Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc, do vậy đối tượng nghiên cứu chủ yếu là hệ thống chính s
Trang 1THIỂU SỐ PHÍA BẮC VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG
HÀ NỘI - NĂM 2014
Trang 2THIỂU SỐ PHÍA BẮC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản lý hành chính công
Mã số: 62 34 82 01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1 PGS.TS Vũ Đức Đán
2 PGS.TS Vũ Trọng Hách
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin, số liệu được trình bày trong luận án là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng Việc sử dụng tư liệu của một số công trình nghiên cứu đã công bố đều được sự đồng ý của các tác giả có liên quan trước khi đưa vào luận án Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Nguyễn Lâm Thành
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành nghiên cứu luận án về đề tài: “Chính sách phát triển vùng dân tộc phía Bắc Việt Nam”, trước hết, tôi xin đặc biệt cảm ơn 2 thày hướng dẫn PGS.TS Vũ Đức Đán và PGS.TS Vũ Trọng Hách cùng PGS.TS Đinh Thị Minh Tuyết, Trưởng khoa Quản lý nhà nước về xã hội đã quan tâm, giúp đỡ tận tình về nội dung và phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình thực hiện luận án này
Tác giả Luận án xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Hội đồng Dân tộc Quốc hội; Ủy ban Dân tộc; Ban Giám đốc, Khoa Sau đại học, Khoa Quản lý nhà nước về xã hội, các thầy, các cô tại Học viện Hành chính, Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh; Ủy ban nhân dân các huyện, xã mà
đề tài tiến hành nghiên cứu điều tra đã tạo những điều kiện tốt nhất, tham góp ý kiến khoa học, ủng hộ, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu đề tài
Xin được bày tỏ lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn
hỗ trợ, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi giúp Nghiên cứu sinh vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận án này
Do những điều kiện chủ quan, khách quan chắc chắn kết quả nghiên cứu của Luận án còn những điểm thiếu sót Tác giả Luận án rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp để hoàn thiện, nâng cao chất lượng vấn đề được lựa chọn nghiên cứu./
Hà Nội, ngày tháng năm 2013
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BCHTW Ban Chấp hành Trung ương
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
UBND: Ủy ban nhân dân
XĐGN Xóa đói giảm nghèo
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 2.1 Số liệu so sánh thực trạng kinh tế - xã hội các khu vực
trong cả nước thời điểm 01/7/2011
66
Bảng 2.2 Tổng hợp số lượng văn bản chính sách kinh tế - xã hội
chủ yếu đã ban hành liên quan đến vùng dân tộc DTTS phía Bắc (giai đoạn 2006 - 2012)
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
2 Mục đích, nhiệm vụ của luận án ii
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án iii
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu iv
5 Đóng góp mới của luận án v
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án vi
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1 Các nghiên cứu lý luận về chính sách và phát triển 1
1.1 Về chính sách và chính sách công 1
1.2 Về lý thuyết phát triển 3
2 Nghiên cứu về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc 4
3 Các công trình nghiên cứu về những vấn đề thực tiễn liên quan đến
phát triển vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam
6
3.1 Về xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc 6
3.2 Nghiên cứu thể chế chính sách và tổ chức thực hiện chính sách 9
3.3 Nghiên cứu những vấn đề cụ thể về kinh tế, xã hội vùng dân tộc 11
3.4 Nghiên cứu về kinh tế, xã hội, môi trường vùng miền núi phía Bắc 14
4 Một số công trình nghiên cứu về chính sách đối với người dân tộc
thiểu số ở nước ngoài có liên quan
17
5 Những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu 20
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM 1.1 Quan niệm về dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số 22
1.1.1 Dân tộc thiểu số 22
1.1.2 Vùng dân tộc thiểu số 23
1.2 Chính sách và chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số 26
1.2.1 Quan niệm về chính sách và chính sách công 26
Trang 81.2.2 Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số 28 1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá chính sách phát triển vùng
Chương 2
TH C TR NG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ
MIỀN N I PHÍA BẮC VIỆT NAM 2.1 Đặc điểm tự nhiên kinh tế, xã hội vùng dân tộc thiểu số phía B c 60 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 60 2.1.2 Đặc điểm dân cư, dân tộc 61 2.1.3 Đặc điểm sản xuất kinh tế, văn hóa truyền thống 62 2.1.4 Một số thành tựu phát triển kinh tế - xã hội 62 2.1.5 Tính đặc thù khác biệt và những khó khăn về kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số phía Bắc
65
2.2 Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số phía
B c, giai đoạn từ 2001 đến nay
70
2.2.1 Nhóm chính sách phát triển chung 72 2.2.2 Nhóm chính sách đối tượng trực tiếp là dân tộc thiểu số 81 2.2.3 Nhóm chính sách riêng cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng dân tộc thiểu số phía Bắc
Trang 92.3.2 Đánh giá tác động của một số nhân tố ảnh hưởng đến các chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc
100
Chương 3 GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÍA BẮC VIỆT NAM 3.1 Quan điểm, định hướng xây dựng chính sách phát triển vùng dân tộc
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chính sách phát triển
vùng dân tộc thiểu số phía B c
119
3.2.1 Giải pháp đổi mới cách tiếp cận về hệ thống chính sách phát triển
vùng dân tộc thiểu số phía Bắc
3.2.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm bảo đảm cho việc đổi mới và thực
hiện hiệu quả chính sách vùng dân tộc
147
KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng dân tộc là một trong những vấn đề luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm, chú trọng Điều này không chỉ nhằm chăm lo, cải thiện cuộc sống cho đồng bào tốt hơn, mà còn hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và hạnh phúc Để thực hiện mục tiêu to lớn trên, trong những năm qua, bên cạnh những chính sách phát triển chung, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách, chủ trương lớn
về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng vùng miền núi và đồng bào dân tộc Nhiều chính sách, chương trình, dự án cụ thể đã được ban hành và thực thi nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển chung của vùng cũng như giải quyết những vấn đề bức xúc của đời sống của nhân dân Điển hình như: Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK), biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo, cùng với nhiều chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, y tế, giáo dục khác Nhờ đó, sự nghiệp phát triển vùng dân tộc đã thu được những thành tựu quan trọng về mọi mặt, từng bước ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển quốc gia, thành công của xóa đói, giảm nghèo (XĐGN) vùng dân tộc nói riêng, cả nước nói chung
Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, mặc dù đã có sự quan tâm rất lớn về
cơ chế, chính sách, nhưng đến nay các vùng đồng bào DTTS vẫn là những nơi chậm phát triển nhất của cả nước Trong đó, điển hình nhất là vùng DTTS phía Bắc, với diện tích tự nhiên 95.264 km2, chiếm 31% diện tích cả nước, gồm 14 tỉnh với 30 dân tộc cùng sinh sống Nhiều năm trở lại đây, vùng DTTS phía Bắc luôn đứng đầu cả nước về các chỉ số nghèo, khó: hạ tầng yếu kém (hiện chỉ có 50% xã có đường đến trung tâm xã được nhựa, bê tông hóa
đi lại được bốn mùa; 89,19% số thôn, bản có điện lưới quốc gia, trong khi các
Trang 11khu vực khác đã đạt hoặc xấp xỉ 100%); tỷ lệ nghèo cao nhất nước (năm 2012, Tây Bắc là 28,55%, Đông Bắc là 17,39%, các huyện 30a là 43,89%, trong khi
cả nước là 9,60%) Bên cạnh đó, khoảng cách phát triển giữa vùng DTTS phía Bắc với các vùng khác ngày càng nới rộng Có rất nhiều nguyên nhân được nêu ra nhằm lý giải cho thực tế này như: điều kiện tự nhiên khó khăn, khắc nghiệt; trình độ phát triển của các dân tộc thấp; sự tác động tiêu cực của kinh tế thị trường…trong đó có đề cập đến nguyên nhân xuất phát từ cơ chế, chính sách hiện đang vận hành, triển khai thực hiện trong vùng DTTS phía Bắc nói riêng và vùng DTTS cả nước nói chung Đây là những vấn đề đang đặt ra cần được nghiên cứu một cách khoa học, có bằng chứng cả ở góc độ lý luận và thực tiễn và cũng là yêu cầu đặt ra từ Nghị quyết 24/TW của Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc; chỉ đạo của Chính phủ về rà soát, điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc (CSDT) nhằm đáp ứng yêu cầu tình hình hiện nay đến 2020 và những năm tiếp theo
Để giải đáp các vấn đề nêu trên, đã có nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm nghiên cứu, luận giải về nhiều khía cạnh, nhưng cho đến thời điểm hiện nay chưa có tổ chức, cá nhân nào tiếp cận nghiên cứu một cách toàn diện về chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc để giải đáp: nền tảng hệ thống lý luận nào làm cơ sở cho nghiên cứu về chính sách phát triển vùng DTTS? Thực trạng các chính sách phát triển khu vực này hiện nay ra sao? Trong thời gian tới, quan điểm, giải pháp đổi mới hoàn thiện chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc Việt Nam như thế nào? Từ những lý do nêu trên, chúng tôi lựa chọn
đề tài “Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam” để
nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý Hành chính công
2 Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1 Mục đích
Hệ thống hóa những nội dung lý luận về chính sách phát triển vùng DTTS Phân tích, đánh giá các chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS phía
Trang 12Bắc gắn với thực trạng KT-XH và những vấn đề quản lý nhà nước có liên quan Chỉ ra những khó khăn, hạn chế, bất cập hiện nay của chính sách và xác định những vấn đề cần giải quyết Đề xuất giải pháp nhằm đổi mới, hoàn thiện chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc Việt Nam
2.2 Nhiệm vụ
Để thực hiện được mục đích trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến dân tộc, chính
sách và phát triển vùng dân tộc cả nước nói chung và phía Bắc nói riêng
- Thứ hai, làm rõ cơ sở khoa học về chính sách phát triển vùng DTTS
trong sự nghiệp cách mạng và tiến trình đổi mới của đất nước
- Thứ ba, nhận diện thực trạng chính sách, tình hình phát triển KT-XH
vùng DTTS phía Bắc Việt Nam; đánh giá, phân tích một số nội dung cơ bản của chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc
- Thứ tư, tổng hợp quan điểm của Đảng, đề xuất giải pháp đổi mới hoàn
thiện chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc, do vậy đối tượng nghiên cứu chủ yếu là hệ thống chính sách của nhà nước có liên quan từ năm 2001 đến 2012
và một số khía cạnh công tác quản lý nhà nước Ngoài ra, trong một số nội dung, luận án có đề cập đến đối tượng cụ thể khác như: hộ gia đình; một số cơ quan liên quan trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách…
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Trong điều kiện của luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu, phân tích trong phạm vi liên quan đến: về diện của chính sách; đánh giá trên góc độ hệ thống chính sách mà không đi sâu vào đánh giá từng chính
Trang 13sách riêng rẽ; xem xét nhân tố ảnh hưởng… của một số chính sách cơ bản trong hệ thống chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS phía Bắc Việt Nam
- Về không gian: Nghiên cứu chủ yếu ở địa bàn DTTS vùng nông thôn,
miền núi, vùng khó khăn và ĐBKK thuộc các tỉnh khu vực Trung du và Miền núi phía Bắc, bao gồm 14 tỉnh khu vực Đông Bắc, Tây Bắc
- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2012 (có cập nhật
tháng 6.2013), là giai đoạn thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH 10 năm (2001-2010) theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và hai năm tiếp theo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
- Tiếp cận dựa trên cơ sở những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam về dân tộc và CSDT, miền núi dân tộc để nhận thức, đánh giá, đề xuất các vấn đề liên quan đến chính sách phát triển KT-XH vùng DTTS phía Bắc
- Kết hợp lý thuyết về hành chính và phát triển theo quan điểm gắn lý luận - thực tiễn, hệ thống - phát triển trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của các ngành khoa học chính trị, xã hội và nhân văn Tiếp cận quản lý hành chính
công theo mô hình cải cách phát triển Ngoài ra tác giả còn tiếp cận thực tiễn dựa trên kết quả điều tra nghiên cứu diện và điểm một số tỉnh trong khu vực
4.2 Phương pháp nghiên cứu
a) Các phương pháp thu thập thông tin, số liệu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu lý thuyết về chính sách, phát triển, chính sách phát triển, DTTS; các văn bản nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước;
báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án chính sách có liên quan
- Phương pháp điều tra xã hội học: luận án xây dựng 02 mẫu phiếu điều tra xã hội học Lạng Sơn, Hà Giang, Điện Biên là 3 tỉnh đại diện cho 3 khu vực của vùng Mỗi tỉnh chọn 01 huyện, mỗi huyện chọn 01 xã để phỏng vấn,
Trang 14với tổng số 160 phiếu Các điểm điều tra: xã Hồng Thái, huyện Bình Gia (Lạng Sơn), xã Ảng Cang, huyện Mường Ẳng (Điện Biên), xã Phố Cáo huyện Đồng Văn (Hà Giang)… là các xã, huyện thuần dân tộc, thuộc diện ĐBKK, tính đại diện cao, thụ hưởng khá đầy đủ các chính sách của nhà nước
Phương pháp chuyên gia: trực tiếp trao đổi, thảo luận với các nhà khoa học, quản lý trong lĩnh vực hành chính, chính sách phát triển, CSDT về các
nội dung có liên quan đến nội dung nghiên cứu
b) Các phương pháp xử lý thông tin, số liệu
Các thông tin số liệu thu thập được xử lý bằng các phần mềm SPSS và EXCEL, để thu được các thông tin đầu ra phục vụ nghiên cứu, phân tích
c) Các phương pháp phân tích, đánh giá
Luận án sử dụng một số phương pháp phân tích, đánh giá sau đây:
- Phương pháp phân tích thống kê: chủ yếu là thống kê mô tả, thống kê
so sánh Sử dụng các chỉ tiêu thống kê đánh giá chính sách Các bảng, biểu số liệu, các sơ đồ, biểu đồ, các số tuyệt đối, số tương đối có liên quan
- Phương pháp đánh giá hệ thống chính sách: áp dụng phương pháp này dựa trên các tiêu chí về tính đồng bộ - hệ thống, tính hiệu lực - hiệu quả, tính kết nối và tương tác, tính phù hợp và công bằng giữa các chính sách
- Phương pháp nghiên cứu phân tích tình huống chính sách: áp dụng khi thực hiện xử lý số liệu số lớn về chính sách không thể hiện được, từ đó phát hiện tính đặc thù, khác biệt, mặc dù là hiện tượng đơn lẻ, nhưng vẫn được phân tích đánh giá và có thể đưa ra những nhận định có giá trị khoa học
Ngoài ra, trong một số nội dung, tác giả sử dụng thêm các phương pháp: phân tích, so sánh hiệu quả KT-XH, phân tích tác động chính sách
5 Đóng góp mới của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu về lý luận, thực tiễn và hệ thống một cách cơ bản, có cơ sở khoa học, bổ sung các khái niệm, nội hàm vùng dân tộc thiểu số, chính sách phát triển vùng DTTS và mối quan hệ giữa chính sách phát triển vùng DTTS với chính sách phát triển quốc gia…Đóng góp này
Trang 15không chỉ giúp cho nghiên cứu chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc nói riêng, vùng dân tộc cả nước nói chung mà còn là tài liệu khoa học cho các tổ chức, cá nhân tham khảo
- Luận án đã hệ thống và hoàn chỉnh thêm một bước về phương pháp;
bổ sung các tiêu chí đánh giá trong trường hợp nghiên cứu về chính sách phát triển vùng DTTS (tiêu chí phù hợp và tiêu chí công bằng) Đóng góp mới này giúp cho các công trình nghiên cứu về sau tham khảo, kế thừa
- Luận án cung cấp thông tin về bối cảnh tình hình KT-XH của vùng, trên cơ sở đó phân tích, tổng hợp và nhận diện 13 điểm đặc thù riêng có của vùng DTTS phía Bắc cần quan tâm trong xây dựng và thực hiện chính sách
- Luận án đã đưa ra cách tiếp cận, phân loại hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc trên 3 nhóm: chính sách chung, chính sách dân tộc
và chính sách riêng cho vùng DTTS phía Bắc Đánh giá chính sách trên các khía cạnh: tính toàn diện, hiệu lực, đồng bộ, công bằng, phù hợp, hiệu quả và tác động; xác định các bất hợp lý và “khoảng trống” chính sách Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, trên cơ sở đó xác định các vấn đề đặt ra cần giải quyết
- Luận án tổng hợp, làm rõ quan điểm của Đảng về CSDT và phát triển
vùng DTTS phía Bắc thời kỳ đổi mới; đề xuất 06 định hướng xây dựng chính sách và các nhóm giải pháp đổi mới nội dung, tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc, trong đó đặc biệt là giải pháp đổi mới cách tiếp cận: thay đổi quan điểm tiếp cận giảm nghèo, chuyển chính sách từ hỗ trợ sang đầu tư; chính sách giảm nghèo phải thay đổi theo hướng có điều kiện; tiếp cận đúng nội hàm của chính sách DTTS
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
Luận án đã hệ thống khá đầy đủ cơ sở lý luận để đảm bảo căn cứ khoa học cho việc tiếp cận, nghiên cứu và luận giải về chính sách phát triển vùng DTTS Cùng với ý nghĩa đó, trên cơ sở nghiên cứu bài học kinh nghiệm của
Trang 16một số quốc gia trên thế giới, kết hợp với kết quả nghiên cứu, tổng kết, đánh giá những vấn đề thực tiễn, luận án đã bổ sung, làm rõ thêm một số vấn đề lý luận mới liên quan đến chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số
Ý nghĩa của Luận án không chỉ góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học
mà còn cung cấp các luận cứ để phục vụ cho việc bổ sung, hoàn thiện lý luận, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về chính sách phát triển đối với vùng DTTS ở Việt Nam
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Cùng với ý nghĩa về phương diện lý luận, kết quả nghiên cứu của luận
án có ý nghĩa quan trọng về thực tiễn Là một hoạt động mang tính khoa học góp phần thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về việc rà soát, điều chỉnh bổ sung xây dựng, hoàn thiện hệ thống CSDT nhằm đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay đến 2020 và những năm tiếp theo
Những kết quả thu được của Luận án từ trong quá trình nhận diện, đánh giá, phân tích một số nội dung cơ bản của chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc; phát hiện những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước về chính sách trước yêu cầu phát triển và đề xuất các giải pháp… sẽ đóng góp thêm những luận cứ, bằng chứng khoa học thực tiễn để các cơ quan cơ liên quan tham khảo trong việc thực hiện đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung
Chương 3: Một số giải pháp đổi mới nội dung và tổ chức thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số phía Bắc
Trang 17TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Những năm qua, nghiên cứu về dân tộc, DTTS, chính sách, chính sách phát triển vùng dân tộc cả nước nói chung và phía Bắc Việt Nam nói riêng đã được nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước quan tâm thực hiện và công
bố, có thể tổng quan như sau:
1 Các nghiên cứu lý luận về chính sách và phát triển
1.1 Về chính sách và chính sách công
Chính sách, chính sách công là vấn đề được các quốc gia phát triển trên thế giới nghiên cứu gắn với việc tìm kiếm mô hình và xây dựng một nền quản
trị quốc gia Nhiều tác phẩm nghiên cứu được nhắc đến như: Nhận thức về
chính sách công (Understanding Public Policy) (1972) của Thomas R.Dye, Phân tích chính sách, dưới góc nhìn tổ chức và chính trị (Policy Analysis: A
Political and Organizational Perspective) (1978) của William l Jenkins hay
Giới thiệu về xây dựng chính sách công (Public Policy Making: An
Introduction) (1984) của James E Anderson Đã có nhiều quan điểm và khái niệm về chính sách và chính sách công được đưa ra làm nền tảng lý luận ban đầu cho các nghiên cứu có liên quan
Ở Việt Nam, nghiên cứu về chính sách công được tiến hành vào những năm đầu thập kỉ 90 khi đất nước tiến hành cải cách và xây dựng nền hành chính phù hợp với yêu cầu quản lý mới Một số tác phẩm, công trình nghiên
cứu quan trọng như: Những vấn đề cơ bản về chính sách công và chu trình
chính sách của tác giả Lê Chi Mai, Nhà xuất bản (NXB) Đại học quốc gia Hồ
Chí Minh (2001), Giáo trình phân tích và hoạch định chính sách công (2006) của Học viện Hành chính quốc gia, Tìm hiểu về khoa học chính sách công
(1999) của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Các khái niệm về chính sách, chính sách công đã được các tác giả luận giải, đưa ra trong bối cảnh thể chế của Việt Nam Qui trình kỹ thuật xây dựng, phân tích chính sách được hệ
Trang 18thống hóa Mặc dù mới được tiếp cận trong bối cảnh thể chế, môi trường chính sách khác nhau, nhưng những nguyên lý, điểm chung nhất có tính nguyên tắc đã được các học giả, các nhà nghiên cứu liên quan đến chính sách công ở Việt Nam thừa nhận và bổ sung phát triển
Liên quan đến mô hình tổ chức nhà nước và thực thi chính sách công
cũng có nhiều nghiên cứu Nổi bật là tác phẩm Phục vụ và duy trì: Cải thiện
hành chính công trong một thế giới cạnh tranh của tác giả S Chiavo-Camo
và P.S.A.Sundaram (Ngân hàng phát triển châu Á), NXB Chính trị quốc gia (2003), đã đem lại cách tiếp cận mới về hoạt động của chính phủ, sự vận hành của hệ thống hành chính công và hệ thống chính sách trong bối cảnh kinh tế - chính trị - văn hóa quốc gia, quốc tế có nhiều chuyển đổi Công trình đã đi sâu nghiên cứu và có những bình luận, phân tích khá sâu sắc, toàn diện về vấn đề
bộ máy và tổ chức chính phủ, cơ cấu tổ chức chính quyền trung ương - địa phương, vấn đề phi tập trung hóa, quản lý nguồn lực, đánh giá hoạt động nền hành chính công Đây là những nội dung mang tính cốt lõi của khoa học về quản lý, quản trị nhà nước với nhiều ý tưởng, đề xuất có thể soi rọi, tham khảo vận dụng vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam
Có một số nghiên cứu về chính sách công ở ngoài nước đáng lưu ý là:
Chính sách công của Hoa Kỳ của tác giả Lê Vinh Danh (2001), đã đề cập
phân tích có tính hệ thống về nền tảng chính sách công của quốc gia này, đặc biệt gắn chặt với nền quản lý kỹ trị, cơ cấu quyền lực nhà nước, nhất là quan
hệ giữa cơ quan lập pháp và hành pháp Năm 2009, với một cách nhìn rộng
hơn, tác giả Nguyễn Hữu Hải và cộng sự đã hoàn thành tác phẩm Hành chính
công Hoa Kỳ - Lý thuyết và thực tế với những phân tích, bình luận sâu sắc và
thực tiễn về nền hành chính công Hoa Kỳ, một trong những mô hình quản trị
hành chính hiện đại rất cần được nghiên cứu Hành chính công và quản lý
hiệu quả của chính phủ, Nguyễn Cảnh Chất biên dịch (2005) là một cuốn
sách mang tính lý luận, thực tiễn về hành chính công, kinh nghiệm cải cách và
xu thế phát triển hành chính công ở Trung Quốc và thế giới Mô hình quản trị
Trang 19của chính phủ gắn với hệ thống chính sách để tạo ra nền quản lý hiệu quả, cả
ở góc độ vĩ mô và vi mô Đường lối đổi mới của Trung Quốc theo tư tưởng
“ba đại diện” mà Đặng Tiểu Bình là người khởi xướng và triển khai thực hiện, quán triệt 5 nguyên tắc cơ bản, tiếp tục cải cách hành chính công theo chiều sâu Vấn đề phân vùng hành chính và thể chế hóa quản lý hành chính địa phương, đặc biệt 5 nhân tố ảnh hưởng là nhân tố tự nhiên, lịch sử, dân tộc, chính trị và kinh tế được đề cập phân tích
Từ các quan niệm về chính sách công, chúng tôi cho rằng, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng có thể hiểu: đó là chính sách do Nhà nước, Chính phủ ban hành, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh tế, xã hội cũng như các vấn đề có liên quan của quốc gia Là một công cụ quản lý của nhà nước, được nhà nước sử dụng để khuyến khích cả khu vực công và khu vực tư sản xuất, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cho nền kinh tế
và xã hội, quản lý nguồn lực hiệu quả Vì vậy, quan niệm, khái niệm về chính sách, chính sách công đã cơ bản sáng tỏ và có thể được kế thừa trong đề tài này Tuy nhiên, ở góc độ xem xét với đối tượng là chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc, những khái niệm trên sẽ được phát triển thêm cho phù hợp
1.2 Về lý thuyết phát triển
Cho đến thời điểm hiện nay, đã có không ít các cơ quan, học giả công
bố về vấn đề này, khái niệm phát triển luôn được mở rộng, bổ sung và hoàn thiện theo quá trình nhận thức của nhân loại Vào năm 1992, Richard
Bergeron viết tác phẩm Phản phát triển, cái giá của chủ nghĩa tự do đã đem
đến một góc nhìn chính trị về sự phát triển của thế giới đương đại, nhất là các nước thuộc thế giới thứ ba Sự lựa chọn con đường và mô hình phát triển là vấn đề quan trọng trong những quyết định chính trị của các thể chế nhà nước
S.S Park (1992), với công trình công bố về Lý thuyết phát triển và các giải
pháp trong nền kinh tế thị trường, đã nhìn nhận khái niệm phát triển dưới góc
độ là một quá trình nội sinh, tự hướng tâm của sự tiến hóa và đặc thù của mỗi chế độ xã hội trong những giai đoạn nhất định
Trang 20Khái niệm phát triển còn được nhìn nhận qua cách tiếp cận chuyên
ngành khác nhau Trong Giáo trình kinh tế học phát triển (2002), NXB Chính
trị quốc gia, các tác giả cho rằng phát triển kinh tế là quá trình tăng trưởng toàn diện về mọi mặt của mỗi quốc gia, không đơn thuần là sự tăng trưởng về
số lượng mà còn thể hiện sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc sống Dưới góc độ văn hóa, Edgar Pisani cho rằng “Phát triển là một quá trình văn hóa và chính trị trước khi là một quá trình kinh tế và công nghệ” Tức là xem sự biến đổi của hình thái ý thức xã hội, tư tưởng, trào lưu như nền tảng cho những thay đổi về kinh tế, ít ra khi xét trên khía cạnh hình thức và tính giai đoạn của nó
Liên quan đến khái niệm phát triển, còn có thuật ngữ “Phát triển bền vững” xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XX, đánh dấu sự thay đổi đáng
kể trong tư duy về lý luận phát triển Vào năm 1987, Báo cáo của Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED) chỉ rõ: Phát triển bền vững là sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai Nói cách khác, phát triển bền vững phải bảo đảm phát triển kinh tế, hiệu quả, công bằng xã hội và môi trường được bảo vệ, gìn giữ Để đạt được điều này, các tổ chức kinh tế, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải cùng thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực của phát triển là kinh tế - xã hội - môi trường
2 Nghiên cứu về vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc
Năm 1995, NXB Chính trị quốc gia đã phát hành cuốn sách Vấn đề dân
tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, do Uỷ ban Dân tộc và
Miền núi chủ biên Cuốn sách đã hệ thống hóa những quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc, khẳng định những nguyên tắc và định hướng đối với CSDT, nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề dân tộc trong giai đoạn mới của tiến trình cách mạng và bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi
Tác giả Trịnh Quốc Tuấn khi nghiên cứu về Bình đẳng dân tộc ở nước
ta hiện nay - vấn đề và giải pháp (năm 1996), đã trình bày những vấn đề lý
Trang 21luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng dân tộc, công tác dân tộc Đồng thời, phân tích điểm nổi bật trong quan
hệ dân tộc ở nước ta, nhấn mạnh tới sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền, dân tộc, coi đây là gốc rễ của những phát sinh trong thực tiễn, và
đề ra những định hướng, giải pháp khắc phục tình trạng trên
Nhìn từ góc độ khoa học chính trị, năm 1996, nhóm tác giả của Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học do tác giả Vũ Viết Mỹ làm chủ nhiệm đã công bố
công trình nghiên cứu Vấn đề dân tộc trong sự nghiệp đổi mới Công trình
này đã đưa thêm một góc nhìn sâu hơn về vấn đề dân tộc dưới những luận điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp với thực tiễn các vùng dân tộc ở Việt Nam lúc bấy giờ Đặc biệt, trong bối cảnh những thay đổi, chuyển đổi kinh tế, xã hội và phát sinh tôn giáo (lúc này với cái gọi là đạo Tin lành “Thìn Hùng” và “Vàng Chứ” ở phía Bắc), chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong chính sách của nhà nước và đề ra một số giải pháp khắc phục, nhấn mạnh đến công tác cán bộ vùng dân tộc
Bế Viết Đẳng và nhóm tác giả đã xuất bản công trình Các dân tộc thiểu
số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi (1996) Từ mục tiêu đặt ra
là tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 22/TW của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương và Quyết định 72/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về phát triển KT-XH miền núi, tác giả đã đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm phát triển miền núi và vùng dân tộc trong thời kỳ đổi mới dưới những quan điểm định hướng của nội dung Nghị quyết
Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Phương Thúy (năm 2005) về Thực hiện
chính sách dân tộc ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một công trình tiếp cận dưới góc độ triết học - chính trị đối với hệ
thống CSDT trên phương diện chung Tác giả đã tập trung vào đánh giá thành tựu phát triển trong những năm đổi mới, hệ thống hóa những quan điểm cơ bản và hệ thống giải pháp mang tính định hướng chính trị nhằm thực hiện tốt chính sách dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Cũng liên
Trang 22quan đến những vấn đề lý luận, trong kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ năm
2010 về Cơ sở khoa học xây dựng chiến lược phát triển các dân tộc thiểu số
Việt Nam đến năm 2020, tác giả Khổng Diễn đã lý giải cơ sở lý luận và thực
tiễn, sự cần thiết xây dựng “Chiến lược phát triển DTTS Việt Nam” và định hướng cách thức tiến hành Công trình mới chỉ đưa ra một số khuyến nghị chung có tính nguyên tắc cho định hướng chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề cụ thể về nội dung chưa đề cập được
Ngoài các công trình nêu trên, nghiên cứu về dân tộc và chính sách dân tộc còn rất nhiều công trình của các tổ chức, cá nhân ở các góc độ, mức độ khác nhau Các kết quả nghiên cứu là nguồn tư liệu có giá trị để luận án có thể tham khảo, kế thừa, trích dẫn, nhất là hệ thống các quan điểm mang tính lý luận về dân tộc, dân tộc và phát triển, công tác dân tộc và chính sách dân tộc
3 Các công trình nghiên cứu về những vấn đề thực tiễn liên quan đến phát triển vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam
3.1 Về xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
Năm 1998, trong cuốn Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và
miền núi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa tác giả Lê Du Phong và
Hoàng Văn Hoa đã đề cập, phân tích tình hình phát triển KT-XH vùng dân tộc
và miền núi, mối quan hệ dân tộc trong quá trình xây dựng đất nước theo hướng CNH, HĐH Nội dung chính sách dân tộc được đề cập mang khía cạnh chung nhất, góp thêm định hướng chính sách phát triển cho vùng dân tộc và miền núi, nhất là trong quá trình chuyển đổi kinh tế hướng vào thị trường
Từ phân tích tình hình thực tiễn, hệ thống chính sách hiện có, (năm 1999) nhóm tác giả Nguyễn Văn Huy và Lê Duy Đại đưa ra nhận định, đánh giá về phát triển KT-XH ở vùng dân tộc, đề xuất một số giải pháp ưu tiên trước mắt để giải quyết vấn đề nghèo đói, chính sách y tế và giáo dục cho
đồng bào dân tộc Kết quả nghiên cứu được trình bày tại Báo cáo tổng hợp
nghiên cứu chính sách phát triển vùng miền núi và DTTS-Dự án VIE/96/010,
Trang 23trong khuôn khổ của dự án do Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc tài trợ
về tăng cường xây dựng năng lực cho Ủy ban Dân tộc và Miền núi
Năm 2002, Ủy ban Dân tộc xuất bản cuốn Miền núi Việt Nam, thành
tựu và phát triển những năm đổi mới, của Trần Văn Thuật, Nguyễn Lâm
Thành, Nguyễn Hữu Hải Đây là cuốn sách đầu tiên viết về miền núi và vùng dân tộc với đầy đủ nội hàm, khía cạnh như: đặc điểm tự nhiên, văn hóa, xã hội, đặc điểm dân tộc và phong tục tập quán; đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam; những vấn đề về phát triển, chính sách phát triển miền núi, XĐGN; bảo vệ môi trường; văn hóa và phát triển Một số luận điểm mới được
đề cập như: tiếp cận nghèo đói dưới góc độ xã hội, xử lý mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống của các dân tộc và văn hóa, văn minh hiện đại
Cùng quan tâm đến giảm nghèo cho DTTS, có hai tác giả đã đưa ra
quan điểm của mình Koos Neefjes trong nghiên cứu Xóa đói giảm nghèo cho
đồng bào thiểu số vùng cao Việt Nam (2001), đã xem xét một số chương trình,
chính sách quan trọng của Chính phủ từ góc độ phát triển, vạch ra một số thách thức đối với thể chế, chính sách trong thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, kiến nghị chung về công tác điều phối, kiểm tra, giám sát về vấn đề
này Trong khi đó, tác giả Bùi Minh Đạo khi nghiên cứu về Một số vấn đề
giảm nghèo ở các dân tộc thiểu số Việt Nam” (2003), đã đánh giá thực trạng
nghèo đói, tình hình KT-XH vùng dân tộc, nguyên nhân chủ quan, khách quan và đề xuất một số chủ trương chính sách XĐGN cho vùng dân tộc
Trong báo cáo chuyên đề Thực hiện các chính sách giảm nghèo ở vùng
đồng bào dân tộc thiểu số (2004) thuộc dự án VIE/02/001 nhóm tác giả Vũ
Tuấn Anh - Ngô Trường Thi - Lê Hải Đường - Hoàng Công Dũng đã hệ thống hóa các chính sách liên quan đến giảm nghèo vùng DTTS, đánh giá tiến trình thực thi, kết quả, những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân và đề xuất một
số giải pháp về XĐGN mang tính khái quát
Ngoài các nghiên cứu chính sách nói chung nêu trên, có một số nghiên
cứu về những chương trình, chính sách cụ thể như: Nghiên cứu đánh giá
Trang 24Chương trình 135 giai đoạn I và đề xuất cơ chế triển khai giai đoạn II (2004)
cho địa bàn các xã ĐBKK do Ngân hàng Thế giới chủ trì Nội dung tập trung đánh giá kết quả đạt được của của những mục tiêu trong giai đoạn I, những hạn chế và nguyên nhân Các khía cạnh nghèo đói, sinh kế trong nông nghiệp, phân cấp quản lý ở cấp cơ sở và xây dựng năng lực cộng đồng là những nội dung được đề cập Đến năm 2008, trong khuôn khổ dự án VIE/02/001 do Chương trình phát triển Liên hiệp quốc tài trợ, nhóm tác giả Phạm Thái Hưng
và cộng sự thực hiện Điều tra cơ bản về Chương trình 135 giai đoạn II Đây
là một điều tra, nghiên cứu có qui mô lớn về phát triển tại các xã ĐBKK Nghiên cứu đã cung cấp thông tin cơ bản, bức tranh tổng quan về điều kiện sống của các hộ gia đình, tình hình KT-XH các xã thuộc Chương trình nhằm phục vụ việc đề xuất, hoạch định chính sách và công tác tổ chức quản lý Báo cáo đưa ra nhiều nhận xét, đánh giá sát với những vấn đề của thực tiễn chính sách vùng ĐBKK, nhiều khuyến nghị về cách tiếp cận và gợi mở nội dung chính sách trong bối cảnh tình hình mới và những yêu cầu thay đổi
Ủy ban Dân tộc (2011) đã tiếp tục thực hiện và công bố kết quả nghiên
cứu Nghèo của dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thực trạng và thách thức ở các
xã thuộc Chương trình 135-II Nghiên cứu tập trung đánh giá tình hình nghèo
đói ở các xã ĐBKK sau 5 năm triển khai Chương trình 135 giai đoạn II, xem xét, phân tích mặt được, chưa được của chương trình Tác động chính sách, tính hiệu quả và bền vững của giảm nghèo phải được đo bằng sự thay đổi cuộc sống của người dân, sự tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, vì thế đòi hỏi chính sách này trong thời gian tới phải có sự điều chỉnh mạnh mẽ hơn
Rõ ràng việc nghiên cứu về chính sách XĐGN và phát triển vùng dân tộc đã có rất nhiều công trình được công bố, thể hiện trên nhiều góc độ khác nhau đề cập cả về kinh tế, văn hóa và xã hội do các cá nhân, tổ chức, cả trong nước và quốc tế tiến hành Nhiều nghiên cứu đã đưa ra những kiến giải sâu sắc về thực trạng chính sách, đề xuất giải pháp chính sách Tuy nhiên, hầu hết các nội dung này thường tập trung ở từng khía cạnh chính sách hay nhóm chính sách cụ thể và những nội dung liên quan đến vấn đề XĐGN là chủ yếu
Trang 253.2 Nghiên cứu thể chế chính sách và tổ chức thực hiện chính sách
Năm 2001, nhóm tác giả Nguyễn Lâm Thành, Nguyễn Bá Ngãi và
Hoàng Văn Phụ đã nghiên cứu Phương pháp tiếp cận, qui trình quản lý và
thực thi các dự án phát triển vùng cao Việt Nam Trên cơ sở đánh giá, phân
tích, tổng kết bài học kinh nghiệm các dự án trong nước và quốc tế, lựa chọn
đề xuất những ưu tiên và đề ra yêu cầu thể chế hóa, qui trình xây dựng, tổ chức thực hiện dự án phát triển vùng đồng bào dân tộc dựa trên cách tiếp cận tăng cường sự tham gia và phát triển cộng đồng Cũng liên quan đến nội dung
trên là nghiên cứu Thể chế hóa sự tham gia của người dân trong thực hiện
chương trình, mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo của tác giả Phạm Hải và
cộng sự (2002) Công trình đã đi sâu vào phân tích, đánh giá sự tham gia của người dân trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, yếu tố phân cấp trong quản lý đối với cơ sở, đề ra khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò tham gia của người dân Tuy nhiên, nghiên cứu này đã không đưa ra điều kiện đảm bảo quá trình thực hiện, nhất là những qui định chính sách liên quan đến phân cấp và phát triển dựa trên cộng đồng
Tác giả Nguyễn Lâm Thành trong công trình nghiên cứu Cơ sở khoa
học của các giải pháp thực hiện có hiệu quả Quyết định 186/QĐ-TTg, ngày 7/12/2001-Phát triển kinh tế xã hội 6 tỉnh đặc biệt khó khăn miền núi phía Bắc của Thủ tướng Chính phủ (2002), đã thực hiện khảo sát, đánh giá quá
trình và việc thực hiện chính sách, đề ra những khuyến nghị giải pháp cải tiến chính sách và cơ chế quản lý phù hợp cho địa bàn khu vực 6 tỉnh ĐBKK miền núi phía Bắc Tác giả cho rằng bên cạnh việc đổi mới, cải tiến một số chính sách như đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển khoa học kỹ thuật gắn với sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, việc tổ chức thực hiện chính sách cũng cần được đổi mới như bảo đảm nguồn lực tài chính, cơ chế phối hợp điều hành cấp tỉnh, huyện, công tác thông tin, kiểm tra, giám sát Cũng bàn luận về vấn đề này, ở phạm
vi rộng hơn (2002), tác giả Bế Trường Thành và cộng sự đã nghiên cứu Một
số cơ sở khoa học của việc xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội
Trang 26vùng dân tộc và miền núi từ việc tổng kết 12 năm thực hiện Nghị quyết
22-NQ/TW và Quyết định 72-HĐBT về phát triển kinh tế, xã hội miền núi Công
trình này đã tập trung đánh giá kết quả, thành tựu đạt được trong phát triển
KT-XH miền núi từ sau đổi mới, củng cố luận cứ về lý luận, thực tiễn của 2
văn bản chính sách quan trọng trên và đề ra giải pháp đến năm 2010
Tìm hiểu về Một số giải pháp về qui trình phân bổ vốn ngân sách nhà
nước cho chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ (2004), Lê Việt
Hoa đã chọn vấn đề nghiên cứu này cho luận văn thạc sĩ quản lý hành chính
công Tác giả đã chỉ ra những bất cập, hạn chế và đưa ra giải pháp nhằm đổi
mới qui trình quản lý việc phân bổ ngân sách, gắn với chương trình giảm
nghèo Gắn với phân cấp quản lý là một điều kiện cần thiết cho việc áp dụng
qui trình mới, bên cạnh đó là yêu cầu tăng cường và làm tốt công tác kiểm tra,
giám sát Tuy nhiên, những vấn đề liên quan giữa việc phân bổ vốn với cơ chế
quản lý gắn với đặc điểm vùng dân tộc, trình độ năng lực đội ngũ cán bộ địa
phương như một điều kiện để thực thi chính sách chưa được đề cập sâu
Nghiên cứu về nội dung liên quan đến quản lý nhà nước, năm 2009,
tác giả Lê Văn Bình đã thực hiện luận án tiến sỹ về đề tài: Quản lý nhà nước
về xóa đói giảm nghèo vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ trong giai
đoạn hiện nay Luận án đã khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến
XĐGN, thực trạng và đặc điểm vấn đề đói nghèo của khu vực Bắc Trung Bộ
và Duyên hải Trung Bộ trong bối cảnh phát triển KT-XH của đất nước hiện
nay, những khó khăn của khu vực miền Trung, đề xuất giải pháp tăng cường
công tác quản lý nhà nước, những vấn đề chính sách giảm nghèo đối với các
vùng này Bên cạnh đó, luận án chưa đề cập nhiều những vấn đề đặc thù, giải
pháp chính sách và biện pháp quản lý phù hợp cho vùng dân tộc, đồng bào
dân tộc là một bộ phận đối tượng nghèo có số lượng đáng kể ở khu vực này
Liên quan đến nội dung nghiên cứu này còn có thể kể đến đề tài cấp bộ
của Nguyễn Thành Vinh và cộng sự (năm 2009), về Đổi mới chính sách dân
tộc đến năm 2015 và 2020 Công trình này bước đầu hệ thống một số văn bản
Trang 27chính sách, đưa ra góc nhìn tổng quan về chính sách và thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới, định hướng một số nội dung chính sách và kiến nghị giải pháp cho việc thực hiện đổi mới chính sách
Đề cập đến quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện CSDT, nhóm
chuyên gia của UNDP năm 2011 đã thực hiện nghiên cứu Khảo sát những mô
hình hiện có, xây dựng cơ chế tương lai về tuyên truyền và vận động chính sách hiệu quả của Ủy ban Dân tộc Trong công trình nghiên cứu này nhóm
tác giả đã làm rõ quy trình các bước trong công tác xây dựng (gồm 5 bước) và
tổ chức thực hiện (gồm 4 bước) của chính sách hiện nay đang áp dụng Công trình nghiên cứu đã chỉ rõ một số hạn chế trong công tác xây dựng chính sách
và đề xuất giải pháp khắc phục trong thời gian tới Điểm lưu ý là, nghiên cứu chưa phân tích tính phù hợp của các mô hình quốc tế trong bối cảnh thể chế chính trị của Việt Nam cũng như tính phù hợp khi xem xét yếu tố đặc thù vùng, miền đối với các mô hình trong nước
Như vậy có thể thấy các công trình nghiên cứu trên đã phân tích, mô tả khá toàn diện bức tranh về thể chế chính sách và những vấn đề liên quan tổ chức thực hiện chính sách vùng dân tộc Những kết quả này là cơ sở để luận
án tiếp cận và giải quyết các nội dung có liên quan đến chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc Mặt khác nghiên cứu về thể chế chính sách mang tính
hệ thống dưới góc độ quản lý nhà nước, việc kết nối giữa lý luận phát triển, quan điểm của Đảng về chính sách dân tộc và thực tiễn chính sách cụ thể chưa nhiều, cần được bổ sung
3.3 Nghiên cứu những vấn đề cụ thể về kinh tế, xã hội vùng dân tộc
a) Về kinh tế Đáng chú ý có công trình nghiên cứu về Các giải pháp
sinh kế từ nông nghiệp nhằm giảm nghèo cho nông dân dân tộc thiểu số ở Việt Nam (năm 2005), của nhóm tác giả Lê Hải Đường, Pamela McElwee,
Nguyễn Lâm Thành Qua nghiên cứu điểm tại MNPB và Tây Nguyên, đi sâu phân tích điều kiện sản xuất như rừng, đất đai, trình độ canh tác, các dịch vụ sản xuất nông nghiệp, qua đó khuyến nghị vấn đề chính sách liên quan đến
Trang 28tăng cường khả năng hoạt động sinh kế cho người dân phù hợp cho các khu
vực dân cư Công trình Nghiên cứu về định canh, định cư ở Việt Nam (năm
2005), tác giả Lê Ngọc Thắng cùng nhóm cộng sự đã đánh giá kết quả và lịch
sử quá trình thực hiện chính sách ĐCĐC ở vùng dân tộc, chủ yếu khu vực MNPB Những thay đổi trong thực tế định canh, định cư, di cư tự do, sắc thái mới trong di, dịch cư và yêu cầu chính sách đặt ra cần giải quyết
b) Về giáo dục, y tế Công trình Nhu cầu sức khỏe và giáo dục của dân
tộc ít người ở tiểu vùng sông Mê Kông - Báo cáo Việt Nam, do Ngân hàng
Phát triển Châu Á tài trợ, của các tác giả Bùi Thế Cường, Vương Xuân Tình
và cộng sự thực hiện năm 2000, nghiên cứu thực trạng và phân tích những vấn đề liên quan đến chính sách giáo dục, y tế vùng dân tộc ở Việt Nam đặt trong mối quan hệ với chính sách đất đai, XĐGN và định canh, định cư Đây
là cách tiếp cận chính sách xã hội dựa trên nền chính sách kinh tế, lấy định cư, sản xuất, thu nhập để đưa ra góc nhìn phân tích về chi tiêu giáo dục, y tế của người dân cũng như làm cơ sở để xây dựng chính sách phát triển xã hội
c) Về vấn đề tái định cư Có một số công trình như: Chính sách xã hội
ở miền núi Tây Bắc trong bối cảnh tái định cư dự án thủy điện Sơn La do tác
giả Bùi Thế Cường và cộng sự thực hiện năm 2002 Công trình này đã chỉ ra những vấn đề yêu cầu thực tiễn của đời sống nhân dân, nhất là đối với các nhóm tái định cư và cả cộng đồng tiếp nhận dân cư Những vấn đề chính sách
xã hội cần điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm văn hóa, tập quán và nhất là quá trình thay đổi cho phát triển của các cộng đồng dân cư dân tộc Thái, khu vực bị thu hồi đất cho các công trình thủy điện
Nghiên cứu một số mô hình tái định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu
số liên quan đến các công trình thuỷ điện do Nguyễn Lâm Thành thực hiện
năm 2005, từ kết quả nghiên cứu một số điểm tái định cư ở các vùng đại diện MNPB, Tây Nguyên và Nam Trung Bộ Công trình đã đánh giá chính sách liên quan nhất về bồi thường, tái định cư, phương pháp thực hiện, tìm ra thiếu hụt chính sách và đề xuất, khuyến nghị liên quan đến mô hình tái định cư cho
Trang 29đồng bào dân tộc, chính sách và cơ chế đền bù khi thu hồi đất liên quan đến Nghị định 22/NĐ-CP và 197/NĐ-CP của Chính phủ Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên về vấn đề chính sách tái định cư đối với người dân ở các công trình thủy điện trên phạm vi quốc gia
d) Về phát triển nguồn nhân lực Nổi bật, có tác giả Nguyễn Đăng
Thành (chủ biên), cùng cộng sự của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc
gia Hồ Chí Minh thực hiện Đề án Luận cứ và giải pháp phát triển nguồn
nhân lực dân tộc thiểu số nước ta đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Đề án đã đề cập đến nhiều vấn đề có liên quan, nhận diện
và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực DTTS như: nhân tố
về kinh tế (nghèo đói, việc làm, trình độ sản xuất, năng lực thị trường, các nhân tố văn hóa (bản sắc, truyền thống văn hóa), các nhân tố xã hội (dân số, phân tầng xã hội, tổ chức xã hội, thiết chế ) Để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH, Đề án đưa ra hệ giải pháp đáng chú ý như: tăng cường một số công cụ có tác động nâng cao nhận thức của các chủ thể trong xã hội về phát triển nguồn nhân lực DTTS hiện nay; đổi mới tư duy, nâng cao năng lực hành động và trách nhiệm của các chủ thể xã hội; điều chỉnh, thay đổi chính sách phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH; điều chỉnh chính sách đặc thù liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ở một số vùng lãnh thổ
Cũng liên quan đến nghiên cứu về nguồn nhân lực, nhóm chuyên gia của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã thực hiện nghiên cứu
năm 2010 về Nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực và đề xuất các giải pháp
phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số và miền núi Kết quả của
nghiên cứu này đã làm rõ: thực trạng nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi hiện nay, trong đó có chất lượng nguồn nhân lực (thể lực, trí lực, tâm lực); thực trạng chính sách phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi và đề xuất các giải pháp, gợi ý chính sách phát triển nguồn nhân lực DTTS (xây dựng chương trình cải thiện và nâng cao tầm vóc, thể trạng cho
Trang 30người dân; phát hiện, lựa chọn trong đội ngũ cán bộ trí thức tiêu biểu hiện có, các học sinh, sinh viên tài năng là người dân tộc ngay từ bậc tiểu học ở địa phương cho đi đào tạo bồi dưỡng trong và ngoài nước) Những phân tích, gợi
mở chính sách khá hữu ích nhưng chỉ dừng lại ở vấn đề chung, chưa cụ thể vào hệ thống văn bản hành chính và nội dung quản lý nhà nước có liên quan
e) Về lĩnh vực đất đai Ngoài các công trình nêu trên, năm 2012, nhóm
tác giả của Ủy ban Dân tộc và chuyên gia đã thực hiện Nghiên cứu thực trạng
quản lý và sử dụng đất đai ở vùng dân tộc và miền núi Kết quả nghiên cứu đã
làm rõ thực trạng sử dụng đất đai, nhất là đất sản xuất ở vùng dân tộc trong mối quan hệ với sản xuất, sinh kế của người dân, xác định nguyên nhân thiếu đất và khuyến nghị giải pháp chính sách Một số khía cạnh về sở hữu truyền
thống về đất đai được phân tích trong khuôn khổ chính sách và luật pháp
3.4 Nghiên cứu về kinh tế, xã hội, môi trường vùng miền núi phía Bắc
Tác giả Bế Viết Đẳng khi nghiên cứu Những biến đổi về kinh tế - văn
hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc (1993), thông qua cách tiếp cận kinh tế -
văn hóa để đánh giá tiến trình phát triển Kết quả chỉ ra rằng, sự phát triển kinh tế kéo theo sự thay đổi về đời sống, trong đó có yếu tố văn hóa Vấn đề này không chỉ diễn ra ở mỗi dân tộc mà còn xuất hiện trong quan hệ các dân tộc, các nhóm dân tộc, nhất là MNPB nơi có nhiều dân tộc và quần cư xen kẽ Những biến đổi này có nhiều dấu hiệu tích cực, đồng thời, tác giả cũng cảnh báo những vấn đề nảy sinh đối với vấn đề đất đai trong quan hệ dân tộc, hiện tượng đứt gãy văn hóa và nguy cơ đồng hóa văn hóa dân tộc
Ở một chiều cạnh khác, với chủ đề Những đặc điểm kinh tế - xã hội các
dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, nhóm tác giả Khổng Diễn, Hoàng Hữu
Bình, Lê Duy Đại, Nguyễn Ngọc Thanh thực hiện nghiên cứu hệ thống đặc điểm môi trường sống, tâm lý, tập quán, văn hóa và trình độ phát triển KT-
XH các DTTS phía Bắc Việt Nam với những vùng kinh tế - văn hóa điển hình trước năm 1996 dưới góc nhìn của các nhà dân tộc học
Trang 31Trong xu thế phát triển của đất nước, một nghiên cứu ở khía cạnh mới
Kinh tế thị trường và sự phân hóa giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía Bắc nước ta hiện nay, nhóm tác giả Đại học Kinh tế quốc dân đã tiếp cận,
xem xét giảm nghèo dưới tác động của quá trình xây dựng nền kinh tế hướng vào thị trường Chỉ ra trở ngại cũng như kết quả tất yếu của tiến trình phát triển chung của đất nước, trong đó có vùng dân tộc và MNPB Phân tích những tác động, biến đổi trong đời sống KT-XH, phân hóa giàu nghèo trong cộng đồng dân tộc dưới ảnh hưởng của chuyển đổi cơ chế thị trường, đề ra
một số định hướng chính sách mới Trong khi đó một hội thảo về Xóa đói
giảm nghèo, vấn đề và giải pháp ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam
(năm 2004), của Ủy ban Dân tộc, các bài viết đã phản ánh khá toàn diện về bức tranh đói nghèo ở khu vực trong đặc điểm tình hình và điều kiện phát triển Trong đó, nông nghiệp, đất đai, sinh kế của người dân là mối quan tâm, ảnh hưởng nhiều nhất đến giảm nghèo
Các nghiên cứu về Những thách thức chính trong tăng trưởng và giảm
nghèo ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam (2005), của nhóm tác giả Hoàng Sĩ
Đông, Nguyễn Thế Vinh, Cao Ngọc Vân; Miền núi phía Bắc Việt Nam,
hướng tới tăng trưởng bền vững (2006), của nhóm nghiên cứu Uỷ ban Dân
tộc, Viện Chiến lược phát triển và Ngân hàng phát triển Châu Á đã đem lại một góc nhìn về mối quan hệ giữa tăng trưởng và giảm nghèo trong bối cảnh, điều kiện của MNPB Một số nội dung chính sách cũng được đề cập, phân tích và định hướng hoàn thiện trong công trình nghiên cứu này
Năm 2007, trong Dự án điều tra đánh giá tăng trưởng và giảm nghèo
một số vùng miền núi phía Bắc do tác giả Lò Giàng Páo làm chủ nhiệm đã
công bố các kết quả phân tích đánh giá tình hình tăng trưởng và giảm nghèo ở một số vùng MNPB, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết Từ đó, kiến nghị bổ sung hoàn thiện việc tăng trưởng đồng thời giảm nghèo hiệu quả, phù hợp, bền vững với địa bàn vùng dân tộc
Trong nội dung liên quan đến vấn đề kinh tế còn có công trình nghiên
cứu Tiếp cận dịch vụ tài chính nông thôn của người dân tộc thiểu số miền núi
Trang 32phía Bắc (2006), của tác giả Hoàng Công Dũng Công trình chủ yếu tập trung
vào việc đánh giá mức độ và khả năng cung cấp, hiệu quả sử dụng nguồn vốn
hỗ trợ và đầu tư thông qua chính sách nhà nước, đặc biệt chính sách tín dụng
cho người nghèo Đề tài Cơ sở khoa học để hoạch định chính sách thương
mại hai chiều ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc (2010), do Nguyễn
Văn Dũng thực hiện chỉ ra thực trạng thương mại nông thôn miền núi, đề xuất mục tiêu phát triển, giải pháp xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách thương mại ở vùng này Trong đó nhấn mạnh cách tiếp cận tổ chức hỗ trợ của nhà nước trong cơ chế thị trường nhằm thúc đẩy sản xuất hiệu quả
Nghiên cứu sâu về các vấn đề văn hóa, xã hội ở cộng đồng, tác giả Lê
Hải Đường và cộng sự nghiên cứu về Những thay đổi chủ yếu của các làng,
xã các dân tộc thiểu số vùng cao miền núi phía Bắc và giải pháp phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (2006) Kết quả đã bước đầu
nhận diện những biến đổi KT-XH, môi trường ở cộng đồng dân cư vùng cao Tác giả đã đưa ra quan điểm: sự thay đổi ở cấp qui mô cộng đồng tác động nhiều mặt đến đời sống cá nhân, hộ gia đình và ngược lại, đem đến một góc nhìn hữu ích trong nghiên cứu xây dựng chính sách Tuy vậy, các trường hợp nghiên cứu còn ở phạm vi hẹp nên tính phổ quát còn hạn chế
Liên quan đến vấn đề giới, tác giả Phan Thị Nhiệm, trong nghiên cứu
Những tác động của việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) tới phụ nữ DTTS nông thôn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc ( 2008),
đã nêu ra những tác động, ảnh hưởng tới cuộc sống của phụ nữ DTTS khi Việt Nam tham gia hội nhập WTO và đề xuất chiến lược, chính sách phát triển giải quyết nghèo đói và bất bình đẳng giới trong xu thế toàn cầu hóa, chú trọng đến các khía cạnh về giới trong vùng đồng bào dân tộc
Trong hai năm 2008 và 2009, Viện Tâm lý học đã tiến hành đề tài
Những đặc điểm tâm lý của các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Nghiên cứu tiến
hành ở 11 xã và thị trấn của 7 huyện thuộc 7 tỉnh Tây Bắc với 2.017 người thuộc 6 DTTS: Thái, Mường, Mông, Tày, Dao, Nùng Kết quả đã đưa ra
Trang 33những thông tin rất đáng quan tâm: (i) Hơn 1/3 số người được hỏi biết đến chủ trương, chính sách quan trọng đối với phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của Tây Bắc (ii) Đa số người được hỏi không đánh giá được những lợi ích
mà các chính sách đem lại cho họ (iii) Người dân tộc biết rất ít về các dân tộc khác, nếu họ không sống cùng làng bản (iv) Ở tất cả 6 dân tộc được khảo sát những nét tính cách cần để phát triển sản xuất đều được đánh giá thấp (v) Tồn tại đồng thời ba xu hướng: xu hướng các dân tộc thiểu số bảo lưu các giá trị truyền thống của mình, xu hướng tiếp nhận và theo các giá trị của dân tộc Kinh, xu hướng kết hợp giữa bảo tồn và tiếp nhận các giá trị của dân tộc Kinh
và các dân tộc khác Đề tài cho rằng đây là những vấn đề xã hội phức tạp cần được nghiên cứu sâu hơn để đưa ra các giải pháp một cách hiệu quả hơn
Năm 2010, hội thảo do Đại học Sư phạm Thái Nguyên tổ chức đã bàn
về “Môi trường và tài nguyên thiên nhiên của khu vực miền núi phía Bắc,
hiện trạng và định hướng phát triển triển bền vững” Đã có nhiều quan điểm
được trao đổi cũng như kiến nghị, đề xuất đối với vấn đề quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên vùng MNPB, nhất là các hệ giá trị truyền thống ở cộng đồng dân tộc Mông, Dao và một số nhóm dân tộc điển hình khác Việc tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu chuyên ngành địa lý - môi trường – xã hội mang tính chủ đạo hơn góc nhìn quản lý chính sách đối với những vấn đề trên
Như vậy, đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nào tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ lý luận quản lý nhà nước, phân tích một cách toàn diện hệ thống chính sách, tìm hiểu, đánh giá hiệu quả và tính kết nối giữa các chính sách Đặc biệt, chưa có công trình nào đề cập sâu đến chính sách phát triển vùng với phương pháp tiếp cận trên, trong đó có vùng DTTS phía Bắc
4 Một số công trình nghiên cứu về chính sách đối với người dân tộc thiểu số ở nước ngoài có liên quan
Trong hơn thập kỷ trở lại đây, đã có nhiều công trình, bài viết, ấn phẩm của các học giả quốc tế đề cập vấn đề dân tộc và phát triển, chính sách của các quốc gia ở các khía cạnh nội dung và mức độ khác nhau Việc tiếp cận
Trang 34vấn đề dân tộc theo đối tượng cũng có sự khác nhau Thứ nhất, DTTS dưới góc độ là người dân tộc bản địa, thường gắn với các tộc người Thứ hai, dưới góc độ là những người di cư thuộc dân tộc khác trong mối tương quan với dân
tộc có số lượng lớn nhất tại một quốc gia Có thể điểm qua như sau:
Báo cáo Về tình trạng nghèo khổ trên thế giới, của Kevin watkins (năm
1997), đã dựng lên bức tranh về nghèo đói, bất bình đẳng trên toàn cầu, mặt trái của quá trình phát triển hiện đại, xu thế và những mâu thuẫn xã hội nảy sinh trong tiến trình đó Trong một thế giới phân cực, thế giới của người giàu
và người nghèo là sự tương phản các giá trị Nghèo khổ là vấn đề chung của nhân loại mà các quốc gia phải có trách nhiệm giải quyết
Đến năm 1998, trong The Indigenous World do nhiều tác giả biên soạn
và được Nhóm hoạt động quốc tế cho những người dân bản địa (IWGIA) xuất bản, đã đưa ra bức tranh về dân bản địa trên thế giới, phân tích về các quyền chính trị, kinh tế, văn hóa trong hệ thống chính sách các quốc gia và vấn đề xung đột sắc tộc Chính sách các quốc gia là đường lối chính trị với người thiểu số, dân tộc bản địa Trong một trật tự thế giới đương đại, ở các nước đang phát triển, người thiểu số luôn có thứ hạng sau trong xã hội, bởi nhiều nơi chưa được hiến pháp, luật pháp thừa nhận như một giá trị công dân Những quyền cơ bản về phát triển, kinh tế, xã hội vẫn đang trong quá trình đấu tranh để giành lấy Cũng có một số quốc gia đã hình thành hệ thống luật pháp cho người thiểu số, nhưng chủ yếu là quyền tự trị gắn với quyền kinh tế
Cũng năm 1998, trong ấn phẩm Liberation through land rights in the
Peruvian Amazon của các tác giả Perdro Garcia Hierro, Soren Hvalkof và
Andrew Gray Nội dung đề cập đến lịch sử phát triển, chính sách đất đai chính phủ và quyền chính trị của người da đỏ Peru vùng rừng Amazon Đây cũng là nguồn gốc của những cuộc đấu tranh và xung đột tại Peru kéo dài từ nhiều năm nay giữa lực lượng chính phủ và những người du kích nổi dậy Quan điểm của các tác giả thừa nhận và bảo vệ các quyền của người dân bản địa như là quyền cơ bản của họ đối với vấn đề đất đai dưới góc độ lịch sử
Trang 35Khi nghiên cứu về Livelihood Security in the Chittagong Hill Tracts:
Findings from a Rural Assessment undertaken by CARE (1999), các tác giả
Sutter, Phil đã đề cập đến vấn đề an toàn cuộc sống và sinh kế của những người dân bản địa vùng Chittagong, Banglades thông qua hoạt động đánh giá thực địa Báo cáo này là sự phản ảnh tiếng nói, nhu cầu nguyện vọng của những người dân tộc thiểu số ở Banglades trên nhiều phương diện kinh tế, xã hội và nhất là sự đòi hỏi về quyền tự trị chính trị, quyền được đối xử bình đẳng như những người đa số
Tác giả Jeyamoha, Tania, trong luận án tiến sỹ (2004) của mình về The
rights of Malaisia’s Ethnic Minorities: is democracy dead đã nhận diện
những biến đổi về quyền chính trị, kinh tế, văn hóa của các nhóm dân thiểu số
ở Malaisia dưới ảnh hưởng của hệ thống luật pháp quốc gia và những cải cách chính sách phát triển Những yếu tố tích cực của hệ thống pháp luật, chính sách đã tạo ra thay đổi trong đời sống kinh tế, xã hội của cư dân bản địa, những người nhập cư, nhưng nó cũng đưa đến những tranh chấp xã hội giữa các nhóm cư dân, giữa người giàu và người bản địa trên lĩnh vực đất đai Malaisia là quốc gia có luật pháp qui định về quyền của người dân bản địa ở các vùng cần bảo vệ như vườn quốc gia, khu hệ sinh cảnh, vùng sinh thủy
Hội nghị quốc tế tại Rotterdam - Hà Lan (2007) với chủ đề Housing
and Minority Ethnic groups, đã tập hợp bài viết của các học giả nhiều nước
trên thế giới đề cập đến tình trạng nhà ở và các giải pháp chính sách quốc gia Khái niệm thiểu số ở đây là trong mối tương quan về số lượng, không gắn với dân cư bản địa Đây là vấn đề chính sách của một số nước đang gặp phải đối với các nhóm thiểu số di cư như là một chính sách an sinh xã hội
Trong Kỷ yếu hội thảo quốc tế năm 2012 về “Nghiên cứu chính sách đối với các dân tộc thiểu số thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”, tác giả Nguyễn Gia Thắng đã trình bày kết quả nghiên cứu
của mình về Tổng quan chính sách dân tộc của Trung Quốc sau 30 năm cải
cách mở cửa Bài viết đã đưa lại cái nhìn hệ thống về tiến trình chính sách
Trang 36dân tộc của Trung Quốc qua các giai đoạn sau cải cách mở cửa và những định hướng nội dung chủ yếu của chính sách dân tộc trong thế kỷ 21
Quan tâm đến vấn đề nghèo, chính sách giảm nghèo của nước bạn Lào,
có công trình Tăng cường quản lý nhà nước trong việc thực hiện chương trình
xóa đói giảm nghèo ở Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, luận văn thạc sĩ
quản lý hành chính công của tác giả Bua xai ya Somai thực hiện năm 2010 Tác giả luận văn đã tiếp cận về vấn đề quản lý nhà nước riêng đối với chương trình giảm nghèo ở cấp qui mô quốc gia, làm rõ thực trạng đời sống cư dân, đặc điểm văn hóa, chính sách giảm nghèo và bộ máy tổ chức thực hiện chính sách là những nội dung được phân tích, đánh giá và đề xuất, khuyến nghị
Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu về dân tộc và CSDT khá đa dạng, tùy thuộc đặc điểm, tình hình ở mỗi quốc gia, khu vực mà các công trình thực hiện Nổi lên nhất là các công trình nghiên cứu tập trung dưới góc nhìn chung
về vấn đề quyền bình đẳng chính trị, văn hóa, quyền và lợi ích kinh tế, xung đột xã hội và xung đột dân tộc khi thực thi đối sách dân tộc của các quốc gia Các công trình nghiên cứu với những phát hiện nhằm đưa ra những cảnh báo cho việc điều chỉnh đường lối chính trị cho thể chế cầm quyền, những nội dung về chính sách dân tộc chưa được đi sâu, phân tích cụ thể
5 Những vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục nghiên cứu
Từ tổng quan các công trình nghiên cứu, có thể thấy rằng:
(i) Ở khía cạnh lý luận, đến thời điểm hiện nay, các nghiên cứu đã làm
rõ về: khái niệm chính sách, chính sách công, phát triển, nội hàm của phát triển, những vấn đề cơ bản về lý luận liên quan đến dân tộc và CSDT Những kết quả này sẽ được chúng tôi nghiên cứu kế thừa có chọn lọc, đồng thời một
số vấn đề lý luận sẽ được nghiên cứu sâu hơn, phát triển rộng thêm Trên nền tảng đó, luận án sẽ hình thành cơ sở khoa học, phù hợp với nội dung nghiên cứu đã đặt ra Không chỉ bổ sung làm rõ lý luận về chính sách phát triển vùng dân tộc, mà còn là cơ sở để vận dụng phân tích trong hoàn cảnh, đối tượng cụ thể là “Chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số phía Bắc”
Trang 37(ii) Đối với những nghiên cứu thực tiễn và một số lĩnh vực chính sách
chuyên ngành như giáo dục, y tế Phần lớn các công trình tập trung vào xem
xét, đánh giá các chiều cạnh về: chính sách, thể chế, quy trình xây dựng và thực hiện chính sách liên quan đến giảm nghèo; các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường cụ thể ở vùng dân tộc Ngoài các nghiên cứu theo lĩnh vực, có một
số công trình cụ thể đối với vùng DTTS phía Bắc, nhưng tập trung nhiều về XĐGN, môi trường, sinh kế, văn hóa, giáo dục, y tế Có thể nhận định rằng, các nghiên cứu này rất có giá trị để luận án tham khảo cách tiếp cận trong giải quyết vấn đề, sử dụng các thông tin được chắt lọc ra từ kết quả đã nghiên cứu
để đối chứng, so sánh trong quá trình phân tích, đánh giá tình hình cụ thể
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu như sau:
- Hiện chưa có nghiên cứu nào đưa ra hệ cơ sở lý luận một cách toàn diện về chính sách phát triển vùng DTTS Nhất là tiếp cận, phân tích hệ thống chính sách dưới góc độ hành chính - quản lý nhà nước trên các phương diện
và lĩnh vực phát triển Xem xét mối quan hệ giữa chính sách với phát triển vùng - giảm nghèo - dân tộc thiểu số và phát triển bền vững
- Các nghiên cứu chưa hệ thống hóa chính sách trên cơ sở thống kê, phân loại, rà soát toàn diện, cụ thể hóa đến các văn bản chính sách, nhất là đối với hệ thống chính sách phát triển kinh tế, xã hội vùng DTTS phía Bắc
- Vấn đề tìm hiểu, đánh giá hiệu quả và tính kết nối, đồng bộ giữa các chính sách, tính công bằng, phù hợp với đối tượng thụ hưởng chính sách trong cùng hệ thống gắn với lý luận phát triển, cơ sở khoa học và thực tiễn còn chưa
rõ nét Thiếu vắng những nghiên cứu chính sách phát triển vùng mang tính hệ thống gắn với quan điểm phát triển mới, trong đó có vùng DTTS phía Bắc
Đây là những gợi ý trong lý luận và thực tiễn được tác giả lựa chọn để nghiên cứu trong luận án của mình nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề đặt trong việc đổi mới và hoàn thiện nội dung chính sách phát triển vùng DTTS phía Bắc hiện nay
Trang 38Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
1.1 Quan niệm về dân tộc thiểu số và vùng dân tộc thiểu số
1.1.1 Dân tộc thiểu số
Dân tộc là một khái niệm được hiểu theo nhiều cấp độ khác nhau Dân tộc được hiểu theo nghĩa rộng là dân tộc quốc gia (Nation) “là một cộng đồng chính trị - xã hội, bao gồm tất cả các thành phần dân tộc đa số và thiểu số sinh sống trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia nhất định” Theo như quan niệm của Ăng ghen “Nhà nước là điều kiện tồn tại của dân tộc” [44, tr.46] Dân tộc
ở đây được hiểu trong sự so sánh mang tính toàn cầu
Ở mức độ phạm vi hẹp hơn, Stalin lại cho rằng “Dân tộc là một khối người cộng đồng ổn định, thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói, về lãnh thổ, về sinh hoạt kinh tế và về hình thành tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng văn hóa” [44, tr.45] Với khái niệm này, yếu tố lãnh thổ và tính gắn kết kinh tế được ghi nhận như là điều kiện cho sự tồn tại dân tộc
Trong một tư duy sát thực hơn về lịch sử phát triển các dân tộc, khái niệm dân tộc (Ethnic): “Đồng nghĩa với cộng đồng mang tính tộc người, cộng đồng này có thể là bộ phận chủ yếu hay thiểu số của một dân tộc sinh sống ở nhiều quốc gia dân tộc khác nhau, được liên kết với nhau bằng những đặc điểm ngôn ngữ, văn hoá, nhất là ý thức tự giác tộc người” [44, tr.75]
Khái niệm “Dân tộc thiểu số” (tộc người thiểu số hay dân tộc ít người)
là thể hiện trong mối tương quan về số lượng dân số (nhân khẩu) giữa các nhóm dân tộc trong một quốc gia Nếu như dân tộc đa số là dân tộc chiếm số lượng đông nhất, trên 50% dân số trong một quốc gia thì ngược lại, “dân tộc thiểu số” là các dân tộc chiếm số dân ít hơn so với dân tộc đông nhất, tức là các dân tộc còn lại Tại Điều 5, Nghị định về Công tác dân tộc của Chính phủ ban hành ngày 14/01/2011 qui định: “Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số
Trang 39dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và “Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia”[17, tr.1] Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, ngoài dân tộc Kinh là dân tộc đa số chiếm gần 86% dân
số cả nước, 53 dân tộc còn lại là các DTTS chỉ chiếm hơn 14% dân số
Trên thực tế hiện nay, có quan niệm thường hiểu “dân tộc thiểu số”,
“dân tộc ít người” là đồng nghĩa với nhau trong sự so sánh với dân tộc đa số Tuy nhiên, khái niệm “dân tộc thiểu số” là chính xác hơn và được dùng phổ biến hơn Bên cạnh khái niệm đó, còn có khái niệm “dân tộc thiểu số rất ít người” để chỉ những dân tộc có số dân dưới 10.000 người” [17, tr.2] Theo tác giả dưới góc độ khoa học, “dân tộc thiểu số” là khái niệm xét trên tương quan
về số lượng với một dân tộc có số dân đông nhất, chiếm áp đảo Còn “dân tộc
ít người” ngoài khía cạnh định tính là thiểu số, còn bao hàm cả nội dung về số lượng tuyệt đối, tức là có dân số ít (lấy tiêu chí dưới 100.000 người) và cũng
để tương thích với một khái niệm đã được định dạng “dân tộc thiểu số rất ít người” đã đề cập ở trên Như vậy, có điểm giống và khác nhau trong nội hàm của hai khái niệm“dân tộc thiểu số” và “dân tộc ít người” và liên quan đến khái niệm “dân tộc thiểu số rất ít người”
1.1.2 Vùng dân tộc thiểu số
Khái niệm “vùng dân tộc thiểu số” hay “vùng đồng bào dân tộc”, “vùng dân tộc và miền núi”… xuất hiện trong vài thập kỷ trở lại đây trong các văn bản hành chính nhà nước cũng như các nghiên cứu có liên quan Tuy nhiên,
để có một tiêu chí xác định trong quản lý nhà nước thì phải đến năm 2011, khái niệm này mới được xác định: “Vùng dân tộc thiểu số là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [17]
- “Vùng dân tộc thiểu số” luôn gắn với khái niệm “vùng” hay “địa bàn” nhất định mà ta thường gặp Hiện có nhiều định nghĩa khác nhau về “vùng”
Trang 40và cũng chưa được hiểu thống nhất Theo Từ điển Tiếng Việt: vùng là phần đất đai, hoặc là khoảng không gian tương đối rộng có những đặc điểm nhất định về tự nhiên và xã hội, phân biệt với các phần khác ở xung quanh Hay
“vùng là một thực thể khác quan, trong đó tồn tại những yếu tố tự nhiên…; các yếu tố xã hội…; các yếu tố kinh tế …”[43] Do vậy, cơ sở để xác định
“vùng” là đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
- Khái niệm “vùng dân tộc thiểu số” theo văn bản quản lý nhà nước hiện nay lấy tiêu chí số lượng nhân khẩu dân tộc là chính, có điểm khác với khái niệm về “vùng” như thường gặp Nhưng rõ ràng, dân cư sinh sống bao giờ cũng gắn với một địa bàn tự nhiên nhất định gồm cả các DTTS và dân tộc
đa số (dân tộc Kinh), có mối quan hệ qua lại giữa dân cư và tự nhiên tạo nên quan hệ và đặc điểm kinh tế - xã hội của địa bàn đó
- Cơ sở để xác định “vùng dân tộc thiểu số” dựa trên các tiêu chí, trước tiên là vùng đất hoặc địa bàn, tiếp theo là “có đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống” và “ổn định thành cộng đồng” Tiêu chí trên mang tính chất định tính nên khó định dạng trên thực tế
Theo tác giả, tiêu chí trên cần được lượng hóa một cách tương đối
“Vùng dân tộc thiểu số” theo nghĩa hẹp được xem xét trên cơ sở đơn vị hành chính cấp huyện có số DTTS từ 5.000 người trở lên, sinh sống thành cộng đồng ổn định Đây là tiêu chí về số lượng được qui định tại khoản b, Điều 2, Nghị định số 53/NĐ-CP, ngày 18/2/2004 của Chính phủ “Về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp”, là điều kiện để thành lập phòng dân tộc cấp huyện
Theo nghĩa rộng, vùng DTTS là một vùng địa bàn liên huyện hoặc liên tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống thành khu vực cộng đồng, hình thành các đặc điểm KT-XH và văn hóa rõ nét Như vậy, có những cấp độ khác nhau
về qui định như: qui mô liên xã là vùng dân tộc xét trên phạm vi cấp huyện, qui mô liên huyện là vùng dân tộc xét trên phạm vi cấp tỉnh, qui mô liên tỉnh
là vùng dân tộc xét trên phạm vi quốc gia Có những cấp hành chính địa