1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

25 703 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 31,92 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. Thực trạng của hoạt động quảng cáo trong các doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam. 1. Doanh số quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam. Từ năm1986 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đẫ từng bước phát triển. Hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều,đa dạng về chủng loạI. Nhu cầu của kách hàng ngày càng cao cả về số lượng, chất lượng hàng hoá lẫn chất lượng phục vụ. Năm 1994, doanh số quảng cáo tăng 483,3% so với năm 1993. Đến năm 1995 doanh số quảng cáo tăng 1075% so với năm 1993. Như vậy tốc độ tăng không đáng kể bởi mức độ tăng năm 1994 là quá caophần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đã gặp phải một số khó khăn đáng kể. Sang năm 1996, doanh số quảng cáo tăng nhanh: đạt 2258%so với năm 1993 và đạt 192% so với năm 1995. Các doanh nghiệp đã giành một khoảng ngân sách nhất định cho hoạt động quảng cáo. Sang năm 1997 doanh số quảng cáo lạI tiếp tục tăng nhanh: đạt 3733% so với năm 1993 và 165% so với năm 1996. Sang năm 1998, do khủng hoảng tiền tệ ở Châu á, rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI ngừng quảng cáo ở Việt Nam. ĐIều này làm ho doanh số quảng cáo ở Việt Nam giảm mạnh (tới 75%). Tuy nhiên, trong thời gian này, doanh số quảng cáo thu được từ doanh nghiệp Việt Nam vẫn được duy trì và có phần gia tăng do Việt Nam ít bị ảnh hưởng bởi cơn bão tiền tệ. Sang năm 1999 kinh tế các nước dần được khôI phục, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoàI lạI từng bước phát triển, doanh số quảng cáo lạI tăng lên là 116 triệu USD, tăng 6% so vói năm 1998. Chính đIều này đã cho thấy các doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam đã ngày càng quan tâm đến quảng cáo.theo số liệu đIều tra, hiện nay có khoảng 83,7% trong tổng số các doanh nghiệp đã tham gia quảng cáo dưới các hình thức khác nhau. Trong đó, có khoảng 20% trong số họ đã từng quảng cáo ở nước ngoài. Biểu 1: Doanh số quảng cáo ở Việt Nam Nguồn: SRG Việt Nam và ACNielsel Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Doanh số- triệu USD 12,0 70,0 141,0 271,0 448,0 109 116 Tốc độ tăng(so với 1993)(%) 100,0 483,3 1075,0 2158,0 3633,3 808 866 Tốc độ tăng theo năm 100,0 483,3 101,4 92,2 65,3 -75,6 6,00 2. Các loại hình quảng cáo ở Việt Nam. Trong tổng doanh số về quảng cáo nói trên, phần đóng góp chủ yếu thuộc về các công ty nước ngoài. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoàI rất quan tâm đến quảng cáo. Họ chi phí nhiều do quảng cáo mặc dù giá cả khi họ tham gia quảng cáo cao hơn nhiều so với giá cả quảng cáo giành cho các doanh nghiệp trong nước. Tiếp đó doanh nghiệp sản xuất rồi mới đến các doanh nghiệp thương mạI – dịch vụ. Những số liệu trên mới chỉ thể hiện được con số quảng cáo của các doanh nghiệp thông qua các tổ chức dịch vụ quảng cáo. Trong khi đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều cách khác nhau để quảng cáo. Tự quảng cáo là cách thức các doanh nghiệp có thể áp dụng. Hiện nay các doanh nghiệp tự quảng cáo thông qua việc in ấn, phát hành tờ rơI quảng cáo để giới thiệu khách hàng về công ty, về sản phẩm, quảng cáo tạI nơI bán hàng, quảng cáo trên trang phục của các nhân viên tiếp thị. Với cách thức quảng cáo này, có đến 50,4 các doanh nghiệp thực hiện ở trong nước và 8,2% các doanh nghiệp thực hiện ở nước ngoài. Đối với các cách thức quảng cáo thông qua các phương tiện thông tin đạI chúng, các công ty quảng cáo trong nước, theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, có khoảng 34,7% các doanh nghiệp thuê các đơn vị, tổ chức trên làm dịch vụ quảng cáo cho mình. Tất nhiên đối với việc quảng cáo ở nước ngoài, con số này chỉ đạt 4,4%. Quảng cáo thông qua các công ty quảng cáo, các phương tiện truyền thanh truyền hình của nước ngoàI chiếm tỷ lệ rất thấp. Công nghệ quảng cáo của các công ty nước ngoàI rất hiện đại, tuy nhiên giá cả cũng rất cao. Trong khi đó, ở VIệt Nam, ngân sách giành cho quảng cáo còn rất thấp, các doanh nghiệp quảng cáo của Việt Nam chưa đủ sức để kinh doanh quảng cáo ở nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh hàng hoá ở nước ngoài phải thuê các doanh nghiệp nước ngoài quảng cáo. Tuy nhiên, con số này cũng còn rất nhỏ bé (28,6% trong tổng số các doanh nghiệp xuất khẩu thuộc ngành chế biến thực phẩm). NgoàI các cách thực trên, các doanh nghiệp còn có một số cách thức quảng cáo khác như quảng cáo qua công ty mẹ, qua quan hệ công tác, bạn bè. Các hình thức quảng cáo của doanh nghiệp của các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú. ở mỗi loạI hình quảng cáo khác nhau, số các doanh nghiệp tham gia cũng rất khác nhau. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do tính đặc thù của sản phẩm cần quảng cáo, mục tiêu của quảng cáo, loạI khách hàng mục tiêu mà người quảng cáo lựa chọn. Bên cạch đó, ngân sách dành cho quảng cáo của các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương tiện quảng cáo. Trong tổng số chi phí cho quảng cáo thì các doanh nghiệp đã đóng góp một phần không nhỏ. Hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng, làm cho hoạt đọng quảng cáo trên thương trương ngày càng sôI động. Năm 1993 số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn nhà hàng là 5.444 đơn vị; năm 1994 đã tăng lên đến 8.404 đơn vị; Năm 1995 có tới 9.297 doanh nghiệp hoạt động trong lĩch vực này. Trong số các doanh nghiệp kể trên, năm 1993 các doanh nghiệp kinh doanh có 1.419 doanh nghiệp nhà nước, 135 doanh nghiệp tập thể, 1.215 công ty trách nhiệm hữu hạn, 1299 doanh nghiệp tư nhân. Năm 1994, số doanh nghiệp nhà nước là 1.674 doanh nghiệp, số doanh nghiệp tập thể tăng lên đến 204 doanh nghiệpcác công ty trách nhiệm hữu hạn là 1.733 doanh nghiệp, số doanh nghiệp tư nhân tăng mạnh so với năm 1993 (4.778 doanh nghiệp). Trong thời kỳ này, chưa có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI nào tham gia kinh doanh trên thương trường. Sang năm 1996, hàng hoá kinh doanh trên thị trường càng phong phú, đa dạng. Kinh tế phát triển, nhu cầu tăng mạnh làm cho số các doanh nghiệp kinh doanh tăng lên với vận tốc nhanh hơn nhiêu so với trước: 1.778 doanh nghiệp nhà nước, 268 doanh nghiệp tập thể, 4535 công ty trách nhiệm hữu hạn, 8123 doanh nghiệp tư nhân, 130 doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài. Con số này sang đến những năm 1998,1999 còn cao hơn nhiều. Nhằm đẩy mạnh kinh doanh, các doanh nghiệp đã không ngừng quảng cáo và sử dụng hầu hết các phương tiện quảng cáo bên ngoàI hệ thống và các phương tiện quảng cáo bên ngoàI hệ thống kinh doanh. 3. Các phương tiện quảng cáo bên trong hệ thống kinh doanh hiện nay dược các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng như: Quảng cáo trên biển hiệu, băng rôn, áp phích, quảng cáo bằng tủ bán hàng, ô dù, máI hiên di độngquảng cáo thông qua nhân viên bán hàng. Quảng cáo bằng biển hiện là phương tiện quảng cáo quan trọng. Nó là hình thức quảng cáo xuất hiện sớm nhất. Quảng cáo trên biển hiệu, áp phích là những phương tiện phổ biến hiện nay mà các doanh nghiệp sử dụng, đặc biệt là hệ thống bán lẻ. Hiện nay, gần như tất cả các doanh nghiệp kinh doanh ở Việt Nam đều có biển hiệu để quảng cáo tên, biểu tượng của doanh nghiệp. Các biển hiệu này được thuê hoặc tự làm và gắn ở trước trụ sở làm việc, trước cửa quầy hàng, cửa hàng của doanh nghiệp. Hình thức bên ngoàI về kích cỡ, vật liệu sử dụng và nội dung cơ bản trên biển hiệu cũng rất khác nhau. Có doanh nghiệp sử dụng biển hiệu sơn, có doanh nghiệp sử dụng biển hiệu đèn, có doanh nghiệp sử dụng biển hiệu đIửn tử… Những biển hiệu to, đa dạng, dễ thu hút sự chú ý nhất thuộc về biển hiệu của các cửa hàng, cửa hiệu kinh doanh bán lẻ. Để quảng cáo bằng biển hiệu, các doanh nghiệp thường thuê các đơn vị dịch vụ thiết kế quảng cáo làm biển hiệu cho mình. LoạI biểh hiệu đIửn tử đang được các doanh nghiệp sử dụng phổ biến ở nước ta. Băng rôn là một phương tiệh quảng cáo được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Thông thường, phương tiện quảng cáo này được sử dụng trong một thời gian nhắn. Vídụ quảng cáo cho chiến dịch khuyến mạI, quảng cáo cho khai trương, quảng cáo cho sản phẩm mới. Quảng cáo qua phương tiện này tuy rẻ nhưng lượng khách hàng mục tiêu thu nhận được thông tin không nhiều. Hình thức này thường được sử dụng ở các siêu thị, các cửa hàng nhỏ, lẻ. Hiện nay, các doanh nghiệp thường treo băng rôn bằng cách buộc vào gốc cây ở hai bên dường. Quảng cáo bằng áp phích cũng là một loạI quảng cáocác doanh nghiệp hay sử dụng. Tuy nhiên, hình thứcnày thường được sử dụng tạI các của hàng và quầy bán hàng. Quảng cáo qua nhân viên bán hàng là cách thức dược sử dụng nhiêu nhất trong các doanh nghiệp.Những nhân viên bán hàng, với những trình độ hiểu biết về hàng hoá, về tâm lý khách hàng họ đã khéo léo quảng cáo sản phẩm cho doanh nghiệp, giới thiệu đặc tính của sản phẩm, cách thức sử dụng sản phẩm…Cách thức quảng cáo này tuy không thực hiện được trên diện rộng nhưng độ thuyết phục lạI cao. Hiệu quả thương mại. Nhiệm vụ của quảng cáo Thông Tin Hiện nay, đàI phát thanh và truyền hình trở thành phương tiện quảng cáo được các doanh nghiệp trong và ngoàI nước ưa chuộng. Quảng cáo qua đàI phát thanh, các doanh nghiệp đã và đang sử dụng khoảng 59 đàI phát thanh của các tỉnh,thành phố, 228 đàI phát thanh của huyện và thị trấn. ĐàI tiếng nói Việt Nam là phương tiện quảng cáo có thể truyền thông tin đến được với trên 70% dân số cuả cả nước và nhiều nước trên thế giới. Người tiêu dùng Việt Nam có thể nhận thông tin quảng cáo từ 4 kênh phát thanh chính: 2 kênh AM trong nước, 1 kênh FM 1 kênh SW. Trong đó có kênh phát sóng bằng 13 thứ tiếng trên thế giới, SW phát sóng 24/24 giờ trong một ngày. Tuỳ thuộc vào thị trường mục tiêu của từng doanh nghiệp, các doanh nghiệp lựa chọn cho phù hợp. FM là kênh có chất lượng âm thanh tốt và trung thực nên nó được sử dụng để truyền tin tức và ca nhạc quốc tế. Lợi thế của kênh này là phát được đi xa. Hiện nay kênh này đã đến được với đông đảo khán giả nghe đài ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp dân cư trên các khu vục khác nhau kể cả vùng núi và hải đảo. Khi sử dụng phương tiện quảng cáo là đài phát thanh, các doanh nghiệp không cần phải có một ngân sách quảng cáo lớn bởi quảng cáo thông qua đài truyền thanh có giá tương đối rẻ so vói quảng cáo trên các phương tiện truyền hình (nếu giá cao nhất cho quảng cáo 30 giây trên truyền hình là 5.400.000đ thì giá cao nhất cho quảng cáo trên đài phát thanh cũng chỉ khoảng 800.000đ/phút). Tần số phát sóng cao, thời gian chờ đợi để được phát chương trình quảng cáo ngắn, dễ dàng sửa đổi nội dung khi cần thiết. Thiết kế một thông điệp quảng cáo trên truyền thanh đơn giản hơn nhiều so với thiết kế một chương trình quảng cáo trên truyền hình ( xem biểu số 3). Biểu số 3: Giá quảng cáo trên một số đài phát thanh lớn trên cả nước việt nam TT Đài phát thanh Giá chi doanh nghiệp trong nước(đồng) Giá cho doanh nghiệp liên doanh Giá cho doanh nghiệp nước ngoài 1 TP.HCM 600.000-800.000 80-160 USD 120-240USD 2 Tiếng nói VN 300.000 600.000đ 150USD 3 Cần Thơ 50.000-80.000 100.000-150.000đ 200.000-300.000đ 4 Hải Phòng 20.000-30.000 40.000-60.000đ 60.000-100.000 5 Quảng Nam Đà Nẵng 150.000 200.000 250.000-300.000 Nguồn: Báo giá của các đài phát thanh thành phố HCM, Cần Thơ, Tiếng nói Việt Nam, Hải Phòng, Quảng Nam Đà Nẵng Bên cạnh những mặt mạnh đó quảng cáo trên truyền thanh có những yếu điểm nhất định làm hạn chế việc quảng cáo của các doanh nghiệp. Thứ nhất: quảng cáo trên truyền thanh chỉ sử dụng được âm thanh mà không sử dụng được hình ảnh, mầu sắc. Do đó, sức lôi cuốn đối tượng truyền tin bị hạn chế. Thứ hai: Với sự gia tăng của số lượng vô tuyến được sử dụng trong dân cư, sự gia tăng của các đài truyền hình, sự gia tăng của các kênh truyền hình, gời phát sóng trên truyền hình, số lượng người nghe đài cũng giảm đi và thời gian nghe đài của thính giả cũng bị thu hẹp lại.Chính vì vậy, lượng thính giả nhận thông tin từ thông điệp quảng cáo cũng giảm đáng kể. Quảng cáo trên đài phát thanh ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chất lượng. Quảng cáo trên đài phát thanh có giá rẻ, thời lượng phát sóng cao, đến với người tiêu dùng cả ở những nơi xa xôi hẻo lánh. Chương trình truyền thanh có chất lượng ngày càng cao đã gây được sự chú ý nhiều hơn của người tiêu dùng. Từ năm 1993, đài truyền hình Việt Nam trở thành phương tiện quảng cáo thông dụng và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Hầu như nhân dân ở các thành phố, thị xã, thị trấn của Việt Nam đều đã được xem các kênh truyền hình Việt Nam. Đến năm 2001 dự kiến 90% dân số được xem truyền hình. Nhận biết được lợi thế quảng cáo qua truyền hình, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp thương mại nói riêng sử dụng truyền hình để quảng cáo ngày càng nhiều. Hiện nay ở Việt Nam các doanh nghiệp có thể quảng cáo trên đài truyền hình trung ương hoặc đài truyền hình của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Truyền hình ngày càng trở thành thông tin đại chúng được công chúng ưa chuộng. Quảng cáo qua truyền hình có ưu điểm hơn nhiều so với quảng cáo qua đài phát thanh. Do đó, đài truyền hình Việt Nam đã thu hút được đông đảo các doanh nghiệp quảng cáo. Tuy nhiên, từ năm 1993 đến nay, trong kết quả nghiên cứu của những công ty chuyên nghiên cứu thị trường cho thấy chỉ có năm 2001 thời lượng quảng cáo trên truyền hình của các doanh nghiệp đứng trong top ten của các hàng quảng cáo trên truyền hình. Biểu 4: 10 ngành hàng quảng cáo nhiều trên truyền hình. TT Năm 2000 Năm 2001 Ngành hàng Số lần Ngành hàng Số lần 1 Nước ngọt 1253 Nước ngọt 6872 2 Bia 3168 Bia 7471 3 Bánh kẹo 850 Bánh kẹo 789 4 Sữa bột 468 Sữa bột 560 5 Kem đánh răng 520 Kem đánh răng 674 6 Mì ăn liền 645 Mì ăn liền 912 7 Dầu gội đầu 4956 Dầu gội đầu 8043 8 Bột giặt 2654 Bột giặt 4403 9 Trà 456 Trà 578 10 Ti vi 635 Ti vi 721 Nguồn: SRG Việt Nam Năm 2002 thời lượng quảng cáo trên truyền hình của các loại cửa hàng kinh doanh cũng tăng lên, nhưng tốc độ tăng không cao bằng các ngành hàng khác. Hơn nữa, các doanh nghiệp ngày càng sử dụng đa dạng các phương tiện quảng cáo như báo, tạp chí và quảng cáo qua băng rôn… Chính vì vậy,cho đến nay, các cửa hàng kinh doanh không còn trong danh sách top ten các ngành quảng cáo trên truyền hình. Qua số liệu điều tra, 10 doanh nghiệp chi phí cho quảng cáo qua đài truyền [...]... mình Thời báo kinh tế, báo Thương Mại, báo Lao Động, báo Đầu tư, báo Hà Nội mới, tạp chí tiếp thịquảng cáo, tạp chí Công nghiệp, tạp chí Thương mại được nhiều doanh nghiệp thích dùng Các doanh nghiệp bán buôn, bán hàng công nghiệp thường quảng cáo trên các tạp chí, báo chuyên ngành như báo Thương mại, tạp chí Thương mại, tập san thông tin kinh tế Các doanh nghiệp bán lẻ thương quảng cáo trên c*****************************************************************... biển quảng cáo tấm lớn năm 1998 tăng gấp đôi Chi phí quảng cáo ngoài trời ở Việt Nam khoảng 37 triệu USD Chi phí của các doanh nghiệp để quảng cáo tấm lớn qua VINEXAD tăng lên qua các năm Thông thường, các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá nhập khẩu, làm đại lý cho các hãng ở nước ngoài mới sử dụng pano tấm lớn để quảng cáo 4 Quyết định về thông tin quảng cáo Sau khi xác định những nhiệm vụ quảng cáo. .. doanh nghiệp cũng cần xác định rõ đối tượng nhận tin và chi phí quảng cáo, xác định thời gian bắt đầu, thời điểm kết thúc, số lần lặp lại của quảng cáo Thực hiện quảng cáo Sau khi đã thực hiện tốt các công việc trên doanh nghiệp sẽ bắt tay vào công việc quảng cáo tuỳ theo điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp có thể tự tiến hành hoặc thuê các doanh nghiệp khác thực hiện 3 Kiểm tra và đánh giá hiệu quả của. .. răng P/S, bột giặt Ômô, dầu gội đầu Double- Rich Hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ nhiều cho hoạt động bán hàng của doanh nghiệp Biểu 5: Đơn giá quảng cáo trên truyền hình Hà Nội TT Giờ phát sóng Giá cho doanh nghiệp trong nước Giá cho doanh nghiệp liên doanh và nhà nước Ngày thường 1 Ngoài bản tin & chuyên đề 6h00-9h00 550 2.320 2 Trong phim & giải trí trưa 8h00-12h00 852 4.297... của các doanh nghiệp ngày càng gia tăng và sự thay đổi đó tuỳ theo từng ngành hàng, tuỳ theo tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và ngoài nước.Những năm trước đây, các chương trình quảng cáo trên truyền hình phần lớn là do các doanh nghiệp tự xây dựng hoặc đi thuê các công ty thết kế quảng cáo dàn dựng, việc thuê đài hình là chỉ thuê kênh phát mà thôi, bởi lẽ quảng cáo của các doanh nghiệp. .. quyết định phân bổ kinh phí ngân sách cho những loại hình chính Ví dụ: Khi xâm nhập thị trường vói một loại bánh bích quy mới, công ty có thể dành 30 triệu đồng cho quảng cáo ban ngày trên mạng lưới truyền hình, 20 triệu đồng cho quảng cáo trong các tạp chí phụ nữ và 10 triệu đồng cho quảng cáo trên báo hàng ngày ở 20 thị trường chính Chu trình quảng cáo Chuẩn bị quảng cáo: Trong bước này doanh nghiệp. .. năm 2000 tỷ lệ trên đã là 6,9% Quảng cáo trong lĩnh vực này đang từng bước thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp Đây là một phương tiện quảng cáo hữu hiệu nhưng nó chưa được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam Các doanh nghiệp Việt Nam đang quảng cáo trên Internet phần lớn là các doanh nghiệp kinh doanh hàng điện tử, vi tính Mức độ thu hút đối tượng nhận thông tin quảng cáo chưa cao bởi số lượng người... chọn hình thức quảng cáo Trong thực tế những hình thức thông dụng đó là: + Quảng cáo thường xuyên liên tục: Quảng cáo theo định kỳ là hình thức quảng cáo sau một thời hạn nhất định thì nhắc lại nhằm để củng cố và tái hiện những chương trình quảng cáo cũ mà qua thời gian có thể đã bị các hình thức quảng cáo khác lấn át Thường thường khi sử dụng hình thức quảng cáo này thì sau mỗi lần quảng cáo người ta... tiện quảng cáo phải trả lời được câu hỏi “Nên sử dụng phương tiện quảng cáo nào và phối hợp giữa chúng ra sao” để truyền tải hết nội dung quảng cáo và đạt được mục đích của quảng cáo Khi tiến hành lựa chọn phương tiện người ta cần căn cứ vào: Đặc điểm của đối tượng quảng cáo Đặc điểm tâm lý và điểm thu nhận thông tin của khách hàng Điều kiện truyền tin Hiệu qủa của quảng cáo Khả năng của quảng cáo. .. giá của thông tin cần quảng cáo Chỉ cần thay đổi lạI chút ít cách bàI trí các yếu tố là có thể tăng khả năng thu hút sự chú ý của nó Những quảng cáo có kích thước lớn dễ thấy hơn nhiều, mặc dù sức hấp dẫn của nó không nhất thiết là tăng tỷ lệ với giá Quyết định về các phương tiện quảng cáo Nhiệm vụ tiếp theo của doanh nghiệp muốn quảng cáo là lựa chọn phương tiện truyền tin để đăng tải thông tin quảng . PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. Thực trạng của hoạt động quảng cáo trong các doanh nghiệp kinh. qua các tổ chức dịch vụ quảng cáo. Trong khi đó, các doanh nghiệp có thể sử dụng rất nhiều cách khác nhau để quảng cáo. Tự quảng cáo là cách thức các doanh

Ngày đăng: 26/10/2013, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

các hình thức khác nhau. Trong đó, có khoảng 20% trong số họ đã từng quảng cáo ở nước ngoài. - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢNG CÁO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
c ác hình thức khác nhau. Trong đó, có khoảng 20% trong số họ đã từng quảng cáo ở nước ngoài (Trang 2)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w