1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của việt nam giai đoạn 2010-2020

268 819 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 268
Dung lượng 6,86 MB

Nội dung

THCS Trung học cơ sởDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ASEAN Association of southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BOT Built – operation – Transfer Xây dựng - Vận hành

Trang 1

NGUYỄN VĂN DŨNG

HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2014

Trang 2

NGUYỄN VĂN DŨNG

HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010-2020

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 62.34.04.10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS TS Dương Văn Sao

2 TS Trần Minh Yến

HÀ NỘI – 2014

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Kết quảnghiên cứu của luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳcông trình nào.

Tác giả luận án

Nguyễn Văn Dũng

Trang 4

Lời cam đoan ……… i

Mục lục……… ii

Danh mục các chữ viết tắt ……… iii

Danh mục các bảng, phụ lục……….… iiii

Danh mục các sơ đồ, biểu đồ, hình vẽ………….………

Lời cảm ơn………

MỞ ĐẦU……… 1

1 Tính cấp thiết của đề tài ……… 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ……… 3

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ……… 3

2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ……… 8

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế ………… 8

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong phạm vi vùng DTTS và MN ………… 10

3 Mục tiêu nghiên cứu ……… 16

4 Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu ……… 16

5 Câu hỏi nghiên cứu ……… 19

6 Phương pháp nghiên cứu ……… 20

7 Những đóng góp của luận án ……… 21

8 Nguồn tư liệu của luận án ……… 22

9 Kết cấu của luận án ……… 22

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ……… 23

1.1 Lý luận về vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội……… 23

1.1.1 Đầu tư ……… 23

1.1.2 Đầu tư phát triển ……… 23

1.1.3 Một số lý thuyết đầu tư ……… 31

1.2 Lý luận về phát triển kinh tế - xã hội vùng ……… 35

1.2.1 Khái niệm vùng, vùng KT-XH, vùng dân tộc thiểu và miền núi 35 1.2.2 Phát triển kinh tế xã hội vùng ……… 37

1.2.3 Một số lý thuyết liên quan đến phát triển vùng ……… 38

1.3 Lý luận về huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng … 42 1.3.1 Một số khái niệm về huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng… 42 1.3.2 Phân loại hình thức huy động vốn đầu tư ……… 43

1.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh huy động vốn đầu tư và hiệu quả vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng……… 47

1.3.4 Mối quan hệ giữa nguồn huy động vốn với đối tượng sử dụng vốn đầu tư 49

Trang 5

1.4.1 Kinh nghiệm về huy động vốn cho đầu tư phát triển của Hàn Quốc 60

1.4.2 Kinh nghiệm về huy động vốn cho đầu tư phát triển của Trung Quốc 61

1.4.3 Kinh nghiệm về huy động vốn cho đầu tư phát triển của một số nước ASEAN 62 1.4.4 Bài học kinh nghiệm về huy động vốn cho đầu tư phát triển của Việt Nam 62

1.5 Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy quản lý vùng và chính sách phát

triển vùng của một số quốc gia ……… 63

1.5.1 Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy quản lý vùng của một số quốc gia 63 1.5.2 Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển vùng của một số quốc gia 64 1.5.3 Kinh nghiệm về tổ chức bộ máy quản lý vùng và chính sách phát triển vùng của các nước có thể vận dụng vào Việt Nam ……… 68

Tiểu kết chương 1 ……… ……… 69

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG TD VÀ MN PHÍA BẮC, TÂY NNGUYÊN … 70 2.1 Các đặc điểm tự nhiên, KT-XH, an ninh quốc phòng tác động đến huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên 70 2.1.1 Các đặc điểm tự nhiên, KT-XH, an ninh quốc phòng tác động đến huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc ……… 70

2.1.2 Điều kiện tự nhiên, KT-XH, an ninh quốc phòng tác động đến huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên ……… 76

2.2 Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên giai đoạn 2001-2010 ………… ……… 84

2.2.1 Các chính sách có liên quan đến huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên ……… 84

2.2.2 Kết quả huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH……… 86

2.2.2.1 Vốn đầu tư xã hội cho đầu tư phát triển KT-XH của cả nước và theo vùng 86 2.2.2.2 Huy động theo nguồn vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên……… ……… 87

2.2.2.3 Huy động vốn đầu tư cho các ngành kinh tế ……… 99

2.2.3 Các tác động của vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên……….……… 101

2.3 Đánh giá chung ……… 105

2.3.1 Kết quả đạt được……… 105

2.3.2 Một số hạn chế……….……… 107

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế……… 110

Trang 6

2.4.1 Bài học kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH Vùng 112

2.4.2 Những vấn đề đặt ra về huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KT-XH

VÙNG TD và MN PHÍA BẮC, TÂY NGUYÊN CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 118

3.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc,

Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020……….……… 118

3.1.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển KT-XH vùng TD và MN đến năm 2020 1183.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển KT-XH vùng Tây Nguyên đến năm 2020 1203.2 Nhiệm vụ huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN

phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020……….…… 122

3.2.1 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía

3.2.2 Nhiệm vụ huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN

phía Bắc, Tây Nguyên đến năm 2020……… 129 3.3 Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và

MN phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến 2020……… 135

3.3.1 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách huy động các nguồn vốn đầu tư phát

triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020 1353.3.2 Nhóm giải pháp xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn……… 142

3.3.3 Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực ……… 146

3.3.4 Nhóm giải pháp đổi mới quản lý điều hành KT-XH của các cấp

chính quyền vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên………… ………

Trang 7

Bảng 2.1 Tổng vốn đầu tư xã hội theo ngành kinh tế vùng TD và MN

phía Bắc, Tây Nguyên giai đoạn 2001-2010 99 Bảng 3.1 Phương án phát triển theo vùng TD và MN phía Bắc đến năm 2020 119

Bảng 3.2 Phương án phát triển theo vùng Tây Nguyên đến năm 2020 121

Bảng 3.3 Dự báo nhu cầu vốn đầu tư theo ngành kinh tế vùng TD và MN phía

2010

2

Phụ lục 02 Vốn đầu tư phát triển KT-XH của cả nước giai đoạn 2001-2010 4

Phụ lục 03 Các chỉ tiêu KT-XH chủ yếu vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên

Phụ lục 04 Vốn đầu tư xã hội theo nguồn, ngành vùng TD và MN phía Bắc, Tây

Phụ lục 05 Mối tương quan giữa đầu tư của cả nước và Vùng giai đoạn

2001-2010

28

Phụ lục 06 Phương án phát triển KT-XH và dự báo vốn đầu tư vùng TD và MN

phía Bắc, Tây Nguyên đến năm 2020

39

Phụ lục 07 Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư vùng TD và MN

phía Bắc, Tây Nguyên đến năm 2020

47

Phụ lục 08 Các Văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành

Trang 8

Sơ đồ 1.3 Các nhân tố tác động đến huy động vốn đầu tư phát triển

kinh tế xã hội vùng

52

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Cơ cấu huy động nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Vốn đầu tư toàn xã hội của cả nước giai đoạn 2001-2010 87 Hình 2.2 Cơ cấu vốn đầu tư vùng TD và MN phía Bắc giai đoạn 2000-2010 88 Hình 2.3 Cơ cấu vốn đầu tư vùng Tây Nguyên giai đoạn 2000-2010 89 Hình 2.4 Vốn ODA đầu tư vào vùng lãnh thổ giai đoạn 2006-2009 94 Hình 2.5 Vốn FDI đầu tư vào vùng lãnh thổ (1988 - 12/2009) 95 Hình 2.6 Vốn FDI được cấp giấy phép của cả nước và phân theo vùng 98 Hình 2.7 Tỷ lệ vốn đầu tư xã hội so với GDP vùng TD và MN phía Bắc,

vùng Tây Nguyên và cả nước giai đoạn 2000-2010 101 Hình 2.8 Kim ngạch xuất khẩu vùng TD và MN phía Bắc giai đoạn

2000-2010

103

Hình 2.9 Kim ngạch xuất khẩu vùng Tây Nguyên giai đoạn 2000-2010 104

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Trang 10

THCS Trung học cơ sở

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

ASEAN Association of southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BOT Built – operation – Transfer Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao

BTO Built – Transfer – Operation Xây dựng – Chuyên giao - Vận hành FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài

HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

ICOR Incremental Capital Output Ratio Hệ số gia tăng vốn trên sản lượng cận

biên

LDCs Less Developed Countries Nước đang phát triển

ODA Official Development Assistance Vốn viện trợ phát triển chính thức ODF Official Development Funding Vốn tài trợ phát triển chính thức PPP Public Private Partner Mô hình hợp tác công tư

R&D Research and Development Nghiên cứu và triển khai

TFP Total Factor Productivity Năng xuất nhân tố tổng hợp

WTO World Trade Organisation Tổ chức Thương mại Thế giới

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bản luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài: “Huy độngvốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của ViệtNam giai đoạn 2010-2020”, Tôi xin chân thành cảm ơn:

Phó giáo sư, Tiến sĩ Dương Văn Sao, Tiến sĩ Trần Minh Yến, nhữngngười trực tiếp hướng dẫn, đóng góp các ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quátrình làm luận án

Trang 11

dân tộc và Ủy ban Dân tộc đã tận tình giúp đỡ về mặt chuyên môn, các tư liệunghiên cứu, tạo điều kiện về thời gian, lịch công tác để tôi hoàn thành chươngtrình đào tạo nghiên cứu sinh và hoàn thành bản luận án này.

Viện Kinh tế Việt Nam, Khoa Kinh tế học, Học viện Khoa học xã hộithuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã giúp tôi trong quá trình họctập và hoàn thành các thủ tục của khóa đào tạo nghiên cứu sinh

Gia đình, bạn bè và người thân đã khích lệ, động viên, hỗ trợ, tạo cácđiều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Nguyễn Văn Dũng

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nước ta có 54 dân tộc cùng chung sống, trong đó có 53 DTTS chiếmkhoảng 14,3% dân số cả nước, đồng bào cư trú chủ yếu ở 52 tỉnh, thành phố

Địa bàn dân tộc, miền núi nước ta chiếm ¾ diện tích, là vùng có nhiều tiềm

năng và lợi thế về nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửakhẩu và môi trường sinh thái của cả nước

Trong thời kỳ kháng chiến, địa bàn vùng DTTS và MN là chỗ dựa vữngchắc, hậu phương lớn để xây dựng lực lượng cách mạng làm nên các chiếnthắng vẻ vang của dân tộc, đồng bào DTTS có truyền thống yêu nước, luôn tintưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước

Trong thời kỳ hiện nay, địa bàn vùng DTTS và MN chủ yếu nằm trải dọcbiên giới nối liền nước ta với các nước Trung Quốc, Lào, Căm Pu Chia, là vùng

“phên dậu của tổ quốc”, là hàng rào vững chắc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất

nước ta, vì thế nó có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, KT-XH,ANQP Nhận thức được tầm quan trọng đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiềuchủ trương, chính sách đầu tư vào vùng DTTS và MN Nhờ đó, đời sống vật chất

và tinh thần đồng bào các DTTS và MN nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đăc biệtkhó khăn đã có nhiều thay đổi và dần được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể;

hạ tầng KT-XH được tăng cường đầu tư; lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt nhiềukết quả tích cực; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn; bản sắcvăn hóa các dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát triển; ANQP, trật tự an toàn

xã hội được bảo đảm Thành tựu trên đây đã thể hiện đường lối nhất quán và sựquan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị và sự chung taygóp sức của nhân dân cả nước đối với sự nghiệp phát triển KT-XH vùng DTTS và

MN

Trang 13

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vùng DTTS và MN

KT-XH vẫn còn chậm phát triển, khoảng cách chênh lệch còn lớn so với các vùngkhác trong cả nước, đời sống đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo

và cận nghèo cao, nhất là vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên cao gấp 1,5 đến

2 lần tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước, mức hưởng thụ các tiến bộ xã hội vàmức sống của đồng bào DTTS ngày càng doãng xa so với mặt bằng chung của cảnước; chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực rất thấp, phần lớn người trong độtuổi lao động chưa được đào tạo, đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cơ sở năng lực,trình độ còn nhiều bất cập chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới;công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân các dân tộc còn hạn chế; kết cấu hạtầng không đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phát triển; các thế lực thù địch luônlợi dụng, kích động, chia rẽ phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc, tiềm ẩn nhiềubất ổn về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Một trong những nguyên nhân cơ bản của hạn chế nêu trên đó là: thiếu

vốn cho đầu tư phát triển, nhất là vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên, vấn

đề này đang trở thành lực cản rất lớn cho phát triển KT-XH của Vùng Vớimong muốn góp một phần công sức vào việc tìm ra một số giải pháp huy độngmọi nguồn vốn của nền kinh tế, trong điều kiện khan hiếm nguồn lực, nhằmtăng cường nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH và tạo thêm thực lực cho kinh

tế Nhà nước, giúp Chính phủ, ngành, địa phương thực hiện việc quản lý, phân

bổ, điều tiết vốn đầu tư vào ngành, lĩnh vực, vùng theo định hướng chiến lược

và mục tiêu phát triển KT-XH đất nước nói chung, vùng DTTS và MN nóiriêng Vấn đề nêu trên, không phải là trăn trở của riêng tôi, mà là mối quan tâmchung của các nhà khoa học, quản lý, các cấp, các ngành từ TW đến địaphương, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động tối đa các nguồnlực đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS và MN nói chung, vùng TD và MN

Trang 14

phía Bắc, Tây Nguyên nói riêng, nhằm khai thác tiềm năng sẵn có của Vùngphục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, trong nghiên cứu “Huy động vốn

đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”, Tác giả lựa chọn địa bàn nghiên cứu “Huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020”, bởi vì, đây là hai vùng đặc trưng

nhất vùng DTTS và MN của Việt Nam để làm luận án tiến sĩ kinh tế chuyênngành quản lý kinh tế là phù hợp và rất cần thiết

2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Khi bàn về vốn, đầu tư, vốn đầu tư, huy động vốn đầu tư nhiều nhà kinh

tế học đã giành nhiều công sức nghiên cứu và đi đến kết luận quan trọng Xintóm tắt một số công trình nghiên cứu như sau:

Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư, chính là phần tiết kiệmhay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sảnxuất xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Điều này được các nhà kinh tế họcchứng minh:

Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” (1776), Adam Smith, một đạidiện điển hình của trường phái kinh tế học cổ điển đã khẳng định: “Tiết kiệm lànguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy choquá trình tiết kiệm Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không cótiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên” [2]

Sang thể kỷ XIX, khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về các mối quan hệgiữa các khu vực của nền KT-XH, về các vấn đề liên quan trực tiếp đến tíchlũy và huy động tích luỹ (huy động vốn) cho đầu tư phát triển; trong tác phẩm

“Tư bản”, theo C Mác: tích luỹ là quy luật của tái sản xuất mở rộng Để thực

Trang 15

hiện tái sản xuất mở rộng, cần tăng cường các yếu tố đầu vào, tức là phải thựchiện đầu tư vốn.

Vậy, theo quan điểm của C Mác, chúng ta thấy rằng: con đường cơ bản

và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thựchành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng Hay nói cách khác, nguồn lựccho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăng sảnxuất và tích lũy của nền kinh tế

Nhà kinh tế học hiện đại John Maynard Keynes, trong tác phẩm nổitiếng “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” của mình, ông đãchứng minh được rằng: Đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không chuyểnvào tiêu dùng Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi racủa thu nhập so với tiêu dùng:

Tức là: Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư

Tiết kiệm = Thu nhập - Tiêu dùngNhư vậy: Đầu tư = Tiết kiệm

Hay: (I) = (c) [53, tr 104]

Đây là nghiên cứu quan trọng cho chúng ta biết rõ mối quan hệ giữa đầu

tư và tiết kiệm; vậy, muốn tăng nguồn vốn đầu tư chúng ta phải có chính sáchtiêu dùng và chính sách tiết kiệm phù hợp

Trong những năm gần đây vùng DTTS và MN đang được các tổ chứcquốc tế quan tâm nghiên cứu tìm hiểu và hỗ trợ đầu tư phát triển KT-XH thựchiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo:

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã triển khai công trình nghiên cứu

Phân tích Xã hội Quốc gia dân tộc và phát triển ở Việt Nam [77] tập trung vào

vấn đề “Dân tộc và Phát triển ở Việt Nam”, tìm ra nguyên nhân của tình trạngliên tục nghèo ở các DTTS Nghiên cứu kết luận: “có 6 “trụ cột” bất lợi cụ thểgiúp lý giải vì sao các DTTS vẫn nghèo hơn so với dân tộc Kinh cùng sinhsống trên cùng địa bàn Sáu nhân tố cơ bản này bao gồm: trình độ giáo dục

Trang 16

thấp hơn; tính di chuyển kém hơn; ít tiếp cận các dịch vụ tài chính hơn; ít đấtsản xuất hơn; tiếp cận thị trường thấp hơn; và lối suy nghĩ rập khuôn cũng nhưcác rào cản văn hoá khác” Ở phương diện tiếp cận tín dụng và dịch vụ tàichính đối với người DTTS nghiên cứu cho rằng: “tiếp cận tín dụng ở mức độ

và thời điểm thích hợp có thể giúp các hộ gia đình người DTTS tự thoát ra khỏicảnh nghèo với điều kiện có những lựa chọn đầu tư tốt và sử dụng đồng vốnsáng suốt… Việc cấp tín dụng cho các vùng DTTS là rất cấp thiết bởi việcthiếu tiếp cận nguồn tín dụng phù hợp có ảnh hưởng không nhỏ tới khả năngphát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa sinh kế và đầu tư vào các lĩnh vựcmới, như thương mại và dịch vụ, của người DTTS…” Từ đó khuyến nghịchính sách dịch vụ tài chính các nội dung chủ yếu: “Cần có những chính sáchtín dụng cụ thể hướng tới người DTTS như một nhóm người đặc biệt NgườiDTTS cần những lựa chọn đa dạng hơn trong tiếp cận tín dụng Các hộ giađình cần có được tiếp cận linh hoạt tới nhiều nguồn tín dụng Cần áp dụng luật

lệ trong hoạt động cho vay tư nhân và thế chấp để bảo vệ những người dễ bịtổn thương” Nghiên cứu cho ta những gợi mở quan trọng là cần có chínhsách đặc thù về: giáo dục, đất sản xuất, dịch vụ tài chính, thị trường cho ngườiDTTS có điều kiện thuận lợi để phát triển và hội nhập chung với cộng đồngcác dân tộc, góp phần phát triển KT-XH vùng DTTS và MN ở Việt Nam

Báo cáo phát triển Việt Nam 2009, Huy động và sử dụng vốn [76], do

Ngân hàng Thế giới thực hiện đã đánh giá một cách toàn diện toàn cảnh về huyđộng và sử dụng vốn của Việt Nam giai đoạn 2001-2008, Phần I: nhu cầu vàtác động (nguồn vốn cho tăng trưởng, chuyển đổi và biến động), phần II: huyđộng và sử dụng nguồn lực (thu nhập từ thuế, vốn nhà nước, cho vay chínhsách, tín dụng ngân hàng…) Phần III: chương trình cải cách chính sách, vớikhuyến nghị: đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết để huyđộng vốn một cách hiệu quả; duy trì mức tăng trưởng Việt Nam cần kiên trì hộinhập nhằm thu hút nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài cho đầu tư phát triển KT-

Trang 17

XH Mặt khác, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư là yếu tố quan trọng tác động đếnviệc nâng cao hiệu quả huy động vốn đầu tư Nghiên cứu này là những gợi mởquan trọng cho các nhà hoạch định chính sách về huy động vốn và quản lý sửdụng hiệu quả vốn đầu tư, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết và tác động qualại lẫn nhau, chúng ta không thể xem nhẹ công tác nào.

Cơ quan Liên Hợp quốc tại Việt Nam (Chương trình phát triển Liên Hợp

quốc), phối hợp với Ủy ban Dân tộc Báo cáo phân tích điều tra cơ bản Chương

trình 135 – II [16], Báo cáo đã đưa ra bức tranh tổng quan về thực trạng KT-XH

các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn của Việt Nam, kết quả đầu tư củaChương trình 135-II đạt được so với mục tiêu đặt ra, trong đó xây dựng cơ sở hạtầng thiết yếu phục vụ cho phát triển KT-XH còn có khoảng cách so với mụctiêu đặt ra, nguyên nhân chỉ ra rằng nhu cầu vốn cho đầu tư lớn, nhưng nguồnvốn thì hạn hẹp Vấn đề đặt ra là cần có chính sách huy động vốn thích hợp vớiviệc ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và lộ trình cụ thể nhằm từng bước

thúc đẩy KT-XH ngày càng phát triển; Nhìn lại quá khứ đối mặt thách thức mới,

Báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình 135 – II giai đoạn 2006 – 2008 [17],

trong nghiên cứu đã đề cập huy động nguồn lực tập trung đầu tư phát triển

KT-XH thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo cho những khu vực nghèo nhất,nghĩa là các xã nghèo nhất ở huyện nghèo nhất (hiện nay có 85 huyện nghèo) vàcác khuyến nghị: xây dựng các gói hỗ trợ phù hợp với các nhu cầu như: dự ánphát triển (SXKD, cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng cao năng lực); các phương phápquản lý nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước của các cơ quan Nhà nướctrong việc quản lý, phân bổ, điều hành ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triểnKT-XH vùng DTTS và MN

Tổ chức Phát triển Quốc tế Anh (DFID) phối hợp với Viện Dân tộc, Ủy ban

Dân tộc với Nghiên cứu về định canh, định cư ở Việt Nam [125], kết quả của nghiên

cứu là đánh giá các dự án đầu tư cho công tác ĐCĐC về (di dãn dân; đầu tư xây

Trang 18

dựng cơ sở hạ tầng; đầu tư hỗ trợ sản xuất…) tại vùng DTTS và MN Việt Nam; bêncạnh đó nghiên cứu còn tập trung làm rõ mối quan hệ giữa ĐCĐC và Chương trình

135 do hai chương trình này được hợp nhất và lưu ý một số khó khăn và điểm yếutrong chính sách và thực hiện ĐCĐC trong khuôn khổ Chương trình 135; đồng thờiđưa ra các khuyến nghị về cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư và ưu tiên đầu tưcho phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, gìn giữ các giá trị văn hóa truyềnthống và ổn định đời sống cho đồng bào DTTS

Đối với học giả nghiên cứu nước ngoài, trong công trình nghiên cứu:

Phát triển dân tộc thiểu số ở Việt Nam: một khía cạnh kinh tế - xã hội, của

Baulch và cộng sự (2002), đã nêu các tác động chính sách đầu tư của Chínhphủ đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo cho vùng DTTS và MN, với cácphát hiện trong nghiên cứu là các dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn nhưng sựhưởng thụ chính sách của Nhà nước cũng có sự chênh lệch nhất định: NgườiDTTS có ít vốn xã hội – giáo dục, y tế, và tiếp cận các dịch vụ xã hội – hơn sovới người kinh…sống trong một gia đình có chủ hộ thất học thì nguy cơ thiếu

ăn kinh niên gần như sẽ bị nhân lên gấp đôi [3] Nghiên cứu đã gợi mở chochúng ta những thông tin bổ ích về công tác hoạch định chính sách, cũng như

tổ chức thực hiện chính sách của Chính phủ, cần chú ý đến yếu tố văn hóa củatừng dân tộc cũng như điều kiện KT-XH của từng vùng miền

Từ nghiên cứu trên cho ta thấy:

Các vấn đề: Vốn, vốn đầu tư, huy động vốn đầu tư, tiết kiệm, các nhân tốxác định tiết kiệm, đầu tư và tăng trưởng, đây là vấn đề rất rộng, song bản thânchúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau các nghiên cứu nêu trên đã chỉ ra điều đó

Ngày nay, trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, đầu tưnước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một trong những nguồn vốn đầu tưquan trọng của bất cứ nền kinh tế nào Nếu tích lũy của nền kinh tế lớn hơnnhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc

Trang 19

gia đó có thể đầu tư ra nước ngoài hoặc cho nước ngoài vay vốn nhằm nângcao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế

Nghiên cứu về vùng DTTS và MN đã cung cấp thông tin cho các nhà tàitrợ, các nhà đầu tư và các nhà hoạch định chính sách thấy rõ thực trạng, khókhăn quan tâm hỗ trợ nhằm tăng cường hội nhập xã hội cho người DTTS, điđôi với đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS và MN ở Việt Nam

2.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế

Đi tìm lời giải cho bài toán tối ưu về huy động vốn đầu tư phát triển

KT-XH đang được đặt ra cấp bách cho nhiều nước đang phát triển nói chung vàViệt Nam nói riêng Ở phạm vi nền kinh tế có thể chia ra các nhóm:

Các công trình nghiên cứu về đầu tư công: đây là vấn đề quan trọng trong

công cuộc tái cơ cấu đầu tư nằm trong chiến lược tái trúc nền kinh tế nước tahiện nay, đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu [1],[39], [48], [58],[62], [93], khi bàn về thực trạng đầu tư công các tác giả đều cho rằng: đầu tư dàntrải, phân tán, lãng phí nguồn lực, hiệu quả thấp, cơ chế quản lý, điều tiết, phân

bổ nguồn lực đầu tư công nhiều bất cập…Đặt ra yêu cầu đổi mới tái cơ cấu đầu

tư công: (1) Tập trung đầu tư cho ngành, lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm có tínhđột phá và lan tỏa; (2) Đầu tư nhiều cho phúc lợi (giáo dục, y tế, nhà ở, an sinh

xã hội); (3) Hoàn thiện hệ thống luật pháp và đổi mới cơ chế quản lý công đầu tưcông đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ, đồng bộ, nhất quán chiến lược phát triểnquốc gia và phù hợp với thông lệ quốc tế; (4) Gắn trách nhiệm của lãnh đạo Bộ,ngành, địa phương với các quyết định đầu tư và tăng cường giám sát quá trìnhđầu tư nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư

Về huy động vốn đầu tư phát triển: (1) Các nghiên cứu [12], [26], [38],

[56], [88], đều cho rằng: cần có chính sách tài chính theo từng kênh huy động

(NSNN, tín dụng, doanh nghiệp, dân cư, đầu tư FDI, ODA); (2) Về huy động

Trang 20

vốn doanh nghiệp ngoài nhà nước và dân cư cho đầu tư phát triển [40], [61],

[67], [71], [119] với các câu hỏi đặt ra: huy động sức dân bằng cách nào? Phải

thấy rõ tiềm năng, phải thông qua nhiều kênh, cần có chính sách khơi thôngcác kênh huy động vốn (từ phát hành trái phiếu thông qua thị trường chứngkhoán, mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mua bảo hiểm nhân thọ, cấpgiấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất - sẽ tạo tiền đề để dân thếchấp vay vốn…); (3) Đổi mới về chính sách huy động vốn cho đầu tư phát

triển [12], [60], [86], [100], [105], [127], hoàn thiện cơ chế chính sách tạo môi

trường hấp dẫn các nhà đầu tư, tạo bình đẳng cho các nhà đầu tư, tăng cườngcải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, cần thực hiệnchính sách tiết kiệm, chống lãng phí để tích luỹ vốn đầu tư phát triển, sử dụnghiệu quả các công cụ vĩ mô (kế hoạch, lãi suất, tỷ giá…) nền kinh tế nhằm huyđộng, quản lý, điều tiết, phân bổ nguồn vốn cho đầu tư phát triển

Về huy động nguồn vốn đầu tư vốn FDI, ODA là chủ đề được nhiều nhà

nghiên cứu quan tâm như: (1) Xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn thu hútnguồn vốn FDI [34],[66], cần tăng cường đầu cơ sở hạ tầng, đào tạo nâng caochất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống luật pháp đảm bảo thôngthoáng, minh bạch, đồng bộ nhất quán, theo thông lệ quốc tế nhằm đẩy mạnhthu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; (2) Thu hút vốn đầu tư nước ngoài vàongành lĩnh vực, vùng ưu tiên đầu tư [37], [129], hoàn thiện quy hoạch, kếhoạch là cơ sở vận động thu hút vốn FDI, ODA phục vụ cho chiến lược pháttriển KT-XH đất nước; (3) có chính sách ưu tiên thu hút FDI từ các quốc gia cótrình độ công nghệ tiên tiến (Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản) [37], [66], [81], [91],[104], từ chối dự án tiêu tốn năng lượng, gây ô nhiễm môi trường, thu hút cáccông ty có vốn lớn, công nghệ hiện đại, đầu tư lâu dài ở Việt Nam, tạo nênnhững đột phá về công nghệ, đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyểnđổi mô hình phát triển kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu

Trang 21

Các công trình nêu trên đã đi sâu bàn luận kết quả, cơ chế huy động, sửdụng, vai trò của mỗi nguồn vốn đối với sự phát triển KT-XH cũng như đề xuấtcác giải pháp huy động và sử dụng có hiệu quả từng nguồn vốn trong phạm vinền kinh tế Tuy nhiên đây là các công trình nghiên cứu từng nguồn vốn riêngbiệt nên chưa có điều kiện làm rõ mối quan hệ giữa các nguồn vốn với nhau,nguyên nhân của sự phân bổ vốn không đồng đều giữa các vùng, cũng như sựtác động của các yếu tố (tự nhiên, KT-XH…) đến huy động các nguồn vốn đầu

tư phát triển KT-XH vùng

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong phạm vi vùng DTTS và MN

Đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS và MN đang thu hút sự quan tâmcủa các nhà lãnh đạo, quản lý và sự tham gia nghiên cứu của không ít các nhàkhoa học, các chuyên gia, các nhà hoạt động thực tiễn Trên những phươngdiện lý luận và thực tiễn đã có nhiều công trình nghiên cứu bao gồm:

Báo cáo tổng kết Chương trình phát triển KT-XH các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và MN và tình hình thực hiện các chính sách dân tộc giai đoạn 2006-2010 [10], đã phân tích huy động các nguồn lực đầu tư vào vùng

DTTS và MN, nhiệm vụ và các giải pháp huy động nguồn lực cho phát triển

KT-XH cho vùng DTTS và MN giai đoạn 2011-2015; Một số giải pháp thực

hiện có hiệu quả chính sách vay vốn tín dụng đối với đồng bào DTTS vùng đặc biệt khó khăn [19], để khai thông nguồn vốn tín dụng đến với đồng bào DTTS

tác giả đã đưa ra 4 giải pháp chính: xây dựng cơ chế chính sách, tăng cườngkiểm tra giám sát, nâng cao năng lực cán bộ tín dụng, huy động vốn để mở

rộng đối tượng cho vay; Một số vấn đề về chính sách phát triển KT-XH vùng

dân tộc và MN, theo quan điểm phát triển bền vững [20], theo hướng đầu tư

phát triển hài hòa 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường, là vấn đề trọng tâm huy

động nguồn vốn cho đầu tư phát triển; Về chính sách phát triển giáo dục và

đào tạo ở vùng dân tộc và MN [24], cho rằng cần huy động các nguồn lực đầu

tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học, tăng cường, nâng cao chất lượng đội

Trang 22

ngũ giáo viên cho giáo dục phổ thông làm tiền đề nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của vùng DTTS và MN; Về chính

sách tài chính, tín dụng đối với việc phát triển KT-XH vùng DTTS [27], tác giả

đưa ra ý kiến: do xuất phát điểm KT - XH thấp nên chính sách huy động cầntính toán để có cơ cấu hợp lý giữa việc huy động nguồn lực tại chỗ và hỗ trợbên ngoài, cần có chính sách thu hút đầu tư bên ngoài phù hợp với đặc thùvùng DTTS, có chính sách ưu đãi hơn nữa về thuế, tín dụng, đất đai cho các

thành phần kinh tế đầu tư vào vùng DTTS và MN; Phát triển KT-XH ở vùng

DTTS số Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra sau 5 năm thực hiện Nghị quyết

TW 7 khoá IX về công tác dân tộc [32], cho rằng cần ưu tiên huy động nguồn

vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ trực tiếp sản xuất, nguồn lực con người, hỗ

trợ phát triển sản xuất; Định canh, định cư - thực trạng và những vấn đề đặt ra

[44], tác giả đã đánh giá thực trạng của công tác ĐCĐC và vấn đề đặt ra chocông tác huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất

nhằm hạn chế hiện tượng du canh du cư của đồng bào DTTS; Cơ hội và thách

thức đối với sự phát triển KT-XH vùng DTTS trong thời kỳ hội nhập [49], đã

phân tích cơ hội, cũng như khó khăn đối với sự phát triển KT-XH vùng DTTS,đồng thời đưa ra một số giải pháp: huy động các nguồn lực ưu tiên đầu tư các

dự án phát triển KT–XH và giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu đápứng yêu cầu phát triển KT-XH, khuyến khích thu hút vốn đầu tư FDI vào vùng

DTTS và MN; Phát triển bền vững vùng DTTS và MN Việt Nam [50], công

trình nghiên cứu tập trung vào các vấn đề về lý luận, thực tiễn phát triển bềnvững vùng DTTS và MN, đồng thời đã nêu ra định hướng chiến lược phát triểnbền vững theo hướng huy động nguồn lực ưu tiên đầu tư “xây dựng nền kinh tếxanh”, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, với các vấn đề xã hội ưu tiênđầu tư chương trình xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục giảm dần chênh lệch về

mức sống, chất lượng cuộc sống giữa các dân tộc, giữa các vùng; Một số kiến

nghị qua điều tra cơ bản về quan lý quy hoạch phát triển KT-XH vùng trung

Trang 23

du miền núi Bắc bộ [52] tác giả đã tập trung làm rõ bất cập, hạn chế của công

tác quy hoạch dẫn đến phá vỡ quy hoạch và lãng phí nguồn lực; về định hướngtrong thời gian tới: tăng cường, nâng cao chất lượng quy hoạch coi trọng yếu tốđặc thù vùng DTTS và MN và đây là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng chiến

lược huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển KT-XH; Vấn đề phát triển

nguồn nhân lực các DTTS trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay [54], cho rằng: xuất phát từ chiến lược phát triển KT-XH của

các tỉnh vùng DTTS và MN từ đó xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lựcDTTS với bước đi thích hợp và ưu tiên huy động nguồn vốn cho đầu tư conngười cả về thể chất và tri thức nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu

cầu CNH, HĐH và xu hướng hội nhập hiện nay; Một số suy nghĩ về vốn đầu tư

phát triển vùng dân tộc và MN [55], cho rằng: cần phải xây dựng hệ thống cơ

chế chính sách toàn diện, đồng bộ về thuế, giá thuê đất, phát triển hạ tầng…nhằm tạo môi trường hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào

vùng DTTS và MN; Chính sách đầu tư phát triển KT-XH Tây Nguyên [64],

nêu vấn đề: hướng ưu tiên huy động vốn đầu tư vào phát triển hạ tầng giaothông, các công trình phúc lợi xã hội, các chương trình an sinh xã hội, đầu tưtrồng và chăm sóc rừng… Vốn FDI khuyến khích đầu tư vào du lịch sinh thái,

nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí; Phát triển du lịch gắn với xoá đói giảm nghèo ở

vùng đồng bào DTTS và MN [65], đánh giá vai trò của du lịch vào nỗ lực xoá

đói giảm nghèo, với các giảp pháp: khuyến khích các DNN & V, sự tham giacủa cộng đồng DTTS đầu tư tiền vốn vào phát triển du lịch gắn bảo tồn bản sắc

văn hóa các DTTS; Phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc MN Tây Bắc

-những suy nghĩ bước đầu [75], cho rằng nguồn lực phát triển của Tây Bắc là

dồi dào (đất, rừng, nguồn thuỷ năng v.v…) đây là tiềm năng rất lớn cần được

“vốn hoá” để phục vụ cho phát triển của Tây Bắc và cả nước, với tiềm năng

này tạo sự hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; Điều tra, đánh

giá tăng trưởng và giảm nghèo ở một số vùng DTTS phía Bắc [79], nghiên cứu

Trang 24

đề xuất: mỗi tỉnh cần có các chính sách thu hút đầu tư cho phù hợp với đặc thùcủa từng tỉnh Đối với các hộ nghèo đồng bào DTTS cần tạo ra nhiều kênh huyđộng (NSNN, các DN, các tổ chức KT-XH và các gia đình khá, giàu) cả về vậtchất, tài chính, nhân lực để giúp đỡ lâu dài, giải quyết được nhiều lĩnh vực

khác nhau như kinh nghiệm sản xuất, tổ chức đời sống; Cơ hội và thách thức

đối với vùng DTTS khi Việt Nam gia nhập WTO – phân tầng xã hội ở vùng DTTS ở nước ta [82], kiến nghị nên chuyển hướng việc huy động vốn đầu tư

xây dựng nhiều KCN, khu chế xuất, các trung tâm thương mại, các khu đô thịmới lên vùng trung du và MN, có như vậy mới rút ngắn được khoảng cách phát

triển; Quan điểm về bố trí NSNN thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và

Nhà nước [92], cho rằng: bố trí nguồn lực tài chính trên cơ sở có sự phối hợp

giữa các nguồn lực: trong nước và nước ngoài, ngân sách TW, ngân sách địaphương, tín dụng ưu đãi Nhà nước, nguồn vốn ODA, nguồn công trái, tráiphiếu Chính phủ, vốn của DN thuộc các thành phần kinh tế và đóng góp củacác tổ chức, cá nhân, nhân dân trong vùng Trong các nguồn vốn trên, nguồnvốn của NSNN giữ vai trò chủ đạo, trong phân bổ NSNN cần ưu tiên tập trung

có trọng tâm, trọng điểm, có tác động chi phối, tránh hiện tượng đầu tư dàntrải, nhằm khai thác triệt để các lợi thế, đặc thù của từng vùng DTTS và MN

cho phát triển kT-XH; Tình hình thực hiện các mục tiêu giảm nghèo ở vùng

dân tộc và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn CNH, HĐH [97], cho rằng: tập

trung huy động nguồn vốn để đầu tư, hỗ trợ cho các vùng nghèo trọng điểmnhư: Tây Bắc, Tây Nguyên, các nhóm DTTS rất ít người để thiết lập cơ sở vậtchất, kỹ thuật cơ bản nhằm phát triển sản xuất, tạo sự chuyển biến mạnh mẽhơn trong đời sống nhân dân, xoá được đói, tiến tới giảm nghèo, góp phần ổn

định chính trị, xã hội; Chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Việt Nam

[103], đưa ra vấn đề: phải thường xuyên tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sunghoàn chỉnh những chính sách phát triển KT-XH, đồng thời nghiên cứu banhành chính sách mới đáp ứng yêu cầu phát triển các vùng DTTS và MN Huy

Trang 25

động các nguồn vốn ưu tiên đầu tư phát triển KT-XH, xoá đói giảm nghèovùng đặc biệt khó khăn, thực hiện công khai hoá chính sách, chương trình, dự

án, vốn đầu tư để đồng bào biết và tham gia quản lý, giám sát quá trình thực

hiện; Chương trình 135 - Thực tiễn và bài học kinh nghiệm trong công tác dân

tộc [114], bài học đặt ra là: huy động mọi nguồn lực của xã hội: ngân sách TW,

địa phương, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, các DN, các tổ chứcquốc tế, sự giúp đỡ về vật chất, tinh thần của các cơ quan đoàn thể (Mặt trận,Hội Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên ), lực lượng vũ trang, và sự đóng góp củađồng bào DTTS bằng các hình thức tham gia lao động xây dựng, khai thác vậtliệu sẵn có ở địa phương (cát, đá, sỏi, gỗ ) và huy động nhân dân tự giảiphóng mặt bằng, tự xử lý tài sản, hoa màu, đất đai, không chờ vốn đền bù của

Nhà nước; Báo cáo đánh giá và triển khai thực hiện chính sách vùng dân tộc

và MN [132], cần có chiến lược dài hạn huy động và tập trung nguồn lực đầu tư

cho những vùng nghèo, vùng khó khăn nhất, trọng tâm là đào tạo phát triểnnguồn nhân lực, tăng cường đội ngũ cán bộ DTTS, tạo động lực phát triển KT-

XH, hỗ trợ giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa vùng

DTTS và MN với các vùng khác của đất nước

Qua tổng quan các nghiên cứu về đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS

và MN, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, những công trình trên đã tiếp cận, nghiên cứu vấn đề vốn và

các nguồn lực khác đầu tư cho phát triển KT-XH vùng DTTS và MN vùng sâu,vùng xa đặc biệt khó khăn ở nhiều mức độ khác nhau và đã gợi mở ra nhữnghướng nghiên cứu mới rất bổ ích Xong cho đến nay chưa có một công trình

nào tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề “Huy động vốn đầu tư phát triển kinh

tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của Việt Nam giai đoạn 2010 2020”, với cách tiếp cận lựa chọn 2 địa bàn nghiên cứu về “Huy động vốn đầu

-tư phát triển kinh tế- xã hội vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020”

Trang 26

Thứ hai, nội dung chủ yếu các công trình đề cập đánh giá thực hiện các

nguồn vốn đầu tư phát triển KT-XH theo từng địa phương (tỉnh), vùng miền (TD

và MN phía Bắc, Tây Nguyên…) hoặc chỉ đề cập nguồn vốn đầu tư vào từng lĩnhvực kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng…mà chưa có công trình nào đánh giá mộtcách toàn diện và nêu lên được bức tranh toàn cảnh về huy động vốn đầu tư pháttriển KT-XH những vùng DTTS và MN khó khăn nhất của Việt Nam

Thứ ba, phần lớn nội dung tập trung mô tả kết quả huy động vốn và giải

pháp huy động vốn, chưa đi sâu phân tích mối quan hệ giữa kết quả huy độngvốn, giải pháp huy động vốn gắn với đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, KT-XH,đặc thù về văn hoá các DTTS, đảm bảo ANQP vùng DTTS và MN; huy độngvốn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang bị suy thoái nặng nề, nền kinh tếViệt Nam chịu tác động không nhỏ, cũng như chưa chỉ ra những nguyên nhânhạn chế huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH một cách đầy đủ nhất Điềunày rất quan trọng bởi nó là cơ sở để đề ra những giảp pháp, đề xuất, kiến nghịmang tính khoa học cao, sát thực tế

Những khoảng trống trong các nghiên cứu trên đây sẽ được khắc phụctrong luận án này:

- Nghiên cứu thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng

TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2010; kết quả đạt được,hạn chế, nguyên nhân hạn chế; mối quan hệ và các nhân tố ảnh hưởng: điềukiện tự nhiên, KT-XH, chất lượng nguồn nhân lực từ đó chỉ ra thuận lợi, khókhăn, nêu lên những bất cập cần phải khắc phục trong thời gian tới

- Nghiên cứu huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MNphía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020, được xác định là bộ phậncấu thành trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước Đây là nhiệm vụchính trị quan trọng cần tìm ra phương án tối ưu, trong bối cảnh nước ta đangđẩy nhanh thực hiện tái cấu trúc đầu tư công và tái cấu trúc nền kinh tế, đồngthời phải đặt trong bối cảnh hội nhập với khu vực và thế giới

Trang 27

3 Mục tiêu nghiên cứu

Để thực hiện đề tài: Huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng DTTS

và MN của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020, thông qua trường hợp nghiên cứu: Huy động vốn đầu tư phát triển KT - XH vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020; đề tài tập trung vào nghiên cứu tìm

hiểu một số mục tiêu cơ bản sau:

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tưphát triển KT-XH, một số về lý thuyết về đầu tư, dự báo nhu cầu vốn đầu tư, vàmột số lý thuyết về phát triển vùng; nghiên cứu tìm hiểu một số kinh nghiệm huyđộng vốn cho đầu tư phát triển và chính sách phát triển vùng của một số quốc giatrong khu vực và thế giới, có thể vận dụng vào Việt Nam

- Phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển

KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên giai đoạn 2001-2010, kết quả huyđộng các nguồn vốn, xu hướng phát triển của các nguồn vốn (vốn NSNN, vốntín dụng nhà nước, vốn DNNN ), những tác động của vốn đầu tư đến tăngtrưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến thu ngân sách, đến xuất khẩu của Vùng giai đoạn 2001-2010

- Phân tích làm rõ mối quan hệ và những yếu tố (điều kiện tự nhiên,

KT-XH, văn hóa ) tác động đến huy động đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và

MN phía Bắc, Tây Nguyên; mối quan hệ giữa kết quả huy động nguồn vốn vớiđối tượng sử dụng vốn

Từ những nội dung nêu trên, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân hạnchế, bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra về huy động vốn cho đầu tư pháttriển KT-XH, làm căn cứ cho việc đề xuất những giải pháp khả thi, đồng bộ về cơchế chính sách đầu tư nhằm huy động tối đa nguồn vốn đầu tư phát triển KT-XHvùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020

4 Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu

Trang 28

- Đối tượng nghiên cứu: Huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng

TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên; luận án chỉ tập trung vào các vấn về: đầu

tư, đầu tư phát triển, vốn, huy động vốn đầu tư phát triển, những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH Vùng; mối quan hệ giữa huy động nguồn vốn với đối tượng sử dụng vốn; chính sách đầu tư với một số vấn đề (huy động vốn, quản lý, phân bổ vốn đầu tư phát triển KT-XH); xây dựng giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020 Từ nghiên cứu này cho ta

thấy rõ những điểm đặc trưng nhất về “Huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH

vùng DTTS và MN của Việt Nam giai đoạn 2010-2020”.

- Phạm vi nghiên cứu

+ Phạm vi về thời gian: phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn đầu

tư phát triển KTXH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên từ năm 2001 2010; giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH của vùng TD và MNphía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020

-+ Phạm vi về không gian: vùng DTTS và MN là địa bàn rộng, với nhiềuvấn đề lớn, nên trong khuôn khổ của một đề tài luận án, Tác giả chỉ tập trungnghiên cứu: huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH thuộc hai vùng đó là vùng

TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam

+ Địa bàn nghiên cứu: Luận án chọn hai địa bàn là: vùng TD và MNphía Bắc; Vùng Tây Nguyên là hai địa bàn đặc trưng nhất cho vùng DTTS và

MN của Việt Nam với năm lý do sau:

Thứ nhất, là địa bàn có tỷ lệ người DTTS sinh sống cao nhất Theo kết

quả điều tra dân số 1-4-2009, vùng TD và MN phía Bắc người DTTS chiếm54,6%/tổng dân số toàn Vùng, trong Vùng nhiều tỉnh có tỷ lệ người DTTSchiếm tỷ lệ cao (Cao Bằng chiếm 94,3%, Hà Giang chiếm 86,8%, Bắc Kạnchiếm 86,6%, Sơn La chiếm 82,4% ), nơi đây tập trung sinh sống đông nhất làđồng bào dân tộc Tày, Thái, Mường, Nùng, Hmông, Dao; vùng Tây Nguyên

Trang 29

người DTTS chiếm 35,3%/tổng số dân số toàn Vùng, trong Vùng nhiều tỉnh có

tỷ lệ người DTTS chiếm tỷ lệ cao (Kun Tum chiếm 53,2%, Gia Lai chiếm44,0%, Đắk Lắk chiếm 33,0%), nơi đây tập trung sinh sống đông nhất là dântộc Gia Lai, Ê-đê, Ba Na, Mnông Các DTTS có một vài điểm chung, 64% dân

số là người DTTS ở Việt Nam sống ở hai vùng: TD và MN phía Bắc và TâyNguyên, và hầu hết các DTTS sinh sống ở vùng nông thôn

Thứ hai, vùng TD và MN phía Bắc có nhiều tỉnh nằm trên địa bàn miền

núi, có đặc điểm địa hình hiểm trở, chia cắt có nhiều khối núi và dãy núi cao,trong Vùng có dẫy núi Hoàng Liên Sơn có chiều rộng 30 km, dài 180 km theohướng Tây Bắc – Đông Nam, chạy qua các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái,trong đó có đỉnh núi cao Phan Xi Phăng (tỉnh Lào Cai) cao 3.143 m, đượcmệnh danh là “Nóc nhà của Đông Dương” Dãy núi Sông Mã (tỉnh Sơn La) cóchiều dài 500 km, có những đỉnh cao trên 1800 m; vùng Tây Nguyên có cáccao nguyên (Kon Plông, Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m; MơNông cao khoảng 800–1000 m; Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên

Di Linh cao khoảng 900–1000 m) Tất cả các cao nguyên này đều được baobọc về phía Đông bởi những dãy núi và khối núi cao (chính là Trường SơnNam) Bên cạnh đó vùng TD và MN phía Bắc điều kiện tự nhiên khắc nghiệt,thường xuyên sảy ra bão lũ (lũ ống, lũ quét), rét đậm, rét hại tác động rất lớnđến sản xuất và đời sống nhân dân các dân tộc trong Vùng

Thứ ba, KT-XH của hai Vùng này chậm phát triển, cơ sở hạ tầng yếu

kém, chất lượng nguồn nhân lực thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhiều địa bàn vùngsâu, vùng xa đặc biệt khó khăn tỷ lệ hộ nghèo trên 50%; cũng là những Vùng

có nhiều huyện nghèo nhất, nhiều xã thuộc diện đặc biệt khó khăn nhất của cảnước: vùng TD và MN phía Bắc có 46/85 huyện nghèo chiếm 54,1%/tổng sốhuyện nghèo nhất cả nước (trước đây theo NQ 30a/2008/NQ-CP nước ta có 61huyện nghèo, hiện nay là 85 huyện nghèo); xã đặc biệt khó khăn toàn Vùng có1.227/1.848 xã chiếm 66,4%/tổng số xã đặc biệt khó khăn nhất của cả nước;

Trang 30

tương tự Tây Nguyên có 10/85 huyện nghèo chiếm 11,8% và xã đặc biệt khókhăn là 217/1.848 xã đặc biệt khó khăn chiếm 11,8% Nếu tính cả hai Vùng có56/85 huyện chiếm 65,9%/tổng số huyện nghèo nhất của cả nước và có1.444/1.848 xã chiếm 78,1%/tổng số xã đặc biệt khó khăn của cả nước

Thứ tư, trong những năm qua Đảng và Nhà nước có nhiều chính sách ưu

tiên đầu tư và dành nhiều nguồn vốn đầu tư phát triển KT-XH cho hai Vùngnày nhưng kết quả chưa được như mong muốn

Thứ năm, hai Vùng này có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính

trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ANQP, môi trường sinh thái

5 Câu hỏi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu: huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH

vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020 Câu hỏi

nghiên cứu được đặt trong điều kiện các nhân tố tác động ảnh hưởng như thếnào? Như: điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên thiên nhiên );trình độ phát triển KT-XH (cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực), nhữngyếu tố văn hóa xã hội Vùng; các chính sách về đầu tư phát triển KT-XH vùngDTTS và MN, đặt trong chiến lược phát triển KT-XH của đất nước, giữa chúng

có quan hệ mật thiết với nhau Vấn đề nêu trên đặt ra một loạt các vấn đề cầngiải quyết cho luận án với những câu hỏi nghiên cứu như sau:

- Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, tài nguyên ), KT-XH (cơ sở hạtầng, chất lượng nguồn nhân lực, đặc thù về văn hóa ), vai trò của chính quyềncác cấp về quản lý đầu tư và phát triển vùng, quá trình hội nhập, ảnh hưởng nhưthế nào đến huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH của Vùng?

- Mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư với đối tượng sử dụng vốn đầu tư?

- Chính sách đầu tư, các chính sách cho vùng DTTS và MN ảnh hưởngnhư thế nào đến huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH của Vùng?

- Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH của Vùng? kết quả,hạn chế, nguyên nhân hạn chế như thế nào?

Trang 31

- Nghiên cứu các yếu tố tác động đến phát triển KT-XH Vùng?

- Yêu cầu vốn đầu tư phát triển KT-XH là rất lớn Huy động nguồn vốn từđâu? Mức, cơ cấu huy động vốn như thế nào cho phù hợp? Chính sách huyđộng, cơ chế quản lý, phân bổ, điều tiết nguồn lực như thế nào để đem lại hiệuquả? Tất cả các phương án huy động vốn phải tính đến yếu tố đặc thù về văn hóacác DTTS, điều kiện tự nhiên và trình độ KT-XH vùng TD và MN phía Bắc,Tây Nguyên, đặt trong bối cảnh hội nhập với kinh tế thế giới và trong mối quan

hệ nước ta đang tích cực thực hiện tái cấu trúc đầu tư công và nền kinh tế

Nhiệm vụ của luận án là phải làm sáng tỏ những vấn đề nêu trên, từ đó

đề xuất, kiến nghị với Đảng và Nhà nước có cơ chế chính sách đồng bộ, phùhợp và các giải pháp có tính khoa học, khả thi cao nhằm huy động tối đa vốnđầu tư phát triển KT-XH không chỉ cho vùng TD và MN phía Bắc, vùng TâyNguyên, mà cho cả vùng DTTS và MN của Việt Nam

6 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: dựa trên những quan điểm khoa học của chủ nghĩaMác - Lê Nin, phương pháp luận của duy vật biện chứng, lịch sử; quan điểm,đường lối của Đảng và Nhà nước ta; lý thuyết kinh tế học, kinh tế vĩ mô, chínhsách KT-XH, lý thuyết phát triển vùng, lý thuyết tài chính tiền tệ, tài chính công,kinh tế đầu tư, hệ thống thông tin kinh tế, quản lý Nhà nước về kinh tế.v.v

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp thu thập thông tin: thu thập các văn bản, tài liệu, cácnguồn số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: cácvăn bản chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; các báo cáo,quy hoạch, kế hoạch và các số liệu có liên quan của Bộ, ban ngành TW, địaphương; các Niên giám qua các năm của Tổng cục Thống kê, cục Thống kê cáctỉnh của vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên

Trang 32

+ Phương pháp so sánh: được sử dụng trong phân tích các vấn đề liênquan đến huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH góp phần xác định xu hướng,mức độ biến động của các chỉ tiêu, các hiện tượng KT-XH được lượng hóa cócùng nội dung tích chất như nhau Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉtiêu, các hiện tượng KT-XH được lượng hóa cùng nội dung tính chất tương tựnhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau,

so sánh theo thời gian, theo không gian để có những nhận xét, nhận định, đánhgiá chính xác về vấn đề nghiên cứu

+ Phương pháp phân tổ thống kê: các dữ liệu về vốn đầu tư phát triểnKT-XH được phân tổ theo thành phần kinh tế, ngành kinh tế, nguồn hìnhthành, vùng, lãnh thổ nhằm rút ra các vấn đề có tính quy luật về bản chất và

xu hướng phát triển của hiện tượng

+ Phương pháp kế thừa: hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu có liênquan đến đề tài luận án Kế thừa các kết quả điều tra, khảo sát, quan tâmnghiên cứu một số yếu tố đặc thù (vị trí địa lý, điều kiện KT-XH, ANQP) tácđộng đến quá trình huy động vốn đầu tư cho phát triển KT-XH vùng TD và

MN phía Bắc, Tây Nguyên

+ Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các nhà khoa học, nhà lãnhđạo, quản lý các Bộ ngành TW, viện nghiên cứu và của các tỉnh vùng DTTS và

MN về một số nội dung liên quan

+ Phương pháp dự báo: dùng để dự báo triển vọng phát triển KT-XH, tốc

độ tăng trưởng kinh tế, phát triển về văn hóa xã hội, từ đó dự báo nhu cầu vốnđầu tư cho phát triển KT-XH

7 Những đóng góp của luận án

Luận án sẽ có một số những đóng góp mới sau:

- Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống, chuyên sâu về: đầu

tư, đầu tư phát triển, vốn, huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH; lý thuyết vềđầu tư và dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển KT-XH; lý thuyết phát triển

Trang 33

vùng, các vấn đề về huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng và các vấn đề

vềvùng, vùng DTTS và MN ở Việt Nam

- Phân tích và đánh giá thực trạng huy động vốn cho đầu tư phát triểnKT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên giai đoạn 2001 – 2010; kếtquả đạt được, hạn chế, nguyên nhân hạn chế; bài học kinh nghiệm, những vấn

đề đặt ra về huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH Mối quan hệ và các nhân

tố ảnh hưởng (điều kiện tự nhiên, KT-XH, cơ chế chính sách huy động vốn )đến kết quả huy động vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc,Tây Nguyên giai đoạn 2001-2010

- Cung cấp thêm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp huyđộng vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên củaViệt Nam đến năm 2020

- Là tài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về huyđộng vốn đầu tư phát triển KT-XH vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên

8 Nguồn tư liệu của luận án

- Từ Niên giám thống kê của Tổng Cục thống kê, số liệu của Bộ KH &

ĐT, các tỉnh vùng TD và MN phía Bắc, Tây Nguyên từ năm 2001-2010

- Kế thừa kết quả các công trình nghiên cứu khoa học, các tài liệu điềutra được công bố qua các tài liệu: sách, báo, tạp chí, tham luận hội thảo, luận ántiến sĩ; các tài liệu, số liệu, báo cáo của các ban ngành của TW, địa phương cóliên quan đến đề tài luận án

9 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụlục kèm theo, luận án gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận và thực tiễn về huy động vốn đầu tư phát triển kinh

tế - xã hội vùng

Chương 2: Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tạivùng Trung du và Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên

Trang 34

Chương 3: Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùngTrung du và Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên của Việt Nam đến năm 2020

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG

1.1 Lý luận về vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội

1.1.1 Đầu tư

Xem xét dưới góc độ quy luật kinh tế, thì đầu tư được hiểu: Đầu tư làquá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác địnhnhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiệnKT-XH nhất định [80, tr 5]

Nguồn lực phải hy sinh đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sứclao động và trí tuệ Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự gia tăng thêm về mặtgiá trị các tài sản tài chính (tiền vốn), hoặc tăng thêm năng lực sản xuất, nănglực phục vụ của tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học ),tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, quản lý, khoa học kỹ thuật ) vànguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trongnền sản xuất xã hội

1.1.2 Đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là hoạt động sử dụng vốntrong hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật chất và trí tuệ mới, năng lực sản

Trang 35

xuất mới và duy trì những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc làm và vì mụctiêu phát triển.

Đầu tư phát triển đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực Theo nghĩa hẹp,

nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu quả

hoạt động đầu tư phát triển cần tính đúng, tính đủ các nguồn lực tham gia

Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốnthực hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định Trên quan điểm phân công lao động

xã hội, có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnhthổ Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia thành hai nhómchính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận Trên góc độ xemxét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thành: loại được khuyến khích đầu tư,loại không được khuyến khích đầu tư và loại bị cấm đầu tư Từ góc độ tài sản, đốitượng đầu tư chia thành: những tài sản vật chất (tài sản thực) và tài sản vô hình Tàisản vật chất, ở đây, là những tài sản cố định được sử dụng cho SXKD của doanhnghiệp và nền kinh tế và tài sản lưu động Tài sản vô hình như phát minh sáng chế,

uy tín, thương hiệu…

Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà máy,đường sá, trường học, bệnh viện, điện…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa,chuyên môn, khoa học kỹ thuật…) và tài sản vô hình (những phát minh sángchế, bản quyền…) Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêmnăng lực sản xuất của xã hội Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ sosánh giữa kết quả KT-XH thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó Kết quả

và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem cả trên phương diện chủ đầu tư và xãhội, đảm bảo kết quả hài hòa giữa các lợi ích, phát huy vài trò chủ động sáng tạo

Trang 36

của chủ đầu tư, vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan lý nhà nước cáccấp Thực tế có các khoản đầu tư tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định và tàisản lưu động cho hoạt động SXKD như đầu tư cho y tế, giáo dục, xoá đói giảmnghèo… nhưng lại rất quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống và vì mụctiêu phát triển, do đó, cũng được xem là đầu tư phát triển.

Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi íchquốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư Trong đó, đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩytăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm vànâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội Đầu tư của doanh nghiệpnhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chấtlượng nguồn nhân lực…

Đầu tư phát triển thường được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhất định.Xác định rõ chủ đầu tư có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý đầu tư nóichung và vốn đầu tư nói riêng Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giaoquản lý, sử dụng vốn đầu tư

Hoạt động đầu tư phát triển là một quá trình, diễn ra trong thời kỳ dài vàtồn tại vấn đề “độ trễ thời gian” Đầu tư hiện tại nhưng kết quả đầu tư thườngthu được trong tương lai [80, tr 20-22]

1.1.2.1 Đặc điểm đầu tư phát triển

Một là, qui mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn: vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình

thực hiện đầu tư Qui mô vốn đầu tư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn vàhuy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, qui hoạch, kế hoạch đầu tưđúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thựchiện đầu tư trọng tâm, trọng điểm

Hai là, thời kỳ đầu tư kéo dài: nhiều công trình đầu tư phát triển có thời

gian đầu tư kéo dài hàng chục năm Do vốn lớn lại nằm khê đọng trọng suốtquá trình thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành

Trang 37

phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từnghạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tìnhtrạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Ba là, thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài: thời gian vận hành

tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng vàđào thải công trình Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầu tư chịutác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị,kinh tế, xã hội…

Bốn là, đầu tư phát triển có độ rủi ro cao: do qui mô đầu tư lớn, thời kỳ

đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài…nênmức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao Như vậy, để quản lýhoạt động đầu tư phát triển hiệu quả, cần phải thực hiện các biện pháp quản lýrủi ro bao gồm: nhận diện rủi ro đầu tư, đánh giá mức độ rủi ro, xây dựng cácbiện pháp phòng và chống rủi ro [80, tr 22-25]

1.1.2.2 Nội dung cơ bản đầu tư phát triển

Căn cứ vào lĩnh vực phát huy tác dụng, đầu tư phát triển bao gồm: đầu

tư phát triển sản xuất, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng- kỹ thuật chung của nềnkinh tế, đầu tư phát triển văn hoá giáo dục, y tế và dịch vụ xã hội khác, đầu tưphát triển khoa học kỹ thuật và những nội dung đầu tư phát triển khác

Về đầu tư những tài sản vật chất và đầu tư phát triển những tài sản vôhình Đầu tư phát triển các tài sản vật chất gồm: đầu tư tài sản cố định và đầu

tư vào hàng tồn trữ Đầu tư phát triển tài sản vô hình với các nội dung: đầu tưnâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu triển khai các hoạtđộng khoa học, kỹ thuật, đầu tư xây dựng thương hiệu, quảng cáo…Cùng với

đà phát triển của nền của kinh tế đất nước, trong tương lai tỷ lệ chi cho hoạtđộng đầu tư này sẽ ngày càng tăng, tương ứng với nhu cầu phát triển KT-XHđất nước [80, tr 25-27]

1.1.2.3 Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển

Trang 38

Nguồn lực để đầu tư là vốn Nội dung và nguồn gốc của vốn là nhữngvấn đề cốt lõi cần phải giải quyết của lý thuyết đầu tư phát triển Bản chất củađầu tư phát triển còn được thể hiện ở nội dung vốn và nguồn vốn đầu tư, lýluận về mối quan hệ biện chứng hữu cơ giữa hai vấn đề này.

Vốn đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của vốn nói chung Trên phươngdiện nền kinh tế, vốn đầu tư phát triển là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những chiphí đã chi ra để tạo ra năng lực sản xuất (tăng thêm tài sản cố định và tài sảnlưu động) và các khoản đầu tư phát triển khác

Nội dung cơ bản của vốn đầu tư phát triển trên phạm vi nền kinh tế bao gồm:

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là những chi

phí bằng tiền để xây dựng mới, mở rộng, xây dựng lại hoặc khôi phục năng lựcsản xuất của tài sản cố định trong nền kinh tế quốc dân

- Vốn lưu động bổ sung: Vốn lưu động bổ sung bao gồm những khoản

đầu tư dùng mua sắm nguyên nhiên vật liệu, thuê mướn lao động… làm tăngthêm tài sản lưu động trong kỳ của toàn bộ xã hội

- Vốn đầu tư phát triển khác: Vốn đầu tư phát triển khác là tất cả các

khoản đầu tư của xã hội nhằm gia tăng năng lực phát triển của xã hội, nâng caotrình độ dân trí, cải thiện chất lượng môi trường Những bộ phận chính của vốnđầu tư phát triển khác gồm: Vốn chi cho công việc thăm dò, khảo sát, thiết kế,quy hoạch ngành, quy hoạch lãnh thổ; vốn chi cho việc thực hiện các chươngtrình mục tiêu quốc gia nhằm tăng cường sức khỏe cộng đồng: chương trìnhtiêm chủng mở rộng, nước sạch nông thôn, phòng bệnh, kế hoạch hóa gia đình,phòng chống tệ nạn xã hội…Vốn đầu tư cho giáo dục: chương trình phổ cậpgiáo dục, nghiên cứu, triển khai đào tạo, giáo dục…

Nguồn vốn đầu tư phát triển là thuật ngữ để chỉ các nguồn tích lũy, tậptrung và phân phối cho đầu tư Về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư pháttriển chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động để đưavào quá trình tái sản xuất xã hội Nguồn vốn đầu tư phát triển, trên phương diện

Trang 39

vĩ mô, bao gồm nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài Nguồn vốntrong nước gồm: vốn nhà nước, vốn doanh nhân và vốn trên thị trường vốn.Nguồn vốn nước ngoài bao gồm: vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn hỗtrợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay thương mại nước ngoài và nguồn vốntrên thị trường vốn quốc tế Trong mỗi thời kỳ khác nhau, qui mô và tỷ trọngcủa từng nguồn vốn có thể thay đổi nhưng để chủ động phát triển KT-XH củaquốc gia theo các định hướng chiến lược và kế hoạch đặt ra, cần nhất quán quanđiểm: xem vốn trong nước giữ vai trò quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng[80, tr 27-28]

1.1.2.4 Vai trò đầu tư phát triển đến tăng trưởng và phát triển [80, tr 28-54],

[90, tr 151-155]

Đầu tư phát triển tác động đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế

Trong ngắn hạn, hoạt động đầu tư làm phát sinh các nhu cầu mua sắmvật tư, thiết bị, công nghệ Qua đó, tác động ngay đến tổng cầu làm tổng cầutăng lên trong khi tổng cung chưa thay đổi, dẫn tới thay đổi điểm cân bằng theohướng tăng sản lượng cho nền kinh tế Khi thành quả của đầu tư phát huy tácdụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung dài hạn tăng lên, giá cảgiảm xuống cho phép tăng tiêu dùng Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kíchthích sản xuất ở mức sản lượng cao hơn Sản xuất phát triển là cơ sở cho phéptăng tích lũy, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của dân cư Sự tác động khôngđồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và tổng cung của nềnkinh tế làm thay điểm cân bằng, vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tốphá vỡ sự ổn định của nền kinh tế Đây là cơ sở lý luận để giải thích chính sáchkích cầu đầu tư và tiêu dùng ở nhiều nước trong thời kỳ nền kinh tế tăngtrưởng chậm

Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế

Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượngtăng trưởng Tăng qui mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những

Trang 40

nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, là nhân tố tổng hợp,tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nâng caosức cạnh tranh của nền kinh tế… do đó, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinhtế.

Để lượng hóa vai trò của vốn đầu tư với sự tăng trưởng của nền kinh tế,

hai nhà kinh tế học Roy Harrod của Anh và Evsey Domar của Mỹ đã đưa ra

mô hình thể hiện mối liên hệ giữa đầu tư và tăng trưởng Mô hình này được gọi

là “Mô hình Harrod – Domar” và được sử dụng rộng rãi

Phương trình phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế

g = S/k (1.1)

Trong đó: g là tốc độ tăng trưởng; S: tỷ lệ tiết kiệm/GDP; k được gọi làICOR (Incremental Capital Output Ratio), tức là hệ số gia tăng sản lượng trênvốn đầu tư Hệ số này cho biết, vốn là yếu tố cơ bản, có quan hệ trực tiếp đếntăng trưởng, đồng thời phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất như: công nghệ

sử dụng nhiều lao động hay sử dụng nhiều vốn Trên giác độ sử dụng nguồnlực đầu vào là vốn và đầu ra là tăng trưởng, hệ số này thể hiện tính hiệu quảcủa việc sử dụng vốn trong nền KT-XH

Như vậy, về mặt lý thuyết để có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thì phảităng mức đầu tư so với GDP và ICOR xuống hoặc hạn chế không tăng Tuynhiên theo công thức trên, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hằng năm được xác địnhbằng tỷ lệ giữa mức đầu tư so với GDP và ICOR nhưng đây không phải là haibiến độc lập, nó có quan hệ với nhau trong mối quan hệ của hệ thống kinh tế

Đầu tư phát triển tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp qui luật vàchiến lược phát triển KT-XH của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đốimới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nộilực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực Đối với cơ cấungành, đầu tư vốn vào ngành nào, qui mô vốn đầu tư từng ngành nhiều hay ít,

Ngày đăng: 11/03/2014, 10:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái (2011), Đầu tư công thực trạng và tái cơ cấu, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư công thực trạng và tái cơ cấu
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái
Nhà XB: Nxb Từ điển bách khoa
Năm: 2011
4. Vũ Đình Bách (Chủ biên) (1996), Những vấn đề cơ bản về kinh tế học vĩ mô, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề cơ bản về kinh tế học vĩ mô
Tác giả: Vũ Đình Bách (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 1996
5. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ
Tác giả: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2010
6. Nguyễn Đăng Bình (2011), “Đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 5, tr. 18-19,30 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư phát triển và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Bình
Năm: 2011
7. Nguyễn Đăng Bình (2011), “Tác động của đầu tư ngoài Nhà nước đối với giảm nghèo tại Việt Nam”, Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội, số 63, tr. 29-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của đầu tư ngoài Nhà nước đối với giảm nghèo tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Bình
Năm: 2011
11. Đức Cán (2004), “Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước đã đổi mới” Thông tin Tài chính, số 11, tr. 17-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước đã đổi mới
Tác giả: Đức Cán
Năm: 2004
12. Thái Bá Cẩn (2001), “Nhìn lại chính sách và cơ chế tài chính huy động vốn đầu tư sau thời kỳ đổi mới” Thông tin phục vụ lãnh đạo, số 1+2, tr. 31-37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại chính sách và cơ chế tài chính huy động vốn đầu tư sau thời kỳ đổi mới
Tác giả: Thái Bá Cẩn
Năm: 2001
13. Chính phủ (2006), Nghị Quyết số 92/2006/NQ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị Quyết số 92/2006/NQ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
14. Chính phủ (2008), Nghị Quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị Quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2008
15. Chính phủ (2011), Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 về Công tác dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 về Công tác dân tộc
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2011
16. Chương trình phát triển Liên hợp Quốc, Uỷ ban Dân tộc, (2008), Báo cáo phân tích điều tra cơ bản Chương trình 135 – II, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo phân tích điều tra cơ bản Chương trình 135 – II
Tác giả: Chương trình phát triển Liên hợp Quốc, Uỷ ban Dân tộc
Năm: 2008
17. Chương trình phát triển Liên hợp Quốc, Uỷ ban Dân tộc, (2009), Nhìn lại quá khứ đối mặt thách thức mới, Báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình 135 – II giai đoạn 2006 – 2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn lại quá khứ đối mặt thách thức mới, Báo cáo đánh giá giữa kỳ Chương trình 135 – II giai đoạn 2006 – 2008
Tác giả: Chương trình phát triển Liên hợp Quốc, Uỷ ban Dân tộc
Năm: 2009
19. Phạm Văn Cương (2010), “Một số giải pháp thực hiện có hiệu quả chính sách vay vốn tín dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn”, trong: các chuyên đề nghiên cứu khoa học năm 2007 – 2008 của Viện Dân tộc, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp thực hiện có hiệu quả chính sách vay vốn tín dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn”, trong: "các chuyên đề nghiên cứu khoa học năm 2007 – 2008 của Viện Dân tộc
Tác giả: Phạm Văn Cương
Nhà XB: Nxb Chính trị - Hành chính
Năm: 2010
20. Phạm Văn Cương (2010), “Một số vấn đề về chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, theo quan điểm phát triển bền vững”, trong Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, theo quan điểm phát triển bền vững
Tác giả: Phạm Văn Cương
Năm: 2010
21. Trần Thanh Cương (2010), “Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị của một số nước Đông Bắc Á và ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7, tr. 49-56 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị của một số nước Đông Bắc Á và ASEAN
Tác giả: Trần Thanh Cương
Năm: 2010
24. Bùi Thị Ngọc Diệp (2006), “Về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc và miền núi ”, Kỷ yếu Hội thảo 60 năm công tác dân tộc thực tiễn và bài học kinh nghiệm, Viện Dân tộc, Uỷ ban Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc và miền núi ”, "Kỷ yếu Hội thảo 60 năm công tác dân tộc thực tiễn và bài học kinh nghiệm
Tác giả: Bùi Thị Ngọc Diệp
Năm: 2006
25. Đỗ Anh Dũng (2012), “Những vấn đề đặt ra trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 12, tr. 17-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề đặt ra trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm
Tác giả: Đỗ Anh Dũng
Năm: 2012
26. Phạm Phan Dũng (2003), “Giải pháp huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển”, Tạp chí Cộng sản, số 18, tr. 26-33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển
Tác giả: Phạm Phan Dũng
Năm: 2003
27. Hoàng Công Dũng (2006), “Về chính sách tài chính, tín dụng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số”, Kỷ yếu Hội thảo 60 năm công tác dân tộc thực tiễn và bài học kinh nghiệm, Viện Dân tộc, Uỷ ban Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chính sách tài chính, tín dụng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số”, "Kỷ yếu Hội thảo 60 năm công tác dân tộc thực tiễn và bài học kinh nghiệm
Tác giả: Hoàng Công Dũng
Năm: 2006
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (1989), Nghị Quyết số 22/NQ/TW ngày 27/12/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị Quyết số 22/NQ/TW ngày 27/12/1989 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách lớn phát triển kinh tế - xã hội miền núi
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 1989

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Tổng vốn đầu tư xã hội theo ngành kinh tế vùng TD và MN - huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của việt nam giai đoạn 2010-2020
Bảng 2.1 Tổng vốn đầu tư xã hội theo ngành kinh tế vùng TD và MN (Trang 7)
Sơ đồ 1.3 Các nhân tố tác động đến huy động vốn đầu tư phát triển  kinh tế xã hội vùng - huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của việt nam giai đoạn 2010-2020
Sơ đồ 1.3 Các nhân tố tác động đến huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội vùng (Trang 8)
Bảng 3.1. Phương án phát triển vùng TD và MN phía Bắc đến năm 2020 - huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của việt nam giai đoạn 2010-2020
Bảng 3.1. Phương án phát triển vùng TD và MN phía Bắc đến năm 2020 (Trang 140)
Bảng 3.2. Phương án phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2020 - huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của việt nam giai đoạn 2010-2020
Bảng 3.2. Phương án phát triển vùng Tây Nguyên đến năm 2020 (Trang 142)
Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư theo ngành kinh tế vùng TD và MN  phía Bắc giai đoạn 2011-2020 - huy động vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi của việt nam giai đoạn 2010-2020
Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư theo ngành kinh tế vùng TD và MN phía Bắc giai đoạn 2011-2020 (Trang 143)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w