Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao Dịch I NHCT Việt Nam (Trang 34 - 49)

1.2.5.1 Tổng quan nội dung thẩm định dự án đầu tư:

• Thẩm định khía cạnh pháp lý của dự án

Trước hết các cán bộ thẩm định sẽ xem xét sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch, kế hoạch phát triển của đất nước thông qua việc kiểm tra các giấy phép đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Song song với quá trình đó là sự thẩm định lại hồ sơ dự án, kiểm tra kĩ những sai sót trong hồ sơ và yêu cầu các khách hàng bổ sung và sửa đổi kịp thời. Một khâu rất quan trọng trong việc thẩm định khía cạnh pháp lý đó là thẩm định năng lực của chủ đầu tư thông qua việc thẩm định tình hình tài chính của các khách hàng vay vốn. Các cán bộ thẩm định cần thẩm định tính chính xác các báo cáo tài chính của khách hàng gồm bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả kinh doanh. Đứng dưới góc độ là các nhà đầu tư đang cần vốn, các báo cáo tài chính của họ đôi khi không phản ánh được đúng thực tế, thường có xu hướng tăng cao các chỉ tiêu tài chính của dự án để các ngân hàng có thể thấy được tính chắc chắn của các dự án đầu tư đấy là còn chưa kể các sai sót trong quá trình nhập và tính toán các số liệu. Bên cạnh đó các cán bộ thẩm định cũng cần xem xét cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và tính toán các chỉ tiêu tài chính để đảm bảo tính chắc chắn về năng lực hoạt động của các khách hàng.

• Thẩm định khía cạnh thị trường của dự án

Trước tiên các cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá tổng quan về tình hình cung – cầu của sản phẩm. Để đánh giá nhu cầu thị trường đối với sản phẩm cần nắm rõ các đặc tính của sản phẩm, của dịch vụ đầu ra của dự án qua đó ước tính nhu cầu hiện tại và dự tính tổng nhu cầu trong tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm

của thị trường, khả năng bị thay thế của sản phẩm…Đối với việc xác định cung sản phẩm cần chú trọng xác định năng lực sản xuất, cung cấp, đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án, dự đoán sự biến động của thị trường trong tương lai, các sản phẩm nhập khẩu, ảnh hưởng của các chính sách xuất nhập khẩu…qua đó dự kiến về tổng cung và tốc độ tăng tưởng tổng cung của sản phẩm, dịch vụ.

Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự các cán bộ thẩm định cần xem xét , đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ của dự án là thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu, hay chiếm lĩnh thị trường nội địa qua đó đánh giá việc định hướng thị trường như vậy là có hợp lý hay không. Để đánh giá khả năng đạt mục tiêu thị trường đó các cán bộ thẩm định cần tiến hành thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm đối với thị trường nội địa và nước ngoài thông qua hình thức, thị hiếu đối với sản phẩm, giá cả, các sản phẩm cùng loại…Ngoài ra các cán bộ thẩm định cần đánh giá được phương thức tiêu thụ, mạng lưới kênh phân phối của sản phẩm.

Cuối cùng dựa trên thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án các cán bộ thẩm định phải đưa ra được dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án khi dự án đi vào hoạt động cũng như đánh giá được khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào của dự án để làm cơ sở cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính sau này.

• Thẩm định phương diện kỹ thuật

Để đánh giá phương diện kỹ thuật các cán bộ thẩm định phải đánh giá được địa điểm xây dựng xem có thuận lợi về mặt giao thông không, cơ sở hạ tầng có tốt không, có gần nơi cung cấp nguyên vật liệu không…Về quy mô sản xuất cần đánh giá được công suất thiết kế của dự án là bao nhiêu có phù hợp với khả năng tài chính và trình độ quản lý không, mẫu mã, đặc tính của sản phẩm có tốt không…Cuối cùng cần đánh giá được về công nghệ, thiết bị

có tiên tiến, hiện đại và phù hợp với trình độ Viêt Nam không qua đó đánh giá tổng quan về giải pháp xây dựng để đảm bảo dự án hoàn toàn đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật.

• Thẩm định phương diện tổ chức quản lý thực hiện dự án

Các cán bộ thẩm định cần xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án, đánh giá sự hiểu biết của họ đối với việc tiếp cận công nghệ, thiết bị mới của dự án. Xem xết năng lực, uy tín của các nhà thầu, khả năng ứng xử của khách hàng và đánh giá về nguồn nhân lực của dự án ( số lượng, tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án ) qua đó thấy được tổng quan về phương diện tổ chức quản lý thực hiện dự án và góp ý đối với chủ đầu tư nếu cần thiết phải có thêm các tư vấn hoặc thuê thêm các chuyên gia quản lý để đảm bảo dự án có độ khả thi cao.

• Thẩm định phương diện tài chính của dự án

Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình thẩm định và có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay của chi nhánh. Để tiến hành thẩm định phương diện tài chính các cán bộ thẩm định cần tiến hành thẩm định đầy đủ các nội dung thẩm định về tổng mức đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư, thẩm định về tỷ suất “r” của dự án, thẩm định về doanh thu chi phí hàng năm của dự án, thẩm định về dòng tiền hàng năn và thẩm định về các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cũng như khả năng trả nợ của dự án. Sau khi thẩm định về phương diện tài chính cũng như có cái nhìn tổng quan về các mặt pháp lý, thị trường, kĩ thuật, quản lý…của dự án các cán bộ thẩm định có thể đưa ra các đánh giá nên hay không nên cho vay để các cấp có thẩm quyền tiến hành phê duyệt và thông qua.

1.2.5.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư:

• Thẩm định tồng mức đầu tư.

Thẩm định tổng mức đầu tư là một trong những nội dung quan trọng bởi tổng mức đầu tư có ảnh hưởng rất lớn đến suốt quá trình thực hiện và triển khai dự án đầu tư. Chỉ những thay đổi nhỏ trong tổng mức đầu tư như thiếu vốn hoặc lãng phí vốn đã tạo ra những ảnh hưởng lớn đối với toàn bộ dự án. Trong nội dung thẩm định này cần chú trọng đến các vấn đề như đánh giá tính hợp lý của quy mô vốn và cơ cấu nguồn vốn; kiểm tra sự đầy đủ của các khoản chi phí; xác định nhu cầu vốn đầu tư cho từng thời kỳ và cuối cùng là kiểm tra các nguồn tài trợ vốn cho dự án. Với mỗi vấn đề đi kèm với đó là việc nhận định các rủi ro có thể xảy ra đặc biệt là rủi ro khi thiếu vốn đầu tư để từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

Trước hết là các cán bộ thẩm định cần xem xét đến mức hợp lý của tổng mức đầu tư. Một số khoản vốn đầu tư cần xem xét chi tiết như vốn đầu tư xây lắp, vốn đầu tư thiết bị, vốn kiến thiết cơ bản và các loại vốn khác. Trong một số trường hợp các chủ đầu tư thường khai giảm so với số vốn thực tế để dễ dàng hơn trong việc xin vay vốn ngân hàng, nếu không xem xét kỹ rất có khả năng trong giai đoạn thực hiện sẽ vấp phải rủi ro thiếu vốn dẫn đến toàn bộ dự án bị đình trệ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của dự án. Bên cạnh đó cũng có một số trưởng hợp khai quá số vốn cần thiết, điều này lại gây ra tình trạng lãng phí vốn không cần thiết và ảnh hương trực tiếp đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Nói chung các cán bộ thẩm định cần phải xác định được quy mô vốn hợp lý cần thiết của dự án đồng thời cũng cần xem xét đến cơ cấu nguồn vốn của dự án. Một cơ cấu vốn hợp lý là khi tỷ lệ đầu tư cho kiến thiết cao hơn xây lắp. Đối với dự án đầu tư chiều sâu và mở rộng, tỷ lệ đầu tư thiết bị cần đạt là 60%. Tuy nhiên phải hết sức linh hoạt theo tính chất và điều kiện cụ thể của dự án. Trong trường hợp các dự án sản xuất công

nghiệp có tỷ lệ vốn xây lắp và kiến thiết cơ bản cao cần phải được rà soát tìm hiểu để có biện pháp giảm bớt quy mô và khối lượng xây lắp một cách đúng hợp lý. Các cán bộ thẩm định cần phải luôn kết hợp xác định tổng mức vốn đầu tư đi đôi với việc xác định một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý cho dự án để đảm bảo tính hiệu quả.

Trên cơ sở đánh giá quy mô và cơ cấu hợp lý của tổng vốn đầu tư các cán bộ thẩm định còn cần đánh giá nhu cầu sử dụng vốn cho từng thời kỳ. Cần phải đánh giá được tiến độ thực hiện dự án và khả năng đáp ứng vốn của doanh nghiệp trong từng giai đoạn, đây là một nội dung quan trọng, nó không chỉ giúp giảm bớt rủi ro gặp phải do thiếu vốn trong quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư mà còn là căn cứ quan trọng để xác định mức lãi suất cho vay hợp lý trong từng giai đoạn của dự án, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện dự án.

Kết hợp với việc đánh giá tổng mức vốn đầu tư các cán bộ thẩm định phải đánh giá phân tích được các nguồn tài trợ vốn cho dự án, điều này liên quan đến mức độ chắc chắn về nguồn vốn của dự án. Bên cạnh nguồn vốn vay ngân hàng dự án còn có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau và việc đánh giá tổng quan các nguồn vốn tài trợ đó sẽ giúp cho các cán bộ thẩm định có thể xác định được nhu cầu vốn cho từng giai đoạn, xác định được kế hoạch giải ngân của các nguồn vốn đó. Đó cũng chính là cơ sở để xác định mức lãi suất chiết khấu hợp lý và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính sau này của dự án.

Thẩm định tổng mức đầu tư là một nội dung quan trọng và được áp dụng đối với tất cả các loại dự án kể cả dự án của tư nhân hay của chính phủ. Để tính toán tổng mức đầu tư của dự án ở Sở giao dịch I NHCT Việt Nam thường áp dụng phương pháp cộng chi phí để xem xét lại tổng mức đầu tư mà khách hàng đưa ra, các khoản chi phí cũng như tổng mức đầu tư thường được so

sánh đối chiếu trên một mẫu của rất nhiều các dự án tương đương trong cùng lĩnh vực mà ngân hàng đã từng cho vay.Việc vận dụng phương pháp so sánh đối chiếu như vậy sẽ làm giảm thời gian cho các cán bộ thẩm định trong quá trình phân tích đánh giá cũng như đưa ra được các kết luận tương đối chính xác về tổng vốn đầu tư của dự án.

• Thẩm định tỷ suất chiết khấu” r” của dự án

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận bình quân tối thiểu mà Ngân hàng và doanh nghiệp kỳ vọng nhận được khi tiến hành thực hiện dự án. Thường khi tính toán tỷ suất chiết khấu r có 2 cách đó là sử dụng chi phí vốn bình quân WACC hay sử dụng lãi suất huy động VN Đ 12 tháng của hệ thống ngân hàng. Ở Sở giao dịch I NHCT Việt Nam để đảm bảo đưa ra mức lãi suất chiết khấu hợp lý hiện tại đang sử dụng phương pháp tính chi phí vốn bình quân làm cơ sở. Khi tính chi phí vốn bình quân WACC có thể tính theo 1 trong 2 cách sau

Cách 1:

Chi phí vốn bình quân WACC= Chi phí vốn vay* tỷ trọng vốn vay + chi phí vốn chủ sở hữu * tỷ trọng vốn chủ sở hữu

Cách 2:

Chi phí vốn bình quân WACC= Chi phí vốn vay* tỷ trọng vốn vay * (1-T) + chi phí vốn chủ sở hữu * tỷ trọng vốn chủ sở hữu

Hiện tại ở Sở giao dịch I NHCT Việt Nam để thống nhất cách tính và đơn giản hóa trong việc tính toán nên chủ yếu sử dụng cách 2 để chi phí vốn bình quân WACC và lấy đó làm mức lãi suất chiết khấu của dự án.

• Thẩm định doanh thu- chi phí của dự án

Việc xác định doanh thu và chi phí của dự án của chủ đầu tư thường có rất nhiều sai số do phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố kể cả yếu tố chủ quan và

khách quan. Trong khi đó doanh thu và chi phí lại là những yếu tố quyết định đến lợi nhuận trong tương lai của dự án và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của doanh nghiệp cũng như kế hoạch trả nợ của họ đối với ngân hàng vì vậy nội dung này cũng cần phải được các cán bộ thẩm định thẩm định hết sức kỹ lưỡng.

Về doanh thu của dự án cần phải kiểm tra đến tính hợp lý của giá bán sản phẩm. Giá bán phải phù hợp với mức giá chung của thị trường và đặc tính của sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đi vay trên thị trường. Giá bán còn thay đổi theo nhu cầu thị trường và chính sách của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Các cán bộ thẩm định cần phải nắm rõ được xu thế biến động của giá cả. Bên cạnh đó quy mô sản lượng hợp lý cũng là một nhân tố quan trọng, nếu có quá nhiều hàng tồn kho trong khi không phải do chính sách bán chịu của doanh nghiệp thì đấy thực sự là một mối lo đối với bất kể doanh nghiệp nào. Nắm bắt được giá bán và sản lượng của sản phẩm dịch vụ của dự án các cán bộ thẩm định có thể dễ dàng đánh giá được chính xác doanh thu dự kiến của dự án trong các năm sau này.

Đối với chi phí vấn đề hàng đầu là kiểm tra sự đầy đủ và chính xác của tất các khoản chi phí. Để làm được việc đó các cán bộ thẩm định cần lập bảng tính chi phí cho dự án. Chi phí bao gồm rất nhiều loại khác nhau như:

Chi phí xây lắp gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí thiết bị, chi phí kho bãi….

Chi phí nhân công gồm chi phí trả lương, phụ cấp, chi trả bảo hiểm xã hội và các khoản thưởng.

Chi phí quản lý: bao gồm toàn bộ chi phí cho bộ máy quản lý của doanh nghiệp.

Các chi phí khác: như chi phí khấu hao, chi phí bảo trì, bảo dưỡng, chi phí thuê tư vấn, chi phí quảng cáo…

Xem xét doanh thu và chi phí là nội dung hết sức cần thiết và các cán bộ thẩm định không những cần phân tích, đánh giá ở thời điểm xem xét cho vay mà ngay cả khi dự án đi vào hoạt động các cán bộ thẩm định vẫn phải thường xuyên theo dõi sự biến động đề xuất những biện pháp giải quyết kịp thời. Cũng giống như tổng mức đầu tư khi thẩm định nội dung doanh thu và chi phí các cán bộ thẩm định thuộc Sở giao dịch I cũng thường áp dụng phương pháp so sánh đối chiếu với những dự án liên quan cũng ngành nghề, lĩnh vực và kết hơp với đó là cả phương pháp dự báo ( chủ yếu là dự báo về thị trường) để có thể thẩm định lại việc tính doanh thu và chi phí của dự án đã chính xác hay chưa. Thực tế chủ yếu tại chi nhánh vẫn thường sử dụng chính bộ số liệu của khách hàng về doanh thu và chi phí dự kiến bởi có rất nhiều khoản mục khó

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao Dịch I NHCT Việt Nam (Trang 34 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w