1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp đại an, thành phố hải dương, tỉnh hải dương giai đoạn 2004 – 2009

109 276 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 2,61 MB
File đính kèm KCN Đại An.rar (2 MB)

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN Đại An giai đoạn 2004 – 2009, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào KCN Đại An, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2015. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa một số lý luận và thực tiễn về KCN và thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN. Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN Đại An, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2004 – 2009. Đưa ra định hướng và đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN Đại An, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2015.

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Với mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 –

2010 do Đảng và Nhà nước ta đề ra là: “… Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành mộtnước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020…” [1], trong khi đó, tích lũynội bộ của Việt Nam còn thấp, nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách Nhà nướckhông đủ đáp ứng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao, màđòi hỏi cần phải huy động rất lớn các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tếtrong và ngoài nước Một trong những nguồn vốn chính cần huy động cho đầu tưphát triển công nghiệp nước ta hiện nay là nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI Vìvậy, để thực hiện được mục tiêu trên thì Đảng và Nhà nước phải có chủ trương,chính sách xây dựng các KCN, KCX tập trung và thu hút các nguồn vốn đầu tưnước ngoài vào các KCN, KCX, góp phần xây dựng cho bằng được nền tảng củamột nước công nghiệp Bởi vì KCN, với việc tập trung đầu tư các công trình kếtcấu hạ tầng kỹ thuật và áp dụng mô hình quản lý đặc biệt, là một hình thức sản xuấtcông nghiệp hiện đại, có hiệu quả, tạo sự hấp dẫn trong thu hút đầu tư nước ngoài

và là một trong những giải pháp quan trọng để đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH đấtnước Phát triển KCN đã mang lại bước phát triển mới vượt bậc của công nghiệpnước ta, tăng khả năng thu hút đầu tư, đẩy mạnh sản xuất tăng nguồn hàng xuấtkhẩu, tạo việc làm và từng bước phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tránh tựphát, phân tán, tiết kiệm đất, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư phát triển hạ tầng, hạnchế ô nhiễm do chất thải công nghiệp gây ra, làm cơ sở cho phát triển các đô thịcông nghiệp, phân bố hợp lý lực lượng sản xuất và đóng vai trò quan trọng trongviệc thực hiện đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước

Hải Dương là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí rất quan trọngtrong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh Vì vậy, trongnhững năm vừa qua Hải Dương đã có chủ trương, cơ chế chính sách thu hút đầu tưthông thoáng, cởi mở, rất chú trọng đầu tư, xây dựng các KCN tập trung, đẩy mạnhquá trình công nghiệp hóa Đặc biệt, Hải Dương đầu tư nhiều tỷ đồng từ nguồn vốnngân sách địa phương, nguồn ngân sách hỗ trợ từ Trung ương vào xây dựng các

Trang 2

công trình hạ tầng ngoài hàng rào các KCN Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư kinh phí đểxây dựng các đường gom cho các CCN, một trong những KCN nằm trong CCNchiến lược của tỉnh là KCN Đại An Với phương châm hoạt động “minh bạch, côngkhai, hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư” và “thành công của các nhà đầu tư chính là

sự thành công của của khu công nghiệp Đại An”, tập thể cán bộ, công nhân viênBan quản lý KCN Đại An với trình độ nghiệp vụ chuyên môn khá cùng tinh thầnlàm việc nhiệt tình, hết mình vì “ngôi nhà chung Đại An” luôn sẵn sàng hỗ trợnhanh chóng, toàn diện cho các nhà đầu tư vào KCN, thực hiện các hoạt động thuhút đầu tư vào KCN Do đó, từ sau khi thành lập KCN Đại An đến nay, KCN đãthu hút được 31 dự án đầu tư và lấp đầy được 76,43% diện tích khu I, diện tích đấtkhu II mới được thực hiện xong công tác đền bù giải phóng mặt bằng là 210 ha vàđang thực hiện các công trình hạ tầng kỹ thuật Hệ thống hạ tầng kỹ thuật KCNđược đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại gồm hệ thống điện, nước, thoát nước, giaothông, thông tin liên lạc, hệ thống chiếu sáng, trung tâm kho vận, an ninh, hệ thốngcây xanh… Các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN Đại

An là các tập toàn lớn đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Mỹ,Nhật, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malayxia, Canada, Đài Loan… KCNĐại An được xây dựng theo tiêu chuẩn của một KCN sạch, không gây ô nhiễm môitrường Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được còn tồn tại một số hạn chế, chưatương xứng với tiềm năng và thế mạnh của KCN như chưa chú trọng đầu tư cácngành công nghiệp phụ trợ, lao động chất lượng cao còn thiếu, các kênh thông tingiới thiệu về KCN hoạt động kém hiệu quả… Để sớm hòa chung vào xu hướngphát triển của các KCN trong cả nước, Ban quản lý KCN Đại An cần phải xem xétlại công tác phát triển và thu hút đầu tư vào KCN trong thời gian qua, tìm ra cácyếu tố ảnh hưởng, nguyên nhân của những tồn tại trên, từ đó có những biện phápphù hợp nhằm hoàn thiện hơn công tác phát triển và môi trường thu hút đầu tư vàokhu công nghiệp Đại An trong thời gian tới

Xuất phát từ những nhận định như trên, với hy vọng góp phần nhất định vàoviệc giải quyết những vấn đề khó khăn và vướng mắc trong việc thu hút đầu tư vào

khu công nghiệp Đại An, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp Đại An, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2004 – 2009” làm khóa luận tốt nghiệp đại học.

Trang 3

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN Đại An giai đoạn

2004 – 2009, từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư vàoKCN Đại An, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2010 – 2015

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa một số lý luận và thực tiễn về KCN và thu hút đầu

tư nước ngoài vào KCN

- Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN Đại An, thành phốHải Dương, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2004 – 2009

- Đưa ra định hướng và đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hútđầu tư nước ngoài vào KCN Đại An, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương giaiđoạn 2010 – 2015

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là KCN Đại An và các nhà đầu tư đã vàđang chuẩn bị đầu tư vào KCN Đại An, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Nghiên cứu KCN Đại An trên địa bàn thành phố Hải Dương,tỉnh Hải Dương

- Thời gian: Đề tài sử dụng các thông tin, số liệu trong các năm từ 2004 đến

2009 và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN giai đoạn 2010 – 2015

- Nội dung: Đề tài nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài, môitrường đầu tư ở KCN Đại An giai đoạn 2004 – 2009 và một số yếu tố ảnh hưởngtới tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào KCN Đại An trong thời gian qua, từ đó

đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào KCNtrong giai đoạn tới 2010 – 2015

Trang 4

PHẦN II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT

ĐẦU TƯ 2.1 Một số vấn đề lý luận

2.1.1 Một số vấn đề lý luận về đầu tư

2.1.1.1 Khái niệm về đầu tư

Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Namkhóa XI, kỳ họp tứ 8 (từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2005) thôngqua, quy định:

- Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô

hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luậtnày và các quy định khác của pháp luật có liên quan

- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham

gia quản lý hoạt động đầu tư

- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu,

trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các địnhchế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạtđộng đầu tư

- Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định

của pháp luật Việt Nam, bao gồm:

+ Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo Luật doanhnghiệp;

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã;

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này

có hiệu lực;

+ Hộ kinh doanh, cá nhân;

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài;người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;

+ Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện

hoạt động đầu tư tại Việt Nam

Trang 5

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu

tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệpViệt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại

- Hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao

gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư

- Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành

các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định

- Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động

đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp

- Vốn Nhà nước là vốn đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước, vốn tín

dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốnđầu tư khác của Nhà nước

- Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu

hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư

- Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn

bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư

- Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các

tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam

- Lĩnh vực đầu tư có điều kiện là lĩnh vực chỉ được thực hiện đầu tư với các

điều kiện cụ thể do pháp luật quy định

2.1.1.2 Nguồn vốn đầu tư

* Bản chất của nguồn vốn đầu tư:

Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanhdịch vụ, là tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sửdụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lựcmới cho nền sản xuất xã hội Trong điều kiện nền kinh tế mở, nguồn vốn để đầu tưngoài tiết kiệm trong nước còn có thể huy động vốn từ nước ngoài

* Nguồn vốn đầu tư từ trong nước

Nguồn vốn trong nước được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm toàn bộ cácnguồn lực được đưa vào vòng chu chuyển của nền kinh tế Nó không chỉ bao gồmtiền vốn biểu hiện bằng tài sản hiện vật như máy móc, vật tư, lao động, đất đai, tài

Trang 6

nguyên… mà nó còn bao gồm giá trị của những tài sản vô hình như vị trí địa lý,thành tựu khoa học công nghệ, bản quyền phát minh sáng chế Các bộ phận cấuthành nguồn vốn trong nước bao gồm:

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là nguồn vốn do Nhà nước sở

hữu và điều hành Đây không phải là nguồn vốn sử dụng vào các mục tiêu cá nhânnên nó mang tính xã hội rất lớn Nguồn vốn này được hình thành từ thu thuế, phí và

lệ phí, các khoản viện trợ hoặc các khoản thu khác Về nguyên tắc vốn tích lũy từngân sách được xác định bằng cách lấy tổng thu nhập trừ đi các khoản chi tiêu Đốivới Chính phủ đặc biệt là Chính phủ các nước đang phát triển chi cho đầu tư pháttriển là một nhiệm vụ chi quan trọng Các khoản chi của Chính phủ qua ngân sáchNhà nước gồm: Chi mua hàng hóa, dịch vụ, các khoản trợ cấp và chi trả lãi suất cáckhoản tiền vay

- Vốn tích lũy của các doanh nghiệp

+ Đối với doanh nghiệp Nhà nước, vốn đầu tư được hình thành từ nguồnngân sách đã cấp, các khoản trích khấu hao cùng lợi nhuận tích lũy được

+ Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh nguồn vốn đầu tư bao gồm: Vốn

tự có, vốn vay, vốn cổ phần, vốn liên doanh liên kết với cá nhân tổ chức trong vàngoài nước

- Nguồn vốn tiết kiệm của dân cư là nguồn vốn nhỏ lẻ nằm phân tán trong dân

chúng nhưng cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng vốn toàn xã hội Mức tiếtkiệm của dân cư một mặt phụ thuộc vào mức thu nhập của họ, mặt khác tùy thuộc vàomức lãi suất tiền gửi tiết kiệm và chính sách ổn định tiền tệ của Nhà nước

* Nguồn vốn huy động từ nước ngoài

- Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ

chức phi Chính phủ được thực hiện dưới các hình thức khác nhau như viện trợ hoànlại, viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, kể cảvay theo hình thức thông thường Một hình thức phổ biến của đầu tư gián tiếp tồntại dưới loại hình ODA – viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệpphát triển Vốn đầu tư gián tiếp thường lớn nên có tác dụng mạnh và nhanh đối vớiviệc giải quyết dứt điểm cấc nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của nước nhận đầu

tư Tuy nhiên, tiếp nhận vốn đầu tư gián tiếp thường gắn với sự trả giá về mặt chính

Trang 7

trị, tình trạng nợ chống chất nếu không sử dụng có hiệu quả và thực hiện nghiêmngặt chế độ trả nợ vay.

- Vốn đầu tư trực tiếp (FDI) là vốn các của các doanh nghiệp và cá nhân

nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lýquá trình sử dụng và thu hồi vốn bỏ ra Vốn này thường không đủ lớn để giải quyếtdứt điểm từng vấn đề kinh tế, xã hội của nước nhận đầu tư Tuy nhiên với vốn đầu

tư trực tiếp, nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ, lại có thể dễ dàng có được côngnghệ, học tập được kinh nghiệm quản lý, tác phong làm việc theo lối công nghiệpcủa nước ngoài, gián tiếp có chỗ đứng trên thị trường thế giới

Đối với các nước đang phát triển, một vấn đề nan giải là thiếu vốn và dẫn tớithiếu các điều kiện cần thiết cho sự phát triển như công nghệ, cơ sở hạ tầng … đểtạo ra “cú hích” đầu tiên cho sự phát triển Để có được tích lũy ban đầu từ trongnước cho đầu tư phát triển kinh tế không thể không huy động vốn từ nước ngoài

Để thu hút nhanh nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đòi hỏi các nước phảitạo lập môi trường thuận lợi, thông thoáng, hấp dẫn cho nhà đầu tư như cung cấp

cơ sở hạ tầng, dịch vụ tạo lập đồng bộ cơ chế chính sách, luật pháp, lập các KCN,KCX, KCNC hướng thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài đầu tư vào

2.1.1.3 Phân loại đầu tư

Có thể phân loại đầu tư theo các tiêu chí cơ bản sau:

* Căn cứ vào mục đích đầu tư

- Đầu tư phi lợi nhuận là việc sử dụng các nguồn lực để thực hiện các hoạtđộng không nhằm mục tiêu lợi nhuận Đây là các hoạt động đầu tư của Nhà nướchoặc tổ chức, cá nhân nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội

- Đầu tư kinh doanh là các hoạt động đầu tư sử dụng các nguồn lực để kinhdoanh thu lợi nhuận

* Căn cứ vào nguồn vốn đầu tư

- Đầu tư trong nước là hoạt động đầu tư mà nguồn lực đầu tư được huy động

từ ngân sách Nhà nước và các tổ chức, cá nhân trong nước

- Đầu tư nước ngoài: Là hoạt động đầu tư mà các nguồn lực đầu tư được huyđộng từ các tổ chức cá nhân nước ngoài hoặc tư người của nước nhận đầu tư định

cư ở nước ngoài đầu tư về nước

Trang 8

* Căn cứ vào tính chất quản lý của nhà đầu tư đối với vốn đầu tư

- Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp thamgia quản lý, điều hành quá trình sử dụng các nguồn lực (vốn) đầu tư Trong hoạtđộng đầu tư trực tiếp không có sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lýcủa nhà đầu tư đối với vốn đầu tư Đầu tư trực tiếp có thể phân chia như sau:

+ Đầu tư trực tiếp trong nước là việc bỏ vốn của các tổ chức, cá nhân trongnước để kinh doanh theo các hình thức do pháp luật quy định

+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại quan hệ kinh tế có nhân tốnước ngoài, được đặc trưng bởi sự di chuyển nguồn lực đầu tư (tư bản) trên phạm

vi quốc tế với mục đích kinh doanh thu lợi

- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà ở đó nhà đầu tư không trực tiếptham gia quản lý hoạt động đầu tư Người đầu tư vốn và người quản lý, sử dụngvốn là hai chủ thể khác nhau và có thẩm quyền chi phối khác nhau đối với nguồnlực đầu tư Những hoạt động đầu tư mà nhà đầu tư không trực tiếp nắm quyền quản

lý, kiểm soát và điều hành hoạt động kinh doanh đều có tính chất đầu tư gián tiếp

2.1.2 Một số vấn đề lý luận về khu công nghiệp

2.1.2.1 Khái niệm khu công nghiệp, khu chế xuất

Theo Luật Đầu tư được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa ViệtNam khóa XI, kỳ họp thứ 8 (Từ ngày 18 tháng 10 đến ngày 29 tháng 11 năm 2005)thông qua thì:

- Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện

các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lậptheo Quy định của Chính phủ

- Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch

vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xácđịnh, được thành lập theo Quy định của Chính phủ

2.1.2.2 Đặc điểm của KCN

- KCN có ranh giới địa lý xác định được phân cách bằng đường bao hữuhình hoặc vô hình, không có dân cư sinh sống

Trang 9

- Là nơi hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp công nghiệp (hàng tiêudùng, hàng công nghiệp chế biến, hàng tư liệu sản xuất) và hệ thống doanh nghiệpcông nghiệp hỗ trợ và doanh nghiệp dịch vụ cho sản xuất công nghiệp Các doanhnghiệp này sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo một cơ chế tổ chức quản

lý thống nhất của Ban quản lý KCN

- Được sự quản lý trực tiếp của Chính phủ (từ quyết định thành lập, quyhoạch tổng thể, khung điều lệ mẫu, kiểm tra, kiểm soát…)

- Trong KCN có doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN, có trách nhiệm đảmbảo hạ tầng kỹ thuật và xã hội của cả khu trong suốt thời gian tồn tại KCN

2.1.2.3 Các loại hình khu công nghiệp

- Phân loại KCN theo quy mô:

+ KCN tập trung: có quy mô từ 50 ha trở lên

+ KCN vừa và nhỏ: có quy mô nhỏ hơn 50 ha

- Phân theo chủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng KCN:

+ KCN do doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài làm chủ đầu tư

+ KCN do liên doanh giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cácdoanh nghiệp trong nước Đặc trưng của các KCN này là được xây dựng hiện đại cóquy mô thường lớn hơn 100 ha, xuất đầu tư bình quân 1triệu USD/ha Thường ở cácKCN này khi xây dựng hoàn chỉnh mới cho các nhà đầu tư thuê xây dựng hạ tầng

+ KCN do doanh nghiệp trong nước làm chủ đầu tư Đặc trưng của các KCNnày thường được xây dựng theo hình thức cuốn chiếu (xây dựng đến đâu cho cácnhà đầu tư thuê sau đó mới tiếp tục xây dựng tiếp), xuất đầu tư của các KCN nàybình quân 120.000 USD/ha

- Phân theo mục đích phát triển KCN:

+ KCN nhằm thu hút đầu tư nước ngoài: Thường tập trung ở các thành phốlớn, các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, quy mô thường lớn hơn 100 ha

+ KCN nhằm di dời các cơ sở công nghiệp trong các thành phố, đô thị lớn.Thường tập trung ở các thành phố lớn, có quy mô nhỏ hơn 100 ha

Trang 10

+ KCN gắn với ưu thế của địa phương: Thường có quy mô nhỏ hơn 100 ha,gắn với lợi thế của địa phương và chế biến các nông sản, thực phẩm do địa phương

đó sản xuất ra

- Phân theo đặc điểm ngành công nghiệp:

+ KCN tập trung các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp chế tạo

+ KCN tập trung các ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng:Sản xuất các sản phẩm như may mặc, điện tử, da-giầy, xe máy, …

+ KCN tập trung các ngành công nghiệp dịch vụ: Chuyên sản xuất các sảnphẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp như bao bì, đóng gói, …

+ KCN gắn với nông nghiệp, nông thôn: gồm các ngành công nghiệp chếbiến sản phẩm nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm hỗ trợ cho nông nghiệp vànông thôn…

- Phân theo trình độ công nghệ hoá:

+ KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ thấp vàtrung bình tương đương với trình độ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệpngoài khu

+ KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ khá so vớicác ngành công nghiệp trong nước nhưng chỉ đạt mức trung bình trong khu vực

+ KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ khá so vớikhu vực

+ KCN tập trung sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ tiên tiến sovới khu vực và thế giới

2.1.3 Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, khu chế xuất

2.1.3.1 Vai trò của khu công nghiệp, khu chế xuất trong việc nâng cao trình độ công nghệ, hiện đại hóa cách thức quản lý sản xuất

KCN, KCX là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cùngvới nhiều chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng Đây chính là điểm đến lý tưởngcủa các nhà đầu tư, trong đó có đầu tư nước ngoài Một số công nghệ tiên tiến, hiệnđại trên thế giới cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanh nghiệp, trình

Trang 11

độ tay nghề của công nhân theo các chuẩn mực quốc tế đã được áp dụng tại ViệtNam Đây cũng là những nhân tố quan trọng góp phần để nước ta thực hiện việcchủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới, gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Cùng với dòng vốn đầu

tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tưcòn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại,trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ thuật cao (phần lớn của Nhật Bản), nhưCông ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor, Orion Hanel…, những lĩnh vực

mà chúng ta còn yếu kém và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác,điện tử…

Các dự án đầu tư vào KCN tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ như dệtmay, da giầy, công nghiệp chế biến thực phẩm (chiếm trên 50% tổng số dự án), đây

là các dự án thu hút nhiều lao động, có tỷ lệ xuất khẩu cao và đã góp phần nâng cấpcác ngành này về dây chuyền công nghệ, chất lượng sản phẩm… Tuy nhiên, cácKCN cũng đã thu hút được các dự án có quy mô và yêu cầu vốn lớn, công nghệ caonhư dầu khí, sản xuất ô tô, xe máy, dụng cụ văn phòng, cơ khí chính xác, vật liệuxây dựng… Mặc dù số lượng các dự án này trong KCN mới chiếm khoảng 5 – 10%

số dự án, nhưng cũng đã góp phần phát triển và đa dạng hóa cơ cấu ngành nghềcông nghiệp

Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và vậnhành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững côngnghệ, có tác động lan tỏa và nâng trình độ tay nghề của đội ngũ lao động Việt Namlên một bước Một lượng đáng kể người lao động Việt Nam được đảm nhận các vịtrí quản lý doanh nghiệp, được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiêntiến, hiện đại, kỹ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự… Việc đượctrực tiếp làm việc trong môi trường có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao, dã rènluyện được những kỹ năng và bản lĩnh làm việc giúp người lao động Việt Namthích ứng với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại

Trang 12

2.1.3.2 Vai trò của KCN, KCX trong việc hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng

Qua quá trình hình thành và phát triển KCN ở Việt Nam, nhiều KCN đã vàđang đóng vai trò quan trọng và tạo ra một khí thế phát triển mới cho nền kinh tế cảnước Tại các vùng hay địa phương có các KCN hoạt động mạnh thì mức độ tăngtrưởng kinh tế ở đó cao hơn những nơi KCN chưa phát triển

Việc phát triển các KCN trong thời gian qua không những thúc đẩy cácngành dịch vụ phát triển, thúc đẩy CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, mà cònđẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa hệ thống kếtcấu hạ tầng trong và ngoài KCN Điều này được thể hiện qua một số khía cạnh sau:

- Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng các KCN có tác dụng kích thích sựphát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triển giữa nôngthôn và thành thị, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Điều này cóthể dễ dàng nhận nhất ở những vùng có KCN phát triển mạnh như Biên Hòa, NhơnTrạch (Đồng Nai), Thuận An (Bình Dương), Tiên Sơn (Bắc Ninh)… cùng với quátrình phát triển KCN, các điều kiện về kỹ thuật hạ tầng trong khu vực đã được cảithiện đáng kể, nhu cầu về các dịch vụ gia tăng, góp phần thúc đẩy hoạt động kinhdoanh cho các cơ sở dịch vụ trong vùng

- Cùng với các chính sách ưu đãi về tài chính và công tác quản lý thuận lợicủa Nhà nước có thể nói việc thu hút nguồn vốn để đầu tư xây dựng hoàn thiện vàđồng bộ các kết cấu hạ tầng trong KCN có vai trò quyết định trong việc thu hút đầu

tư Việc các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế (doanh nghiệp quốcdoanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh)tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN không những tạo điều kiện thuậnlợi cho các doanh nghiệp trong KCN hoạt động hiệu quả, mà còn tạo sự đa dạnghóa thành phần doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư góp phần tạo sự hấp dẫntrong việc thu hút các doanh nghiệp công nghiệp vào KCN

- Việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật trong KCN không những thu hútcác dự án đầu tư mới mà còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô

để tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh, hoặc di chuyển ra khỏi các khu đông dân

cư, tạo điều kiện để các địa phương giải quyết các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ môitrường đô thị, tái tạo và hình thành quỹ đất mới phục vụ các mục đích khác của

Trang 13

cộng đồng trong khu vực như KCN Tân Tạo (thành phố Hồ Chí Minh), Việt Hương(Bình Dương)…

- Quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN còn đảmbảo sự liên thông giữa các vùng, định hướng cho quy hoạch phát triển các khu dân

cư mới, các khu đô thị vệ tinh, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ, dịchvụ… các công trình hạ tầng xã hội phục vụ đời sống người lao động và cư dântrong khu vực như: nhà ở, trường học, bệnh viện, khu giải trí…

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đón bắt và thu hút đầu tư các ngànhnhư điện, giao thông vận tải, hệ thống thông tin liên lạc, cảng biển, các hoạt độngdịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường địaốc… đáp ứng nhu cầu hoạt động và phát triển của các KCN

2.1.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp

2.1.4.1 Những yếu tố bên ngoài hàng rào khu công nghiệp

* Sự ổn định của thể chế chính trị - xã hội

Đây là một trong những điều kiện quan trọng nhất đối với nhà đầu tư, bởibất cứ sự bất ổn nào của thể chế chính trị - xã hội đều có thể dẫn tới rủi ro và tổnthất, thậm chí cả nguy cơ phá sản Ngoài các yếu tố quan trọng khác như những yếu

tố về thị trường thì sự ổn định về chính trị - xã hội cũng là một nhân tố có sức hấpdẫn cao

* Sự ổn định và tính minh bạch của hệ thống chính sách kinh tế, chính sách quản lý

và các chính sách có liên quan

Một hệ thống chính sách ổn định, rõ ràng sẽ giúp các nhà đầu tư hoạch địnhchiến lược đầu tư và kinh doanh dài hạn trên cơ sở luận cứ khoa học Nếu hệ thốngchính sách thường xuyên bị điều chỉnh, không ổn định chắc chắn sẽ gây lo ngại chonhà đầu tư do họ không thể dự báo được tương lai, do đó không hoạch định được

kế hoạch, bước đi cụ thể kể cả ngắn hạn cũng như dài hạn Trong các hệ thốngchính sách cần được ổn định lâu dài và minh bạch thì những chính sách tài chính,thuế khóa, chính sách thương mại quốc tế và những chính sách trực tiếp tác độngđến khả năng thu lợi nhuận của nhà đầu tư giữ vai trò quan trọng và quyết định đốivới việc thu hút đầu tư vào các KCN

Trang 14

* Lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, đa dạng các nguồn lực của một vùng hay một quốc gia

Những vùng hay quốc gia có nhiều tài nguyên hoặc lợi thế về điều kiện tựnhiên, vị trí địa lý là những vùng, quốc gia thu hút được mạnh nhất dòng vốn đầu

tư, đặc biệt là các nước đang phát triển Bản chất tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư

là khai thác được những yếu tố đầu vào với giá rẻ

* Lợi thế về nguồn lao động dồi dào

Nguồn lực ở đây không chỉ đơn thuần hiểu về số lượng mà các nhà đầu tưquan tâm dặc biệt tới nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, ý thức kỷ luật laođộng tốt, đặc biệt đối với những ngành kinh tế có hàm lượng tri thức cao Chỉ một

số ngành công nghiệp hoặc một số công đoạn cần nhiều nhân công lao động phổthông thì các nhà đầu tư quan tâm tới các nước đang phát triển có nguồn lao độngphổ thông dồi dào và giá nhân công rẻ mạt

* Trình độ phát triển của nền kinh tế và đặc điểm phát triển của nền văn hóa xã hội

Sự thuận lợi hay không thuận lợi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chất lượng cungcấp các dịch vụ, ngôn ngữ, tôn giáo, phong tục tập quán đều trở thành sự khuyếnkhích hay kìm hãm việc thu hút các nhà đầu tư vào các KCN

2.1.4.2 Những yếu tố bên trong hàng rào khu công nghiệp

Mục tiêu của các doanh nghiệp có cả trong ngắn hạn và dài hạn Do vậy, bêncạnh những yếu tố thuộc nhóm các yếu tố môi trường vĩ mô thì theo các chuyên giakinh tế, các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm đầu tư dựa trên các yếu tố sau [2]:

- Sự thuận lợi về vị trí địa lý và giao thông của KCN như sự gắn kết củaKCN với hệ thống đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thủy

- Khoảng cách của KCN đến các trung tâm dân cư, trung tâm các trường đào tạo

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của KCN như hệ thống cấp thoát nước, hệthống cấp điện, hệ thống đường nội bộ, hệ thống thông tin liên lạc…

- Hệ thống hỗ trợ kinh doanh như hệ thống ngân hàng, hải quan, hệ thốngbảo vệ, dịch vụ logistic và các ngành công nghiệp phụ trợ

Trang 15

- Chính sách giá, phí của KCN về giá thuê đất, phí bảo dưỡng và duy tu hạtầng hàng năm, phí xử lý nước thải, cước phí vận chuyển, giá điện, giá nước, mứclương trung bình trong KCN.

2.2 Một số vấn đề thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trong trên thế giới về việc thu hút đầu tư nước ngoài vào khu công nghiệp

2.2.1.1 Kinh nghiệm của Đài Loan

Đài Loan là một quần đảo nhỏ 36.000 km2 nằm trên vịnh Bắc Bộ Sớmnhận thức được hạn chế của mình là đất chật, người đông, tài nguyên khoáng sảnnghèo nàn, mức độ phụ thuộc của nền kinh tế vào ngoại thương rất lớn, nên ngay từcuối những năm 50 của thế kỷ XX, các nhà hoạch định chính sách của Đài Loan đãxác định muốn tồn tại và phát triển được, thì Đài Loan phải xây dựng mô hình kinh

tế theo “cơ chế hướng ngoại” và phải phát triển công nghiệp Trong đó, mô hìnhKCN được coi là chiến lược tạo thuận lợi quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóanền kinh tế

Năm 1960, KCN đầu tiên của Đài Loan được xây dựng tại Kulung, 31 nămsau (năm 1991) Đài Loan đã xây dựng được 95 KCN với tổng diện tích khoảng13.003 ha Trong đó, 58 khu do Nhà nước trực tiếp xây dựng hệ thống kết cấu hạtầng, số còn lại do tư nhân và các tổ chức đoàn thể đầu tư xây dựng

Về chính sách phát triển KCN:

- Về quy hoạch phát triển các KCN: Công tác xây dựng quy hoạch phát triểncác KCN ở Đài Loan được tổ chức rất khoa học và chặt chẽ Trước hết, Cục Côngnghiệp thuộc Bộ Kinh tế tiến hành khảo sát, đánh giá tiềm năng, lợi thế so sánh củatừng vùng kết hợp với việc dự báo, đánh giá về xu hướng phát triển khoa học côngnghệ, triển vọng thị trường đầu tư và thương mại quốc tế trong thời gian 10 – 20năm tới để xây dựng chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế quốc dân,định hướng phát triển ngành nghề theo không gian lãnh thổ (vùng, khu vực) Sau

đó, trên cơ sở quy hoạch tổng thể định hướng phát triển của từng vùng và khu vực,các nhà đầu tư xác định khả năng xây dựng các KCN với quy mô thích hợp và lậpquy hoạch chi tiết trình cơ quan có thẩm quyền xin phép đầu tư xây dựng KCN.Với cách làm này, việc xây dựng các KCN vừa đảm bảo phù hợp với quy hoạch[2] Nguồn: Tổng hợp từ trang 17,18,19, “Kỹ năng xúc tiến đầu tư”, năm 2003, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

Dự án xúc tiến đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.

Trang 16

tổng thể của cả nước, vừa phù hợp với thực tế của địa phương và khả năng của nhàđầu tư nên tính khả thi của dự án cao hơn.

Để đảm bảo cho các KCN hoạt động có hiệu quả, sự phát triển các KCN ởĐài Loan luôn gắn liền với việc xây dựng một hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh,bao gồm cả hạ tầng kỹ thuật và xã hội bên trong và bên ngoài KCN như hệ thốnggiao thông nội bộ, hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện nước, các dịch vụ bưuđiện, ngân hàng, bảo hiểm, hệ thống xử lý chất thải tập trung… Xây dựng các khu

đô thị xung quanh, đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực và dịch vụ tiện ích côngnghiệp và đời sống Trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường

Trong các KCN luôn đảm bảo một tỷ lệ kết cấu hợp lý giữa diện tích đất dànhcho sản xuất khoảng 60%, đất dành cho xây dựng khu dân cư từ 2,2 – 2,3%, đất dànhcho công trình bảo vệ môi trường 33% (trong đó, đất trồng cây xanh khoảng 10%) vàđất dành cho phát triển các công trình vui chơi giải trí khoảng 4,7 – 4,8%

Quy hoạch xây dựng và phát triển KCN của Đài Loan không phải cố định,

mà thường xuyên được kiểm tra và đánh giá lại về tính phù hợp giữa quy hoạch vàthực tế, nhất là những vấn đề liên quan đến môi trường để kịp thời điều chỉnh, bổsung Theo quy định hiện nay, việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành 3 năm mộtlần Việc quy hoạch xây dựng các KCN của Đài Loan luôn tuân theo nguyên tắc làkhai thác và sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng và đất nước, hạnchế sử dụng đất nông nghiệp vào việc phát triển các KCN Vì vậy rất nhiều KCN ởĐài Loan được xây dựng ở những vùng đất cằn cỗi hoặc đất lấn biển Việc xâydựng các KCN ở những nơi này không chỉ tiết kiệm được quỹ đất nông nghiệp vốnrất khan hiếm của Đài Loan, mà còn giảm thiểu được các chi phí về đền bù, giảiphóng mặt bằng và có điều kiện để xây dựng ngay từ đầu một hệ thống kết cấu hạtầng đồng bộ và hiện đại theo chuẩn mực quốc tế

- Về định hướng phát triển KCN: Các nhà hoạch định chính sách Đài Loanxác định, để có thể bắt kịp với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và sự tiến bộ vượtbậc của khoa học công nghệ trên thế giới, trong những năm tới việc phát triển cácKCN tập trung cần được đổi mới theo hướng chuyển thành các KCN có dịch vụ kỹthuật, công nghệ cao, đáp ứng được nhiệm vụ là nơi tập trung chuyển và chế biếnsản phẩm cao cấp cho xuất khẩu và thị trường trong nước

Trang 17

- Về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KCN: Xây dựng hệ thống kết cấu hạtầng đồng bộ, hiện đại vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm thiểu chi phísản xuất, vừa có điều kiện để xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, vừa giúp cho cácdoanh nghiệp có thể sớm triển khai các dự án đầu tư Đây là yếu tố tạo nên sự hấpdẫn cho các KCN Ở Đài Loan, Ban quản lý KCN đồng thời là nhà đầu tư phát triển

hệ thống kết cấu hạ tầng các KCN Trên mảnh đất đã được quy hoạch công ty kinhdoanh hạ tầng KCN xây dựng sẵn nhà máy, cung cấp kết cấu hạ tầng đồng bộ vàphương tiện hỗ trợ cơ bản khác cho các nhà đầu tư công nghiệp thuê Phương thứcnày, giúp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (dưới 200 lao động) có thể triển khaingay được dự án đầu tư mà không phải bỏ vốn xây dựng nhà xưởng sản xuất và cáccông trình phụ trợ khác

- Về thu hút đầu tư và cơ cấu ngành nghề trong các KCN: Bên cạnh việc xâydựng sẵn hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, Chính phủ Đài Loan còn dành cho các nhàđầu tư vào các KCN nhiều ưu đãi, đặc biệt là chính sách thuế, với mức thuế suất Thuếthu nhập doanh nghiệp thấp, thời gian miễn và giảm thuế dài, giá thuê đất đã phát triển

hạ tầng thấp, được hỗ trợ vốn vay, các thủ tục hành chính được giảm thiểu và đơn giảnhóa Các doanh nghiệp KCN được Nhà nước đảm bảo quyền sở hữu đối với vốn và tàisản, được chuyển lợi nhuận ra nước ngoài…, nên các KCN đã thực sự là địa điểm hấpdẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước

Việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và đầu tư vào các KCN ở ĐàiLoan được thực hiện theo phương châm: “Nhân dân có việc làm với thu nhập thỏađáng, Nhà nước thu được nhiều thuế và doanh nghiệp có lãi” Khi sản xuất pháttriển, thu nhập và đời sống của người lao động nâng lên, Ngân sách Nhà nước lớnmạnh sẽ tạo ra nội lực mới để vươn lên tự lực, tự cường Phương châm này chi phốiviệc xây dựng chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước và tạo nênmột môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng và hấp dẫn.Đồng thời, chính sách phát triển của Đài Loan được tiến hành từng giai đoạn:

+ Giai đoạn I, Chính phủ Đài Loan chủ trương phát triển mạnh các ngànhcông nghiệp nhẹ, sản xuất hàng xuất khẩu và những ngành sử dụng nhiều lao động

+ Giai đoạn II, bắt đầu từ năm 1965 đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX,giai đoạn này các chính sách của Đài Loan chủ yếu tập trung vào việc đẩy mạnh

Trang 18

thu hút đầu tư nước ngoài, bằng việc Chính phủ thành lập nhiều KCN Đặc biệt làChính phủ cho xây dựng 3 KCX và ban bố luật về KCX với nhiều ưu đãi hơn cả vềtài chính và thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế quản lý “một cửa” tại các Banquản lý KCX.

+ Giai đoạn III, từ năm 1990 đến nay, chính sách phát triển KCN, chuyển từđầu tư diện rộng sang nâng cao chất lượng các KCN bằng việc tập trung xây dựngcác KCN cao, kết hợp chặt chẽ giữa khoa học – công nghệ với công nghiệp khuyếnkhích việc nghiên cứu và triển khai R - D trong các ngành công nghiệp, thành lập

và tổ chức lại nhiều viện nghiên cứu , phát triển các KCN với nhiều hình thức đadạng như KCN đa ngành; KCN chuyên ngành: dầu khí, ô tô, xi măng; KCN dànhcho các doanh nghiệp trẻ mới thành lập và các KCX, KCN cao Tân Trúc

- Về tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý nhà nước đối với KCN: Cục Côngnghiệp trực thuộc Bộ Kinh tế là cơ quan quản lý Nhà nước, chịu trách nhiệm xâydựng chiến lược, quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và quản lý, điều hànhhoạt động của các KCN trong phạm vi toàn quốc; ban hành các văn bản pháp lý,xây dựng các chuẩn mực cho việc phát triển KCN Căn cứ vào tiến trình phát triển,hình thức tổ chức quản lý được thay đổi cho thích hợp

Trong thời kỳ đầu, chính quyền Trung ương thống nhất quản lý Nhà nướcđối với tất cả các KCN, KCX trên phạm vi cả nước, bao gồm từ việc xây dựngchiến lược phát triển các KCN, hoạch định chính sách phát triển ngành công nghiệp

và các KCN, lựa chọn vị trí xây dựng KCN, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầngKCN, vận động xúc tiến đầu tư và triển khai các dự án đầu tư Khi các KCN đã đivào hoạt động ổn định, Chính phủ tiến hành phân cấp quản lý cho chính quyền địaphương (trừ những KCN có vị trí chiến lược, sản xuất các mặt hàng mũi nhọn, cótác động lớn đối với nền kinh tế) Hiện tại, Cục Công nghiệp thuộc Bộ Kinh tế trựctiếp quản lý theo hình thức lập Ban điều hành KCN, do các doanh nghiệp KCN cửđại diện Nhà nước không thành lập cơ quan quản lý riêng cho từng khu, hoặc cụmKCN Các doanh nghiệp KCN chịu sự quản lý của chính quyền địa phương và cácngành chức năng như những doanh nghiệp ngoài KCN

Việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của các KCN ở Đài Loannhư cấp phép đầu tư, hải quan, thuế… được tiến hành theo cơ chế “một cửa” Nhà

Trang 19

nước quy định rất rõ: Người có nhu cầu giải quyết công việc chỉ cần đến một nơi, ở

đó sẽ được thông báo công khai tiến trình, thời hạn xử lý công việc Nơi nhận hồ sơ

sẽ chịu trách nhiệm đôn đốc, xử lý công việc ở các khâu tiếp theo và trả kết quảđúng hẹn cho người có nhu cầu

Có thể nói, hệ thống chính sách kinh tế ở Đài Loan luôn được hoạch định vàđiều chỉnh kịp thời khi tình hình kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế thay đổi,nên nó có tính năng động và tính khả thi cao, thực sự trở thành kim chỉ nam, đònbẩy kích thích sự phát triển của các KCN và nền kinh tế

2.2.1.2 Kinh nghiệm của Thái Lan

Từ một nước phát triển nông nghiệp là chủ yếu, Thái Lan đã trở thành mộtnước công nghiệp mới nhờ vai trò quan trọng của chính sách thu hút vốn nướcngoài thích hợp và hiệu quả vào các KCN Thái Lan phát triển mô hình KCN từnăm 1970 Mô hình KCN của Thái Lan là mô hình KCN tập trung tổng hợp, baogồm KCN, KCX và các khu dịch vụ Cho đến cuối năm 2000, Thái Lan có 55 KCNtập trung với tổng diện tích hơn 14.000 ha Các KCN ở Thái Lan được phân bổtheo 3 vùng:

- Vùng I bao gồm thủ đô Băng Kok và 5 tỉnh lân cận, có 11 KCN đượcthành lập với tổng diện tích gần 2.800 ha

- Vùng II bao gồm 12 tỉnh tiếp theo, có 19 KCN được thành lập với tổngdiện tích 5.300 ha

- Vùng III bao gồm 58 tỉnh còn lại, có 25 KCN được thành lập với tổng diệntích 5.900 ha Trong số các KCN thì KCN Maptaphut là KCN lớn nhất với diện tích là1.180 ha, bên cạnh đó cũng có các KCN có quy mô diện tích nhỏ vài chục ha

Các KCN ở Thái Lan được coi là khu vực được ưu tiên vì các nhà đầu tưtrong và ngoài nước đều được Chính phủ cho hưởng một chính sách ưu đãi đểnhằm hướng vào việc mở rộng ra ngoài Băng Kok Có KCN ở Thái Lan giống nhưmột thị trấn hay là một thành phố công nghiệp Môi trường trong các KCN được xử

lý có hệ thống và đồng bộ, công nhân làm việc trong các KCN dần dân được đàotạo ngày càng nâng cao tay nghề, các công nghệ được tập trung ở một số KCN làđiều kiện cho sự chuyển giao khoa học và công nghệ giữa các nhà công nghiệp Cơchế quản lý dịch vụ “một cửa” ở Thái Lan đối với các KCN hoạt động có hiệu quả

Trang 20

Có đại diện của các Bộ, ngành tham gia và có cơ quan thường trú đóng tại cácvùng, các KCN để giải quyết các thủ tục liên quan cho các nhà đầu tư

Thái Lan tập trung đầu tư kỹ thuật cao ở một số KCN, CSHT được thiết kế

và xây dựng theo công nghệ tiên tiến, hiện đại cùng với kế hoạch xúc tiến đầu tưmang tính chiến lược nhằm thu hút phát triển các ngành công nghiệp như chế biếnthực phẩm, dệt, làm đồ trang sức…, chú trọng xây dựng các kết cấu hạ tầng nhưđường xá, cầu cống, bến cảng Trong quá trình phát triển các KCN, Thái Lan rấtchú trọng giải quyết việc ô nhiễm môi trường và hạn chế tập trung các KCN ở gầncác trung tâm du lịch

2.2.1.3 Kinh nghiệm của Malaysia

Trong các nước đang phát triển, Malaysia được đánh giá là nước thành côngtrong thu hút FDI để thực hiện công nghiệp hóa Từ một nước nông nghiệp lạc hậu,

đa sắc tộc, tích luỹ nội địa thấp, Malaysia luôn coi trọng nguồn vốn FDI đối với sựphát triển nền kinh tế đất nước vì đây là yếu tố then chốt đẻ thực thiện công nghiệphóa Do quan điểm như vậy nên Malaysia đã luôn tích cực cải thiện môi trường đầu

tư của mình để thu hút đầu tư nước ngoài Nhờ đó, dòng FDI đổ vào Malaysia ngàycàng tăng và đã đóng góp to lớn tạo ra sự tăng trưởng “thần kỳ” cả nền kinh tếnước này trong nhiều năm qua

Nhờ vào chính sách đầu tư thông thoáng, đầu tư nước ngoài của Malaysianăm1991 đạt 6,4 tỷ USD và đến năm 1996 chiếm hơn ½ tổng số vốn đầu tư trong

cả nước Các nước đầu tư lớn nhất vào Malaysia là Nhật Bản, Đoài Loan, tươngứng đạt 7,02 tỷ USD và 2,29 tỷ USD

Mới 20 năm trước đây, Malaysia vẫn còn là nước xuất khẩu dầu thô, dầuthực vật, cao su, chì, gỗ và các nguyên liệu khác Tỷ lệ của hàng công nghiệp trongtổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 22% vào những năm 1980 Nhưng từ năm 1996,

tỷ lệ đó đã lên 80% và hiện nay Malaysia là một trong những trung tâm sản xuấtđiện tử cao cấp trên thế giới

Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư của Malaysia chủ yếu tập trung vào:

- Xây dựng hệ thống chính trị ổn định và đoàn kết dân tộc;

- Hệ thống giáo dục vững mạnh;

- Hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại;

- Có kế hoạch phát triển kinh tế ngắn hạn và dài hạn với mục tiêu rõ ràng;

Trang 21

- Có chương trình khuyến khích đầu tư tích cực cho cả người đầu tư trong vàngoài nước.

2.2.2 Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp trong cả nước và kinh nghiệm của một số tỉnh tại Việt Nam

2.2.2.1 Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp trong cả nước

Gắn liền với những thành tựu chung của đất nước, trong 20 năm qua cả nước

ta đã hình thành hơn 200 KCN, KCX, khu công nghệ cao, khu kinh tế ven biển vàkhu kinh tế cửa khẩu… (gọi chung là KCN) được phân bố hợp lý và phát triển phùhợp với điều kiện thực tế trên hầu hết các vùng kinh tế Các KCN đã có sức lan tỏa,thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bước đầu mở ra những ngành kinh tếmới, cơ cấu sản xuất nội bộ ngành công nghiệp dần chuyển biến theo hướng hiệnđại Các KCN trên cả nước đã huy động sức mạnh tổng hợp của mọi thành phầnkinh tế, thu hút gần 7.000 dự án (trong và ngoài nước) đầu tư vào KCN, với tổngnguồn vốn đầu tư thực hiện hơn 20 tỷ USD; hàng năm tạo ra 40% giá trị sản xuấtcông nghiệp, hơn 60% giá trị xuất khẩu của cả nước; giải quyết việc làm trực tiếpcho khoảng trên 1,5 triệu lao động

Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong 10tháng đầu năm 2009 tiếp tục theo chiều hướng tích cực trên cả 3 phương diện vốnđăng ký cấp mới, tăng vốn và giải ngân

Từ đầu năm đến cuối tháng 9 năm 2009, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới

và tăng vốn chỉ đạt 12,54 tỷ USD nhưng tính đến 21/10/2009 thì tổng vốn FDI

cả cấp mới và tăng vốn đạt 18,92 tỷ USD Như vậy, chỉ trong tháng 10 năm

2009, lượng vốn FDI đăng ký mới và tăng vốn vào Việt Nam đạt 6,38 tỷ Con sốnày thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư và khả năng phục hồi mạnh mẽ của nềnkinh tế Việt Nam

Trong 18,92 tỷ vốn FDI vào Việt Nam thì có 14,05 tỷ USD là vốn đăng kýmới với 658 dự án Tuy chỉ bằng 27,1% so với cùng kỳ năm 2008 nhưng 14,05 tỷUSD đăng ký mới cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiệnnay Bên cạnh đó là 179 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăngthêm là 4,87 tỷ USD, bằng 95,2% so với cùng kỳ năm 2008

Trang 22

Dịch vụ, lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực quan tâm nhất của các nhà đầu tưvới số vốn đăng ký 8,73 tỷ USD, chiếm khoảng 46% tổng vốn đăng ký Riêng trongtháng 10 năm 2009, có 4 dự án thuộc lĩnh vực này đăng ký mới với số vốn là 4,16

tỷ USD Xếp thứ 2 là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với số vốn đăng ký là 5,677

tỷ USD, chiếm khoảng 30% tổng số vốn đăng ký Riêng trong tháng 10 năm 2009

có 3 dự án đăng ký mới với số vốn 2,02 tỷ USD Điều này thể hiện sự nóng lên củathị trường kinh doanh bất động sản đang diễn ra Tiếp theo là lĩnh vực công nghiệp,chế biến và chế tạo với số vốn đăng ký là 2,65 tỷ USD

Trong 10 tháng đầu năm 2009, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhấtvào Việt Nam với số vốn đăng ký 8,11 tỷ USD Chiếm gần 43% tổng vốn đăng ký.Riêng tháng 10 năm 2009, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã đăng ký 5 dự án mới với 4,16

tỷ USD Điều này một lần nữa lại thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư Hoa Kỳ vớithị trường Việt Nam Tiếp theo là Cayman Islands và Samoa với số vốn lần lượt là1,7 tỷ USD và 1,36 tỷ USD

Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn là địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư với số vốnđăng ký là 6,66 tỷ USD Tuy nhiên trong tháng 10 năm 2009, Bà Rịa – Vũng Tàukhông có dự án đăng ký mới và tăng vốn Tiếp theo là Quảng Nam từ vị trí thứ 23lên vị trí thứ 2 với số vốn đăng ký là 2,46 tỷ USD Xếp thứ 3 là Bình Dương với sốvốn đăng ký là 1,23 tỷ USD

Giải ngân vốn FDI trong 10 tháng đầu năm 2009 ước đạt 8 tỷ USD tiến gầnđến mục tiêu giải ngân của năm 2009 là 10 tỷ USD Tổng giá trị xuất khẩu trongkhối FDI tính cả dầu thô ước đạt 24,197 tỷ USD, bằng 82 % so với cùng kỳ nămngoái Nếu không tính giá trị xuất khẩu dầu thô, giá trị xuất khẩu trong khối FDIđạt 18,821 tỷ USD, bằng 93,8% so với cùng kỳ năm ngoái Giá trị nhập khẩu trongkhối FDI ước đạt 19,966 tỷ USD, bằng 83,8% so với cùng kỳ năm ngoái

Trong 2 tháng cuối năm 2009, với việc tiếp tục triển khai các chương trình xúctiến đầu tư trong và ngoài nước thời gian qua cũng như sắp tới, nhiều khả năng vốnFDI thu hút mới trong năm 2009 sẽ vượt trên 20 tỷ USD và tiếp tục tăng lên vàocác năm sau và hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn FDI trong năm 2009 là 10 tỷ USD

Để tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng và pháttriển các KCN bền vững và hiệu quả, trong thời gian tới, tùy theo điều kiện hoạt

Trang 23

động cụ thể, việc xây dựng KCN phải gắn với quy hoạch và nhiệm vụ phát triểnkinh tế của địa phương, của từng vùng mà cơ quan quản lý nhà nước Ban quản lýcác KCN cần tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm: Xây dựng đồng bộcác công trình hạ tầng, có chất lượng, đúng tiến độ; cải thiện môi trường đầu tư,kinh doanh; xúc tiến đầu tư; thu hút các dự án đầu tư vào những lĩnh vực phù hợpvới mục tiêu phát triển công nghiệp, công nghệ cao của vùng; duy trì tốc độ tăngtrưởng bền vững về sản xuất công nghiệp và xuất khẩu; tích cực thực hiện nhữngbiện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm diện tích đất, nhất là đất nông nghiệp; khắcphục ngay những yếu kém trong công tác bảo vệ môi trường và bảo đảm điều kiệnsống, làm việc cho người lao động…

2.2.2.2 Kinh nghiệm của Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía bắc thủ đô Hà Nội - Trung tâm xứkinh Bắc cổ xưa, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời Được thiênnhiên ưu đãi, nơi đây có đất đai trù phú và hệ thống giao thông thuận lợi nằm trongvùng kinh tế động lực tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Vớilợi thế “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, mảnh đất “địa linh nhân kiệt” giàu tiềm năng

đã và đang phát huy hiệu quả trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hộitheo hướng CNH, HĐH Những năm gần đây thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tếtỉnh Bắc Ninh tiếp tục phát triển với những bước đi vững chắc, tốc độ tăng trưởngkinh tế nhanh trên hai con số, mang lại nguồn thu ngân sách lớn, góp phần tạonhiều công ăn việc làm và nâng cao đời sống cho nhân dân

Để đẩy nhanh tốc độ thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh, song songvới việc triển khai Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp vào cuộc sống và phát huynhững lợi thế sẵn có về con người và hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, Bắc Ninh đã cónhiều chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng, cởi mở, tạo sân chơi bình đẳng chocác doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời tăng cường cải cách thủtục hành chính “minh bạch, công khai” theo quy trình “một cửa” và làm tốt côngtác xúc tiến, thu hút đầu tư Nhờ đó môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh ngày càngđược cải thiện Kết quả là đã thu hút được nhiều nhà đầu tư đến tìm kiếm cơ hộiđầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các KCN Xác định phát triển các KCN chính là độnglực để đẩy nhanh thu hút nguồn vốn đầu tư vào tỉnh, vì vậy Bắc Ninh đã quan tâm

Trang 24

và chỉ đạo sát sao Ban quản lý các KCN tỉnh tập trung phát triển các KCN Kết quả

là năm 2000 Bắc Ninh mới chỉ có một KCN được thành lập với tổng diện tích giaiđoạn I là 134 ha (KCN Tiên Sơn), đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 10 KCN với tổngdiện tích 5.475 ha, trong đó có 4 khu đã đi vào hoạt động; 2 khu mới khởi công xâydựng; còn lại 4 khu đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư Vừa qua Bộ Kế hoạch vàĐầu tư đã thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung thêm 6 KCNvới diện tích 1.423,9 ha đất công nghiệp Các KCN đã tham gia vào việc phân bố,điều chỉnh lại không gian kinh tế - xã hội của tỉnh, thể hiện rõ nhất là thúc đẩy pháttriển hệ thống cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông vận tải… và tạo sự pháttriển đồng đều, hỗ trợ lẫn nhau giữa khu vực phía bắc sông Đuống (phát triển côngnghiệp và dịch vụ) và phía nam sông Đuống (phát triển nông nghiệp theo hướnghàng hóa cao sản)

Song song với thành công trong công tác quy hoạch phát triển các KCN,công tác xúc tiến và thu hút đầu tư vào các KCN thời gian qua đã đạt được nhiềukết quả khá ấn tượng, làm thay đổi diện mạo mới cho ngành công nghiệp, thúc đẩynhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đến nay cácKCN Bắc Ninh đã thu hút được 310 dự án với tổng vốn đăng ký gần 2,5 tỷ USD,

đã cho thuê 759,78 ha đất công nghiệp, đạt 3,2 triệu USD/ha và 7,85 triệu USD/dự

án, trong đó vốn thuộc ngành điện tử chiếm tỷ lệ cao nhất (48,4%), chủ yếu là dự

án đầu tư nước ngoài của các tập đoàn kinh tế có thương hiệu khu vực và toàn cầutrong các lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông công nghệ cao: Canon 2 dự án,Sumitomo, Foxconn, Samsung, Tyco Electronic, Longtech, Mitac Đặc biệt thu hútđược một số dự án hạ tầng KCN thuộc các tập đoàn lớn: VSIP Bắc Ninh(Singapore), tập đoàn IGS (Hàn Quốc), Foxconn (Honghai)… KCN cũng đãchuyển hướng xúc tiến đầu tư theo chuỗi (các tập đoàn lớn và cụm các nhà đầu tưkinh doanh hạ tầng KCN, nhà đầu tư tài chính) để kéo theo nhiều nhà đầu tư thứcấp khác tạo giá trị gia tăng cao, thay thế hình thức xúc tiến đơn lẻ trước đây

Hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN có bướctăng trưởng lớn cả về số lượng và chất lượng Đến nay đã có 135 dự án đi vào hoạtđộng, các KCN đã đóng góp trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp; trên 70% giá trịxuất khẩu toàn tỉnh Kết quả trên là cơ sở để Bắc Ninh xác lập phát triển ngành

Trang 25

công nghiệp mũi nhọn trong thời gian tới, mà trọng tâm là ngành công nghiệp điện

tử và công nghệ cao

Để đạt được mục tiêu đến năm 2015 Bắc Ninh trở thành tỉnh công nghiệp,tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tốc độ xây dựng và phát triển các KCN, đồngthời các KCN phải tham gia vào các chương trình hướng đến phát triển bền vững.Theo đó giải quyết tốt các vấn đề sau:

- Quy hoạch xây dựng các KCN trước hết phải đáp ứng được yêu cầu phục

vụ sản xuất của các nhà đầu tư, tạo ra sự gắn kết hạ tầng kỹ thuật trong và ngoàiKCN; phát huy lợi thế về vị trí, đất đai và các nguồn lực

- Thu hút các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, tạo lập cho được ngànhcông nghiệp mũi nhọn, đảm bảo môi trường sống trong KCN và vùng phụ cận

- Giải quyết hài hoà các quan hệ lao động, trong đó coi trọng mối quan hệ giữangười sử dụng lao động với người lao động, giữa lao động khu vực công nghiệp với laođộng khu vực nông nghiệp nông thôn Đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hội trongKCN góp phần tạo lập môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh

- Ban quản lý các KCN Bắc Ninh cần phải tăng cường công tác tham mưu

về quy hoạch, kế hoạch phát triển các KCN, xây dựng chính sách phù hợp với xuthế hội nhập và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Chỉ đạo công ty đầu tưxây dựng hạ tầng KCN nhằm tạo mặt bằng có hạ tầng tốt, đón bắt cơ hội, đáp ứngyêu cầu của nhà đầu tư Cụ thể hóa mô hình KCN - đô thị theo những tiêu chí, mụctiêu phù hợp để xây dựng cấu trúc cho từng KCN nhằm phát huy lợi thế và hìnhảnh riêng biệt các KCN Bắc Ninh Ưu tiên xây dựng một số KCN phía nam sôngĐuống nhằm tạo sự phát triển kinh tế đồng đều hỗ trợ lẫn nhau giữa các khu vựctrong tỉnh Đặc biệt, Ban quản lý cần làm tốt vai trò kết nối giữa chính quyền, cácngành và doanh nghiệp để lựa chọn nhà đầu tư, dự án tạo lập ngành công nghiệpmũi nhọn, thiết lập hệ thống công nghiệp phụ trợ, ưu tiên ngành công nghiệp mũinhọn là điện, điện tử, cơ khí chính xác, vật liệu mới, chế biến lương thực, thựcphẩm, công nghệ cao… Bên cạnh đó, Ban quản lý cần tăng cường công tác quản lýnhà nước sau cấp phép đầu tư, công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; triểnkhai chương trình phát triển nhà ở cho người lao động trong KCN; tăng cường côngtác an ninh trật tự; an ninh kinh tế trong KCN góp phần tạo lập môi trường sản xuất

Trang 26

kinh doanh lành mạnh Bộ máy tổ chức của Ban quản lý cần tiếp tục được hoànthiện theo hướng chuyên nghiệp hóa các nghiệp vụ quản lý Nhà nước đối với cácKCN, đảm bảo thông suốt, phân cấp rõ ràng giữa các cơ quan quản lý Nhà nước vàthực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa, tại chỗ” theo quy định của Chính phủ nhằmphát triển công nghiệp nhanh, mạnh và bền vững, tạo điểm tựa đưa kinh tế - xã hộiBắc Ninh bắt kịp với nhịp đập và sự phát triển tăng tốc của nền kinh tế Việt Namtrong thời kỳ hội nhập.

2.2.2.3 Kinh nghiệm của Bắc Giang

Cùng với sự phát triển chung của cả nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế,các KCN tỉnh Bắc Giang đầu tàu phát triển công nghiệp của toàn tỉnh đã và đangtừng bước mở rộng và phát triển không ngừng Với nhiều tiềm năng về nguồn nhânlực, tài nguyên phát triển kinh tế, điều kiện thuận lợi về giao thông, vị trí địa lý vàchính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư, những năm qua, các KCN tỉnh đã tiếp nhận

dự án của nhiều nhà đầu tư lớn đến từ các nước Nhật Bản, Trung Quốc, HànQuốc… như tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hồng Hải (Đài Loan), tập đoàn Sanyo(Nhật Bản), tập đoàn Đất đai (Hàn Quốc)… làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướngtới nền công nghiệp sử dụng công nghệ hiện đại, góp phần làm thay đổi bộ mặt,nâng cao vị thế của tỉnh trong cả nước

Ban Quản lý các KCN Bắc Giang là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnhđược giao quản lý 6 khu, CCN với diện tích 1.228 ha Hiện nay, tại các KCN, CCN

đã có 96 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, bao gồm cả 29 dự án có vốn đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đầu tư đăng ký 4.011,49 tỷ đồng và 328,51triệu USD Các KCN, CCN này đều nằm dọc theo Quốc lộ 1A Hà Nội – Lạng Sơn,rất thuận lợi về giao thông, vận chuyển… Hiện nay, tỉnh Bắc Giang đang dự kiếnquy hoạch thêm một số KCN ở các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hoà và huyệnLạng Giang với diện tích các khu từ 200 ha đến trên 1000 ha

Tại các KCN, hạ tầng kỹ thuật cơ bản với giao thông thuận lợi, hệ thống điện,nước cung cấp tới chân hàng rào doanh nghiệp, trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảomôi trường sinh thái, các dịch vụ hải quan, bưu điện, ngân hàng phát triển, môi trườngđầu tư thông thoáng, đơn giản, thuận lợi về thủ tục hành chính… đang là nơi thu hút sựquan tâm của các nhà đầu tư lớn, đặc biệt là các nhà đầu tư Nhật Bản

Trang 27

Năm 2008, vượt qua những khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của suythoái kinh tế toàn cầu, công tác xúc tiến và thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàntỉnh đã có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả nhất định Ngoài các nhà đầu tư đến

từ các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, tỉnh Bắc Giang đã tiếp nhận thêmnhiều nhà đầu tư từ Nhật Bản, Mỹ, Singapore… đến để khảo sát và đầu tư tại tỉnh

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong các KCN cũng

có bước tăng trưởng đáng kể Năm 2008, tại các KCN, CCN có 50 doanh nghiệp đivào sản xuất kinh doanh, sử dụng 5.657 lao động, doanh thu năm 2008 đạt 1.758 tỷđồng, tăng 168% so với cùng kỳ 2007; nộp ngân sách 65,22 tỷ đồng; giá trị nhậpkhẩu đạt 58,4 triệu USD; giá trị xuất khẩu đạt 12,3 triệu USD

Song song với việc phát huy những lợi thế sẵn có về con người và hệ thống

cơ sở hạ tầng tốt, tỉnh Bắc Giang đang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đổi mớitrong công tác quản lý, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian giảiquyết thủ tục cho nhà đầu tư… nhằm nâng cao vị thế, chỉ số năng lực cạnh tranh,thu hút đầu tư phát triển kinh tế của toàn tỉnh

2.2.2.4 Kinh nghiệm của Bình Dương

Bình Dương hiện có 25 KCN đã được thành lập (riêng KCN Xanh BìnhDương vẫn chưa được thông qua quy hoạch chi tiết và chưa được thành lập), vớitổng diện tích quy hoạch 6.934,48 ha, trong đó đã có 22 KCN đi vào hoạt động vớitổng diện tích 6.157,21 ha, 3 KCN còn lại: KCN Mapletree đã thông qua quy hoạchchi tiết; KCN An Tây và Thới Hoà đang đền bù và xây dựng cơ sở hạ tầng

* Về xây dựng hạ tầng KCN

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của 24 KCN, nổi bật trong xâydựng hạ tầng là các nhà máy và trạm xử lý nước thải tập trung của các KCN đượcđẩy mạnh xây dựng Đến năm 2009, Bình Dương có 11/24 KCN có trạm xử lýnước thải hoạt động với tổng công suất thiết kế là 31.500 m3/ngày; có 8 KCNđang xây dựng các trạm xử lý công nghiệp thải tập trung (trong đó có 4 KCN xâydựng giai đoạn 2 và giai đoạn 3) với công suất thiết kế là 34.000 m3/ngày và 01KCN Nam Tân Uyên (công suất thiết kế là 2.000 m3/ngày) đang làm thủ tụcnghiệm thu công trình

* Về thu hút đầu tư

Trang 28

- Đối với đầu tư trong nước: Các KCN đã cấp phép mới cho 23 dự án vớitổng vốn đầu tư đăng ký 5.045,39 tỷ đồng Hiện có 311 dự án đầu tư trong nước vớitổng vốn đầu tư đăng ký 12.983,26 tỷ đồng.

- Đối với đầu tư nước ngoài: Tổng số vốn đầu tư nước ngoài được thu hútvào các KCN trong năm 2009 là 412 triệu USD Nguồn vốn này đến từ 11 quốc gia

và vùng lãnh thổ; trong đó Trung Quốc (tính cả Đài Loan và Hồng Kông) đứng đầu

cả về số dự án cũng như vốn đầu tư Cũng trong năm, Ban Quản lý đã ra quyết địnhthu hồi giấy phép, giải thể 4 doanh nghiệp với tổng vốn 25.000.000 USD và 1doanh nghiệp ngừng hoạt động với tổng vốn 4.000.000 USD Như vậy, đến nay cácKCN Bình Dương có 1.019 dự án còn hiệu lực, bao gồm 708 dự án có vốn đầu tưnước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký là gần 4,5 tỷ USD, và 311 dự án đầu tưtrong nước với tổng vốn đầu tư là 13.000 tỷ đồng

Trong năm 2009, các KCN đã cho doanh nghiệp thuê đất với tổng diện tích130,58 ha Luỹ kế đến nay, các KCN đã ký 921 hợp đồng thuê đất với diện tích2.309,23 ha, đạt tỷ lệ lấp kín 50,54% Nếu tính cho 22 KCN đi vào hoạt động thì tỷ

lệ lấp kín đạt 56,33%

* Kết quả sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp KCN

Trong các KCN Bình Dương có 711 doanh nghiệp đang hoạt động (đạt tỷ lệ70% trên tổng số doanh nghiệp được cấp phép), tăng 87 doanh nghiệp so cùng kỳnăm 2008 tăng 14%, trong đó có 472 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 239doanh nghiệp đầu tư trong nước Ước các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2009của các doanh nghiệp KCN đạt được như sau: Doanh thu là 2.750.234.157 USD,đạt 65,48% kế hoạch năm; kim ngạch xuất khẩu là 1.240.685.272 USD tăng 2,9%

so với cùng kỳ năm 2008 và đạt 62% kế hoạch năm; kim ngạch nhập khẩu là1.653.581.842 USD giảm 0,11% so với cùng kỳ năm 2008, đạt 66,12% kế hoạchnăm; thuế và các khoản nộp ngân sách là 70.954.552 USD đạt 70% kế hoạch năm

* Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp KCN

- Về quản lý lao động: Năm 2009 có gần 90% số lao động đã ký kết hợpđồng lao động; 504 doanh nghiệp đã có nội quy lao động được chấp thuận; 402doanh nghiệp đã có tổ chức công đoàn với 92.574 đoàn viên; có 523 doanh nghiệp

Trang 29

đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cho 154.458 lao động, đạt 90,3% tổng sốlao động Ban quản lý KCN đã kiểm tra và hướng dẫn tình hình thực hiện Luật Laođộng đối với 39 doanh nghiệp, nhờ vậy các doanh nghiệp đã có chuyển biến tíchcực, các doanh nghiệp quan tâm hơn đến việc ký hợp đồng lao động, điều chỉnhthời gian thử việc, giảm bớt thời gian tăng ca theo quy định, bảo đảm thời giờ làmviệc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động, tham gia tốt bảo hiểm xã hội, bảohiểm y tế, xây dựng thang lương, bảng lương, nội quy lao động, đăng ký tập huấn

an toàn lao động… Tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế mà các doanh nghiệpchưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ theo quy định như làm thủ tục cấp sổlao động, chế độ phép, trợ cấp thôi việc cho người lao động, sa thải, cho nghỉ việcchưa đúng theo luật định, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài, thành lậphội đồng hoà giải cơ sở, thống kê báo cáo định kỳ về tai nạn lao động…

- Về quản lý môi trường KCN: Trong năm 2009, Ban quản lý đã tiến hànhkiểm tra 182 lượt tại các doanh nghiệp trong các KCN, tăng 91 lượt so với cùng kỳnăm 2008 (tỷ lệ tăng 100) Nội dung kiểm tra gồm nghiệm thu hệ thống xử lý môitrường, công tác bảo vệ môi trường làm cơ sở để phê duyệt đề án bảo vệ môitrường, công tác bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp nằm trong KCN đãbàn giao Ban quản lý các KCN cũng tiến hành giải quyết khiếu nại và mời cáccông ty vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến làm việc và ra 7quyết định xử phạt vi phạm hành chính, với tổng số tiền là 142 triệu đồng

2.2.3 Một số bài học rút ra trong quá trình phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở một số nước trên thế giới và một số tỉnh ở Việt Nam

- Về chủ trương phát triển KCN: Các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà

nước đã tạo khí thế sôi động trong lao động, sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thuhút sự quan tâm đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Quy chế KCN doChính phủ ban hành cùng với các luật hiện hành đã tạo môi trường pháp lý tươngđối rõ ràng và thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động và bảo đảm công tácquản lý của Nhà nước

- Về lựa chọn vị trí quy hoạch phát triển KCN: Lịch sử hình thành và phát

triển các KCN trên thế giới cũng như Việt Nam cho thấy thành công của các địaphương là đã chọn vị trí đúng trong quy hoạch xây dựng, các KCN đều có vị tríthuận lợi nhất về địa lý, kinh tế Việc quy hoạch chuẩn xác đảm bảo phát huy và

Trang 30

khai thác lợi thế so sánh của từng khu vực, đảm bảo tính hiệu quả trong đầu tư pháttriển công nghiệp đồng bộ, bền vững, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái, tạo

mỹ quan đô thị, tiết kiệm đất nông nghiệp và không ảnh hưởng xấu đến hoạt độngcủa các khu kinh tế lân cận

- Về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và các công trình dịch vụ phục vụ KCN:

Trong điều kiện hiện nay, tập trung xây dựng CSHT đồng bộ, có chất lượng, đúngtiến độ, tránh tiêu cực thất thoát là những yêu cầu bức thiết đối với KCN CSHTngoài hàng rào KCN và các dịch vụ phục vụ KCN như xe buýt đưa đón công nhân,nhà trọ cho công nhân, hải quan KCN… là các yếu tố quan trọng để tăng sức hấpdẫn của KCN đối với các nhà đầu tư Sự thành công của KCN còn phụ thuộc nhiềuvào quy mô và phương thức đầu tư xây dựng các công trình CSHT Do các suất đầu

tư khác nhau nên mức phí cho thuê cũng khác nhau, điều này ảnh hưởng nhất địnhđến việc lựa chọn của nhà đầu tư Vì vậy, việc lựa chọn doanh nghiệp đầu tư CSHT

có năng lực tài chính và kinh nghiệm tiếp thị đầu tư có ý nghĩa quan trọng trongviệc thu hút đầu tư vào KCN

- Về thu hút đầu tư vào KCN: Hiện nay, có một số quan điểm khác nhau về

thu hút đầu tư vào KCN Có ý kiến cho rằng, tích cực thu hút đầu tư trong và ngoàinước, bất kể quy mô và lĩnh vực nào miễn là đầu tư vào KCN Có ý kiến lại chorằng đã đến lúc thu hút đầu tư theo quy hoạch, các KCN phải có tính chuyên ngành,

cơ cấu ngành nghề hợp lý Thực ra, không phải KCN nào cũng cần phải có chuyênngành vì có nhiều KCN đa ngành nhưng thành công Tuy nhiên, việc bố trí các dự

án có ngành nghề khác nhau sao cho các dự án đó hỗ trợ được nhau, không làm ảnhhưởng đến nhau Các dự án thu hút đầu tư vào các KCN có vốn đầu tư lớn, hàmlượng công nghệ cao đồng nghĩa với việc đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH

- Về môi trường đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp: Trong khi không xem

nhẹ vai trò của công tác xúc tiến vận động đầu tư vào các KCN thì thực tế cho thấy,công tác xúc tiến đầu tư có tốt đến đâu cũng khó mang lại hiệu quả nếu môi trườngđầu tư và kinh doanh kém hấp dẫn Vai trò của các nhà đầu tư đã có các dự án trongKCN, nhất là các nhà đầu tư lớn, có uy tín là rất quan trọng Việc chăm sóc các nhàđầu tư chính là cơ hội để đón nhận các nhà đầu tư tiềm năng mới Vì thông thường,các nhà đầu tư mới có tâm lý tìm đến các KCN nơi có sẵn các nhà đầu tư đến trước,

Trang 31

đặc biệt là các nhà đầu tư có uy tín, lấy đó làm cơ sở cho lòng tin về sự lựa chọncủa mình.

- Về cơ chế quản lý một cửa: Hiện nay, các doanh nghiệp đầu tư vào KCN,

mọi công việc liên quan đến các thủ tục hành chính từ lúc tiếp nhận tới lúc giảiquyết xong chỉ diễn ra tại một cửa của Ban quản lý KCN Thành công của cơ chếquản lý này xuất phát từ sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành có liên quan vớiBan quản lý Điều này giúp cho hoạt động của Ban quản lý luôn thuận lợi, kịp thờiđáp ứng các nhu cầu đầu tư, xây dựng KCN và giải quyết các khó khăn vướng mắccủa các doanh nghiệp trong KCN

- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực: Con người là nhân tố

quyết định mọi công việc Xây dựng KCN cũng như tiến hành CNH, HĐH cần cónhững có những con người đủ phẩm chất, năng lực đảm đương các công việc Pháttriển nhân lực cần phát triển đồng bộ các mặt là giáo dục đào tạo, sử dụng và tạoviệc làm Để đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cần phải có kế hoạch định hướngsau đó mới đẩy mạnh công tác đào tạo Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luậtcho các doanh nghiệp, pháp luật lao động cho người lao động mới vào làm việc chocác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tạo sự hiểu biết, thông cảm lẫn nhautrong mối quan hệ chủ - thợ, nhằm giảm bớt mâu thuẫn dẫn đến đình công, tranhchấp lao động

Trang 32

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tiềm năng và nguồn lực để quy hoạch phát triển công nghiệp, các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Dương

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Về vị trí địa lý: Thành phố Hải Dương nằm ở vị trí trung tâm tỉnh, phía bắc

giáp huyện Nam Sách, phía đông giáp các huyện Kim Thành và Thanh Hà, phía tâygiáp huyện Cẩm Giàng, phía nam giáp huyện Gia Lộc, phía đông nam giáp haihuyện Thanh Hà và Tứ Kỳ Thành phố Hải Dương nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km

về phía tây, cách Hải Phòng 45 km về phía đông Thành phố nằm ở vị trí có nhiềuhướng tác động mang tính liên vùng Thành phố Hải Dương có vai trò làm cầu nốithủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, cung cấp sản phẩm hàng hóa quantrọng và là địa bàn tham gia quá trình trung chuyển hàng hóa giữa hệ thống cảngbiển với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong nước

- Về diện tích: Diện tích tự nhiên của thành phố là 7.138,6 ha Địa hình đồng

bằng có độ cao trung bình 3 – 4 m, đất đai bằng phẳng, màu mỡ phù hợp với việctrồng cây lương thực, thực phẩm, cây ngắn ngày, xây dựng các cơ sở công nghiệp

- Về khí hậu: Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia

làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông) Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.300 –1.700 mm; nhiệt độ trung bình là 23,30C; số giờ nắng trong năm là 1.524 giờ; độ

ẩm tương đối trung bình từ 85 – 87%

- Về thủy văn: Các sông lớn chảy qua có sông Thái Bình đi qua giữa thành phố, ở

phía nam có sông Sặt, chi lưu sông Thái Bình Sông Kinh Thày ở phía đông phân định

xã Ái Quốc (thành phố Hải Dương) và xã Lai Vu (Kim Thành) Ngoài ra, còn có các hồđiều hòa: Bạch Đằng và Bình Minh, là những hồ lớn của thành phố

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

- Về kinh tế: Thành phố Hải Dương là trung tâm công nghiệp, thương mại và

dịch vụ của tỉnh

Năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 14,5% Cơ cấu kinh

tế công nghiệp xây dựng chiếm 53,07%, dịch vụ chiếm 45,68%, nông nghiệp thuỷ sản chiếm 1,25% Trên địa bàn thành phố, Chính phủ đã phê duyệt các khucông nghiệp, thu hút 1.247 doanh nghiệp hoạt động

Trang 33

-Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng ước đạt hơn 1.346 tỷđồng, tăng 52% so với năm 2007 Cũng trong năm, thành phố có 1.700 doanhnghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có hơn 900 doanh nghiệp sản xuấtcông nghiệp Thu nhập bình quân đầu người một năm đạt 1.344 USD/người.

Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Dươngđạt hơn 676 tỷ đồng, bằng 50,8% kế hoạch năm và tăng 14% so với cùng kỳ nămngoái Trong đó, kinh tế tập thể đạt hơn 11 tỷ đồng, bằng 50,3% kế hoạch năm;doanh nghiệp tư nhân gần 124 tỷ đồng, bằng 49,7%; công ty trách nhiệm hữu hạnhơn 238 tỷ đồng, bằng 50,8%; công ty cổ phần hơn 206 tỷ đồng, bằng 50,9%; hộ cáthể, gần 98 tỷ đồng, bằng 48,7% kế hoạch năm Thành phố hiện có gần 2.000doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, trong đó có gần 1.000 doanh nghiệpsản xuất công nghiệp

+ Về KCN, CCN: Trước đây, ngành công nghiệp của thành phố Hải Dươngchủ yếu được biết đến qua sự đóng góp của nhà máy Sứ Hải Dương, công ty Chếtạo Bơm Hải Dương, các cơ sở sản xuất bánh đậu xanh và một số nhà máy khác.Sau năm 2000, với lợi thế về giao thông, thương mại…, trên địa bàn thành phố quyhoạch các CCN, KCN tập trung Trong đó, có KCN Đại An với diện tích 470 ha docông ty Cổ phần Đại An làm chủ đầu tư KCN có rất nhiều lợi thế và tiềm năng đểthu hút đầu tư nước ngoài

+ Về thương mại: Ngành thương mại phát triển tương đối đồng đều tại cácphường, xã Trong đó, hàng hóa chủ yếu được lưu thông qua hệ thống bán lẻ

Ngoài các chợ chính tại các khu dân cư, một hình thức bán lẻ khác là quacác siêu thị và trung tâm thương mại đã được xây dựng như: Siêu thị Intimex, Siêuthị Hải Dương, Max Seven, Minh Hải Plaza, marts (G7, Lucky Love), Trung tâmthương mại thành phố Hải Dương Hai trung tâm thương mại khác đang được triểnkhai là: Great Wall Plaza và Minh Anh Plaza

Các tuyến phố thương mại chính: Đồng Xuân, Đại lộ Hồ Chí Minh, NgânSơn, Phạm Hồng Thái, Phạm Ngũ Lão, Quang Trung, Thống Nhất, Trần BìnhTrọng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Tuy An, Tuy Hòa, Xuân Đài…

Phố chợ: Bắc Kinh, Chi Lăng, Chợ Con, Mạc Thị Bưởi, Trần Phú

Trang 34

- Về giao thông:

+ Các tuyến xe buýt: Hiện tại, có tất cả 15 tuyến xe buýt xuất phát từ thànhphố Hải Dương đi đến trung tâm các huyện trong tỉnh Hải Dương và các tỉnh thànhlân cận

+ Đường phố: Bao gồm đường Quốc lộ 5, 191, 183, 17 và có khoảng 40tuyến phố chính trong khu trung tâm thành phố

+ Đường thủy: Giao thông đường thủy thuận lợi Từ thành phố Hải Dương,theo hệ thống sông Thái Bình, tàu thuyền có thể xuôi ra cảng Hải Phòng, hoặcngược lên các tỉnh miền núi trung du phía Bắc

Cảng Cống Câu là cảng đường thủy nội địa có chức năng là nơi bốc giỡhàng hóa, chủ yếu là nguyên vật liệu đến và đi các tỉnh thành khác, cảng có côngsuất 300.000 tấn/năm và hệ thống bến bãi đáp ứng về vận tải hàng hoá bằng đườngthuỷ một cách thuận lợi

+ Đường sắt: Hệ thống đường sắt Hà Hải đi qua địa phận thành phố HảiDương khoảng 13km, bắt đầu từ phường Việt Hòa và kết thúc tại xã Ái Quốc Kếtnối với các tỉnh thành khác tại nhà ga Hải Dương - đầu mối giao thông đường sắtcủa toàn tỉnh, và Tiền Trung là nhà ga trung chuyển của khu vực đông bắc tỉnh

- Về hệ thống các dịch vụ phụ trợ: Thành phố Hải Dương là trung tâm chính

trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh nên bưu điện, hệ thông ngân hàng, hệ thốngthương mại, khách sạn lớn của tỉnh đều tập trung chủ yếu ở thành phố

- Về giáo dục – y tế: Trên địa bàn thành phố hiện có 8 trường Đại học, Cao

đẳng và 9 bệnh viện, trung tâm y tế

- Tình hình cấp nước sạch: Ở thành phố đã đưa vào hoạt động nhà máy nước

Việt Hòa với công suất 20.000 m3/ngày, các nhà máy nước phía nam thành phốcũng đã được nâng cấp, cải tạo… Đến nay 100% số dân nội thành đã được cấpnước sạch

- Tình hình đô thị hóa và phân bố dân cư: Thành phố là thành phố loại II,

gồm có 15 phường và 6 xã, với số dân năm 2009 là 279.921 người Số lượng ngườitrong độ tuổi lao động rất cao Trình độ học vấn của người dân thành phố HảiDương ở mức khá so với cả tỉnh và các tỉnh trong cả nước Dân trí không ngừngđược nâng lên trong thời gian qua Việc phổ cập giáo dục đạt kết quả cao, tỉnh đãhoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở Số lượng học sinh của tỉnh đỗ vào

Trang 35

các trường Đại học, Cao đẳng những năm qua luôn thuộc các tỉnh đứng đầu cảnước Điều đó cho thấy chất lượng giáo dục của tỉnh và sự quan tâm của gia đình,

xã hội với giáo dục là rất tốt Đây là điều kiện thuận lợi đồng thời cũng đòi hỏingành công nghiệp phát triển để thu hút lực lượng lao động này vào làm việc ở các

cơ sở sản xuất công nghiệp

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trong đề tài, chúng tôi sử dụng hai nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp

* Dữ liệu thứ cấp:

- Các báo cáo tổng kết của Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, Ban quản

lý KCN Đại An; các báo cáo, nghiên đánh giá trước đó ở trong và ngoài nước…

- Nguồn số liệu, thông tin đăng trên sách, báo, thông tin trên mạngInternet…

* Dữ liệu sơ cấp:

Dữ liệu này được thu thập bằng hai cách là tham khảo ý kiến chuyên gia vàlấy mẫu điều tra bằng bảng hỏi Bảng hỏi sử dụng cho điều tra được thiết kế cho hainhóm đối tượng với hai mẫu phiếu điều tra riêng biệt như sau:

- Mẫu phiếu 1: Dùng cho các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vào KCNĐại An (bên A), với mẫu này tổng số phiếu phát ra là 30 phiếu

- Mẫu phiếu 2: Dùng cho các nhà lãnh đạo, chuyên viên các sở như: Sở Kếhoạch và Đầu tư, các phòng, ban thuộc Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, Banquản lý KCN Đại An… (bên B), với mẫu này tổng số phiếu phát ra là 30 phiếu

3.2.2 Phương pháp phân tích

3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bìnhquân, độ lệch chuẩn để nêu lên các đặc trưng cơ bản về mặt lượng của hiện tượngnghiên cứu

Đối với số liệu sơ cấp thu thập được, chúng tôi sử dụng phần mềm MicrosoftExcel để hỗ trợ tổng hợp phân tích Trước hết, nhập kết quả thu thập ở từng phiếuđiều tra theo bên A và bên B vào bảng tính Excel, rồi tổng hợp theo các chỉ tiêu: Sốbình quân, Max, min, độ lệch chuẩn Cuối cùng sử dụng biểu đồ mạng nhện (radar)

để xác định độ lệch về đánh giá của hai bên Để thực hiện việc phân tích này, chúng

Trang 36

tôi đã lượng hóa kết quả trả lời trong bảng hỏi bằng thang điểm từ 1 đến 5 Điểm 1phản ánh mức yếu kém nhất và điểm 5 phản ánh mức hài lòng nhất.

Kết quả tốt sẽ rơi vào các trường hợp sau:

Trên cùng một yếu tố được điều tra vào cùng một thời điểm (trong cùng một tháng):

- Bên A và bên B cho điểm tương đương nhau, thể hiện bên cung cấp cácdịch vụ trong KCN Đại An hiểu được thực trạng môi trường đầu tư, môi trường sảnxuất kinh doanh của KCN

- Các bên đều cho điểm cao nhất (5 điểm) hoặc tiệm cận đến điểm tối đa, thểhiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh rất tốt, rất hấp dẫn đối vớicác nhà đầu tư nước ngoài Các tiêu chí để đánh giá môi trường đầu tư, sản xuấtkinh doanh tốt là:

+ Vị trí địa lý, điều kiện giao thông và điều kiện về CSHT

+ Tính minh bạch và thời gian thực hiện các thủ tục hành chính và XNK.+ Trình độ người lao động và công tác đào tạo lao động

+ Chính sách ưu đãi, đãi ngộ của KCN

+ Tiềm năng, chi phí gia nhập thị trường tiêu thụ sản phẩm

+ Quy hoạch tổng thể

+ Diện tích đất thuê, giá thuê đất và sự ổn định trong sử dụng đất

+ Nguồn cung ứng nguyên, vật liệu

+ Các ngành công nghiệp phụ trợ và các loại chi phí không chính thức

Kết quả kém sẽ rơi vào các trường hợp sau:

Trên cùng một yếu tố được điều tra vào cùng một thời điểm (trong cùng một tháng):

- Các bên cho điểm khác nhau rất lớn, thể hiện bên cung cấp các dịch vụtrong KCN chưa nắm bắt được nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài vào KCN.Lúc này, dựa vào kết quả thu được từ nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài đểphân tích, đánh giá tìm ra yếu tố quan trọng cho phần đề xuất giải pháp

- Điểm các bên đánh giá là thấp hoặc tiệm cận với điểm 1, điểm 2, thể hiệnmôi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh kém hấp dẫn đối với các nhàđầu tư nước ngoài, cần có biện pháp khắc phục

3.2.2.2 Phương pháp so sánh

- So sánh kinh nghiệm thu hút đầu tư vào KCN của một số nước trên thế giới

và một số tỉnh trong nước ta với hoạt động thu hút đầu tư hiện tại ở KCN Đại An

Trang 37

- So sánh mức độ hài lòng của các nhà đầu tư với sự kỳ vọng của các cơquan quản lý của Nhà nước, Ban quản lý KCN…

3.2.2.3 Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Phương pháp này được sử dụng thông qua việc tham khảo, hỏi ý kiến cácchuyên gia về các lĩnh vực chuyên môn và quản lý:

- Trong lĩnh vực đầu tư và các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư

- Lãnh đạo các Sở, Ban ngành có liên quan

- Thông qua việc nghiên cứu các công trình có liên quan đã công bố

3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích

* Các chỉ tiêu dùng để phân tích dữ liệu thứ cấp:

- Phân loại kết quả đầu tư theo nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước;theo quốc gia và vùng lãnh thổ; theo số vốn đầu tư của dự án qua các năm

- Vốn đầu tư là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chỉ tiêu làm tăng hoặc duy trì tàisản vật chất trong một thời kỳ nhất định

- Vốn đầu tư đăng ký bình quân trên mỗi dự án

- Vốn đầu tư đăng ký bình quân trên mỗi ha đất thuê

- Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa là toàn bộ giá trị hàng hóa đưa rahoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam làm giảm (xuất khẩu) hoặc làm tăng (nhập khẩu)nguồn của cải vật chất của Việt Nam trong thời gian nhất định

- Số lao động được sử dụng

- Giá trị sản xuất công nghiệp

- Tỷ lệ lấp đầy của KCN qua các năm

* Các chỉ tiêu dùng để phân tích dữ liệu sơ cấp:

- Khả năng tiếp cận thông tin trước khi đầu tư vào KCN Đại An

- Mức độ thuận lợi của khu công nghiệp (đường bộ, đường sắt, đường thủy,đường hàng không)

- Khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng ở KCN Đại An (hệ thống xử lýnước thải, hệ thống cung cấp điện, hệ thống cung cấp nước, hệ thống cung cấp dịch

vụ viễn thông và internet, hệ thống dịch vụ ngân hàng, hệ thống phụ trợ khác)

- Kỹ năng, trình độ và mức độ thuận lợi trong việc tuyển dụng các loại laođộng ở KCN Đại An (cán bộ quản lý, kỹ sư, cử nhân kinh tế, phiên dịch, công nhân

kỹ thuật, lao động phổ thông)

Trang 38

- Giá, chi phí các loại: Giá điện (giá 1 KW/h), giá nước (giá 1m3 nước), giáthuê đất đã có cơ sở hạ tầng (giá thuê 1m2 đất/năm), chi phí bảo dưỡng hạ tầnghàng năm, cước phí vận chuyển, chi phí xử lý nước thải (giá xử lý 1m3 nước thải),chi phí ăn, ở, giải trí đối với người lao động, chi phí cho các thủ tục hành chính,lương cho cán bộ quản lý, công nhân, kỹ sư.

- Về các thủ tục hành chính (gồm các thủ tục liên quan đến đất đai, đăng kýcấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy cho thuê đất xây dựng, giấy chứng chỉ quy hoạch,giấy phép lao động; các thủ tục về thuế, hải quan): Thời gian, tính minh bạch, thái

độ phục vụ của công chức

+ Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư: Không quá 05 ngày làm việc

+ Thời gian cấp giấy cho thuê đất xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc.+ Thời gian cấp giấy chứng chỉ quy hoạch: Không quá 10 ngày làm việc.+ Thời gian cấp giấy phép lao động: Không quá 07 ngày làm việc

+ Thời gian giải quyết các thủ tục thuế, hải quan: Không quá 05 ngày làm việc.+ Tính minh bạch và thái độ phục vụ của công chức: Chuyên nghiệp, nhanhnhẹn hay không chuyên nghiệp, hách dịch, gây khó khăn

- Chính sách khuyến khích phát triển kinh tế doanh nghiệp trong KCN

- Tính năng động và tiên phong của Ban lãnh đạo, Ban quản lý KCN

- Những yếu tố quyết định dẫn đến lựa chọn đầu tư vào KCN Đại An

- Những khó khăn của các nhà đầu tư khi tham gia đầu tư vào KCN Đại An

Quá trình điều tra được thức hiện qua các bước sau:

- Bước 1: Thiết kế bảng hỏi các chuyên gia để tìm ra các yếu tố chủ yếutrong bảng câu hỏi điều tra

- Bước 2: Hoàn thiện lại bảng hỏi

- Bước 3: Phỏng vấn thử để hoàn thiện phiếu điều tra

- Bước 4: Phát phiếu điều tra toàn bộ số mẫu đã chọn

Trang 39

PHẦN VI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Lịch sử hình thành và phát triển khu công nghiệp Đại An

4.1.1 Khái quát chung về KCN Đại An

- Quyết định thành lập: KCN Đại An được thành lập theo Quyết định số

317/CP-CN ngày 21 tháng 03 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà

Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với diện tích ban đầu là 170,82 ha và chủ trương chophép mở rộng KCN Đại An theo văn bản số 1059/TTg-CN ngày 07 tháng 7 năm

2006 của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vớidiện tích là 470 ha do Công ty Cổ phần Đại An làm chủ đầu tư

- Vị trí giao thông: KCN có vị trí giao thông hết sức lý tưởng và thuận lợi,

nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh),dọc theo tuyến đường cao tốc số 5, nối liền thủ đô Hà Nội với cảng Hải Phòng, nằmtại km 51, Quốc lộ 5, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương KCN cách thủ đô HàNội 50 km, cách sân bay Nội Bài 80 km, cách cảng Hải Phòng 51 km, cảng nướcsâu Cái Lân 82 km, ga đường sắt Cao Xá 1,5 km, cảng sông Tiên Kiều 2 km TừKCN có thể đi đến các tỉnh lân cận trong khu vực miền Bắc bằng đường cảng biển,cảng sông, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt, tiết kiệm chi phí vận chuyểnhàng hóa

- Diện tích và vốn đầu tư: KCN Đại An có tổng diện tích 664 ha với tổng

vốn đầu tư khoảng 1300 tỷ đồng Trong đó, diện tích khu I là 193,22 ha (174,22 hađất khu công nghiệp và 19 ha đất khu dân cư phục vụ công nghiệp) Năm 2007,KCN Đại An đã mở rộng khu II là 474 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là

403 ha, diện tích đất khu dân cư là 71 ha Tại đây sẽ hình thành một khu liên hợpcông nghiệp – tiểu khu nhà ở đồng bộ và hiện đại, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật gắnliền với hạ tầng xã hội, KCN gắn liền với khu dân cư và các dịch vụ phục vụ chocông nhân và chuyên gia làm việc trong KCN, đồng thời làm tăng sức hấp dẫn đểthu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư

Trang 40

- Cơ cấu tổ chức bộ máy Ban quản lý KCN Đại An như sau:

Ngày đăng: 19/05/2016, 19:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương, năm 2004, “Sơ đồ quy hoạch các KCN tỉnh Hải Dương năm 2004” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ đồ quy hoạch các KCN tỉnh Hải Dương năm 2004
14. Nguyễn Phúc Công, năm 2008, “ Nghiên cứu các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Hải Dương”, luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Hải Dương
17. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương, Kết luận số 48/KL-TNMT,“Kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với công ty Cổ phần Đại An, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng”.18 .Trần Ngọc Hưng, năm 2004, “Các giải pháp hoàn thiện và phát triển KCN ở Việt Nam”, luận văn tiến sỹ kinh tế, trường Đại học Thương mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với công ty Cổ phần Đại An, thị trấn Lai Cách, huyện Cẩm Giàng”.18 .Trần Ngọc Hưng, năm 2004, “Các giải pháp hoàn thiện và phát triển KCN ở Việt Nam
22. UBND tỉnh Hải Dương, năm 2007, “Đề án quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Hải Dương đến năm 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Hải Dương đến năm 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020
23. UBND tỉnh Hải Dương, Quyết định số 920/2003/QĐ-UB, ngày 03 tháng 4 năm 2003, “Quyết định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương”, điều 6,7,8 và 10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định về ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh Hải Dương
15. Quốc hội, năm 2005, Luật Doanh nghiệp, số 60/2005/QH 11, ngày 29 tháng 11 năm 2005 Khác
16. Quốc hội, năm 2005, Luật Đầu tư, số 59/2005/QH 11, ngày 29 tháng 11 năm 2005 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w