1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHIẾN LƯỢC MARKETING NƯỚC MẮM PHÚ QUỐC HƯNG THÀNH TẠITHỊ TRƯỜNG PHÁP

31 26 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 638,99 KB

Nội dung

TIỂU LUẬN CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾTIỂU LUẬN PHÂN TÍCH 4P TRONG MARKETING MIXPHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH MARKETING CỦA SẢN PHẨM NƯỚC MẮM PHÚ QUỐC TẠITHỊ TRƯỜNG PHÁP ĐẦY ĐỦ TIỂU LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾTIỂU LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾTIỂU LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾTIỂU LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-*** -TIỂU LUẬN Môn học: Marketing quốc tế CHIẾN LƯỢC MARKETING QUỐC TẾ NƯỚC MẮM PHÚ QUỐC HƯNG THÀNH TẠI THỊ TRƯỜNG PHÁP

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, việc mua bán hàng hoá vượt qua ranh giới quốc gia đã không còn

xa lạ gì với nhiều người, thậm chí việc xuất khẩu hàng hoá quốc tế đã và đang trởthành xu hướng toàn cầu, có được sự quan tâm của mọi quốc gia Chính vì thế,không chỉ đơn giản là bán hàng hoá ra nước ngoài, việc có một kế hoạch hoàn chỉnh

để thế giới biết đến sản phẩm của mình rất quan trọng, đó cũng là lý do Marketingquốc tế ra đời

Nhắc đến ẩm thực Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến nước mắm

- một loại gia vị đặc trưng tạo nên hương vị độc đáo trong nhiều món ăn Việt Mongmuốn đưa nước mắm ra thị trường quốc tế cũng từ đó hình thành Cũng chính vìvậy, nước mắm Hưng Thành sau nhiều năm phát triển vững chắc tại thị trường trongnước, đã có chiến lược phát triển ra thị trường quốc tế, và tiêu biểu là thị trườngPháp

Bài tiểu luận của nhóm nghiên cứu chiến lược Marketing quốc tế của Công

ty TNHH Hưng Thành sang thị trường Pháp, qua đó có được cái nhìn đúng đắn vàtoàn diện nhất về chiến lược marketing quốc tế của nước mắm Hưng Thành, nhữngđiểm cần hoàn thiện và phát huy, bài học cho những công ty khác muốn phát triểnsản phẩm của mình ra thị trường quốc tế Bài tiểu luận gồm 4 chương chính:

Chương I: Giới thiệu về Công ty TNHH Hưng Thành.

Chương II: Phương thức thâm nhập và nghiên cứu thị trường Pháp của nước mắm

Hưng Thành

Chương III: Phân tích SWOT

Chương IV: Chiến lược Marketing Mix quốc tế của nước mắm Hưng Thành.

Qua bài tiểu luận này, nhóm 8 mong muốn cung cấp đến cho cô và các bạnnhững kiến thức, những góc nhìn, những bài học qua Chiến lược Marketing quốc tếcủa Công ty TNHH Hưng Thành, từ đó có thể có những giải pháp đóng góp chonước mắm Hưng Thành nói riêng và thị trường xuất khẩu quốc tế của Việt Nam nóichung

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 2

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU 5

KẾT LUẬN 30

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BẢNG BIỂU

1 Hình 4.1.1: Hình ảnh sản phẩm nước mắm Phú Quốc Hưng

Thành 35° 250ml

17

2 Hình 4.1.2: Hình ảnh sản phẩm nước mắm Phú Quốc Hưng

Thành 40° 250ml

17

3 Hình 4.1.3: Hình ảnh sản phẩm nước mắm Phú Quốc Hưng

Thành 35° 500ml

18

4 Hình 4.1.4: Hình ảnh sản phẩm nước mắm Phú Quốc Hưng

Thành 25° 650ml

18

5 Hình 4.1.5: Hình ảnh sản phẩm nước mắm Phú Quốc Hưng 19

Trang 4

Thành 35° 650ml

6 Hình 4.1.6: Hình ảnh minh họa kiểu dáng các sản phẩm nước

mắm được bày bán tại Pháp

20

7 Bảng 4.2.1: Bảng thống kê giá cả sản phẩm dựa trên dung tích

và độ đạm

23

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY HƯNG THÀNH

1.1 Giới thiệu chung:

Công ty TNHH Hưng Thành là một nhà sản xuất nước mắm cá cơm truyềnthống lâu đời, được thành lập từ năm 1895 Chuyên sản xuất các loại nước mắm từ

25 đến trên 40 đạm (g/l) (đạm tự nhiên của cá) theo quy trình sản xuất cổ truyền tạiđịa phương đảo Phú Quốc Chất lượng sản phẩm được đảm bảo bởi các chươngtrình quản lý chất lượng GMP, HACCP, SSOP Nước mắm Phú Quốc Hưng Thành

đã nhiều năm xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ, là doanhnghiệp sản xuất nước mắm đầu tiên ở Việt Nam được Bộ Thủy sản Việt Nam và liênminh Châu Âu cấp EU code NM 138, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêuchuẩn EU, được phép xuất khẩu nước mắm sang thị trường EU

Hưng Thành là một trong 10 đơn vị sản xuất nước mắm của Việt Nam đượccấp chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn vệ sinh quốc tế (HCCP).Thơm ngon, tinh khiết, nhiều dinh dưỡng, nước mắm Phú Quốc Hưng Thành đạtHuy chương vàng Hội chợ triển lãm quốc tế Thủy sản VN 9 năm liền 1999-2007

Trang 5

1.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của công ty:

1.2.1 Tầm nhìn thương hiệu:

Công ty TNHH Hưng Thành quyết tâm phấn đấu để trở thành biểu tượngniềm tin về sản phẩm sạch, an toàn và tốt cho sức khỏe, được người tiêu dùng nhớđến như là người bạn tin cậy, đồng hành cùng sức khỏe và những bữa cơm đậm đà,đầm ấm Giữ gìn và phát triển phương thức và cách làm nước mắm truyền thốngbền vững, làm cho bữa cơm gia đình thơm ngon, cho cuộc sống thêm đậm đà luôn

là mục tiêu hướng đến của Hưng Thành

1.2.2 Sứ mệnh của công ty:

- Giá trị cốt lõi của công ty là đưa nước mắm và các sản phẩm từ mắm tựnhiên, thơm ngon, an toàn đến tay người tiêu dùng Hưng Thành sẽ là ngườibạn tin cậy trong mỗi bữa ăn và cùng quý khách nâng niu sức khỏe và nhữnggiá trị truyền thống Công ty luôn ý thức cam kết và nỗ lực phấn đấu vì sứmệnh đó

- Hưng Thành xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quảcho các cán bộ và công nhân viên của công ty Ngoài ra, Hưng Thành cũng

sẽ tạo thêm những cơ hội để từng cá nhân có thể phát triển được hết năng lựccủa mình, đóng góp giá trị tạo nên những thành công và phát triển công tyngày càng lớn mạnh

- Hưng Thành luôn muốn mang lại cho khách hàng và đối tác những lợi íchhấp dẫn và lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược kinh doanh thuậnlợi Hưng Thành luôn đề cao tinh thần hợp tác cùng phát triển dựa trên sự tôntrọng và tin tưởng mang lại những giá trị thiết thực cho đối tác

- Thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm đối với xã hội, tham gia đóng góp tích cựcvào các hoạt động chia sẻ những khó khăn với cộng đồng vì một đất nướcgiàu mạnh và hạnh phúc

1.3 Giới thiệu chung về các sản phẩm nước mắm Phú Quốc Hưng Thành:

Hiện nay, công ty TNHH Hưng Thành đã cho ra mắt nhiều sản phẩm nướcmắm Phú Quốc với nhiều loại dung tích (can 20l; chai PET 4L, 2L, 1L; chai nhựa

Trang 6

4L, 2L, 1L; chai thủy tinh 650ml, 500ml, 250ml, 200ml), kiểu dáng (dễ cầm nắm,không bị trơn trượt, ) và độ đạm khác nhau ( 40°N, 35°N, 30°N, 25°N) tạo chongười tiêu dùng sự thuận tiện trong sử dụng

Nước mắm truyền thống Phú Quốc Hưng Thành được sản xuất mà không sửdụng màu hoặc hóa chất Công ty Nước Mắm Hưng Thành luôn áp dụng những tiêuchuẩn kiểm soát chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm gắt gao để đảm bảo antoàn và quyền lợi cho người tiêu dùng Cá được công ty sử dụng để làm nước mắm

là cá cơm Cá cơm có khoảng một chục loại nhưng chỉ có Sọc Tiêu, Cơm Ðỏ vàCơm Than mới cho chất lượng nước mắm tốt nhất Đặc điểm của 3 loại cá này là cóthân mềm, tiết ra độ đạm cao, khác với cá cơm miền Trung có thân cứng, độ đạmthấp hơn Cá cơm được các tàu cá của công ty đánh bắt tại ngư trường Phú Quốc

Cá được ướp với muối ngay trên boong tàu với tỷ lệ 100kg cá-30kg muối, sau đó sẽđược cho vào thùng 12 tấn và ủ trong 1 năm Khi nếm nước mắm Phú Quốc nguyênchất, khách hàng trước tiên cảm thấy tê đầu lưỡi, sau đó mới cảm nhận được vị mặnrồi vị ngọt đằm

1.4 Phương thức thâm nhập:

Công ty Hưng Thành đã thâm nhập vào thị trường Pháp bằng phương thứcphân phối trực tiếp: Qua các gian hàng triển lãm và các trang thương mại điện tửcủa Pháp Với phương thức thâm nhập này, Hưng Thành có thể tránh được nhữngchi phí thiết lập hoạt động sản xuất ban đầu, giúp doanh nghiệp đạt được đườngcong kinh nghiệm một cách nhanh hơn Sau đó công ty mở rộng thị trường bằngphương thức phân phối gián tiếp: Qua các hệ thống trung gian

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

2.1 Nghiên cứu về thị trường Pháp:

2.1.1 Môi trường chính trị- pháp luật:

Cộng hòa Pháp là một nước theo chế độ Nghị viện-Tổng thống Pháp là nước

có truyền thống nắm quyền kiểm soát cao các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế

Chính trị Pháp có đặc trưng bởi sự đối đầu chính trị giữa hai phe: cánh tả, tậptrung quanh Đảng Xã hội chủ nghĩa Pháp, một đảng trung tả và cánh hữu tập trung

Trang 7

quanh Đảng Tập hợp vì nền Cộng hoà Tuy nhiên, Pháp vẫn được coi là một thịtrường hấp dẫn bởi tình hình chính trị ổn định, các Đảng phái cũng tạo nhiều ưu đãicho các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tiếp cận, mở rộng kinh doanh xuất khẩuthành công tại thị trường Pháp cần nắm bắt, tìm hiểu kỹ những quy định về thươngmại của Pháp, bởi những quy định này thường rất khắt khe trước khi đưa hàng hóavào Doanh nghiệp Việt Nam mới lần đầu xuất khẩu sang Pháp nên tìm một công ty

tư vấn hoặc một nhà phân phối của Pháp để làm đối tác Cụ thể các doanh nghiệpViệt Nam cần phải lưu ý một số vấn đề về pháp lý sau:

- Thứ nhất, khi đưa sản phẩm hàng hóa vào thị trường Pháp cần tìm hiểu kỹ vềthủ tục hải quan và chế độ thuế Doanh nghiệp phải xác định xem hàng hóacủa mình nằm trong danh mục hải quan nào, cần hiểu rõ và tuân thủ nhữngquy định về thông tin bắt buộc, xác định xuất xứ của hàng hóa

- Thứ hai, doanh nghiệp phải xác định xem kênh tiêu thụ hàng hóa của mìnhtại Pháp sẽ được tiến hành thông qua các đại lý bán hàng hay ký hợp đồngphân phối với một nhà phân phối chuyên nghiệp Tiếp đến là điều khoản giảiquyết tranh chấp nên ghi rõ trong hợp đồng sẽ lựa chọn tòa án nào, trung tâmtrọng tài quốc tế nào và chọn luật của nước nào để xử lý vụ việc

- Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam đã hoặc đang có ý định xuất khẩu nhiềuhàng hóa vào Pháp và châu Âu thì nên thành lập cơ sở tại Pháp thông quahình thức mở văn phòng đại diện, chi nhánh công ty hoặc thiết lập một liêndoanh với đối tác Pháp

2.1.2 Môi trường kinh tế:

Pháp là nước có nền kinh tế đứng thứ 6 trên thế giới theo tỷ giá trao đổi trênthị trường sau Mỹ, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Anh Đứng thứ 8 trên thế giới theosức mua tương đương Pháp là một trong những nước có tỷ lệ nghèo đói, tỉ lệ bấtbình đẳng trong thu nhập thấp nhất trong các nước có nền kinh tế lớn Nước Pháp làmột nước có nền kinh tế hiện đại trong đó điểm đặc trưng là việc sở hữu nhà nước,điều đó có ảnh hưởng đến một số ngành trong cơ chế thị trường

Trang 8

Về thu hút đầu tư nước ngoài, Pháp là địa chỉ thu hút đầu tư nước ngoài hấpdẫn, đứng thứ 7 thế giới, thu hút hơn 49,8 tỷ USD (2019) vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài và đứng thứ 2 Châu Âu, sau Hà Lan, trước Ai-len, Đức, Ba-Lan và Hung-ga-

ri

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính, tổng thu nhập quốc dân (GDP) của Phápnăm 2020 là 2,51 nghìn tỷ USD, thu nhập quốc dân đầu người: 43.600 USD

2.1.3 Môi trường văn hóa- xã hội:

Pháp là một trong những cái nôi văn hóa của châu Âu, nền văn hóa Phápđược xây dựng và phát triển qua hàng ngàn năm cùng với dòng phát triển lịch sử đấtnước từ hàng trăm năm trước Công nguyên Nền văn hóa đồ sô, độc đáo này vẫntiếp tục được người Pháp bảo tồn và gìn giữ cẩn thận

Một ngày mới của người Pháp thường được bắt đầu bằng bữa điểm tâm nhevới bánh mỳ, trứng ốp lết, bơ và giăm bông Đồ uống thường là cà phê đen, cà phêsữa nóng Người Pháp thích ăn những món ăn được trang trí tỉ mỉ, để ý kỹ lưỡngtrong việc tạo sự hấp dẫn với thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên Họ cầu kì trongcách chế biến món ăn, đặc biệt quan tâm đến thứ nước sốt đi kèm với món ăn củamình

Pháp có nghệ thuật ẩm thực phong phú Sự nổi tiếng đó không dựa trêntruyền thống lâu đời mà là ở sự thay đổi liên tục Người Pháp thường dùng thựcphẩm đóng hộp và đông lạnh nhưng cuối tuần hay bữa tối thì lại dùng thực phẩmtươi sống

2.1.4 Môi trường nhân khẩu học:

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, dân số Pháp ước tính là 65.350.472người, đứng thứ 22 trên thế giới Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên là dương, đặc biệt

có hơn 700 nghìn trẻ em được sinh ra, ứng với tỷ suất sinh đẻ trên một phụ nữ là

2.02 (Theo https://danso.org/phap/ ).

Có thể thấy, xu hướng sống độc thân và hạn chế sinh đẻ của các quốc giaphát triển đang ngày một gia tăng Tuy nhiên, Pháp là một trong số ít các quốc giavẫn có tỷ lệ sinh đẻ khá cao so với các nước phát triển trên toàn thế giới Vì vậy,

Trang 9

người Pháp sẽ quan tâm hơn đến chất lượng bữa ăn cùng gia đình và việc nấu ăn tạinhà sẽ trở nên thường xuyên hơn.

Thêm vào đó, tuổi thọ của người Pháp khá cao Có thể nói, sức khỏe là mộtyếu tố được đề cao hàng đầu và chế độ ăn uống đóng một vai trò rất quan trọngtrong cuộc sống của người dân Pháp

2.1.5 Môi trường cạnh tranh:

Ngành công nghiệp sản xuất nước mắm đã đang và ngày càng phát triển.Không chỉ Việt Nam mà một số các quốc gia khác cũng tham gia vào ngành côngnghiệp này Thái Lan là một trong những đối thủ cạnh tranh đáng chú ý của doanhnghiệp Việt Nam

Nước mắm Việt Nam và Thái Lan có nhiều điểm khác biệt Tuy nhiên, nổibật nhất là về mùi hương sản phẩm Nước mắm xuất khẩu Thái Lan được biết đếnvới mùi hương không quá nồng, nhe hơn so với mùi hương của nước mắm từ doanhnghiệp Việt Nam Đây có thể là một thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam, khitiếp cận người tiêu dùng tại thị trường Pháp

2.2 Quan hệ kinh tế- chính trị giữa Việt Nam và Pháp:

2.2.1 Quan hệ chính trị:

Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ ngày 12/4/1973.Hai nước đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển quan hệ từ sau khi Việt Nam thốngnhất đất nước cho đến nay, thể hiện trong các chuyến thăm cấp cao của hai nước Vềphía Pháp, đã có nhiều chuyến thăm cấp nguyên thủ quốc gia sang Việt Nam: Tổngthống Mitterrand thăm Việt Nam năm 1993, Tổng thống Chirac thăm Việt Nam năm

1997 và 2004 (nhân Hội nghị thượng đỉnh lần thứ VII các nước nói tiếng Pháp – sựkiện này đã đánh dấu sự hợp tác “chắc chắn và chân thành”, khẳng định vị thế củaViệt Nam trong mối quan hệ song phương, cùng có lợi với Cộng hòa Pháp); Thủtướng Fillon tháng 11/2009, Tổng thống Francois Hollande năm 2016 và Thủ tướngÉdouard Philippe năm 2018 Về phía Việt Nam: Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Phápnăm 1993, Thủ tướng Phan Văn Khải năm 1998, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thămPháp năm 2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Pháp năm 2002, Tổng Bí thư

Trang 10

Nông Đức Mạnh thăm Pháp năm 2005, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng năm 2007,

2013, 2015 và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2018,

Việt Nam và Pháp cũng đã xây dựng nhiều cơ chế hợp tác, đáng lưu ý có:

- Đối thoại chiến lược an ninh quốc phòng giữa 2 Bộ Ngoại giao, Bộ Quốcphòng Việt Nam và Pháp, do Bộ Ngoại giao chủ trì, họp thường kỳ hai năm một lần.Kỳ họp lần thứ 5 đã diễn ra tại Việt Nam từ ngày 15-16/3/2012 Trong Tuyên bốchung quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Pháp (9/2013), hai bên đã thống nhấtnâng lên cấp Thứ trưởng

- Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế: Là cơ chế sát nhập Hội đồng cấpcao vì sự phát triển hợp tác kinh tế Việt – Pháp và Diễn đàn kinh tế tài chính Việt –Pháp, do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại thươngPháp đồng chủ trì và họp phiên đầu tiên ngày 09/4/2013 Phiên họp lần thứ 4 diễn ratại Paris tháng 7/2016 Đây là cơ chế nhằm thảo luận các vấn đề chung trong hợptác kinh tế hai nước, cũng như các dự án kinh tế song phương cụ thể

2.2.2 Quan hệ kinh tế:

Quan hệ kinh tế thương mại Pháp - Việt nằm trong khuôn khổ đối tác chiến

lược song phương được ký kết vào tháng 9 năm 2013 Tiếp sau chuyến thăm của

Tổng thống cộng hòa Pháp vào tháng 9 năm 2016, hai nước đã nhất trí về sự cầnthiết trong việc tăng cường quan hệ kinh tế Năm 2017, Pháp đứng thứ 3 trong cácnước châu Âu (sau Hà Lan và Anh) và đứng thứ 16 trong tổng số 114 quốc gia vàlãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 512 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tưđăng ký đạt 2,8 tỷ USD Việt Nam là một trong ít nước được hưởng cả 3 kênh việntrợ tài chính của Pháp Pháp hiện là nhà tài trợ ODA lớn của Việt Nam Pháp camkết viện trợ cho Việt Nam tập trung vào 4 lĩnh vực ưu tiên: xây dựng cơ sở hạ tầngkinh tế xã hội; chuyển giao công nghệ; phát triển nông nghiệp và công nghiệp (điệnnăng, năng lượng sạch và công nghệ chế biến); phát triển lĩnh vực tài chính ngânhàng

Pháp là đối tác Châu Âu thứ 3 của Việt Nam (sau Đức và Anh) Trao đổithương mại hai chiều, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Pháp chủ yếu là giày dép,hàng dệt may, hàng hải sản, sản phẩm đá quý và kim loại quý Ngoài những hoạt

Trang 11

động thương mại song phương giữa hai nước, Pháp còn tích cực ủng hộ Việt Namgia nhập WTO, ký kết Hiệp định hợp tác với EU,… Sự ủng hộ này là cơ sở chotriển vọng hợp tác kinh tế bền chặt hơn nữa giữa Việt Nam và Pháp nói riêng cũngnhư giữa Việt Nam và EU nói chung.

Xu hướng toàn cầu hóa và tự do thương mại ngày càng phát triển hiện nay đãđem lại rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp muốn mở rộngkinh doanh tại thị trường nước ngoài Phân tích SWOT giúp doanh nghiệp HưngThành phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong nội bộ công ty, đồng thời xác địnhđược những cơ hội và thách thức doanh nghiệp sẽ gặp phải tại thị trường Pháp Từ

đó, doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược Marketing phù hợp cho sản phẩmnước mắm Phú Quốc của mình tại đất nước này

3.1 Cơ hội (Opportunities):

- Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam nằm ở phía Tây Nam Vị trí địa

lý này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt cá cơm và sản xuất nướcmắm tại Phú Quốc

- Dân số của Pháp vào năm 2021(Theo thống kê của Liên Hợp Quốc) là hơn

65 triệu dân với độ tuổi trung bình 46 Số lượng dân số không quá lớn khiếncho cạnh tranh trở nên gay gắt nhưng vừa đủ để tạo điều kiện kinh doanhphát triển cho công ty Hưng Thành Đồng thời, độ tuổi trung bình ở Pháp là

độ tuổi đã thành lập gia đình và thường xuyên nấu ăn Vì vậy, sản phẩm nướcmắm sẽ được tiêu thụ nhiều hơn

- Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng tại Pháp từ rất sớm vào những thập niên 1940

và rất được ưu thích Nước mắm Phú Quốc đã được đăng kí chỉ dẫn địa lýtrên toàn bộ EU vào năm 2013 Việc bảo hộ xuất xứ nước mắm Phú Quốc tại

EU giữa Việt Nam và Pháp đã đạt được thỏa thuận bước đầu Phía Pháp đãbảo hộ cho nước mắm Phú Quốc tại thị trường Pháp và cả EU năm 2002.Chính việc này đã tạo điều kiện cho việc chống hàng giả, hàng nhái của nướcmắm Phú Quốc tại thị trường Pháp Đồng thời, Hưng Thành là Doanh nghiệp

Trang 12

nước mắm đầu tiên ở Việt Nam được Bộ Thủy Sản và Liên Minh châu Âucấp EU Code : NM138, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩnchâu Âu và được xuất khẩu sang thị trường châu Âu mà với thị trường đầutiên tại Pháp.

- Thị trường Pháp có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển, có mối quan hệthân thiết hữu nghị với Việt Nam Đặc biệt trong bối cảnh thực thi Hiệp địnhThương mại tự do Việt Nam - Liên hiệp châu Âu (EVFTA), các hiệp địnhFTA thế hệ mới và các hiệp định trong WTO mà Việt Nam và Pháp là cácnước thành viên tạo điều kiện xuất khẩu ổn định mặt hàng nước mắm HưngThành

- Việc Pháp đặt tiêu chuẩn khắt khe đối với thực phẩm xuất khẩu sang nướcnày không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Namđẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm

- Việc đưa nước mắm đến thị trường Pháp nói riêng và thị trường EU nóichung là bước đầu, mang tính cơ bản, làm tăng độ nhận diện cho nước mắmHưng Thành, kể từ đó thúc đẩy quá trình đưa nước mắm lên các trang thươngmại điện tử như Amazon hay ebay,… Thương mại điện tử là xu thế tất yếutoàn cầu, cần đẩy nhanh quá trình thực hiện

- Tại châu Âu, nhất là Bắc Âu hiện nay đang có phong trào ăn thức ăn ViệtNam, Thái Lan do khẩu vị hấp dẫn, lại dùng ít dầu mỡ hơn người TrungQuốc và có nhiều rau xanh nên nguy cơ về bệnh tim mạch, cholesterol không cao Do đó, nước mắm sẽ có mặt nhiều hơn trong các món ăn củangười Pháp

3.2 Thách thức (Threats):

- Nguồn nguyên liệu cá cơm đang giảm Nguyên nhân do khai thác nhiều vànguồn tài nguyên dần cạn kiệt Nhiều doanh nghiệp phải khai thác ởCampuchia hay Thái Lan, điều này ảnh hưởng đến năng suất Bên cạnh đó,chất lượng cá cơm lẫn tạp có thể ảnh hưởng đến vị của nước mắm Điềuđáng ngại khác là thương lái Trung Quốc thu mua cá cơm với giá cao, khiếnnguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất gặp khó khăn

Trang 13

- Yêu cầu về pháp lý khắt khe: Doanh nghiệp khi xuất khẩu phải bảo đảm cáctiêu chuẩn bắt buộc như an toàn vệ sinh thực phẩm, quy cách về nhãn mác,chứng từ, thời hạn giao hàng … Do đó, doanh nghiệp cần chủ động nắm bắtyêu cầu của thị trường, hiểu rõ các quy định riêng, tập trung hơn nữa chothương hiệu và công nghệ từ đó làm tăng giá trị xuất khẩu và tạo ra giá trịkhác biệt cho sản phẩm, phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thị trường.

- Thị hiếu, phong cách tiêu dùng của mỗi nước khác nhau, trong khi đó hànghóa vào thị trường EU lại được lưu thông trên toàn bộ 27 nước Như vậy,việc tạo ra một sản phẩm và đưa sản phẩm vào được một nước và phải thíchứng với 26 nước còn lại là một thách thức không nhỏ đối với công ty

- Khẩu vị của người Pháp thiên về thanh đạm, dịu nhe Để không ngừng đápứng nhu cầu của thị trường khó tính như Pháp, bản thân công ty cũng phải tựmình đặt ra những thách thức, làm sao để giữ cho nước mắm không chỉ đảmbảo về chất lượng mà còn không ngừng nâng cao về cả chất lượng sản phẩm

và cả mẫu mã bao bì Đồng thời, tìm tòi các dạng nước mắm mới, thích nghivới thị trường

- Pháp là thị trường xuất khẩu tiềm năng không chỉ của Việt Nam mà còn củanhiều nước khác, tạo ra nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước lẫn ngoài nước(đặc biệt là Thái Lan), gây sức ép cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam.Đồng thời, trên thị trường Pháp còn xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái,hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng sản phẩm

- Có thể nói đối thủ nặng ký nhất với nước mắm truyền thống Việt Nam lànước mắm Thái Lan Nước mắm Thái Lan hầu hết là nước mắm công nghiệp

có lợi thế cạnh tranh hơn về giá đối với các sản phẩm nước mắm Việt Namtrên thị trường Pháp Đồng thời, nước mắm Thái Lan đã có hệ thống phânphối và bán lẻ lâu dài tại Pháp

3.3 Điểm mạnh (Strengths):

- Công ty TNHH Hưng Thành là một nhà sản xuất nước mắm cá cơm truyềnthống được thành lập từ năm 1895, với kinh nghiệm hơn 100 năm

Trang 14

- Nhà máy sản xuất nước mắm được đặt ở ngay trên đảo Phú Quốc Vì vậy, cácơm vừa đánh bắt sẽ được đưa vào chế biến khi còn tươi, tạo nên mùi vị đặctrưng của nước mắm Phú Quốc Hưng Thành.

- Sản xuất nước mắm theo quy trình sản xuất cổ truyền tại địa phương đảo PhúQuốc, chất lượng sản phẩm được đảm bảo bởi các chương trình quản lý chấtlượng GMP, SSOP, HACCP

- Hưng Thành là doanh nghiệp sản xuất nước mắm đầu tiên ở Việt Nam được

Bộ Thủy sản Việt Nam và liên minh Châu Âu cấp EU code NM 138, đảmbảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn EU, được phép xuất khẩunước mắm sang thị trường EU

- Thị trường xuất khẩu đa dạng với 60% sản lượng xuất khẩu vào 27 nước,trong đó thị trường EU 30%, Nhật 20%, Mỹ 20%

- Nguồn nhân lực có trách nhiệm, tận tâm và niềm đam mê trong công việc

- Năng lực sản xuất hiện tại trên 1 triệu lít/năm

3.4 Điểm yếu (Weaknesses)

- Ít mẫu mã, chưa đầu tư nhiều cho khâu thiết kế, sáng tạo mẫu Điều này làmtính hấp dẫn của sản phẩm bị giảm đáng kể

- Chưa nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng, nước mắm Phú Quốc HưngThành sản xuất ra chưa giảm được mùi nồng đặc trưng Đây là điểm yếu củanước mắm Phú Quốc nói chung khi cạnh tranh với nước mắm Thái Lan Đểthay đổi, doanh nghiệp cần truyền thông cho người tiêu dùng thế giới biếtrằng, nước mắm truyền thống phải có mùi đặc trưng và giữ đúng bản chấtcủa nó Nếu làm mất mùi nước mắm như cách của Thái Lan thì sẽ mất tínhđặc trưng của nước mắm, na ná nước mắm của Thái Lan, không có sự khácbiệt để cạnh tranh trên thị trường thế giới

- Chưa có kênh đại lý phân phối chính thức: Các khâu dịch vụ bán hàng như

mở hệ thống bán hàng, dịch vụ hậu mãi, dịch vụ lưu kho cũng còn yếu, hạnchế về tài chính nên chúng ta khó mở văn phòng đại lý hoặc có những kênhphân phối lớn ở nước ngoài nơi mà doanh nghiệp phải chịu đủ các loại chiphí hàng ngày rất lớn, phải chịu áp lực cạnh tranh cao với các mặt hàng khác,

Trang 15

với các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, các tập đoàn thương mạikhổng lồ khác

CHƯƠNG 4: CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX QUỐC TẾ

4.1 Chiến lược sản phẩm quốc tế:

4.1.1 Quyết định về phát triển sản phẩm nước mắm Phú Quốc Hưng Thành:

a. Danh mục sản phẩm nước mắm Phú Quốc Hưng Thành được xuất khẩu sang Pháp:

Hiện nay, doanh nghiệp Hưng Thành chủ yếu xuất khẩu 5 loại nước mắmPhú Quốc qua thị trường Pháp:

(1) Nước mắm Phú Quốc Hưng Thành 35° dung tích 250ml

Hình 4.1.1: Hình ảnh sản phẩm nước mắm Phú Quốc Hưng Thành 35° 250ml

(2) Nước mắm Phú Quốc Hưng Thành 40° dung tích 250ml

Ngày đăng: 19/03/2022, 11:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w