Phân tích hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam
Trang 1PHẦN GIỚI THIỆU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, các công ty muốn đưa hàng hóa hay dịch vụ ra thị trường thànhcông, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng thì họ phải trải qua một quá trình dài Quátrình đó không đơn giản chỉ là sản xuất rồi mang đi tiêu thụ Nó đòi hỏi các doanhnghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu chưa được thỏamãn Khi nhu cầu đã được xác định, các chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiếnlược phân phối… sẽ được các doanh nghiệp thực hiện để sản phẩm được tiêu thụ dễdàng và nhanh chống Nhưng các chiến lược trên có tốt đi chăng nữa nếu như kháchhàng của chúng ta chưa có bất kì một thông tin nào về sản phẩm, về công ty thì cũngthật khó để công ty có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường năng động và đầycạnh tranh như hiện nay Chính vì vậy các chiến lược chiêu thị nhằm cung cấp thôngtin cho thị trường là không thể thiếu Và một trong những công cụ hiệu quả đểtruyền tải thông tin, thu hút, thuyết phục khách hàng, thúc đẩy hoạt động bán hàng làhoạt động quảng cáo, một vũ khí sắc bén nhằm thu hẹp khả năng mở rộng thị trườngcủa đối thủ cạnh tranh và đánh bại các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mà mìnhhoạt động Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là quảng cáo như thế nào? Quảng cáo ởđâu? Quảng cáo cho đối tượng nào là hiệu quả? Hơn nữa các công ty hoạt độngtrong ngành quảng cáo ở nước ta còn tồn tại nhiều bất cập Đa phần các công ty chỉgia công phần phụ các chương trình quảng cáo, còn việc thiết kế các chiến lượcquảng cáo, thông điệp quảng cáo…do các công ty nước ngoài thực hiện Hoạt độngquảng cáo của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đứng trước tình trạng tự phát, yếukém về nhân lực, trình độ, lệ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài Chính vì vậy mà
đề tài “Phân tích hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng về hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp
hiện nay, và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp, cũng như tạo lợi ích cho người tiêu dùng và cho toàn xã hội
Trang 22 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo cho các doanh nghiệp
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng về hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
- Đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động quảng cáo của các doanhnghiệp ở Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động quảng cáo
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu: thu thập thông tin và số liệu thứ cấp từ Internet,trang Web của Hiệp Hội Quảng Cáo, sách báo, tạp chí chuyên ngành kinh tế có liênquan đến đề tài nghiên cứu.…
3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp xử lý dữ liệu: sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các thôngtin và số liệu thứ cấp để đưa ra cách đánh giá, đưa ra giải pháp để giải quyết khókhăn và nâng cao hiệu quả hoạt động quảng cáo cho các doanh nghiệp ở Việt Nam
4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Thời gian
- Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2008 đến năm 2010
4.2 Không gian
- Địa bàn nghiên cứu: Việt Nam
4.3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp ở Việt Nam
Trang 3PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẢNG CÁO 1.1 Vai trò của hoạt động quảng cáo
1.1.1 Khái niệm hoạt động quảng cáo
Trong các loại hình truyền thông marketing như khuyến mại (salespromotion), quan hệ công chúng (public relations), bán hàng cá nhân (personalselling), tiếp thị trực tiếp (direct marketing), tổ chức sự kiện (events), truyền thôngtại điểm bán hàng, truyền thông điện tử (e-communication) quảng cáo là một hìnhthức truyền thông marketing hữu hiệu nhất Quảng cáo được định nghĩa là hình thứctruyền thông phi trực tiếp người với người, trong đó người muốn truyền thông phảitrả tiền cho các phương tiện truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyếtphục hay tác động đến người nhận thông tin
Để phân biệt giữa quảng cáo với các hình thức truyền thông khác, người tadựa trên 6 yếu tố để xác định quảng cáo:
- Quảng cáo là một hình thức truyền thông được trả tiền để thực hiện;
- Người chi trả cho nội dung quảng cáo là một tác nhân được xác định;
- Nội dung quảng cáo nhằm thuyết phục hoặc tạo ảnh hưởng tác động vàongười mua hàng;
- Thông điệp quảng cáo có thể được chuyển đến khách hàng bằng nhiềuphương tiện truyền thông khác nhau;
- Quảng cáo tiếp cận đến một đại bộ phận khách hàng tiềm năng;
- Quảng cáo là một hoạt động truyền thông marketing phi cá thể;
1.1.2 Sự cần thiết khách quan và tác dụng của quảng cáo
1.1.2.1 Sự cần thiết khách quan của quảng cáo:
a) Đối với người sản xuất:
- Bảo đảm thế lực trong kinh doanh do phần thị trường ngày càng mở rộng bởi hoạtđộng quảng cáo;
Trang 4- Chi phí sản xuất sản phẩm thấp ,luân chuyển vốn nhanh ,giảm hàng hoá tồn kho,nâng cao hiệu quả sản xuất;
- Quảng cáo giúp cho lưu thông phân phối đỡ tốn kém;
- Quảng cáo cho phép người sản xuất, thông tin cho thị trường nhanh chóng về bất
kể thay đổi nào về sản phẩm hoặc dịch vụ Quảng cáo hỗ trợ người bán hàng, làmgiảm nhẹ việc đưa hàng hoá vào sử dụng
b) Đối với người bán buôn và bán lẻ:
- Quảng cáo giúp cho việc phân phối và bán hàng thuận lợi Tạo uy tín cho hãngmua và những người bán lẻ đạt được dân số cao
c) Đối với người tiêu dùng:
- Quảng cáo cung cấp một số tin tức về sản phẩm mới như tính năng, giá cả, chấtlượng, nhà sản xuất
- Quảng cáo góp phần bảo vệ người tiêu dùng: Nhờ có hoạt động quảng cáo, các nhàsản xuất hàng hóa, dịch vụ phải thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng sảnphẩm, chất lượng phục vụ, hạn chế tình trạng độc quyền về sản phẩm cũng như độcquyền về giá gây hại cho người tiêu dùng Quảng cáo còn trang bị cho người tiêudùng những kiến thức cần thiết để có sự lựa chọn hàng hóa, dịch vụ phù hợp và hiệuquả cho mình
1.1.2.2 Chức năng của quảng cáo:
a) Chức năng truyền bá: Quảng cáo kịp thời truyền các thông tin tới người
tiêu dùng nhận biết hàng hoá và dịch vụ Nhờ có các phương tiện truyền thông khácnhau, việc truyền thông tin khắc phục được sự hạn chế về thời gian và không gianđược truyền tới các khu vực tiêu dùng và các nhóm người tiêu dùng khác nhau
b) Chức năng gợi dẫn: Quảng cáo gây ra sự chú ý của người tiêu dùng, gây
dựng hoặc thay đổi thái độ của họ đối với doanh nghiệp, hàng hoá kích thích nhucầu mua hàng tiềm tàng của họ, gợi dẫn nhu cầu tiêu dùng mới
c)Chức năng giáo dục: Quảng cáo áp dụng các hình thức và nội dung văn
minh đạo đức, cho nên có tác dụng giáo dục trong lĩnh vực truyền bá tri thức, làmphong phú đời sống tinh thần, chỉ đạo tiêu dùng một cách khoa học
Trang 5d) Chức năng tiết kiệm: Quảng cáo kịp thời truyền thông tin hàng hoá nhiều
lần, giúp cho người tiêu dùng có được nhiều tư liệu để tính toán, so sánh trước khimua hàng, do đó mà tiết kiệm được thời gian, giảm được mức độ rủi ro
e) Chức năng thúc đẩy tiêu dùng: Quảng cáo truyền thông tin tới đông đảo
người tiêu dùng, làm cho người tiêu dùng có nhận thức sâu sắc về hàng hoá Do vậyquảng cáo là phương tiện có hiệu quả giúp các doanh nghiệp đẩy nhanh việc tiêu thụhàng hoá
1.1.2.3 Yêu cầu của quảng cáo:
a) Chất lượng thông tin cao: Do lượng thông tin đưa ra trong thời gian và
không gian hạn chế, chi phí cho quảng cáo có hạn nên phải đảm bảo lượng thông tincao trong mỗi tin quảng cáo Để đạt được điều đó, các tin quảng cáo phải ngắn gọn,
rõ ràng, gây ấn tượng với người nhận tin
b) Hợp lý: Mỗi tin quảng cáo đưa ra bằng một loạt phương tiện quảng cáo,
mỗi kênh quảng cáo được xác lập phải đảm bảo yêu cầu hợp lý, phù hợp với tâm lýngười nhận tin, phù hợp về không gian và thời gian
c) Đảm bảo tính pháp lý: Người quảng cáo (chủ thể tiến hành quảng cáo)
chịu trách nhiệm về tin tức quảng cáo Nhưng người nhận quảng cáo cần xem xéttính xác thực của tin quảng cáo, đặc biệt ngôn ngữ quảng cáo Một số văn bản màngười quảng cáo phải tuân thủ là: Nghị định 194/CP ngày 31/12/94 của chính phủ vềhoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam; Nghị định 87 CP, 88 CP của chính phủnhằm tăng cường quản lý và thiết lập kỷ cương hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá,đẩy lùi tệ nạn xã hội,trong đó có nhắc nhở đến quảng cáo…
d) Bảo đảm tính nghệ thuật: Quảng cáo là thông tin đến với nhóm khách
hàng hoặc với quần chúng rộng rãi, phải đảm bảo tính nghệ thuật kết hợp với yêucầu rõ ràng đơn giản, phù hợp với thẩm mỹ người nghe, người xem
1.1.3 Các loại quảng cáo
1.1.3.1 Phân loại theo khán giả mục tiêu (target audience): đối tượng củaquảng cáo là khán giả nên bất kỳ mẫu quảng cáo nào cũng nhắm đến một hay nhiềunhóm người nào đó Có hai loại quảng cáo theo khán giả mục tiêu:
Trang 6a) Quảng cáo nhắm đến người tiêu dùng: hầu hết các mẫu quảng cáo hiệnnay là những mẫu quảng cáo nhắm đến người tiêu dùng, nhắm đến từng cá nhân vàgia đình thuyết phục họ mua sản phẩm hoặc dịch vụ cho nhu cầu sử dụng cá nhân vàgia đình ví dụ như các mẫu quảng cáo xà bông, mì ăn liền, xe gắn máy, mỹ phẩm…
b)Quảng cáo nhắm đến cơ quan, xí nghiệp: nhắm đến việc mua sản phẩm và
dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của doanh nghiệp Hầu hết các mẫu quảng cáo nhắmđến doanh nghiệp xuất hiện trên các ấn phẩm đặc biệt hoặc được gửi trực tiếp đếndoanh nghiệp dưới hình thức bưu phẩm, ví dụ đồ dùng văn phòng, dụng cụ y khoa,giấy tráng phim, dịch vụ phát chuyển thư nhanh, Fedex …Quảng cáo nhắm đếndoanh nghiệp còn được phân ra thành bốn lĩnh vực nhỏ : Quảng cáo nhắm đến lĩnhvực công nghiệp,quảng cáo nhắm đến cơ sở thương mại, quảng cáo nhắm đến nhữngngười chuyên nghiệp và quảng cáo nhắm đến nông nghiệp
1.1.3.2 Phân loại theo vùng địa lý
Quảng cáo có thể chỉ giới hạn tại địa phương hoặc cũng có thể trên phạm vitoàn thế giới Khi tổ chức tung quảng cáo khỏi biên giới một quốc gia thì xem như
là quảng cáo quốc tế, ví dụ Coca Cola, Adidas, Procter & Gamble… Quảng cáo
trong phạm vi một nước duy nhất gọi là quảng cáo quốc gia Nếu quảng cáo chỉ giớihạn trong một vùng lãnh thổ mà không bao gồm phạm vi toàn quốc thì gọi là quảngcáo địa phương
1.1.3.4 Phân loại theo phương tiện truyền thông
Các hình thức phổ biến của quảng cáo qua phương tiện truyền thông baogồm: báo, tạp chí, tivi, radio, ngoài trời và quảng cáo tại bến bãi Vì tính đặc thù cóthể tiếp cận lượng khán giả đông đảo nhất nên truyền hình là công cụ truyền thônghữu hiệu nhất ở nhiều quốc gia trên thế giới và tại nước ta Ngoài ra việc quảng cáobằng cách gửi thư chào hàng và trên những trang vàng niên giám điện thoại cũngđược xem như quảng cáo qua phương tiện truyền thông
Trang 71.1.3.5 Phân loại theo mục đích quảng cáo
Cách phân loại này tùy vào lý do muốn quảng cáo của bên thuê quảng cáo vì
có nhiều hình thức doanh nghiệp nên mỗi doanh nghiệp đều có mục đích quảng cáocho riêng mình trong từng thời kỳ và chiến lược nhất định Một công ty thuê quảngcáo vì muốn xây dựng hình ảnh của mình, một doanh nghiệp bán lẻ thuê quảng cáo
vì muốn thu hút thêm khách hàng, đối với cơ sở sản xuất thì muốn nhãn hiệu củamình được người tiêu dùng biết đến, còn đối với tổ chức phi lợi nhuận thì cần tìmnhà tài trợ…Mỗi doanh nghiệp thuê quảng cáo đều có mục tiêu riêng của mình
nhưng mục đích quảng cáo có thể phân làm 4 cấp độ đối lập sau: Quảng cáo sản phẩm và quảng cáo phi sản phẩm, quảng cáo thương mại và quảng cáo phi thương mại, quảng cáo nhắm vào nhu cầu cơ bản và nhu cầu cụ thể, quảng cáo tác động trực tiếp và quảng cáo tác động gián tiếp.
1.2 Thiết lập một chương trình quảng cáo có hiệu quả
1.2.1 Xác định mục tiêu của quảng cáo
Quảng cáo của doanh nghiệp chủ yếu nhằm 3 mục tiêu: thông báo, thuyết phục, vànhắc nhở Căn cứ vào 3 mục tiêu khác nhau ấy, người ta chia quảng cáo ra làm 3loại quảng cáo tương ứng:
1.2.1.1 Quảng cáo thông báo
- Quảng cáo thông báo nhằm nhiều mục tiêu như: giới thiệu sản sẩm mới, thuyếtminh công cụ mới của sản phẩm, báo cho khách hàng biết giá cả của hàng hoá nào
đó đã thay đổi, giải thích cách sử dụng sản phẩm, giới thiệu các dịch vụ của doanhnghiệp, uốn nắn sự hiểu nhầm của khách hàng đối với sản phẩm, giảm sự lo ngại củakhách hàng để xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp Quảng cáo thông báo chủ yếunhằm bước đầu khơi gợi nhu cầu của người tiêu dùng, thực hiện vào thời kỳ đầu củachu kỳ vòng đời sản phẩm
1.2.1.2 Quảng cáo thuyết phục:
Chủ yếu được thực hiện vào thời kỳ gia tăng sản phẩm, mục tiêu quảng cáochủ yếu của doanh nghiệp là khuyên người tiêu dùng mua hàng của mình, giới thiệu
Trang 8những điều mà sản phẩm của mình hơn sản phẩm khác nhằm khiến khách hàng muahàng của mình, giới thiệu những điều mà sản phẩm của mình hơn sản phẩm khác,nhằm khiến khách hàng ngả theo hướng mua hàng của mình.
1.2.1.3 Quảng cáo nhắc nhở
Khi sản phẩm ở vào thời kỳ chín muồi thì mục tiêu quảng cáo phải chuyểnsang kêu gọi khách mua hàng như nhắc nhở mọi người đừng quên nơi bán sản phẩmnày, không ngừng tăng thêm số người biết sản phẩm này Việc lựa chọn mục tiêuquảng cáo được căn cứ vào kết quả phân tích kỹ lưỡng tình hình Marketing hiện tại
1.2.2 Ngân sách dành cho quảng cáo
Kinh phí cho quảng cáo là một yếu tố quyết định đến việc lựa chọn phươngtiện quảng cáo, cách thức tiến hành quảng cáo, thời gian và không gian quảng cáo Trong đó phần lớn kinh phí quảng cáo dành cho việc mua không gian và thời giantrên các phương tiện ở các thời điểm cần thiết, vì vậy có rất nhiều phương pháp đểxác định loại kinh phí này sau đây là một số phương pháp chủ yếu
1.2.2.1 Phương pháp xác định chi phí theo tỷ lệ phần trăm doanh số bán
Theo phương pháp này, doanh nghiệp xác định lượng tiền được phép chi choquảng cáo theo một tỷ lệ phần trăm trên doanh số tiêu thụ hàng hoá, nó có thể làdoanh số bán kỳ trước (đã thực hiện) hoặc doanh số bán dự kiến của kỳ sắp tới khitiến hành quảng cáo Tỷ lệ phần trăm doanh số này là tuỳ thuộc lựa chọn của doanhnghiệp trên cơ sở phân tích tình hình thị trường và khả năng của doanh nghiệp
1.2.2.2 Phương pháp mục đích và nhiệm vụ của quảng cáo
Ở phương pháp này, quảng cáo được coi là một hoạt động đầu tư, là phươngtiện thực hiện các mục đích kinh doanh “Các mục tiêu” là mục đích kinh doanh dàihạn của người quảng cáo, còn “nhiệm vụ” là công việc kinh doanh ngắn hạn
1.2.2.3 Một số phương pháp dự kiến ngân sách quảng cáo khác
- Ngân sách quảng cáo có thể được xác định theo khả năng tài chính có thểcủa doanh nghiệp
- Ngân sách quảng cáo được quy định theo ngân sách những người cạnhtranh Xác định ngân sách quảng cáo theo hướng quảng cáo tối thiểu cho một côngviệc hoặc nhiệm vụ phải hoàn thành
Trang 9
1.2.3 Quyết định thông điệp dành cho quảng cáo
Người quảng cáo cần đánh giá các phương án, thông điệp khác nhau Thôngđiệp phải nói lên được một điều gì đó đang được mong muốn hay quan tâm về sảnphẩm Thông điệp cũng phải nói lên được một điều gì đó độc đáo hay đặc biệt mà tất
cả những nhãn hiệu khác cùng loại sản phẩm đó không có Cuối cùng thông điệpphải trung thực hoặc có bằng chứng Tác dụng của thông điệp không chỉ phụ thuộcvào nội dung truyền đạt mà còn phụ thuộc vào cả cách truyền đạt Một số quảng cáonhằm xác định vị trí lý trí, còn số khác thì nhằm xác định vị trí tình cảm Một thôngđiệp quảng cáo phải có những yêu cầu sau:
(1)- Gây được sự chú ý (A - Attention)
(2)- Tạo hứng thú ( I - Interest)
(3)- Gây sự ham muốn (D- Desire)
(4)- Dẫn tới hành động (A - Action)
Bốn yêu cầu trên được trình bài theo một quá trình tiếp diễn gọi là mô hình AIDA
1.2.4 Quyết định về phương tiện truyền thông
1.2.4.1 Quảng cáo trên báo
Báo là phương tiện quảng cáo được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nó đượcthể hiện qua một số tính chất:
- Tính chất thông tin: trọng tâm của báo chí là đăng tải thông tin, điều nàycũng được phản ánh ở tính chất thông tin của quảng cáo
- Tính chính xác: một yêu cầu quan trọng đối với báo là phải thông tin kịpthời, chính xác Thực hiện yêu cầu ấy, báo có thể truyền thông tin quảng cáo mộtcách nhanh chóng và chính xác tới người tiêu dùng, mà lại truyền liên tục nhiều lần,
do đó gây ấn tượng sâu sắc đối với người tiêu dùng
- Tính chất phổ biến: báo được phát hành một cách rộng rãi, do đó thông tinquảng cáo được báo truyền đi ngày càng rộng khắp
- Độ tin cậy cao: báo có uy tín lớn có ảnh hưởng sâu rộng trong đông đảoquần chúng, do đó quảng cáo trên báo có uy tín cũng góp phần nâng cao hiệu quảquảng cáo Tuy nhiên quảng cáo trên báo cũng có hạn chế của nó như thời gian
Trang 10quảng cáo trên báo ngắn, tin tức trên báo lại phức tạp, do đó khó gây được chú ý ởngười tiêu dùng Báo không thể thông tin một cách đầy đủ hình dáng, phẩm chất củahàng hoá, mà cường độ kích thích thị giác của người tiêu dùng yếu, nên có ảnhhưởng nhất định đối với hiệu quả quảng cáo
1.2.4.2 Quảng cáo trên tạp chí
Quảng cáo trên tạp chí có những đặc điểm sau:
- Tính trực tiếp mạnh: mỗi loại tạp chí đều có đối tượng người đọc cụ thể, do
đó tạp chí là phương tiện quảng cáo chủ yếu để quảng cáo các hàng hoá chuyêndụng
- Thông tin quảng cáo được lưu giữ lâu: so với báo, mỗi số tạp chí người đọcphải đọc trong một thời gian lâu hơn, nhờ đó thông tin quảng cáo được lưu giữ lâuhơn trên tạp chí
- Hiệu suất quảng cáo cao: quảng cáo trên tạp chí được in một cách tinh tế,màu sắc đẹp, hình ảnh sát thực, có nhiều phương pháp thể hiện hình ảnh sản phẩm.Nhưng quảng cáo trên tạp chí cũng ít nhiều bị hạn chế bởi không gian và thời gianphát hành tạp chí, đồng thời chi phí quảng cáo cũng cao hơn
1.2.4.3 Quảng cáo trên đài phát thanh:
Quảng cáo trên đài truyền hình có tốc độ nhanh, kịp thời chỉ trong một thờigian rất ngắn, thông tin quảng cáo đã được truyền tới mọi nhà, mọi người, tiện chongười tiêu dùng có được phản ứng kịp thời Phát thanh truyền tin tới không giankhắp hang cùng ngõ hẻm, do vậy về không gian quảng cáo không có phương tiệnnào sánh kịp quảng cáo bằng phát thanh Phát thanh có tính trực tiếp mạnh Cácchương trình chuyên đề phát vào thời gian cố định, thính giả của từng chương trìnhtương đối cố định Do đó quảng cáo phát thanh được trực tiếp truyền tới thính giảcủa từng chương trình, tính linh hoạt cao cả về không gian và thời gian Tuy nhiênquảng cáo bằng phát thanh cũng có nhược điểm của nó như nếu âm thanh phátkhông rõ, người nghe sẽ khó hiểu, khó có thể nhớ lâu, khó tập trung sức chú ý củangười nghe, ấn tượng để lại không sâu sắc
1.2.4.4 Quảng cáo thông qua truyền hình
Trang 11Với kỹ xảo độc đáo, truyền hình có sức hấp dẫn mạnh Nó có phạm vi thôngtin quảng cáo rất rộng, năng lực thể hiện mạnh thông qua truyền hình đa dạng vàlinh hoạt, có thể vận dụng một cách tổng hợp mọi phương pháp quảng cáo để mô tảngoại hình và phẩm chất của hàng hoá, kết hợp âm thanh và hình ảnh khiến ngườitiêu dùng có ấn tượng sâu sắc về hàng hoá Nhờ kết hợp hình ảnh sống động với âmthanh làm tăng sức cuốn hút của quảng cáo Nhưng quảng cáo bằng truyền hình bịhạn chế bởi thời gian, địa điểm, thiết bị và điều kiện Hơn nữa chi phí quảng cáo rấtđắt Nếu thời gian quảng cáo quá dài thì sẽ gây ra cảm giác nhàm chán, không đạtđược hiệu quả như mong muốn.
1.2.4.5 Phương tiện quảng cáo outdoor và các phương tiện khác
a) Phương tiện ngoài trời: Quảng cáo ngoài trời là hình thức quảng cáo lâu
đời nhất, có nhiều loại phương tiện như: áp phích, bảng yết thị, panô, Quảng cáongoài trời có thời gian tồn tại lâu dài, có khả năng lựa chọn địa lý cao và có thể thayđổi nội dung quảng cáo cho phù hợp Quảng cáo ngoài trời là một phần bổ sung rấttốt cho các phương tiện khác để duy trì tên hãng trước công chúng
b) Quảng cáo ngoài đường: hình thức chủ yếu là quảng cáo trên hệ thống
giao thông công cộng Quảng cáo ngoài đường có chi phí thấp, phạm vi hoạt độnglớn, thời gian hiện diện lâu và có sự và chắc chắn là được nhắc lại thường xuyên.Tuy nhiên quảng cáo ngoài đường chỉ có tác dụng lớn đối với những người sử dụngcác phương tiện giao thông công cộng, ít hiệu quả đối với những người giàu, cóphương tiện riêng
c)Quảng cáo qua hội chợ triển lãm: Triển lãm thương mại phần phụ trợ hữu
hiệu cho một chương trình quảng cáo bình thường Một triển lãm thương mại là mộtdiễn đàn đặc biệt tốt tại đó trưng bày những sản phẩm mới và thu hút người muatương lai
d) Quảng cáo tại các điểm bán hàng: Đây là một hình thức xúc tiến và quảng
cáo Nó là khâu cuối cùng ảnh hưởng tới quyết định mua hàng của khách hàng.Quảng cáo ở điểm bán hàng rất có hiệu quả đối với những sản phẩm mà việc muahàng mang tính chất tuỳ hứng, tạo cho khách hàng khả năng lựa chọn giữa các nhãnmác sản phẩm khác nhau Trưng bày quảng cáo tại điểm bán tiến hành trong các cửa
Trang 12hiệu để nhận biết, để quảng cáo hoặc để mua bán một sản phẩm Để sử dụng mộtcách có hiệu quả quảng cáo tại chỗ mua sắm phải dựa trên cơ sở hiểu biết về thóiquen mua sắm của người tiêu dùng, về nhu cầu của các nhà bán lẻ, về các hình thứctrưng bày, ý tưởng trưng bày Các công cụ thường dùng để quảng cáo tại các điểmbán hàng: biển quảng cáo, kiểu trưng bày…
1.2.4.6 Quảng cáo qua sách nhỏ, mỏng, tờ rơi: Quảng cáo qua hình thức này
rất phỏ biến nó giúp người tiêu dùng có được những thông tin chi tiết về sản phẩm
và được phân phát rộng rãi Các doanh nghiệp thường cung cấp các cuốn sách nhỏ,mỏng và các tài liệu khác, những tài liệu như vậy với các thông tin kỹ thuật rõ ràngđược in trên chất liệu giấy đẹp và được trưng bày tại các điểm bán, nó dùng để biếutặng cho những người quan tâm
1.2.4.7 Quảng cáo trực tuyến: Quảng cáo trực tuyến đã tạo cơ hội cho các
nhà quảng cáo nhắm chính xác vào khách hàng của mình, và giúp họ tiến hànhquảng cáo theo đúng với sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng Các phương tiệnthông tin đại chúng khác cũng có khả năng nhắm chọn, nhưng chỉ có mạng Internetmới có khả năng tuyệt vời như thế Ưu điểm của quảng cáo trực tuyến là:
+ Khả năng nhắm chọn: quảng cáo trên mạng có rất nhiều khả năng nhắm
chọn mới
+Khả năng theo dõi: Các nhà tiếp thị trên mạng có thể theo dõi hành vi của
người sử dụng đối với nhãn hiệu của họ và tìm hiểu sở thích cũng như mối quan tâmcủa những khách hàng triển vọng
+Tính linh hoạt và khả năng phân phối: Một quảng cáo trên mạng được
truyền tải 24/24 giờ một ngày, cả tuần, cả năm Hơn nữa, chiến dịch quảng cáo cóthể được bắt đầu cập nhật hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào
+Tính tương tác: hiệu quả quảng cáo trên mạng là gắn khách hàng triển vọng
với nhãn hiệu hoặc sản phẩm của họ, vì khách hàng có thể tương tác với sản phẩm,kiểm tra sản phẩm và nếu thoả mãn thì có thể mua
Trang 13+ Ngoài ra quảng cáo trực tuyến còn có một ưu điểm khác đó là chi phí rẻhơn quảng cáo trên báo giấy và trên truyền hình rất nhiều
1.2.5 Đánh giá hiệu quả quảng cáo
Hầu hết những nhà quảng cáo đều cố gắng đo lường hiệu quả truyền thôngcủa quảng cáo tức là tiềm năng của nó tác động đến mức độ biết đến, hiểu biết là ưathích Họ muốn đo lường hiệu quả của tiêu thụ, những điều này khó đo lường hơnhiệu quả truyền thông Ngoài quảng cáo ra mức tiêu thụ còn chịu ảnh hưởng củanhiều yếu tố khác như các tính chất của sản phẩm, giá cả, mức độ sẵn có và hoạtđộng của các đối thủ cạnh tranh
Trang 14CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA CÁC DOANH NGHỆP
Ở VIỆT NAM 2.1 Thực trạng về hoạt động quảng cáo hiện nay của các doanh nghiệp ở Việt Nam
2.1.1 Khái quát chung về hoạt động quảng cáo ở Việt Nam
Nhìn chung, tất cả các sản phẩm mà chúng ta đang sử dụng đều được chúng
ta biết đến thông qua quảng cáo, nghe radio, xem báo, trên kênh truyền hình… thậmchí là cả cột điện, trên tường, tờ rơi… Quảng cáo đã làm cho chúng ta phải mua sảnphẩm hoặc biết đến tên của doanh nghiệp đã và đang sở hữu nó M ục đích củaquảng cáo là kêu gọi sự chú ý, quan tâm từ khách hàng đối với sản phẩm nói riêng
và đối với doanh nghiệp nói chung Nhưng ngoài ra, chính quảng cáo của doanhnghiệp sẽ thể hiện được rằng: họ có thực sự hiểu khách hàng của họ hay không.Quảng cáo ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế đầy năng động
và phát triển mạnh mẽ như hiện nay Và nó cũng không riêng gì đối với kinh tế ViệtNam, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chính và vậy việc cácdoanh nghiệp Việt Nam đầu tư cho hoạt động quảng cáo hiện nay là không thể thiếu.Ngân sách quảng cáo luôn tăng trên 8% trong giai đoạn từ 2008 đến 2010 mặt dù cókhủng hoảng kinh tế Bản thân các công ty quảng cáo cũng đang ngày càng trở nênchuyên nghiệp hơn nhờ tác động tích cực từ hội nhập kinh tế toàn cầu Tác động đóthể hiện qua một số điểm như từ quảng cáo đơn thuần là các mẩu tin trên báo đơn sơnhưng bây giờ đi vào có tính nghệ thuật, có tính văn hóa cao, tiếp thị quảng cáo cóthêm nhiều điểm khác, cách thực hiện văn minh hơn và lịch sự hơn so với trước kia
Ví dụ như việc in quảng cáo trên các phiếu thu tiền sinh hoạt phí hàng tháng hay kẹp
tờ rơi quảng cáo vào báo hàng ngày hoặc các hoạt động chăm sóc khách hàng tạinhà của các doanh nghiệp v.v Bên cạnh đó, đang có sự chuyển dịch các kênh quảngcáo một cách mạnh mẽ, báo in, truyền hình vẫn giữ những vị trí nhất định, luônchiếm hơn 70% ngân sách quảng cáo của các công ty trong giai đoạn từ 2008 đến
2010 Khi chúng ta bước ra khỏi nhà cũng không thoát khỏi quảng cáo, hình thứcquảng cáo này là “quảng cáo Outdoor” Ngoài ra hiện nay còn xuất hiện kênh quảng
Trang 15cáo mới đó là quảng cáo trên các vé, chi phí thấp mà mang lại nhiều hiệu quả Còninternet đang bắt đầu phát triển mạnh Tuy nhiên phương tiện này vẫn chưa đượcnhiều công ty đầu tư do chưa thấy hiệu quả của nó.
Nhận thức của các công ty ở Việt Nam về quảng cáo đang rất khác nhaunhưng hầu hết là đã bắt đầu thấy được tầm quan trọng của dịch vụ này Nhưng đa sốviệc đầu tư quảng cáo mạnh để mang sức cạnh tranh cho doanh nghiệp chỉ tập trung
ở các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam như Unilever hay P&G Đốivới các công ty Việt thì nổi cộm trong hoạt động này là Vinamilk và Tân Hiệp Phát.Nhiều công ty đã xây dựng chiến lược quảng cáo cho sản phẩm và dịch vụ của mìnhnhư một trong những nội dung quan trọng nhất của kế hoạch mở rộng và chiếm lĩnhthị trường Một số chiến dịch quảng cáo được chú ý như “Sống là không chờ đợi”hay “Đồng hành cùng 7 chuyên gia về tóc hàng đầu thế giới” của Sunsilk, hay “Trẻlàm điều hay ngại gì vết bẩn” của Omo…
Nhưng bên cạnh đó quảng cáo vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như quảng cáo ồ
ạt gây “bội thực” quảng cáo, hay quảng cáo sai sự thật…Sản phẩm hay dịch vụmuốn được người tiêu dùng lựa chọn tin tưởng, sử dụng thì sản phẩm, dịch vụ đóphải đáp ứng tốt nhất và nhiều nhất những nhu cầu của khách hàng Chính vì bảnthân một sản phẩm tốt sẽ tự quảng cáo cho nó, nên doanh nghiệp cần chú ý đến điềunày trong hoạt động quảng cáo
Về xu hướng lựa chọn loại hình thức quảng cáo nào tại Việt Nam trong thờigian tới, ta có một số xu hướng như:
- Quảng cáo truyền hình vẫn là lựa chọn ưu tiên nhất, tuy hình thức này diễn
ra không quá sôi động giữa người mua và người bán trên thị trường quảng cáo song
nó vẫn luôn chiếm được sự quan tâm và có quyết định lựa chọn từ các doanh nghiệp
- Quảng cáo Outdoor với dự đoán tăng vọt theo đà tăng trưởng kinh tế và xuhương đón nhận cách quảng cáo tiếp thị mới
- Quảng cáo trên kênh Radio, một hình thức quảng cáo trước đây chúng takhông coi là tiềm năng nhưng thực tế cho thấy năm qua rất nhiều doanh nghiệp quan
Trang 16tâm tới hình thức quảng cáo này bởi khả năng phủ sóng tận ngõ ngách các vùngnông thôn
- Quảng cáo trên Internet (hình thức quảng cáo trực tuyến): hình thức quảngcáo này trong năm 2011 sẽ tăng trưởng không đáng kể bởi hạ tầng cơ sở cung cấpcho dịch vụ quảng cáo này vẫn còn hạn chế và còn nhiều ấp ủ
- Kẹp tờ rơi quảng cáo vào báo chí hay còn gọi là quảng cáo báo chí nhưng
nó khác ở chỗ không phải quảng cáo trên báo mà kẹp tờ quảng cáo vào báo chí Chiphí cho hình thức quảng cáo này chỉ phù hợp với khu vực thành thị và chỉ tiếp cậnđược khoảng 20% lượng khách hàng mục tiêu Cách quảng cáo này được xem là giảipháp toàn vẹn cho quảng cáo trên Internet và quảng cáo outdoor
- Quảng cáo qua dịch vụ SMS Banking: Mặc dù dư luận phản đối rất nhiều
về cách quảng cáo này nhưng hình thức quảng cáo này vẫn được sử dụng do có thể
đa dạng hình thức quảng cáo
2.1.2 Thực trạng về hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam trong một số năm trở lại đây.
2.1.2.1 Thực trạng về ngân sách cho quảng cáo
Quảng cáo là công cụ không thể thiếu trong việc truyền thông tin đến kháchhàng chính vì vậy, hàng năm các công ty ở Việt Nam cũng như các công ty kháctrên thế giới chi một số tiền rất lớn lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đô la cho hoạtđộng quảng cáo Đây là thời gian khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới đang diễn ra
và các công ty đang tiến hành khắc phục hậu quả, nhưng việc chi nhiều cho quảngcáo vẫn được các công ty quan tâm và ngân sách quảng cáo vẫn tăng qua các năm BẢNG 1: TỔNG NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO CỦA CÁC CÔNG TY Ở VIỆT NAM TỪ
2008 ĐẾN 2010
Năm Chỉ tiêu
Trang 17Tổng ngân sách quảng cáo của các công ty tăng từ 514,8 triệu USD năm 2008lên 555,12 triệu USD năm 2009 tăng khoảng 8% so với năm 2008 Sang năm 2010ngân sách này tiếp tục tăng 10% so với 2009 khoảng 610,632 triệu USD
Tuy có khủng hoảng kinh tế nhưng các doanh nghiệp vẫn chi nhiều cho quảng cáo.Nguyên nhân là do sản phẩm trên thị trường ngày càng đa dạng và phong phú, cànglàm cho việc lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp trở nên khó hơn Thêm nữa, sức
ép ngày một lớn đến từ cánh cửa WTO, tuy vẫn có những điều kiện thuận lợi nhưngkèm theo đó sự cạnh tranh ngày càng cao Chính vì vậy các doanh nghiệp ngày càngđầu tư mạnh vào quảng cáo để có thể tạo dựng được hình ảnh thương hiệu trong tâmtrí khách hàng, lôi kéo khách hàng nhiều hơn Qua đó có thể nâng cao tính cạnhtranh cho công ty Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cao, nhận thức dànhngân sách cho quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang ngày một cao.Ngoài ra, tỷ lệ tiêu dùng ngành hàng thành thị ở Việt Nam đang đứng đầu Châu Á,với tỷ lệ tăng trưởng là khoảng 20% so với 11% của Trung Quốc, 4% của Thái Lan,3% của Đài Loan…
Cụ thể ở Việt Nam năm 2008, tổng ngân sách quảng cáo của các công tykhoảng 514,8 triệu USD Ngân sách dành cho quảng cáo tăng cao trên các kênh ti vi,đài phát thanh, báo và tạp chí in Trong số các phương tiện truyền thông thì truyềnhình vẫn dẫn đầu, chiếm 76,9% chi phí quảng cáo, kế đến là báo in: 22,8% và phầncòn lại 0,3% thuộc về phát thanh
Bước sang năm 2009, ngân sách quảng cáo của các công ty tiếp tục tăng vàđạt khoảng 555,12 triệu USD, tăng 8% so với năm 2008 Quảng cáo truyền hìnhchiếm đến 70% tổng ngân sách quảng cáo của cả nước và khuynh hướng này vẫntiếp tục tăng trong năm 2010
Về cuối năm 2010 Ngân sách dành cho quảng cáo của các doanh nghiệp tăngtheo từng tháng Trong bối cảnh kinh tế thị trường thời hội nhập WTO đầy tháchthức, thì hầu bao tiếp tục được mở chi cho quảng cáo để các doanh nghiệp nhanhchóng chiếm được thị phần trước khi quá muộn Ngân sách này tiếp tục tăng 10%
Trang 18so với năm 2009 và đạt khoảng 610,632 triệu USD vào năm 2010, ngân sách choquảng cáo của các công ty sẽ tiếp tục tăng, tăng mạnh từ 9 - 13% vào năm 2011 sovới năm 2010 bởi sức ép ngày một lớn đến từ cánh cửa WTO
*Về ngân sách quảng cáo theo ngành hàng: hầu hết các ngành nghề, ví dụ
như sản phẩm vệ sinh - chăm sóc vẻ đẹp, bán lẻ, điện gia dụng mức chi phí quảngcáo đều tăng qua các năm, đặc biệt tăng cao ở một số ngành tiêu dùng hàng ngàynhư: viễn thông, dược phẩm, thực phẩm, thức uống
*Về các doanh nghiệp chi nhiều cho quảng cáo: có 10 doanh nghiệp chi
nhiều nhất cho quảng cáo ở Việt Nam là Unilever Việt Nam, P&G Việt Nam,
Vinamilk, VMS-MobiFone, Dutch Lady Việt Nam, công ty Bia Tân Hiệp Phát,Nestle Việt Nam, VinaPhone, Công ty Bia Việt Nam và Abbott Laboratories Inc
2.1.2.1 Thực trạng quảng cáo qua một số phương tiện quảng cáo
a) Quảng cáo trên truyền hình: Quảng cáo truyền hình luôn là phương tiện
quảng cáo được các doanh nghiệp lựa chọn hàng đầu bởi nó có thể tiếp cận với hầuhết với mọi đối tượng, truyền tải âm thanh và hình ảnh động giúp thông điệp quảngcáo được truyền tải nhiều và rõ ràng hơn
BẢNG 2: NGÂN SÁCH QUẢNG CÁO QUA TRUYỀN HÌNH CỦA CÁC CÔNG TY Ở VIỆT NAM TỪ 2008 ĐẾN 2010
NămChỉ tiêu
Trang 19chiếm khoảng 70% vào năm 2009 giảm nhẹ khoảng 0,9% so với năm trước, và năm
2010 là 75% tăng 17,86% so với 2009
Nguyên nhân là do truyền hình có thể truyền tải một cách sinh động hình ảnhcủa sản phẩm đến khách hàng Thời đại thông tin bùng nổ, truyền hình vẫn làphương tiện được ưa chuộng nhất, đông người xem nhất, thu được lợi nhuận nhanh
và nhiều nhất Chính vì thế, quảng cáo trên truyền hình được xem là phương tiện đạthiệu quả nhanh nhất với nhà sản xuất
Các đoạn phim quảng cáo trên truyền hình đã có hình ảnh, lời nói- sloganminh họa cho các sản phẩm được trau chuốt, chọn lọc hơn Nhiều sản phẩm chiếmđược tình cảm của người xem, một phần lớn nhờ vào phim quảng cáo ấn tượng,slogan độc đáo Chẳng hạn đoạn quảng cáo chai bia Sài Gòn lùn với câu: Có thể bạnkhông cao, nhưng người khác vẫn phải ngước nhìn Các em nhỏ rất thích mẩu quảngcáo về sữa tươi của Vinamilk, vì hình ảnh các chú bò ngộ nghĩnh, bài hát vui nhộn.Nhìn chung, các phim quảng cáo trên truyền hình hiện nay đều đạt được chuẩn vềchất lượng hình ảnh đẹp, sắc nét Nhiều sản phẩm còn dựng thành một câu chuyệnđược quay những góc máy khá đẹp Tuy nhiên, không phải tất cả đều được như vậy.Vẫn có những đoạn phim quảng cáo tự nhiên chủ nghĩa và gây phản cảm Đoạnphim quảng cáo gây cho người xem khó chịu, ít tạo được xúc cảm là quảng cáonước uống Atisô gắn liền với hình ảnh một ca sĩ Gây ấn tượng là nguyên tắc chungcủa các phim quảng cáo, nhưng ở mẩu quảng cáo này, ấn tượng mà nó mang lại cótác dụng ngược, khiến người xem khó chịu
Vấn đề bất cập với quảng cáo trên truyền hình hiện nay, chính là thời lượngphát sóng Theo quy định, quảng cáo chiếm 5% thời lượng phát sóng Đối với nhữngđài truyền hình lớn, phát sóng 24/24 giờ thì 5% dành cho quảng cáo là thời lượngkhông nhỏ Về cơ bản, quảng cáo trên truyền hình đã theo xu hướng hợp lý hơn,không quảng cáo quá tính năng tác dụng của sản phẩm, hàng hóa Quảng cáo trêntruyền hình thời gian qua đã làm rất tốt việc quảng bá, hưởng ứng cuộc vận độngngười Việt Nam dùng hàng Việt Nam Nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa được chặtchẽ trong việc quản lý tần suất và thời lượng phát sóng quảng cáo Phần lớn vẫn đểcho các đài tự giác, tự thực hiện các quy định Các quảng cáo thường xuất hiện trên
Trang 20truyền hình như: Vinamilk, Heineken, Omo, Ajinomoto, Coca-Cola, Knorr, Close
Up, Beeline, Clear, Confort…
b)Quảng cáo trên báo in: Ngoài tivi, báo in cũng lấy đi của doanh nghiệp
trung bình khoảng 16%/năm tổng chi phí dành cho quảng cáo Nguyên nhân là do nótiếp xúc với nhiều đối tượng và phạm vi thời gian tác động cũng cao, chi phí tươngđối Các tạp chí tuy hình thức đẹp, hấp dẫn, bắt mắt hơn nhưng do tầng suất xuất bảnthấp, các doanh nghiệp ít chọn phương tiện này Chỉ có 8% ngân sách quảng cáođược rót vào tạp chí Tuy nhiên, những ngành hàng cao cấp và xa xĩ như thời trang,
mỹ phẩm, xe hơi, du lịch… vẫn được các doanh nghiệp chú trọng quảng cáo trên tạpchí khá nhiều Theo qua điều tra cho thấy 70% ngân sách quảng cáo báo dành cho 5báo và tạp chí có số lượng đọc giả lớn nhất nước là: Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Bóng
Đá, Công An TP Hồ Chí Minh và Tiếp Thị Gia Đình
c) Quảng cáo trên radio: Radio là phương tiện đóng vai trò bổ trợ và tăng
cường tính hiệu quả của quảng cáo trên truyền hình Đặc biệt trong những năm vừaqua phong trào “Người Việt dùng Hàng Việt” đã lan rộng khắp nơi len lỗi vào cácvùng nông thôn, thì hình thức quảng cáo trên Radio đã trở nên quan trọng Vì dân sốnông thôn ở nước ta hiện nay vẫn chiến đến 70,4%, một thị trường tiêu dùng Tuyvậy, radio cũng có những nhược điểm rất điển hình, đó là không có hình ảnh, và do
đó khá thụ động trong việc nghiêm cứu bản chất người tiêu dùng; thêm nữa hoạtđộng truyền hình hiện nay đang phát triển, ngày nay chỉ có người dân ở tỉnh xa,những người không có khả năng mua tivi thì mới chịu nghe radio Đó chính là một
số nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chỉ dành có 0,6% ngân sách cho phươngtiện này
d) quảng cáo trực tuyến: Trong thời buổi hiện đại với tầng suất dùng Internet
tăng cao như ở Việt Nam, quảng cáo online vẫn không được doanh nghiệp chútrọng Họ chỉ dành 0,4% ngân sách quảng cáo cho loại hình này, một sự đầu tư quáthấp Nguyên nhân là do quảng cáo trực tuyến Việt Nam vẫn ở giai đoạn bắt đầu, thịtrường Việt Nam chưa có những công cụ khả dĩ có thể đo lường hiệu quả của nhữngchiến dịch quảng cáo trực tuyến Do đó, các doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến
Trang 21loại hình quảng cáo này Tuy nhiên chúng ta cũng có thể hiểu là các mặt hàng tiêudùng phần lớn do các bà nội trợ quyết định mua Họ thì không bao giờ lướt net, vậyquảng cáo trên Internet cũng không mang lại được gì.
e) Quảng cáo qua các phương tiện khác:
* Quảng cáo Outdoor: gồm bảng, biển, pano, băng rôn, màn hình đặt nơi
công cộng, vật phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông,vật thể di động trên đường quốc lộ ra vào nội thành, với mục tiêu tản rộng khắpcác cửa ngõ hay trên xe Bus nhiều người dân đi lại Công ty thường sử dụng hìnhthức quảng cáo này thường có các sản phẩm gắn bó với người tiêu dùng hàng ngày,
như dầu ăn, nước suối hay dầu gội đầu … Quảng cáo này được nhiều doanh nghiệp
đưa vào quảng bá là do sự linh hoạt tuyệt đối, khả năng được nhận biết bởi số đông
rất cao và tính hợp lý về mặt chi phí khi so sánh với những phương tiện truyền thôngnhư tivi và báo chí
Quảng cáo trên xe buýt đang tỏ ra là một trong những kênh quảng cáo ngoàitrời hiệu quả nhất vì các tuyến xe buýt được quy hoạch ở các tuyến giao thông quantrọng nhất của thành phố, sao cho việc phục vụ sự đi lại của mọi người tối ưu nhất,
xe Bus có mặt khắp mọi nơi mọi người đi làm, vui chơi, mua sắm… Thời gian hiệndiện ngoài đường của mỗi xe là hơn 15 giờ mỗi ngày; và tại Hà Nội và thành phố HồChí Minh cứ trung bình 5 phút thì có một chuyến xuất phát, ở các bến; các hình ảnhđược thiết kế ở hai bên hông xe, ngay tầm mắt người đi đường, bất kể là họ đang đitrong ô tô, xe máy, hay đi bộ Những thương hiệu lớn đã đặt quảng cáo trên xe buýttại Việt Nam là Coca-Cola, LaVie, Kinh Đô, Motorola, Neptune, ACB Bank, RedBull, Orien
* Quảng cáo qua vé: Vé một kênh quảng cáo mới xuất hiện đầu năm 2009.Hàng triệu tờ vé số, vé xe được phát hành mỗi ngày tương đương với lượng đốitượng tiếp cận không hề nhỏ chính là tiềm năng phát triển cho hình thức quảng cáotrên vé Hình thức quảng cáo này được nguyên nhân là do các doanh nghiệp muốntận dụng mọi không gian, phương thức quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình