1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng VP Bank-Yên Phụ- Tây Hồ - Hà Nội

74 596 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 88,27 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng VP Bank-Yên Phụ- Tây Hồ - Hà Nội

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Năm 2007, kinh tế Việt Nam phát triển trong điều kiện khó khănnhiều hơn thuận lợi so với các năm trước Thành tựu lớn nhất năm2007 của nền kinh tế nước ta là các dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI)của các dự án (kể cả các dự án bổ sung vốn) đạt 20,3 tỉ USD, là mứccao nhất từ trước đến nay Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta vẫn tăngGDP cao, đứng thứ 3 châu Á (sau Trung Quốc và Ấn Độ)

Trong bối cảnh chung đó, nổi bật lên vai trò và sự đóng góp củacác hoạt động đổi mới trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ.Những nỗ lựckiềm chế và kiểm soát lạm phát, nâng cao khả năng tiết kiệm trongnước, thu hút vốn nước ngoài để đầu tư phát triển, mở mang các quanhệ kinh tế đối ngoại…đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình ổn định, khôiphục và nâng cao tốc độ tăng trưởng.

Hiện nay trên căn bản của môi trường phát triển mới, nền kinh tếnước ta đang phải đối mặt với những thách thức mới.Với tương quanmới của các mục tiêu kinh tế chung, trong đó tăng trưởng cao lâu bền làmục tiêu hàng đầu.Những mục tiêu đó đặt ra cho chính sách tiền tệ vàhệ thống ngân hàng với tư cách là một trong những yếu tố quan trọngtrong việc không ngừng đổi mới và phát huy hệ thống thanh toán nhất

Trang 2

là thanh toán không dung tiền mặt Đây là nội dung chủ yếu đổi mớicông nghệ ngân hàng thích ứng với phát triển của đất nước thời kỳcông nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế.

Thành công bước đầu về đổi mới pháp chế, công cụ và kỹ thuậtthanh toán đã tạo ra những chuyển biến tích cực khắc phục khó khăntồn tại, cải tạo đáng kể chất lượng dịch vụ thanh toán trong nền kinh tếnước ta.

Nhiều ngân hàng đã mạnh dạn tích cực đầu tư vốn cho cải tiến kỹthuật, tăng cường cơ sở hạ tầng, tiếp cận với công nghệ mới thu đượckinh nghiệm cho các bước tiếp theo như : NHCT Việt Nam, NHNTViệt Nam, NH Đầu tư, NHNN Việt Nam, NHNQD VPBank…

Việc nghiên cứu và đưa ra những dự báo kinh tế của Việt Namtrong những năm tới thị trường tài chính sẽ có bước phát triển đáng kể,khối lượng thanh toán có thể tăng hàng chục lần.Nhu cầu chuyển tiềngiá trị cao sẽ gia tăng trong khu vực thương mại và công nghiệp, sau đólà nhu cầu thanh toán đại chúng, giá trị của khu vực dân cư và thời kỳtiếp theo là sự giao lưu với thị trường tài chính quốc tế Quá trình nàyđòi hỏi ngành ngân hàng phải đánh giá lại các công cụ thanh toán rút rađược kết luận chính xác hoặc ít ra cũng sát với thực tế của quy luật pháttriển, đồng thời phải nghiên cứu và đưa vào vận dụng các phương thứcthanh toán mới, hiện đại mang lại hiệu quả cao đối với thị trường tàichính trong nước và quốc tế.

Trang 3

Với những kiến thức đã được học ở trường, cùng với thời gianthực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại ngân hàng VP Bank - Yên Phụ -Hà Nội Trong chuyên đề này có đề cập đến một số vấn đề nhằm hoànthiện và phát triển các thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánhngân hàng VP Bank - Yên Phụ - Hà Nội.

Nội dung chuyên đề bao gồm 3 chương:Chương 1 : Lý luận chung

Chương 2 : Thực trạng chất lượng thanh toán không dùng tiền

mặt tại chi nhánh ngân hàng VP Bank - Yên Phụ - Tây Hồ - Hà Nội.

Chương 3 : Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thanh

toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng VP Bank - Yên Phụ- Tây Hồ - Hà Nội.

Kết luận.

Trang 4

CHƯƠNG 1

NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁNKHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

1.1.Khái quát về thanh toán tiền tệ trong nền kinh tế :

1.1.1.Sự cần thiết và vai trò của thanh toán tiền tệ trong nềnkinh tế:

Để hiểu được tác dụng của tiền đối với nền kinh tế, chúng ta phảihiểu một cách chính xác tiền là gì ? Chúng ta phải xem xét các chứcnăng của tiền tệ và xem vì sao và bằng cách nào chúng thúc đẩy tínhhiệu quả của nền kinh tế qua việc xem xét dạng của nó đã tiến triển nhưthế nào qua thời gian…

Từ tiền được dùng một cách tự nhiên trong các cuộc nói chuyệnhàng ngày, nó có thể có nhiều nghĩa, nhưng đối với các nhà kinh tế nócó một nghĩa riêng Các nhà kinh tế định nghĩa tiền là bất cứ cái gì

Trang 5

hoặc trong việc hoàn trả các món nợ.

Trong cuộc sống hàng ngày đồng tiền là tiền giấy hay tiền kimloại và hầu hết chúng nói về “tiền” tức là họ đang nói về tiền mặt Địnhnghĩa về tiền đơn thuần là tiền mặt ( Tiền giấy hay tiền kim loại ) thìquá hẹp với các nhà kinh tế Do séc cũng được chấp nhận như tiền trảkhi mua, nên các món gửi ở dạng tài khoản séc cũng được coi là tiền,ngoài ra chúng ta còn có những khoản khác như séc du lịch hay tiền gửitiết kiệm đôi khi có thể dùng để trả cho hàng hoá, dịch vụ hoặc có thểcó tác dụng hữu hiệu như tiền nếu chúng có thể chuyển đổi một cáchnhanh chóng và dễ dàng thành tiền mặt hoặc thành món gửi ở dạng tàikhoản séc.

* Các chức năng của tiền:

Dù tiền là vỏ sò, đá, vàng hay giấy…trong nền kinh tế nó có chứcnăng sau:

- Phương tiện trao đổi :

Chức năng quan trọng nhất làm cho tiền tệ khác với những tài sảnkhác là vai trò làm phương tiện trao đổi Tiền tệ là một trong nhữngphát minh quan trọng nhất trong lịch sử loài người vì nó cho phép xã

Trang 6

hội vượt qua phương thức trao đổi cồng kềnh quen biết ở chế độ đổikhác.

Trong hầu hết các giao dịch trong nền kinh tế của chúng ta, tiềntrong dạng tiền mặt hay tiền séc, thẻ thanh toán…là một phương tiệntrao đổi có nghĩa là nó được dùng để thanh toán, lấy hàng hoá hoặcdịch vụ Việc dùng tiền làm một phương tiện trao đổi giúp đẩy mạnhhiệu quả của nền kinh tế qua việc loại bỏ được nhiều thời gian dành choviệc trao đổi hàng hoá hay dịch vụ Để nhận thức được vấn đề này,chúng ta hãy nhìn vào một nền kinh tế trao đổi tức là một nền kinh tếkhông có tiền trong đó hàng hoá hay dịch vụ được đổi trực tiếp lấyhàng hoá hay dịch vụ khác.

Thời gian tiêu hao khi gắng sức để trao đổi hàng hoá hay dịch vụđược gọi là một chi phí giao dịch Trong một nền kinh tế trao đổi, cácchi phí giao dịch là cao bởi vì người ta phải thoả mãn 2 ý muốn trùngkhớp đó là họ phải tìm ai đó có hàng hoá hay dịch vụ mà họ muốn vàngười đó cũng muốn hàng hoá hay dịch vụ mà họ chào mời.

Chúng ta thấy tiền thúc đẩy hiệu quả kinh tế qua việc loại bỏđược nhiều thời gian chi phí khi trao đổi hàng hoá và dịch vụ Nó cũngthúc đẩy hiệu quả kinh tế qua việc cho phép người ta chuyên làm cáicông việc mà người ta làm tốt nhất Bởi vậy chúng ta thấy tiền là mộtyếu tố cơ bản trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá Nó tác dụng nhưmột thứ dầu mỡ bôi trơn cho phép nền kinh tế chạy trơn tru hơn nhờ

Trang 7

phân công lao động.

Để một hàng hoá hoạt động một cách hữu hiệu như tiền thì phảiđạt được một số chuẩn mực:

 Nó phải tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng, làm dễ dàng choviệc xác định giá trị của nó.

 Nó phải được chấp nhận một cách rộng rãi.

 Nó phải, có thể chia nhỏ được để dễ dàng trao đổi. Nó phải dễ chuyên chở

 Nó phải không bị hư hỏng một cách nhanh chóng- Thước đo giá trị (Đơn vị đánh giá):

Chức năng thứ 2 của tiền là làm đơn vị đánh giá nghĩa là nó đượcdùng để đo giá trị trong nền kinh tế Chúng ta đo các giá trị của hànghoá và dịch vụ bằng tiền Chức năng này rất quan trọng trong nền kinhtế sản xuất hàng hoá và chỉ có ở nền kinh tế sản xuất hàng hoá thì tiềntệ mới có chức năng này Chúng ta thử nhìn lại nền kinh tế trao đổi khihàng hoá chưa phát triển Ví dụ nền kinh tế này chỉ có 3 mặt hàng thìchúng ta phải cần có 3 giá để chúng ta biết phải làm thế nào để trao đổithứ này với thứ khác, nếu có 10 mặt hàng thì ta phải cần bao nhiêu giá?phải cần 45 giá để trao đổi một thứ hàng hoá này với một thứ hàng

khác và nếu có 100 mặt hàng thì ta cần tới 4950 giá ( Công thức để tính

Trang 8

số giá chúng ta cần khi có N mặt hàng là N(N-1)/2 ) và cứ thế tăng lên

nếu không có vật trung gian là tiền tệ để định giá bằng đơn vị tiền chotất cả các mặt hàng Chúng ta có thể nhận thấy rằng việc dùng tiền làmmột đơn vị đánh giá giảm được chi phí thời gian để giao dịch trong mộtnền kinh tế nhờ giảm số giá cần phải xem xét Cái lợi của chức năngnày của tiền tăng lên khi nền kinh tế hàng hoá phát triển phức tạp hơn.

- Nơi chứa giá trị ( Nơi chứa sức mua hàng hoá qua từng thờigian ):

Tiền cũng có tác dụng như một nơi chưa giá trị nghĩa là một nơichứa sức mua hàng hoá qua thời gian Một nơi chứa giá trị được dùngđể tách thời gian từ lúc mà người ta nhận được thu nhập tới lúc ngườita sử dụng nó Chức năng này của tiền là hữu ích vì phần lớn chúng tađều không muốn sử dụng ngay thu nhập của mình khi nhận được nó,mà muốn đợi đến khi chúng ta có thời gian và có ý mua sắm.

Tiền không phải duy nhất là nơi chứa đựng giá trị vì một tài sảnbất kỳ như tiền mặt, cổ phiếu, đất đai, nhà cửa, tác phẩm nghệ thuậthoặc châu báu, đều là một phương tiện chứa của cải Nhiều trong sốnhững loại tài sản này có lợi hơn so với tiền xét về mặt chứa giá trị,chúng thường đem lại cho chủ nhân một khoản lợi tức cao hơn tiềnmang lại, ví dụ như buôn bán cổ phiếu, trái phiếu, kinh doanh bất độngsản…Thế thì tại sao mọi người giữ tiền làm gì khi mà những tài sảnnày là nơi chứa đựng giá trị đáng ưa chuộng hơn so với tiền.

Trang 9

Chúng ta có thể giải thích vấn đề này liên quan đến một kháiniệm kinh tế quan trọng được gọi là tính lỏng ( liquidity - khả năng dễchuyển thành tiền mặt ) có nghĩa là có sự tương đối dễ dàng và nhanhchóng, nhờ đó một tài sản có thể chuyển đổi thành một phương tiệntrao đổi Tiền là tài sản có tính chất lỏng nhất bởi bản thân nó làphương tiện trao đổi tức là nó không giống những tài sản khác, nókhông cần được chuyển thành thứ gì khác với mục đích để mua hànghoá Những tài sản khác đòi hỏi chi phí giao dịch khi cần chuyển sangtiền ví dụ : khi bạn bán nhà của bạn, bạn cần phải quảng cáo hoặc trảtiền cho người môi giới một khoản tiền nào đó (ở Việt Nam hiện nay làtừ 2% đến 5% ) Do tiền là tài sản có tính chất lỏng nhất nên đây là câutrả lời cho câu hỏi tại sao người ta có ý định giữ nó ngay cả nếu nókhông phải là nơi chứa giá trị một cách hấp dẫn nhất Tiền là nơi chứagiá trị tốt đến mức nào tuỳ thuộc vào mức giá cả do giá trị của nó đượcấn định theo mức giá cả Nếu các giá đều tăng gấp 2 chẳng hạn nghĩa làgiá trị của tiền đã sụt một nửa và ngược lại.

1.1.2.Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nềnkinh tế :

Qua nghiên cứu sự tiến triển của hệ thống thanh toán chúng ta cóthể thấy sự cần thiết khách quan và rất quan trọng của thanh toán khôngdùng tiền mặt đối với nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhất là trong giaiđoạn phát triển có nhiều mối quan hệ đa chiều rất phức tạp đó là:

Trang 10

- Tổ chức tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt sẽ gópphần đẩy nhanh tốc độ thanh toán và tốc độ chu chuyển vốn của nềnkinh tế.

- Thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng hoá phát triển.

- Thanh toán không dùng tiền mặt góp phần làm giảm khối lượngtiền trong lưu thông, kìm hãm và đẩy lùi lạm phát.

- Thanh toán không dùng tiền mặt sẽ làm giảm thiểu tới mức tốiđa các chi phí giao dịch trong xã hội.

- Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho Ngân hàngtập trung tăng cường nguồn vốn để đầu tư đúng chỗ có hiệu quả cho sựphát triển kinh tế Qua hình thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tậptrung được các khoản thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản ởcác Ngân hàng, muốn thanh toán được thì trên tài khoản thanh toánphải luôn có số dư, điều này đã tạo ra được một nguồn vốn nhàn rỗi vàtập trung vào Ngân hàng Càng nhiều khách hàng tham gia vào hoạtđộng thanh toán này thì số vốn càng lớn và bằng kênh tín dụng riêngcủa mình ngân hàng có thể đầu tư khi nền kinh tế kêu gọi vốn để pháttriển…

Trang 11

- Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho ngân hàng dựđoán và kiểm soát bằng đồng tiền đối với nền kinh tế để sử dụng vàphát huy các đòn bẩy kinh tế như lãi suất, tỉ trọng tín dụng trung và dàihạn, tỉ giá hối đoái…mà không cần phải dùng tới các mệnh lệnh hànhchính để điều tiết, kiểm soát và định hướng nền kinh tế.

1.1.3.Những quy định mang tính nguyên tắc không dùng tiền mặt :

Thanh toán không dùng tiền mặt có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế Tuy nhiên, việc thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàngphải được tuân theo các nguyên tắc chặt chẽ, nhằm tạo điều kiện tổ chức công tác thanh toán được an toàn, nhanh chóng, thuận tiện, chính xác Muốn vậy, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp và Ngân hàng phải thực hiện tốt các quy định có tính nguyên tắc sau:

1.1.3.1 Những quy định chung :

Hiện nay việc tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt đang đượcthực hiện theo số 22/QD-NH1 ngày 21/01/1994 của Thống đốc Ngânhàng Nhà nước Việt Nam có thông tư hướng dẫn kèm theo thể lệ thanhtoán không dùng tiền mặt số 08/TT-NH2 ngày 02/06/1994 Cụ thể quyđịnh theo điều 1 quyết định 22/QD-NH1 có ghi : Tổ chức thanh toánkhông dùng tiền mặt cho tất cả các tổ chức cá nhân hoạt động trên lãnh

Trang 12

thổ Việt Nam có nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt đều có quyềnlựa chọn ngân hàng để thanh toán Đồng thời có 1 số qui định cụ thểnhư sau : Tại điều 1 quyết định 22/QD-NH1 có ghi : Các doanh nghiệp,cơ quan, đoàn thể, đơn vị vũ trang, công dân Việt Nam được quyền lựachọn ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán.

1.1.3.2 Những quy định đối với khách hàng (Đơn vị và cánhân) :

- Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đoàn thể, đơn vị vũ trang,công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ ViệtNam (Gọi chung là đơn vị và cá nhân) được quyền lựa chọn Ngân hàngđể mở tài khoản giao dịch và thanh toán…

- Các đơn vị dự toán Ngân sách Nhà nước mở tài khoản tại khobạc Nhà nước

- Để đảm bảo thực hiện thanh toán đầy đủ kịp thời, các chủ khoản(bên trả tiền) phải có đủ tiền trên tài khoản Mọi trường hợp thanh toánvượt quá số dư tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước làphạm pháp và phải bị xử lý theo pháp luật.

- Việc thanh toán giữa các đơn vị phải dựa trên hợp đồng kinh tế.Ngân hàng được quyền từ chối thanh toán khi 2 bên mua và bán khôngcó hợp đồng hoặc không đủ các giấy tờ hợp lệ.

Trang 13

- Tất cả các chứng từ thanh toán qua Ngân hàng do khách hàngnộp vào Ngân hàng phải được lập trên mẫu do Ngân hàng ấn hành,nhượng bản Phải lập đủ liên, viết rõ ràng, đầy đủ, chính xác các yếu tốtheo quy định Mọi giấy tờ phải có dấu, chữ ký của chủ tài khoản, củakế toán trưởng đúng với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký tại Ngân hàng.

- Khách hàng phải thực hiện đầy đủ và đúng đắn những quy địnhtrong thể lệ thanh toán của Ngân hàng.

1.1.3.3.Những quy định đối với Ngân hàng và Kho bạc Nhànước :

- Phải cung cấp đầy đủ và kịp thời các loại mẫu giấy tờ thanhtoán cho khách hàng.

- Thực hiện các uỷ nhiệm thanh toán của chủ tài khoản, bảo đảmchính xác, an toàn, thuận tiện Các Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước cótrách nhiệm chi trả tiền mặt hoặc chuyển khoản trong phạm vi số dưtiền gửi theo yêu cầu của chủ tài khoản.

- Kiểm tra khả năng thanh toán của chủ tài khoản (bên trả tiền)trước khi thực hiện thanh toán và được quyền ttừ chối thanh toán nếutài khoản không đủ tiền; đồng thời không chịu trách nhiệm về nhữngnội dung liên đới của 2 bên khách hàng.

Trang 14

- Thực hiện việc kiểm tra, giám sát khả năng chi trả của chủ tàikhoản, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

- Nếu do thiếu sót trong quá trình thanh toán gây thiệt hại chokhách hàng thì Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước phải bồi thường thiệthại và tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý theo pháp luật.

- Để việc thanh toán của khách hàng có tài khoản tiền gửi tạiNgân

hàng (Kho bạc) được thông suốt không bị ách tắc, Ngân hàng (Khobạc) phải duy trì thường xuyên số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toántại Ngân hàng Nhà nước tối thiểu bằng mức an toàn vốn và tiền gửithanh toán.

- Khi thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng, Ngânhàng được thu phí dịch vụ theo quy định của Thống đốc Ngân hàngNhà nước.

1.1.3.4.Quy định đối với người chi trả:

Để đảm bảo đủ điều kiện chi trả phải có đủ số dư trên tài khoảntiền gửi ở Ngân hàng Chủ tài khoản có toàn quyền sử dụng số tiền trêntài khoản để chi trả cho người thụ hưởng hoặc rút tiền mặt.

Trang 15

Chủ tài khoản không được ký tên, đóng dấu trên các tờ séc chưaghi đầy đủ các yếu tố (séc khống chỉ) nếu vi phạm điều này dễ dẫn đếnbị lợi dụng phải chịu thiệt hại và sẽ bị Ngân hàng, Kho bạc hay tổ chứctín dụng thu hồi tất cả các tờ séc còn lại chưa sử dụng khi được pháthiện vi phạm.

Đơn vị chi trả phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc chi trả quásố dư trên tài khoản tiền gửi Nếu vi phạm phải chịu phạt theo quyđịnh.

Phát hành séc quá số dư lần đầu sẽ bị nhắc nhở và phạt tiền về viphạm hợp đồng.

Nếu đơn vị chi trả tái phạm phát hành quá số dư lần thứ 2, thìNgân hàng, Kho bạc hoặc nơi chủ tài khoản vi phạm sẽ bị xử lý nhưsau:

 Đình chỉ việc phát hành séc trong 6 tháng, sau đó phải cócam kết của chủ tài khoản không vi phạm thì mới đượcphát hành séc.

 Thu hồi toàn bộ tờ séc trắng chưa sử dụng.

 Nếu tiếp tục vi phạm thì chủ tài khoản sẽ bị đình chỉ hẳnviệc phát hành séc.

Trang 16

Người phát hành séc phải chấp hành đầy đủ những quy định vềviệc thanh toán do Ngân hàng ban hành như việc phát hành séc và bảoquản những tờ séc trắng.

1.1.3.5 Quy định đối với người thụ hưởng:

Khi nhận được tờ séc của bên chi trả phải kiểm tra đầy đủ các yếutố trên tờ séc về tính hợp lệ và không có giá trị thanh toán Nếu tờ sécquá thời hạn hiệu lực thì người thụ hưởng có quyền yêu cầu người chitrả phát hành séc mới để đổi tờ séc đã quá hạn được hưởng.

Đối với những hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi, thư tíndụng bên được hưởng chỉ được chi trả khi xuất trình đầy đủ hoá đơn,chứng từ giao nhận hàng theo đúng hợp đồng đã ký kết.

1.1.4.Những nội dung chủ yếu của các thể thức thanh toánkhông dùng tiền mặt hiện đang áp dụng ở Ngân hàng Việt Nam:

Đối với Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tếvốn đầu tư đòi hỏi rất lớn và cấp thiết, có thể tạo lập từ nhiều nguồnkhác nhau nhưng dựa vào 2 nguồn chủ yếu là : Vốn đầu tư của nướcngoài và vốn tạm thời nhàn rỗi trong dâm cư Nghị quyết Đại hội Đảngđã khẳng định vốn nước ngoài là quan trọng, vốn trong nước là chủ yếuvà đóng vai trò quyết định Để nguồn vốn trong nước khỏi lãng phí,phân tán không quay vòng được Ngân hàng phải tổ chức tốt công tác

Trang 17

công tác thanh toán không dùng tiền mặt nhằm nâng cao hiệu quả thanhtoán.

Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt ban hành theo quyết định22QD-NH1 ngày 21/02/1994 của Thống đốc NHNN Việt Nam và nghịđịnh số 30/CP ngày 09/05/1996 của Thủ tướng Chính phủ ban hànhquy chế phát hành và sử dụng séc Thông tư số 07/TT-NH1 ngày27/12/1996 của Thống đốc NHNN hướng dẫn thực hiện quy chế pháthành và sử dụng séc ban hành kèm theo Nghị định số 30/CP ngày09/051996 của Chính phủ

Hiện nay tại nước ta đang áp dụng các hình thức thanh toán nhưsau:

 Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu

 Thanh toán bằng uỷ nhiệm chi - chuyển tiền Thanh toán bằng thư tín dụng

 Thanh toán bằng Ngân phiếu thanh toán Thanh toán bằng thẻ điện tử

 Thanh toán bằng séc

 Thanh toán bằng chuyển tiền điện tử

Mỗi mô hình thanh toán có nội dung kinh tế và yêu cầu kỹ thuậthạch toán khác nhau nên đòi hỏi phải có bộ chứng từ, các tài khoản và

Trang 18

kỹ thuật hạch toán phù hợp với từng hình thức thanh toán Còn việc vậndụng hình thức thanh toán nào là hoàn toàn do sự thỏa thuận giữa bênmua và bên bán và Ngân hàng có trách nhiệm hướng dẫn cho kháchhàng lựa chọn hình thức thanh toán nào là thuận lợi nhất, hợp lý nhấtcho khách hàng.

1.1.4.1.Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu:

Uỷ nhiệm thu được áp dụng trong thanh toán tiền hàng và dịch vụ(trả tiền điện, nước, cước phí bưu điện…) giữa người mua và người bántrên cơ sở hợp đồng kinh tế hay đơn đặt hàng Thanh toán uỷ nhiệm thuxuất phát do người bán lập và nộp vào ngân hàng nơi mình mở tàikhoản, để uỷ nhiệm cho Ngân hàng thu hộ số tiền của người mua theochứng từ thanh toán hợp lệ, hợp pháp.

Uỷ nhiệm thu có thể thanh toán trong phạm vi một Ngân hànghay hai Ngân hàng cùng hệ thống hoặc khác hệ thống Tuy nhiên trongnền kinh tế thị trường hình thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu thườnglà thanh toán chậm trễ, vì chứng từ xuất phát từ bên thụ hưởng songtheo nguyên tắc đòi hỏi phải ghi nợ trước, ghi có sau nên chứng từ phảiluân chuyển qua nhiều khâu gây vòng vèo ách tắc trong thanh toán.

Trang 19

1.1.4.2.Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi - chuyển tiền :

Uỷ nhiệm chi thực chất là lệnh chi tiền của chủ tài khoản lập theomẫu in sẵn của Ngân hàng, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình (nơi mởtài khoản tiền gửi) trích chuyển một khoản tiền từ tài khoản của mìnhtrả cho người thụ hưởng.

Uỷ nhiệm chi có thể thanh toán trong phạm vi một Ngân hànghoặc khác ngân hàng, có đặc điểm thanh toán nhanh, thủ tục đơn giản,do đơn vị mua chủ động phát hành sau khi họ đã hoàn thành việc nhậnhàng hoá hay dịch vụ của bên bán Như vậy, việc thu hồi vốn của bênbán bị phụ thuộc vào bên mua, nếu bên mua gặp khó khăn về tài chínhthì quyền lợi của bên bán cũng bị ảnh hưởng Mặt khác, áp dụng thểthức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi thì khả năng kiểm soát của ngânhàng bị hạn chế, vì quyền chủ động chi trả phụ thuộc vào chủ tài khoản,nếu đến hạn trả tiền mà người mua chưa trả thì ngân hàng cũng khôngkiểm soát được Do vậy mà thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chithường được áp dụng đối với các tổ chức kinh tế có sự tín nhiệm lẫnnhau trong quan hệ mua bán và có khả năng tài chính tương đối ổnđịnh.

Trang 20

1.1.4.3.Thể thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) :

Thư tín dụng được dùng để thanh toán tiền hàng trong điều kiệnbên bán đòi hỏi bên mua phải có đủ tiền để chi trả ngay và phù hợp vớitổng số hàng đã giao theo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đã ký Thư tíndụng được áp dụng thanh toán giữa 2 bên mua - bán có tài khoản ở 2Ngân hàng khác nhau và thông thường cùng hệ thống.

Khi có nhu cầu, bên mua phải lập giấy mở thư tín dụng yêu cầungân hàng phục vụ mình trích tài khoản tiền gửi ( hoặc tiền vay củangân hàng ) lưu ký vào tài khoản tiền gửi mở thư tín dụng, số tiền bằngtổng giá trị hàng hoá đặt mua Mức tiền tối thiểu của một thư tín dụnglà 10 triệu Theo quy định, tiền gửi thư tín dụng không được hưởng lãivà mỗi thư tín dụng chỉ dùng để trả cho một người bán Thời hạn hiệulực thanh toán của 1 thư tín dụng là 3 tháng kể từ ngày Ngân hàng bênmua nhận mở thư tín dụng.

Hình thức này chủ yếu được sử dụng trong thanh toán quốc tế,nơi mà người mua và người bán thường không quen biết nhau nên họphải thận trọng trong quá trình thanh toán.

Trang 21

1.1.4.4.Thể thức thanh toán bằng Ngân phiếu thanh toán:

Ngân phiếu thanh toán là phương tiện thanh toán thay tiền mặt doNgân hàng Nhà nước độc quyền phát hành.Ngân phiếu thanh toán dùngđể chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ, trả nợ, làm nghĩa vụ Ngân sách, nộpvào tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, gửi tiết kiệm…

Ngân phiếu thanh toán có ghi mệnh giá (gồm 6 loại từ 100.000đồng đến 50.000.000 đồng) có thời hạn lưu hành, không ghi tên vàđược chuyển nhượng không phải qua 1 thủ tục nào, phạm vi thanh toánrộng khắp trong cả nước.

Đặc điểm của Ngân phiếu thanh toán là mênh giá cao nên gọn,

nhẹ, thanh toán rất thuận tiện gần như thanh toán bằng tiền mặt nên

hiện nay được ưu dùng ( chỉ khác tiền mặt là Ngân phiếu thanh toán cóquy định thời hạn ) Nghiệp vụ thu - chi Ngân phiếu thanh toán cũng rấtnhanh chóng, thuận tiện Khi khách hàng không sử dụng Ngân phiếuthanh toán nữa hay khi Ngân phiếu hết thời hạn lưu hành, họ có thể nộpNgân phiếu vào Ngân hàng để ghi có vào tài khoản tiền gửi của mìnhhoặc đổi lấy tiền mặt hoặc đổi lấy Ngân phiếu đang còn giá trị lưu hànhvì Ngân phiếu thanh toán chỉ được lưu hành trong thời hạn quy địnhghi trên tờ Ngân phiếu, Ngân hàng cơ sở có trách nhiệm tiếp nhậnNgân phiếu thanh toán hết hạn sử dụng (chậm nhất là ngày ghi sẵn trêntờ Ngân phiếu) và điều chuyển ngay về Ngân hàng Nhà nước Trung

Trang 22

ương Nếu quá hạn thì người có Ngân phiếu thanh toán phải chịu mộttỷ lệ phạt theo quy định và được đổi lấy Ngân phiếu thanh toán mới.

1.1.4.5.Thể thức thanh toán bằng thẻ thanh toán ( Card ):

Thẻ thanh toán là một phương tiện công cụ thanh toán tiền hànghoá, dịch vụ mà không dùng tiền mặt hoặc có thể dùng để rút tiền mặttại các ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động.

Thẻ thanh toán là công cụ thanh toán chủ yếu phục vụ cho thanhtoán cá nhân, thay tiền mặt thông dụng trên toàn thế giới Dùng thẻthanh toán đã

thay thế cho việc luân chuyển một phần tiền mặt từ nơi này sang nơikhác ở trong nước và nước ngoài, đem lại những lợi ích kinh tế to lớnvà văn minh ngân hàng.

- Nếu xét về nội dung kinh tế thì thẻ thanh toán được chia thành 3loại:

Thẻ ký quỹ : Là thẻ trước khi phát hành khách hàng phải

đến Ngân hàng xin trích tài khoản của mình để lưu ký vào

tài khoản Tiền gửi thẻ thanh toán nhằm đảm bảo khả năng

thanh toán cho thẻ Loại thẻ này thường áp dụng cho nhữngkhách hàng chưa có tín nhiệm với Ngân hàng.

Trang 23

Thẻ không phải ký quỹ : Là loại thẻ mà người sử dụng thẻ

không phải lưu ký số tiền để đảm bảo khả năng thanh toáncho thẻ, khi thanh toán được tiến hành trực tiếp từ tài khoảncủa người phát hành thẻ Loại này thường áp dụng đối vớikhách hàng có tín nhiệm với ngân hàng.

Thẻ tín dụng : Là loại thẻ khi phát hành khách hàng được

ngân hàng cho vay để đảm bảo thanh toán thẻ Số tiền chovay để thanh toán thẻ được hạn chế theo mức tín dụng.- Nếu xét về nội dung kỹ thuật thì thẻ thanh toán được thiết kếbằng nhựa cứng (plastic) có hình chữ nhật chung một kích cỡ 96mm x54mm, có góc tròn hai mặt Bao gồm có nhiều loại khác nhau phụthuộc vào hệ thống kỹ thuật xử lý thẻ Hiện nay chúng thông thườngphân chia thành 2 loại thẻ: Thẻ điện tử và thẻ thông minh.

Thể thức thanh toán thẻ mặc dù đã được quy định là một trongnhững thể thức thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta nhưng dotrình độ khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí, điều kiện cơ sỏ vật chất,vốn và nền kinh tế nước ta chưa đủ điều kiện để thực hiện rộng khắpngay mà bước đầu mời thí điểm tại ngân hàng Ngoại thương từ01/07/1993.

Trang 24

Cho đến nay ngành Ngân hàng nói riêng cũng như nước ta, đangcố gắng từng bước để thể thức thanh toán mới này nhanh chóng đượcáp dụng rộng rãi trong mọi tầng lớp dân cư, góp phần làm phong phú,thuận tiện hơn trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt ở nướcta, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam đang ngày càngphát triển.

1.1.4.6.Thể thức thanh toán bằng séc:

Séc là chứng từ thanh toán do chủ tài khoản phát hành, lập trênmẫu in sẵn của ngân hàng, ra lệnh cho ngân hàng trích tài khoản củamình chi trả cho bên thụ hưởng.

Séc là một hình thức của công cụ lưu thông tiền tệ đã có từ lâuđời và đã được sử dụng một cách phổ biến trên khắp thế giới Thể thứcthanh toán bằng séc đòi hỏi việc mua - bán và thanh toán diễn ra đồngthời cùng một lúc, tức là người mua đồng ý mua và trao cho bên bán tờséc mà trên đó có ghi rõ số tiền bằng giá trị hàng hoá đã nhận đủ Sécphải được bảo quản chặt chẽ, nghiêm cấm ký, đóng dấu khống để ngănngừa tham tham ô tài sản.

Thanh toán bằng séc có ưu điểm thuận tiện, rút ngắn thời gian từkhi giao hàng đến khi thu hồi vốn Nhưng trong quá trình thực hiệncũng phát sinh tồn tại như : chủ tài khoản phát hành séc quá số dư,

Trang 25

cho người thụ hưởng, tuy nhiên bên thụ hưởng vẫn bị thiệt do vốn thuhồi chậm Mặt khác, séc có thể bị sửa chữa, thất lạc, mất cắp…nên đòihỏi không được buông lỏng khâu quản lý, phải kiểm tra, kiểm soát, bảoquản chặt chẽ và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

1.1.4.7.Thể thức thanh toán điện tử:

Thanh toán điện tử là việc chuyển và hoàn tất một lệnh thanh

toán thông qua mạng máy tính giữa các chi nhánh ngân hàng Thanhtoán điện tử có thể chuyển Có hoặc chuyển Nợ đã được uỷ quyền Việc

đối chiếu và tất toán các tài khoản trung gian thanh toán được thực hiệntrong ngày.

Tổ chức hệ thống dịch vụ thanh toán với mô hình thanh toán điệntử và đối chiếu tập trung các Ngân hàng thương mại gắn liền với quátrình đổi mới công nghệ, hiện đại hoá ngân hàng Việt Nam từng bướchoà nhập với hoạt động của các ngân hàng trong khu vực và ngân hàngQuốc tế là hoàn toàn mới mẻ.

Trang 26

1.2 Chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt:

1.2.1 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt :

Thanh toán đơn giản là thuật ngữ ngắn gọn mô tả việc chuyểngiao các phương tiện tài chính từ một bên sang một bên khác Tiền làphương tiện thực hiện trao đổi hàng hóa, đồng thời là việc kết thúc quátrình trao đổi Lúc này tiền thực hiện chức năng phương tiện thanhtoán Sự vận động của tiền tệ có thể tách rời hay độc lập tương đối vớisự vận động của hàng hoá Thực hiện chức năng phương tiện thanhtoán, tiền không chỉ sử dụng để trả các khoản nợ về mua chịu hàng hóa,mà chúng còn được sử dụng để thanh toán những khoản nợ vượt rangoài phạm vi trao đổi như nộp thuế, trả lương, đóng góp các khoản chidịch vụ

Lưu thông không dùng tiền mặt là các quá trình tiền tệ thực hiệnchức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán không trựctiếp bằng tiền mặt mà thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tàikhoản ở Ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc bù trừ lẫn nhau giữa nhữngngười phải thanh toán và những người thụ hưởng

Thanh toán không dùng tiền mặt chỉ được phát triển và hoànthiện trong nền kinh tế thị trường và được áp dụng rộng rãi trong lĩnhvực kinh tế tài chính đối nội cũng như đối ngoại Sự phát triển rộngkhắp của thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay là do yêu cầu phát

Trang 27

càng cao, khối lượng hàng hoá trao đổi trong nước và ngoài nước cànglớn thì cần có những cách thức trả tiền thuận tiện, an toàn và tiết kiệm.

Xét về mặt lý luận, thanh toán không dùng tiền mặt là một hìnhthức vận động của tiền tệ Ở đây, tiền vừa là công cụ kế toán, vừa làcông cụ để chuyển hoá hình thức giá trị của hàng hoá và dịch vụ Mặtkhác, thanh toán không dùng tiền mặt là nghiệp vụ có quá trình chứađựng những công nghệ tinh vi và phức tạp Khi thực hiện chức năngphương tiện thanh toán có thể sử dụng tiền đủ giá (vàng) hoặc dấu hiệugiá trị Trở ngại chính của tiền giấy và tiền kim loại là chúng dễ bị đánhcắp và có thể tốn nhiều chi phí vận chuyển; để khắc phục nhược điểmnày, cùng với bước phát triển của hệ thống thanh toán là sự ra đời củaséc trong hoạt động của Ngân hàng hiện đại Điều này cải tiến mộtbước rất quan trọng trong thanh toán, nâng cao hiệu quả thanh toán.Chúng có thể được sử dụng bù trừ trong thanh toán, giảm chi phí vậnchuyển và đặc biệt là nó an toàn, ghi theo số lượng tiền tuỳ ý Tuynhiên, nó có hai nhược điểm cơ bản: thanh toán chậm do không đượcghi "Có" ngay vào tài khoản người thụ hưởng và chi phí in ấn, quản lýcòn cao.

1.2.2 Các tiêu chí phản ánh chất lượng thanh toán khôngdùng tiền mặt:

Đánh giá chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt người ta cóthể dùng nhiều các tiêu chí khác nhau.

Trang 28

 Số lượng tài khoản cá nhân trong các ngân hàng tăng lêncàng cao phản ánh chất lượng thanh toán không dùng tiềnmặt ngày càng tăng và ngược lại.

 Thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên ngân hàng càngnhiệt tình, nghiêm túc thì sẽ làm cho khách hàng hài lòngdẫn đến việc thu hút khách hàng thường xuyên tham giathanh toán không dùng tiền mặt giữa các tài khoản với nhauvà ngược lại.

 Cơ sở hạ tầng hiện đại, văn minh an toàn làm tăng tốc độgiao dịch giữa các tài khoản với nhau, đảm bảo an toàntuyệt đối cho các chủ tài khoản Các cuộc giao dịch diễn ranhanh chóng, thuận tiện, chính xác làm khách hàng ngàycàng yêu thích hoạt động thanh toán không dùng tiền vàngược lại.

Như vậy, khi đánh giá chất lượng thanh toán không dùng tiền, takhông thể căn cứ vào một tiêu chí cụ thể mà phải xem xét một hệ thốngcác tiêu chí trên để phân tích cả hai mặt định lượng và định tính, cả vềlợi nhuận thuần túy và lợi ích xã hội, cả trên quan điểm của khách hàngvà quan điểm của Ngân hàng Có như vậy việc đánh giá mới thực sựkhách quan, chính xác phản ánh đúng thực trạng để từ đó phân tíchnguyên nhân, tìm ra giải pháp tháo gỡ khó khăn một cách hiệu quả.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thanh toán không dùngtiền mặt:

Trang 29

quan đến nhiều nhân tố bao gồm các nhân tố chủ quan từ phía Ngânhàng và các yếu tố từ phía khách hàng.

Để ngày càng có nhiều khách hàng sử dụng các hình thức thanhtoán không dùng tiền mặt thì các cán bộ ngân hàng phải dựa vào cácmối quan hệ để tuyên truyền vận động sử dụng các hình thức thanhtoán không dùng tiền mặt, tìm hiểu xem khách hàng hài lòng về mặtnào, không hài lòng ở điểm nào để có thể đưa ra những chính sáchthích hợp.

Hiện nay, ngoài trình độ và kinh nghiệm ra thì vấn đề đạo đứccủa cán bộ ngân hàng cũng được đề cao rất nhiều bởi công việc của cánbộ ngân hàng có liên quan đến sự tình hình phát triển của ngân hàng vànền kinh tế.

Trang 30

1.3.1.2 Chính sách lãi suất :

Xét cho cùng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đềulà những hình thức huy động vốn của các Ngân hàng Mà khi huy độngvốn thì phải trả lãi suất cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng Trongcơ chế thị trường thì lãi suất luôn biến động, phụ thuộc vào cung – cầutrên thị trường Do đó, phải có một chính sách lãi suất phù hợp để cóthể thu hút, hấp dẫn khách hàng tham gia vào các hình thức thanh toánkhông dùng tiền mặt.

1.3.1.3 Công tác tổ chức hoạt động thanh toán không dùngtiền mặt:

Việc tổ chức các hoạt động thanh toán không dùng tiền phụ thuộcvào các yếu tố như quy mô Ngân hàng, quy mô các tài khoản đăng kí…Nhân viên ngân hàng thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chủ tàikhoản và những người thụ hưởng, phỏng vấn rất nhiều đối tượng kháchhàng Có thể thành lập một ủy ban xử lý các yêu cầu của khách hàngđến một mức độ nhất định Công tác thu thập xử lý thông tin cũng đượcthực hiện một cách nhanh chóng hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi chokhách hàng và cán bộ ngân hàng Tại các Ngân hàng chi nhánh, côngtác tổ chức hoạt động thanh toán không dùng tiền về cơ bản cũng giốngnhư tại các Ngân hàng TW, nhất là các chi nhánh lớn chỉ khác là có cácquyết định cuối cùng dành cho giám đốc mỗi chi nhánh và mỗi chinhánh có thể được chuyên môn hóa theo địa bàn hay đối tượng Cách tổ

Trang 31

thuộc nhiều vào cách tổ chức của Ngân hàng cấp TW.

1.3.1.4 Chi phí lập các tài khoản tại các ngân hàng:

Tâm lý người Việt Nam luôn ưu thích rẻ tiền nhưng chất lượngnên nếu các ngân hàng cạnh tranh với nhau ngân hàng nào có chi phíthành lập tài khoản thấp thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn Vìvậy ngân hàng sẽ phải cố gắng hạ chi phí lập tài khoản đến mức thấpnhất vừa có lợi cho cả 2 bên.

1.3.1.5 Mức độ an toàn, tiện lợi của thanh toán không dùngtiền

:

Thanh toán không dùng tiền thực ra là thay thế một khoản tiềnlớn trong giao dịch hay lưu thông bằng một tờ giấy hay một tấm card.Nên độ an toàn rất cao, tránh bị mất mát do những vấn đề nảy sinh khiđang trong quá trình vận chuyển Giảm mức độ cồng kềnh nặng nề củanhững công việc đòi hỏi quá nhiều tiền mặt Nếu khách hàng có mấtmát khi sử dụng card, séc…thì khả năng phục hồi lại tài sản tiền tài rấtcao bởi vì việc thanh toán thực hiện trên máy tính công nghệ cao rất antoàn tiện lợi.

1.3.2 Các nhân tố khách quan:

Bất kể một đơn vị nào hoạt động và tồn tại được đều phải chịu sựtác động của rất nhiều yếu tố khách quan, không nằm ngoài sự chi phốicủa các yếu tố này các Ngân hàng cần phải tìm hiểu và nắm vững các

Trang 32

nhân tố đó để tìm cách khắc phục những khó khăn do nó gây ra vàđồng thời biết tận dụng cơ hội khi nó đến.

1.3.2.1 Môi trường kinh tế - xã hội :

Môi trường kinh tế xã hội là tổng hòa các mối quan hệ về kinh tếvà xã hội tác động lên hoạt động của ngân hàng.

Môi trường kinh tế thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt độngcủa ngân hàng đồng thời tạo điều kiện phát triển chung cho nền kinh tếvà ngược lại.

Chu kỳ kinh tế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động củathanh toán không dùng tiền.Ví dụ trong thời kỳ lạm phát cao thì lãi suấtthực tế sẽ giảm xuống và nếu Ngân hàng không kịp thời phản ứng kịpthời thì sẽ không đem lại hiệu quả cho cả ngân hàng và chủ nhân các tàikhoản như mong đợi Có thể thấy công tác dự báo tình hình kinh tế làvô cùng quan trọng, nó chính là các biện pháp ứng phó với các tìnhhuống có thể xảy ra của khách hàng cũng như ngân hàng để đảm bảolợi ích cho đôi bên.

1.3.2.2 Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý chính là hành lang pháp luật để đảm bảo cáchoạt động luôn nằm trong giới hạn cho phép của pháp luật, nó cũng gópphần tạo nên hiệu quả cho khách hàng và ngân hàng Một môi trườngpháp lý đồng bộ, đầy đủ thống nhất và ổn định sẽ tạo điều kiện choNgân hàng trong việc thực hiện các quy trình thanh toán không dùng

Trang 33

sách, sự thiếu chặt chẽ trong các quy định của pháp luật, rồi các quyđịnh chồng chéo lên nhau là những nguyên nhân gây ra khó khăn chocác hoạt động của cả khách hàng và ngân hàng Trong nền kinh tế thịtrường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật đã trở thành bộ phậnkhông thể thiếu Với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho các thànhphần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ phápluật, đảm bảo sự công bằng an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải có hệthống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ và thống nhất.

1.3.2.3 Môi trường chính trị - xã hội:

Môi trường chính trị xã hội ổn định sẽ là một nhân tố quan trọngthúc đẩy nền kinh tế phát triển Tình hình chính trị - xã hội không ổnđịnh (chiến tranh giữa các Đảng phái, thế lực trong xã hội,công nhânthì bãi công đình công…) sẽ dẫn đến sự sụt giảm mọi hoạt động củanền kinh tế nói chung và hoạt động của thanh toán không dùng tiền nóiriêng ( hỏng máy móc, trang thiết bị, trao đổi thông tin bị sai lệch…).Môi trường chính trị xã hội không ổn định làm mất lòng tin của dânchúng và ngành ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trang 34

Tổng quan về Ngân hàng VPBank Yên Phụ - Tây Hồ - Hà Nội :

Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốcdoanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt độngsố 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấpngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm Ngân hàngbắt đầu hoạt động từ ngày 04 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thànhlập số 1535/QĐ-UB ngày 04 tháng 09 năm 1993.

Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank bao gồm: Huyđộng vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dâncư; Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức

Trang 35

ngoại hối; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giákhác; Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và các dịchvụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam

Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND Sau đó, donhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điềulệ Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng Tháng9/2006, VPBank nhận được chấp thuận của NHNN cho phép bán 10%vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC -một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nânglên trên 750 tỷ đồng Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ củaVPBank sẽ tăng lên trên 1.000 tỷ đồng Và hiện nay vốn điều lệ củaVPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng vào tháng 7/2007

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn chú ýđến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại cácthành phố lớn Cuối năm 1993, Thống đốc NHNN chấp thuận choVPBank mở Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh Tháng 11/1994,VPBank được phép mở thêm Chi nhánh Hải Phòng và tháng 7/1995,được mở thêm Chi nhánh Đà Nẵng Trong năm 2004, NHNN đã có vănbản chấp thuận cho VPBank được mở thêm 3 Chi nhánh mới đó là Chinhánh Hà Nội trên cơ sở tách bộ phận trực tiếp kinh doanh trên địa bànHà Nội ra khỏi Hội sở; Chi nhánh Huế; Chi nhánh Sài Gòn Trong năm2005, VPBank tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho mởthêm một số Chi nhánh nữa đó là Chi nhánh Cần Thơ; Chi nhánh

Trang 36

Quảng Ninh; Chi nhánh Vĩnh Phúc; Chi nhánh Thanh Xuân; Chi nhánhThăng Long; Chi nhánh Tân Phú; Chi nhánh Cầu Giấy; Chi nhánh BắcGiang Cũng trong năm 2005, NHNN đã chấp thuận cho VPBank đượcnâng cấp một số phòng giao dịch thành chi nhánh đó là Phòng Giaodịch Cát Linh, Phòng giao dịch Trần Hưng Đạo, Phòng giao dịch GiảngVõ, Phòng giao dịch Hai Bà Trưng, Phòng Giao dịch Chương Dương.Trong năm 2006, VPBank tiếp tục được NHNN cho mở thêm PhòngGiao dịch Hồ Gươm (đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng) và PhòngGiao dịch Vĩ Dạ, phòng giao dịch Đông Ba (trực thuộc Chi nhánhHuế), Phòng giao dịch Bách Khoa, phòng Giao dịch Tràng An (trựcthuộc Chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình (trực thuộc ChiNhánh Sài Gòn), Phòng Giao dịch Khánh Hội (trực thuộc Chi nhánhHồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm Phả (trực thuộc CN Quảng Ninh),phòng giao dịch Phạm văn Đồng (trực thuộc CN Thăng long), phònggiao dịch Hưng Lợi (trực thộc CN Cần Thơ) Bên cạnh việc mở rộngmạng lưới giao dịch trên đây, trong năm 2006, VPBank cũng đã mởthêm hai Công ty trực thuộc đó là Công ty Quản lý nợ và khai thác tàisản; Công ty Chứng Khoán

Tính đến tháng 8 năm 2006, Hệ thống VPBank có tổng cộng 37điểm giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 21 Chi nhánh và 16phòng giao dịch tại các Tỉnh, Thành phố lớn của đất nước là Hà Nội,Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, CầnThơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc; Bắc Giang và 2 Công ty trực thuộc Năm2006, VPBank sẽ mở thêm các Chi nhánh mới tại Vinh (Nghệ An);

Trang 37

Giang và các phòng giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch trên toànHệ thống của VPBank lên 50 chi nhánh và phòng giao dịch Hiện tạiVPBank đã có 90 Chi nhánh và Phòng giao dịch hoạt động tại 34 tỉnh,thành trên cả nước

Số lượng nhân viên của VPBank trên toàn hệ thống tính đến naycó trên 2.600 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trìnhđộ đại học và trên đại học (chiếm 87%) Nhận thức được chất lượng độingũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵnsàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn đầy thửthách sắp tới khi Việt Nam bước vào hội nhập kinh tế quốc tế Chính vìvậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất lượngcông tác quản trị nhân sự

Đại hội cổ đông năm 2005 được tổ chức vào cuối tháng 3/2006,một lần nữa, VPBank khẳng định kiên trì thực hiện chiến lược ngânhàng bán lẻ Phấn đấu trong một vài năm tới trở thành ngân hàng bán lẻhàng đầu khu vực phía Bắc và nằm trong nhóm 5 Ngân hàng dẫn đầucác Ngân hàng TMCP trong cả nước.

Ngày 25/12/2006, khai trương VPBank Yên Phụ tại địa chỉ 46

Yên Phụ, Q Tây Hồ, Hà Nội, hoạt động trực thuộc VPBank Hà Nội.Từ ngày thành lập đến nay Ngân hàng VPBank Yên Phụ là mộttrong những ngân hàng trong hệ thống ngân hàng VPBank Hà Nội

Ngày đăng: 04/12/2012, 10:04

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w