Tài liệu tham khảo ngành tin học Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông
Trang 1Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt trong luận văn 1
Danh mục các bảng 2
Danh mục các hình vẽ, đồ thị 2
MỞ ĐẦU 3
1 Sự cần thiết của đề tài 3
2 Mục tiêu giải quyết của luận văn 3
3 Nội dung đề tài 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Phạm vi nghiên cứu 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG 5
1.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THÔNG TIN VIỄN THÔNG 5
1.1.1 Vị trí, vai trò của thông tin viễn thông 5
1.1.2 Xu hướng phát triển viễn thông của các nước trên thế giới 6
1.1.2.1 Tư nhân hoá 6
1.1.2.2 Cạnh tranh 7
1.1.2.3 Di động hóa 8
1.1.2.4 Toàn cầu hóa: 8
1.2 TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ 8
1.2.1 Tổ chức quản lý của ngành viễn thông 8
1.2.2 Sơ đồ mạng viễn thông Việt Nam, sự phân cấp mạng lưới 10
1.2.4 Đặc điểm của dịch vụ viễn thông 11
1.2.4.1 Sản phẩm: 11
1.2.4.2 Quá trình sản xuất viễn thông mang tính dây chuyền 11
1.2.4.3 Không tách rời giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm 11
1.2.4.4 Sự hiện diện của khách hàng trong quá trình sản xuất 12
1.2.4.5 Tải trọng không đồng đều theo không gian và thời gian 12
1.2.4.6 Sản phẩm không đồng nhất, không đồng chủng, không đồng loạt 12
1.3 CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG 12
1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của chất lượng dịch vụ viễn thông 12
1.3.1.1 Chất lượng sản phẩm là gì? 13
1.3.1.2 Chất lượng hoạt động viễn thông: 13
Trang 2lượng (HTCTCL): 15
1.3.3.1 Khái niệm HTCTCL: 15
1.3.3.2 Sự cần thiết phải xây dựng HTCTCL: 15
1.3.4 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng hoạt động viễn thông: 16
1.3.4.1 Chất lượng sản phẩm: 16
1.3.4.2 Chất lượng phục vụ: 17
1.3.4.3 Các chỉ tiêu tổng hợp khác: 18
CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 19
2.1 HIỆN TRẠNG THỊ TRƯỜNG CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ 19
2.2 PHÂN TÍCH VỀ LOẠI HÌNH VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ 21
2.2.1 Chất lượng dịch vụ (sản phẩm) 21
2.2.1.1 Dịch vụ điện thoại cố định: 21
2.2.1.2 Dịch vụ điện thoại di động: 25
2.2.2 Chất lượng phục vụ 27
2.2.2.1 Mức độ đầy đủ (phong phú) của các phương tiện thông tin 27
2.2.2.2 Về công tác chăm sóc khách hàng của nhân viên bưu điện: 28
2.2.2.3 Về thực trạng giá cước 29
2.3 TỔNG HỢP VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ 30
2.3.1 Ưu điểm về chất lượng 30
2.3.2 Khuyết điểm (những phàn nàn của khách hàng) cần khắc phục 30
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 323.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU NGÀNH VIỄN THÔNG 32
3.2 CÁC GIẢI PHÁP 32
3.2.1 Các giải pháp kỹ thuật 33
3.2.1.1 Xây dựng, phát triển mạng lưới thông tin hợp lý 33
3.2.1.2 Ứng dụng công nghệ tiên tiến 35
3.2.1.3 Ứng dụng tin học phục vụ quản lý phát triển sản xuất kinh doanh 38
3.2.2 Các giải pháp tổ chức - quản trị 38
Trang 33.2.2.3 Tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và điều động nhân sự một cách khoa học 48
3.2.2.4 Đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng 51
3.2.3 Áp dụng các đòn bẩy kinh tế trong việc động viên nhân viên nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng 54
3.2.3.1 Chất lượng dịch vụ phải được gắn với chế độ tiền lương, tiền thưởng của nhân viên và đơn vị bưu điện 54
3.2.3.2 Các giải pháp khuyến khích phi vật chất nhằm kích thích nhân viên làm việctốt 55
3.3 KIẾN NGHỊ 57
3.3.1.Với Nhà nước 57
3.3.2 Với Bộ Bưu chính Viễn thông 57
3.3.3 Với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông 57
KẾT LUẬN 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 62
Phụ lục 1.1 Dữ liệu về tư nhân hoá và tự do hoá môi trường viễn thông 62
Phụ lục 1.2 Dữ liệu về môi trường tự do hoá tại Châu á Thái Bình Dương 63
Phụ lục 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý ngành viễn thông 64
Phụ lục 1.4 Sơ đồ phân cấp mạng lưới Việt Nam 65
Phụ lục 1.5 Cấu hình mạng viễn thông tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội 66
Phụ lục 1.6 Danh mục dịch vụ viễn thông 67
Phụ lục 1.7 Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ viễn thông theo một số nước trên thế giới 68
Phụ lục 1.8 Chỉ tiêu chất lượng dịch vụ viễn thông được thu thập bởi OECD 69
Phụ lục 2.1 Mật độ điện thoại của các nước Châu Á 69
Phụ lục 2.2 Mật độ điện thoại của các nước phát triển 69
Phụ lục 3.1 Điện thoại di động thế hệ GPRS và 3G 69
Phụ lục 3.2 Thang điểm dùng đánh giá chất lượng các ĐTV 71
Trang 4Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt trong luận vănSTT Từ viết tắtTừ đầy đủ
1. BCVTVNBưu chính Viễn thông Việt nam2.BĐDBáo động dưới
3.BĐTBáo động trên
4.ETCCông ty Viễn thông Điện lực5.GHDGiới hạn dưới
6.GHTGiới hạn trên
7.HTQLCLHệ thống quản lý chất lượng8.ĐTVĐiện thoại viên
9.ĐTTĐường trung tâm10.QLCLQuản lý chất lượng11.TTNMTổn thất nối mạch
12.VIETELCông ty Điện tử Viễn thông Quân đội13.VISHIPELCông ty Truyền thông Điện tử Hàng Hải14.3G3rd Generation - Thế hệ thứ ba
15.BBCBusiness Cooperation Contract – Hợp đồng hợp tác kinh doanh16.BTBritish Telecoms – Hãng viễn thông Anh
17.CDMACode Division Multiple Access – Đa truy nhập phân chia theo mã18.GDPGross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội
19.GPCGSM, Paging and Card – Điện thoại di động, nhắn tin và điện thoạidùng thẻ
20.GPRSGeneral Packet Radio Service - Dịch vụ vô tuyến gói chung
21.GSMGlobal System for Mobile Communications – Hệ thống thông tin diđộng toàn cầu
27.ODAOfficial Development Assistance – Hổ trợ phát triển chính thức
28.OECDOrganization of Economic Cooperation Development – Tổ chức Hợptác và phát triển kinh tế
29.OFCOptical Fiber Cable System – Hệ thống cáp sợi quang30.POPersonal Operator – Bàn khai thác của điện thoại viên
31.PSTNPublic Switching Telephone Network – Mạng điện thoại công cộng32.PTITPosts and Telecommunications Institute of Technology – Học viện
Công nghệ Bưu chính Viễn thông33.RSTổng đài vệ tinh
34.SDHSynchronous Digital Hierarchy – Phân cấp số đồng bộ35.SMSShort Message Service – Dịch vụ nhắn tin ngắn
36.SPTSaigon Posts & Telecommunications Service Corporation – Công ty Cổ
Trang 5phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài gòn
37.TQCTotal Quality Control – Kiểm soát chất lượng toàn diện38.TQMTotal Quality Management – Quản lý chất lượng đồng bộ
39.VDCVietnam Data Communication Company – Công ty Điện toán vàTruyền số liệu Việt nam
40.VMSVietnam Mobile Service – Công ty thông tin di động Việt nam
41.VNPTVietnam Posts and Telecommunications Corporation – Tổng công tyBưu chính Viễn thông Việt nam
42.VOIPVoice over Internet Protocol – Dịch vụ điện thoại truyền theo phươngthức qua internet
43.VTIVietnam Telecom International Company – Công ty Viễn thông Quốctế
44.VTNVietnam Telecom National Company – Công ty Viễn thông liên tỉnh45.WDMWavelength Division Multiplexing – Ghép kênh phân chia theo bước
46.WTOWordl Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới
Danh mục các bảng
1. 2 1Sản lượng điện thoại 2 chiều Hồ Chí Minh – Hà Nội2.2 2Tỷ lệ cuộc gọi điện thoại thành công tại Việt Nam3.2 3Tỷ lệ cuộc gọi thành công của một số nước trong khu vực4.2 4Tỷ lệ tổn thất nối mạch các cuộc gọi điện thoại ở Anh
5.2 5Tỷ lệ cuộc gọi qua điện thoại viên được trả lời dưới 15 giây tại Anh6.2 6Tình hình khiếu nại của khách hàng
7.2 7Mức độ xảy ra sự cố và thời gian xử lý sự cố ở các nước8.2 8Tình hình sử dụng các dịch vụ điện thoại cộng thêm
9.2 9Mức độ hài lòng của khách hàng về mặt kỹ thuật với dịch vụ di động10.2 10Mức độ hài lòng của khách hàng về mặt phục vụ với dịch vụ di động11.2 11Đánh giá của khách hàng về dịch vụ trả tiền trước
12.2 12Bán kính phục vụ bình quân một bưu cục
13.2 13Mật độ điện thoại trên mạng viễn thông Việt Nam
14.2 14So sánh cước nội hạt tại Việt Nam với cươc nội hạt bình quân thế giới15.3 1Phân bổ lưu lượng của các ITC
16.3 2Bảng hệ số không đồng đều của tải17.3 3Bảng hệ số tập trung tải theo giờ18.3 4Bảng thống kê tỷ lệ tổn thất nối mạch
19.3 5Tỷ trọng khách hàng sử dụng dịch vụ VOIP tại Đồng Nai và Hà Nội20.3 6Tỷ trọng nhóm khách hàng sử dụng dịch vụ điện thoại theo giờ
Danh mục các hình vẽ, đồ thịSTTĐồ thịTên đồ thị
1.2 1Sản lượng điện thoại 2 chiều Hồ Chí Minh – Hà Nội2.3 1Biểu đồ kiểm tra chất lượng nối mạch điện thoại
Trang 6MỞ ĐẦU1 Sự cần thiết của đề tài.
Sự chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đã tácđộng đến mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội, đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa các ngành, các doanh nghiệp Trong đóù ngành bưu điện cũng đang thay đổivề mặt công nghệ, pháp lý và cả hoạt động kinh doanh để phù hợp với xu hướngtoàn cầu và hội nhập, có nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức.
Một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự thắng bại trong cuộc cạnhtranh trên thị trường của các ngành kinh tế quốc dân nói chung và ngành viễnthông nói riêng là mức độ thích hợp của chất lượng, sự hợp lý về giá cả của hoạtđộng cung cấp sản phẩm, dịch vụ Việc phải luôn nâng cao chất lượng hoạt độngsản xuất kinh doanh cũng phù hợp với nhiệm vụ đã đặt ra của ngành bưu điện là:“Vừa phục vụ vừa kinh doanh”
Thông tin bưu điện, mà trong đó tỷ trọng lớn là thông tin viễn thông (tínhtheo giá trị), ngoài vai trò là ngành cung cấp dịch vụ không thể thiếu được trongđời sống kinh tế, xã hội, chính trị của mỗi nước còn là ngành thuộc kết cấu hạtầng mang tính công ích, tính xã hội cao Chính vì vậy, việc nghiên cứu năng lực,khả năng cung cấp dịch vu,ï đặc biệt là chất lượng của dịch vụ viễn thông là việclàm rất quan trọng và cần thiết đối với các cơ quan quản lý nói chung và Tổngcông ty Bưu chính Viễn thông nói riêng
Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Cácgiải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông” với mongmuốn Tổng công ty Bưu chính Viễn thông luôn là một trong những đòn bẩy chủlực, thúc đẩy nền kinh tế nước nhà phát triển vững mạnh, nhanh chóng hoànthành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa.
2 Mục tiêu giải quyết của luận văn.
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về mạng viễn thông Việt nam, về hiệntrạng cung cấp các dịch vụ viễn thông, đề tài phân tích những ưu, nhược điểmcủa hoạt động cung cấp dịch vụ của Tổng công ty Từ đó đề xuất một số giảipháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ khách hàng sửdụng dịch vụ viễn thông.
3 Nội dung đề tài.
Để thực hiện mục tiêu nói trên, đề tài bao gồm ba chương sau đây:- Chương 1: Những vấn đề chung:
- Vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của thông tin viễn thông.- Tổng quan về hiện trạng mạng viễn thông Việt nam.
Trang 7- Chất lượng hoạt động viễn thông – Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chấtlượng
- Chương 2:Hiện trạng hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông.
- Hiện trạng thị trường cung cấp dịch vụ
- Phân tích về loại hình và chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ- Tổng hợp đánh giá chất lượng hoạt động.
- Chương 3: Các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động cung cấpdịch vụ viễn thông.
- Các giải pháp nâng cao chất lượng.
- Kiến nghị với Nhà nước, Bộ Bưu chính Viễn thông và Tổng công ty Bưuchính Viễn thông Việt nam.
4 Phương pháp nghiên cứu.
Cơ sở lý luận khoa học được vận dụng trong luận văn này là hệ thống lýluận của học thuyết Mác – Lê nin, các lý thuyết về khoa học kinh tế và quanđiểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về ngành viễn thông.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện đề tài này là: Phươngpháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích tổng hợp, thống kê, sosánh, dự báo… Từ đây rút ra những kinh nghiệm để đưa ra các giải pháp đểhoạt động sản xuất viễn thông được tốt hơn.
5 Phạm vi nghiên cứu.
Hiện nay, Tổng công ty đang kinh doanh rất nhiều dịch vụ viễn thông,nhưng do thời gian, điều kiện nghiên cứu và năng lực có hạn nên trong đề tài,người viết chỉ đi sâu nghiên cứu về hai loại dịch vụ có doanh thu chiếm tỷtrọng lớn trong ngành viễn thông là: Điện thoại cố định và điện thoại di động.Từ kết quả đi sâu nghiên cứu hai dịch vụ này chúng ta đưa ra các giải phápnâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ viễn thông nói chung.
Trang 8CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄNTHÔNG
1.1 VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THÔNGTIN VIỄN THÔNG.
1.1.1 Vị trí, vai trò của thông tin viễn thông.
Ngành viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng của nền kinh tếquốc dân, là công cụ của Đảng, Nhà nước, phục vụ an ninh quốc phòng, gópphần nâng cao dân trí văn minh xã hội Nó đóng góp một phần không nhỏ trongtổng sản phẩm quốc dân hay trong tổng tổng sản phẩm quốc nội Trước đâyngành viễn thông nước ta còn lạc hậu, tỷ trọng trong tổng sản phẩm quốc nội(GDP) chỉ chiếm khoảng 0.52% vào năm 1991 Ngày nay ngành viễn thông ViệtNam chiếm được vị trí ngày càng cao hơn trong nền kinh tế quốc dân: Tỷ trọngcủa ngành viễn thông trong GDP ở các năm gần đây như sau: 1995 – 1,75%, 1996 –2,1%, 1997 – 2,2%, 1998 – 2,4% (Nguồn: Niên giám thống kê 1995 - 1999)
Trong năm 2002 mạng Viễn thông Việt nam đã phát triển mới trên mộttriệu (1.200.000) máy điện thoại, đưa tổng số máy điện thoại trên mạng toànquốc lên hơn 5.567.000 máy, đạt mật độ 6,92 máy/100 dân Tổng doanh thu phátsinh đạt 21.000 tỷ đồng, vượt 6,6% so với kế hoạch, tăng 12,89% so với năm2001.
(Doanh thu viễn thông chiếm khoảng 96% trong tổng doanh thu bưu chínhviễn thông – 20.160 tỷ đồng), nộp ngân sách Nhà nước hơn 3.300 tỷ đồng, vượt15% kế hoạch đăng ký với Nhà nước Thông tin di động Vinaphone đã khai thácchuyển vùng quốc tế với hơn 30 nước; Mobiphone khai thác chuyển vùng trên 40nước.
Tính bình quân cho cả thời kỳ 1993 – 2000, mức đóng góp của ngành Bưuchính viễn thông (mà chủ yếu là viễn thông) vào hiệu quả kinh tế xã hội nhưsau:
Về đóng góp cho ngân sách Nhà nước: Giai đoạn 1993 – 2000, tính trung
bình cứ 1 đồng vốn của Tổng công ty bỏ ra thì tăng thu được cho ngân sách nhànước là 0,16 đồng hay cứ 1000 đồng vốn đầu tư bỏ ra thì ngân sách Nhà nước thuthêm được 160 đồng Đây là một tỷ lệ khá cao so với các ngành khác: Trong số17 Tổng công ty 91, mức nộp ngân sách của Tổng công ty Bưu chính Viễn thôngViệt nam đứng thứ hai, sau Tổng công ty Dầu khí.
Về đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế: Trong thời kỳ 1993 –
2000, trung bình cứ 1 đồng giá trị tổng sản phẩm quốc nội của cả nước tăng thêmthì đầu tư của Tổng công ty đóng góp là 0,026 đồng hay nói cách khác cứ 100đồng GDP tăng trưởng của cả nước thì trong đó có có 2,6 đồng của Tổng công ty.Xếp theo thứ tự, mức đóng góp cho sự tăng trưởng của nền kinh tế trong 17 Tổng
Trang 9công ty 91, Tổng công ty BCVTVN đứng thứ 3 sau Tổng công ty Dầu khí vàĐiện lực.
Bưu chính viễn thông nói chung, ngành viễn thông nói riêng từ khi thànhlập cho đến nay luôn là công cụ phục vụ đắc lực cho sự lãnh đạo của Đảng, Nhànước và các cấp chính quyền trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh quốcphòng, văn hóa, ngoại giao, giáo dục… Thông tin viễn thông giữ vai trò quantrọng trong việc truyền đạt các đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, phổcập pháp luật đến nhân dân.
Trong quá trình phân công lao động xã hội, các ngành của nền kinh tếquốc dân như: Bưu điện, giao thông vận tải, xây dựng đường sá, cung ứng vật tưkỹ thuật… được gọi là các ngành thuộc kết cấu hạ tầng Những ngành này giữ vaitrò then chốt trong việc tạo ra điều kiện hoạt động cần thiết, chung nhất cho toànbộ nền sản xuất xã hội Theo xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, những ngànhnày ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế quốc dân Vì viễn thông làngành thuộc kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nền sản xuất xã hội phát triển,cho nên ngành viễn thông cần phải được đầu tư với tốc độ nhanh, đi trước mộtbước để tạo tiền đề cho các ngành kinh tế khác phát triển Nếu như các ngànhthuộc kết cấu hạ tầng chậm phát triển hay bị lạc hậu thì hiệu quả hoạt động củanền sản xuất toàn xã hội sẽ không cao Sự phát triển của các phương tiện thôngtin, sự tăng trưởng của sản lượng dịch vụ được cung ứng bởi ngành bưu điện, mộtmặt nó làm tăng thu nhập quốc dân của đất nước, mặt khác nó làm tăng hiệuquả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân Đây là hiệu quả kinh tế củangành bưu điện Chính vì vậy cần phải tăng tốc độ phát triển của các ngànhthuộc kết cấu hạ tầng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Ngoài ra, ngành viễn thông còn phục vụ trực tiếp đời sống vật chất và tinhthần cho nhân dân, phục vụ nhu cầu giao lưu tình cảm của mọi tầng lớp nhândân Nhờ sử dụng dịch vụ viễn thông mọi người tiết kiệm thời gian đi lại, côngsức, chi phí, giảm tắt nghẽn giao thông, giảm ô nhiễm môi trường… bảo vệ và giữgìn tài sản cũng như sức khỏe của nhân dân.
1.1.2 Xu hướng phát triển viễn thông của các nước trên thế giới.
Theo ITU (International Telecommunicaiotions Union – Liên minh Viễnthông quốc tế), xu hướng phát triển thị trường viễn thông có thể được tóm tắt
bằng bốn từ: Tư nhân hoá; Cạnh tranh; Di động và Toàn cầu hoá.
Để chuyển sang bốn xu hướng trên, ngành viễn thông đã có một bước tiếnthật đáng kể Trên thực tế, ngành viễn thông chuyển biến quá nhanh, đến nỗingười ta chưa kịp kêu gọi một cuộc cách mạng thì cuộc cách mạng đã diễn ra.Rất nhiều quốc gia đã bắt đầu bước vào cuộc cách mạng này.
Trang 101.1.2.1 Tư nhân hoá
Trong lĩnh vực viễn thông, quá trình tư nhân hoá được tiến hành theo mộtsố bước Trước tiên là việc tách quản lý nhà nước với sản xuất kinh doanh, cổphần hoá các doanh nghiệp độc quyền, bán cổ phiếu ra công chúng và tiến tới sởhữu tư nhân chiếm cổ phần đa số Cuối những năm 1980, các nước phát triển đãthực hiện tách bưu chính và viễn thông và bắt đầu tư nhân hoá các tổ chức Bưuchính, Viễn thông Các nước châu Á cũng đi theo xu hướng này.
Tại Việt nam, dưới ảnh hưởng của toàn cầu hoá và hội nhập, thị trườngviễn thông Việt Nam sẽ theo hướng tự do hoá phù hợp với lộ trình đã định để cácnhà khai thác trong nước có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của họ bằng việcứng dụng các thành tựu công nghệ của thế giới và hạ tầng cơ sở thông tin liên lạchiện có Từ năm 2000, Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính Viễn thông) đãcấp một số giấy phép dịch vụ viễn thông cho: Công ty Điện tử Viễn thông Quânđội (VIETEL); Công ty Viễn thông điện lực – (ETC); Công ty Cổ phần dịch vụBưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), sau khi nhận được giấy phép SPT đã kýhợp đồng hợp tác thương mại với đối tác Hàn quốc (Viễn thông SLD);Công tyTruyền thông Điện tử Hàng Hải (VISHIPEL)…
Cho đến nay, hơn nữa số quốc gia trên thế giới đã thực hiện tư nhân hoáhoàn toàn hoặc từng phần các nhà khai thác viễn thông chủ đạo của nuớc mình.Thậm chí tại những nước chưa làm được điều này, thị phần của khu vực kinh tế tưnhân đã tăng lên đáng kể Ngoài ra, ngày càng có nhiều nhà khai thác di động tưnhân mới ra đời, thông qua việc cấp giấy phép của Chính phủ chứ không phảithông qua quá trình tư nhân hoá Những nước có nhà khai thác chủ đạo là tư nhânchiếm 85% doanh thu viễn thông trên thế giới Còn ở những nước chỉ có các nhàkhai thác thuộc sở hữu Nhà nước, doanh thu chỉ chiếm 2% thế giới.
Chúng ta có thể tham khảo thêm dữ liệu về xu hướng tư nhân hoá nhữngcông ty viễn thông chủ đạo tại Đông á ở phụ lục 1.1, trang 62.
1.1.2.2 Cạnh tranh
Làn sóng cạnh tranh đã và đang lan tràn khắp nơi, mặc dù hầu hết cácquốc gia vẫn duy trì độc quyền trong các dịch vụ viễn thông cố định như: nhưdịch vụ điện thoại nội hạt và đường dài Tuy nhiên rất nhiều nước hiện nay đãcho phép cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh thông tin di động và internet Hiệnnay ở nhiều nước đang phát triển số thuê bao di động đã vượt số thuê bao cốđịnh Ở những nước mà luật pháp không cho phép các nhà khai thác dịch vụ viễnthông đa dạng kinh doanh điện thoại quốc tế, cạnh tranh cũng đã len lỏi trongcác mảng dịch vụ khác như dịch vụ gọi lại, điện thoại thẻ, chuyển vùng di độngvà VOIP Các lĩnh vực dễ chuyển sang cạnh tranh là những lĩnh vực mà do sựphát triển của công nghệ, chính phủ khó có điều kiện cung cấp dịch vụ, ví dụ nhưcác dịch vụ gia tăng giá trị Lý do hình thành các nhà khai thác công cộng mới làđể giảm giá thành và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trang 11Dữ liệu về sự cạnh tranh của các nhà khai thác lớn ở Châu á Thái BìnhDương được trình bày trong bảng phụ lục 1.2, trang 63.
1.1.2.3 Di động hóa
Trong thời gian đầu đưa ra các dịch vụ di động, hầu hết các nhà khai thácđã không nhận thấy mối đe dọa đối với các dịch vụ điện thoại có dây Dự báotăng trưởng dịch vụ di động trước đây rất thấp Một vài dự báo đầu thập kỷ 90cho rằng tốc độ tăng trưởng hàng năm của nữa đầu thập kỷ 90 là 15% Các côngty sản xuất máy đầu cuối di động dự báo thị trường toàn cầu chỉ là 100 triệu thuêbao vào năm 2000 Tuy nhiên thực tế rất khác, tốc độ tăng trưởng trong nữa đầuthập kỷ 90 đã đạt 48,8% và hiện tại số thuê bao cho năm 2000 gấp 4 lần con sốmà các nhà sản xuất máy đầu cuối đã dự báo.
Trong tương lai, phần lớn các cuộc quốc tế có thể sẽ được thực hiện từcác thiết bị cầm tay Những thiết bị như vậy sẽ nhận được các thông tin cập nhậttừ các trang Web, từ các nguồn thông tin đa dạng trên khắp thế giới.
1.1.2.4 Toàn cầu hóa:
Toàn cầu hoá đã và đang ảnh hưởng đến ngành viễn thông theo 3 hướng:
- Thứ nhất là hoạt động toàn cầu Rất nhiều nhà khai thác viễn thông mở rộng
hoạt động ra nhiều quốc gia khác Các quốc gia cũng rất chú trọng đến chiếnlược thu hút đầu tư nước ngoài.
- Thứ hai là các thỏa thuận khu vực và đa phương Các chính phủ đang rất coi
trọng các bước triển khai tự do hóa thị trường của họ theo các thỏa thuận viễnthông cơ bản của WTO.
- Thứ ba là các dịch vụ toàn cầu mới Những dịch vụ này bao gồm chuyển vùng
thông tin di động, hệ thống vệ tinh toàn cầu, thẻ điện thoại và các dịch vụ kháccho phép khách hàng tiếp tục sử dụng dịch vụ khi đi ra nước ngoài Các dịch vụthông qua Internet di động thế hệ thứ ba trong tương lai ngay từ đầu đã được thiếtkế với qui mô toàn cầu chứ không phải qui mô quốc gia.
Ngành viễn thông toàn thế giới đang đứng trước bước dịch chuyển lớnlao, đòi hỏi các nhà khai thác chủ đạo cũng phải tự thay đổi chính mình cho phùhợp với môi trường kinh doanh mới đầy biến động mới có thể đáp ứng được nhucầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
1.2 TỔNG QUAN VỀ MẠNG VIỄN THÔNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNGCUNG CẤP DỊCH VỤ.
1.2.1 Tổ chức quản lý của ngành viễn thông.
1.2.1.1 Tổng quan:
Bộ Bưu chính Viễn thông được thành lập ngày 15/08/2002, quản lý cáclĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin Trước đây chức năng nàydo Tổng cục Bưu điện đảm nhận.
Trang 12Trước năm 1990, Tổng cục Bưu điện là cơ quan quản lý Nhà nước và quảnlý hoạt động sản xuất kinh doanh Từ năm 1990 đến nay với sự đổi mới, quản lýNhà nước và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh được tách rời.
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Viêt Nam (VNPT – Viet Nam Postand Telecoms) là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo qui định pháp luậtViệt Nam Cùng với VNPT, ba công ty khác được cấp giấy phép hoạt động tronglĩnh vực khai thác dịch vụ bưu chính viễn thông là Công ty Điện tử Viễn thôngQuân đội (VIETEL), Công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn(Saigon Postel) và Công ty Truyền thông Điện tử Hàng Hải (VISHIPEL) Vietelvà Saigon Postel bắt đầu hoạt động vào năm 1999 Vishipel được cấp giấy phéphoạt động từ tháng 8 năm 2000.
1.2.1.2 VNPT là doanh nghiệp nhà nước chủ đạo, có các chức năng hoạt độngsau:
- Xây dựng kế hoạch phát triển.
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông.
- Khảo sát, thiết kế, xây dựng công trình bưu chính viễn thông.- Xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư thiết bị bưu chính viễn thông.- Sản xuất công nghiệp bưu chính viễn thông.
- Tư vấn về lĩnh vực bưu chính viễn thông.
Về kinh doanh khai thác dịch vụ, dưới VNPT có các công ty kinh doanh khaithác cung cấp dịch vụ như: Công ty Viễn thông quốc tế (VTI), Công ty Viễnthông liên tỉnh (VTN), Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC), Công tythông tin di động (VMS), Công ty cung cấp dịch vụ viễn thông di động GPC …
Bên cạnh đó, có 4 bưu điện của 4 thành phố trực thuộc trung ương và 57 bưuđiện tỉnh thành cùng với khoảng hơn 3.100 bưu cục phục vụ trên toàn quốc đã tạothành một mạng lưới phục vụ rộng lớn.
Tổng số nhân viên của VNPT khoảng 90.000 cán bộ, công nhân, trong đó sốlao động trong lĩnh vực viễn thông chiếm khoảng 50% nhưng doanh thu củangành viễn thông trong tổng doanh thu bưu chính viễn thông từ năm 1995 đếnnay chiếm khoảng 96%.
1.2.1.3.Công ty viễn thông quốc tế (VTI)
VTI là một công ty thành viên của VNPT, VTI chịu trách nhiệm cung cấpdịch vụ viễn thông quốc tế VTI còn chịu trách nhiệm quản lý, điều hành và pháttriển mạng lưới viễn thông quốc tế và các dịch vụ liên quan
1.2.1.4.Công ty viễn thông liên tỉnh (VTN)
Trang 13VTN là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc VNPT, chịu trách nhiệm quảnlý, điều hành, khai thác mạng lưới, cung cấp dịch vụ viễn thông liên tỉnh.
1.2.1.5 Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC)
VDC là doanh nghiệp khai thác dịch vụ truyền số liệu và internet Cácthiết bị đầu cuối như máy điện thoại, bộ đầu cuối truyền số liệu và những thiết bịtương tự đã được lưu hành tự do trên thị trường, nhưng khi sử dụng phải qua kiểmđịnh của VNPT.
1.2.1.6 Công ty Thông tin di động (VMS)
VMS là công ty hạch toán độc lập thuộc VNPT VMS được thành lập năm1993 và đi vào cung cấp dịch vụ GSM từ năm 1995 Công ty hiện nay đang thựchiện hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) với công ty Comvik (Thụy Điển) đểtriển khai cung cấp dịch vụ viễn thông trên toàn quốc và quốc tế.
1.2.1.7 Công ty dịch vụ Viễn thông (GPC)
GPC được thành lập tháng 6 năm 1997 GPC cung cấp dịch vụ thông tin diđộng và dịch vụ nhắn tin.
1.2.1.8 Học Viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT)
PTIT được chính thức thành lập ngày 11/7/1997 theo quyết định của Thủtướng Chính phủ Đây là cột mốc quan trọng đánh giá một bước ngoặt trong sựnghiệp nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực của ngành viễn thông Việt Nam.Là cơ sở quan trọng cho công cuộc đào tạo nhân lực cho tiến trình phát triểntrong hiện tại cũng như trong tương lai của viễn thông Việt Nam.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý viễn thông được trình bày ở phụ lục 1.3,trang 64.
1.2.2 Sơ đồ mạng viễn thông Việt Nam, sự phân cấp mạng lưới.
Mạng điện thoại Việt Nam hiện nay bao gồm năm cấp chuyển mạch:Quốc tế, quốc gia, nội hạt, chuyển tiếp nội hạt và vệ tinh (hay tổng đài nhỏ):Xem sơ đồ cấu trúc phân cấp ở phụ lục 1.4, trang 65.
Mạng điện thoại do các công ty trực thuộc VNPT: VTI, VTN và các bưuđiện tỉnh, thành phố quản lý khai thác Có ba trung tâm chuyển mạch quốc tế doVTI quản lý khai thác nằm ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà nẵng VTN khôngchỉ quản lý khai thác các hệ thống chuyển mạch liên tỉnh mà còn quản lý khaithác các hệ thống truyền dẫn liên tỉnh Có 61 tỉnh, thành phố ở Việt Nam, ngoài3 tỉnh mới tách (Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bình Phước), mỗi tỉnh có ít nhất một tổngđài nội hạt/chuyển tiếp nội hạt, các trạm vệ tinh, tổng đài nhỏ Mạng nội tỉnh docác bưu điện tỉnh, thành phố quản lý khai thác Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh
Trang 14hiện nay đang quản lý khai thác 9 tổng đài nội hạt 9 (tổng đài chủ) Cấu hìnhmạng của Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà nội được trình bàytrong hai sơ đồ ở phần phụ lục 1.5, trang 66.
Cấu hình mạng của các tỉnh rất khác nhau và phụ thuộc vào kích cỡ củatổng đài
ITU cho rằng xu hướng của cấu trúc mạng số là hoàn toàn giảm cấp mạng(do giá thành đường truyền dẫn ngày càng giảm nên không cần phân cấp nữa).
1.2.3 Các dịch vụ viễn thông
Dịch vụ viễn thông rất đa dạng, có nhiều loại hình, nhưng trong luận vănnày chỉ quan tâm nhiều đến hai dịch vụ chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong tổngdoanh thu viễn thông của VNPT đó là : dịch vụ điện thoại cố định (chiếm khoảng85% trong tổng doanh thu), dịch vụ điện thoại di động (chiếm khoảng 7%) và tỷtrọng của điện thoại di động ngày càng có xu hướng tăng Đây cũng là hai dịchvụ cơ bản kèm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng nhất.
Danh mục đầy đủ các dịch vụ viễn thông được trình bày ở phần phụ lục1.6, trang 67.
1.2.4 Đặc điểm của dịch vụ viễn thông.
1.2.4.1 Sản phẩm:
Sản phẩm bưu điện không phải là sản phẩm vật chất chế tạo mới mà làhiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức từ người gửi đến người nhận Sảnphẩm bưu điện thể hiện dưới dạng dịch vụ Đặc điểm này làm cho chất lượng củadịch vụ viễn thông phụ thuộc vào sự cảm nhận của khách hàng Chúng ta biếtrằng, mỗi khách hàng lại luôn có nhu cầu, sở thích khác nhau, do đó việc nghiêncứu để hiểu biết đặc điểm của khách hàng đóng một vai trò cực kỳ quan trọngđối với những người kinh doanh dịch vụ bưu điện.
Do sản phẩm bưu điện không phải là vật chất cụ thể tồn tại ngoài quátrình sản xuất nên sản phẩm bưu điện không thể đưa vào cất giữ trong kho,không lưu trữ, không chấp nhận thứ phẩm hay phế phẩm vì không thể loại trừđược sản phẩm xấu nếu như có một lỗi nào đó trong quá trình sản xuất.
1.2.4.2 Quá trình sản xuất viễn thông mang tính dây chuyền
Để tạo một sản phẩm viễn thông hoàn chỉnh, có nhiều cá nhân, đơn vịcùng tham gia vào quá trình truyền đưa tin tức Với đặc điểm này cần phải cóquy định thống nhất về thể lệ, thủ tục, quy trình khai thác dịch vụ, quy trình bảodưỡng các thiết bị thông tin, các thiết bị đưa vào sử dụng phải theo đúng tiêuchuẩn kỹ thuật do Bộ bưu điện ban hành, chính sách phát triển mạng phải đồngbộ, phù hợp và cũng phải thống nhất trong công tác đào tạo nguồn nhân lực…
Trang 151.2.4.3 Không tách rời giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
Với dịch vụ viễn thông, khi khách hàng có nhu cầu thì mới có sản xuất, vàkhi thông tin gửi đến người nhận cũng là lúc người nhận tiêu thụ sản phẩm Haynói cách khác trong sản xuất dịch vụ viễn thông quá trình sản xuất và tiêu thụsản phẩm diễn ra đồng thời Với đặc điểm này nếu dịch vụ được tạo ra với chấtlượng xấu sẽ gây tác hại rất lớn với người tiêu dùng.
1.2.4.4 Sự hiện diện của khách hàng trong quá trình sản xuất
Trong sản xuất viễn thông khách hàng phải có mặt tại quầy giao dịch,hoặc cùng với thiết bị thuê bao để bắt đầu qui trình sản xuất khi khách hàng cónhu cầu Để qui trình diễn ra đúng, đảm bảo chất lượng thì công việc phải đượcthực hiện đúng ngay từ đầu Điều này đòi hỏi khách hàng phải nắm rõ một số quiđịnh, thể lệ, nếu không việc sản xuất sẽ diễn ra không trôi chảy Ngoài ra, có sựhiện diện của khách hàng trong quá trình sản xuất làm cho công việc khó kiểmsoát hơn vì khách hàng thường đem lại những yếu tố bất ngờ.
1.2.4.5 Tải trọng không đồng đều theo không gian và thời gian
Tải trọng là lượng nhu cầu thông tin mà khách hàng muốn đơn vị bưu điệnphải phục vụ trong một khoảng thời gian nhất định nào đó.
Nhu cầu về truyền đưa tin tức rất đa dạng, xuất hiện bất kỳ tại những địađiểm và thời gian khác nhau, điều này dẫn đến tải trọng trong ngành bưu điệncũng dao động không đồng đều theo không gian và thời gian Vấn đề này đòi hỏingành bưu điện phải có một lượng dự trữ đáng kể về phương tiện, thiết bị thôngtin và lao động mới đảm bảo lưu thoát hết mọi nhu cầu truyền đưa thông tin hayđảm bảo chất lượng tin tức (về vận tốc ).
1.2.4.6 Sản phẩm không đồng nhất, không đồng chủng, không đồng loạt
Do yêu cầu về loại hình thông tin của khách hàng khác nhau, nội dung vàtính chất thông tin khác nhau, có thể cùng một loại hình dịch vụ, cũng không thểsản xuất hàng loạt sản phẩm đồng nhất như nhau, chính vì vậy việc đảm bảo chấtlượng cũng phức tạp, đòi hỏi phải đầy đủ, chặt chẽ.
1.3 CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG VIỄN THÔNG
1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của chất lượng dịch vụ viễn thông.
Trong nền kinh tế thị trường, nơi diễn ra sự cạnh tranh gay gắt khôngnhững về giá cả sản phẩm (hàng hóa, dịch vụ) được sản xuất ra mà xu thế cạnhtranh về chất lượng sản phẩm còn diễn ra ngày càng mạnh mẽ hơn Nâng caochất lượng sản phẩm chính là một trong các yếu tố giúp cho cho doanh nghiệpgiành được thị phần Nó chính là điều kiện ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 16Hơn nữa, chất lượng dịch vụ viễn thông khác với chất lượng hàng hóa (Sảnphẩm hữu hình) ở chỗ người sử dụng các dịch vụ viễn thông về mặt nguyên tắckhông thể từ chối việc tiêu dùng dịch vụ không đạt chất lượng vì các dịch vụviễn thông được tiêu thụ ngay trong quá trình sản xuất chúng Thông tin đượctruyền đi với sự sai lệch về nội dung hoặc với sự chậm trễ đáng kể, không nhữnglàm mất đi ý nghĩa của nó, mà còn mang lại thiệt hại đáng kể cho người tiêudùng.
Vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm là vấn đề rất quan trọng mang tínhchiến lược của bất kỳ doanh nghiệp viễn thông nào trong thời kỳ hiện nay.
1.3.1.1 Chất lượng sản phẩm là gì?
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế phức tạp Đã có hàng trămđịnh nghĩa về chất lượng sản phẩm Nhìn chung chất lượng sản phẩm có thể hiểulà tổng hợp các thuộc tính của sản phẩm có khả năng thỏa mãn những nhu cầuphù hợp với công dụng của sản phẩm
Hay chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với yêu cầu, như vậy chất lượngsản phẩm được xác định bởi khách hàng.
1.3.1.2 Chất lượng hoạt động viễn thông:
Chất lượng hoạt động viễn thông là đặc trưng tổng quát của hoạt động cácdoanh nghiệp, tổ chức viễn thông và của những người lao động theo hàng loạtcác tham số về kỹ thuật, sản xuất khai thác, về kinh tế, xã hội, về tâm lý đạođức…
Chất lượng hoạt động viễn thông phụ thuộc vào một tập hợp các yếu tốcủa môi trường bên ngoài và môi trường bên trong Nó được xác định bằng cácđiều kiện kinh tế – tài chính của sự phát triển của ngành bưu điện, bằng trình độkỹ thuật của các phương tiện thông tin, bằng việc tổ chức sản xuất, bằng trạngthái mạng lưới kết nối các điểm thông tin, bằng kỹ thuật khai thác, thiết bị vàcông trình viễn thông, bằng việc đạt được tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cáccông nghệ và hệ thống truyền thông, bằng hiệu quả sử dụng các nguồn lực: nhânlực, vật lực và tài chính, bằng yêu cầu của người tiêu dùng đối với số lượng vàchất lượng các dịch vụ và mức độ thỏa mãn các yêu cầu đó.
Chất lượng hoạt động viễn thông được đặc trưng bằng các chỉ tiêu đánhgiá các chức năng của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thỏa mãn cácnhu cầu của người tiêu dùng về mức độ nhanh chóng, chính xác của sự truyềnđưa thông tin và độ tin cậy của các phương tiện thông tin, cũng như các chỉ tiêuphản ánh quá trình phục vụ người tiêu dùng như mức tiếp cận, sự tiện lợi củaviệc sử dụng các phương tiện thông tin, mức độ đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ,văn hoá và thái độ phục vụ.
Trang 17Do vậy, chất lượng hoạt động viễn thông bao gồm hai khiá cạnh: Chấtlượng sản phẩm (dịch vụ) và chất lượng phục vụ viễn thông.
- Chất lượng dịch vụ viễn thông được thể hiện ở các chỉ tiêu như tốc độ truyền
đưa tin tức, độ chính xác trung thực của việc truyền đưa, độ khôi phục tin tức vàđộ hoạt động ổn định của các phương tiện thông tin.
- Chất lượng phục vụ viễn thông gồm:
+ Mức độ phổ cập các phương tiện thông tin và mức độ thỏa mãn các nhucầu của toàn xã hội về các dịch vụ thông tin.
+ Chất lượng phục vụ là văn hoá và thái độ phục vụ của điện thoại viên,giao dịch viên… nói chung là phong cách phục vụ của nhân viên bưu điện.Đối với khách hàng chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ là đồng nhất Vớingười tiêu dùng, mức độ thỏa mãn nhu cầu rất quan trọng, đó là tính sẵn sàng vàkhả năng các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ cho khách hàng vào đúng thờiđiểm, ở nơi tiện lợi và với chất lượng cao.
1.3.2 Hệ thống quản lý chất lượng và cách tiếp cận của doanh nghiệp viễnthông
Quản lý chất lượng (QLCL) cũng như chất lượng có nhiều khái niệm vànhiều cách hiểu khác nhau Nhìn chung có thể hiểu quản lý chất lượng là nhữngbiện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Lý luận và thực tiễn của công tác quản lý chất lượng đã minh chứng rằng:“Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là do hệ thống quản lý chất lượng mang lại chứkhông chỉ phụ thuộc vào công nghệ và nguyên vật liệu”.
Hiện nay có khá nhiều hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) sẵn cónhư: hệ thống ISO 9000, TQC, TQM Thực tế cho thấy các hình thức, hệthống, phương pháp QLCL rất phong phú, đa dạng và được vận dụng linh hoạt tạinhững nơi có điều kiện khác nhau, nhưng đều hướng tới một đích ngắm chungtrong phương pháp quản lý hiện đại đó là Quản lý chất lượng toàn diện (TQM).Như vậy, có thể khẳng định, doanh nghiệp viễn thông không thể áp dụng cứngngắc một HTQLCL nào đó mà phải tự xác định cho mình một HTQLCL riêngphù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của mình Và tùy theo quy mô tổ chức,điều kiện và khả năng áp dụng, đặc trưng của từng doanh nghiệp mà chọn hìnhthức QLCL sẵn có hay tự xác định sao cho phù hợp.
Dù là chọn hệ thống nào, thì hệ thống đó cũng cần phải đáp ứng đượcnhững yêu cầu sau:
- Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của QLCL hiện đại
Trang 18- Phù hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh viễn thông, khắc phục đượcnhững tồn tại trong hệ thống QLCL cũ
- Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh lâu dài
* Những nguyên tắc căn bản trong việc QLCL viễn thông:
a Thiết lập các tiêu chuẩn và nhiệm vụ:
Một công việc quan trọng của QLCL là thiết lập các tiêu chuẩn (Tức làphải xác định cho được hệ thống chỉ tiêu chất lượng) nhằm giúp cho quá trình đolường chất lượng được thuận lợi Các chỉ tiêu chất lượng này được xây dựng trêncơ sở nghiên cứu những nhu cầu và sở thích của khách hàng.
b Phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định:
Nhiệm vụ chính của QLCL là phân tích những dữ liệu về chất lượng đểkhám phá đang làm sai điều gì và ở đâu?
Việc phân tích đúng là chìa khóa cho sự thành công trong QLCL.
Để phân tích đúng thì trước hết dữ liệu thu thập phải đảm bảo tính đầy đủchính xác và kịp thời
c Quan tâm đến thống kê:
Một trong những công cụ giúp phân tích số liệu rất hiệu quả đó là công cụthống kê Do sản lượng viễn thông rất lớn nên rất khó kiểm soát toàn bộ các sảnphẩm Để kiểm tra chất lượng chúng ta phải dùng phương pháp điều tra chọnmẫu và để số liệu thu thập đảm bảo độ tin cậy chúng ta phải tuân thủ các nguyêntắc của quá trình nghiên cứu thống kê.
Ngoài ra khoa học thống kê còn đưa ra nhiều phương pháp phân tích chấtlượng rất hữu hiệu như: biểu đồ nhân quả, biểu đồ kiểm soát, biểu đồ Pareto,biểu đồ phân tán…
d Sự hợp tác trong QLCL:
Để quản lý chất lượng tốt, có hiệu quả, cần sự tham gia, phối hợp của mọithành viên từ lãnh đạo đến tất cả trong nhân viên trong công ty Cả việc tạo dựngmối quan hệ hợp tác cả nội bộ và với bên ngoài để đạt được mục tiêu chung.
1.3.3 Khái niệm và sự cần thiết của việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu chấtlượng (HTCTCL):
1.3.3.1 Khái niệm HTCTCL:
Hệ thống chỉ tiêu chất lượng là một tập hợp các đặc tính tiêu biểu của hoạtđộng sản xuất kinh doanh mà nhà quản lý lựa chọn sử dụng nhằm mục đích môtả một cách toàn diện chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ của doanhnghiệp.
Trang 191.3.3.2 Sự cần thiết phải xây dựng HTCTCL:
Trên thực tế, việc xác định các chỉ tiêu chất lượng ngày càng có vị trí đặcbiệt quan trọng trong quản lý chất lượng của các doanh nghiệp.
HTCTCL là các tiêu chuẩn, định mức dùng làm căn cứ để quản lý chấtlượng, để phân tích, đánh giá thành tựu của công ty (doanh nghiệp) mình vớicông ty khác cũng như đánh giá mức độ phục vụ của mình.
Việc xây dựng HTCTCL phải dựa trên cơ sở nghiên cứu, khám phá yêucầu của khách hàng Vì nhu cầu của khách hàng là luôn thay đổi, yêu cầu ngày
càng cao hơn nên HTCTCL là một hệ thống luôn vận động và phát triển.
1.3.4 Hệ thống chỉ tiêu chất lượng hoạt động viễn thông:
Chất lượng sản phẩm viễn thông gồm 2 khía cạnh:
1.3.4.1 Chất lượng sản phẩm:
1.3.4.1.1 Chỉ tiêu an toàn chính xác: “Phải đảm bảo 100%”
a Đối với điện thoại cố định:
- Độ chuẩn giọng nói, giọng nói trung thực, người nghe phải nhận đượcđúng giọng người quen.
- Không bỏ trực tổng đài.
- Không bỏ sót yêu cầu cuộc điện đàm.
- Không ghi đăng ký hoặc chuyển sai đăng ký.- Không tiếp thông sai số.
- Không bị nghe trộmb Với điện thoại di động:- Không có tiếng vọng- Âm lượng vừa nghe
- Không có tiếng ù, rít lạo xạo…- Bảo mật các thông tin về thuê bao-
c Chỉ tiêu đảm bảo thủ tục khai thác:
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng thể lệ thủ tục Thiếu một thao tác vềthể lệ thủ tục khai thác là vi phạm 1 thủ tục (chỉ tiêu này phải đạt trên 98%).
d Sự hoàn hảo tính cước:
- Với hóa đơn: số hoá đơn bị sai cước phải nhỏ hơn 0,01% Trong đó:+ Số cuộc gọi bị sai cước trên tổng số cuộc gọi < 0,1%
+ Tỷ lệ sai cước trên tổng số đơn vị đàm thoại (số phút cho một cuộc gọi)của cuộc gọi bị tính sai cước về thời gian < 0,5%
Trang 201.3.4.1.2 Tốc độ truyền tin: được gọi là các chỉ tiêu thời gian.
Chỉ tiêu thời gian: (hay thời hạn Kiểm tra): là mức thời gian qui định màtrong khoảng thời gian đó cần phải thực hiện toàn bộ chu kỳ truyền đưa tin tức từngười gửi đến người nhận hay một công đoạn của chu kỳ này trong phạm vi mộtdoanh nghiệp (một bưu điện tỉnh, một khu vực thuộc một tổng đài…)
Đối với điện thoại:
- Thời gian mời bấm số: Từ 400ms đến 800ms- Thời gian chờ hồi âm:
+ Trong trường hợp gọi tự động: Từ 100ms đến 150ms+ Chờ hồi âm của điện thoại viên (dưới 15 giây)
- Tỷ lệ các cuộc gọi thành công (hay tổn thất nối mạch) được tính: HCGTC
HCGTC = Số cuộc gọi thành công/ Tổng số cuộc gọi vào tổng đài
1.3.4.1.3 Độ tin cậy: chỉ tiêu bền vững
- Tỷ lệ máy thuê bao hư hỏng trong ngày, tháng, quý……- Thời gian khắc phục hỏng hóc.
1.3.4.2 Chất lượng phục vụ:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá việc tổ chức phục vụ nhu cầu của người sửdụng và phong cách ứng xử của nhân viên bưu điện:
1.3.4.2.1 Chỉ tiêu đánh giá việc tổ chức phục vu:
a Mức độ đầy đủ (phong phú) của các phương tiện thông tin Mật độ mạng lưới của các bưu cục và các điểm thông tin:- Số dân bình quân được phục vụ bởi điểm thông tin: Hệ số D1
D1 = D/ND - Số dân được phục vụ bởi N điểm thông tinN – Số điểm thông tin có trong lãnh thổ
- Số điểm thông tin công cộng tính trên 1000dânhoặc trên 10.000 dânK = N*1000/D (*)
S: Diện tích chứa N điểm thông tin.
-Số lượng các điểm thông tin trên 100 … 1000km2 (ns)
Trang 21ns = N*100/S hoặc ns = N*1.000/S Bán kính phục vụ bquân (R):
Thời gian hoạt động của các bưu cục và điểm thông tin:
Với chỉ tiêu này, rõ ràng với chế độ 24/24 giờ thì tính tiếp cận các phươngtiện thông tin với người tiêu dùng cao hơn so với chế độ làm việc với số lượnggiờ hạn chế trong ngày đêm và các ngày nghỉ.
Số lượng các loại hình dịch vụ viễn thông: Số loại hình càng nhiều,càng phong phú thì càng đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của người tiêu dùng
b Hệ thống chăm sóc khách hàng:
Do ngành bưu điện có những đặc điểm riêng: cả người tiêu thụ cũng thamgia vào quá trình sản xuất, vì vậy nếu khách hàng không được hướng dẫn tỉ mỉchu đáo về cách sử dụng dịch vụ thì có thể khách hàng sẽ không nhận được sựcung cấp dịch vụ với chất lượng cao Cho nên để trong việc đánh giá chất lượngdịch vụ, chúng ta cũng đánh giá cả hệ thống chăm sóc khách hàng.
1.3.4.2.2 Chỉ tiêu đánh giá thái độ phục vụ của CNVBĐ:
Thái độ, phong cách ứng xử của điện thoại viên, giao dịch viên cũng làvấn đề quan trọng trong chất lượng dịch vụ Đây là 1 chỉ tiêu định tính, khó địnhlượng, cho nên ta chỉ có thể đưa ra chỉ tiêu: 100 % giao dịch viên của ngành bưuđiện đều phải dịu dàng, duyên dáng, lịch sự, tận tụy, ân cần, chu đáo, tác phonglàm việc khoa học…
1.3.4.2.3 Chỉ tiêu về giá cước:
Giá cước có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình lựa chọn, tìm kiếmdịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Với mức cước quá cao, không phùhợp với khả năng thanh toán, khách hàng có xu hướng lựa chọn những dịch vụthay thế khác với mức cước thấp hơn để thỏa mãn nhu cầu của họ Hơn nữa,người tiêu dùng luôn mong muốn có những dịch vụ chất lượng cao nhưng giá cảrẻ hơn Như vậy đứng trên quan điểm của khách hàng giá cước cũng sẽ đượcxem là một tiêu chuẩn chất lượng của mặt hàng (dịch vụ) đó Trong chiến lượcphát triển Bưu chính Viễn thông đến năm 2005 – Tổng công ty Bưu chính Viễnthông Việt nam đã xác định là trong giai đoạn 2001 – 2003 hầu hết các giá cướcbưu chính, viễn thông, internet của Việt Nam phải thấp hơn hoặc tương đương vớimức cước bình quân trong khu vực.
1.3.4.3 Các chỉ tiêu tổng hợp khác:
Hiện nay trên thế giới, người ta thường chia các chỉ tiêu chất lượng theotừng lĩnh vực nghiệp vụ tổng hợp khai thác và kỹ thuật: chúng ta có thể tham
Trang 22khảo các hệ thống chỉ tiêu chất lượng khác ở phần phụ lục 1.7 và 1.8, trang 69.
Trang 2368-CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤPDỊCH VỤ VIỄN THÔNG
2.1 HIỆN TRẠNG THỊ TRƯỜNG CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ.
Hiện nay, mạng viễn thông Việt Nam đã trải rộng trên khắp đất nước, tớitận xã phường (Mô hình điểm Bưu điện văn hóa xã), các huyện biên giới, hảiđảo Mạng lưới của Tổng công ty không chỉ dừng ở cung cấp các dịch vụ truyềnthống, mà còn cung cấp nhiều dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng giá trị, nhất là cácdịch vụ sử dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày cao củamọi đối tượng khách hàng với chất lượng và phương thức phục vụ hoàn thiệnhơn Bên cạnh việc mở rộng quy mô, tốc độ tăng trưởng trên thị trường dịch vụviễn thông luôn phát triển ở mức cao, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng có sự khácnhau giữa các khu vực thị trường, chủ yếu tập trung ở những thành phố lớn, khucông nghiệp, trung tâm kinh tế văn hóa xã hội.
Mấy năm gần đây, theo xu hướng tự do hóa - toàn cầu hoá, trên thị trườngviễn thông đã xuất hiện nhiều nhà khai thác mới như chúng ta đã nói trong phầntổng quan về mạng lưới viễn thông đó là: VIETEL, SPT, VISHIPEL Các công tynày cũng cung cấp cả dịch vụ bưu chính và viễn thông Trong lĩnh vực viễnthông, những công ty này cạnh tranh chủ yếu ở các dịch vụ mới với VNPT như:Dịch vụ điện thoại cố định VOIP và dịch vụ điện thoại di động.
* Với dịch vụ VOIP thì đối thủ nặng ký nhất của VNPT là VIETEL, chúng ta hãynhìn vào một số dữ liệu để thấy sự chia bớt sản lượng, thị phần của VNPT từ khiVIETEL xuất hiện:
Bảng 2.12 SẢN LƯỢNG ĐIỆN THOẠI 2 CHIỀU HỒ CHÍ MINH – HÀ NỘI
ĐVT: Triệuphút
(Nguồn: VNPT)Ghi chú:
- PSTN: Dịch vụ điện thoại truyền thống của VNPT, truyền tin theo phương thứccũ.
- Các dịch vụ 171, 177, 178 là loại dịch vụ truyền tin theo phương thức mớiVOIP (Voice over internet protocol)
- 171 dịch vụ của VNPT
- 178 dịch vụ của Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (VIETEL)
Trang 24- 177 dịch vụ của Sài gòn Postel
Đồ thị 2 2 SẢN LƯỢNG ĐIỆN THOẠI 2 CHIỀU HỒ CHÍ MINH – HÀ NỘI
* Với dịch vụ di động: hiện nay có 5 nhà cung cấp: VMS, GPC (VMS, GPC thuộcVNPT), SPT, VIETEL và ETC Thế mạnh và điểm yếu của từng nhà cung cấpdịch vụ di động như sau:
- VMS có kênh phân phối mạnh, vùng phủ sóng rộng, và thương hiệu nổi tiếng.- GPC ít tiếng tăm hơn nhưng có ưu thế về dịch vụ trả trước (dịch vụ vinacard
- Còn hai công ty di động VIETEL và ETC thì ngoài nhiệm vụ chính là phục vụcho ngành mình nhưng còn dư thừa công suất nên đưa vào phục vụ công cộng,kinh doanh Ưu điểm của hai công ty này là giá cước trung bình thấp hơn giá
Sản lượng điện thoại 2 chiều HCM - HN
012345678
Trang 25cước của VNPT, tuy nhiên họ vẫn gặp khó khăn về mạng luới phân phối vàthương hiệu.
2.2 PHÂN TÍCH VỀ LOẠI HÌNH VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNGCUNG CẤP DỊCH VỤ.
2.2.1 Chất lượng dịch vụ (sản phẩm)
2.2.1.1 Dịch vụ điện thoại cố định:
2.2.1.1.1 Dịch vụ truyền thống:
Kể từ năm 1993, với chủ trương của VNPT là đi thẳng vào công nghệ hiệnđại, cập nhật với trình độ thế giới, chủ động tích cực tìm mọi nguồn vốn cho pháttriển, chỉ trong một thời gian ngắn, mạng viễn thông Việt nam đã thay đổi cănbản từ mạng Analogue (kỹ thuật tương tự) sang mạng Digital (kỹ thuật số) hiệnđại, từ đó chất lượng các dịch vụ viễn thông có bước thay đổi lớn:
- Về chỉ tiêu an toàn, chính xác, trung thực của việc truyền đưa và phụchồi tin tức đã đạt ở mức cao, hầu như số lượng khách hàng phàn nàn về chỉ tiêunày không còn nữa.
- Về tốc độ truyền tin cũng đã thay đổi vượt bậc: Các cuộc gọi đường dàiliên tỉnh và quốc tế qua điện thoại viên không còn phải đăng ký chờ đợi từ 5phút đến hàng 30 phút như trước đây, mà khi khách hàng gặp điện thoại viên thìnhững yêu cầu của họ được điện thoại viên tiếp thông trong vòng vài giây nhờvào thiết bị tổng đài kỹ thuật số và bàn khai thác PO tiên tiến
Tuy nhiên thay vào đó, việc đánh giá chỉ tiêu tiêu tốc độ truyền tin bâygiờ lại được thay thế bằng chỉ tiêu Tổn thất nối mạch, vì tất cả các cuộc gọi nộihạt và phần lớn các cuộc gọi liên tỉnh, quốc tế đều được gọi tự động Và dođường dây trung kế của chúng ta vào những giờ cao điểm vẫn chưa đáp ứng choviệc lưu thoát tất cả các cuộc gọi, cộng thêm các tổng đài trên mạng lưới viễnthông Việt nam lại nhiều chủng loại từ các hãng viễn thông của các nước khácnhau cho nên tỷ lệ tổn thất nối mạch của chúng ta vẫn còn khá cao.
Tổng hợp số liệu điều tra ở một số tỉnh cho thấy tỷ lệ cuộc gọi thành công(hoặc tổn thất nối mạch) ở nước ta trong thời gian gần đây (Giai đoạn 2000 –2002) như sau:
Bảng 2 2 Tỷ lệ cuộc gọi điện thoại thành công tại Việt Nam
(Nguồn: VNPT)
Trang 26Để đánh giá chất lượng hoạt động trên là tốt hay xấu, chúng ta so sánh sốliệu này với số liệu tương ứng ở một số nước khác: (Năm 2000 và 2002)
Bảng 2.3 Tỷ lệ cuộc gọi thành công của một số nước trong khu vực
Nội hạt, nội tỉnh Liên tỉnh Quốc tế- Nhật (năm 2000)
- Thái Lan (năm 2000)- Indonesia
+Năm 2000+Năm 2002
- Đường dài
(Nguồn: Hãng viễn thông BT - Anh)
Ngày nay bên cạnh việc trao đổi thông tin giữa các tổ chức, cá nhân,khách hàng còn thu thập thông tin về kinh tế xã hội qua đài 108 (Ở các tỉnh) Ởthành phố Hồ Chí Minh đài 108 được chia thành hai bộ phận:
- Đàøi 1080: Giải đáp thông tin kinh tế xã hội.
- Đàøi 1088: Tư vấn về nhiều lĩnh vực: Tin học, sức khỏe, pháp luật, tình yêu…Về thời gian chờ đợi để gặp điện thoại viên hoặc tỷ lệ tổn thất nối mạch ởcác tỉnh gần như bằng không, nhưng như vậy không có nghĩa là chất lượng phụcvụ của đài 108 ở các tỉnh là tốt vì có nhiều câu hỏi điện thoại viên 108 ở các tỉnhkhông giải đáp được hoặc giải đáp không đầy đủ, không làm khách hàng thoảmãn, nên lượng khách hàng gọi vào đài 108 ở các tỉnh ít Ngược lại, chất lượngphục vụ của điện thoại viên đài 1080 khá tốt, tỷ lệ số câu giải đáp được chokhách hàng của điện thoại viên là từ 90% đến 95%, vì vậy không chỉ khách hàngtại thành phố Hồ Chí Minh mà cả khách ở những tỉnh khác, thậm chí ở nướcngoài cũng gọi về đài 1080 để hỏi thông tin, nhưng do lượng trung kế không thểtải hết nhu cầu và cả số bàn điện thoại viên (Số nhân viên 1080) cũng không đủđể trả lời cho khách hàng Người viết đã quay thử 1.000 mẫu và nhận được kếtquả như sau: (Thời gian quay thử: từ tháng 9/2002 đến 12/2002)
- Giờ bình thường:
Trang 27- Tỷ lệ tổn thất nối mạch: 30% (không kết nối với tổng đài)
- Tỷ lệ cuộc gọi thành công (kết nối được đến tổng đài để chờ gặp điện thoạiviên): 70%, trong đó:
+Thời gian chờ bình quân gặp điện thoại viên: 1 phút 30 giây
+Tỷ lệ cuộc chờ sau 1 phút 30 giây mà gặp được điện thoại viên: 60%
+Tỷ lệ cuộc chờ sau 1 phút 30 giây mà không gặp được điện thoại viên: 40%+ Tỷ lệ số câu điện thoại viên trả lời tốt sau khi khách hàng gặp được: 90%.
-Giờ cao điểm:
- Tỷ lệ tổn thất nối mạch: 50% (không kết nối với tổng đài)- Tỷ lệ cuộc gọi thành công: 50% (Kết nối được đến tổng đài)
Chúng ta hãy xem số liệu của hãng viễn thông BT (Anh) để so sánh:
Bảng 2.5 Tỷ lệ cuộc gọi qua điện thoại viên được trả lời dưới 15 giây tại Anh
Năm84-8585-8686-8787-8888-8989-9090-9191-92Dịch vụ qua ĐTV:
- Cuộc gọi nói chungđược trả lời < 15 giây, %- Giải đáp danh bạ trongvòng 15 giây, %
(Nguồn: Hãng viễn thông BT - Anh)
Một chỉ tiêu quan trọng nữa dùng để đánh giá chất lượng sản phẩm (dịchvụ) viễn thông đó là độ tin cậy của các thiết bị Qua việc nghiên cứu, khảo sáttrong thời gian gần đây của VNPT, ta có dữ liệu số khiếu nại của khách hàng vàđộ tin cậy của các thiết bị trên mạng lưới viễn thông Việt nam như sau:
Theo tiêu chuẩn ngành, qui định: cứ 100 thuê bao thì trong năm chỉ đượcphép tối đa có 2 lần khiếu nại có cơ sở Thế nhưng số liệu khảo sát tại Hà nội vàĐà Nẵng thì:
- Tại Hà Nội, tỷ lệ sự cố là 4% / tháng ( 4 sự cố/ 100 thuê bao/ tháng)- Tại Đà Nẵng, tỷ lệ sự cố là 20% ( 20 sự cố /100 thuê bao/ tháng)
So sánh tỷ lệ này với tiêu chuẩn ngành đề ra (phù hợp với khuyến nghịchất lượng của ITU – Tổ chức Liên minh viễn thông quốc tế) thì chất lượngmạng viễn thông của chúng ta còn chưa đạt, thậm chí ở mức thấp.
Theo số liệu phân tích ở khu vực Hà nội thì nguyên nhân xuất hiện lỗi từcác khiếu nại của khách hàng như sau:
Bảng 2.6 Tình hình khiếu nại của khách hàng
Toàn bộ khiếu nại của khách hàng, 100%Mạng và dây thuê bao, 33% Máy điện
Do khách hàngchưa biết cách sử
dụng hoặc có sự
Cácloạikhác,Dây thuê
bao, 81% cấp, 5%Cáp thứ cấp, 8%Cáp sơ đài, 6%Tổng
Trang 28nhầm lẫn, 31% 18%
(Nguồn: VNPT)
Thời gian sửa chữa hỏng hóc theo các khiếu nại của khách hàng theo quyđịnh của ngành là 2 giờ đối với thành phố và 4 giờ ở các tỉnh Trên thực tế số sựcố được sửa chữa trong vòng 2 giờ rất ít, 90% sự cố được khắc phục trong vòng 4giờ và 10% còn lại hoàn thành ít nhất trong vòng 2 ngày (Số liệu này chưa kểđến các trường hợp chậm trễ là do khách hàng vắng nhà).
Chúng ta tham khảo số liệu sự cố với các thuê bao ở các nước khác để sosánh: (năm 2000 và 2002):
Bảng 2.7Mức độ xảy ra sự cố và thời gian xử lý sự cố ở các nước
Mức độ sự cố 1 sự cố/ 100 thuêbao/ tháng
0,5 sự cố/ 100 thuêbao/ tháng
- 1,55 sự cố/ 100 thuêbao/ tháng (năm 2000)- 0,5 sự cố/ 100 thuê bao/tháng (năm 2002)
Thời gian xử lý sựcố
Trong một ngày:100%
Trong một ngày:>95%
- Năm 2000: trong mộtngày: 60%
- Năm 2002: trong mộtngày >95%
(Nguồn: ITU)
2.2.1.1.2 Dịch vụ cộng thêm:
Xã hội càng phát triển, người dân càng sử dụng nhiều hơn các phương tiệnthông tin liên lạc để có thể cập nhật mọi thông tin vừa nhanh, vừa dễ dàng và họsẵn sàng trả tiền cho điều này Chính vì vậy, các dịch vụ hiện có sẽ mau chónglà các dịch vụ hiển nhiên phải dùng, không còn là mong ước của khách hàngnữa, mà họ đòi hỏi cao hơn và đa dạng hơn.
Mấy năm gần đây, nhờ áp dụng công nghệ mới, VNPT đã mở thêm nhiềuloại dịch vụ viễn thông đi kèm với dịch vụ truyền thống gọi là dịch vụ giá trị giatăng như:
- Dịch vụ đường dài gọi qua phương thức internet VOIP.
- Dịch vụ voicelink: điện thoại ảo, trả lời cuộc gọi, hộp thư thông tin.- Dịch vụ điện thoại cộng thêm:
+ Báo chuông hẹn giờ+ Chuyển cuộc gọi tạm thời
+ Điện thoại hội nghị (Đàm thoại từ ba người ở ba nơi khác nhau trở lên)+ Hiển thị số điện thoại gọi đến
+ Khoá hướng gọi đi quốc tế, liên tỉnh, di động bằng mã số riêng .
Trang 29Dịch vụ VOIP hiện nay đã mở được 43/61 (chiếm 75%) tỉnh thành trêntoàn quốc.
Tuy nhiên, các dịch vụ voicelink và dịch vụ cộng thêm thì khách hàng sửdụng nhiều chủ yếu ở thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà nội Cònở các tỉnh xa, chưa có loại tổng đài mới nhiều tính năng thì chưa cung cấp chokhách hàng được hoặc nếu có cung cấp thì lượng khách hàng sử dụng cũng rấtthấp, ta có thể thấy điều này qua số liệu điều tra chọn mẫu ở một số tỉnh miềntrung:
Bảng 2.8 Tình hình sử dụng các dịch vụ điện thoại cộng thêm
Các dịch vụ cộng thêm Mức độ sử dụng dịch vụ cộng thêm, %Có sử dụng Chưa sử dụng Cộng
A(1)(2) = 100% - (1)(3) = (2) +(1)1 Dịch vụ thuê bao vắng nhà
2 Đường dây nóng3 Nhóm liên tụ4 Quay số tắt5 Dịch vụ gọi lại
6 Truy tìm cuộc gọi quậy phá7 Từ chối nhận cuộc gọi8 Dịch vụ hội nghị9 Dịch vụ báo thức10 Chờ cuộc gọi
11 Hạn chế gọi đường dài
12 Hiển thị số gọi đến (Tổng đài chưa có dịch vụ này)
(Nguồn: Số liệu điều tra của Viện Kinh tế Bưu điện)
Nhìn vào số liệu “khiêm tốn” trên, ta có thể nhận thấy mức độ hiểu biếtvề các dịch vụ này còn hạn chế, khách hàng chưa biết đến hoặc chưa thấy hếtmức độ tiện ích của các dịch cộng thêm Ngoài ra một nguyên nhân nữa là domức cước hiện hành của các dịch vụ cộng thêm này không phù hợp với thu nhậpcủa người dân ở vùng ở đó.
2.2.1.2 Dịch vụ điện thoại di động:
VNPT có hai công ty điện thoại di động trực thuộc là VMS và GPC, nhìnchung hai công ty này chưa đáp ứng được nhu cầu to lớn của thị trường Phần lớncác khách hàng Việt Nam sử dụng dịch vụ di động hiện nay chỉ mới yêu cầu vềsố lượng mà chưa đòi hỏi gay gắt về chất lượng do họ chưa có con đường lựachọn khác dù họ chưa hài lòng với dịch vụ được cung cấp, vì các nhà khai thácdịch vụ di động cạnh tranh với VNPT (SPT, VIETEL, ETC… ) chỉ mới bắt đầu.
Trang 30Từ số liệu điều tra chọn mẫu cho thấy độ hài lòng của khách hàng với dịchvụ di động về mặt kỹ thuật như sau:
Bảng 2.9 Mức độ hài lòng của khách hàng về mặt kỹ thuật với dịch vụ di động
Dịch vụ Mức độ dễ liên lạc
Điểm bình quân/7 Điểm bình quân/7Vùng phủ sóng Điểm bình quân/7Độ bảo mật - Vinaphone
- Vinacrad & dailly- Mobiphone- Mobicard & 4U
(Nguồn: Công ty Indochina Research.)
Tuy rằng hiện nay về mặt lý thuyết giữa Mobiphone và Vinaphone có sựroaming (chuyển đổi sóng cho Mobiphone ở những vùng sóng yếu), nhưng trênthực tế số vùng được roaming chưa phải là nhiều, mà yếu tố vùng phủ sóng tốtcũng là một trong những yếu tố quan trọng để khách hàng chọn lựa nhà cungcấp.
Về hoá đơn và phương thức thanh toán, khách hàng đã đánh giá các nhàkhai thác VMS và GPC như sau:
Bảng 2.10 Mức độ hài lòng của khách hàng về mặt phục vụ với dịch vụ di động
Điểm bình quân / 7
VinaphoneĐiểm bình quân / 71
- Về nội dung & sự rõ ràng của hoáđơn
- Sự chính xác hóa đơn - Thời gian thanh toán - Phương thức thanh toán dễ dàng
(Nguồn: Công ty Indochina Research.)
Bảng 2.11Đánh giá của khách hàng về dịch vụ trả tiền trước
Nội dung Mobicard & Mobi 4UĐiểm bình quân / 7
Vinacard & VinadaillyĐiểm bình quân / 71
- Dễ dàng mua bộ trọn gói banđầu
- Dễ hòa mạng - Dễ mua card
- Dễ thực hiện & nhận cuộc gọi - Sự chính xác trong việc trừcuớc
(Nguồn: Công ty Indochina Research.)
Trang 312.2.2 Chất lượng phục vụ.
2.2.2.1 Mức độ đầy đủ (phong phú) của các phương tiện thông tin
Như phần trên đã nói, chất lượng dịch vụ viễn thông không chỉ là sự tuânthủ các đặc tính, quy luật của sản phẩm mà còn là sự tuân thủ những yêu cầu dongười sử dụng đặt ra Một trong những yêu cầu đó là mức độ đáp ứng nhu cầu,mức độ tiệm cận các phương tiện thông tin đến khách hàng, thái độ phục vụ củanhân viên viễn thông… Thực trạng về các chỉ tiêu này trong các năm qua theo sốliệu thống kê như sau:
* Mật độ mạng lưới, bán kính phục vụ của các bưu cục:
Bảng 2.12 Bán kính phục vụ bình quân một bưu cục
Tổng số BC 2.426 2.825 2.746 2.910 2.985 3.000 3.046 3.098Sốdân trên/1BC 29,67 25,90 27,06 25,93 25,66 25,88 25,83 25,73Bkính phục vụ
(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Bưu điện 1996 – 1998 và tạp chí Thôngtin khoa học kỹ thuật và kinh tế Bưu điện)
Hiện nay cả nước đã có 3.126 bưu cục.
Bảng 2.13 Mật độ điện thoại trên mạng viễn thông Việt Nam
Số máy ĐT
(1.000 máy) 736,51.107,2 1.399,9 2.022,52.459,1 3.286,4 4.430,05.515,93Dân số
(triệu người) 71,99 73,16 74,3 75,46 76,6 77,64 78,68 79,71
(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Bưu điện 1996 – 1998 và tạp chí Thôngtin khoa học kỹ thuật và kinh tế Bưu điện)
- Về số lượng điểm bưu điện văn hoá xã: Tính đến tháng 3/2003 có 6.755điểm được đầu tư, trong đó có 6.014 điểm đã đi vào hoạt động.
* Về thời gian hoạt động của các điểm bưu cục và điểm thông tin:
Trên mạng lưới viễn thông Việt nam hiện nay, giờ làm việc của các bưucục trung tâm thành phố là từ 6 giờ đến 21 giờ Các bưu cục ở những vùng sâu,vùng xa từ 7 giờ đến 19 giờ Còn các tổng đài thì hoạt động 24/24 kể cả tổng đài1080 và 1088.
Để xem mức độ tiếp cận các dịch vụ viễn thông của Việt nam ở mức độnào, ta so sánh các chỉ tiêu này của Việt nam với một số nước trên thế giới:(Xem phụ lục 2.1 và 2.2, trang 69)
Trang 322.2.2.2 Về công tác chăm sóc khách hàng của nhân viên bưu điện:
Thời gian qua, các đơn vị viễn thông trực thuộc VNPT đã thực hiện một sốhoạt động chăm sóc khách hàng, nhưng các hoạt động này còn mang tính tự phát,chưa thống nhất trên toàn mạng lưới, chưa đầy đủ, do đó chưa có hiệu quả thựcsự nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của đơn vị.
Những đơn vị hoạt động có tính chất chủ yếu là chăm sóc khách hànggồm:
- Các tổng đài thuộc mạng cố định:
+ Đài 116: Giải đáp số điện thoại nội hạt, thủ tục lắp đặt, đăng ký máy+ Đài 119: Báo sửa chữa sự cố máy điện thoại
+ Đài 142, 143: Hổ trợ và giải đáp đàm thoại quốc tế
- Các tổng đài thuộc mạng di động:
+ Đài 145: Giải đáp cách tính cước, cách sử dụng máy điện thoại di độngthuộc mạng Mobiphone.
+ Đài 151: Giải đáp cách tính cước, cách sử dụng máy điện thoại di độngthuộc mạng Vinaphone.
Ngoài ra tất cả các nhân viên giao dịch tại ghi sê, các điện thoại viên tạicác đài 101 ( đăng ký đàm thoại trong nước), đài 108 (giải đáp thông tin kinh tếxã hội), đài 110 (đăng ký đàm thoại quốc tế) ngoài nhiệm vụ chính là đáp ứngcác yêu cầu về nghiệp vụ thì cũng kèm theo nhiệm vụ không kém phần quantrọng là chăm sóc khách hàng thật chu đáo khi khách hàng thắc mắc về vấn đềsử dụng dịch vụ viễn thông.
Những nhận xét, đánh giá của khách hàng và các chuyên gia về lĩnh vựcchăm sóc khách hàng như sau:
Về nhận thức của cán bộ quản lý với dịch vụ khách hàng:
Phần lớn cán bộ quản lý chưa thực sự coi trọng việc chăm sóc khách hàngvì chưa thấy nguy cơ cạnh tranh mạnh hơn đang đến gần mà chúng ta chỉ còn rấtít thời gian để chuẩn bị, vì thế các cán bộ này chưa chú trọng đến việc chỉ đạochăm sóc khách hàng.
Về đội ngũ nhân viên trực tiếp phục vụ khách hàng:
Có thể nói chúng ta chưa có một đội ngũ nhân viên đủ tiêu chuẩn trongcông tác chăm sóc khách hàng Vẫn còn nhiều giao dịch viên, điện thoại viêngiao tiếp với khách hàng đều thiếu cả kiến thức, kỹ năng và thái độ đúng đắn.Kết quả là khách hàng còn kêu ca về thái độ lạnh nhạt, thờ ơ, cửa quyền, ban ơncủa giao dịch viên và điện thoại viên Có thể nêu cụ thể như ở đài 116 và 119, vìkhi khách hàng gọi vào các tổng đài này thì không phải trả tiền cước cho nêncác điện thoại viên ở các tổng đài này còn nhiều người (chỉ có một số ít điệnthoại ở tổng đài này là biết xem “khách hàng là thượng đế”) còn thiếu niềm nở,thái độ tiếp xúc là thái độ cửa quyền ban ơn Thậm chí hầu như chỉ có đài 116 ởthành phố Hồ Chí Minh là còn “hoạt động” đúng chức năng, còn các đài 116 ở
Trang 33các tỉnh thì khi khách hàng gọi đến họ đều chỉ là phải gọi sang đài 108 thì mớiđược giải đáp Các nhân viên này chỉ nhìn vào việc thu tiền trực tiếp, mà khôngnghĩ xa hơn một chút là nếu họ chăm sóc khách hàng thật chu đáo thì ngành bưuđiện sẽ thu tiền được của khách hàng ở nhiều dịch vụ khác, và ngành bưu điệnthì không thể hạch toán độc lập ở từng đơn vị riêng lẻ được, mà hạch toán phụthuộc lẫn nhau, có sự phân chia cước qua lại giữa các đơn vị vì đặc điểm củangành bưu điện là sản xuất dây chuyền, nhiều người , nhiều đơn vị cùng tham giavào quá trình sản xuất thì mới tạo ra được sản phẩm.
Tại các ghi sê cũng có ghi sê phục vụ khách hàng rất tốt, nhưng vẫn cònnhiều giao dịch viên ở một số ghisê trong giờ phục vụ khách hàng nói chuyệnriêng với các bạn đồng nghiệp, khách hàng chờ lâu nhưng không được để ý,không tận tình giải đáp thắc mắc của khác hàng Giao tiếp bằng tiếng Anh cònhạn chế.
Thông tin cho khách hàng không được cung cấp đầy đủ, rõ ràng, khi kháchhàng cần giải quyết một vấn đề gì thì bị đưa đẩy lòng vòng, không biết ai làngười chịu trách nhiệm giải quyết .
Hiện nay vấn đề khách hàng lớn (khách hàng thân thiết) chưa được quantâm, trong khi về dữ liệu này ngành bưu điện thu thập còn dễ dàng hơn các hệthống siêu thị nhiều, mà việc ưu đãi cho các khách hàng lớn chúng ta thấy rõ làbên hệ thống ngân hàng và siêu thị họ làm rất tốt
2.2.2.3 Về thực trạng giá cước
II.2.2.3.1 Về cước nội hạt:
Cước nội hạt của Việt nam trong mấy năm gần đây được đánh giá tốt Sosánh với cước bình quân thế giới thì cước điện thoại nội hạt tại Việt nam thấphơn khá nhiều Chúng ta hãy nhìn vào bảng sau:
Bảng 2.14 So sánh cước nội hạt tại Việt Nam với cươc nội hạt bình quân thế giới
Tiền USDUSD/máy -tháng
USDUSD/phútViệt nam
1,7512,0013,00
Trang 34(Nguồn: VNPT)
2.2.2.3.1 Về cước quốc tế:
Cước từ Việt Nam đi quốc tế trong thời gian qua bị kêu ca không ít, nhất làcác doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư tại Việt nam Cước viễn thông quốc tếcao dẫn đến giá thành sản phẩm của những công ty, những doanh nghiệp thườngphải sử dụng dịch vụ viễn thông rất cao Giá thành cao làm cho họ khó cạnhtranh trên thị trường Từ năm 2001 đến nay cước viễn thông đã hạ rất nhiều lần,thậm chí chỉ trong vòng mấy tháng: Từ tháng 01.01.2003 đến 01.04.2003 cướcviễn thông quốc tế đã hạ có đến 3 lần Kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2003 thì cướcviễn thông bình quân từ Việt nam đi quốc tế đã thấp hơn mức cước viễn thôngbình quân trong khu vực Cụ thể: Cước đi quốc tế bình quân giữa các nước trongkhu vực là 1USD/ phút, nhưng hiện nay (kể từ ngày 01.04.2003) thì cước bìnhquân từ Việt nam đi các trong khu vực là 0,93 USD/phút.
2.3 TỔNG HỢP VỀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CUNGCẤP DỊCH VỤ.
2.3.1 Ưu điểm về chất lượng
Sự phát triển chung của ngành bưu điện, ngành viễn thông Việt nam nóiriêng đã có những bước phát triển đáng kể: Mạng lưới thông tin rộng khắp, ứngdụng công nghệ mới nên mở được nhiều loại hình dịch vụ mới và chất lượng hoạtđộng cung cấp dịch vụ cũng được nâng cao đáng kể Thông tin được truyền đinhanh chóng, sự khôi phục thông tin chính xác, thông tin có độ trung thực cao vàhoàn toàn được bảo mật Về khía cạnh này sự phàn nàn của khách hàng hầu nhưlà không có.
Giá cước gọi đi quốc tế tuy trước đây có bị phàn nàn, nhưng nay đã đượchạ và cước bình quân đã thấp hơn so với khu vực.
Sự tiếp cận các điểm thông tin đến khách hàng cũng phát triển nhanhchóng, Việt nam đã được xếp thứ hai về tốc độ phát triển máy điện thoại trongkhu vực Tuy vậy hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của VNPT vẫn cònnhiều vấn đề tồn tại cần khắc phục và nâng cao chất lượng hơn nữa.
2.3.2 Khuyết điểm (những phàn nàn của khách hàng) cần khắc phục
-Mặc dùø Việt nam đã được xếp là nước có tốc độ phát triển viễn thôngnhanh, nhưng so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới thì mật độ điệänthoại và mật độ mạng lưới của Việt nam vẫn còn rất thấp (Nhiều nước trên thếgiới có tốc độ tăng trưởng không cao vì mật độ điện thoại, mật độ mạng lưới củahọ đã đạt ở mức rất cao, gần như là đã bão hòa) Mật độ điện thoại và các điểm
Trang 35phục vụ công cộng thấp chứng tỏ việc tiếp cận các phương tiện thông tin chưatốt, hay sự thuận tiện của khách hàng khi sử dụng dịch vụ chưa cao.
- Tuy thời gian chờ đợi để nói chuyện điện thoại gần như bằng không, thìthay vào đó tỷ lệ tổn thất nối mạch lại còn rất cao Khách hàng phàn nàn nhiềunhất về chỉ tiêu này: Nghẽn mạch không gọi được hoặc đang gọi rớt mạch Nhấtlà thông tin 1080 vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng về cả sốlượng và chất lượng, nhất là hầu như khi gọi vào 1080 thì không thể kết nối được.Vấn đề thứ hai này chủ yếu là do dung lượng mạng, dung lượng trung kế, cápchính không đủ đáp ứng nhu cầu trong giờ cao điểm, còn đài 1080 thì phải nói là
cả số điện thoại viên và lượng tải của trung kế vào1 quá thấp so với nhu cầu bìnhquân (không phải là giờ cao điểm) Đặc biệt hiện nay tốc độ truy cập internetcủa chúng ta quá chậm, nguyên nhân chủ yếu là tắt nghẽn ở các tổng đài cửangõ quốc tế, như ở phần sơ đồ mạng viễn thông Việt nam đã trình bày: Cả nướcta chỉ có 3 tổng đài International gateway (Tổng đài cửa ngõ quốc tế), nên tất cảthông tin khi truy cập đi qua các tổng đài này trở nên hiện tượng thắt cổ chai,cộng với tốc độ của kênh thông tin chưa cao nên có lúc khách hàng lên mạnginternet gần cả giờ đồng hồ mà chưa lấy được thông tin nào còn bị “đẩy ra” khỏimạng.
- Vấn đề lớn thứ ba trong các khuyết điểm về chất lượng phục vụ đó làthái độ của nhân viên bưu điện: Chưa chú trọng cung cấp thông tin cho khách,thiếu quan tâm, thiếu niềm nở với khách hàng Tình trạng như vậy là do cả bakhâu: tuyển chọn lao động, đào tạo - huấn luyện, tổ chức đánh giá và đãi ngộđều chưa thực hiện đúng theo yêu cầu Ở một vài bưu điện, việc tuyển nhân viênvẫn còn tuyển chọn theo quen biết chứ chưa tuyển theo năng lực và công việcphù hợp với người lao động Và không chỉ có điện thoại viên mà cả chuyên viêntư vấn cũng cần phải được tuyển chọn (mời) kỹ, người chuyên viên tư vấn phải làngười thật xuất sắc trong lĩnh vực chuyên môn thì mới được mời ký hợp đồng làmviệc với Bưu điện
1 Trong mạng cáp điện thoại, theo mục đích sử dụng, trung kế được chia ra hai loại: Đường trung kế vào tổng đài và trung kế đi ra từ tổng đài.
Trang 36CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNGCAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CUNG CẤP DỊCH VỤVIỄN THÔNG
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỤC TIÊU NGÀNH VIỄNTHÔNG
Ngày 18.10.2001, Thủ tướng chính phủ Phan Văn Khải đã phê duyệt"Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010 và địnhhướng đến năm 2020" với những nội dung chủ yếu sau:
- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia có công nghệ hiện đạingang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, có độ bao phủ rộng khắp trên cảnước với thông lượng lớn, tốc độ và chất lượng cao, hoạt động hiệu quả, tạo điềukiện để toàn xã hội khai thác, chia sẻ thông tin trên nền xa lộ thông tin quốc giađã xây dựng, là nền tảng cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin,phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
- Cung cấp cho xã hội, người tiêu dùng các dịch vụ đa dạng, phong phú với giácả thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực, đápứng mọi nhu cầu thông tin, phục vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng Thựchiện phổ cập các dịch vụ bưu chính viễn thông, tin học tới tất cả các vùng, cácmiền trong cả nước với chất lượng ngày càng cao.
- Năm 2005, tất cả các tỉnh thành phố trong cả nước được kết nối bằng cáp quangbăng rộng Mật độ điện thoại bình quân đạt 10 -12 máy/100 dân.
- Đến năm 2010, xa lộ thông tin quốc gia nối tới tất cả các huyện và nhiều xãtrong cả nước bằng cáp quang và các phương thức truyền dẫn băng rộng khác, ítnhất 30% số thuê bao có khả năng truy cập viễn thông và Internet băng rộng.Mật độ điện thoại bình quân đạt 15 - 18 máy/100 dân Mức độ phục vụ bình quândưới 7000 người dân trên một bưu cục, bán kính phục vụ dưới 3km Chỉ tiêu vềnăng suất, chất lượng phục vụ bưu chính, viễn thông Việt Nam ngang bằng trìnhđộ các nước tiên tiến trong khu vực.
3.2 CÁC GIẢI PHÁP
Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, ngay từ bây giờ VNPT phảixây dựng chiến lược phát triển ngành thật hoàn hảo trong nhiều lĩnh vực: Pháttriển cơ sở hạ tầng mạng lưới; phát triển thị trường; phát triển công nghiệp bưuchính, viễn thông, tin học; phát triển nguồn nhân lực, nguồn vốn… Trong phạm vicủa luận văn, tác giả xin đóng góp một phần cho việc xây dựng chiến lược pháttriển ngành đó là: Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụviễn thông.
Trang 37Trước hết chúng ta cần xem xét các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến chấtlượng hoạt động viễn thông để có thể đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất:
- Năng lực (hay công suất) sản xuất của doanh nghiệp (hoặc hệ thống).- Mức độ đầy đủ của các thiết bị.
- Nhu cầu dịch vụ của khách hàng.- Sự không đồng đều của tải trọng
- Mức độ cơ giới hoá, tin học hoá, tự động hoá của quá trình sản xuất.- Trình độ của cán bộ quản lý.
- Trình độ nghiệp vụ, nghệ thuật giao tiếp của nhân viên bưu điện.- v.v…
Như vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động viễn thông, cần phải thực hiện
một cách đồng bộ, có hệ thống các biện pháp tổ chức, kỹ thuật, kinh tế xã hội,
đồng thời cần phải xem xét điều kiện sản xuất, nhu cầu sử dụng gắn liền với sựphát triển thị trường, tiến bộ khoa học kỹ thuật và quá trình xã hội hóa thông tin.
Luận văn này xin đưa ra ba nhóm giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động
cung cấp dịch vụ viễn thông: giải pháp kỹ thuật; giải pháp tổ chức và quản lý;
giải pháp đòn bẩy kinh tế và khuyến khích tinh thần đối với nhân viên.
3.2.1 Các giải pháp kỹ thuật.
3.2.1.1 Xây dựng, phát triển mạng lưới thông tin hợp lý.
3.2.1.1.1 Giảm phân cấp mạng lưới bằng cách lắp đặt thêm đường trung kế côngnghệ SDH OFC (cáp sợi quang)
Mạng viễn thông Việt Nam trước năm 1994 vẫn còn các tổng đài kỹ thuậttương tự (analogue) Từ năm 1994 toàn bộ tổng đài đều được thay bằng tổng đàiđiện tử kỹ thuật số (digital)
Chi phí đầu tư cho mạng viễn thông chủ yếu gồm các phần truyền dẫn(đường truyền: cáp đồng, cáp quang… ) và tổng đài Với mạng tương tự, chi phílớn ở phần truyền dẫn Để giảm chi phí truyền dẫn người ta dùng nhiều tổng đàihơn, chính vì vậy mà mạng viễn thông Việt Nam được phân thành 5 cấp chuyểnmạch (xem sơ đồ phân cấp mạng lưới, phụ lục1.4, trang 64) Hiện nay chi phítruyền dẫn giảm nhanh chóng do cáp quang và công nghệ truyền dẫn SDH pháttriển cho nên chi phí ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu tư không phải là chi phítruyền dẫn nữa mà lại là chi phí cho tổng đài.
ITU khuyến nghị là nên giảm cấp mạng lưới, thậm chí trong tương lai sẽ làmạng không phân cấp Với mạng truyền dẫn qua ít tổng đài chuyển tiếp, thôngtin được truyền đi nhanh hơn với độ tin cậy cao hơn, giảm nghẽn mạch các cuộcgọi, sự khôi phục thông tin chính xác hơn.
Mạng truyền dẫn của VNPT ngày nay hầu hết là cáp quang, vi ba số,thông tin vệ tinh… còn rất ít cáp đồng, nhưng phân cấp mạng lưới vẫn còn đến 5cấp Giảm cấp mạng lưới là vấn đề chiến lược, nhưng trước mắt chúng ta có thể
Trang 38giảm bớt tổng đài chuyển tiếp (quá giang) nội hạt như ở tại thành phố Hồ ChíMinh và các tỉnh có tổng đài chuyển tiếp nội hạt Giảm bớt tổng đài quá giang(trung chuyển) như vậy thì phải lắp đặt thêm các đường trung kế bằng cáp quangđể kết nối trực tiếp giữa các tổng đài nội hạt với nhau: giống mô hình mạng lướiviễn thông Hà nội: có 4 cấp, không có cấp tổng đài chuyển tiếp nội hạt.
3.2.1.1.2 Phát triển thêm các trung tâm chuyển tiếp liên tỉnh.
Hiện nay chúng ta chỉ có ba trung tâm chuyển tiếp liên tỉnh Như vậy toànbộ những cuộc gọi đi liên tỉnh từ các tỉnh ở khu vực I (miền Bắc) thì qua tổng đàitrung chuyển của trung tâm VTNI, từ các tỉnh khu vực III (miền Trung) thì phảiquá giang qua tổng đài của trung tâm VTNIII, còn các tỉnh khu vực II (miềnNam) thì qua VTNII.
Dựa trên số liệu dự báo về lưu lượng trao đổi và mật độ thuê bao của cáctỉnh (thành phố), thì ngoài Hà nội, Đà nẵng, thành phố phồ Chí Minh, những tỉnhsau đây cần được xây dựng mới trung tâm liên tỉnh: Nghệ An, Bình Dương,Khánh Hoà, Cần Thơ.
Để các trung tâm hoạt động có hiệu quả, thì các tổng đài mới được xâydựng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Phải có chức năng ISDN (Mạng số liên kết đa dịch vụ) và các chức năngbáo hiệu chung.
- Phải đáp ứng được sự tăng trưởng nhu cầu của ít nhất là ba năm sau khilắp đặt.
- Chủng loại tổng đài đối với mỗi vùng (tỉnh/thành phố) cần phải tương đốiđồng nhất theo hãng và theo loại tổng đài để thuận tiện cho công tác vận hànhkhai thác, bảo dưỡng cũng như nâng cấp mở rộng.
Khảo sát thực tế cho thấy những lỗi ở tổng đài có nhiều nguyên nhân, mộttrong những nguyên nhân chiếm phần không nhỏ là do sự "phong phú" về chủngloại các thiết bị Các tổng đài trên mạng viễn thông Việt Nam đang sử dụng từrất nhiều họ tổng đài.
Có thể đơn cử những trường hợp điển hình như sau:
- Tổng đài Gateway của VTI là tổng đài AXE - 105 của hãng Ericsson(Thụy Điển).
- Tổng đài TOLL của VTN có hai loại: TDX10B của Hàn quốc vàAXE10 của Thụy Điển.
- Các tổng đài HOST ở các tỉnh thường là các họ tổng đài của hãngAlcatel (Pháp), Ericsson, Lucky Golstar, Siemens (Đức), S12 của Thượng Hải -Trung Quốc….
- Các tổng đài cấp dưới thì chủng loại lại càng đa dạng hơn: từ loại sảnxuất trong nước cho đến các loại sản xuất ở nước ngoài.
Với một mạng viễn thông cùng tồn tại nhiều loại tổng đài, không đồng bộ,không tương thích, khi vận hành khai thác sẽ không tránh khỏi những lỗi kết nối,