Khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack (CHDCND Lào) đến 2020 .pdf (Trang 30)

động lực củaCNH – HĐH. Khoa học và công nghệ cò vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung, CNH - HĐH nói riêng của các quốc gia. Là một nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế kém phát triển nên tiềm lực khoa học và công nghệ của Lào còn yếu. Muốn tiến hành CNH - HĐH thành công thì phải xây dựng một tiềm lực khoa học và công nghệ thích ứng với đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá. Đây là một công việc vô cùng khó khăn và lâu dài. Trình độ phát triển khoa học và công nghệ và là tiềm lực trí tuệ và sáng tạo của một dân tộc.

Muốn làm được những việc trên cần phải xây dựng và thực hiện tốt cơ chế và chính sách đồng bộ cho phát triển khoa học và công nghệ (khuyến khích bằng lợi ích vật chất và tinh thần, thị trường, quyền sở hữu trí tuệ, ưu đãi nhân tài…). Để khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển thì trước hết phải tạo ra động lực cho sự phát triển của chính bản thân khoa học công nghệ.

1.3.8. Yếu tố Nguồn nhân lực: Yếu tố con người trong việc nâng cao thu hút ĐTNN là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, khi đề cập đến các công cụ để thu hút ĐTNN thì các nhà nghiên cứu đã coi nhân tố con người như là cấp độ đầu tiên cần quan tâm giải quyết để tạo nên sức mạnh. Điều này cũng không có gì là mới qua thực tế phát triển của một số nước trong khu vực như: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... lại phát triển rất nhanh trong khi những điều kiện ban

đầu của các nước đó thua xa các nước khác và lại không có nguồn tài nguyên phong phú. Phải chăng năng lực cạnh tranh của các nước đó nằm trong yếu tố con người – nguồn lực của trí thức và sức sáng tạo. Con người là một chủ thể, là một nhân tố đặc biệt trong số các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút ĐTNN. Là một chủ thể đặc biệt như vậy, “vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển”, là một chủ thể sống, cùng vận động để tồn tại và phát triển trong xã hội, do vậy khi xét đến chủ thể này như một nhấn tố tích cực trong việc thu hút ĐTNN của từng quốc gia.

Trong xu thế toàn cầu, các nước phát triển xem nguồn nhân lực là yếu tố cốt tử trong cạnh tranh toàn cầu, và phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu của phát triển khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện nay không chỉ đơn thuần là giá nhân công lao động thấp mà còn bao hàm cả trình độ kỹ năng và chất lượng của nguồn nhân lực. Vì thế nên cơ cấu dân cư và lao động trẻ, hệ thống giáo dục và đào tạo rộng lớn là những nhân tố thuận lợi cho việc thu hút ĐTNN.

1.3.9. Yếu tố Pháp lý và Quản lý hành chính : Hệ thống Luật pháp minh bạch, đầy đủ sẽ tạo ra hành lang pháp lý ổn định và tạo những điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư dễ dàng và càng thuận tiện hơn khi đầu tư vào nước đó. Ngược lại, một quốc gia có hệ thống Luật pháp rắc rối, phức tạp và không rõ ràng dễ làm nản lòng các chủ đầu tư có thiện chí nhất. Hơn nữa, hệ thống pháp luật này được thực hiện bởi một bộ máy quản lý Nhà nước các cấp phù hợp với quy định của Pháp luật và tạo ra cơ chế sao cho phù hợp với bộ máy đó. Ổn định môi trường pháp lý và nhất quán tạo ra những chính sách theo hướng khuyến khích ĐTNN hoặc đi cùng với những chính sách ưu đãi thuế, hỗ trợ đầu tư, nới lòng các quy tắc đối với hoạt động ĐTNN. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thực hiện chính sách khá thông thoáng, điều kiện thuận lợi mà trọng tâm là

dành cho ĐTNN một số ưu đãi thuế, hỗ trợ đầu tư, với phạm vi và mức độ khác nhau để thu hút dòng vốn đầu tư quan trọng này.

Thu hút ĐTNN là một vấn đề cần thiết, là tất yếu nhưng kết quả thu hút ĐTNN lại phụ thuộc vào đồng thời của nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố môi trường đầu tư gồm có các nhân tố như: nhân tố pháp lý, quản lý hành chính, văn hoá xã hội, kinh tế, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, các điều kiện về tài nguêyn và vị trí địa lý... Mà ở đó tất cả các vấn đề liên quan trực tiếp đến ĐTNN đều tạo ra những liên hệ và ảnh hưởng đối với ĐTNN.

Hệ thống quản lý hành chính này được thực hiện bởi một cơ quan quản lý Nhà nước các cấp phù hợp với quy định của Luật pháp và tạo ra cơ chế phù hợp với cơ quan hành chính Nhà nước. Các cơ quan này là nơi xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài và hỗ trợ các DN có vốn đầu tư nước ngoài phát triển theo Luật định (hỗ trợ các doanh nghiệp ĐTNN giảm giá thành sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá). Hơn nữa, các yêu cầu cụ thể đưa ra thường gắn liền với việc xét cấp giấy phép các dự án đầu tư hơn là gắn với các đòi hỏi về lợi ích. Trong trường hợp các tác động tiêu cực không được bù đắp bởi các yếu tố khuyến khích thì các yêu cầu nói trên nhiều khi dẫn đến phải trả giá cao, khiến cho việc triển khai dự án đầu tư bị đổ vỡ. Nếu các NĐTNN coi các quy định như vậy là dấu hiệu của một môi trường đầu tư không thuận lợi và trong thời gian tới các quy định đó có thể giảm lợi nhuận của họ nữa thì họ có thể quyết định không tiếp tục đầu tư. Thủ tục hành chính đơn giản và thuận lợi là bước khởi đầu tốt đẹp đối với các NĐTNN khi xâm nhập thị trường ở các quốc gia dự định đầu tư. Ngoài những yếu tố đã kể trên, thì còn có hai yếu tố cơ bản là xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới và chiến lược phát triển của các TNCs.

Tóm tắt Chương 1,

Trong chương này đề tài đã giải quyết được một số vấn đề về lý luận như sau: Nêu lên khái niệm về đầu tư nước ngoài. Các hình thực của đầu tư nước ngoài, định nghĩa, ưu điểm và những hạn chế của nó. Nêu lên vai trò của đầu tư nước ngoài đối với bên chủ đầu tư dẫn đến bên tiếp nhận đầu tư và vai trò của ĐTNN đối với nền kinh tế của Lào. Ngoài ra, đề tài còn nêu lên một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài tại Lào nói chung và tại tỉnh Champasack nói riêng.

Qua những phần lý luận trên chung ta co thể thấy rằng đầu nước ngoài ngày càng có vai trò to lớn đối với việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và thương mại ở các nước đi đầu tư lẫn tiếp nhận đầu tư. Để hiệu rõ hơn những vấn đề trên, chúng ta đi vào Chương 2: “Thực trạng thu hút ĐTNN vào tỉnh Champasack thời gian qua”. Trên cơ sở đó có thể thấy được hiệu quả thực sự do ĐTNN mang lại cho nền kinh tế của tỉnh Champasack trong thời gian qua.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH CHAMPASACK THỜI GIAN QUA

2.4. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH CHAMPASACK.

2.4.1. Đặc điểm tự nhiên của Tỉnh Champasack.

Champasack là một tỉnh nằm ở miền Nam của Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào, nằm ở kinh tuyến 13°C 55” - 15°C 22” Bắc và đường vĩ tuyến 100°C 13” - 106°C 55” Đông. Có diện tích khoảng 1.541.500 ha (15.415 Km2). Với dân số 603.880 người dân, Mật độ khoảng 38 người/ Km2 [Uỷ ban điều tra dân

số năm 2005], có biên giới Phía Bắc giáp với tỉnh Salavane, dài 140 Km, Phía

Nam giáp với Campuchia, dài 135 Km, Phía Đông giáp với tỉnh Sekong và Attapeu, dài 180 Km, Phía Tây giáp với Thailand, dài 233 Km.

Tỉnh Champasack chia thành hai vùng là: 74% của diện tích là vùng Đồng bằng và còn lại là vùng miền Núi 26%. Sông MeKong chia lãnh thổ thành hai bờ: bờ Đông có 6 huyện và bờ Tây có 4 huyệân.

Vùng Đồng bằng: Phù hợp với việc trồng lúa, hoa màu họ đậu, có diện

tích khoảng 1.135.000 ha (11.350 Km2). Có độ cao 75 - 120 m; Khí hậu ôn đới, ẩm, nhiệt độ bình quân 27°C; Lượng mưa trung bình 2.279 mm / năm.

Vùng miền núi: Có diện tích 406.500 ha (4.065 Km2) và có mức độ cao 400 - 1284 m; Nhiệt độ bình quân 20°C - 21°C ; lượng mưa bình quân 3.500 mm/ năm; Độ ẩm khoảng 80% phù hợp với việc trồng cây công nghiệp như: rau, cà phê, sa nhân, chè...

Ơ Thế mạnh của tỉnh, ngoài truyền thống cần cù của người dân ta, còn có tài nguyên phong phú và một số hạ tầng cơ sở kinh tế – xã hội như:

1. Tài nguyên đất: Tỉnh có diện tích tất cả khoảng 1.541.500 ha. Trong đó đấtđể sản xuất là 567.00 ha bằng với 37%. Hiện nay, diện tích toàn bộ đã được sử dụng khoảng 145.975 ha bằng với 26% của tổng diện tích sản xuất. Sử dụng trong việc trồng trọt khoảng 139.986 ha, trong đó cây lúa khoảng 87.663 ha, trồng cà phê 29.142 ha; trồng cây CN 17.954 ha; cây kinh tế 6.998 ha, sử dụng cho chăn nuôi 4.218 ha. Ngoài ra còn sử dụng vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Phần diện tích còn lại là rấy cũ, bãi cỏ tranh, lau lách, diện tích bỏ hoang.v.v.

2. Tài nguyên rừng: Trong toàn tỉnh có khoảng 895.500 ha là diện tích rừng,chiếm 58% của diện tích toàn tỉnh. Trong đó: Rừng nguyên sinh Quốc gia gồm 3 khu vực có diện tích 309.000 ha. Rừng nguyên sinh của tỉnh gồm 7 khu vực có diện tích 88.950 ha. Rừng bảo hộ của tỉnh gồm 4 khu vực có diện tích 169.300 ha. Rừng sản xuất 112.800 ha. Rừng cải tạo 120.000 ha. Rừng kiết 67.760 ha. Rừng trồng mới 6.998 ha. Rừng khác 19.981 ha.

3. Tài nguyên nước: Tỉnh có nhiều sông suối, khả năng có nước quanh năm như: SêĐôn, suối Băng Liêng, suối Tô Mô, sông Mê kông chạy dọc từ Bắc đến Nam dài hơn 200 Km. Dân sinh sống dọc sông gồm có 8 huyện đồng bằng dựa vào dòng sông này để làm ăn, sinh sông quanh năm.

4. Tài nguyên khoáng sản: Tỉnh có các điểm xuất hiện nhiều loại khoáng sản như: Mỏ muối có một điểm tại huyện Pathumphon. Mỏ đất sét có 2 điểm tại huyện pathumphon và huyện Xanasoomboun. Có mỏ đồng cỏ 5 điểm, trong đó tại huyện Soukhuoma 2 điểm, tại huyện Champasack 1 điểm, huyên Phonthong 1 điểm và tại huyện Xanasoomboun 1 điểm. Mỏ Bâốc Xít 1 điểm tại

huyện Paksong. Mỏ đá Pa Cô Đít 1 điểm, Mỏ Chì 1 điểm và Mỏ Than bùn 2 điểm tại huyện Pathumphon và có mỏ AMêTít 1 điểm tại huyện MuongKhong.

2.4.2. Đặc điểm kinh tế – Xã hội của tỉnh Champasack (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1./ Về Nông lâm nghiệp: Tỉnh có các trung tâm nghiên cứu về động thực vật như: Trung tâm sản xuấ lúa “Phon Ngam”. Trung tâm nghiên cứu thí nghiệm cây ăn quả tại cấy số 24; Trung tâm nghiên cứu thí nghiệm thực vật - rau quả tại “Huội Pa Lải”, trung tâm nghiên cứu thí nghiệm phát triển giống lúa “Huội Ta Cuôn”, trung tâm nghiên cứu thí nghiệm giống Cà phê “I Tou”, Trung tâm ươm giống cây tại cấy số 12 và “Đông Lan Kham”, Trạm nghiên cứu phát triển giống cá tại cấy số 8, Trung tâm nghiên cứu thí nghiệm giống cá địa phương tại “Bản Na” và trạm nghiên cứu thí nghiệm giống gia súc “Nong Hin”. Ngoài các cơ sở trên, Nhà nước còn tập trung vốn xây dựng các trạm bơm 292 trạm, trong đó có 270 trạm bơm nước, bơm bằng động cơ điện 36 trạm, bơm bằng xăng dầu 234 trạm, đập “Nạm Lộn” và 21 hồ chứ nước. Các cơ sở trên có thể cung cấp nước cho18.345 ha sản xuất mùa khô. Tỉnh còn có trường Trung cấp nông nghiệp là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, khả năng ra trường khảong 300 học viên /năm.

2./ Về Công nghiệp và Thủ công nghiệp: Đã đầu tư xây dựng khu công nghiệp với diện tích hơn 2.500ha, để đón nhận sự phát triển của các nhà máy sản xuất ngày càng nhiều. Trong đó có 1 đập thuỷ điện có công suất 5,5 MW/năm; Có một trạm cấp phát điện có công suất 32 MW/năm, sản xuất điện được 23.894.000 Kwh; Có hồ chứa nước diện tích 196m2, chứa đựng 616 triệu m3/năm. Có mạng đường dây dẫn điện cao thế dài 114 km; trung thế dài 945 km và hạ thế dài 1006 km. Nhà nước coi chính sách thu hút các nhà đầu tư tham gia và bỏ vốn đề đầu tư và SXHHù. Trong toàn tỉnh có 41% số Bản có điện dùng, chiếm tỷ lệ 46% trong toàn tỉnh.

3./ Về Thương mại và dịch vụ: Toàn tỉnh có 25 chợ, trong đó có 13 chợ cấp Bản, 8 chợ cấp huyện va 4 chợ cấp tỉnh. Có 5.686 đơn vị để phục vụ việc trao đổi hàng hoá của nhân dân. Đặc biệt, tỉnh có 2 chợ biên giới và 2 cửa khẩu Quốc tế là cơ sở tốt để tổ chức khu thương mại xuất nhập khẩu trước mắt và xây dựng đặc khu kinh tế trong tương lai.

4./ Về Dịch vụ – Du lịch: Champasack là tỉnh có văn hoá tốt đẹp có di tích vềcông trình lịch sử nổi tiếng, có nhiều danh lam thắng cảnh tự nhiên tươi đẹp. Để bảo vệ và phát triển các di sản quí báu nới trên, tỉnh đã phân chia khu Du lịch thành 7 khu vực gồm có 103 điểm du lịch, trong đó có 44 điểm du lịch sinh thái, 28 điểm du lịch văn hoá, 25 điểm du lịch lịch sử. Tất cả 103 điểm du lịch nói trên, có 43 điểm đã khảo sát và 33 điểm đã đưa vào sử dụng.

5./ Về Giao thông vận tải: Toàn tỉnh có đường giao thông dài 3.158,5 km. trong đó: Đường bộ 2.066,7 km. Có tuyến đường bộ phía bắc qua Cửa khẩu Lao Bảo và tuyến đường bộ phía Nam qua Cửa khẩu Kon Tum sang Việt Nam. Ngoài ra còn có tuyến đường bộ sang Thái Lan (Cảng Biển Khong Tơi). Đặc biệt, tỉnh còn có một sân bay Quốc tế. Năm 2000 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng cây cầu qua sông Mê kông Pakse – Phonthong. Đối với giá cước vận tải thì theo nguyên tắc quốc tế, giá cước là 0,05 – 0,07 USD/km nếu vận tải cự ly từ 20 km trở lên và 0,01 USD / km nếu vận tải cự ly dưới 20 km.

6./ Về Giáo dục: Tỉnh chú ý đến việc phát triển cơ sở hạ tầng về giáo dục nhằm đón nhận sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài. Hiện nay toàn tỉnh có 991 trường học. Trong đó, có 117 trường mẫu giáo có khả năng nhận được 4.694 học sinh, có 767 trường phổ thông cơ sở có thể tiếp nhận được 40.146 học sinh, một trương trung cấp nông nghiệp có thể nhận được khoảng 936 học viên. Một trường trung cấp tài chính có khả năng nhận được khoảng 1.574 học viên. Trường Trung cấp Y tế có thể nhận được khoảng 297

học viên và trường chuyên tư nhân có khả năng nhận được 499 học viên. Đặc biệt có trường Đại học Champasack và Đại Học Sư phạm.

7./ Về Y tế: Toàn tỉnh có 10 Bệnh viện, trong đó có 1 bệnh viện cấp tỉnh, 9 bệnh viện cấp huyện và có 58 trạm Y tế. Có một trường Y tế và một xí nghiệp dược sản xuất thuốc viên và huyết thanh. Tỉnh quan tâm đến việc củng cố, nâng cấp các bệnh viện cả về nhân lực, vật lực, trang thiết bị hiện đại đặc biệt là đối với bệnh viện cấp huyện, trạm xá duy trì hoạt động thường xuyên.

8./ Về Phong tục tập quán, Văn hoá và Thông tin: Tỉnh coi việc phát triểnnhân lực là khâu trọng yếu nhằm làm cho đời sống tinh thần phát triển lành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Champasack (CHDCND Lào) đến 2020 .pdf (Trang 30)