luật và đạo đức. Có thể trình bày theo các ý sau:
- Qua bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp của bức tranh về mùa xuân trong con mắt một thi sĩ yêu đời tha thiết.
- Tình yêu tha thiết với thiên nhiên, quê hương đất nước.
- Sống chan hòa với thiên nhiên, trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trong đời
- ...
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh rút ra thông điệp và lý giải thuyết phục cho 0,75 - 1.0 điểm.
- Học sinh rút ra thông điêp, trình bày chưa thuyết phục cho 0.5 điểm.
- Học sinh rút ra thông điêp, chưa lí giải vì sao, cho 0.25 điểm.
Lưu ý: Giám khảo linh hoạt trong quá trình chấm bài. Tránh đếm ý cho điểm. Khuyến khích bài viết sáng tạo, giàu sức thuyết phục.
Đọc – hiểu thơ cách mạng 1930 – 1945
Bài 1: Bài Mộ (Chiều tối) – Hồ Chí Minh Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
1. Nêu xuất xứ của văn bản. Giới thiệu vài nét về hoàn cảnh ra đời bài thơ 2. Nêu ý nghĩa nhan đề văn bản
3. Phân tích điểm nhìn của tác giả trong bài thơ
4. Phân tích ý nghĩa biểu đạt và ý nghĩa biểu cảm của các hình ảnh quyện điểu, cô vân mạn
mạn. Chỉ ra sự tương đồng giữa các hình ảnh đó với hình ảnh nhân vật trữ tình.
5. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối 6. Tìm và phân tích nhãn tự bài thơ
7. Viết đoạn văn (10 – 12 câu), sử dụng thao tác lập luận bác bỏ, nêu cảm nhận của anh chị về vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình.
1. Mộ là bài thứ 31 trong tập Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)
Hoàn cảnh sáng tác: cuối mùa thu 1941, trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo 2. ý nghĩa nhan đề: Mộ - chiều tối: thời khắc cuối cùng của một ngày. Với người tù HCM đây là chặng cuối cùng của một ngày đày ải. Hoàn cảnh đó khiến người tù dễ mệt mỏi, buồn chán thế nhưng cảm hứng thơ lại đến với người tù cộng sản một cách tự nhiên.
3. Điểm nhìn: từ cao xa đến gần thấp, từ bức tranh thiên nhiên nghiêng về ước lệ đến bức tranh đời sống con người gần gũi, chân thực.
4. Ý nghĩa các từ:
- ý nghĩa biểu đạt: gợi không gian rộng lớn, trong trẻo, êm đềm của chiều thu nơi núi rừng Quảng Tây TQ.
- ý nghĩa biểu cảm: cánh chim, chòm may dường như san sẻ với con người sự mệt mỏi, cô đơn, lặng lẽ trong cảnh ngộ chia lìa.
5. – biện pháp tu từ: điệp nối tiếp
Tác dụng: miêu tả vòng quay của chiếc cối xay ngô; gợi liên tưởng động tác xay ngô (đều đặn); thể hiện sự kiên nhẫn bền bỉ của cô gái lao động nghèo; gợi sự chuyển vần thời gian từ chiều sang tối.
6. nhãn tự bài thơ là chữ hồng. Nguyên văn không nói tối mà vẫn thấy tối dần dần, chầm chậm thay thế ánh chiều muộn. Chữ hồng cuối bài thơ đủ sức cân lại với 27 chữ trước đó. Mọi cảm giác nặng nề mệt nhọc dường như bị xua tan, chỉ còn thấy màu đỏ nhuốm lên cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia.
7. viết đoạn văn sử dụng thao tác lập luận bác bỏ Nội dung:
- Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật trữ tình: tâm hồn thư thái, ung dung; lòng yêu thương mênh mông sâu nặng (yêu thiên nhiên, yêu con người); bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ cộng sản. - Bày tỏ sự đồng cảm với cảnh ngộ của người tù cộng sản, bày tỏ tình cảm trân trọng, cảm
phục đối với tình yêu bao la và ý chí, nghị lực của người chiến sĩ cộng sản.
Bài 2:
Tảo giải (Giải đi sớm) I
Nhất thứ kê đề dạ vị lan,
Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san. Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng, Nghênh diện thu phong trận trận hàn.
II
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng, U ám tàn dư tảo nhất không.
Noãn khí bao la toàn vũ trụ, Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.
Dịch nghĩa
Gà gáy một lần, đêm chưa tàn,
Chòm sao nâng vầng trăng lên đỉnh núi mùa thu; Người đi xa đã cất bước trên đường xa,
Gió thu táp mặt từng cơn từng cơn lạnh lẽo.
Phương đông màu trắng chuyển thành hồng, Bóng đêm còn rơi rớt sớm đã hết sạch; Hơi ấm bao la khắp vũ trụ,
Người đi thi hứng bỗng thêm nồng.
( Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)
2. Phân tích sự vận động, biến chuyển của cảnh và người từ bài I đến bài II. Sự vận động đó thể hiện vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhân vật trữ tình?
3. Nêu cảm nhận về hình ảnh thơ quần tinh ủng nguyệt thướng thu san.
4. Phân tích vẻ đẹp tư thế con người trong câu thơ Nghênh diện thu phong trận trận hàn
5. Nêu cảm nhận về tâm trạng hành nhân trong câu thơ Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.
6. Phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong hai bài thơ.
Hướng dẫn Bài 2
1. Tảo giải nghĩa là giải đi sớm. Nhan đề thông tin cho người đọc về một cuộc chuyển lao bắt đầu từ rất sớm, khi gà gáy một lần và đêm chưa tàn. Mà đêm thu ở TQ rất khắc nghiệt, sương giá có thể buốt thấu xương thịt người đi trong đêm. Nhan đề bài thơ dù hết sức cô đọng, hàm súc nhưng lại mở ra trước mắt người đọc hoàn cảnh vô cùng gian khó, vất vả của người tù cách mạng.
2. Từ bài 1 đến bài 2 có sự vận động, chuyển biến kì diệu của người và cảnh: + Cảnh chuyển từ đêm thu lạnh giá sang bình minh rực hồng ấm áp.
+ Con người – chủ thể trữ tình, từ “chinh nhân” (người đi xa) thăng hoa thành “hành nhân” (người đi dạo) và cuối cùng trở thành “thi nhân” nồng nàn thi hứng. Điều đáng là hai bài không thấy một từ “lung nhân” (người trong ngục – tù nhân) nào cả.
Sự vận động của cảnh và người qua hai bài thơ là sự vận động hết sức mau lẹ từ bóng tối ra ánh sáng, sự sống; từ tắm tối lạnh giá đến cảnh tươi sáng rực rỡ; từ trong hiện tại đầy gian truân vất vả đến ngày mai sáng bừng niềm hạnh phúc… Sự vận động đó cho thấy tâm hồn lạc quan, yêu đời, luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tù nhân – thi nhân Hồ Chí Minh.
3. Hình ảnh “quần tinh ủng nguyệt thướng thu san” là một hình ảnh tươi sáng, ấm áp, đẹp đẽ. Không gian được chuyển dịch nhanh chóng từ mặt đất ( câu 1) lên bầu trời theo cái ngước nhìn kiếm tìm ánh sáng trong đêm tối của người đi xa. Hình ảnh “quần tinh” (chòm sao) khiến bầu trời mênh mông cao rộng trở nên ấm áp hơn.Trăng sao như quấn quýt sum vầy, ấp ôm, vầng trăng hạ tuần như đang được hàng ngàn ngôi sao nâng đỡ để cùng nhau vượt lên trên đỉnh núi mùa thu Trong hoàn cảnh lao tù khó nhọc, cô đơn, người tù cách mạng đã tìm thấy niềm vui, tìm thấy sự an ủi chính nơi những người bạn tri âm tri kỉ của Người.Cùng với trăng sao, con người như cũng đang vượt lên gian khó trên con đường xa thẳm.
4. Trong câu thơ Nghênh diện thu phong trận trận hàn, tư thế của con người được tô đậm trong hình ảnh đầu tiên đặt ở vị trí đầu câu thơ: ngênh diện. hai chữ nghênh diện diễn tả được tư thế hiên ngang, bình tĩnh, chủ động, tự tin của nhân vật trữ tình. Người đi dám đón nhận những trận gió thu lạnh lẽo, những khó khăn gian khổ liên tiếp (trận trận) thổi tới, cản ngược, một cách khỏe khoắn, tự nhiên.
5.
- tư thế con người trong câu Hành nhân thi hứng hốt gia nồng không phải là tư thế của một lung
nhân (tù nhân), không phải tư thế của một chinh nhân (người đi xa) mà là tư thế của một hành nhân (người đi dạo), thậm chí là một thi nhân với cảm hứng thơ nồng nàn, cháy bỏng.
Đi liền với sự thay đổi trong tư thế chính là sự thăng hoa của tâm trạng con người. Thi hứng gợi đến một tâm hồn phơi phới nhẹ nhõm, thể hiện tâm trạng lạc quan, dạt dào cảm hứng thơ, cảm hứng yêu đời, yêu ánh sáng, sự sống.
6.
Hình tượng nhân vật trữ tình có sự vận động: chinh nhân – hành nhân – thi nhân HCM.
Vẻ đẹp nhân vật trữ tình trong 2 bài thơ: yêu thiên nhiên, yêu sự sống; hiên ngang, bình tĩnh, chủ động, tự tin; tâm hồn nghệ sĩ; lạc quan tin tưởng vào tương lai tươi sáng.
Bài 3 Vãn cảnh
(Cảnh chiều hôm)
Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ, Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình; Hoa hương thấu nhập lung môn lý, Hương tại lung nhân tố bất bình.
Dịch nghĩa
Hoa hồng nở hoa hồng lại tàn, Hoa nở hoa tàn đều vô tình;
Hương thơm bay vào thấu trong ngục, Tới kể với người trong ngục nỗi bất bình.
( Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000)
1. Nêu chủ đề văn bản
2. Phân tích nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu Mai khôi hoa khai hoa hựu tạ
3. Trong câu thơ Hoa khai hoa tạ lưỡng vô tình tác giả muốn nói cái gì “vô tình” và “vô tình” với cái gì?
4. Hoa khai hoa tạ những tưởng là đã hết, thế nhưng Hồ Chí Minh vẫn còn nhìn thấy đời hoa ở đâu? Điều đó nói lên vẻ đẹp gì trong tâm hồn nhà thơ?
5. Hương hoa bất bình với cái gì? Vì sao có nỗi bất bình này? Tại sao hương hoa lại tìm đến
lung nhân để giãi bày nỗi bất bình này?
6. Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ. Gợi ý
1. Chủ đề: nỗi xót xa, thương cảm, đồng tình, bênh vực cho kiếp hoa sớm nở tối tàn, cho sự sống ngắn ngủi, cái đẹp chóng tàn phai.
2. Ý nghĩa:
- Ý nghĩa biểu đạt: phản ánh quy luật nghiệt ngã của tự nhiên hoa nở - hoa tàn
- Ý nghĩa biểu cảm: nỗi thổn thức, xót xa của một tâm hồn nghệ sĩ không chấp nhận một vẻ đẹp bị lụi tàn theo quy luật bất di bất dịch. Hai tiếng hựu tạ toàn thanh trắc như kéo trĩu câu thơ xuống, khiến lời thơ mang âm điệu nặng nề, luyến tiếc, buồn thương.
3. Câu thơ có nhiều cách hiểu:
- Chế độ Tưởng Giới Thạch vô tình trước cái đẹp, hờ hững bỏ rơi bông hoa đẹp bên cạnh chốn ngục tù. Cách hiểu này giới hạn bài thơ trong ý nghĩa tố cáo một chế độ thù địch với cái đẹp
- Tạo hóa vô tình trước cái đẹp. Hoa hồng nở - rụng trước sự vô tình của tạo hóa, cái đẹp khai sinh và khai tử từ sự ngắn ngủi, mong manh vô tình của tạo hóa. Cách hiểu này rộng hơn và gợi mở hơn khi dẫn theo phía sau đó hàng loạt câu hỏi: sao tạo hóa lại vô tình đến thế? Sao cái đẹp lại chóng tàn phai đến thế? Con người phải làm gì để cái đẹp vĩnh hằng, bất tử?
Hoa tàn nhưng HCM thấy đời hoa chưa kết thúc. Người vẫn tìm thấy trong đóa hoa tàn sự sống dồi dào, mạnh mẽ của làn hương. Người không những xót xa thương cảm cho cái đẹp mà còn đồng cảm, tái sinh cho sự sống của cái đẹp. Điều đó cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của một thi sĩ – chiến sĩ, 1 nhà thơ cách mạng luôn hướng tới sự sống, ánh sáng.
5.
- Hương hoa bất bình với sự vô tình của tạo hóa. Tạo hóa sinh ra cái đẹp nhưng lại thờ ơ, dửng dưng với cái đẹp, đặt cái đẹp trong quy luật nghiệt ngã: mau nở, chóng tàn, ngắn ngủi, mong manh.
- Hương hoa tìm đến lung nhân để giãi bày tâm trạng bởi lung nhân (người trong ngục – tù nhân) là người có tâm hồn nhạy cảm, biết yêu thương trân trọng cái đẹp, hiểu được số mệnh của cái đẹp và đồng cảm sâu sắc với nỗi bất bình của hoa.
6. Vẻ đẹp nhân vật trữ tình
- Tấm lòng yêu người mến cảnh, nâng niu trân trọng mọi sự sống, mọi cái đẹp trên đời
- Tâm hồn phong phú, nhạy cảm, đồng cảm với nỗi đau của những sinh linh bé nhỏ, yếu đuối cần được che chở
- Tâm hồn cao đẹp, luôn vận động hướng tới sự sống.
Bài 4
Đọc – hiểu khổ 1 bài Từ ấy – Tố Hữu Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
1. Nội dung văn bản
2. Từ ấy là khi nào? Sự kiện đó có ý nghĩa gì trong cuộc đời của tác giả?
3. Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng để sáng tạo các hình ảnh nắng hạ, mặt trời chân lý
5. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu cuối? Chỉ ra hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó
Gợi ý
1. Niềm vui sướng, hạnh phúc lớn lao của nhân vật trữ tình khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.
2. Từ ấy - từ khi Tố Hữu bắt gặp và được giác ngộ lí tưởng cộng sản 7/1938. Đây là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu.
3. – biện pháp: ẩn dụ
Tác dụng: biện pháp ẩn dụ khẳng định lí tưởng cộng sản như nguồn ánh sáng mới làm bừng sáng lên trong tâm hồn nhà thơ đồng thời thể hiện thái độ thành kính, ân tình của tác giả.
+ Nắng hạ: nắng rực rỡ, khác nắng của các mùa còn lại trong năm.
+ Mặt trời chân lý: sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Mặt trời tự nhiên tỏa ánh sáng, hơi ấm, sức sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt đẹp cho cuộc sống.
4.
- Ý nghĩa biểu đạt từ ngữ
+ Bừng: chỉ ánh sáng phát ra đột ngột
+ Chói: chỉ ánh sáng có sức xuyên chiếu mạnh
Khẳng định, nhấn mạnh sức mạnh của lí tưởng cộng sản: ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.
- ý nghĩa biểu cảm: thể hiện tình cảm trân trọng, thành kính, thiêng liêng của tác giả. 5. – biện pháp tu từ: so sánh
Tác dụng: thể hiện niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Đó là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim hót.
Đọc – hiểu khổ 2 bài Từ ấy – Tố Hữu Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải khắp trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
1. Nội dung văn bản
2. Phân tích ý nghĩa biểu đạt của các từ buộc, trang trải
3. Phân tích biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh trăm nơi
4. Nêu cảm nhận về hình ảnh khối đời.
5. Viết một đoạn văn ngắn (8-10 câu) sử dụng thao tác lập luận bác bỏ, nêu cảm nhận về sự chuyển biến trong nhận thức của người thanh niên tiểu tư sản khi được ánh sáng lí tưởng cộng sản soi rọi.
Gợi ý
1. Nhận thức về lẽ sống mới, lớn lao trong chàng thanh niên tiểu tư sản khi bắt gặp lí tưởng cộng sản.
2. ý nghĩa biểu đạt:
+ Buộc: thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người.
+ Trang trải: chàng trai thanh niên trẻ tiểu tư sản trải rộng tâm hồn trước cuộc đời rộng lớn, để đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
3. Trăm nơi là một hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp mọi nơi
4. Khối đời là ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết