc tế, có thể thuộc một nhà nước hoặc vốn đầu tư tư nhân.

Vốn đầu tư có thể đóng góp dưới các dạng sau :- Các ngoại tệ mạnh và tiền nội địa.

- Hiện vật hữu hình: tư liệu sản xuất, nhà xưởng, hàng hoá, mặt đất, mặtnước và tài nguyên thiên nhiên…

- Hàng hoá vô hình : sức lao động, công nghệ, bí quyết công nghệ, bằng phátminh, nhãn hiệu, biểu tượng, uy tín hàng hoá …

- Các phương tiện đầu tư đặc biệt khác : cổ phiếu, hối phiếu, vàng bạc, đáquý…

Ngày nay, dòng vốn đầu tư quốc tế đang luân chuyển mạnh mẽ giữa các nướctheo xu hướng đa phương, đa chiều do những nguyên nhân sau :

- Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển, lực lượng sản xuấtlàm cho chi phí sản xuất hàng hoá giữa các nước không giống nhau Ngoài ra điềukiện sản xuất giữa các nước không giống nhau, chênh lệch nhau về giá cả hàng hoá

Trang 4

sức lao động, tài nguyên, vốn, khoa học kỹ thuật, vị trí địa lý…Tìm kiếm sự đầu tưở bên ngoài cho phép lợi dụng những chênh lệch này để giảm chi phí sản xuất, chiphí nguyên vật liệu, chi phí lương, chi phí vận chuyển, chi phí bán hàng…

- Ở các nước công nghiệp phát triển tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm dầnvà kèm theo là hiện tượng “dư thừa” tư bản ở trong nước Cho nên đầu tư ra nướcngoài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ, tỷ lệlãi trung bình của các công ty Mỹ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là 23%, gấp2 lần tỷ lệ lãi trung bình cùng kỳ ở 24 nước công nghiệp phát triển Các nước côngnghiệp có tỷ lệ lãi trung bình thấp hơn so với các nước đang phát triển dẫn đến hiệntượng di chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài nhằm tìm kiếm lợi nhuận cao hơn

- Nhu cầu về vốn của thế giới rất lớn, trong khi khả năng tự thoã mãn ở từngnước, từng khu vực có hạn cho nên dẫn tới gia tăng đầu tư quốc tế Các nước chậmvà đang phát triển cần vốn để thực hiện quá trình công nghiệp hoá đất nước, đầu tưvào cơ sở hạ tầng để duy trì tốc độ tăng trưởng cao Nguồn vốn cho quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá rất lớn do nhu cầu vốn trong nước không đủ đáp ứng nêncác nước này thực hiện các biện pháp nhằm thu hút đầu tư đầu tư nước ngoài

- Sự quốc tế hoá kinh tế toàn cầu gia tăng dẫn đến sự hợp tác phân công laođộng quốc tế và khu vực phát triển theo hướng mới, các nước đi trước (như NhậtBản, EU) phải chuyển dịch cơ cấu lao động lên cao hơn và những lợi thế cũ để pháttriển ngành dệt, lắp ráp, chế biến… được chuyển sang Thái Lan, Philippin, ViệtNam…Chính sự thay đổi trong phân công lao động tạo động lực kích thích đầu tư ranước ngoài để chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nhằm khai thác có hiệu quả những lợithế so sánh mới.

- Tình hình bất ổn định và an ninh quốc gia cũng là nguyên nhân khiếnnhững người có tiền, những nhà đầu tư chuyển vốn ra nước ngoài đầu tư nhằm bảotoàn vốn, phòng chống rủi ro khi có sự cố về chính trị xảy ra ở trong nước.

- Sự ra đời của các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia cũng là nguyênnhân dẫn tới hoạt động đầu tư quốc tế sôi động, sự dịch chuyển vốn giữa các nướcdiến ra sôi động không ngừng nghĩ Bởi các công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia có

Trang 5

sức mạnh to lớn, giữ vai trò chi phối một lĩnh vực thị trường liên quan đến nhiềuquốc gia Do đó, các công ty này có khả năng vượt ra khỏi tầm kiểm soát của mộtquốc gia.

1.1.1.2 Vai trò của đầu tư quốc tế

Đầu tư nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp đềucó những vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận.

Đối với các nước nghèo và đang phát triển, vốn là một yếu tố đặc biệt quantrọng đối với phát triển kinh tế Những quốc gia này thường lâm vào tình trạng thiếuvốn đầu tư Khi nghiên cứu nền kinh tế của các nước kém và đang phát triển, PaulA.Samuelson ví hoạt động sản xuất và đầu tư của những nước này như là một vòngđói nghèo luẩn quẩn

Đồ thị 1.1 Vòng luẩn quẩn

Nguồn: Paul A Samuelson, Economics, McGraw-Hill

Đồ thị 1.1 cho thấy thu nhập dẫn đến tiết kiệm và đầu tư thấp, tiết kiệm vàđầu tư thấp sẽ cản trở đến quá trình phát triển của vốn và làm cho tích tụ vốn thấp,không có đủ vốn cho đầu tư, không có đủ vốn cho đầu tư sẽ làm cho năng lực sảnxuất của quốc gia đó giảm, năng lực sản xuất giảm đẫn đến thu nhập và lại quay trởlại chu kỳ ban đầu Vòng luẩn quẩn đói nghèo cứ lặp đi lặp lại theo chu kỳ như trên.

Tiết kiệm và đầu tư thấpThu nhập

bình quân thấp

Tốc độ tích luỹ vốn thấpNăng suất

thấp

Trang 6

Do vậy, để phá vỡ vòng luẩn quẩn, các nước nghèo và đang phát triển phải tạo ra“một cú huých lớn” để phá vỡ vòng luẩn quẩn này Một trong những khâu của vòngluẩn quẩn đó là vốn dành cho đầu tư phát triển Biện pháp hữu hiệu nhất có thể coilà bước đột phá để phá vỡ vòng luẩn quẩn đó là tăng vốn cho đầu tư, huy động cácnguồn lực để phát triển nền kinh tế để tạo ra tăng trưởng kinh tế dẫn đến thu nhậptăng Vốn đầu tư được huy động chủ yếu từ nguồn vốn trong nước và vốn nướcngoài Vốn trong nước được hình thành thông qua tiết kiệm và đầu tư Vốn nướcngoài được hình thành thông qua vay thương mại, đầu tư gián tiếp và đầu tư trựctiếp Như vậy, thu hút đầu tư nước ngoài là một biện pháp để tăng trưởng nguồnvốn tạo một cú huých lớn để phá vỡ vòng luẩn quẩn Đối với nền kinh tế Việt Nam,thời kỳ 1991-1995 vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 25% tổng vốn đầu tư xã hội,thời kỳ 1996-2000 số vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,8 lần so với giai đoạn trước đó,chiếm 24% tổng vốn đầu tư xã hội Giai đoạn 2000-2005 đầu tư nước ngoài có sựgia tăng mạnh mẽ, sang năm 2006 số vốn đầu tư nước ngoài tăng vượt bậc với tổngsố vốn 10,2 tỷ USD.

Hoạt động đầu tư trực tiếp còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quátrình phát triển khoa học- công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và năng suất laođộng cho các doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư

Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trong nền kinh tế có trình độcông nghiệp kém như nước ta để có công nghệ mới và tiên tiến phục vụ cho hoạtđộng sản xuất thì cần phải có quá trình chuyển giao công nghệ từ các nước pháttriển Tuy vậy, việc chuyển giao công nghệ công nghệ trong thời đại hiện nay khácnhiều so với ba bốn thập kỷ trước Nhận thức về chuyển giao công nghệ cũng đãthay đổi, việc chuyển giao không chỉ đơn thuần là chuyển giao các máy móc, thiếtbị mà chuyển giao liên quan đến việc sử dụng dây chuyền công nghệ, kỹ năng sửdụng công nghệ và phần mềm công nghệ Hiện nay, việc chuyển giao công nghệ từnước có công nghệ phát triển sang các nước tiếp nhận công nghệ được tiến hànhtheo hai phương thức đó là chuyển giao trực tiếp và chuyển giao gián tiếp Chuyểngiao trực tiếp là hoạt động đặt mua công nghệ hoặc yêu cầu nước có công nghệ

Trang 7

chuyển giao Chuyển giao gián tiếp chủ yếu được thực hiện thông qua hình thức đầutư trực tiếp nước ngoài hoặc thông qua các hình thức gián tiếp khác Do hoạt độngchuyển giao công nghệ ngày càng trở nên phức tạp nên đầu tư trực tiếp nước ngoàiđã trở thành một kênh chuyển giao công nghệ có hiệu quả nhất, nhanh nhất và tiếtkiệm chi phí nhất Bởi vì, công nghệ đã được các công ty đa quốc gia chuyển giaotrực tiếp phần cứng (máy móc, thiết bị) và phần mềm ( quy trình hoạt động củacông nghệ ) từ nước gốc đến nước tiếp nhận đầu tư Sau khi chuyển giao, công nghệtrực tiếp được được các chuyên gia kỹ thuật lành nghề của nước đi đầu tư đưa vàohoạt động mà không gặp bất kỳ khó khăn nào Chi phí mua và chuyển giao côngnghệ thấp hốn với hình thức mua công nghệ trực tiếp Bời vì, công nghệ là mộttrong những đối tượng được bảo hộ về quyền sỡ hữu trí tuệ nên việc sao chép côngnghệ hoặc một quy trình sản xuất nên việc sao chép công nghệ khó có thể thực hiệnđược Như vậy, một dây chuyền công nghệ hoặc một quy trình sản xuất nếu muatrực tiếp sẽ đắt hơn rất nhiều khi nó được chuyển giao giữa công ty mẹ sang công tycon Đây chính là ưu điểm lớn nhất về chuyển giao công nghệ trong hoạt động FDIso với các hình thức chuyển giao công nghệ khác Chuyển giao công nghệ thôngqua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm cho khoảng cách công nghệ giữacác nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư bị thu hẹp

Hình thức chuyển giao công nghệ thông qua FDI được thực hiện thông qua:chuyển giao bên trong và chuyển giao bên ngoài Chuyển giao bên trong là hìnhthức được chuyển giao chủ yếu nhất và được thực hiện giữa công ty mẹ (ở nước điđầu tư) vào chi nhánh công ty con (nước tiếp nhận đầu tư) Chuyển giao bên ngoàiđược thực hiện giữa các công ty khác nhau như liên doanh với doanh nghiệp trongnước, hợp đồng li- xăng, hỗ trợ công nghệ…Việc chuyển giao công nghệ bên trongvà bên ngoài tại nước tiếp nhận đầu tư phụ thuộc vào một số nhân tố như bản chấtcông nghê, chiến lược của người chuyển giao, khả năng của bên tiếp nhận và chínhsách của nước tiếp nhận đầu tư.

Trang 8

Khi chuyển giao công nghệ vào các nước tiếp nhận đầu tư, bên chuyển giaocòn thực hiện hoạt động phổ biến công nghệ Hoạt động FDI đã tạo ra hiệu ứng tíchcực đối với các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư thông qua:

- Cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước sẽ thúc đẩy việc cải thiện vànâng cao công nghệ cả doanh nghiệp trong nước góp phần vào việc sản xuấtcó hiệu quả.

- Nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với các chi nhánh hoặc doanh nghiệp nướctiếp nhận đầu tư để phổ biến công nghệ.

- Di chuyển lao động có trình độ chuyên môn cao từ chi nhánh công ty nướcđầu tư sang doanh nghiệp nước nhận đầu tư góp phần chuyển giao côngnghệ.

- Tạo điều kiện tiếp xúc giữa các doanh nghiệp nước nhận đầu tư với các côngty đã quốc gia có trình độ công nghệ trong quá trình phổ biến và chuyển giaocông nghệ.

Đầu tư trực tiếp có nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài cũng trực tiếp tham giađiều hành sản xuất Qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệmquản lý tiên tiến của các chuyên gia nước ngoài Đồng thời dưới sức ép tuyển laođộng địa phương và chi phí thuê lao động nước ngoài cao hơn so với lao động địaphương, các chi nhánh công ty nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn FDI phảituyển dụng lao động địa phương Để lao động địa phương có thể sử dụng thành thạonhững công nghệ tiên tiến đã được chuyển giao thì doanh nghiệp FDI phải có kếhoạch đào tạo nguồn nhân lực này để đáp ứng nhu cầu của công ty.

Ngoài ra, trong các chiến lược phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh củamình, các tập đoàn lớn hay các công ty đã quốc gia luôn có chiến lược đào tạo laođộng tại chỗ để thay thế cho lao động nước ngoài Đào tạo lao động của doanhnghiệp FDI không chỉ dừng lại đối với những người trực tiếp sản xuất mà còn đàotạo cả kỹ năng, trình độ cho các đối tượng làm công tác quản lý hay quản trị doanhnghiệp Phương thức đào tạo của các doanh nghiệp FDI rất đa dạng, có thể tiếnhành đào tạo trực tiếp người lao động thông qua các khoá học do các chuyên gia của

Trang 9

các công ty tiến hành hoặc kết hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước đểtiến hành đào tạo.

Các dự án đầu tư trực tiếp góp phần tạo môi trường cạnh tranh là động lựckích thích nền kinh tế tăng trưởng về lượng cũng như về chất Các doanh nghiệp cóvốn đầu tư nước ngoài với lợi thế về khoa học công nghệ hiện đại, quy mô vốn lớnkhi xâm nhập vào thị trường sẽ là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp ViệtNam Do đó, để có thể đứng vững các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừngđổi mới trình độ khoa học công nghệ để có thể đứng vững trong môi trường cạnhtranh gay gắt.

Dòng vốn đầu tư gián tiếp khi đổ vào Việt Nam sẽ trực tiếp làm tăng lượngvốn trên thị trường vốn trong nước Hơn nữa, khi vốn đầu tư gián tiếp gia tăng sẽlàm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư gián tiếptrong nước Nói cách khác, các nhà đầu tư trong nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầutư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư gián tiếp của mình, kết quảtổng đầu tư gián tiếp xã hội sẽ tăng lên.

Sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp và phát triển thị trường tài chính sẽ đặtra những yêu cầu mới và cũng tạo các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà nướcnói chung và quản lý, quản trị doanh nghiệp nói riêng.

Việc quản lý và quản trị doanh nghiệp phát hành chứng khoán sẽ được thựchiện nghiêm túc, hiệu quả hơn do yêu cầu về báo cáo tài chính doanh nghiệp vàminh bạch hóa, cập nhật hóa thông tin liên quan đến các chứng khoán mà doanhnghiệp đã và sẽ phát hành Hơn nữa, về nguyên tắc, các nhà đầu tư chỉ lựa chọn đầutư vào chứng khoán của các doanh nghiệp đáng tin cậy, đang và sẽ có triển vọng,phát triển tốt trong tương lai Chính điều này sẽ cho phép quá trình “chọn lọc nhântạo”, “bỏ phiếu” cho sự hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp này trở nên kháchquan và phù hợp với cơ chế thị trường hơn còn những doanh nghiệp khác mà chứngkhoán của họ không hấp dẫn sẽ phải điều chỉnh lại định hướng và chất lượng quảntrị kinh doanh, sáp nhập hoặc giải thể Hệ thống luật pháp, cũng như các cơ quan,bộ phận và cá nhân trong hệ thống quản lý nhà nước liên quan đến thị trường tài

Trang 10

chính, nhất là đến đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ phải được hoàn thiện, kiện toàn vànâng cao năng lực hoạt động hơn theo yêu cầu, đặc điểm của thị trường này, cũngnhư các cam kết hội nhập quốc tế Đồng thời, thông qua tác động vào thị trường tàichính, Nhà nước sẽ đa dạng hóa các công cụ và thực hiện hiệu quả việc quản lý củamình theo các mục tiêu lựa chọn thích hợp Trên cơ sở đó, năng lực và hiệu quảquản lý nhà nước đối với nền kinh tế nói chung, thị trường tài chính nói riêng sẽđược cải thiện hơn.

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài1.1.2.1Các yếu tố bên trong

Hệ thống chính trị của nước tiếp nhận đầu tư Đây là yếu tố quan tâm hàngđầu của các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư Khi triển khai chiến lượcđầu tư tại một quốc gia nào đó, các nhà đầu tư nước ngoài mong muốn tại quốc giatiếp nhận đó có một hệ thống chính trị ổn định để đảm bảo an toàn trong quá trìnhđầu tư đồng thời để thực hiện được mục đích đầu tư.

Đối với quốc gia nhận đầu tư cũng mong muốn xây dựng mối quan hệ bềnvững với các quốc gia khác trên cơ sở một hệ thống chính trị ổn định, giữ vững độclập dân tộc trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài.

Một yếu tố cũng có tác động quan trọng đối với việc thu hút đầu tư nướcngoài đó là Chính sách vĩ mô trong việc tiếp nhận đầu tư Chính sách vĩ mô tácđộng đến hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài được chia làm 2 nhóm :

- Những tác động tích cực hỗ trợ nhà đầu tư đó là : Sự thân thiện của chínhquyền địa phương thông qua các thủ tục hành chính Hệ thống dịch vụ công minhbạch, hiệu quả và công bằng qua việc cấp giấy phép, thủ tục hải quan, thu thuế… cóhiệu quả và không tham nhũng Những chính sách này tạo điều kiện thuận lợi choquá trình triển khai dự án của các nhà đầu tư nước ngoài.

Sự ổn định, nhất quán, bình đẳng của các chính sách quản lý đối với các dự án đầutư và nhà đầu tư nước ngoài

Kế hoạch, qui hoạch các vùng, các ngành nghề, lĩnh vực địa bàn … của bêntiếp nhận đầu tư để hoạch định chương trình, kế hoạch cho công ty khi đầu tư

Trang 11

- Những rào cản đối với hoạt động của nhà đầu tư như mức thuế suất, chínhsách đầu tư thiếu nhất quán, hệ thống dịch vụ công kém hiệu quả, thủ tục hànhchính rườm rà, phức tạp…

Và để thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài cần sự nỗ lực rất lớn củanhà đầu tư Sự nỗ lực của nhà đầu tư thể hiện qua việc xây dựng thương hiệu củacông ty, xây dựng thương hiệu để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài Sự nỗlực của các nhà đầu tư còn bao gồm sự nỗ lực của Nhà nước tiếp nhận đầu tư Sự nỗlực của Nhà nước thể hiện ở việc xây dựng kế hoạch đầu tư, quy hoạch đầu tư cụthể rỏ ràng Các hoạt động xúc tiến đầu tư của Nhà nước để thu hút các nhà đầu tưnước ngoài

1.1.2.2 Các nhân tố bên ngoài

Bao gồm những quy định quốc tế liên quan đến đầu tư nước ngoài Nói cáchkhác là những tác động bên ngoài đối với hoạt động của nhà đầu tư bao gồm:

- Môi trường thương mại- kinh tế quốc tế

Quan hệ giữa hai nước chủ nhà càng thân thiện, càng kích thích các nhà đầutư chuyển vốn đầu tư sang nhau và ngược lại Ví dụ Hiệp định Thương mại Việt Mỹcó hiệu lực từ năm 2001 không những làm tăng cơ hội tiếp cận thị trường Mỹ củadoanh nghiệp Việt Nam, mà còn là cơ hội để Việt Nam gia tăng thu hút nguồn vốnFDI Theo những báo cáo về tác động của Hiệp định Thương mại Việt Mỹ đối vớinền kinh tế Việt Nam của Bộ kế hoạch và đầu tư vào cuối tháng 5/2005:

Trước khi Hiệp định có hiệu lực, đầu tư của Mỹ vào Việt Nam chỉ tăng 3%/năm nhưng sau khi HIệp định Thương mại có hiệu lực đầu tư của Mỹ vào Việt Namđã tăng 27%/năm

Một tác động khác của Hiệp định Thương mại Việt Mỹ đối với môi trườngđầu tư ở Việt Nam là làm tăng tính minh bạch của pháp luật, mở cửa thị trườnghàng hoá và dịch vụ, giảm phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong nước vànước ngoài, thông thoáng môi trường cấp phép đầu tư và thực thi sở hữu trí tuệ tốthơn…Mức độ hội nhập kinh tế thế giới và hội nhập khu vực của nước tiếp nhận đầutư càng sâu, rộng càng có tác dụng thu hút dòng chảy vốn đầu tư nước ngoài.

Trang 12

- Môi trường tài chính quốc tế

Hệ thống tiền tệ quốc tế : bao gồm các tổ chức tài chính quốc tế và các quiđịnh luật lệ đảm bảo cho sự hoạt động của các tổ chức này và ổn định tỉ giá hối đoáitrên thị trường ngoại hối quốc tế Hệ thống tiền tệ quốc tế được hình thành trên cơsở thoả thuận trực tiếp giữa Ngân hàng trung ương các nước.

Hoạt động của Hệ thống tiền tệ quốc tế đặt dưới sự điều hành của Quỹ tiền tệquốc tế và Ngân hàng thế giới Theo thoả thuận giữa các nước thành viên năm 1944,các nước cùng góp vốn để duy trì hoạt động của IMF và WB Mỗi nước được xácđịnh mệnh giá cho đồng tiền quốc gia dựa theo chế độ bản vị vàng và USD, IMFcho phép giá trị đồng tiền mỗi nước được phá giá trong phạm vi 1% trừ trường hợpkhẩn cấp đồng tiền mỗi nước có thể phá giá đến 10% nhưng có thời hạn và phảiđược sự chấp thuận của IMF.

Tuy nhiên khi quy mô của IMF mở rộng với nhiều nước mới xin gia nhập,IMF đưa ra yêu cầu : trong một thời gian nhất định, sau khi trở thành thành viên củaIMF, mỗi thành viên phải xác định tỷ giá tiền tệ của mình so với vàng hay một loạingoại tệ mạnh nào đó, nhưng chủ yếu là USD Tỷ giá này có thể dao động ở mức10% mà không cần có sự chấp thuận trước của IMF.

Hệ thống tỷ giá linh hoạt còn cho phép tỷ giá chịu tác động của nhiều nhân tốkhác trên thị trường như dòng chảy vốn đầu tư, chính sách vĩ mô của Nhà nước, cácthành viên trên thị trường ngoại hối

- Những quy định của WTO liên quan đến đầu tư nước ngoài

Các quy định của WTO về đầu tư nước ngoài gồm các nội dung sau :

Thứ nhất: Nguyên tắc không phân biệt đối xử : trong Quy chế tối huệ quốccó ghi rõ về nguyên tắc không phân biệt đối xử, nguyên tắc này được hiểu theo haicách:

+ Không phân biệt đối xử quốc gia qui định : hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từnước ngoài được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá, dịch vụ cùngloại được sản xuất trong nước Nguyên tắc này nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xửgiữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước.

Trang 13

+ Không phân biệt đối xử quốc tế quy định: nước nhận đầu tư sẽ giành ưuđãi cho nhà đầu tư của một nước khác không kém thuận lợi hơn những ưu đãi đãgiành cho các nhà đầu tư ở nước thứ ba khác khi họ đầu tư trên lãnh thổ của quốcgia mình Nguyên tắc này nhằm chống phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư hoạtđộng trên cùng một lãnh thổ, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các nhà đầutư.

Thứ hai: Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại(TRIMs- Trade Related Investment Measures) TRIMs quy định các nước khôngđược sử dụng 5 loại biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại về đối xử quốc giavà các quy định cấm sử dụng định lượng.

Trong thực tế, nhiều nước đang phát triển thường sử dụng những biện phápnày để bảo hộ sản xuất trong nước Chẳng hạn, các biện pháp hạn chế định lượngnhư yêu cầu về hàm lượng nội địa, yêu cầu về cân đối thương mại, hạn chế nhậpkhẩu, hạn chế khả năng tiếp cận ngoại hối, hạn chế nhập khẩu.

Tuân thủ TRIMs có nghĩa là các nước phải xoá bỏ những biện pháp hạn chếđịnh lượng trên đây, điều đó có thể đặt các doanh nghiệp trong nước đứng trước sựcạnh tranh gay gắt, nhưng lại là một trong những giải pháp làm tăng tính hấp dẫncủa môi trường đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài mạnh hơn.

Thứ ba: Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ(TRIPs- Trade Related Intelectural Propety Right) TRIPs quy định các quyền đượchưởng quyền sở hữu trí tuệ, phạm vi duy trì và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, khảnăng được bảo hộ và bình đẳng giữa người nước ngoài và công dân nước tiếp nhậnđối với quyền sở hữu trí tuệ.

Thông thường nhà đầu tư nước ngoài mang vốn và công nghệ vào nước sởtại để tiến hành sản xuất- kinh doanh Nếu quyền sỡ hữu trí tuệ của nhà đầu tư nướcngoài không được đảm bảo họ lo ngại rằng đến một lúc nào đó sẽ bị đối tác địaphương chiếm hữu quyền sở hữu trí tuệ.

Trang 14

Hơn nữa, nếu quyền sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư không được đảm bảo cònlàm cho nạn hàng giả phát triển ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh củanhà đầu tư

Hiệp định TRIPs giảm độ rủi ro trong đầu tư nước ngoài và bảo đảm quyềnlợi cho các nhà đầu tư Muốn tránh rủi ro trong đầu tư nước ngoài và tham gia vàokinh doanh thương mại quốc tế, nhà đầu tư phải đăng ký bảo hộ các đối tượng sởhữu công nghiệp và sở hữu trí tuệ nhằm tạo lập một cơ sở pháp lý bảo hộ cho sảnphẩm của mình.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng ở mọi nơi trênthế giới, việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp và sở hữu trí tuệcàng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết Nhưng chỉ có 5% số doanh nghiệp Việt Namchú ý đến điều này dễ dàng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khác sao chép hoặcgiành quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Thứ tư: Tính minh bạch trong cơ chế thị trường WTO quy định với cácChính phủ, trong quá trình đàm phán để gia nhập WTO phải cam kết lộ trình và mộtsô nội dung về cơ chế đầu tư và thương mại và thực hiện những cam kết ấy màkhông được thay đổi trong quá trình thực hiện.

WTO cũng quy định rằng Chính phủ các nước phải minh bạch hoá các chínhsách của mình bằng cách thông báo cho các bên liên quan biết những quy định hoặcnhững thay đổi đối với chính sách thương mại và đầu tư.

Một nước khi tham gia WTO, phải tuân thủ các quy định của WTO về đầu tư Với các quy tắc này tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư nướcngoài.

1.1.3 Các loại hình đầu tư quốc tế1.1.3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư nướcngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản xuất hoặc dịch vụ, cho phép họtrực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ tự bỏ vốn đầu tư.

- Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài :

Trang 15

+ Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu, tuỳ theoquy định của Luật đầu tư từng nước Theo quy đinh của Luật đầu tư Việt Nam “sốvốn đóng góp tối thiểu của phía nhà đầu tư nước ngoài phải bằng 30% vốn phápđịnh của dự án”.

+ Quyền quản lý xí nghiệp phụ thuộc vào mức độ góp vốn, nếu đóng góp100% vốn thì xí nghiệp hoàn toàn do chủ đầu tư nước ngoài điều hành.

+ Lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc vào kết quảhoạt động kinh doanh của xí nghiệp Lời và lỗ được chia theo tỷ lệ góp vốn trongvốn pháp định sau khi đã nộp thuế và lợi tức cho nước chủ nhà.

- Các hình thức đầu tư trực tiếp tại Việt Nam

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bênquy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầutư kinh doanh ở Việt Nam mà không hình thành pháp nhân.

Cơ sở pháp lý quan trọng của sự hợp tác trên cở sở hợp đồng là hợp đồnghợp tác kinh doanh Đây là văn bản được ký kết giữa bên nước sở tại và bên nướcngoài để tiến hành đầu tư, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinhdoanh cho môi bên mà không thành lập pháp nhân mới.

Đặc điểm của hình thức đầu tư Hợp đồng hợp tác kinh doanh

- Các bên Việt Nam và nước ngoài hợp tác với nhau để tiến hành kinh doanhsản xuất và dịch vụ tại Việt Nam trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký giữa hai hoặcnhiều bên, trong Hợp đồng quy định rõ nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗibên tham gia.

- Các bên tiến hành hoạt động kinh doanh mà không cần lập ra một phápnhân mới, tức không cho ra đời công ty, xí nghiệp mới.Tuy không tổ chức dướidạng doanh nghiệp, nhưng hợp tác trên cơ sở hợp đồng đã hình thành nên một tổchức kinh doanh chung Các bên hợp doanh cùng nhau thực hiện các công việcchung hoặc có thể phân công nhau thực hiện từng phân công việc với tư cách củanhững đơn vị độc lập.

Trang 16

+ Doanh nghiệp liên doanh

Là doanh nghiệp mới được thành lập trên cơ sở góp vốn hai hoặc nhiều bênViệt Nam và nước ngoài.

Đặc điểm của hình thức doanh nghiệp liên doanh

- Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn,mang tư cách pháp nhân Việt Nam Doanh nghiệp liên doanh chịu trách nhiệm hữuhạn Tính trách nhiệm hữu hạn của doanh nghiệp liên doanh thể hiện ở sự tách bạchvề mặt tài sản giữa doanh nghiệp liên doanh với các bên liên doanh và giới hạntrách nhiệm của doanh nghiệp liên doanh trong quan hệ tài sản với các chủ thể khác.Theo đó, vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh được hình thành từ sự đónggóp của các bên liên doanh Mỗi bên liên doanh chỉ chịu trách nhiệm với các bênkia, với doanh nghiệp liên doanh trong phạm vi phần vốn góp vào liên doanh vàkhông chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp liên doanh Doanhnghiệp liên doanh chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản trong phạmvi vốn của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp liên doanhkhông được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp liên doanh phát sinh kể từ ngày đượccấp giấy phép đầu tư Tính pháp nhân của doanh nghiệp liên doanh là đặc điểm đểphân biệt hình thức đầu tư này với hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợpđồng Là pháp nhân, doanh nghiệp liên doanh là chủ thể pháp lý độc lập, có tài sảnriêng tách bạch với tài sản của các bên sáng lập và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộtài sản triêng đó Doanh nghiệp liên doanh hoạt động nhân danh mình và khôngphải là chi nhánh của các bên liên doanh.

Ở đây, trách nhiệm vô hạn được hiểu là tính vô hạn của nghĩa vụ trả nợ còntrách nhiệm hữu hạn là tính có giới hạn về khả năng trả nợ của các doanh nghiệp.Theo lý thuết chung và thông lệ quốc tế, một doanh nghiệp có chế độ trách nhiệmhữu hạn chỉ có khả năng trả nợ đến mức giá trị vốn tài sản của nó Chế độ tráchnhiệm vô hạn hay hữu hạn chỉ được đưa ra áp dụng kho doanh nghiệp đó bị tuyênbố phá sản và toàn bộ tài sản của nó được đưa ra phát mại để thanh toán các khoản

Trang 17

nợ Lúc này, khi doanh nghiệp thuộc loại trách nhiệm vô hạn sẽ có số tài sản để trảnợ doanh nghiệp bao gồm toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp màkhông đưa vào kinh doanh Trong trường hợp này, nếu toàn bọ tài sản phá sản đókhông đảm bảo để thanh toán hết các khoản nợ thì chủ doanh nghiệp phải tiếp tụcthực hiện nghĩa vụ trả nợ Đây chính là tính vô hạn của nghĩa vụ trả nợ Trong khiđó, doanh nghiệp có quy chế trách nhiệm hữu hạn khi bị tuyên bố phá sản, chỉ trảnợ đến mức giá trị toàn bộ tài sản thuộc sỡ hữu của nó vào thời điểm đó Vì ởnhững doanh nghiệp có sự tách bạch về tài sản giữa nó và chủ sỡ hữu của nó vàchúng đều được thừa nhận là pháp nhân Nói cách khác, tất cả các phấp nhân đềuhưởng quy chế trách nhiệm hữu hạn.

- Vốn pháp định của liên doanh ít nhất bằng 30% vốn đầu tư, đối với nhữngdự án đầu tư vào hạ tầng cơ sở, trồng rừng, đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn cóthể chấp nhận vốn pháp định thấp đến 20% nhưng phải được cơ quan cấp giấy phépchấp thuận.

- Phần vốn đóng góp của bên phía nước ngoài không thấp hơn 30% vốn phápđịnh trừ trường hợp đặc biệt có thể cho phép thấp đến 20%

- Thời gian đầu tư cho phép không quá 50 năm, trong trường hợp đặc biệt cóthể kéo dài đến 70 năm Tuỳ vào quy mô của vốn đầu tư và lĩnh vực đầu tư mà nhànước quy định thời hạn đầu tư khác nhau.

- Tổng giám đốc điều hành liên doanh có thể là người nước ngoài trongtrường hợp đó Phó tổng giám đốc thứ nhất là người Việt Nam, thường trú tại ViệtNam.

- Hội đồng Quản trị là cơ quan lãnh đạo của doanh nghiệp liên doanh Sốthành viên của Hội đồng quản trị do các bên quyết định, mỗi bên cử người của mìnhtham gia Hội đồng quản trị ứng với phần vốn đóng góp trong vốn pháp định Mỗibên ít nhất là hai người.

- Lãi và lỗ được chia cho mỗi bên căn cứ vào tỷ lệ góp vốn trong vốn phápđịnh trừ trường hợp các bên thoã thuận khác.

Trang 18

Trong các hình thức đầu tư, hình thức liên doanh thường được các nhà đầu tưnước ngoài lựa chọn trong giai đoạn đầu tại nước sở tại Vì hình thức này thườngquy định nghĩa vụ của bên nước sở tại liên hệ với chính quyền địa phương về mặtthủ tục để thủ tục để thành lập liên doanh Hơn nữa, nếu trước khi liên doanh, doanhnghiệp nước sở tại đã có sẵn thị trường tiêu thụ sản phẩm thì liên doanh sẽ tiết kiệmđược khoản chi phí tiếp thị đáng kể.

Tuy nhiên, nếu bên nước tiếp nhận không đủ khả năng về chuyên môn vàtrình độ ngoại ngữ có thể bị bên nước ngoài vô hiệu hoá, dùng thủ thuật đưa liêndoanh vào tình trạng thua lỗ thời gian đầu, nhằm mục đích giảm dần và tiến tới xoábỏ quyền điều hành của bên nước tiếp nhận thông qua tỉ lệ góp vốn.

+Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

Đây là doanh nghiệp thuộc phần sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành lậptại Việt Nam, tự tổ chức quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinhdoanh của mình.

Đặc điểm của hình thức đầu tư doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài:

- Doanh nghiệp được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn,mang tư cách pháp nhân Việt Nam.

- Vốn pháp định của doanh nghiệp ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư, trừtrường hợp đầu tư vào những vùng kinh tế khó khăn tỷ lệ này có thể thấp đến 20%vốn pháp định

- Trong quá trình hoạt động không được giảm vốn pháp định, tăng vốn phápđịnh phải xin phép.

So với các nước trong khu vực, Việt Nam là nước duy nhất cho phép đầu tưtheo hình thức 100% vốn nước ngoài ngay từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoàilần đầu tiên Trong những năm gần đây, hình thức này có xu hướng gia tăng mạnhmột mặt là do Việt Nam chủ trương cho phép nhà đầu tư nước ngoài chủ động lựcchọn hình thức, địa điểm, đối tác đầu tư (trừ những lĩnh vực đầu tư có điều kiện),cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được hưởng những ưu đãi như đối với doanhnghiệp liên doanh, mặt khác còn do thời gian qua chúng ta đã phát triển mạnh các

Trang 19

khu công nghiệp mà ở đó hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu là các doanh nghiệp100% vốn nước ngoài ( chiếm 85% số dự án được cấp phép trong các khu côngnghiệp).

+Hình thức doanh nghiệp cổ phần

Nghị định 38/2003 của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 15/4/2003 vềviệc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt độngcông ty cổ phần Trong Nghị định này nêu rõ : “Doanh nghiệp cổ phần là doanhnghiệp có vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là “cổ phần” trongđó các cổ đông sáng lập nước ngoài nắm giữ ít nhất 30% vốn điều lệ, được tổ chứchoạt động theo hình thức công ty cổ phần…được hưởng các đảm bảo của Nhà nướcViệt Nam và ưu đãi theo Luật đầu tư tại Việt Nam”.

Có 3 điều kiện để một doanh nghiệp nước ngoài từ hình thức công ty tráchnhiệm hữu hạn chuyển sang công ty cổ phần:

- Doanh nghiệp đã góp đủ vốn pháp định theo quy định tại giấy phép đầu tư.- Đã chính thức hoạt động ít nhất 3 năm trong đó năm cuối trước khi chuyểnđổi phải có lãi.

- Có hồ sơ đề nghị chuyển đổi.

Vậy sau 15 năm kể từ khi có Luật đầu tư nước ngoài, Chính phủ cho phépcác nhà đầu tư nước ngoài có thể lập công ty cổ phần tại Việt Nam Việc đa dạnghoá các hình thức đầu tư góp phần nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư.

+ Các hình thức đầu tư đặc thù khác :

Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT)

Là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam vànhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trongmột thời gain nhất định, hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồihoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.

Các dự án BOT có tác dụng rất lớn:

+ Tạo ra loại hình công việc có chất lượng cao ở các nước chậm và đang pháttriển khi Chính phủ các nước này không đủ năng lực để xây dựng các công trình cơ

Trang 20

sở hạ tầng kinh tế, vì thông thường những công trình này cần vốn đầu tư lớn, phụcvụ cho cộng đồng dân chúng và thời gian thu hồi vốn kéo dài.

+ Những dự án BOT lớn có thể gây những tác động lớn đến sự phát triểnkinh tế- xã hội của nước nhận đầu tư.

Tuy có tác dụng rất lớn nhưng ở Việt Nam hình thức này chưa thành công,chưa được mở rộng, một số dự án được cấp phép nhưng cũng khó triển khai Luậtđầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987 nhưng đến lần sửa đổi thứ hai năm1992 phương thức đầu tư BOT mới được đề cập trong Luật và được tái khẳng địnhcùng sự bổ sung thêm hai phương thức mới BTO và BT trong lần sửa đổi, bổ sungLuật đầu tư nước ngoài năm 1996 Đến năm 2005, Việt Nam mới cấp giấy phép đầutư cho 6 dự án BOT với tổng số vốn đầu tư đạt 1,37 tỷ USD, chiếm 2,8% tổng sốvốn đăng ký có hiệu lực Sự chưa thành công này là do các dự án BOT thường gặprủi ro cao do vốn đầu tư ban đầu lớn và bằng ngoại tệ, thời gian thu hồi vốn diễn ralâu và bằng nội tệ nên dễ gặp các rủi ro về tài chính cho các nhà đầu tư Mặt khác,do đa số các dự án BOT có phạm vi áp dụng không rộng, điều kiện phức tạp nênthường mất thời gian để giải quyết những thủ tục ban đầu như hoàn chỉnh việc đàmphán, ký kết hợp đồng BOT, thu xếp phương án tài chính, các thoả thuận về việcchuyển đổi ngoại tệ, giải phóng mặt bằng Trong khi, đây là phương thức đầu tưmới, kinh nghiệm đầu tư của ta chưa nhiều Khó khăn lớn nhất là việc đàm phánthoả thuận về giá đầu vào và đầu ra của các dự án trong khi bên cung cấp và bênmua đều muốn duy trì giá độc quyền của mình Vì vậy, trong nhiều trường hợp cácdự án này không đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, một số dự án do thời gian đàmphán kéo dài nên không còn ý nghĩa thời sự nữa.

Hình thức xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO) : Là văn bản ký kết

giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài đểxây dựng công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư nước ngoàichuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ Việt Nam dành chonhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồivốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.

Trang 21

Hình thức xây dựng- chuyển giao (BT) : là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà

nước có thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng côngtrình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giaocông trình đó cho nhà nước Việt Nam.

Các hình thức BOT, BTO, BT đều có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Chỉ được ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

+ Đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Việt Nam : xây dựng đường, cầu, cảng, sânbay, các công trình điện nước…

+ Được hưởng nhiều ưu đãi của Chính phủ Việt Nam về tiền thuê đất, thuếcác loại, thời gian đầu tư dài tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thu hồi vốn vàcó lời hợp lý.

+ Hết thời hạn hoạt động của giấy phép chủ đầu tư phải chuyển giao khôngbồi hoàn công trình đó cho Chính phủ Việt Nam trong tình trạng hoạt động bìnhthường.

Hình thức khu chế xuất

Đây là một khu vực lãnh thổ được nhà nước quy hoạch riêng nhằm thu hútcác nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào hoạt động chế biến ra hàng công nghiệpphục vụ xuất khẩu.

Đặc điểm của khu chế xuất :

+ Đơn vị tổ chức khai thác khu chế xuất là doanh nghiệp bỏ vốn vào kinhdoanh hạ tầng cơ sở và các dịch vụ phục vụ cho các nhà máy xí nghiệp hoạt độngtrong khu chế xuất.

+ Khu chế xuất được quy hoạch tách khỏi phần nội địa bởi môi trường ràobao bọc.

+ Hàng hoá nhập khẩu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của khu chế xuấthoặc hàng hoá của khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuế nhập khẩuhoặc xuất khẩu.

+ Hàng hoá ra vào khu chế xuất, kể cả lưu thông với nội địa phải chịu sựkiểm soát của hải quan.

Trang 22

+ Trong khu chế xuất không có hoạt động sản xuất nông nghiệp và không códân cư sinh sống.

Khu chế xuất hoạt động với nhiều ưu đãi như trình bày ở trên như ưu đãi vềthuế, về chế độ khuyến khích đầu tư nên hấp dẫn các chủ đầu tư bỏ vốn vào kinhdoanh sản xuất sản phẩm xuất khẩu Vì vậy, Khu chế cuất mang một ý nghĩa to lớnvà đóng vai trò quan trọng đối với các nước đang mở mang phát triển công nghiệpvà xuất khẩu.

Hình thức phát triển khu công nghiệp

Theo Nghị định 92/CP của Chính phủ ban hành ngày 28/12/1994, khu côngnghiệp tại Việt Nam được định nghĩa như sau: là khu do Chính phủ quyết địnhthành lập, có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiệncác dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp, không có dân cư sinh sống.

Như vậy, Khu công nghiệp có diện tích lớn hơn khu chế xuất vì nó bao hàmcả các xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu và các nhà máy xí nghiệp sản xuất côngnghiệp Khu công nghiệp không cần có tường rào ngăn cách với địa phận nước sởtại, chỉ có ranh giới được xác định có thể có dân cư sống ở xung quanh và sản phẩmsản xuất vừa để xuất khẩu, đồng thời bán cả trong nội địa và không được miễn thuếxuất nhập khẩu.

Các xí nghiệp ở khu công nghiệp có những ưu thế hơn khu chế xuất ở chỗsản phẩm sản xuất ở khu công nghiệp được bán vào thị trường nội địa không cầnqua thủ tục nhập khẩu Mô hình khu công nghiệp tập trung thích hợp hơn với tràolưu phát triển kinh tế chung hiện nay trên thê giới hơn là khu chế xuất biệt lập.

Đặc điểm khu công nghiệp :

+ Đây là khu vực được quy hoạch riêng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoàinước vào hoạt động để sản xuất chế biến hàng công nghiệp

+ Hàng hoá của khu công nghiệp không những phục vụ cho xuất khẩu màcòn phục vụ cho các nhu cầu của nội địa.

+ Hàng hoá nhập khẩu vào khu công nghiệp và từ đây xuất khẩu ra nướcngoài phải nộp thuế xuất nhập khẩu theo luật hiện hành.

Trang 23

1.1.3.2 Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ tư bản chuyển vốn vào một quốc giakhác để mua cổ phần hoặc chứng khoán trên thị trường tài chính nhằm thu lợi thôngqua cổ tức hoặc thu nhập chứng khoán.

- Đặc điểm của hình thức đầu tư gián tiếp :

+ Tuỳ theo quy định của từng nước mà mỗi chủ đầu tư nước ngoài bị khốngchế mức độ góp vốn Theo Luật đầu tư của Việt Nam mức vốn góp được giới hạndưới 49% ngoại trừ một số ngành có quy định khác.

+ Các chủ đầu tư nước ngoài kiếm lời qua cổ tức.

+ Chủ đầu tư nước ngoài không được phép trực tiếp điều hành hoạt động củaxí nghiệp mà họ mua cổ phiếu.

+ Nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh thông qua thị trường tài chính.

- Các hình thức đầu tư gián tiếp

Theo Luật đầu tư 2005, đầu tư gián tiếp được thực hiện dưới các hình thức:1.Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác

Cổ phần là các chứng nhận hợp lệ về quyền sở hữu một phần nhỏ nhất củadoanh nghiệp nào đó Quyền sở hữu này dù chỉ là một phần cũng cho phép người sởhữu cổ phần những đặc quyền nhất định, thường là:

- Hưởng một phần tương ứng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, thông quaphân chia lãi sau thuế gọi là cổ tức.

- Quyền được tiếp tục tham gia đóng góp vốn khi doanh nghiệp phát hành bổsung các cổ phần mới hoặc phát triển các dự án mới cần gọi vốn.

Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặcbút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của mộtcông ty cổ phần Khi mua cổ phiếu, những nhà đầu tư sẽ trở thành những người chủsở hữu đối với công ty Mức độ sở hữu đó tuỳ thuộc vào tỷ lệ cổ phần mà cổ đôngnắm giữ Là chủ sở hữu, các cổ đông cùng nhau chia sẽ mọi thành quả cũng như tổnthất trong quá trình hoạt động của công ty Cổ phiếu là công cụ không có thời hạn.

Trang 24

Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hànhphải trả cho người nắm giữ chứng khoán một khoản tiền xác định, thường là trongnhững khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáohạn Khoản tiền xác định này gồm khối lượng vốn đã vay cộng với tiền lãi trongmột thời hạn nhất định.

2.Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán

Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của người đi đầu tư đểđầu tư vào các chứng khoán Việc huy động vốn vào quỹ đầu tư được hình thànhtheo hai cách :

Cách thứ nhất, một công ty được thành lập theo quy định của pháp luật hiệnhành sẽ phát hành các cổ phần ra công chúng Khi mua cổ phần, người đầu tư trởthành cổ đông của quỹ và có đầy đủ các quyền do pháp luật quy định Bản thân quỹlà một công ty, có tư cách pháp nhân, có hội đồng quản trị quỹ là cơ quan điều hànhcao nhất Hội đồng quản trị sẽ thuê người quản lý quỹ, giám sát công việc quản lýsao cho đạt được các mục tiêu của quỹ Quỹ này được gọi là quỹ đầu tư dạng côngty.

Cách thứ hai, một công ty quản lý quỹ sẽ huy động vốn bằng cách lấy tổnglượng vốn dự kiến huy động chia nhỏ thành các phần bằng nhau, mỗi phần tươngứng với một chứng chỉ quỹ và công ty sẽ bán các chứng chỉ ra công chúng như lànhững đơn vị đầu tư Trong mô hình này, người mua chứng chỉ không được thamgia vào quá trình ra quyết định của quỹ mà sẽ uỷ thác việc quản lý quỹ cho công ty,quỹ chỉ đơn thuần là một khoản tiền, không có tư cách pháp nhân Công ty quản lýquỹ sẽ đảm nhận cả hai khâu huy động vốn và đầu tư vốn vào các chứng khoán.

Hai mô hình trên có đặc điểm là :

- Người đầu tư không trực tiếp đầu tư vào chứng khoán mà chỉ đầu tư vàoquỹ bằng cách mua cổ phần hay chứng chỉ Việc đầu tư vào chứng khoán do một tổchức khác được thuê hay được uỷ thác tiến hành, vì thế, tính chuyên nghiệp củahoạt động đầu tư cao hơn nhiều so với việc một cá nhân trung bình tự ra quyết địnhđầu tư.

Trang 25

- Người đầu tư sẽ được hưởng lợi từ kết quả đầu tư của quỹ, theo số lượng cổphần hay chứng chỉ mà mình nắm giữ Xét về lợi suất đầu tư, tất cả những ngườiđầu tư trong cùng một quỹ đều đạt được kết quả như nhau, không phân biệt sốlượng góp vốn của mỗi người nhiều hay ít Kết quả đó là do thành quả hoạt độngđầu tư chung của quỹ quy định.

3.Thông qua các định chế tài chính trung gian

Trên thế giới, đầu tư gián tiếp đã trở thành hình thức đầu tư rất phát triển vàcó vai trò to lớn Năm 1995, người ta đã tính được lưu lượng vốn đầu tư mua tráiphiếu trên thị trường tài chính thế giới đạt xấp xỉ 27 ngàn tỷ USD, bằng 3/5 GDPcủa thế giới Tổng giá trị cổ phiếu trên thị trường cổ phiếu thế giới đạt gần 18 ngàntỷ USD Trong đó, 90% cổ phiếu và trái phiếu của các công ty là từ các nước pháttriển.

Ở Việt Nam, mặc dù vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được đầu tư chủ yếuqua các quỹ đầu tư và định chế tài chính Nguồn vốn này bắt đầu tăng sau cuộckhủng hoảng kinh tế khu vực1997, nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ nhỏ so với vốn đầutư trực tiếp nước ngoài Theo thống kê, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào ViệtNam chỉ chiếm tỷ lệ 1,2% so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2002, và tăng3,7% năm 2004 Trong khi tỷ lệ này ở các nước khác trong khu vực như Thái lan,Malaysia và Trung Quốc chiếm từ 30-40% Một trong những kênh dung nạp vốnđầu tư gián tiếp nước ngoài là thị trường chứng khoán cũng chỉ mới đạt vốn hoá 350triệu USD, quá nhỏ so với các thị trường khác trong khu vực Tuy vậy, rất nhiều nhàđầu tư tỏ ra lạc quan về dòng chảy vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Namtrong thời gian tới Một số quỹ đầu tư đang cạn vốn và chuẩn bị huy động vốn đểtiếp tục đầu tư vào Việt Nam Thành công của các quỹ đầu tư nước ngoài tại ViệtNam trong thời gian gần đây là bằng chứng về cơ hội đầu tư sinh lợi để thu hút cácnhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam Theo nhận định của các chuyên gia,vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thường rót vào các doanh nghiệp do người ViệtNam nắm quyền chi phối về quản lý Nguồn vốn đầu tư gián tiếp, giúp các doanhnghiệp tiếp nhận vốn có thể hoàn toàn chủ động quản lý vốn kinh doanh theo ý

Trang 26

mình một cách tập trung Mở rộng khả năng thu hút vốn từ các chủ đầu tư có số vốnnhỏ từ mọi nguồn của thế giới Do loại hình đầu tư này mọi người đều có thể thamgia thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu với trị giá nhỏ phù hợp với khả năng tàichính của các nhà đầu tư Các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu phảiminh bạch hoá hoạch động sản xuất kinh doanh của mình do đó giúp các doanhnghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế đó, đầu tư gián tiếp đem lại không ít bấtlợi cho các doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư như:

Thứ nhất, làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố nướcngoài Khác với FDI là nguồn vốn đầu tư lâu dài chủ yếu dưới dạng vật chất (côngđoàn nhà máy, mua sắm thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu dùng cho sản xuất), khóchuyển đối hoặc thanh khoản, vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện dướidạng đầu tư tài chính thuần tuý với các chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tínhthanh khoản cao trên TTTC, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng vànhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình vềnước, hay chuyển sang đầu tư dưới dạng khác, ở địa phương khác tuỳ theo kế hoạchvà mục tiêu kinh doanh của mình Đặc trưng nổi bật này cũng chính là nguyên nhânhàng đầu gây nên nguy cơ tạo và khuếch đại độ nhạy cảm và chấn động kinh tếngoại nhập của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với nền kinh tế của nướctiếp nhận đầu tư, đặc biệt khi việc chuyển đổi và rút vốn đầu tư gián tiếp nói trêndiễn ra theo kiểu "tháo chạy" đồng loạt trên phạm vị rộng và số lượng Cần nhấnmạnh rằng, sự nhạy cảm và bất ổn kinh tế có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân bêntrong, cũng có thể hoàn toàn do các nguyên nhân bên ngoài nước tiếp nhận đầu tưdo phản ứng dây chuyền, làn sóng đô-mi-nô của các nhà đầu tư quốc tế như đã từngdiễn ra trong cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á những năm cuối thập kỷ90 của thế kỷ trước Trong tình huống như vậy, một sự đổ vỡ, một cuộc khủnghoảng đầu tư - tài chính - tiền tệ, thậm chí là khủng hoảng kinh tế  hết sức tệ hại vàbất khả kháng là hoàn toàn có thể xảy ra đối với nước tiếp nhận đầu tư, nếu khôngcó và triển khai tốt các phương án phòng ngừa hiệu quả.

Trang 27

Thứ hai, Làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn

tài chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán Sự gia tăngtỷ lệ nắm giữ chứng khoán, nhất là các cổ phiếu, cổ phần sáng lập, được biểu quyếtcủa các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài đến một mức "vượt ngưỡng" nhất định nàođó sẽ cho phép họ tham dự trực tiếp vào chi phối và quyết định các hoạt động sảnxuất - kinh doanh và các chủ quyền khác của doanh nghiệp, tổ chức phát hànhchứng khoán, thậm chí lũng đoạn doanh nghiệp theo phương hướng, kế hoạch, mụctiêu riêng của mình, kể cả các hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Điều đócó nghĩa là, tính chất gián tiếp của vốn đầu tư nước ngoài đã chuyển hoá thành tínhtrực tiếp Nhà đầu tư gián tiếp sẽ chuyển hoá thành nhà đầu tư trực tiếp Thậm chí,về lôgíc, quá trình "diễn biến hoà bình" này đạt tới quy mô và mức độ nào đó còncó thể làm chuyển đổi về chất quyền sở hữu và tính chất kinh tế ban đầu của doanhnghiệp và quốc gia.

Thứ ba, làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng

tội phạm kinh tế quốc tế Đầu tư gián tiếp quốc tế không chỉ làm gia tăng các nguycơ và tác hại của các hoạt động đầu cơ, lũng đoạn kinh tế vi phạm các quy địnhpháp lý của nước tiếp nhận đầu tư, mà còn là mảnh đất mầu mỡ sinh sôi và pháttriển các loại tội phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài, thậm chí xuyên quốc gia, nhưhoạt động lừa đảo, hoạt động rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho các vụ kinh doanh phipháp và hoạt động khủng bố, cùng các loại tội phạm và các đe doạ an ninh phitruyền thống khác.

Sự cộng hưởng của các hoạt động tội phạm và tác động mặt trái của dòngvốn đầu tư gián tiếp nước ngoài kể trên, nhất là khi chúng diễn ra một cách "có tổchức" của giới đầu cơ hay lực lượng thù địch chính trị quốc tế, sẽ ít nhiều, trực tiếphay gián tiếp, trước mắt và lâu dài gây tổn hại tới hoạt động kinh tế lành mạnh vàlàm tăng tính dễ tổn thương của nền kinh tế nước tiếp nhận đầu tư trong bối cảnhtoàn cầu hoá hiện nay, thậm chí trong một số trường hợp, chúng còn làm mất uy tínNhà nước và gây sụp đổ một nội các chính phủ

Trang 28

Ngoài ra, sự gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Namcòn đặt ra yêu cầu Chính phủ và các cơ quan Trung ương phải chủ động đổi mới vàsử dụng hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế  của mình theo nguyên tắc thị trườnghơn, trong đó có việc sử dụng bảo lãnh nhà nước, quy định tỷ lệ và sử dụng cáccông cụ dự phòng, dư nợ cũng như các công cụ khác của các định chế tài chính -tiền tệ quốc gia và địa phương những điều cần thiết để đảm bảo sự thu hút và khaithác có hiệu quả các tác động tích cực của dòng vốn đầu tư gián tiếp.

1.2 Tầm quan trọng của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với Tổng công tyLắp máy Việt Nam

Tổng công ty Lắp máy Việt Nam là một doanh nghiệp lớn của nhà nướcchuyên nhận thầu thiết kế, chế tạo thiết bị và xây lắp công nghiệp dân dụng trongvà ngoài nước Ngày 01/12/1960, Bộ trưởng Bộ kiến trúc (nay thuộc Bộ xây dựng)quyết định chuyển Cục cơ khí điện nước thành Công ty lắp máy Hà Nội, đơn vị tiềnthân của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama) Công ty ra đời từ ba côngtrường lắp máy lớn nhất miền bắc : Công trường lắp máy Hải Phòng, Công trườnglắp máy Việt Trì và Công trường lắp máy Hà Nội Toàn bộ công ty có 591 cán bộcông nhân viên, 02 kỹ sư cơ khí và 08 kỹ thuật viên lắp máy Công ty được thànhlập với nhiệm vụ chính là khôi phục nền công nghiệp của đất nước sau chiến tranh.Trong những năm từ 1960 đến 1975, Lilama đã lắp đặt thành công nhiều nhà máynhư : Thuỷ điện Thác Bà, Nhiệt điện Uông Bí, Ninh Bình, các nhà máy thuộc Khucông nghiệp Việt Trì, Thượng Đình góp phần quan trọng trong quá trình xây dựngCNXH ở miền Bắc.

Với nền kinh tế quan liêu bao cấp sau chiến tranh đã đem lại nhiều khó khăncho các doanh nghiệp, trong đó Lilama không phải là ngoại lệ Do đó, tháng10/1980 Công ty lắp máy chuyển sang hoạt động theo mô hình “Liên hiệp các xínghiệp lắp máy” Vượt lên muôn vàn khó khăn Liên hiệp các xí nghiệp lắp máy đãlắp đặt thành công và cho đưa vào sử dụng hàng nghìn công trình lớn nhỏ như Nhàmáy Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Sông Hinh, Yaly…

Trang 29

Để khắc phục những yếu kém của nền kinh tế quan liêu bao cấp, năm 1986Việt Nam đã tiến hành mở cửa nền kinh tế Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt củanền kinh tế thị trường, ngày 1/12/1995 Tổng công ty Lắp máy Việt Nam được thànhlập theo Quyết định số 999/BXD- TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng dựa trên cở sởsáp nhập các đơn vị thành viên của Liên hiệp xí nghiệp lắp máy theo mô hình Tổngcông ty 90 Là một đơn vị chuyên ngành của Bộ xây dựng, tham gia vào các côngtrình xây dựng lớn của đất nước trong các lĩnh vực điện, xi măng, dầu khí, cơ khí,khai thác mỏ, hoá chất, lương thực thực phẩm, công nghiệp nhẹ, bưu chính viễnthông, giao thông vận tải, vật liệu xây dựng Từ khi chuyển thành Tổng công ty việcphối hợp giữa các đơn vị thành viên được tăng cường, đã có những bước chuyển đổitừ một đơn vị chỉ nhận thầu xây lắp đơn thuần đến nay đã tăng cường và mở rộngkhả năng chế tạo thiết bị, kết cấu thép, thiết bị phi tiêu chuẩn, tư vấn thiết kế và mởrộng hoạt động thương mại xuất nhập khẩu.

Năm 2006 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thươngmại thế giới WTO điều này đem lại cho Tổng công ty Lắp máy cũng như các doanhnghiệp thuộc mọi phần kinh tế những thời cơ và thách thức mới.

Gia nhập WTO có nghĩa là gia nhập thị trường thương mại toàn cầu, vớihành lang pháp lý là quy chế WTO với những Hiệp định thương mại song phươngvà đa phương được ký kết với các nước thành viên của WTO sẽ đem lại nhiều lợiích cho sự phát triển kinh tế Gia nhập WTO các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cậncác thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại để đi tắt đón đầu trong một số lĩnhvực đào tạo, thuê chuyên gia, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực tư vấnthiết kế và quản lý sản xuất Bên cạnh đó, WTO còn có những chính sách đặc biệtnhằm hỗ trợ các nước đang phát triển như : hỗ trợ về kỹ thuật và đào tạo, hỗ trợ xâydựng cơ sở hạ tầng Điều này đặc biệt có ý nghĩa với Tổng công ty Lắp máy khiTổng công ty hoạt động tronh lĩnh vực chế tạo, lắp máy là ngành đòi hỏi trình độcông nghệ tiên tiến hiện đại.

Nhưng tham gia WTO cũng có nghĩa là các doanh nghiệp phải đối mặt vớisự cạnh tranh gay gắt Ở nhiều doanh nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp nhà

Trang 30

nước tính tự chủ không cao, khả năng vận hành và tính thích ứng với sự thay đổicủa môi trường kinh doanh còn nhiều hạn chế Trong lĩnh vực lắp máy, Lilamađang phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình đấu thầu để tìm kiếm côngtrình Chi phí nhân công, lắp đặt của các nhà thầu Trung Quốc chỉ chiếm 50% -60% so với thiết kế của Lilama Nếu không tăng năng suất lao động, thì sẽ khó cạnhtranh được khi đấu thầu quốc tế. 

Gia nhập WTO Việt Nam phải thực hiện hàng loạt những cam kết, thoảthuận đã ký từ những Hiệp định thương mại song phương, đa phương, đồng thờituân thủ triệt để quy chế WTO Điều này gây không ít khó khăn cho các doanhnghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước Theo các cam kết đa phương của

Việt Nam trong WTO về doanh nghiệp nhà nước: “Các doanh nghiệp do nhà nướcsở hữu hoặc kiểm soát, hoặc được hưởng độc quyền hoặc đặc quyền Các doanhnghiệp sẽ hoạt động hoàn toàn theo tiêu chí thương mại, Nhà nước không can thiệptrực tiếp hay gián tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và không coi muasắm của doanh nghiệp nhà nước là mua sắm chính phủ Nhà nước can thiệp vàohoạt động của doanh nghiệp với tư cách là một cổ đông bình đẳng với các cổ đôngkhác”

Với những cam kết đó Nhà nước phải xoá bỏ dần những chính sách ưu đãiđối với doanh nghiệp nhà nước Tổng công ty Lắp máy một doanh nghiệp nhà nướchoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng đòi hỏi vốn lớn trước đây được bảo hộrất nhiều nay những bảo hộ này dần dần xoá bỏ đem lại không ít khó khăn cho Tổngcông ty.

Đứng trước những thay đổi trong môi trường kinh doanh mới đồng thời thựchiện mục tiêu của Đảng được trình bày trong Nghị quyết 8 đến năm 2020 chúng taphấn đấu trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Và một nước côngnghiệp hoá không thể không có các tập đoàn công nghiệp nặng, Lilama đang xâydựng đề án thành lập tập đoàn công nghiệp nặng- xây dựng đầu tiên của nước tahoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực Hiện nay, Lilama đang mở rộng lĩnh vựchoạt động sang các ngành như xi măng, đóng tàu…Đây là những ngành mà đối thủ

Trang 31

cạnh tranh rất lớn mạnh như Tập đoàn đóng tàu Việt Nam (Vinashin), hay nhữngnhà máy xi măng đã có thương hiêụ lớn trên thị trường như Xi măng Bỉm Sơn,…Dođó, để thực hiện được mục tiêu của mình buộc Lilama phải nâng cao sức cạnh tranhmới có thể đứng vững và phát triển những ngành mới xâm nhập.

Trong điều kiện mới và những mục tiêu mới buộc Lilama phải nâng cao sứccạnh tranh để tận dụng tối đa những cơ hội và khắc phục khó khăn để có thể tồn tạivà phát triển.

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực vàlợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hoá dịch vụ hấp dẫnvới người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cảitiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh.

Trong điều kiện cả đất nước đang hội nhập, Lilama không thể đứng ngoàiviệc xu hướng đó, hợp tác với các đối tác nước ngoài là phương hướng phát triểncủa Lilama Hợp tác với các đối tác nước ngoài giúp Lilama tận dụng nguồn vốn vàkinh nghiệm quản lý từ đó có thể tiết kiệm chi phí, sử dụng tốt hơn các nguồn lựcsẵn có Trong hoạt động kinh doanh, liên kết, liên doanh vốn đã là một yêu cầu tựnhiên để tăng năng suất lao động của mỗi doanh nghiệp Ngày nay, vào WTO thìviệc liên kết, liên doanh để bổ sung năng lực, khắc phục yếu kém để tăng năng lựccạnh tranh lại càng cấp bách Liên kết trong khâu sản xuất là rất quan trọng, nhưgiúp nhau đổi mới công nghệ, trao đổi kỹ năng quản trị DN, giúp nhau tiền vốn Trong cuộc hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn hiện nay, mỗi DN đều cần liênkết, liên doanh, đó chính là cạnh tranh trong hợp tác, hợp tác để cạnh tranh tốt hơn,là để tăng thêm sức mạnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi DN cũng như củacả nền kinh tế.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh, Tổng công ty cũng cần cơ cấu lại bản thânthông qua việc cổ phần hoá Cố phần hoá nhằm tạo ra một doanh nghiệp đa sở hữu,xác lập một cơ chế quản lý minh bạch, năng động, hiệu quả Thông qua cổ phần hoáTổng công ty có thể thu hút các nhà đầu tư chiến lược có vốn, công nghệ đầu tư vàoTổng công ty qua đó đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của Tổng công ty.

Trang 32

Mặt khác, đánh giá nguồn lực bên trong của Tổng công ty về trình độ khoahọc công nghệ và nguồn nhân lực Về trình độ khoa học công nghệ của Tổng côngty Lắp máy Việt Nam, do Lilama thường làm trọn gói các công đoạn nên đầu tư bịdàn trải, hiệu quả thấp, sản phẩm rất khó cạnh tranh Thời gian qua Tổng công ty đãtập trung đầu tư cho một số lĩnh vực tuy nhiên thành phần kỹ thuật của ngành vẫndưới mức trung bình.

Yếu tố con người của các ngành công nghiệp nặng nói chung và của Lilamanói riêng được đánh giá ở mức trung bình Các ngành đang chịu chung một thực tếlà bậc thợ không đi đôi với tay nghề Kiến thức có được chủ yếu là do kinh nghiệm,khả năng đào tạo nâng cao trình độ là rất hạn chế Hiện nay, Lilama với vai trò làtổng thầu EPC (tư vấn , thiết kế, cung cấp thiết bị- xây lắp vận hành) đầu tiên củaViệt Nam, Tổng công ty Lắp máy gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiệnđặc biệt là nguồn nhân lực Do đó, việc thu hút đầu tư nước ngoài để học tập kinhnghiệm quản lý tiên tiến là một việc làm tất yếu

Thu hút đầu tư nước ngoài còn giúp Tổng công ty có thể tiếp cận được vớinguồn vốn mới Nguồn vốn đầu tư góp phần thoã mãn nhu cầu vốn cho sự phát triểncủa Lilama trong tương lai Đảm đương tổng thầu EPC cùng với kế hoạch phát triểnthành tập đoàn công nghiệp hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực nên nhu cầu vốncủa Tổng công ty là rất lớn Nhu cầu đáp ứng của ngân sách cũng như nguồn vốncủa Tổng công ty không đủ để đáp ứng nhu cầu vốn phát triển trong tương lai Đểđáp ứng được nhu cầu vốn Tổng công ty cần huy động nguồn vốn từ nước ngoàicũng như trong mọi tầng lớp nhân dân.

Để thực hiện mục tiêu đó Lilama đang thực hiện các biện pháp để thu hútđầu tư quốc tế Điều này cũng được khẳng định trong báo cáo chính trị Đại hộiĐảng 10 để phát triển ngành cơ khí chỉ có một việc làm duy nhất đó là thu hút vốnđầu tư trong và ngoài nước.

Trang 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚCNGOÀI CỦA TỔNG CÔNG TY LẮP MÁY VIỆT NAM

2.1 Tình hình thu hút đầu tư thành lập các công ty liên doanh của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam

Với những thay đổi trong hoàn cảnh mới được đặt ra như trên, Tổng công tyđã thu hút được nhiều tập đoàn, hãng và các công ty đa quốc gia trên thế giới để hợptác liên doanh, liên doanh đấu thầu, nhận thầu các công trình theo hình thức EPC,cùng hợp tác đầu tư các dự án trong lĩnh vực năng lượng, dầu khí hoá chất, xi măng,luyện kim, đóng tàu, bất động sản…

Trong đó, liên doanh là hình thức chủ yếu mà Lilama hợp tác với các nhàđầu tư nước ngoài Từ năm 1995, Lilama bắt đầu hợp tác với các đối tác nước ngoàithành lập các công ty liên doanh đến năm 2007 Lilama đã có 3 công ty liên doanhhoạt động trong lĩnh vực tư vấn cho các dự án công nghiệp Với tổng số vốn đầu tưlên đến 43,9 tỷ đồng

Lilama cũng bắt đầu thu hút các nhà đầu tư nước ngoài để liên doanh đầuthầu váo các dự án nhà máy điện Lilama đã ký kết thoã thuận với các đối tác củaMitsubishi để cùng đầu tư xây dựng nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 và 2 Nhàmáy Nhiệt điện Vũng Áng 1 với tổng mức vốn đầu tư là 1.200.000 USD trong đóMitssubishi đóng góp 50% tương ứng là USD dự kiến số vốn góp được giải ngân từ2008-2011

Ngoài hình thức liên doanh đầu thầu, Lilama hiện nay chuẩn bị thực hiện dựán BOT Lilama đã ký kết với Tập đoàn điện lực Trung Quốc cùng tham gia đầuthầu dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 2- dự án BOT đầu tiên của Lilama.

Ngoài việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, Lilama còn bắt đầu thu hútđầu tư gián tiếp nước ngoài Năm 2007 Lilama bắt đầu thực hiện các biện pháp đầutư gián tiếp nước ngoài thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Đến nay, có hai công ty thành viên của Lilama đã phát hành cổ phiếu rộngrãi công chúng và bắt đầu thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài Phát hành trái

Trang 34

phiếu bắt đầu năm 2007 với 3 đợt phát hành tổng số vốn 2000 tỷ đồng Trong đó,các quỹ đầu tư nước ngoài nắm giữ 90% với tổng số vốn 1800 tỷ đồng.

Những gì đang thực hiện nhằm xây dựng cho thương hiệu Lilama- tổng thầuEPC đầu tiên của Việt Nam.

Hiện nay, Tổng công ty Lắp máy đang thực hiện vai trò là tổng thầu EPC là một loại hợp đồng xây dựng Đây là hợp đồng xây dựng mà nhà thầu phải thực hiệntoàn bộ các công việc từ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình và chạy thử bàn giao cho chủ đầu tư Một hợp đồng EPC khác loại hợp đồng "chìa khóa trao tay" Hợp đồng loại "chìa khóa trao tay", ngoài các phần thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị, thi công xây dựng công trình, nhà thầu được chọn còn cần thực hiện việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình Việc thực hiện vai trò tổng thầu EPC đem lại lợi ích rất lớn cho quốc gia như :

Tạo một động lực ban đầu để dần dần hình thành những tập đoàn côngnghiệp nặng về quản lý dự án, thiết kế kỹ thuật, công nghệ, chế tạo cơ khí thiết bịđồng bộ… như Siemen(Đức), Huyndai(Hàn Quốc), Mitsubishi(Nhật)… tích luỹđược kinh nghiệm, năng lực quản lý dự án tiến tới tham gia dự thầu cả dự án trongvà ngoài nước Một nước được gọi là công nghiệp hoá không thể thiếu những tậpđoàn công nghiệp này.

Áp dụng cơ chế tổng thầu này cũng là một biện pháp để chúng ta đầu tư chongành cơ khí, lắp máy bởi vì sau khi nhận được tổng thầu Tổng công ty Lắp máymới có điều kiện để đầu tư trang thiết bị, xây dựng mới các nhà máy có khí chế tạo,nâng cao tỷ trọng nội địa hoá sản phẩm cơ khí, góp phần quan trọng vào sự nghiệpcông nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Cơ chế tổng thầu là một biện pháp để phát huy nội lực cao nhất, thu hút đượcmột lực lượng lao động lớn nhất Đó là lực lượng kỹ sư, cử nhân kinh tế tham giathiết kế, quản lý dự án, công nhân cơ khí chế tạo tham gia vào các nhà máy để tựchế tạo lấy thiết bị công nghệ, xây dựng, lắp máy trên các công trình do chúng talàm chủ Hiện nay, một sự thật đáng buồn xảy ra tại nước ta hàng năm, chúng ta đưa

Trang 35

một lực lượng công nhân đi làm thuê cho các công ty, nhà máy tại các nước trongkhu vực như Malaixia, Đài Loan, Hàn Quốc với đồng lương rất rẻ để rồi lại bỏ rahàng chục tỷ USD nhập khẩu lại chính các thiết bị do các nhà máy đó sản xuất.

Với vị thế này dần dần chúng ta làm quen được với vị thế làm chủ, điều hànhcác nhà thầu phụ nước ngoài Có như vậy chúng ta mới thay đổi được tư duy tự ti,chỉ quen phụ thuộc vào nhà thầu nước ngoài và để tạo ra một phương hướng sảnxuất kinh doanh mới.

Các hợp đồng EPC còn đem lại lợi ích kinh tế rất lớn Các dự án áp dụng cơchế tổng thầu do Lilama đảm nhiệm như Nhà máy nhiệt điện Uông Bí 1-2, Nhà máyđiện Cà Mau1-2, Nhà máy xi măng Đô Lương, Nhà máy xi măng Sông Thao…vớitổng giá trị hợp đồng lên đến 1,5 tỷ USD góp phần vào tăng trưởng GDP.

Với tầm quan trọng của EPC cũng như kinh nghiệm quốc tế của các nướcviệc vươn lên thành tổng thầu của các dự án là việc làm cần thiết để thực hiện mụctiêu trở thành tập đoàn công nghiệp nặng của Lilama Tầm quan trọng lớn như vậytuy nhiên hiện nay trong quá trình thực hiện vai trò tổng thầu Tổng công ty gặpkhông ít khó khăn.

Tổng công ty Lắp máy với lực lượng thiết kế còn mỏng và yếu, chưa xâydựng được cơ sở dữ liệu tối thiểu phục vụ chuyên môn và chuyên ngành, chưa xâydựng được hệ thống quản lý thiết kế, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật riêng Lilama lạimới thông thạo ở khâu thiết kế chi tiết, chưa làm quen khâu thiết kế công nghệ vàthiết kế cơ sở Vì vậy, Tổng thầu Việt Nam thường phải đối mặt với những tháchthức rất lớn ngay từ khâu thiết kế trong hợp đồng EPC Khi sử dụng thầu phụ thiếtkế nước ngoài cũng có rất nhiều khó khăn trong kết nối công việc, kết nối các bộphận trong nội bộ tổng thầu và giao diện với các nhà thầu khác Đây là khâu yếunhất của Tổng thầu Việt Nam hiện nay Mặt khác, Luật Việt Nam hiện nay có xuhướng tách khâu tư vấn thiết kế ra khỏi khâu xây lắp làm cho các Tổng thầu ViệtNam khó phát triển thành nhà thầu thiết kế mạnh Việc xây dựng và phát triển thànhnhà thầu thiết kế riêng đủ mạnh tương xứng với vai trò tổng thầu, theo kinh nghiệmcủa các nước đòi hỏi sự đầu tư công phu về nhiều mặt, nhất là con người và phải

Trang 36

mất khoảng 20 năm Vì vậy, giải pháp hợp lý có lẽ là kết hợp giữa việc xây dựngnội lực với việc thuê chuyên gia và hợp tác với nhà thầu thiết kế nước ngoài cho tớikhi tự chủ được công việc thiết kế.

Để từng bước khắc phục thách thức trên, Lilama đã hợp tác với các đối tácnước ngoài cho ra đời công ty chuyên về tư vấn quản lý dự án đảm trách các côngviệc liên quan đến quá trình triển khai một dự án hoàn chỉnh để giảm các chi phíquản lý và giúp tăng năng suất lao động trong quá trình thi công

Với 3 công ty liên doanh đã được thành lập để đảm bảo nhu cầu về tư vấn,thiết kế cho các công trình dự án Trong lĩnh vực lọc hóa dầu có công ty CIMAS, vềcác nhà máy điện có công ty LHT liên doanh với Huyndai hiện đang bắt tay vào cácdự án điện, ngoài ra còn có công ty tư vấn LFC chuyên về tư vấn thiết kế dâychuyền nhà máy xi măng…

Bảng 2.1 : Các công ty Liên doanh của Lilama

(đơn vị: tỷđồng)

Tỷ lệ vốn nướcngoài(đơn vị :

Thời hạn đầutư(năm)1 Công ty tư vấn thiết kế

(Nguồn: Tổng công ty Lắp máy Việt Nam)

2.1.1 Công ty tư vấn thiết kế CIMAS

Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế CIMAS là liên doanh giữa Tập đoàn tổng thầu EPC lớn nhất Đài Loan và Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Trong đó,tập đoàn CTCI của Đài Loan đóng góp 33,5 tỷ đồng chiếm 67% vốn điều lệ, Tổngcông ty Lắp máy Việt Nam đóng góp 16,5 tỷ đồng chiếm 33% vốn điều lệ.

Trang 37

Công ty Liên doanh CIMAS được cấp giấy phép hoạt động vào năm 2001,có trụ sở tại tầng 7 toà nhà HITC 239 đường Xuân Thuỷ - Cầu Giấy- Hà Nội vớimục tiêu:

- Cung cấp các dịch vụ tư vấn: lập kế hoạch, thiết kế kỹ thuật, quản lý dự án,triển khai vận hành thử cho các công trình.

- Tham gia dự thầu các công trình trong và ngoài nước trên các lĩnh vực: giacông chế tạo các sản phẩm kết cấu kim loại, thiết bị, xây lắp các công trình xâydựng.

- Cung cấp các loại vật liệu xây dựng và thiết bị cho các công trình màCIMAS trúng thầu.

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu công ty là tư vấn, hoá chất, thiết kế côngtrình công nghiệp, các dự án phân đạm, nhiệt điện, xử lý nước thải.

CIMAS đang nỗ lực hết mình để có thể biến mục tiêu: “Trở thành nhà cungcấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu tại Việt Nam” thànhhiện thực Do đó, CIMAS đang thực hiện nhiều chương trình để hoàn thiện hệ thốngchính sách phát triển nguồn nhân lực, cải thiện hệ thống phúc lợi đảm bảo tính cạnhtranh và hấp dẫn đối với người lao động Ban Lãnh đạo CIMAS đã mời một nhómchuyên gia tư vấn về Phát triển Tổ chức (Organizational Development) và Quản trịNhân sự (HR) của Công ty T&C Consulting đến làm việc tại Công ty CIMAS.Chương trình tư vấn do nhóm chuyên gia của T&C Consulting thực hiện tại CIMASbắt đầu bằng hoạt động đánh giá tổng thể tổ chức để đưa ra những đề xuất cải tổ vềmô hình tổ chức và quản lý tại CIMAS Tiếp theo đó, nhóm tư vấn T&C Consultingđã làm việc cùng với lãnh đạo và Bộ phận Nhân sự của CIMAS để xây dựng hệthống Quản lý Nhân sự, các chính sách phúc lợi tại CIMAS Cũng tương tự như cácchương trình tư vấn khác của T&C Consulting tại các doanh nghiệp, nhiều hoạtđộng đào tạo đã được thực hiện tại CIMAS nhằm trang bị thêm cho các cán bộ quảnlý của CIMAS những kiến thức căn bản về vai trò của những người quản lý tạiCIMAS, đặc biệt là chức năng quản trị nhân sự Chương trình tư vấn nhận được sựủng hộ tích cực của Ban lãnh đạo Công ty CIMAS, nhờ đó các chính sách về nhân

Trang 38

sự như Hệ thống Đánh giá kết quả công việc (Peformance Appraisal Systems), Hệthống lương thưởng (compensation and reward systems) do nhóm tư vấn của T&CConsulting đề xuất đều được sớm đưa vào áp dụng tại CIMAS  Một yếu tố thànhcông khác của Chương trình tư vấn này là sự tham gia tích cực của các cán bộ nhânsự của CIMAS Với sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa tổ chức, sự am tường về hoạtđộng kinh doanh của công ty và việc nắm bắt những nguyện vọng, nhu cầu củangười lao động tại CIMAS, nhóm cán bộ nhân sự của CIMAS đã hỗ trợ đáng kể chonhóm tư vấn của T&C Consulting thực hiện công việc của mình Sự tham gia chủđộng này còn giúp chương trình tư vấn đạt được một mục tiêu khác đó là “sựchuyển giao kiến thức, kỹ năng quản lý nhân sự” từ nhóm tư vấn cho cán bộ nhânsự của CIMAS Với những gì mà Ban lãnh đạo CIMAS đang thực hiện cùng sự nỗlực của 150 nhân viên trong công ty đã đem lại cho CIMAS nhiều dự án lớn.

Trong năm 2006, CIMAS đã chính thức nhận được hợp đồng EPC cho dự ánNhà máy điện Cà Mau tại Việt Nam Năm 2007, doanh số bán hàng của Công tyđạt trị giá 8 triệu đô la Mỹ.

Sau 7 năm hoạt động và phát triển, CIMAS đã khẳng định được năng lực và danh tiếng của mình trong lĩnh vực thiết kế CIMAS đã thực hiện tư vấn kỹ thuật cho hàng chục dự án xây dựng công nghiệp, dự án lọc dầu, dầu khí, hoá lỏng… tại khu vực Đông Nam Á CIMAS hiện đang có bước đột phá vào lĩnh vực xây dựng và tiến những bước tiếp theo trên con đường trở thành nhà thầu EPC thực sự CIMAS đã tham gia thực hiện các dự án xây dựng lớn và đã chính thức nhận được hợp đồng EPC, điển hình là dự án PHI Hải Dương và dự án Nhà máy điện chu trình hỗn hợp Cà Mau Trong năm 2008, CIMAS vẫn tiếp tục hướng tới thị trường nội địa đầy hứa hẹn và tiềm năng Thị trường trọng điểm mà CIMAS đang tiếp tục hướng tới vẫn là thị trường nội địa hứa hẹn nhiều tiềm năng CIMAS luôn lấy nguyên tắc “ Chuyên nghiệp, Đổi mới, Tận Tình” làm trọng và phương châm “Chất lượng và chữ tín” làm cam kết đối với khách hàng CIMAS cam kết nỗ lực hết mình để “trở thành nhà cung cấp dịch vụ tư vấn kỹ thuật đạt tiêu chuẩn quốc tế tại thị trường Việt Nam”

Trang 39

Với quy mô 150 nhân viên trong năm 2007 và dự kiến tăng lên 350 nhân viên vào năm 2010 CIMAS hiện là công ty liên doanh có đội ngũ chuyên gia, kỹ sưlớn nhất ngành tư vấn xây dựng.

 2.1.2 Công ty tư vấn quốc tế LHT

Công ty tư vấn quốc tế LHT được thành lập tháng 11/2006 trên cơ sở 3 cổđông sáng lập là Tổng công ty Lắp máy việt Nam – Lnilama, Công ty TNHH tư vấnHuydai - HEC (Hàn Quốc) và Công ty TNHH TEMCO với vốn điều lệ 32 tỷ đồng,trong đó Lilama đóng góp 19,2 tỷ chiếm 60%, công ty TNHH tư vấn Huyndai HECđóng góp 6,4 tỷ đồng chiếm 20% vốn điều lệ, công ty TNHH TEMCO đóng góp20% vốn điều lệ trị giá 6,4 tỷ đồng.

Và vào ngày 5/10/2007 Công ty Cổ phần tư vấn Quốc tế - LHT đã khaitrương văn phòng tại tầng 3, tòa nhà 21 tầng LILAMA, 124 Minh Khai - Hà Nội.

Tình hình góp vốn của Công ty được thông qua trong các đợt họp Hội đồngquản trị Số vốn góp của các bên được sử dụng để đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạtầng…để phục vụ cho quá trình hoạt động của Công ty Số vốn đầu tư này chiếm1/10 số vốn điều lệ của LHT tương ứng là 3,2 tỷ đồng, ngoài chi phí để đầu tư trangthiết bị số vốn góp còn được sử dụng để thực hiện những hoạt động đầu tiên củaCông ty như chi phí Marketing để tìm kiếm thị trường, đầu tư cơ bản…

LHT với mục đích hoạt động là tư vấn thiết kế cho các dự án điện và giámsát xây lắp Với thời hạn hoạt động 35 năm trên các lĩnh vực: tư vấn, thiết kế, kinhtế và tổng thầu EPC Đặc biệt, theo đánh giá của các chuyên gia tư vấn, LHT cónhiều lợi thế và năng lực nổi trội trên lĩnh vực thiết kế các công trình dân dụng, thiếtkế các nhà máy, thiết bị cho các nhà máy hệ thống cơ, điện, động lực và tự độnghóa các công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và dân sinh lập tổng dự toán,dự toán chi tiết, thẩm tra các công trình dân dụng và công nghiệp làm tổng thầuEPC, thực hiện trọn gói một công trình công nghiệp

Lĩnh vực tư vấn với các hoạt động lập dự án đầu tư, quy hoạch tổng thể vàchi tiết các công trình công nghiệp, dân dụng, hạ tầng kỹ thuật và giám sát chấtlượng xây lắp

Trang 40

Lĩnh vực thiết kế với việc thiết kế các công trình dân dụng, công nghiệp,thiết kế kiến trúc, nền móng kết cấu, hạ tầng kỹ thuật, cơ, điện, nước, môi trường,nhà ở, khu đô thị, nhà văn phòng, thiết kế các Nhà máy, thiết bị cho các Nhà máy,thiết kế xây dựng Nhà máy, thiết kế hệ thống cơ, điện, động lực và tự động hoá,thiết kế hệ thống ống công nghiệp, hệ thống xử lý nước, hệ thống gas, hệ thốngcung cấp, thoát nước và toàn bộ hệ thống kỹ thuật liên quan Thiết kế các công trìnhhạ tầng kỹ thuật cho các nhà máy, khu công nghiệp và dân sinh Trong lĩnh vựcthiết kế, hoạt động của Công ty bao gồm: lập tổng dự án, dự toán chi tiết, thẩm tradự toán các công trình dân dụng và công nghiệp.

Làm tổng thầu EPC, thực hiện trọn gói một công trình công nghiệp, dândụng lớn theo hình thức chìa khoá trao tay- thực hiện từ khảo sát thiết kế, chế tạo,cung cấp thiết bị đến xây lắp, chuyển giao công nghệ…

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty bao gồm: Đại hội cổ đông Hội đồngquản trị, Tổng giám đốc và Ban kiểm soát

Việc thành lập Công ty Cổ phần tư vấn Quốc tế LHT là bước đi quan trọngtrong chiến lược phát triển của Lilama nhằm tăng cường khả năng tư vấn, thiết kếvà quản lý công trình Đây là Công ty tư vấn quốc tế đầu tiên của Việt Nam tronglĩnh vực tư vấn tổng thầu các dự án công nghiệp nặng, hạ tầng kỹ thuật đẳng cấpquốc tế.

Ngay sau khi cắt băng khánh thành Công ty đã ký kết được hợp đồng lớn, đólà hợp đồng tư vấn thiết kế Nhà máy điện Nhơn Trạch 1 công suất 450MW trị giá3,5 triệu USD

2.1.3 Công ty tư vấn thiết kế LFC

Ngày 08 tháng 3 năm 2007 tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký thoả thuận về việc thành lập Công ty Cổ phần Tư vấn quốc tế LFC giữa FLSmidth A/S (Đan Mạch), Tổng công ty Lắp máy Việt Nam - Lilama và Công ty Cổ phần CCBM (Công ty cổ phần tư vấn công trình vật liệu xây dựng- một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Xây dựng) Theo thoã thuận này một công ty liên doanh mới được thành lập, Công ty cổ phần tư vấn quốc tế với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, trong đó FL Smidth đóng góp

Ngày đăng: 09/11/2012, 08:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đầu tư nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp đều có những vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận. - Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Tổng Công ty Lắp máy VN - LILAMA.DOC
u tư nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp đều có những vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của nước tiếp nhận (Trang 5)
Bảng 2. 1: Các công ty Liên doanh của Lilama - Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Tổng Công ty Lắp máy VN - LILAMA.DOC
Bảng 2. 1: Các công ty Liên doanh của Lilama (Trang 35)
2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu - Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Tổng Công ty Lắp máy VN - LILAMA.DOC
2.2 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu (Trang 40)
Bảng 2. 2: Tỷ lệ nhà nước nắm giữ cổ phiếu của một số công ty thành viên thuộc Lilama - Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Tổng Công ty Lắp máy VN - LILAMA.DOC
Bảng 2. 2: Tỷ lệ nhà nước nắm giữ cổ phiếu của một số công ty thành viên thuộc Lilama (Trang 42)
Tình hình đó cũng tương tự đối với cổ phiếu của Lilama 69-2. Trong khi với vị thế là 1 đơn vị hoạt động có danh tiếng và uy tín trong ngành, với hàng loạt các  giải thưởng trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh - Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Tổng Công ty Lắp máy VN - LILAMA.DOC
nh hình đó cũng tương tự đối với cổ phiếu của Lilama 69-2. Trong khi với vị thế là 1 đơn vị hoạt động có danh tiếng và uy tín trong ngành, với hàng loạt các giải thưởng trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh (Trang 48)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu và lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2007 của Lilama 69-2 đạt mức rất cao, với doanh thu vượt cả năm 2006 và lợi nhuận  xấp xỉ bằng cả năm 2006 - Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Tổng Công ty Lắp máy VN - LILAMA.DOC
ua bảng số liệu trên ta thấy, doanh thu và lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm 2007 của Lilama 69-2 đạt mức rất cao, với doanh thu vượt cả năm 2006 và lợi nhuận xấp xỉ bằng cả năm 2006 (Trang 49)
Theo số liệu từ bảng 2.5 lãi suất trái phiếu của Lilama là lãi suất trả sau, giao động từ 8,8%- 9.6% đây là mức lãi suất trung bình so với lãi suất trái phiếu của các  đơn vị phát hành khác - Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Tổng Công ty Lắp máy VN - LILAMA.DOC
heo số liệu từ bảng 2.5 lãi suất trái phiếu của Lilama là lãi suất trả sau, giao động từ 8,8%- 9.6% đây là mức lãi suất trung bình so với lãi suất trái phiếu của các đơn vị phát hành khác (Trang 54)
Bảng 3.1 Các hạng Mức của Hệ Số Tín Nhiệm đối với công cụ nợ dài hạn - Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Tổng Công ty Lắp máy VN - LILAMA.DOC
Bảng 3.1 Các hạng Mức của Hệ Số Tín Nhiệm đối với công cụ nợ dài hạn (Trang 73)
hình kinh tế. - Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài tại Tổng Công ty Lắp máy VN - LILAMA.DOC
hình kinh tế (Trang 74)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w