1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH -KINH TẾ XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ(Phần 1)TS. Trần Thị Mai Hương.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

40 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

MỤC TIÊU• Giới thiệu tổng quan về phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư; • Biết sử dụng giá trị thời gian của tiền trong phân tích tài chính dự án đầu tư; • Hiểu được cách x

Trang 1

BÀI 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KINH TẾ XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

-(Phần 1)

TS Trần Thị Mai Hương

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trang 2

TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí Hoà An

Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Thái Anh đang tiến hành nghiên cứu dự án trong đóphân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí Hoà An trênđịa bàn tỉnh Nam Định Dự án gồm các hạng mục xây dựng như xây dựng cơ sở kỹ thuậtđạt tiêu chuẩn quốc tế gồm: khách sạn, khu thể thao, nhà hàng, hội trường hội thảo, khuvui chơi

1 Công ty có nên thực hiện dự án đầu tư không?

2 Tổng mức đầu tư của dự án được dự tính như thế nào?

3 Nguồn vốn đầu tư cho dự án đầu tư huy động từ đâu?

4 Hiệu quả tài chính và kinh tế xã hội do dự án mang lại như thế nào?

Trang 3

MỤC TIÊU

• Giới thiệu tổng quan về phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư;

• Biết sử dụng giá trị thời gian của tiền trong phân tích tài chính dự án đầu tư;

• Hiểu được cách xác định tổng mức đầu tư và nguồn vốn huy động cho dự án

Trang 4

NỘI DUNG

Tổng quan về phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư

Sử dụng giá trị thời gian của tiền trong phân tích tài chính dự án đầu tư

Xác định tỷ suất “r” và chọn thời điểm tính toán trong phân tích tài chính dự án đầu tư

Nội dung chủ yếu phân tích tài chính dự án

Trang 5

1 TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.2 Vai trò của phân tích tài chính và kinh tế - xã hội

1.1 Mục đích của phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư

Trang 6

1.1 MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ

• Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư là nội dung kinh tế quan trọng trong quátrình soạn thảo dự án

• Phân tích tài chính và kinh tế xã hội dự án đầu tư chính là việc tổng hợp và so sánh giữa lợi

Trang 7

1.2 VAI TRÒ CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

Đối với chủ đầu tư: Phân tích tài chính và kinh tế - xã hội là căn cứ chủ yếu để chủ đầu tư

cân nhắc, xem xét những lợi ích sẽ thu được so với những chi phí chi ra để quyết định có triểnkhai thực hiện dự án không

Đối với nhà nước: Những phân tích này làm cơ sở để quyết định cho phép đầu tư Dự án

đầu tư chỉ được chấp thuận khi dự án đó thực sự đóng góp cho nền kinh tế và xã hội, đáp ứngyêu cầu và đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Đối với các định chế tài chính: Là căn cứ chủ yếu để đưa ra quyết định tài trợ vốn cho dự

án Dự án đầu tư chỉ có khả năng trả nợ khi dự án đó được đánh giá là khả thi về tài chính tức

là đạt được hiệu quả tài chính và có độ an toàn cao

Trang 8

2 SỬ DỤNG GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

2.2 Sử dụng giá trị thời gian của tiền trong phân tích tài chính dự án đầu tư

2.1 Giá trị thời gian của tiền

Trang 9

2.1 GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN

Giá trị thời gian của tiền hay giá trị tiền theo thời gian được hiểu là một đồng nhận được hôm nay

có giá trị hơn một đồng nhận được vài tháng hoặc vài năm sau

Trang 10

VÍ DỤ 1

Hôm nay là ngày nhận bằng tốt nghiệp Đại học của bạn Huy Gia đình và bạn Huy rất vui mừng.Bạn Huy nhận bằng và đưa cho cha xem Cha bạn rất vui và nói “Cha sẽ cho con số tiền 200 triệuđồng để con làm vốn cho cuộc sống của mình” Bạn Huy rất vui mừng về ý định tốt đẹp của ngườicha Bạn rất muốn biết khi nào bạn sẽ có số tiền đó Người cha nói tiếp: “Một lúc nào đó cha sẽđưa tiền cho con Có lẽ trong năm nay, năm tới hay năm năm nữa cũng nên Nhưng điều đó đâu

có gì quan trọng vì đằng nào con cũng sẽ có 200 triệu đồng”

Trong tình huống này cha bạn Huy đã không hiểu rằng thời điểm nhận được tiền có ý nghĩaquan trọng

Vậy chúng ta hãy xem xét giá trị của 200 triệu bạn Huy nhận được ngày hôm nay với giá trị 200triệu đồng bạn Huy nhận được sau 2 năm

Trang 11

VÍ DỤ 1 (tiếp theo)

Tình huống trên chứng minh tầm quan trọng của thời gian khi tiếp nhận lượng tiền mặt Chúng taxem xét hai trường hợp:

• Cha bạn Huy đưa cho bạn 200 triệu đồng ngày hôm nay

• Cha bạn Huy đưa cho bạn 200 triệu đồng sau hai năm

Trong thời gian chưa đi làm bạn Huy đem gửi số tiền 200 triệu đồng vào ngân hàng với mức lãisuất 8%/năm Như vậy số tiền 200 triệu đồng bạn nhận được hôm nay sau hai năm sẽ gồm 200triệu đồng và tiền lãi

Như vậy số tiền 200 triệu đồng bạn Huy nhận được hôm nay sẽ có giá trị hơn số tiền 200 triệuđồng bạn nhận được sau hai năm

Trang 12

2.1 GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN (tiếp theo)

Tiền có giá trị về thời gian do ảnh hưởng của các yếu

tố sau:

• Do ảnh hưởng của yếu tố lạm phát: Với cùng một

lượng tiền như nhau nhưng ở các thời điểm khác

nhau thì lượng hàng hoá mua được cũng khác nhau

• Do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên: Giá trị thời

gian của tiền biểu hiện ở những giá trị gia tăng hay

giảm đi theo thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố

ngẫu nhiên (may mắn hay rủi ro)

• Do thuộc tính vận động và khả năng sinh lợi của tiền: Trong nền kinh tế thị trường, đồng vốnluôn vận động để đem lại lợi ích cho người sở hữu nó, ngay cả khi nhàn rỗi tiền của nhà đầu

tư được đem gửi ngân hàng để sinh lợi

Trang 13

2.2 SỬ DỤNG GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

• Biểu diễn quy ước về thời điểm trong thời kỳ phân tích

• Trong đó:

P: Thời điểm hiện tại;

F: Thời điểm tương lai;

Fi: 1 năm nào đó trong thời kỳ phân tích so với năm cuối hoặc những năm trước đó;

Pi: 1 năm nào đó trong thời kỳ phân tích so với năm cuối hoặc những năm sau đó

Trang 14

2.2 SỬ DỤNG GIÁ TRỊ THỜI GIAN CỦA TIỀN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ (tiếp theo)

2.2.1 Tính chuyển một khoản tiền phát sinh trong từng thời điểm của thời kỳ phân tích về

mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai

2.2.2 Tính chuyển các khoản tiền phát sinh ở các thời điểm của thời kỳ phân tích về mặt

bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai2.3.3 Tính chuyển các khoản tiền phát sinh đều trong từng thời điểm của thời kỳ phân tích

về mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai

Trang 15

2.2.1 TÍNH CHUYỂN MỘT KHOẢN TIỀN PHÁT SINH TRONG TỪNG THỜI ĐIỂM CỦA THỜI KỲ PHÂN TÍCH VỀ MẶT BẰNG THỜI GIAN HIỆN TẠI HOẶC TƯƠNG LAI

Trong ví dụ trước, 200 triệu đồng của bạn Huy nhận được hôm nay được xem là PV = 200

Nếu bạn Huy gửi tiết kiệm Ngân hàng với lãi suất 8%/năm như vậy sau 2 năm số tiền bạn Huynhận được là:

FV = 200 * (1 + 0,08)2 = 200 *1,1664 = 233,28 (triệu đồng)

Trang 16

2.2.2 TÍNH CHUYỂN CÁC KHOẢN TIỀN PHÁT SINH Ở CÁC THỜI ĐIỂM CỦA THỜI KỲ PHÂN TÍCH VỀ MẶT BẰNG THỜI GIAN HIỆN TẠI HOẶC TƯƠNG LAI

• Nếu các khoản tiền (A1, A2 … An) được phát sinh vào đầu các thời đoạn của thời kỳ phân tích.Khi đó tổng của chúng được tính chuyển về cùng một mặt bằng thời gian ở tương lai (cuốithời kỳ phân tích) hoặc hiện tại (đầu thời kỳ phân tích) theo 2 công thức sau:

n n

r A

r A

r A

r A

PV

1

1 1

1 2

0 1

1 1 1

1

1 1 1

1

Trang 17

2.2.2 TÍNH CHUYỂN CÁC KHOẢN TIỀN PHÁT SINH Ở CÁC THỜI ĐIỂM CỦA THỜI KỲ PHÂN TÍCH VỀ MẶT BẰNG THỜI GIAN HIỆN TẠI HOẶC TƯƠNG LAI (tiếp theo)

• Nếu các khoản tiền này được phát sinh vào cuối các thời đoạn của thời kỳ phân tích thì tổngcủa chúng được tính chuyển về cùng một mặt bằng thời gian tương lai hoặc hiện tại theo 2công thức sau:

n n

n

r A

r A

r A

r A

FV

1 0

2 2

n n

r A

r A

r A

r A

PV

1 2

2 1

1

1 1 1

1

1 1 1

1

Trang 18

2.2.3 TÍNH CHUYỂN CÁC KHOẢN TIỀN PHÁT SINH ĐỀU TRONG TỪNG THỜI ĐIỂM CỦA THỜI KỲ PHÂN TÍCH VỀ MẶT BẰNG THỜI GIAN HIỆN TẠI HOẶC TƯƠNG LAI

• Trong trường hợp dòng tiền phân bố đều (các khoản tiền phát sinh đều đặn (hằng số A) trongtừng thời đoạn của từng thời kỳ phân tích)

• Giả sử các khoản tiền phát sinh (các khoản thu, chi) trong n thời đoạn của thời kỳ phân tích làmột số không đổi A (trường hợp khấu hao theo cùng một tỷ lệ phần trăm với giá trị TSCĐ banđầu, chi phí cho bộ máy quản lý, chi phí bảo dưỡng cơ sở vật chất kỹ thuật…) thì tổng củachúng theo mặt bằng thời gian ở hiện tại hoặc tương lai theo công thức sau:

 n n

r r

r A

r

A FV

n

1

1  

Trang 19

2.2.3 TÍNH CHUYỂN CÁC KHOẢN TIỀN PHÁT SINH ĐỀU TRONG TỪNG THỜI ĐIỂM CỦA THỜI KỲ PHÂN TÍCH VỀ MẶT BẰNG THỜI GIAN HIỆN TẠI HOẶC TƯƠNG LAI (tiếp theo)

• Trong trường hợp các khoản tiền phát sinh kỳ sau hơn (kém) kỳ trước một số lượng khôngđổi, công thức để tính chuyển các khoản tiền này về cùng một mặt bằng thời gian (hiện tạihoặc tương lai) như sau:

n

r n r

r r r

G r

r r A

PV

1 1

1 1

1

1 1

G r

r A

FV

n n

1 1

1 1

1

Trang 20

2.2.3 TÍNH CHUYỂN CÁC KHOẢN TIỀN PHÁT SINH ĐỀU TRONG TỪNG THỜI ĐIỂM CỦA THỜI KỲ PHÂN TÍCH VỀ MẶT BẰNG THỜI GIAN HIỆN TẠI HOẶC TƯƠNG LAI (tiếp theo)

• Trong trường hợp các khoản tiền phát sinh từng giai đoạn hơn (kém) nhau một tỷ lệ phần trămkhông đổi (% j) so với khoản tiền phát sinh ở giai đoạn kế trước đó (chẳng hạn như chi phísửa chữa hàng năm, chi phí vận hàng năm, lạm phát…) Công thức để tính chuyển chúng vềcùng một mặt bằng thời gian hiện tại và tương lai như sau:

1

1 1

Trang 21

3 XÁC ĐỊNH TỶ SUẤT “r” VÀ CHỌN THỜI ĐIỂM TÍNH TOÁN TRONG PHÂN TÍCH TÀI

CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

3.2 Chọn thời điểm tính toán trong phân tích tài chính

3.1 Xác định tỷ suất “r”

Trang 22

3.1 XÁC ĐỊNH TỶ SUẤT “r”

• Tỷ suất r được sử dụng trong việc tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong thời kỳ phân tích

về cùng mặt bằng thời gian hiện tại hoặc tương lai

• Tỷ suất r cũng được dùng làm độ đo giới hạn để đánh giá hiệu quả dự án đầu tư

• Việc xác định tỷ suất r có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính dự án đặc biệt khi sửdụng r để tính toán các chỉ tiêu hiệu quả

Trang 23

3.1 XÁC ĐỊNH TỶ SUẤT “r” (tiếp theo)

• Xác định tỷ suất r xuất phát từ những điều kiện cụ thể của từng dự án

• Tỷ suất r được xác định dựa vào chi phí sử dụng vốn Đây được xem là cái giá phải trả choviệc sử dụng nguồn vốn đó

• Tỷ suất r được xác định trong các trường hợp sau:

 Nếu vay vốn để tiến hành đầu tư thì r chính là lãi suất đi vay

 Nếu dự án đầu tư được huy động từ nhiều nguồn thì r được tính là chi phí sử dụng vốnbình quân của các nguồn vốn và được tính như sau:

k

k k

Iv r Iv r

1 1

Trong đó:

Ivk là số vốn vay từ nguồn k

vk là lãi suất vay từ nguồn k

m là số nguồn vay

Trang 24

3.1 XÁC ĐỊNH TỶ SUẤT “r” (tiếp theo)

• Nếu góp cổ phần để đầu tư thì r là lợi tức cổ phần

• Nếu góp vốn liên doanh thì r là tỷ lệ lãi do các bên liên doanh thoả thuận

• Nếu sử dụng vốn tự có để đầu tư thì r bao hàm cả tỷ lệ lạm phát và mức chi phí cơ hội Mứcchi phí cơ hội được xác định dựa vào tỷ suất lợi nhuận bình quân của chủ đầu tư

Trang 25

VÍ DỤ 2

Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng Thành Nam đang xem xét dự án đầu tư xây dựng khách sạnvới tổng mức đầu tư dự kiến như sau:

Tổng vốn đầu tư của dự án: 72.196 triệu đồng

Trong đó: 40.570 triệu đồng là vốn tự có còn lại là vốn vay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn Chi nhánh Tam Trinh

Chi phí cơ hội của vốn tự có được Công ty xác định là 20%/năm Phần vốn vay ngân hàng với lãisuất là 12%/năm

1 Tính cơ cấu nguồn vốn của dự án

2 Xác định tỷ suất chiết khấu của dự án

Trang 26

VÍ DỤ 2 (tiếp theo)

Trả lời:

1 Tính tỷ trong của từng nguồn trong tổng mức đầu tư:

• Đối với vốn tự có: 40.570/72.196 = 0,56

 Như vậy vốn tự có chiếm 56% trong tổng mức đầu tư

• Đối với vốn vay: 31.626/72.196 = 0,44

 Như vậy vốn vay ngân hàng chiếm 44% trong tổng mức đầu tư

2 Tính tỷ suất r theo công thức tính chi phí sử dụng vốn bình quân:

r = (40.570*20% + 31.626*12%)/72.196 = 0,16

Tỷ suất chiết khấu r tính cho dự án là 16%

Trang 27

3.2 CHỌN THỜI ĐIỂM TÍNH TOÁN TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Do tiền có giá trị về thời gian nên việc chọn thời điểm tính toán cần được xem xét trong phântích tài chính

• Đối với các dự án có quy mô không lớn, thời gian thực hiện đầu tư không dài, thời điểmđược chọn để phân tích là thời điểm bắt đầu thực hiện đầu tư (thời điểm hiện tại)

• Đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài, thời điểm được chọn

Trang 28

4 NỘI DUNG CHỦ YẾU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN

• Dự tính tổng mức đầu tư của dự án

• Xem xét các nguồn vốn huy động cho dự án

• Lập các báo cáo tài chính

• Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án

• Phân tích độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả

Trang 29

4.1 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN

• Là toàn bộ chi phí dự tính để đầu tư xây dựng công trình được ghi trong quyết định đầu tư Là

cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình

• Được tính toán và xác định trong giai đoạn lập dự án phù hợp với nội dung dự án và thiết kế

cơ sở

• Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí cố định, vốn lưu động ban đầu và chi phí dự phòng

Trang 30

4.1 TỔNG MỨC ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN (tiếp theo)

Chi phí cố định bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết

bị, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi

phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí

khác

Vốn lưu động bao gồm: các chi phí để tạo ra tài sản lưu

động ban đầu (cho một chu kỳ sản xuất kinh doanh hay

trong vòng 1 năm) đảm bảo cho dự án có thể đi vào hoạt

động theo các điều kiện kinh tế kỹ thuật đã dự tính

Chi phí dự phòng gồm: các chi phí cho các khối lượng

phát sinh chưa lường trước khi lập dự án và chi phí dự

phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án

Trang 31

4.1.1 CÁC CHI PHÍ THUỘC TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Chi phí xây dựng bao gồm: chi phí xây dựng các

công trình, hạng mục công trình, chi phí phá và tháo

dỡ các vật kiến trúc cũ, chi phí san lắp mặt bằng xây

dựng, chi phí xây dựng công trình tạm, công trình

phụ trợ phục vụ thi công, chi phí nhà tạm tại hiện

trường để ở và điều hành thi công

Chi phí thiết bị bao gồm: chi phí mua sắm thiết bị

công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn

cần sản xuất, gia công), chi phí đào tạo và chuyển

giao công nghệ, chi phí lắp đặt thiết bị và thử

nghiệm, hiệu chỉnh, chi phí vận chuyển bảo quản

thiết bị, thuế và các loại phí liên quan

Trang 32

4.1.1 CÁC CHI PHÍ THUỘC TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (tiếp theo)

Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định

cư được xác định theo khối lượng phải bồi thường,

tái định cư của dự án và các quy định hiện hành của

Nhà nước về giá bồi thường, tái định cư tại địa

phương nơi xây dựng công trình được cấp có thẩm

quyền phê duyệt hoặc ban hành

Chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây

dựng và các chi phí khác của dự án: được xác

định bằng cách lập dự toán hoặc tính theo định mức

tỉ lệ phần trăm

Chi phí dự phòng của dự án: dự phòng cho khối

lượng phát sinh chưa lường trước được, dự phòng

Trang 33

4.1.2 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

• Phương pháp xác định theo thiết kế cơ sở của dự án:

 Tổng mức đầu tư được tính toán trên cơ sở cộng các khoản mục chi phí;

 Trên cơ sở khối lượng công việc, đơn giá, các định mức chi phí

• Phương pháp tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng của công trình và giá xây dựng tổnghợp, suất vốn đầu tư xây dựng công trình

Sử dụng chỉ tiêu suất chi phí xây dựng và suất chi phí thiết bị hoặc giá xây dựng tổng hợp đểtính toán

• Phương pháp xác định theo số liệu của các công trình xây dựng có chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuậttương tự đã thực hiện

Tham khảo các công trình cùng loại, cùng cấp có quy mô và công suất tương tự

• Kết hợp các phương pháp

Trang 34

4.1.3 THIẾT LẬP BẢNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

Sau khi xác định tổng mức đầu tư của dự án tiến hành thiết lập bảng:

• Tổng mức đầu tư theo yếu tố cấu thành;

• Tổng mức đầu tư theo tiến độ thực hiện

Trang 35

4.2 NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA DỰ ÁN

• Các nguồn vốn huy động cho dự án có thể do ngân sách cấp phát, ngân hàng cho vay, vốngóp cổ phần, vốn liên doanh do các bên liên doanh góp, vốn tự có hoặc vốn huy động từ cácnguồn khác

• Xem xét vốn đầu tư cho dự án trên cả hai góc độ về số lượng và thời điểm nhận được tài trợ

Ngày đăng: 23/03/2022, 18:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4.1.3. THIẾT LẬP BẢNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ - PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH -KINH TẾ XÃ HỘI DỰ ÁN ĐẦU TƯ(Phần 1)TS. Trần Thị Mai Hương.Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
4.1.3. THIẾT LẬP BẢNG TỔNG MỨC ĐẦU TƯ (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w