1 Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực đối với học phần “Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học” theo phương thức đào tạo tín chỉ Applying some active methods of teaching for the m
Trang 11
Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực đối với học phần “Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học” theo phương thức đào tạo tín chỉ
Applying some active methods of teaching for the module
“Method of teaching Maths at Primary School” under the way of training credits
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Làm rõ cơ sở lý luận và thực trạng của việc vận dụng một số phương pháp dạy
học tích cực đối với học phần “Phương pháp dạy học (PPDH) Toán ở Tiểu học” theo phương thức đào tạo tín chỉ Nghiên cứu và đánh giá thực trạng việc sử dụng đề cương chi tiết ho ̣c phần (ĐCCTHP) “PPDH Toán ở Tiểu học” tại trường Cao đẳng Sư pha ̣m (CĐSP) Nam Đi ̣nh Đề xuất một số biện pháp dạy học học phần “PPDH Toán ở Tiểu học” theo phương thức đào tạo tín chỉ và đưa ra thực nghiệm sự phạm
Keywords: Toán học; Phương pháp dạy học; Tiếu học; Đào tạo tín chỉ
Content
1 Lý do chọn đề tài
Áp dụng đào tạo theo tín chỉ là một xu hướng tất yếu của giáo dục đại học Việt Nam vì nhiều lí do Trước hết phải kể đến đó là tạo cơ hội học tập cho SV Với hệ thống tín chỉ, SV có thể học gián đoạn, học thêm ngành nghề hoặc đổi ngành mà không tốn nhiều thời gian, công sức, không cần thi lại hay học lại Hệ thống tín chỉ đảm bảo cho SV có thể thực hiện quá trình học tập lâu dài, học tập suốt đời; Tạo điều kiện cho SV bộc lộ và phát triển khả năng của mình thông qua
cơ chế chọn lựa môn học, ngành học phù hợp với khả năng Hình thức tự chọn các môn học, giảng viên và lớp học tạo điều kiện hình thành tính linh hoạt, tính tự chủ của SV đối với quá trình học tập, giúp họ có thể tự do phát triển khả năng của mình tại những lĩnh vực yêu thích, tăng hứng thú học tập Giảng viên cũng luôn đứng trước yêu cầu phải không ngừng nâng cao trình độ của mình
để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc Bởi lẽ đó, luật Giáo dục sửa đổi (được Quốc hội
thông qua 20/5/2005): "Về chương trình giáo dục: Đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học
có thể được tiến hành theo hình thức tích luỹ tín chỉ hay theo niên chế" (GD&TĐ ngày
18/6/2005) Nghị quyết của Chính phủ số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và
toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020: "Xây dựng và thực hiện lộ trình
Trang 22
chuyển sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi để người học tích luỹ kiến thức, chuyển đổi ngành nghề, liên thông, chuyển tiếp tới các cấp học tiếp theo ở trong nước
và ở nước ngoài" Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số
31/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/7/2001 về việc thí điểm tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp đại học, cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ
Việc chuyển đổi quá trình đào tạo từ niên chế sang hệ thống tín chỉ là bước phát triển quan trọng trong sự phát triển chung của trường CĐSP Nam Định, đã góp phần vào việc khẳng định xu thế đổi mới của giáo dục cao đẳng, đại học ở Việt Nam Với nội dung kiến thức không giảm nhưng lượng thời gian lên lớp ít hơn, đòi hỏi SV phải tự học, tự nghiên cứu nhiều hơn, dẫn đến giảng viên áp dụng những phương pháp dạy học hiệu quả nhằm đảm bảo được mục tiêu đào tạo
Bởi vậy chúng tôi đã chọn đề tài “ Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực đối với học phần “PPDH Toán ở TH” theo phương thức đào tạo tín chỉ ”
2 Lịch sử nghiên cứu
Hệ thống tín chỉ đã được áp dụng vào việc đào tạo ở bậc đại học từ lâu trên thế giới Hệ thống này cũng không phải là xa lạ đối với Việt Nam: trước năm 1975, Viện Đại học Cần Thơ đã từng áp dụng hệ thống tín chỉ trong các Đại học Văn Khoa, Đại học Luật Khoa và Đại học Khoa học Sau năm 1975, nhiều giảng viên của Trường Đại học Cần Thơ đã được đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở nhiều trường Đại học Âu – Mỹ
Thực tế đã có rất nhiều hội thảo khoa học, nhiều bài báo nói về tín chỉ và việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường đại học và cao đẳng cho phù hợp với phương thức đào tạo tín chỉ Cũng đã có nhiều luận văn cao học và nghiên cứu sinh viết về việc đào tạo theo tín chỉ và việc đổi mới phương pháp dạy học theo tín chỉ Tuy nhiên về môn Toán nói chung và phương pháp dạy học Toán nói riêng, do tính chất đặc thù của môn Toán mà có rất ít đề tài bàn luận về việc dạy học môn Toán theo hình thức tín chỉ, đặc biệt là việc đổi mới phương pháp dạy học theo phương
thức đào tạo tín chỉ bằng cách áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực
3 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận, từ đó đề xuất hướng tổ chức vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực đối với học phần “Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học” tại trường CĐSP Nam Định theo phương thức đào tạo tín chỉ
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
+ Thế nào là tín chỉ? Đặc điểm của dạy học theo học chế tín chỉ Ưu và nhược điểm của dạy học theo học chế tín chỉ;
+ Thế nào là ĐCCTHP và việc xây dựng ĐCCTHP trong dạy học học phần “PPDH Toán ở Tiểu học” theo học chế tín chỉ;
+ Dạy học hợp tác và việc vận dụng dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ vào dạy học học phần “PPDH Toán ở Tiểu học” theo học chế tín chỉ;
Trang 33
+ Dạy học dự án và việc vận dụng dạy học dự án vào dạy học học phần “PPDH Toán ở Tiểu học” theo phương thức đào ta ̣o tín chỉ;
+ PP Kiểm tra – Đánh giá hoạt động tự học, tự nghiên cứu của SV
5 Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực vào dạy học học phần “Phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học” theo phương thức đào tạo tín chỉ thì sẽ đáp ứng được mục tiêu của dạy học: phát huy được tính chủ động, tích cực của SV, vừa góp phần nâng cao được chất lượng Giáo dục - Đào tạo và đào tạo con người mới đáp ứng được yêu cầu xã hội
6 Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực đối với học phần “Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học” theo phương thức đào tạo tín chỉ
7 Phạm vi nghiên cứu
Dạy học học phần “PPDH Toán ở Tiểu học” tại trường CĐSP Nam Định
8 Mẫu khảo sát: Lớp CĐTH33 trường CĐSP Nam Định
9 Phương pháp nghiên cứu
9.1 Nghiên cứu lí luận
9.2 Điều tra, quan sát
9.3.Thực nghiệm sư phạm
10 Những đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lí luận và thực trạng của việc vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực đối với học phần “PPDH Toán ở Tiểu học” theo phương thức đào tạo tín chỉ
- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng việc sử dụng ĐCCTHP “PPDH Toán ở Tiểu học” tại trường CĐSP Nam Đi ̣nh
- Đề xuất một số biện pháp dạy học học phần “PPDH Toán ở Tiểu học” theo phương thức đào tạo tín chỉ
11 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương
Trang 44
Tín chỉ trong đào tạo được xem như một đơn vị đo lường những yêu cầu về năng suất học tập,
trình độ học vấn hay những đòi hỏi về lượng thời gian trong một quá trình học tập
Hệ thống tín chỉ là phương pháp hệ thống hóa một mô hình đào tạo bằng cách gắn các đơn vị tín
chỉ để tạo nên bộ phận cấu thành của mô hình đó Việc xác định hệ thống tín chỉ trong giáo dục đại học cao đẳng có thể dựa trên những thông số khác nhau, ví dụ như khối lượng công việc của sinh viên, kết quả học tập và số giờ tiếp xúc với giảng viên trên lớp
1.1.2 Đặc điểm của phương thức đào tạo tín chỉ
- Đòi hỏi sinh viên phải tích lũy kiến thức theo từng học phần (đơn vị: tín chỉ);
- Kiến thức cấu trúc thành các mô đun (học phần);
- Quy định khối lượng kiến thức phải tích lũy cho từng văn bằng Xếp năm học của người học theo khối lượng tín chỉ tích lũy;
- Chương trình đào tạo mềm dẻo: cùng với các học phần bắt buộc còn có các học phần tự chọn cho phép sinh viên dễ dàng điều chỉnh ngành nghề đào tạo;
- Dạy học lấy sinh viên làm trung tâm;
- Đợn vị học vụ là học kỳ Mỗi năm có thể chia thành 2 học kỳ (15 tuần), 3 học kỳ (15 tuần) hoặc
4 học kỳ (10 tuần);
- Ghi danh học đầu mỗi học kỳ, lớp học tổ chức theo mỗi học phần;
- Có hệ thống cố vấn học tập;
- Có thể tuyển sinh theo học kỳ;
- Không thi tốt nghiệp, không tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nghiệp đối với các chương trình đại học hoặc cao đẳng;
- Chỉ có 1 văn bằng chính quy đối với 2 loại hình tập trung và không tập trung
1.1.3 Vai trò của người dạy và người học trong phương thức đào tạo theo tín chi ̉
1.1.3.1 Vai trò của người dạy
Thứ nhất, người dạy được xem như là nguồn kiến thức duy nhất, và người học chỉ cần tiếp thu
đư-ợc nguồn kiến thức này từ người dạy là đủ Trong vai trò thứ hai, người dạy đưđư-ợc xem như là người có toàn quyền quyết định dạy cái gì (nội dung) và dạy như thế nào (phương pháp); người học nghe giảng bài, ghi chép và học thuộc những gì được dạy, không được phép can thiệp vào những công việc của người dạy
Bên cạnh đó, người dạy phải đảm nhiệm thêm ít nhất ba vai trò nữa; đó là cố vấn cho quá trình học tập; người tham gia vào quá trình học tập; và người học và nhà nghiên cứu
1.1.3.2 Vai trò của người học
Sinh viên đại học trong xã hội hiện đại không chỉ là những người thu nhận kiến thức thụ động từ giáo viên và từ sách vở mà điều quan trọng là họ phải là những người biết cách học như thế nào
Quá trình điều chỉnh này được gọi là quá trình đàm phán với chính mình trong quá trình học tập
để đạt được những mục tiêu mà môn học đề ra Hơn nữa, học không hoàn toàn là một hoạt động
cá nhân; nó xảy ra trong một môi trường văn hóa xã hội nhất định trong đó sự tương tác giữa
Trang 55
những người học với nhau có vai trò hết sức quan trọng trong thu nhận và tạo kiến thức Do đó người học phải có thêm một vai trò nữa; đó là, vai trò của người cùng đàm phán trong nhóm và trong lớp học
Vì dạy học theo trường lớp thường là một quá trình cộng sinh, cho nên ngoài những vai trò đã kể trên, người học trong phương thức đào tạo theo tín chỉ còn phải đảm nhiệm thêm một vai trò quan trọng nữa; đó là, người tham gia vào môi trường cộng tác dạy học
1.1.4 Phương pháp dạy và học trong học chế tín chỉ
- Giải thích những vấn đề mà GV cho là SV sẽ gặp khó khăn tromg khi tự đọc, tự nghiên cứu giáo trình hay tài liệu tham khảo;
- Nhấn mạnh những vấn đề mà SV cần cần chú ý trong giáo trình và tài liệu tham khảo mà GV đã yêu cầu SV đọc trước khi lên lớp;
- Hướng dẫn SV thảo luận những vấn đề trong những tài liệu mà SV đã đọc hoặc những bài nghiên cứu mà GV yêu cầu SV thực hiện;
- Theo dõi các ý kiến thảo luận của SV qua đó uốn nắn, giải thích những điều SV hiểu chưa đúng;
- Giới thiệu các nhà khoa học hoặc các vấn đề học thuật đang được tranh luận, những vấn đề cần được nghiên cứu liên quan đến ngành học;
- Thông qua giờ lên lớp và thảo luận, đánh giá thái độ và kết quả học tập trên lớp và tự học ở nhà của SV cũng như những kiến thức mà SV thu nhận được, đồng thời công bố cho SV biết ý kiến đánh giá của mình;
- Tổ chức kiểm tra ngắn và đột xuất đối với cả lớp hoặc một số SV bằng hình thức nói hoặc viết
để thúc đẩy SV thường xuyên học tập;
- Trả bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu cho SV và có nhận xét về các bài làm đó;
- Hướng dẫn SV những điều cần chú ý khi làm thí nghiệm, đi thực tập, thực tế;
và Những nội dung, kiến thức khác
1.1.5 Ưu và nhược điểm của việc đào tạo theo tín chỉ
1.1.5.1 Ưu điểm
- Có tính mềm dẻo và khả năng thích ứng cao;
- Đạt hiệu quả cao về mặt quản lý;
- Khuyến khích người học từ các ngành nghề khác nhau có thể tham gia học đại học một cách thuận lợi, góp phần xã hội hóa cơ hội học tập cho mọi người
1.1.5.2 Nhược điểm
- Tổ chức lớp sinh viên không ổn định;
- SV không đăng ký được các học phần để học liên tục được, từ đó gây ấn tượng kiến thức bị ngắt quãng;
- Đội ngũ cán bộ quản lý và GV đại học chưa hiểu đúng và đầy đủ về việc đào tạo theo học chế tín chỉ, kỹ năng dạy học, kiểm tra, đánh giá theo phương pháp tiên tiến;
Trang 6ĐCCTMH (ĐCCTHP) là một bản hợp đồng giữa GV và SV trong đó thể hiện toàn bộ mục tiêu, kế hoạch giảng dạy và học tập thông qua đó tất cả chương trình dạy và học được tiến hành theo đúng lộ trình đã được đặt ra nhằm giúp SV nâng cao tính tự học và tự nghiên cứu để đạt được kết quả cao trong học tập
1.2.2 Đề cương chi tiết môn học và việc đổi mới PPDH theo học chế tín chỉ
ĐCCTMH bao gồm các nội dung cơ bản sau: Thông tin về giảng viên; Thông tin chung về HP; Mục tiêu của HP; Tóm tắt nội dung HP; Học liệu; Hình thức tổ chức dạy học; Chính sách đối với HP; Phương pháp, hình thức KT-ĐG và Phê duyệt
1.3 Phương pháp dạy học tích cực
1.3.1 Quan điểm về dạy học tích cực và phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp tích cực để chỉ những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học Phương pháp tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tâp trung vào người dạy
1.3.2 Đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập;
- Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học;
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác;
- Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của SV
1.4 Một số phương pháp dạy học tích cực có thể vận dụng trong đào tạo theo phương thức tín chỉ
1.4.1 Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
1.4.1.1 Khái niệm về dạy học hợp tác
Dạy học hợp tác là một chiến lược dạy học tích cực trong đó các thành viên tham gia hoạt động và học tập cùng nhau trong những nhóm nhỏ nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết và chiếm lĩnh một nội dung học tập nào đó
1.4.1.2 Các thành tố cơ bản của dạy học hợp tác
- Sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính tích cực;
Trang 77
- Tương tác trực tiếp;
- Trách nhiệm của cá nhân và tập thể;
- Các kĩ năng giao tiếp trong nhóm nhỏ;
- Điều chỉnh nhóm
1.4.1.3 Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ là một hình thức xã hội của dạy học trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn Mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước lớp
1.4.2 Dạy học dự án (dạy học project)
1.4.2.1.Khái niệm dạy học dự án
Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập Làm việc nhóm là hình thức làm việc cơ bản của DHDA
1.4.2.2 Đặc điểm của dạy học theo dự án
- Tính tự lực cao của người học;
- Cộng tác làm việc (học tập mang tính xã hội);
- Định hướng sản phẩm
1.4.2.3 Các dạng của dạy học dự án
- Phân loại theo chuyên môn;
- Phân loại theo sự tham gia của người học;
- Phân loại theo sự tham gia của GV;
- Phân loại theo quỹ thời gian;
- Phân loại theo nhiệm vụ
1.5 Thực trạng về việc sử dụng đề cương chi tiết môn học trong đào tạo theo học chế tín chỉ
Trang 88
Bảng 1.1 Thực trạng khó khăn của GV khi biên soạn ĐCCTHP
Nội dung kiến thức nhiều, thời gian lên lớp ít 46 57,50
Nhận xét: Theo phương thức đào tạo tín chỉ, với thời gian lên lớp ít trong khi khối lượng kiến thức
tương đối nhiều đòi hỏi GV cần phải biên soạn ĐCCTHP cho phù hợp, ĐCCTHP phải đảm bảo về cấu trúc theo yêu cầu Tuy nhiên ĐCCTHP “PPDH Toán ở TH” hiện nay đang sử dụng còn có nhiều bất cập Trước hết về các PP và hình thức tổ chức dạy học, nguồn học liệu…và đến các các hình thức kiểm tra - đánh giá đều không được tác giả trình bày chi tiết
Bảng 1.2 Tổng hợp kết quả về việc sử dụng các PPDH trong quá trình dạy học
Nhận xét: Theo kết quả trên, chúng ta thấy rằng đa số GV vẫn sử dụng nhóm các PPDH
truyền thồng: thuyết trình, diễn giảng…(50,98 %) Điều này do nhiều nguyên nhân, có thể do đặc trương của bộ môn, do khối lượng kiến thức nhiều, do số lượng SV trong lớp học đông…Nhóm các PPDH tích cực cũng được sử dụng nhưng chưa nhiều, đặc biệt PPDH theo dự án còn tương đối xa lạ đối với người học (0 %)
Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân Trước hết là do phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ của trường mới chỉ được thực hiện hai năm hầu hết GV, nhất là SV chưa nhận thức đầy đủ và có kinh nghiệm với phương thức đào tạo mới này; quy mô SV và ngành tuyển sinh hằng năm của trường thiếu ổn định, chất lượng tuyển sinh đầu vào thấp; nguồn kinh phí hoạt động hàng năm của Trường có hạn nên việc đầu tư kinh phí để bổ sung cơ sở vật chất phục vụ đổi mới PPDH còn khiêm tốn
Bên ca ̣nh đó , nguồn ho ̣c liê ̣u ở thư viê ̣n nhà tr ường còn hạn chế , nhà trường đang xây dựng thư viê ̣n điê ̣n tử nhưng vẫn chưa đi vào hoa ̣t đô ̣ng, viê ̣c số hóa các giáo trình chưa được thực hiê ̣n… nên cũng ảnh hưởng đến viê ̣c da ̣y và ho ̣c theo ho ̣c chế tín chỉ
Trang 99
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI DẠY HỌC HỌC PHẦN “PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN Ở TIỂU HỌC” THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NAM ĐỊNH
2.1 Xây dư ̣ng đ ề cương chi tiết môn học sử dụng trong dạy học học phần “PPDH Toán ở TH” theo phương thức đào tạo tín chỉ
2.1.1 Đặc điểm của chương trình học phần “PPDH Toán ở TH” và định hướng xây dựng ĐCCTMH
Hiện nay, tại trường CĐSP Nam Định, môn “PPDH Toán ở TH” được giảng dạy theo
giáo trình “ Phương pháp dạy học Toán ở tiểu học” – NXB ĐHSP (2007) của nhóm tác giả Vũ
Quốc Chung, Đào Thái Lai, Đỗ Tiến Đạt, Trần Ngọc Lan, Nguyễn Hùng Quang, Lê Ngọc Sơn Nội dung của giáo trình gồm hai phần: phần 1 là một số vấn đề chung trong dạy học toán ở TH, phần thứ hai là dạy học các nội dung toán ở TH với thời gian là 60 tiết ứng với 04 tín chỉ
2.1.2 Mục tiêu xây dựng đề cương chi tiết học phần “PPDH toán ở TH”
- Cung cấp cho SV thông tin về mục tiêu, nội dung môn học và yêu cầu học tập;
- Đáp ứng yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ và là cơ sở để thực hiện đổi mới PPDH
và KT-ĐG;
- Đẩy mạnh việc tự học, tự nghiên cứu, nâng cao tính chủ động, sáng tạo của SV;
- Là cơ sở để các cấp quản lí có thể kiểm tra việc giảng dạy của GV và việc học tập của SV
viên; Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá và Duyệt
Trang 1010
Bước 3: Thực hiện dự án
Bước 4: Trình bày và giới thiệu sản phẩm
Bước 5: Đánh giá
Sau khi kết thúc dự án SV phải hoàn thành được hai sản phẩm:
- Sản phẩm 1: Kế hoạch chi tiết thực hiện dự án Các nhóm phải họp bàn để xây dựng kế
hoạch chi tiết để thực hiện dự án học tập của nhóm, bao gồm: nội dung công việc, thời gian thực hiện, cách thức thực hiện, phân công người thực hiện…
- Sản phẩm 2: Trên cơ sở các sản phẩm của từng thành viên, các nhóm tổng hợp tạo ra sản
phẩm chung của cả nhóm và nộp cho GV Sản phẩm có thể là một tập san, một bản báo cáo hay
là một trang web hỗ trợ học tập…
Bảng 2.1 Rubic đánh giá dự án của SV
- Tương đối - Không rõ ràng
- Lập luận thiếu căn cứ
- Chưa hoàn thành nhiệm vụ
6 Hiểu - Hiểu rõ về dự án - Chưa hiểu rõ về dự
- Không có ý tưởng và hoạt động mới
8 Tư duy phê
phán
- Đưa ra nhiều câu hỏi phê phán và trả lời được
- Đưa ra nhiều câu hỏi phê phán và chưa trả lời được
- Không nêu ra được câu hỏi phê phán
Trang 1111
9 Làm việc
nhóm
- Có kế hoạch làm việc cụ thể
- Hỗ trợ nhau hiệu quả
- Có kế hoạch làm việc cụ thể
- Hỗ trợ nhau chưa hiệu quả
- Chưa có kế hoạch làm việc cụ thể
- Hỗ trợ nhau chưa hiệu quả
* Giai đoạn thứ nhất: Nhập đề và giao nhiệm vụ
- Giới thiệu chủ đề chung cho bài học: Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn
Toán ở TH
- Xác định nhiệm vụ của các nhóm: Mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ sau
- Thành lập các nhóm làm việc: chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm 5-6 thành viên
* Giai đoạn thứ hai: Làm việc theo nhóm
Trong giai đoạn này các nhóm tự lực thực hiện nhiệm vụ được giao, trong đó có những hoạt động chính là:
- Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm: Sắp xếp bàn ghế thích hợp (kê 2 bàn sát nhau, mỗi bên 2 SV,
nhóm trưởng ngồi ở vị trí chủ toạ)
- Lập kế hoạch làm việc:
+ Chuẩn bị tài liệu học tập;
+ Đọc qua tài liệu;
+ Phổ biến các yêu cầu của nhiệm vụ cho SV trong nhóm;
+ Phân công công việc trong nhóm (tổ trưởng, thư kí, mỗi SV chuẩn bị một nội dung của nhiệm vụ…);
+ Thời gian dự kiến thảo luận
- Thoả thuận về quy tắc làm việc:
+ Mỗi thành viên đều có nhiệm vụ của mình;
+ Từng người ghi lại kết quả làm việc;
+ Mỗi người lắng nghe những người khác phát biểu;
+ Không ai được ngắt lời người khác
- Tiến hành giải quyết nhiệm vụ:
+ Đọc kĩ tài liệu;
+ Cá nhân thực hiện công việc đã phân công;
+ Thảo luận trong nhóm về việc giải quyết nhiệm vụ;
+ Sắp xếp kết quả công việc