Đề xuất các giải pháp: lựa chọn thị trường mục tiêu; chiến lược marketing; về sản phẩm; về giá cả, về phân phối, về con người, về xúc tiến, về đối tác, về chọn gói, về chương trình nhằm
Trang 1Giải pháp marketing mix cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội
Trịnh Thanh Thủy
Trường Đại học Kinh tế Luận văn ThS ngành: Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: PGS.TS Trương Đình Chiến
Năm bảo vệ: 2009
Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Marketing Mix trong hoạt động kinh doanh lữ
hành quốc tế Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của du lịch Hà Nội, môi trường kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Trình bày đặc điểm các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội và phân tích thực trạng hoạt động Marketing mix của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Đề xuất các giải pháp: lựa chọn thị trường mục tiêu; chiến lược marketing; về sản phẩm; về giá cả, về phân phối, về con người, về xúc tiến, về đối tác, về chọn gói, về chương trình nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Hà Nội
Keywords: Doanh Nghiệp; Kinh doanh lữ hành; Maketing Mix; Quản trị kinh doanh; Hà
Nội
Content
MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trên thế giới, du lịch được coi là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao Ở Việt Nam, du lịch cũng được xác định là ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
Hà Nội, với vai trò là Thủ đô - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học - công nghệ
và giao lưu của cả nước, thành phố hoà bình của thế giới - với nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú, với bề dày lịch sử gần 1000 năm tuổi, đã trở thành một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước
Trong quá trình đổi mới phát triển kinh tế ở Thủ đô, ngành du lịch thành phố đã đạt được những bước tiến rõ nét, có tốc độ tăng trưởng cao, lực lượng lao động trong ngành tăng nhanh,
Trang 2cơ sở vật chất kỹ thuật đang trên đà phát triển Hiện tượng "bùng nổ" các cơ sở kinh doanh du lịch, với sự tham gia của các thành phần kinh tế tạo nên một thị trường du lịch khá sôi động Tuy nhiên, theo đánh giá của khách du lịch quốc tế thì dịch vụ của các công ty lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội còn nhiều bất cập như: các tour du lịch còn đơn điệu, thông tin tới khách hàng còn chưa kịp thời, chưa có sự linh hoạt trong các chính sách giá, thiếu tính chuyên nghiệp trong đội ngũ hướng dẫn viên Điều này đã làm cho tỉ lệ khách du lịch quốc tế quay trở lại du lịch Việt Nam và Hà nội là rất thấp (khoảng 20%)
Muốn khắc phục được những vấn đề trên thì việc nghiên cứu hoạt động marketing và áp dụng các chính sách marketing mix phù hợp là rất cần thiết Vì marketing chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp lữ hành với khách du lịch, chỉ cho các nhà kinh doanh biết đâu là thị trường khách mục tiêu, những sản phẩm dịch vụ cần phục vụ cho thị trường, đồng thời thu nhận những phản ứng của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, để từ đó điều chỉnh những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, tôi đã lựa chọn đề tài: "Giải pháp marketing mix cho
các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ của mình Với mong muốn giúp cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội lựa chọn được các chính sách marketing mix phù hợp, tạo sức thu hút khách du lịch
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Hiện nay, việc nghiên cứu lĩnh vực du lịch nhằm phát triển ngành này thành một ngành kinh tế mũi nhọn đang được nhiều tác giả đề cập tới Với các mảng đề tài về nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp du lịch, vấn đề nhân sự, các giải pháp thu hút khách du lịch, xúc tiến các thị trường khách trọng điểm… Về khía cạnh marketing trong hoạt động du lịch thì phần lớn các tác giả mới nghiên cứu các ứng dụng marketing trong khách sạn, nhà hàng hay công ty lữ hành nói chung Tuy nhiên, việc nghiên cứu các chính sách marketing mix cho riêng hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Hà nội lại là một vấn đề chưa có tác giả nào đề cập đến
Chính vì vậy, đề tài của tôi đi sâu vào nghiên cứu các chính sách marketing mix trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội nhằm thu hút du khách quốc tế giúp cho ngành du lịch Thủ đô phát triển
3 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích của đề tài là đưa ra các giải pháp marketing mix cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội nhằm thu hút khách du lịch quốc tế
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
• Hệ thống cơ sở lý luận về kinh doanh lữ hành và marketing mix trong kinh doanh lữ hành quốc tế
• Đánh giá thực trạng hoạt động marketing mix của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội
Trang 3• Đề xuất các giải pháp marketing mix nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Hà nội
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài đi sâu vào nghiên cứu mảng kinh doanh lữ hành quốc tế với thị trường khách du lịch vào Việt Nam (inbound)
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về không gian: địa bàn Hà nội cũ (không bao gồm các tỉnh, huyện của Hà nội mới mở rộng sau tháng 8/2008)
Trong đề tài này, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội được hiểu là các công ty lữ hành quốc tế đăng ký kinh doanh và chịu sự quản lý của Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà nội (trước đây là Sở Du lịch Hà nội)
- Về thời gian: Khoảng thời gian được nghiên cứu để phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động là
từ năm 2000 đến nay Thời gian để thực hiện các giải pháp là giai đoạn 2009-2015 và những năm tiếp theo phù hợp với chiến lược phát triển của Ngành du lịch đến năm 2020
5 CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Đề tài chọn cách tiếp cận thông qua việc quan sát và hệ thống
- Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
+ Phương pháp phân tích, xử lý thông tin
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp tổng hợp và thực tiễn
+ Phương pháp dự báo
6 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Hệ thống cơ sở lý luận về marketing mix trong kinh doanh lữ hành quốc tế
Đánh giá khách quan về hoạt động marketing mix của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội hiện nay
Đưa ra các giải pháp marketing mix nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh lữ hành quốc
tế trên địa bàn Hà nội trong môi trường hội nhập quốc tế
7 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương I : Cơ sở lý luận về marketing mix trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế Chương II: Thực trạng hoạt động marketing mix của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
quốc tế trên địa bàn Hà Nội
Chương III: Đề xuất giải pháp marketing mix cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
Trang 4quốc tế trên địa bàn Hà Nội
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING MIX TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ
HÀNH QUỐC TẾ 1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG TY LỮ HÀNH
1.1.1 Định nghĩa về kinh doanh lữ hành
1.1.2 Định nghĩa công ty lữ hành
1.1.3 Vai trò của công ty lữ hành
1.1.4 Phân loại công ty lữ hành
1.2 MARKETING MIX TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ 1.2.1 Sơ lược quá trình phát triển của marketing du lịch
1.2.2 Định nghĩa marketing du lịch
1.2.3 Vai trò của marketing trong kinh doanh lữ hành quốc tế
1.2.4 Phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường trong kinh doanh lữ hành quốc tế
1.2.5 Chiến lược marketing trong kinh doanh lữ hành quốc tế
1.2.6 Marketing - mix trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế
BẢNG 1.2 MARKETING MIX TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ
8 Ps trong marketing lữ hành quốc tế
- Sản phẩm (Product)
- Giá cả (Price)
- Phân phối (Place)
- Xúc tiến (Promotion)
- Con người (People)
- Trọn gói (Packaging)
- Chương trình (Programming)
- Đối tác (Partnership)
Tóm tắt chương 1
Chương 1 của đề tài đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận marketing du lịch trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế, cụ thể là các khái niệm cơ bản về kinh doanh lữ hành, công ty lữ hành, vai trò của công ty lữ hành trong ngành du lịch và phân loại các công ty lữ hành Chương 1 còn nêu rõ các định nghĩa về marketing du lịch, phân tích vai trò của marketing trong ngành du lịch, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, định vị thị trường, các chiến lược marketing và marketing mix trong hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế Trong đó, 8 công
Trang 5cụ của marketing lữ hành: sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, con người, trọn gói, chương trình và đối tác được phân tích rõ để làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội ở chương 2 và chương 3
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
LỮ HÀNH QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2.1 TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH HÀ NỘI
2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của du lịch Hà nội
2.1.2 Môi trường kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn
Hà nội
Những thuận lợi:
- Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật của cả nước
- Kinh tế Hà Nội đang ở thời kỳ tăng trưởng nhanh và liên tục
- Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng
- Hà nội có lịch sử gần 1000 năm tuổi
- Hà Nội có nhiều điểm du lịch nổi tiếng
- Hà nội được công nhận là thành phố hoà bình và thân thiện, an toàn
- Hà nội là nơi tập trung nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành được đánh giá có chất lượng cao
Những khó khăn:
- Tình trạng thiếu phòng khách sạn hay xảy ra
- Thiếu các điểm vui chơi giải trí
- Mật độ dân cư tại Hà nội cao nên môi trường sống bị ảnh hưởng,
- Nạn kẹt xe tắc đường thường xuyên xảy ra
- Ý thức của người dân chưa cao …
2.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
2.2.1 Số lượng các doanh nghiệp
BẢNG 2.1 DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH QUỐC TẾ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 2005 -
2008
2005 2006 2007 2008 Tổng số doanh nghiệp
LHQT
185 203 223 282
Trang 6Doanh nghiệp Nhà
nước
Nguồn: Sở Văn hoá - Thể Thao và Du lịch Hà nội
2.2.2 Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp
Hàng năm, Hà nội đều có những doanh nghiệp lữ hành đạt danh hiệu 10 công ty lữ hành hàng đầu Việt Nam như: Công ty du lịch Việt Nam tại Hà nội, công ty lữ hành Saigontourist Hà nội hay công ty liên doanh du lịch Hồ Gươm DIETHELM
Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong số gần 300 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế hiện nay thì chỉ có khoảng 5% doanh nghiệp có khả năng đón trên 10 nghìn khách quốc tế/năm Hầu hết, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ; nhiều doanh nghiệp chỉ đón được vài trăm khách/năm
Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại Hà nội đang trong tình trạng “bát nháo” Vì trong đợt tổng thanh tra vừa rồi của Du lịch Hà nội đối với 30 hãng lữ hành quốc tế trên địa bàn
đã phát hiện ra nhiều sai phạm
2.3 Thực trạng hoạt động marketing mix của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội
2.3.1 Thị trường khách du lịch quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội
BẢNG 2.2 SỐ LIỆU KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ TỚI HÀ NỘI VÀ CẢ NƯỚC Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 2006 2007 2008
Khách DL
quốc tế đến
Việt Nam
Lượt khách
2.897.0
00
3.467.7
57
3.583.
486
4.171.5
64
4.253.7
40
Khách DL
quốc tế
đến Hà nội
Lượt khách
950.00
0
1.109.6
35
1.110.
000
1.300.0
00
1.255.
000
Tỉ lệ Hà
nội so với
cả nước
% 32,4 32,0 30,98 31,16 29,56
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trang 7Thị trường khách du lịch quốc tế đến Hà nội trong giai đoạn 2004 – 2008 có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Lượng khách du lịch tập trung chủ yếu vào một số thị trường trọng điểm là Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ Chỉ riêng năm thị trường này đã chiếm 70% - 75% thị trường khách du lịch quốc tế đến Hà nội
+ Khách du lịch quốc tế đến Hà nội bằng đường hàng không chiếm tỷ trọng khoảng 30%, bằng đường bộ và đường biển chiếm 70%
+ Về mục tiêu đi du lịch của khách: gần 51% khách đi du lịch kết hợp thăm dò thị trường, tìm đối tác đầu tư hợp tác kinh doanh Số khách đi du lịch thuần tuý chỉ có 31% và mục đích khác là 18% Loại khách này chủ yếu là công nhân viên chức Số khách Việt kiều về thăm thân nhân khoảng 76%, số còn lại 24% đi du lịch kết hợp với dự hội nghị, hội thảo và thương mại
+ Thời gian lưu lại bình quân của khách du lịch quốc tế đến Hà nội là 2 ngày
BẢNG 2.3 10 THỊ TRƯỜNG DẪN ĐẦU LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH
ĐẾN HÀ NỘI NĂM 2004 – 2008
Đơn vị: Lượt khách
T
T
Thị
trường 2004 2005 2006
2007 2008
1
Trung
Quốc
246.96
7
140.81
9
140.65
6
140.42
5
139.06
9
2 Nhật Bản 83.754 95.379
104.64
2
116.87
2 93.131
3 Pháp 68.709 65.328 87.963
90.457 115.24
5
4 Anh 36.446 62.935 46.652 48.812 50.997
5 Úc 52.881 46.924 74.984 86.426 96.320
6 Hàn Quốc 61.677 43.571
144.25
2
120.92
3 81.642
7 Mỹ 53.587 30.227 72.588 72.604 71.580
8 Đức 30.484 23.804 44.119 45.629 48.995
9
Đài
Loan(TQ) 28.695 23.693 26.220
36.149 41.204
1
0 Thái Lan 17.184 13.651 40.183
53.641 61.967
Nguồn: Sở Văn hoá - Thể Thao và Du lịch Hà nội
2.3.2 Các chính sách marketing mix của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế trên địa bàn
Hà nội
Trang 82.3.2.1 Về sản phẩm
Hiện nay, các công ty lữ hành của Hà nội chưa chủ động xây dựng các tour du lịch độc đáo để chào mời du khách
Sản phẩm tour du lịch của các công ty lữ hành đều giống nhau với những điểm đến truyền thống Các hoạt động trong tour còn rất đơn điệu, không hấp dẫn được du khách quốc tế
Nguyên nhân:
- Không có sự đầu tư xây dựng các sản phẩm tour du lịch mới: do sản phẩm du lịch dễ bị sao chép lại mất chi phí đầu tư cao
- Tổ chức tour du lịch không chuyên nghiệp: thiếu kinh nghiệm tổ chức; nhiều nhà tổ chức tour chưa đi khảo sát điểm
2.3.2.2 Về giá cả
Hiện nay, các công ty lữ hành quốc tế Hà nội sử dụng phương pháp tính giá theo chi phí Một thực trạng bất hợp lý là giá trọn gói tour du lịch của các công ty lữ hành không thấp hơn so với giá đơn lẻ của từng dịch vụ mà đôi khi còn cao hơn
Các công ty lữ hành nhỏ cạnh tranh không lành mạnh với nhau bằng giá bán Và đi kèm với mức giá giảm thấp là các dịch vụ chất lượng kém hoặc trốn thuế Các hãng lữ hành nhỏ (chủ yếu tập trung tại phố cổ) với đối tượng khách chủ yếu là khách du lịch balô, khả năng chi trả không cao, đi lẻ, ghép đoàn nên giá tour thường không rõ ràng
Các công ty lữ hành lớn thường áp dụng chính sách giá dẫn đầu thị trường Họ định mức giá cao hơn so với thị trường nhưng bù lại họ đảm bảo chất lượng các dịch vụ trong tour Vì đối tượng khách của họ thường là những đoàn khách lớn có khả năng chi trả cao
2.3.2.3 Về phân phối
Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Hà nội phần lớn tồn tại 3 loại kênh phân phối ngắn Trong đó các doanh nghiệp lữ hành quốc tế lớn thường sử dụng kênh phân phối 2 (thông qua các hãng lữ hành gửi khách của nước ngoài) thì các doanh nghiệp nhỏ lại sử dụng chủ yếu kênh phân phối 1 (trực tiếp với khách du lịch thông qua mạng Internet) Khách hàng của kênh phân phối 2 thường đi với số lượng đông trong một đoàn khách và khả năng thanh toán cao Còn đối tượng khách của kênh phân phối 1 thông thường là những khách đi lẻ có khả năng thanh toán không cao
Các doanh nghiệp lữ hành lớn có được nguồn khách tương đối ổn định thông qua các hãng lữ hành đối tác ở các thị trường trọng điểm như Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc… Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp bị phía đối tác ép giá tour xuống thấp khi ký kết hợp đồng mua tour nhưng lại bán lại cho du khách ở nước họ với giá cao
Kênh phân phối thông qua các đại lý lữ hành chưa có những chính sách quản lý tốt đã làm ảnh hưởng đến uy tín của các công ty
2.3.2.4 Về xúc tiến
- Quảng cáo:
+ Chỉ có một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế quảng cáo sản phẩm trên tạp chí như Heritage,
Trang 9Travel
+ Các tờ rơi, tờ gấp, brochure còn kém chất lượng về màu sắc, cách thức in ấn, sử dụng các chất liệu nặng, không mang phong cách ấn tượng, lời văn dài dòng, nặng về mô tả mà chưa đưa
ra được những thông tin chính theo yêu cầu của du khách Đối tượng phát hành ấn phẩm chưa được xác định, chưa đúng thị trường mục tiêu
+ Web site: không được cập nhật thường xuyên
+ Phương tiện truyền hình, truyền thanh, hội chợ, triển lãm: còn ít do thiếu kinh phí cho các hoạt động này
- Bán hàng trực tiếp: Nhân viên bán hàng trực tiếp của các hãng lữ hành còn yếu về ngoại ngữ và
thiếu kỹ năng bán hàng
- Quan hệ công chúng: Hoạt động này chưa được các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn
chú trọng
- Khuyến mại: còn rất ít Vì thực tế trong thời gian qua, giá tour du lịch của các công ty luôn tăng
cao
2.3.2.5 Về con người
Cùng với sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thì đội ngũ nhân viên của các doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể, tuy nhiên chất lượng của nguồn nhân lực còn chưa cao Cụ thể là:
- Đội ngũ hướng dẫn viên: còn thiếu những người vừa giỏi về ngoại ngữ vừa có chuyên môn
nghiệp vụ Do các công ty lữ hành không muốn đầu tư cho đào tạo cũng chưa có những chính sách “giữ chân người tài”
- Đội ngũ bán hàng: đội ngũ nhân viên này kém về ngoại ngữ và thiếu kỹ năng bán hàng
- Đội ngũ nhân viên marketing: còn thiếu những người làm marketing giỏi Do quy mô của phần
lớn các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà nội là nhỏ nên nhiều công ty không có bộ phận marketing
Còn đối với khách hàng, các doanh nghiệp còn chưa có những nghiên cứu để hiểu kỹ hơn
về nhu cầu của họ Do các nhà quản lý chưa ý thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường đối với hoạt động kinh doanh của mình
2.3.2.6 Về đối tác
Hiện nay, các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội mới chỉ chú trọng đến các đối tác là các hãng lữ hành nước ngoài gửi khách
Mối quan hệ với các khách sạn, nhà hàng luôn được các công ty duy trì với những đàm phán về giá hợp lý, ký kết làm ăn lâu dài, cung cấp lượng khách đều đặn Nhưng đôi khi mối quan hệ này cũng gặp phải những khó khăn như không giữ được những cam kết mà hai bên đã ký kết trước đó
Với các đối tác khác như các cửa hàng lưu niệm, các điểm tham quan du lịch các doanh nghiệp lữ hành chưa có được mối quan hệ tốt Ngoài ra, mối quan hệ với dân cư địa phương ở nhiều nơi cũng chưa được các doanh nghiệp quan tâm Nguyên nhân của vấn đề này là việc phân
Trang 10chia lợi ích trong cộng đồng không công bằng
Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp lữ hành với nhau cũng rất hạn chế
2.3.2.7 Về trọn gói
Các dịch vụ bổ sung trong tour du lịch trọn gói còn thiếu như các cửa hàng lưu niệm, các dịch vụ y tế hay các dịch vụ làm đẹp Nguyên nhân là do Hà nội thiếu các cơ sở cung cấp các
loại dịch vụ này nên trong tour trọn gói của các công ty lữ hành không bao gồm 2.3.2.8 Về
chương trình
Chương trình du lịch của các công ty còn thiếu các chương trình kết hợp du lịch như: chương trình du lịch kết hợp với tham dự hội nghị, sự kiện, chương trình du lịch kết hợp với chữa bệnh, hay chương trình du lịch kết hợp với nghiên cứu lịch sử Thêm vào đó, lịch trình của các công ty lữ hành khi quảng cáo cho khách không đúng với thực tế khi khách sử dụng dịch vụ
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2 của luận văn, tác giả đã giới thiệu tổng quan về du lịch Hà nội Qua đó
có cái nhìn khái quát về môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội Đồng thời cũng nêu rõ đặc điểm của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Hà nội cả về
số lượng và thực trạng hoạt động Phần chính của chương 2, tác giả đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá thực trạng chính sách marketing mix của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế trên địa bàn Hà nội Cụ thể là các công cụ về sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến, con người, đối tác, trọn gói
và chương trình Tác giả đã phân tích những yếu kém của từng công cụ marketing mix mà các doanh nghiệp đang sử dụng Đồng thời tác giả đề tài cũng chỉ rõ những nguyên nhân của từng vấn đề Đây chính là cơ sở thực tiễn cho tác giả đưa ra những giải pháp và khuyến nghị ở chương 3 của luận văn