1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH QUẢNG CÁO CỦA CHIẾN DỊCH PEPSI NGÕ

31 449 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

PHẦN 1 BÌNH LUẬN Ý KIẾN “Quảng cáo không tạo ra doanh thu nếu nó không được đọc đến, nó không được đọc đến nếu nó không được nhìn thấy và nó không được nhìn thấy nếu nó không có khả nă

Trang 1

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

Trang 2

DANH MỤC HÌNH

Hình 1 1 Biển quảng cáo sáng tạo ngoài trời của Coca Cola 2

Hình 2 1 Chiến dịch “Better with Pepsi” 6

Hình 2 2 Đánh giá của khách hàng về quảng cáo của Pepsi 11

Hình 2 3 Hình ảnh Pepsi Ngõ với thiết kế cá tính 13

Hình 2 4 Hình ảnh cảnh quay ngược 16

Hình 2 5 Hình ảnh cảnh quay có sử dụng đồ họa 17

Hình 2 6 Hình ảnh cuối TVC 18

Hình 2 7 Màu vàng ở cảnh quay ban ngày 19

Hình 2 8 Màu xanh dương ở cảnh quay ban đêm 20

Hình 2 9 Màu sắc trang phục của nhân vật chính 21

Hình 2 10 Câu tiêu đề đầu TVC 22

Hình 2 11 Thời gian sử dụng các phương tiện truyền thông của giới trẻ Việt Nam 23

Hình 2 12 Quảng cáo Pepsi Ngõ trên Facebook 24

Hình 2 13 Quảng cáo Pepsi Ngõ trên Youtube 25

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN 1 BÌNH LUẬN Ý KIẾN 1

PHẦN 2 PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH QUẢNG CÁO PEPSI NGÕ 4

2.1 Các bước thực hiện kế hoạch quảng cáo 4

2.2 Thị trường ngành nước giải khát tại Việt Nam 4

2.3 Các yếu tố tác động đến quảng cáo của Pepsi 5

2.3.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quảng cáo của Pepsi 5

2.3.1.1 Điểm mạnh 5

2.3.1.2 Điểm yếu 7

2.3.1.3 Cơ hội 7

2.3.1.4 Thách thức 7

2.3.2 Đối thủ cạnh tranh trong quảng cáo 8

2.3.3 Những vấn đề rủi ro khi tham gia quảng cáo tạo Việt Nam 9

2.3.4 Khách hàng của Pepsi 10

2.4 Kế hoạch quảng cáo chiến dịch Pepsi Ngõ 11

2.4.1 Mục tiêu quảng cáo 11

2.4.2 Ngân sách quảng cáo 12

2.4.3 Thiết kế và thông điệp quảng cáo 13

2.4.3.1 Ý tưởng chủ đạo 13

2.4.3.2 Thông điệp quảng cáo 14

2.4.3.3 Thiết kế quảng cáo 16

2.4.4 Phương tiện quảng cáo 22

2.4.5 Tổ chức thực hiện và kiếm tra đánh giá 25

2.4.5.1 Tổ chức thực hiện 25

2.4.5.2 Kiểm tra đánh giá 26

PHẦN 3: KẾT LUẬN 27

Trang 4

PHẦN 1

BÌNH LUẬN Ý KIẾN

“Quảng cáo không tạo ra doanh thu nếu nó không được đọc đến, nó không được đọc đến nếu nó không được nhìn thấy và nó không được nhìn thấy nếu nó không có khả

năng tạo được sự chú ý.”

Quảng cáo là quá trình tạo ấn tượng cho người xem nhận biết thương hiệu, khắc sau thương hiệu vào tâm trí người tiêu dùng và làm cho họ nhớ tới thương hiệu mỗi khi có nhu cầu Để hiểu rõ hơn về ý kiến trên, ta sẽ chia nó ra thành 3 vế và phân tích

Đầu tiên, “quảng cáo không được nhìn thấy nếu nó không có khả năng tạo được sự chú ý” Để một quảng cáo được nhìn thấy, trước tiên nó cần gây được sự chú ý đối với nguồn nhận Con người sẽ chỉ tập trung chú ý vào những điều mới lạ mà ta chưa thấy và chưa biết trước đó Bộ não của chúng ta được kích hoạt để phân tích, tìm hiểu xem sự việc, hoặc thông tin mới đó có lợi hay có hại gì cho sự tồn tại của bản thân hay không Ví dụ hàng ngày bạn đi làm trên một con đường quen thuộc, bạn thường sẽ ít chú tới những cảnh quan xung quanh Bạn sẽ chỉ chú ý tới những sự thay đổi bất thường như một biển quảng cáo mới được dựng lên, hàng cây 2 bên đường đã được cắt tỉa hay sự xuất hiện của một cửa hàng mới khai trương Chỉ những sự kiện, những cái lần đầu được bạn chú ý mới có khả năng đi vào và được ghi nhớ trong tâm trí bạn Từ đây có thể nói rằng, để thu hút được sự chú ý của nguồn nhận thì các quảng cáo phải tạo ra các thông tin, các hình ảnh độc đáo – mới mẻ – chưa từng có và chưa từng thấy trước đó

Sau khi đã thu hút được sự chú ý của nguồn nhận, tức là nguồn nhận đã nhìn thấy được mẫu quảng cáo đó, mà khi đã nhìn thấy thì tiếp theo họ sẽ tò mò và đọc thử mẫu quảng cáo – “…nó không được đọc đến nếu nó không được nhìn thấy…” Lúc này đây, nhiệm vụ của một mẫu quảng cáo chính là làm sao để truyền tải những thông tin độc đáo và khác biệt, phải tạo ra ý nghĩa để khơi gợi cảm xúc từ đó nguồn nhận mới ghi nhớ đến mẫu quảng cáo Việc này sẽ giúp ích cho vị trí của nhãn hàng trong tâm trí người dùng mỗi khi họ phát sinh nhu cầu Khi đã ghi được dấu ấn trong tâm trí nguồn nhận rồi thì khả năng họ sẽ mua hàng của thương hiệu là rất cao Đây cũng chính là sự giải thích cho vế còn lại của ý kiến trên

“quảng cáo không tạo ra doanh thu nếu nó không được đọc đến”

Tóm lại, ý kiến trên đã cho ta thấy được rõ nét hơn về mục đích chính mà một quảng cáo hiệu quả cần phải đặt được, đó là:

Trang 5

• Tạo ấn tượng và thu hút sự chú ý của nguồn nhận

• Thuyết phục nguồn nhận xem và yêu thích mẫu quảng cáo của thương hiệu

• Làm cho nguồn nhận nhớ tới thương hiệu mỗi khi họ có nhu cầu

Quảng cáo không chỉ đơn thuần là những thông tin cứng nhắc về sản phẩm, mà còn

là nghệ thuật thu hút sự tập trung chú ý của người tiêu dùng, thông qua các slogan ngắn gọn khái quát mà đầy đủ, hình ảnh, hành động ấn tượng mà nhân bản, phù hợp với tâm lý truyền thống, mỹ tục tập quán của mọi người

Để làm được những điều đó, đòi hỏi người làm quảng cáo phải có một trí óc sáng tạo và phải thấu hiểu khách hàng mục tiêu của mình Chỉ có sáng tạo mới có thể vừa tạo cho nguồn nhận những ấn tượng mạnh, lại vừa có thể khéo léo bắt người xem phải bỏ thêm thời gian để đọc các thông tin về quảng cáo hay về thương hiệu Khi đó, ta mới có thể dễ

dàng thuyết họ mua sản phẩm của mình

Trên đây là những tấm biển quảng cáo ngoài trời của Pepsi Tận dụng các lợi thế về màu sắc tươi mát và hiện đại, năm 2010 Pepsi đã cho ra mắt một chiến dịch quảng cáo với những chiến billboard được thiết kế sáng tạo kết hợp với đèn kỹ thuật số làm cho biển quảng cáo này vô cùng sinh động và bắt mắt

Hình 1 1 Biển quảng cáo sng tạo ngoài trời của Coca Cola

Trang 6

Một số lưu ý để tạo nên một mẫu quảng cáo độc đáo, khác biệt và ấn tượng để thu hút sự chú ý của nguồn nhận

• Sắp xếp bố cục sao cho hợp lí, không bị rối mắt hay khiến người xem bị ngợp do dùng quá nhiều chi tiết Nên ưu tiên dùng những bố cục đơn giản và giữ cho mẫu quảng cáo được “sạch”

• Tiêu đề thu hút, hấp dẫn thường chứa các thông tin hữu ích chứ không chứa những

từ ngữ sáo rỗng Một tiêu đề “khiêu gợi” là phải thể hiện được thông điệp chính cụ thể rõ ràng, nó chứa thông tin giải quyết vấn đề gì, mang đến lợi ích ra sao, có gì mới so với những vấn đề tương tự

• Màu sắc đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quảng cáo, nó giúp khơi gợi những cảm xúc khác nhau Ví dụ: màu xanh dương gợi lên sự tin tưởng, cảm giác trẻ trung Màu đỏ mang đến cảm giác hào hứng, sôi nổi Màu xanh lá gợi cảm giác cân bằng, tươi mới

• Cách sắp xếp hình và chữ cũng quan trọng không kém Một quảng cáo chuẩn mực

có hình nằm bên trái và chữ nằm bên phải Vì mắt tập trung về bên phải nên đặt chữ nằm hướng này thu hút sự quan tâm của người đọc nhiều hơn

• Các loại font chữ góc tròn hoặc có nét mềm mại gây chú ý nhiều hơn Các góc sắc nhọn gợi liên tưởng đến những vật sắc nhọn, luôn được tâm trí cảnh báo “nguy hiểm” nên sẽ gây cảm giác không thoải mái cho người xem Các khung ảnh có góc bo tròn cũng thu hút sự chú ý của người xem nhiều hơn Điều này thể hiện rõ qua các màn hình điện tử, hầu hết đều có góc bo tròn

• Luôn luôn thể hiện sự sáng tạo trong quảng cáo để tạo cảm giác mới mẻ, tránh bị nhàm chán

Trang 7

PHẦN 2

PHÂN TÍCH KẾ HOẠCH QUẢNG CÁO PEPSI NGÕ

Link TVC: https://www.youtube.com/watch?v=4pUiUS_sjWs

2.1 Các bước thực hiện kế hoạch quảng cáo

Bước 1: Nghiên cứu thị trường và phân tích khách hàng mục tiêu

Bước 2: Đưa ra các quyết định chiến lược gồm:

- Mục tiêu quảng cáo

- Ngân sách quảng cáo

- Chiến lược sáng tạo

- Chiến lược phương tiện

Bước 3: Thực hiện chiến lược quảng cáo

Bước 4: Đánh giá chiến lược quảng cáo

2.2 Thị trường ngành nước giải khát tại Việt Nam

Nước giải khát được cho là thức uống không thể thiếu trong xã hội hiện đại ngày nay Hiện Việt Nam có những chủng loại sản phẩm nước giải khát chính là: Nước khoáng

có ga và không ga, nước tinh khiết, nước ngọt, nước tăng lực, trà uống liền và nước hoa quả các loại Theo các Hiệp hội Rượu Bia và nước giải khát thì 85% lượng sản xuất và tiêu thụ mỗi năm của thị trường nước giải khát Việt Nam là ở nước ngọt, trà uống liền, nước ép hoa quả các loại, nước tăng lực… 15% còn lại là do nước khoáng chiếm phần còn lại

Theo thống kê của Statista về thị trường nước giải khát tại Việt Nam từ 2010 dự báo đến năm 2023, thị trường nước uống giải khát tăng trưởng trung bình về doanh số bán hàng

là 9,7% , dự kiến đến năm 2023 doanh thu dự kiến 6869 tỷ USD Trong đó hai ông lớn trong ngành nước giải khát là Coca cola và Suntory Pepsico chiếm tới 64% thị phần nội địa, theo sau đó là doanh nghiệp của Việt Nam là Tân Hiệp Phát chỉ chỉ chiếm 25% thị phần và 11%

là thị phần của các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực này

Đại dịch Covid-19 bùng phát khiến người dân Việt Nam phải thắt chặt chi tiêu Người tiêu dùng cắt giảm một số sản phẩm như bia, rượu và nước ngọt Thay vào đó, họ

Trang 8

tăng cường mua sắm và dự trữ các loại thực phẩm cần thiết ở nhà trong thời kỳ xã hội xa cách

Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 cũng khiến nhiều hàng quán, bar, karaoke tạm ngừng hoạt động và các lễ hội lớn buộc phải hủy bỏ Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới tiêu thụ đồ uống trong năm 2021, nhất là đồ uống có cồn Theo BMI và Nielsen, mức tăng trưởng ngành thực phẩm đồ uống Việt Nam dao động từ 14-15% trong năm 2021

Hiện nay theo ước tính của hiệp hội bia rượu – nước giải khát Việt Nam, thì có khoảng 1800 cơ sở sản xuất nước giải khát Mức tăng trưởng hàng năm tăng đều ở mức 6-7%, trong khi ở những thị trường khác như Pháp, Nhật Bản chỉ kỳ vọng đạt 2%/ năm Cũng theo một số liệu từ vtown.vn thì nước ngọt có ga chiếm tới 23,74% thị phần nước giải khát Thế nhưng, đây dường như chưa phải là mặt hàng chiếm ưu thế, khi mà Trà mới là mặt hàng được ưu ái tại đây chiếm đến 36,97% thị phần Có thể thấy rõ lý do tại sao, Việt Nam

là một quốc gia Á Đông và trà là thức uống truyền thống có từ rất lâu đời đã ăn sâu vào tâm trí của người Việt Nước tăng lực chiếm vị trí ngay sau với 18,28%, nước ép hoa quả là 10,91% và nước khoáng là 5,45%

Có thể thấy với một thị trường gần 2000 cơ sở sản xuất nước giải khát, cùng với đó

là mức tăng trưởng ấn tượng qua từng năm ở lĩnh vực nước giải khát Thì có thể thấy được, các thương hiệu đang có rất nhiều cơ hội để phát triển, đặc biệt khi xu hướng hiện nay không tập trung quá vào thương hiệu, đây là mấu chốt để rất nhiều cái tên mới nổi lên, đôi khi là vượt mặt các tên tuổi có thâm niên khác Đây sẽ là thời điểm các chiến lược truyền thông của các nhãn hàng được sẵn sàng nổ ra để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của mình

2.3 Các yếu tố tác động đến quảng cáo của Pepsi

2.3.1 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quảng cáo

của Pepsi

2.3.1.1 Điểm mạnh

Thương hiệu mạnh về quảng cáo

Pepsi là một thương hiệu tồn tại khá lâu đời gần 50 năm trên thế giới Với lợi thế có thương hiệu mẹ nổi tiếng toàn cầu, Suntory PepsiCo có khá nhiều kinh nghiệm cũng như định vị hình ảnh của mình trong tâm trí người tiêu dùng Có thể nói, hiện nay không ai là không biết đến thương hiệu Pepsi, bởi khi nhắc đến Pepsi người ta liền nhớ ngay đến các

Trang 9

chiến dịch truyền thông, quảng cáo vô cùng thành công của Pepsi như: Chiến dịch “Pepsi muối”, Chiến dịch “Better with Pepsi”, chiến dịch quảng cáo “Pepsi mang tết về nhà”…

Ngân sách chi cho quảng cáo

Với lợi thế về quy mô kinh tế, Suntory PepsiCo không ngại ngần đầu tư vào các chiến dịch quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm của mình Công ty Suntory Pepsico Việt Nam đã phối hợp với Đoàn – Hội các cấp triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ những tỉnh chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid – 19, gửi quà và các sản phẩm của công ty đến các bệnh viện, ký túc xá, khu bị cách ly, phong tỏa Với định vị dành cho giới trẻ, Pepsi sử dụng chiến lược Influencers Marketing bằng việc mời BlackPink - một trong những nhóm nhạc hàng đầu châu Á làm đại diện phát ngôn của mình

Khả năng sáng tạo trong quảng cáo

Pepsi luôn gây ấn tượng với khách hàng bằng những mẫu quảng cáo vô cùng sáng tạo Ví dụ như chiến dịch “Better with Pepsi” Theo đó, MCDonald’s, Burger King là những hãng đồ ăn nhanh chỉ phục vụ đồ uống của Coca – cola, chính vì vậy Pepsi đã nghĩ ra chiến dịch chỉ ra trên những tờ giấy gói đồ ăn của những hãng trên có logo của Pepsi ngầm tuyên

bố rằng đồ uống của họ hợp với đồ ăn của những thương hiệu trên hơn là Coca – cola Chiến dịch này đã khiến mọi người vô cùng thích thú vì nó thể hiện sự sáng tạo của Pepsi

Hình 2 1 Chiến dịch “Better with Pepsi”

Trang 10

2.3.1.2 Điểm yếu

• Ngân sách mà Pepsi dành cho quảng cáo là rất lớn

• Những hoạt động marketing chưa đồng bộ dẫn đến thị trường phía Bắc và miền Trung mất dần khả năng cạnh tranh với các đối thủ nội địa

2.3.1.3 Cơ hội

• Thị hiếu và xu hướng của người tiêu dùng hiện đại ngày càng lớn Đây là cơ hội giúp Pepsi có thể tận dụng được khả năng linh hoạt, óc sáng tạo trong việc tạo ra các chiến dịch quảng cáo hay

• Công nghệ và kỹ thuật quảng cáo ngày càng phát triển hiện đại giúp cho việc sản xuất quảng cáo của Pepsi trở nên dễ dàng và thu hút hơn

• Hiệu quả truyền tải thông tin đến khách hàng, người tiêu dùng cao hơn hẳn thời gian trước mà chi phí bỏ ra thấp hơn Thông tin truyền tải cũng rất đa dạng, phong phú

và hấp dẫn như văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim và trò chơi…

• Quảng cáo chỉ có thể duy trì thương hiệu chứ không thể xây dựng được thương hiệu

• Trong thời kỳ kinh tế thị trường biến động liên tục như hiện nay Quảng cáo bây giờ nên được coi là một khoản bảo hiểm hơn là đầu tư sinh lời, đây là bảo hiểm cho thương hiệu, bảo hiểm cho doanh nghiệp, cần phải làm thường xuyên và liên tục mà đôi khi không thu được lợi nhuận

Trang 11

2.3.2 Đối thủ cạnh tranh trong quảng cáo

Coca – cola

Đây là đối thủ trực tiếp của, Coca – cola được mệnh danh là phù thủy quảng cáo của ngành nước giải khát Đặc biệt Coca – cola thường ghi dấu ấn trong lòng người tiêu dùng Việt bằng các chiến dịch quảng cáo vào mỗi dịp tết Không chạy theo trào lưu khơi gợi lòng trắc ẩn, lấy nước mắt của người tiêu dùng hay những câu chuyện viral mạnh mẽ Quảng cáo Coca-Cola đi theo một cách riêng dựa trên những điều bình dị, gần gũi nhất, khoác lên mình một không khí ấm áp, hạnh phúc, dễ khiến người ta nhận ra từng khoảnh khắc gần gũi cạnh bên chính là những khoảnh khắc yêu thương cần được trân trọng

Cái tên Coca-Cola luôn xuất hiện trong danh sách những thương hiệu làm quảng cáo tuyệt nhất mọi thời đại, những chiến dịch của Coca-Cola không chỉ để tăng nhận diện thương hiệu, quảng bá sản phẩm, truyền đi những cảm xúc tích cực, kết nối mọi người với nhau, và đong đầy ý nghĩa nhân văn chính là những điều tuyệt vời mà các chiến dịch quảng cáo của Coca-Cola đã làm được

Tân Hiệp Phát

Tân Hiệp Phát là thương hiệu tương đối tích cực trong việc đưa ra các mẫu quảng cáo mới, tài trợ và đồng hành với các chương trình thể thao, văn hóa, nghệ thuật… Thương hiệu này cũng mạnh tay trong việc hợp tác quảng cáo cùng các KOLs đình đám với đại sứ thương hiệu là Á hậu Huyền My cùng những chiến dịch kết hợp với Trường Giang, Justa Tee, Phương Ly, Đức Phúc…

Với chiến lược “tập trung và khác biệt” trong truyền thông Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành giải khát, Tân Hiệp Phát đã nhận thức được truyền thông quảng cáo rất quan trọng Công ty đã gia tăng chi phí cho khâu này

Đứng trước 2 đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình, Pepsi đã tự định vị mình là một trong những hiện thân của năng lượng trẻ, và điều này có thể được nhìn thấy trong các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo của họ Các mẫu quảng cáo của Pepsi luôn thể hiện sự năng động, nhiệt huyết, phù hợp với giới trẻ Kể từ khi mạng xã hội trở thành xu hướng, công ty đã bắt đầu kết nối với hàng triệu người trên khắp thế giới trên nền tảng này Các chiến dịch quảng cáo được thực hiện theo thời gian thực, điều này đã giúp sự kết nối với công chúng diễn ra nhanh hơn Ví dụ như chiến dịch về tình cảm gia đình “Mang Tết về nhà” đã được lan truyền

Trang 12

rộng rãi Đây là điển hình cho hành động chuyển mình nhanh chóng của công ty và chiến lược tận dụng “mê lực” của hình ảnh và cảm xúc Từ đó, thương hiệu được nhiều người nhắc đến hơn, tạo sự gắn bó với khách hàng và xây dựng được lòng trung thành về lâu về dài

2.3.3 Những vấn đề rủi ro khi tham gia quảng cáo tạo Việt Nam

• Quảng cáo và văn hoá quảng cáo là hai mặt song hành của một vấn đề, Pepsi hay Agency tổ chức các chương trình quảng cáo không đơn thuần là nhà kinh doanh, mà phải thực sự là nhà văn hoá Quảng cáo - tiếp thị sản phẩm hàng hoá là một hoạt động tất yếu của sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường Người tiêu dùng nhận thức qua lăng kính văn hóa, và quảng cáo phản ảnh qua lăng kính văn hóa đó Văn hóa tở đây là những nét sống sinh hoạt của những con người nơi ngõ nhỏ ở Bắc Bộ

Sự khác biệt trong văn hóa làm cho các thông điệp hay phương thức quảng cáo thay đổi từ vùng miền này đến vùng miền khác.Vì vậy Pepsi cần xem xét những ảnh hường của yếu tố văn hóa đối với rủi ro trong quảng cáo

• Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nhất của văn hoá vì nó là phương tiện truyền đạt ý tưởng

và thông tin Nếu không biết ngôn ngữ chung với đối tác, hoặc chưa thông thạo, sẽ gặp nhiều khó khăn,rủi ro trong kinh doanh nói chung và trong quảng cáo nói riêng Hay đơn cử như việc dùng câu từ chưa phù hợp với những quảng cáo ở nước ta Có

lẽ, người tiêu dùng nước ta đã không ít người “bội thực” với những cụm từ “chất lượng hảo hạng”, “siêu hạng”, “siêu bền”, “siêu mỏng”, “tốt nhất thế giới”, “ngon nhất thế giới” trong các thước phim quảng cáo hiện nay Chính từ những sự xảo ngôn phóng đại sáo rỗng của các nhà làm quảng cáo, tạo cho người tiêu dùng cảm giác hoài nghi không mấy tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm, thậm chí xa lánh loại sản phẩm đó do ấn tượng khó chịu mà quảng cáo mang lại

• Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp Thẩm mỹ liên quan đến sự cảm thụ nghệ thuật, đến thị hiếu của nền văn hoá, từ đó phản ảnh đến giá trị và thái độ của con người ở mỗi quốc gia và dân tộc Thẩm mỹ của những nền văn hoá khác nhau

sẽ rất khác nhau Ví dụ như hai lon nước pepsi và Coca – cola vào mùa tết thì Coca – cola bán chạy hơn chỉ đơn giản vì Coca – cola có bao bì màu đò, là màu may mắn, người dân Việt Nam rất thích

Trang 13

• Gía trị là những quan niệm làm căn cứ để con người đánh giá đúng sai, tốt xấu, quan trọng và không quan trọng Thái độ là những khuynh hướng không thay đổi của sự cảm nhận và hành xử theo một hướng xác định đối với một đối tượng Giá trị và thái

độ ảnh hưởng rất lớn những ý tưởng của việc quảng cáo, ảnh hưởng đến sự chấp nhận, đánh giá của công chúng Nếu có những quảng cáo không phù hợp, sẽ khó tránh khỏi những rủi ro và tổn thất

• Xã hội của một nước hay dịa phương, cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn, phù hợp trong một xã hội đặc thù Nếu nghiên cứu và học hỏi được những phong tục và cách cư xư của đối tác, khách hàng muốn hướng đến thì mọi việc kinh doanh,

tổ chức quảng cáo sẽ tiến hành suôn sẻ, thuận lợi Ngược lại thì đây sẽ là nguyên nhân mang đến nhiếu rủi ro trong quảng cáo và kinh doanh

• Một trong những yếu tố của môi trường bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp, gây ra những rủi ro cho doanh nghiệp, đó là môi trường pháp luật Một số quảng cáo không tuân thủ quy định pháp luật gây phản cảm đến người xem: quảng cáo so sánh với sản phẩm khác, quảng cáo mặt hàng cấm…nhiều thông tin quảng cáo có nội dung phản cảm, không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam

• Rủi ro về chính trị có thể xuất hiện ở mọi quốc gia, nhưng mứa độ rủi ro thì mỗi nơi một khác.Việt Nam có chế độ chính trị khá ổn định nên mức độ rủi ro thấp

2.3.4 Khách hàng của Pepsi

Khách hàng mục tiêu của Pepsi là giới trẻ, có quy mô lớn nhất, nhu cầu sử dụng khá cao và thường là đã có thu nhập mặc dù thấp Họ quan tâm nhiều đến vấn đề xã hội, yêu thích thể thao Đam mê âm nhạc Thấu hiểu điều này, Pepsi đã có những chiến dịch quảng cáo với tinh thần trẻ trung, sôi động như “Uống Pepsi ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam vươn ra đấu trường quốc tế”, “Khuấy động âm nhac, kết nối đam mê”… đã thu hút đông đảo bạn trẻ cùng tham gia, luôn đi đầu trong việc đóng góp và hỗ trợ cộng đồng

• Đánh giá của khách hàng

Đối với quảng cáo của Pepsi, hầu hết khách hàng đều tỏ ra thích thú bởi sự sáng tạo Dưới mỗi TVC của Pepsi, khách hàng luôn dành những lời khen có cánh

Trang 14

Hình 2 2 Đánh giá của khách hàng về quảng cáo của Pepsi

2.4 Kế hoạch quảng cáo chiến dịch Pepsi Ngõ

2.4.1 Mục tiêu quảng cáo

Trang 15

2.4.2 Ngân sách quảng cáo

Pepsi là một doanh nghiệp chú trọng các hoạt động quảng cáo và truyền thông Bằng chứng là việc Pepsi luôn chi một số tiền khổng lồ cho việc quảng cáo Ở thời điểm hiện tại, phần lớn ngân sách quảng cáo của PepsiCo đang được rót vào các mạng xã hội như Facebook, Youtube… trong bối cảnh nhiều người cho rằng đây là cách tốt nhất thương hiệu có thể tiếp cận với độc giả trực tuyến Theo báo cáo hàng năm của Pepsi , họ đã tăng ngân sách tiếp thị và quảng cáo toàn cầu của mình lên hơn 12% cho năm 2019

Thông thường, ngân sách quảng cáo của Pepsi được xác định theo từng mục tiêu quảng cáo của mỗi giai đoạn cụ thể Tuy nhiên, chiến dịch này Pepsi đã thuê Dentsu Redder – một agency quảng cáo để sản xuất TVC Thế nên ở chiến dịch này có thể Pepsi tiếp cận ngân sách quảng cáo theo hướng từ dưới lên Cụ thể là phương pháp mục tiêu và nhiệm vụ Pepsi liệt kê ra những mục tiêu mà chiến dịch này cần đạt được và từ đó có một kế hoạch chi ngân sách cho phù hợp

Việc quyết định ngân sách quảng cáo còn phụ thuộc vào phương tiện quảng cáo mà Pepsi

sử dụng Ở đây Pepsi lựa chọn phương tiện quảng cáo là mạng xã hội Facebook và Youtube

• Facebook: Chi phí chạy quảng cáo Facebook phụ thuộc vào mô hình đặt giá thầu của doanh nghiệp, có thể tính trên giá mỗi nhấp chuột (CPC) hoặc giá mỗi nghìn lần hiển thị (CPM) Theo đó, nếu sử dụng CPC, chi phí quảng cáo trên Facebook khoảng

$0,06 (khoảng 1,380VNĐ) cho mỗi lần nhấp Trong khi đó, nếu sử dụng CPM, chi phí quảng cáo trên Facebook khoảng $0.96 (khoảng 22,080VNĐ) cho mỗi 1000 lần hiển thị

Ngày đăng: 19/03/2022, 14:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w