1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đọc hiểu ngữ văn lớp 11, chuyên đề văn học trung đại và thơ cách mạng

39 21 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đọc Hiểu Truyện Trung Đại Và Thơ Cách Mạng
Tác giả Lê Hữu Trác
Trường học Trường Trung Học Phổ Thông
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Hướng Dẫn Ôn Tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 232,5 KB

Nội dung

Đọc hiểu ngữ văn lớp 11, chuyên đề văn học trung đại và thơ cách mạng Đọc hiểu ngữ văn lớp 11, chuyên đề văn học trung đại và thơ cách mạng

Trang 1

ĐỌC HIỂU TRUYỆN TRUNG ĐẠI VÀ THƠ CÁCH MẠNG

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NGỮ VĂN 11 CHUẨN BỊ KIẾM TRA CHẤT LƯỢNG 8 TUẦN HỌC KÌ 1 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

Đọc hiểu

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Ông san mâm cơm cho tôi ăn….phòng trà ngồi”

1 Giới thiệu vài nét về tác giả

2 Nêu nội dung văn bản

3 “Người ngồi trên sập độ năm sáu tuổi, mặc áo lụa đỏ” là ai? Phân tích hình tượng nhân vật

đó trong văn bản

4 Tìm và phân tích các chi tiết nghệ thuật đặc sắc của văn bản

5 Phân tích thái độ của nhân vật “tôi” trong văn bản

6 Viết 1 đoạn văn (8-10 dòng) nêu ấn tượng của anh/ chị về quyền lực của nhà chúa được thểhiện trong văn bản

Hướng dẫn

Câu 1.

- Văn bản được trích từ cuốn Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác

- Lê Hữu Trác (1724 - 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn ông là một danh y - nhà văn, nhà thơ lớn nửa

cuối thế kỉ XVIII Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng Hải Thượng y tống tâm lĩnh.

• Khi mắc bệnh, lại không được chạy chữa đúng cách nên càng ngày càng ốm yếu

+ Thế tử Trịnh Cán – một hình ảnh phản ánh quyền lực của nhà Chúa:

Trang 2

• Vậy bọc quanh Trịnh Cán là bao nhiêu những lụa là gấm vóc, vàng ngọc, áp gụ, đèn nến, hươnghoa, màn trường tuy xa hoa, lộng lẫy nhưng ngột ngạt, bí bách, thiếu khí trời tự do.

• Để chữa bệnh cho thế tử, có bao nhiêu thầy thuốc phải ngày đêm túc trực, bao nhiêu người hầu

- Các chi tiết đặc sắc trong văn bản:

+ Khi đi vào nơi ở của thế tử để xem mạch: Đột nhiên, thấy ông ta mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào Ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm như vậy Phòng ở của thế tử trong một khung cảnh vàng son nhưng tù hãm, thiếu sinh khí được tác

giả miêu tả rất tỉ mỉ, khiến người đọc cũng cảm thấy ngột ngạt, khó thở

+ Thế tử - một đứa bé năm, sáu tuổi - ngồi chễm chệ chệ trên sập vàng để cho thầy thuốc - một cụgià - qui dưới đất lạy bốn lạy, rồi cười và ban một lời khen: “Ông này lạy khéo!”

+ Bên trong cái màn là, nơi Thánh thượng đang ngự có mấy người cung nhân đang xúm xít Đèn sáp chiếu sáng làm nổi bật màu mặt phấn và màu áo đỏ Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt Thánh thượng không xuất hiện trực tiếp nhưng lại là người có quyền lực tuyệt đối nơi hoàng

cung

+ Muốn khám bệnh cho thế tử thì phải xin phép, khám xong phải lạy tạ.

=> Những chi tiết “đắt” như thế cho thấy con mắt quan sát tinh tế của tác gia Việc ăn chơi hưởnglạc và quyền lực tột đỉnh của nhà chúa tự phơi bày ra trước mắt người đọc, không cần thêm mộtlời bình luận nào

Câu 5

- Thái độ của nhân vật “tôi” trong văn bản:

+ Trước sự giàu sang, quyền quí trong phủ chúa, nhân vật “tôi” không Khỏi ngỡ ngàng, ngạc

nhiên nhưng đồng thời cũng hết sức dửng dưng, không bị quyến rũ bởi vật chất: Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bây giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia.

+ Đối với nhà chúa, với thế tử Trịnh Cán: nhân vật thầy thuốc xưng “tôi” | du cao tuổi nhưng vẫnhết sức lễ nghi, phép tắc, mọi hành động đều thực hiện theo lệnh của quan Chánh đường, trước thế

tử (dù còn nhỏ tuổi) nhưng vẫn quì dưới đất lạy đúng bốn lạy

Trang 3

+ Khi khám bệnh cho thế tử, thầy thuốc xưng “tôi” xem xét rất kĩ lưỡng: Tôi xem kĩ tất cả lưng,bụng và chân tay một lượt Thái độ làm việc của nhân vật hết sức nghiêm túc, tích cực, thể hiệntinh thần trách nhiệm của một lượng y.

=> Thái độ của nhân vật “tôi” hết sức đúng mực, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhân vật: một thầythuốc tận tâm, một bề tôi tận trung, một con người không màng danh lợi

truyền lệnh của chúa rất nhịp nhàng)

+ Chúa Trịnh Sâm không xuất hiện trực tiếp mà rút lui vào màn nhưng mọi sự sai phái đều đượcthực hiện răm rắp, nhịp nhàng

+ Quyền lực của nhà chúa được thể hiện trong các chi tiết “đắt giá”, chị tố thế tử – cậu bé năm,sáu tuổi – ngôi chễm chệm trên sập vàng để thầy thuốc một cụ già – quì dưới đất lạy bốn lạy, rồicười và ban cho một lời khen: phải phép mới khám bệnh cho thế tử, khám xong phải lạy tạ

=> Nhà chúa có quyền lực tối thượng, quyền uy tột đỉnh

BÀI TỰ TÌNH II – HỒ XUÂN HƯƠNG

I Đọc – hiểu

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Phô vẻ hồng nhan với nước non.

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.

Xiên qua mặt đất, rêu từng đám, Đâm thủng chân mây , đá mấy hòn.

Ngán nỗi xuân đi, xuân lại đến, Mối tình san sẻ tí con con!

Trang 4

1 Chỉ ra những lỗi sai trong văn bản và sửa lại cho đúng với nguyên tác bài Tự tình (bài 2) của

Hồ Xuân Hương Phân tích ý nghĩa biểu đạt và ý nghĩa biểu cảm (nếu có) của các từ đã được sửdụng

2 Giới thiệu vài nét về tác giả văn bản và ý nghĩa nhan đề văn bản

3 Nhân vật trữ tình giãi bày tâm trạng trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh đó thể hiện cảnh ngộnào của nhân vật?

4 Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong hai câu thực

5 Nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu luận Cách sắp đặt như thế tạo hiệu quả giaotiếp như thế nào?

6 Giải thích ý nghĩa của hai từ xuân và phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong câu kết

7 Viết 1 đoạn văn ngắn (10- 12 câu) nêu cảm nhận của anh/ chị về cuộc đời, số phận ngườiphụ nữ trong xã hội phong kiến

Gợi ý

Câu 1

- Lỗi sai trong văn bản: sai các từ phô, vẻ, qua, thủng, đến, mối

Chữa lại: phô → trơ, vẻ → cái, qua → ngang, thủng → toạc, đến → lại, mối → mảnh.

- Phân tích ý nghĩa biểu đạt và ý nghĩa biểu cảm của các từ đã được sử dụng:

+ Trơ: phô bày, dãi dầu; gợi sự bẽ bàng, tủi hổ đồng thời cũng là sự thách thức.

+ Cái: từ chỉ loại, gợi sự rẻ rúng, mỉa mai.

+ Ngang, toạc: nghĩa biểu đạt đến hướng (ngang) và tính chất, mức độ (toạc)

Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian

từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng

- Ý nghĩa nhan đề: Tự tình là tự bộc lộ tâm tình.

Trang 5

- Hoàn cảnh giãi bày tâm trạng: đêm khuya – khoảng thời gian, không gian thanh vắng, tĩnh

mịch, mọi người đang say giấc nồng

- Với người phụ nữ đó phải là khoảng thời gian, không gian hạnh phúc được “đầu ấp tay kề”bên người chồng yêu thương Nhưng nhân vật trữ tình đang cô đơn một mình đối diện với mình.Câu 4

 Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong hai câu thực

- Uống rượu mong giải sầu nhưng không được, Say lại tỉnh, tỉnh càng buồn hơn “Lại” - lặp

lại, “Say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, bế tắc của số phận Biết bao xót xa, chán nản trongmột chữ “lại”

- Hình ảnh người phụ nữ uống rượu một mình giữa đêm trăng, đem chính cái hồng nhan củamình ra làm thức nhấm, để rồi sững sờ phát hiện ra rằng trong cuộc đời mình không có cái gì làviên mãn cả, đều dang dở, muộn màng

- Hai câu đối thanh nghịch ý: Người say lại tỉnh >< trăng khuyết vẫn khuyết  tức bởi conngười muốn thay đổi mà hoàn cảnh cứ ỳ ra vô cùng cô đơn, buồn và tuyệt vọng

- Mối tương quan giữa trăng và thân phận nữ sĩ: Cảnh tình HXH được thể hiện qua hìnhtượng thơ chứa đựng sự éo le: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn “khuyết chưa tròn” - tuổi xuân đãtrôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn Hương rượu để lại vị đắng chát, hương tình thoảng qua đểchỉ còn là phận hẩm, duyên ôi!

 Một nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng

Câu 5

- Đảo trật tự từ:

+ Vị ngữ đứng trước chủ ngữ: xiên ngang- rêu từng đám, đâm toạc - đá mấy hòn

+ Danh từ trung tâm trước danh từ chỉ loại và số từ chỉ lượng: rêu- từng đám, đá- mấy hòn.

- Tác dụng: Tạo âm hưởng mạnh và tô đậm hình tượng thơ - cá tính nhà thơ Hồ Xuân Hương.Câu 6

- Ý nghĩa hai từ xuân

+ Xuân đi: Tuổi xuân ( tác giả )

Trang 6

+ Xuân lại:Mùa xuân ( đất trời )

→ Mùa xuân của thiên nhiên thì tuần hoàn, vĩnh cửu, còn mùa xuân của con người thì qua đikhông bao giờ trở lại

- Nghệ thuật tăng tiến “mảnh tình - san sẻ - tí - con con” nhấn mạnh vào sự nhỏ bé dần làmcho nghịch cảnh càng éo le hơn “Mảnh tình” đã bé lại còn “san sẻ” thành ra ít ỏi, chỉ còn “tí concon” nên càng xót xa, tội nghiệp

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo

(Ngữ văn 11, tập 1, NXB Giáo dục – 2009, tr22)

1 Văn bản trên do ai sáng tác? Giới thiệu vài nét về tác giả đó?

2 Bài thơ được viết theo thể loại nào? Nhận xét về cách gieo vần của tác giả?

3 Nêu đề tài của văn bản Sưu tầm những bài thơ của tác giả có cùng đề tài

4 Xác định điểm nhìn của nhân vật trữ tình trong bài thơ?

Trang 7

5 Nhận xét sự sáng tạo của người viết trong cách diễn đạt: hơi gợn tí, khẽ đưa vèo

6 Mùa thu được thi nhân gợi tả bằng những hình ảnh nào? Cái thần thái riêng của cảnh thu xứBắc được nhà thơ nắm bắt và thể hiện như thế nào?

7 Phân tích hiệu quả của nghệ thuật đối trong hai câu thơ luận

8 Nêu cảm nhận về hai câu kết bài thơ

9 Viết đoạn văn ngắn (10- 12 câu) nêu cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp của bức tranh mùa thutrong Thu điếu

Gợi ý

Câu 1

- Văn bản do Nguyễn Khuyến sáng tác

- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) là bậc túc nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc nhưng bất lực trước thời cuộc

Ông được mệnh danh là nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam

Câu 2

- Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật

- Cách gieo vần: vần chân, vần độc vận (veo, teo, vèo, teo, bèo) Cách gieo vần tài tình (vần

eo là tử vận, oái oăm khó làm) vừa là cách chơi chữ, vừa là hình thức biểu đạt nội dung (gợi không

gian hẹp, thu nhỏ)

Câu 3

- Đề tài: mùa thu

- Sưu tầm các bài thơ của tác giả có cùng đề tài:

Thu vịnh

(Vịnh mùa thu)

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào?

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

Trang 8

Thu ẩm

(Uống rượu mùa thu)

Năm gian nhà cỏ thấp le te,

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe

Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt ?

Mắt lão không vầy cũng đỏ hoe

Rượu tiếng rằng hay, hay chả mấy,

Độ năm ba chén đã say nhè

Câu 4

- Điểm nhìn của nhân vật trữ tình: từ gần đến cao xa rồi lại từ cao xa trở lại gần: từ chiếcthuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc rồi lại trở về với ao thu, với thuyềncâu Từ một khung ao hẹp, không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinhđộng

- Điểm nhìn trong Câu cá mùa thu khác với điểm nhìn trong Vịnh mùa thu, cảnh thu được

đón nhận từ cao xa tới gần , lại từ gần đến cao xa

Câu 5

Sự sáng tạo của nhà thơ trong cách diễn đạt hơi gợn tí, khẽ đưa vèo: cả hai diễn đạt đều là cụm động từ (động từ chính là gợn, đưa), các động từ chính được bổ nghĩa bởi các bổ ngữ phía trước (hơi, khẽ) và phía sau (tí, vèo) nhằm gây ấn tượng sâu sắc về những chuyển động nhẹ, khẽ, tinh tế

của sóng nước trên mặt ao và lá vàng rơi

Câu 6

- Bức tranh thiên nhiên được tác giả gợi tả bằng những hình ảnh rất đặc trưng cho mùa thu xứBắc: ao thu, gió thu, trời thu

Trang 9

- Nhà thơ đã nắm bắt được cái thần thái rất riêng của cảnh thu ở xứ đồng chiêm trũng, vùngđồng bằng Bắc Bộ: không khí dịu nhẹ, cảnh vật thanh sơ với những màu sắc, đường nét chuyểnđộng cụ thể và sự hài hòa, xứng hợp từ các sự vật.

 Màu sắc: nước trong veo, sóng biếc, lá vàng, trời xanh ngắt

Đường nét chuyển động nhẹ nhàng tinh tế: sóng hơi gợn tí, lá khẽ đưa vèo, mây lơ lửng.

 Cảnh vật toát lên sự hài hòa, xứng hợp: ao nhỏ - thuyền bé; gió nhẹ - sóng gợn; trời xanh –nước trong; khách vắng teo – chủ thể trầm ngâm tĩnh lặng Đặc biệt có sự hòa sắc tạo hình giữa

các điệu xanh: :"Cái thú vị của bài Thu điếu ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh trúc, xanh trời, xanh bèo, có 1 màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi” (Xuân Diệu)

Câu 7

- Phép đối trong hai câu luận rất chỉnh, gồm cả đối ngang (tầng mây lơ lửng – trời xanh ngắt; ngõ trúc quanh co – khách vắng teo) và đối dọc (tầng mây – ngõ trúc; lơ lửng – quanh co; trời – khách; xanh ngắt – vắng teo)

- Phép đối mang lại sự hài hòa đăng đối nhịp nhàng cho lời thơ đồng thời nhấn mạnh vẻ đẹpcân xứng, hài hòa của thiên nhiên trên bầu trời với dưới mặt đất; gia tăng sự tĩnh lặng, yên bìnhcủa không gian ngày thu vùng đồng bằng Bắc Bộ; góp phần thể hiện sự thay đổi trong điểm nhìn

của tác giả (từ cao, rộng xuống thấp, hẹp)

Câu 8

- Về nghệ thuật: câu cuối cùng có hai cách hiểu:

+ Đâu – không, không có cá đớp mồi dưới chân bèo

+ Đâu – đâu đó, có cá đâu đó đớp mồi dưới chân bèo

Dù hiểu theo cách nào, bằng thủ pháp lấy động tả tĩnh, câu thơ cũng thể hiện đậm nét sự tĩnh lặngcủa thiên nhiên, cảnh vật

- Về nội dung: hai câu kết thể hiện hình tượng nhân vật trữ tình (người đi câu cũng chính làtác giả) Nói chuyện câu cá nhưng thực ra tác giả không chú ý vào việc đi câu mà trầm ngâm tựagối buông cần như thể đang mải suy tư Không gian ngoại cảnh tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận vềnỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn con người Rõ ràng người đi câu nhàn thân mà không nhàntâm, bởi trong lòng vẫn không nguôi nghĩ về đất nước, nhân dân, về sự bế tắc, bất lực của bảnthân

Câu 9

Trang 10

- Về hình thức: 1 đoạn văn, 10 – 12 câu

- Về nội dung:

+ Mùa thu được cảm nhận bằng những hình ảnh rất đặc trưng của thiên nhiên vùng đồng bằng Bắc

Bộ Tất cả đều hài hòa, cân xứng

+ Bức tranh mùa thu không chỉ đẹp mà còn đượm buồn, tĩnh lặng

BÀI THƯƠNG VỢ - TRẦN TẾ XƯƠNG

I Đọc – hiểu

Bài 1

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Quanh năm buôn bán ở ven sông Nuôi hết năm con với một chồng.

Lặn lội thân gầy khi quãng vắng

Sì sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ, âu đành phận Năm nắng mười mưa, dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!

Có chồng hờ hững cũng như không!

1 Chỉ ra những lỗi sai trong văn bản và sửa lại đúng nguyên tác bài Thương vợ - Trần Tế Xương

2 Giới thiệu vài nét về tác giả bài thơ

3 Nêu đề tài của văn bản sưu tầm những sáng tác khác của tác giả có cùng đề tài

4 Phân tích cách tính thời gian, cách nói về nơi và công việc làm ăn của bà Tú và chuyện bànuôi cả con lẫn chồng trong hai câu đề

5 Nêu giá trị tu từ của nghệ thuật đối trong hai câu thực

6 Chỉ ra và phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ

7 Nhận xét về âm điệu hai câu kết

8 Nhân vật trữ tình thể hiện tình cảm, thái độ gì đối với người vợ của mình?

9 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8-10 câu), sử dụng thao tác lập luận phân tích, nêu cảm nhậncủa anh/ chị về hình ảnh bà Tú trong hai câu đề

Gợi ý

Câu 1

Lỗi sai trong văn bản: ven, hết, gầy, sì

Sửa lại: ven-> mom, hết -> đủ, gầy -> cò, sì -> eo

Trang 11

Câu 2

Trần Tế Xương (1870 – 1907) cuộc đời ngắn ngủi (37 năm) nhiều gian truân (chỉ đỗ tú tài) nhưng

sự nghiệp thơ văn của ông trở thành bất tử

Thơ trào phúng và trữ tình của ông đều xuất phát từ tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân tộc, đấtnước; có cống hiến quan trọng về phương diện nghệ thuật cho thơ ca dân tộc

Câu 3

- Đề tài: viết về bà Tú – vợ Tú Xương

- Sưu tầm những sáng tác có cùng đề tài

Văn tế sống vợ

Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ

Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ

Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn?

Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một nỗi hay gàn hay dở!

Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười

Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ

Gần xa nô nức, lắm gái nhiều trai

Sớm tối khuyên răn, kẻ thầy người tớ

Ông tu tác cửa cao nhà rộng, toan để cho dâu

Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ

Thế mà:

Mình bỏ mình đi, mình không chịu ở

Chẳng nói chẳng rằng, không than không thở.

Hay mình thấy tớ: nay Hàng Thao, mai phố Giấy mà bụng mình ghen?

Hay mình thấy tớ: sáng Tràng Lạc, tối Viễn Lai, mà lòng mình sợ?

Thôi thôi

Chết quách yên mồ

Sống càng nặng nợ

Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ, ngày khác sẽ hay

Duyên trăm năm ông Nguyệt xe tơ, kiếp này đã lỡ

Mình đi tu cho thành tiên thành phật, để rong chơi Lãng Uyển, Bồng Hồ

Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn vẹn đạo chồng nghĩa vợ

Trang 12

Phú thầy đồ dạy học (bài I)

[…] Gần có một mụ, sinh được bốn anh:

Tên Uông, tên Bái, tên Bột, tên Bành

Mẹ muốn con hay, rắp một nỗi biển cờ mũ áo

Chủ rước thầy học, tính đủ tiền chè rượu cơm canh

Phú thầy đồ dạy học (bài II)

Có một cô lái

Nuôi một thầy đồ

Quần áo rách rưới

Ăn uống xô bồ

Cơm hai bữa: khoai lang, lúa ngô

Sao dám khinh mình? Thầy đâu thầy vậy!

Chẳng biết trọng đạo, cô lốc cô lô

Câu 4

- Cách tính thời gian của sự vất vả: Quanh năm

+ Quanh năm là suốt cả năm không trừ ngày nào, dù nắng mưa cũng không có sự ngơi nghỉ Quanh năm còn là năm này tiếp nối năm khác đến chóng mặt rã rời chứ đâu phải chỉ một năm.

- Cách nói về nơi và công việc làm ăn buôn bán ở mom sông

+ Buôn bán: công việc khó nhọc, vất vả phải lặn lội sớm hôm, dấn thân vào chốn thương trườngđầy bon chen, đầy những tranh giành, kèn cựa

+ Mom sông: là phần đất nhô ra ở phía lòng sông Đây là nơi chon von rất nguy hiểm

→ câu thơ đầu nói về hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợilên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm

- Cách nói về chuyện bà Tú nuôi đủ cả con lẫn chồng

Trang 13

+ Nuôi đủ nghĩa là không để cho thiếu thốn Khái niệm đủ với các con là ăn no mặc ấm Còn

riêng với ông Tú thì đủ không chỉ là ăn no mặc ấm, mà còn là đáp ứng mọi thú ăn chơi (Bài bạckiệu cờ cao nhất xứ, Rượu chè trai gái đủ tam khoanh; Sáng nem bữa tối đòi ăn chả, Nay kiệungày mai lại giở cờ…)

+ Số lượng năm con với một chồng, tức là sáu người Một mình bà Tú gánh trách nhiệm nuôi đủsáu người (và cả bà là bảy) trên vai Tú Xương tự khôi hài, trào phúng về đức ông chồng – là chínhmình – tự hạ mình, coi mình là “thứ con đặc biệt”, kẻ ăn theo, ăn bám, ăn tranh với năm đứa con

 Cách tính thời gian, cách nói về nơi và công việc làm ăn của bà Tú và chuyện bà nuôi cảcon lẫn chồng thể hiện nỗi gian truân, vất vả của bà Tú đồng thời cho thấy sự tri ân của ông Tú đốivới người vợ của mình

Câu 5

- Hai câu thực đối nhau rất chỉnh, gồm cả đối ngang (lặn lội thân cò – khi quãng vắng; eo sèo mặt nước – buổi đò đông) và đối dọc (lặn lội thân cò – eo sèo mặt nước; khi quãng vắng – buổi đò đông):

+ Lặn lội thân cò: gợi nỗi gian truân vất vả của thân kiếp con người (bà Tú) giữa cái rợn ngợp của

không gian, thời gian

+ Eo sèo mặt nước: gợi sự chen chúc, bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ Sự

cạnh tranh không đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại

+ Khi quãng vắng: thể hiện cái rợn ngợp của không gian và thời gian Đó là không gian thời gian

hun hút chứa đầy lo âu, nguy hiểm

+ Buổi đò đông: nơi bà Tú dấn thân không chỉ có những lời phàn nàn, mè nheo cáu gắt, những sự

chen lấn xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc nguy hiểm (Con ơi nhớ lấy câu này, sông sâu chớ lội đòđầy chớ qua)

→ hai câu thực đối nhau về từ ngữ nhưng lại thừa tiếp nhau về ý nghĩa

- Phép đối mang lại sự đăng đối nhịp nhàng cho lời thơ Sau nữa, nó góp phần làm nổi bật sựvất vả, gian truân của bà Tú đồng thời cho thấy nỗi cảm thông sâu sắc của ông Tú trước sự tần tảocủa người vợ

Câu 6

- Sáng tạo trong hình ảnh lặn lội thân cò Hình ảnh trong thơ Tú Xương có sự sáng tạo so vớihình ảnh con cò trong ca dao

Trang 14

Trong ca dao:

+ Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

+ Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con

+ Con cò mà đi ăn đêm…

Trong thơ Tú Xương:

+ Thân cò khác con cò Thân cò gắn với số kiếp, thân phận con người

+ Thân cò không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian mà còn trong cái rợn ngợp của

thời gian (khi quãng vắng)

+ Phép đảo ngữ (lặn lội trước thân cò) nhấn mạnh nỗi gian truân vất vả của bà Tú, gợi nỗi đau

thân phận

- Sáng tạo trong cách vận dụng từ ngữ:

+ Thành ngữ duyên nợ được gắn với các số từ một, hai tạo nên một thành ngữ mới một duyên hai

nợ Bà Tú lấy ông tú cũng là do duyên nợ Nhưng duyên có một mà nợ thì lại gấp đôi, duyên ít, nợnhiều Đó là nỗi khổ mà bà Tú đã phải chấp nhận trong số kiếp của mình

+ Thành ngữ năm nắng mười mưa được vận dụng sáng tạo Nắng mưa chỉ sự vất vả; năm, mười là

số từ phiếm chỉ để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo “năm nắng mười mưa”

như nhân lên gấp bội sự nhọc nhằn của bà Tú Cách sd thành ngữ của TX cho thấy thái độ không

nề hà, hết lòng vì chồng, vì con của bà Tú

 Tú Xương đã tự hóa thân vào nhân vật bà Tú để cảm nhận những gian truân, vất vả, nhữngnhọc nhằn và đức hạnh của người vợ, từ đó thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu của mình một cách tàitình, độc đáo

Câu 7

- Hai câu kết mang âm điệu hai tiếng chửi Tiếng chửi đó hướng tới hai đối tượng:

Trang 15

+ Chửi thói đời đen bạc “cha mẹ thói đời ăn ở bạc” Tú Xương chửi thói đời bạc bẽo, tình ngườihiếm hoi Xã hội xưa “trọng nam khinh nữ”, luôn ràng buộc người phụ nữ “tam tòng tứ đức” Ônghiểu nguyên nhân sâu xa khiến người phụ nữ phải khổ Như vậy, từ hoàn cảnh riêng tác giả đã lên

án thói đời bạc bẽo nói chung

+ Tiếng chửi mình: Có chồng hờ hững cũng như không Ông Tú không dựa vào duyên số để trối

bỏ trách nhiệm Ông hiểu bà Tú lấy ông là duyên nhưng cũng là nợ, tự coi mình là cái nợ mà bà Túphải gánh Và ông cũng nhận thực rất rõ thái độ hờ hững của mình đối với vợ

→ âm điệu tiếng chửi không khiến lời thơ kém thi vị mà ngược lại càng cho thấy bản lĩnh của TúXương, dám sòng phẳng với bản thân, tự rủa mát mình, tự phán xét, lên án mình Một con ngườithương vợ quá mà hóa giận mình hẳn là người có nhân cách cao đẹp

+ Tuy nhiên bà Tú vẫn đảm đương trọn vẹn chức phận của mình

+ Bày tỏ tình cảm trân trọng, cảm phục đối với nhân vật

Trang 16

+ Hình ảnh người phụ nữ với gánh nặng gia đình trên vai (HS phân tích hai câu đề và hai câu thực

để thấy công việc làm ăn vất vả, nhọc nhằn, đầy nguy hiểm và gánh nặng mà bà Tú phải đảmđương để mưu sinh)

+ Hình ảnh người phụ nữ với nỗi đau thân kiếp và món nợ tình phải trả trong cuộc đời (HS phântích các hình ảnh lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước, thành ngữ chéo một duyên hai nợ để thấy đượcđiều đó)

+ Hình ảnh một người phụ nữ đức hạnh vẹn toàn: chịu thương chịu khó, đảm đang tháo vát, trọnvẹn trách nhiệm làm vợ, làm mẹ; cam chịu chấp nhận, không một lời oán thán, chì chiết (HS phântích các từ ngữ nuôi đủ, âu đành phận, dám quản công… để thấy được đức hạnh và vẻ đẹp tâm hồncủa bà Tú)

- Nhận xét, đánh giá:

+ Hình ảnh bà Tú hiện lên qua cảm nhận của người chồng là nhà thơ Tú Xương nên khách quansinh động Tú Xương đã điêu khắc hình tượng người vợ của mình bằng sự thấu hiểu, lòng yêuthương chân thành, sâu sắc và bằng cả tài năng của một người nghệ sĩ tài hoa

+ Bà Tú là một trong những hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thờitrung đại, tiếp nối đề tài quen thuộc của văn học dân gian và trở thành tiền đề để đề tài này tiếp tụcphát triển trong văn học hiện đại

1 Văn bản trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Giới thiệu vài nét về tác giả đó?

2 Nội dung của văn bản là gì?

3 Vì sao biết rằng làm quan gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn ra làmquan? Nêu ý nghĩa của việc tác giả xưng tên hiệu trong văn bản

Trang 17

4 Phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu “Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, […] Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”

5 Giải thích ý nghĩa của từ ngất ngưởng trong văn bản

6 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10) câu phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trongvăn bản

- Làm trai đứng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

- Không công danh thà nát với cỏ cây

+ Liệt kê danh vị, chức vụ… nhằm chứng tỏ mình là con người tài năng thực sự

+ Ngắt nhịp dồn dập, mạnh mẽ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về những thành tích mình đạt đượctrong thi cử, quan trường ông kể ra những thành tích tiêt biểu nhất bởi trong cuộc đời ông cònlàm được nhiều hơn thế, để minh chứng cho “tài bộ” đã nêu ở trên

+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt cùng điệp từ “khi” khiến lời thơ mang âm hưởng lâng lâng tự hào

Tự hào vì ông là con người tài năng thực sự, từng giữ chức vụ, danh vị cao hơn người

 Nguyễn Công Trứ tự ý thức về bản thân, về tài năng của mình

Câu 5

Ngất ngưởng là thái độ, tinh thần con người biết mình vượt lên thiên hạ

Câu 6

Nội dung:

+ hình ảnh con người ngất ngưởng khi làm quan; sự tự ý thức trách nhiệm đối với cuộc đời; ý thức

về tài năng, về địa vị bản thân

+ Đó là hình ảnh người quân tử sống bản lĩnh, đầy tự tin, kiên trì lý tưởng

Trang 18

Bài 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Đô môn giải tổ chi niên

2. Nêu nội dung văn bản

3. Ngày hưu quan, nhân vật trữ tình thể hiện sự ngất ngưởng của mình như thế nào?

4. Phong thái ngất ngưởng được ông Hi Văn thể hiện như thế nào trong cuộc sống hàng ngày?

5. Nêu tác dụng của các từ láy dương dương, phơi phới cùng điển tích văn học trong các câu

thơ Được mất dương dương người thái thượng, Khen chê phơi phới ngọn đông phong.

6 Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng Không Phật, không tiên, không vướng tục

7. Viết một đoạn văn (8-10 câu) phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong văn bản

Hành động ngược đời trái khoáy, dáng vẻ ngạo nghễ của nhân vật trữ tình nhằm mục đích trêungươi, ngạo thế Bức chân dung ông đầy tính trào lộng

Câu 4

Thái độ ngất ngưởng được thể hiện trong những đối lập gay gắt:

- Đi thăm thú những danh lam thắng cảnh trong phong cách của bậc tao nhân nhưng lại mangtheo cung kiếm tư thế của một võ tướng lại đi đôi với khuôn mặt từ bi

- Chùa là nơi thâm nghiêm, đến đây con người phải gác bỏ mọi phàm tục của đời thường nhưngông Hi Văn đi chơi chủa lại mang theo hầu gái Ông vẫn giữ nguyên kiểu sống đời thường đểvào nơi tôn nghiêm, trang trọng nên Bụt cũng nực cười

 Con người phóng khoáng, muốn gạt bỏ tất cả những ràng buộc của cuộc đời để tận hưởng

Trang 19

Câu 7

Nội dung:

+ hình tượng nhân vật trữ tình với lối sống ngất ngưởng khi hưu quan: trong ngày về hưu, trongcuộc sống hàng ngày

+ Đó là bậc tài tử phong lưu, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình

BÀI BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT

Bài 1

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

Trường sa phục trường sa,

3 Phân tích giá trị thẩm mĩ của hình ảnh trường sa (bãi cát dài)

4 Tình cảnh của người đi đường được thể hiện như thế nào trong hai câu thơ Nhật nhập hành

Ngày đăng: 27/03/2022, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w