1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng

98 364 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 601 KB

Nội dung

Hoạt động thanh toán là loạisản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế để đáp ứng yêu cầuthanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cánhân trong

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế Nông nghiệp

Giảng viên hướng dẫn : TS Đinh Văn Đãn

HÀ NỘI - 2008

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằmnâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàngCông thương – Hai Bà Trưng” Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi nghiêncứu dưới sự hướng dẫn của thày giáo, TS Đinh Văn Đãn – Giảng viên khoaKT&PTNT – Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội Nội dung khóa luận và các tưliệu do tôi thu thập trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực trạng tại chi nhánhNgân hàng Công thương – Hai Bà Trưng

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2008 Sinh viên

Quách Hồng Minh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân trong quá trình thực tập tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân và các cơ quan hữu quan.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới các Thày Cô giáo trong Bộ môn Phát triển nông thôn, các Thày Cô giáo khoa KT&PTNT đã dìu dắt, dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đặc biệt là Thày giáo, TS Đinh Văn Đãn đã tận tình, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và các cô, các chú cán bộ công nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Công thương – Hai Bà Trưng đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi thu thập phân tích số liệu phục vụ luận văn tốt nghiệp Đại học.

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn

bè và những người thân đã không ngừng động viên, giúp đỡ tôi cả

về vật chất lẫn tinh thần để tôi hoàn thành tốt luận văn theo đúng thời gian quy định.

Hà Nội ngày 20 tháng 5 năm 2008

Sinh viên

Quách Hồng Minh

Trang 4

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng v

Danh mục sơ đồ vi

Các chữ viết tắt vii

Phần I Đặt vấn đề 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

Phần II Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4

2.1 Cơ sở lý luận về Thanh toán không dùng tiền mặt 4

2.1.1 Sự cần thiết khách quan và vai trò của Thanh toán không dùng tiền

mặt 4

2.1.2 Những quy định mang tính nguyên tắc trong Thanh toán không dùng tiền mặt 8

2.1.3 Nội dung của các hình thức Thanh toán không dùng tiền mặt đang áp dụng tại Việt Nam 10

2.2 Cơ sở thực tiễn 16

2.2.1 Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam 16

2.2.2 Tình hình Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam trong những năm qua 20

Phần III Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 22

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 22

3.1.1 Vài nét về tình hình kinh tế – xã hội quận Hai Bà Trưng 22

3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công thương – Hai Bà Trưng 22

Trang 5

3.2.1 Phương pháp duy vật biện chứng 35

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 35

3.3 Các chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả của Thanh toán không dùng tiền mặt 36

3.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình Thanh toán không dùng tiền mặt .36

3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động Thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng 36

3.3.3 Chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả của hoạt động Thanh toán không dùng tiền mặt 36

Phần IV Kết quả nghiên cứu 37

4.1 Thực trạng Thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương – Hai Bà Trưng 37

4.1.1 Tình hình chung về Thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương – Hai Bà Trưng 37

4.1.2 Tình hình vận dụng các hình thức Thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương – Hai Bà Trưng 40

4.2 Đánh giá về công tác Thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương – Hai Bà Trưng 61

4.2.1 Kết quả 61

4.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 61

4.3 Định hướng phát triển và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng Thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương – Hai Bà Trưng 63

4.3.1 Định hướng 63

4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán không dùng tiền mặt 67

Phần V Kết luận và kiến nghị 78

5.1 Kết luận 78

5.2 Kiến nghị 80

5.2.1 Kiến nghị với Nhà nước 80

5.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 81

5.2.3 Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 83

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của CNNHCT – HBT 29

Bảng 3.2: Tình hình huy động tín dụng của CNNHCT – HBT 31

Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của CNNHCT – HBT 33

Bảng 4.1: Số tài khoản tiền gửi của khách hàng 37

Bảng 4.2: Tình hình thanh toán tại CNNHCT – HBT 38

Bảng 4.3: Tình hình TTKDTM tại CNNHCT – HBT 40

Bảng 4.4: Tình hình thanh toán bằng UNC tại CNNHCT - HBT 43

Bảng 4.5: Tình hình thanh toán bằng UNT tại CNNHCT - HBT 46

Bảng 4.6: Tình hình thanh toán bằng Séc tại CNNHCT – HBT 48

Bảng 4.7 : Tình hình thanh toán bằng Thư tín dụng tại CNNHCT – HBT 57

Bảng 4.8: Tình hình thanh toán bằng Thẻ tại CNNHCT – HBT 59

Trang 7

Sơ đồ 4.2: Luân chuyển chứng từ thanh toán UNC giữa hai ngân hàng 42

Sơ đồ 4.3: Luân chuyển chứng từ thanh toán UNT khi người bán và người

mua cùng mở tài khoản tại CNNHCT - HBT 44

Sơ đồ 4.4: Luân chuyển chứng từ thanh toán UNT khác ngân hàng 45

Sơ đồ 4.5: Luân chuyển chứng từ thanh toán SCK khi người bán và ngườimua cùng mở tài khoản tại CNNHCT - HBT 49

Sơ đồ 4.6: Luân chuyển chứng từ thanh toán SCK giữa hai tổ chức cung ứngdịch vụ thanh toán 50

Sơ đồ 4.7: Luân chuyển chứng từ thanh toán SBC khi người bán và ngườimua cùng mở tài khoản taị CNNHCT - HBT 52

Sơ đồ 4.8: Luân chuyển chứng từ thanh toán Séc bảo chi giữa hai tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán 53

Sơ đồ 4.9: Luân chuyển chứng từ thanh toán thư tín dụng tại CNNHCT HBT 56

-Sơ đồ 4.10: Quá trình thanh toán qua thẻ tại CNNHCT - HBT 58

Trang 8

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 CNNHCT – HBT: Chi nhánh Ngân hàng Công thương – Hai Bà Trưng

2 NHNN: Ngân hàng Nhà nước

3 NHTM: Ngân hàng thương mại

4 TTKDTM: Thanh toán không dùng tiền mặt

5 UNT: Ủy nhiệm thu

6 UNC: Ủy nhiệm chi

Trang 9

PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, trên đất nước ta đang diễn ra sôiđộng quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận độngtheo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hộichủ nghĩa Điều đó đòi hỏi phải nghên cứu một cách có hệ thống nhiều lĩnhvực hoạt động kinh tế theo cơ chế mới, trong đó một lĩnh vực có vị trí hết sứcquan trọng, là lĩnh vực tiền tệ – ngân hàng Bởi vì, tiền tệ – ngân hàng là hệthống thần kinh của nền kinh tế Nó có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế bền vững Ít có thiết chế kinh tế nào tác động đến đời sống conngười và xã hội mạnh bằng ngân hàng và hoạt động của nó từ thế kỷ XVIIđến nay Hệ thống ngân hàng với chức năng nổi bật là huy động tài chínhnhàn rỗi và các nguồn lực khan hiếm trong xã hội để cung ứng một cách tốtnhất cho nhu cầu sản xuất, trao đổi, được xem là một trong những sáng kiến

vĩ đại của con người Will Rogers cho rằng: “Từ ngày có nhân loại đến nay,

có 3 phát minh lớn, đó là: lửa, bánh xe và ngân hàng trung ương”

Một trong những hoạt động chủ yếu của hệ thống ngân hàng chính làhoạt động thanh toán Hoạt động thanh toán là hoạt động không thể thiếu củabất cứ một ngân hàng, một tổ chức kinh tế nào Hoạt động thanh toán là loạisản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế để đáp ứng yêu cầuthanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cánhân trong xã hội Khi nền kinh tế càng phát triển, công tác thanh toán củangân hàng ngày càng chiếm một vị trí vô cùng quan trọng

Nhận rõ được tầm quan trọng của hoạt động thanh toán nhất là thanhtoán không dùng tiền mặt (TTKDTM), trong những năm qua ngành ngânhàng nói chung và hệ thống ngân hàng công thương (NHCT) nói riêng đã tập

Trang 10

trung chỉ đạo, cải tiến về cơ chế nghiệp vụ và hiện đại hoá công nghệ thanhtoán nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng và nhanh chóng hội nhập vàokhu vực và thế giới Do đó công tác TTKDTM qua ngân hàng đã thực sự đivào đời sống xã hội và đem lại những thành tựu đáng kể Tuy nhiên so vớiyêu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới thì dịch vụ thanhtoán của các ngân hàng Việt Nam còn bất cập về nhiều mặt, đặc biệt là hiệnđại hoá công nghệ thanh toán và phổ cập TTKDTM trong khu vực dân cư.Điều này đặt ra cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống NHCTnói riêng cũng như các nhà khoa học kinh tế phải tìm ra các giải pháp hữuhiệu để hoàn chỉnh dịch vụ này và tạo tiền đề để ngành ngân hàng mau chónghội nhập chung vào mạng lưới thanh toán quốc tế Trước thực tế đó, trongthời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Công thương – Hai Bà Trưng(CNNHCT – HBT), được sự đồng ý của chi nhánh Ngân hàng Công thương –Hai Bà Trưng, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh Ngân hàng Công thương – Hai

-1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động TTKDTM

- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động TTKDTM tại chi nhánhNgân hàng Công thương – Hai Bà Trưng trong thời gian qua

- Nắm được những thành công cũng như những tồn tại cần khắc phụctrong hoạt động TTKDTM

Trang 11

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TTKDTM tại chinhánh Ngân hàng Công thương – Hai BàTrưng.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về các phương thức TTKDTM tại CNNHCT – HBT

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi nội dung

- Đề tài đề cập đến những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạtđộng TTKDTM tại chi nhánh Ngân hàng Công thương – Hai Bà Trưng

- Kết quả và hiệu quả hoạt động của CNNHCT – HBT

- Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện và phát triển TTKDTMtại chi nhánh Ngân hàng Công thương – Hai Bà Trưng

Trang 12

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận về Thanh toán không dùng tiền mặt

2.1.1 Sự cần thiết khách quan và vai trò của Thanh toán không dùng tiền mặt

2.1.1.1 Sự cần thiết khách quan của Thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán là khâu mở đầu và cũng là khâu kết thúc của quá trình sảnxuất, lưu thông hàng hoá Chính vì vậy mà các phương tiện thanh toán luônluôn được đổi mới hiện đại để phù hợp với nhịp độ tăng trưởng không ngừngcủa sản xuất- lưu thông hàng hoá

Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và những ứng dụngthành tựu công nghệ thông tin, tự động hóa,… có rất nhiều hình thứcTTKDTM tiện lợi, an toàn đã, đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trênthế giới Phương tiện thanh toán tiền mặt là không thể thiếu, song ngày nay,thanh toán bằng tiền mặt không còn là phương tiện thanh toán tối ưu trongcác giao dịch thương mại, dịch vụ nữa, đặc biệt là giao dịch có giá trị cao vàkhối lượng lớn Các hoạt động giao dịch thương mại, dịch vụ, hàng hóa ngàynay diễn ra mọi lúc, mọi nơi, vượt qua cả giới hạn về khoảng cách Xét trênnhiều góc độ, khi hoạt động thanh toán trong xã hội còn thực hiện phổ biếnbằng tiền mặt, nhất là trong thanh toán các khoản có giá trị lớn có thể dẫn đếnmột số bất lợi và rủi ro như:

- Thanh toán dùng tiền mặt có độ an toàn không cao, với khối lượnghàng hoá, dịch vụ giao dịch lớn thì việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt sẽkhông an toàn cho cả người trả tiền và người nhận tiền do trong quá trìnhthanh toán phải có sự kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển tiền

- Khi quan hệ thanh toán mở rộng ra phạm vi quốc tế thì chi phí về thủtục chuyển đổi tiền để thanh toán chi trả sẽ rất lớn vì khoảng cách giữa ngườimua và người bán nhiều khi ở rất xa nhau trong khi thời gian để người mua

Trang 13

mang tiền đến trả bị khống chế, điều này dẫn đến sự kìm hãm sản xuất- lưuthông hàng hoá

- Thanh toán bằng tiền mặt hạn chế khả năng tạo tiền của NHTM, gây

ra nạn làm tiền giả

- Nền kinh tế luôn có nhu cầu tiền mặt để thanh toán, chi tiêu gây sức

ép giả tạo về sự khan hiếm tiền mặt trong nền kinh tế, làm cho giá cả củahàng hoá có khả năng tăng cao (không phản ánh giá trị thực của hàng hoá)gây khó khăn cho ngân hàng nhà nước (NHNN) trong việc điều hành chínhsách tiền tệ

- Còn một vấn đề quan trọng nữa là chi phí rất lớn mà NHNN phải bỏ

ra để in tiền, vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy…tiền mặt

Từ thực tế khách quan này, và trong thời kỳ nền kinh tế chuyển sangmột một giai đoạn phát triển mạnh mẽ tiền mặt không thể đáp ứng nhu cầuthanh toán của toàn bộ nền kinh tế đòi hỏi phải có những hình thức thanhtoán mới ra đời tiên tiến hơn, hiện đại hơn phù hợp đáp ứng nhu cầu sản xuấtlưu thông hàng hoá Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM )

ra đời đã khắc phục những hạn chế của thanh toán dùng tiền mặt, đồng thờithúc đẩy sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nền linh tế VậyTTKDTM là gì ?

“ TTKDTM là cách thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ không có sự xuấthiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích tiền từ tài khoản củangười chi trả để chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng,hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chứccung ứng dịch vụ thanh toán”

2.1.1.2 Vai trò của Thanh toán không dùng tiền mặt

TTKDTM ra đời và phát triển cho đến ngày nay cũng là nhờ nó cónhững vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế:

- TTKDTM cung cấp cho các chủ thể thanh toán những công cụ thanh

Trang 14

toán nhanh chóng, thuận tiện, hiện đại Khi thực hiện thanh toán, họ khôngphải mang theo tiền mặt mà chỉ cần sử dụng một số những hình thứcTTKDTM, do vậy sẽ tránh được rủi ro mất trộm, giảm chi phí vận chuyển,kiểm đếm, bảo quản tiền mặt Nhờ đó, chất lượng của hoạt động thanh toánngày càng nâng cao, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất lưu thông hànghoá mang lại hiệu quả kinh tế cao và hạn chế được hoạt động rửa tiền.

- TTKDTM giúp cho ngân hàng tập trung được nguồn vốn trong xã hộiphục vụ cho quá trình phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.TTKDTM qua ngân hàng tạo điều kiện cho ngân hàng có thể sử dụng nguồnvốn nhàn rỗi trong thanh toán cho đầu tư, cho vay sản xuất sau khi đã tínhtoán dự trữ một lượng vốn nhất định đảm bảo được tỷ lệ dự trữ bắt buộc,khoản dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán của mình Khi TTKDTM quangân hàng được nhanh chóng, thuận tiện sẽ tạo điều kiện thu hút các đơn vị

cá nhân đến mở tài khoản thanh toán hoặc gửi tiền

- TTKDTM góp phần làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông qua đótiết kiệm được chi phí lưu thông như: in ấn tiền mặt, bảo quản, vận chuyển…kìm hãm và đẩy lùi lạm phát, đảm bảo an toàn cho việc dự trữ tiền và tài sảncủa xã hội, đẩy mạnh tốc độ lưu chuyển tiền tệ TTKDTM góp phần giảiquyết được tình trạng thiếu tiền mặt trong ngân quỹ làm cho hoạt động củangân hàng được thực hiện trong suốt, hoàn thiện chức năng trung gian thanhtoán của NHTM

- TTKDTM tạo điều kiện cho NHTM thực hiện chức năng “tạo tiền”.TTKDTM sử dụng tiền ghi sổ, thực hiện thanh toán bằng cách trích chuyển

từ tài khoản người phải trả sang tài khoản người thụ hưởng hoặc bù trừ giữacác NHTM với nhau Do đó, TTKDTM luôn tạo ra một lượng tiền nhàn rỗi

mà ngân hàng có thể sử dụng cho vay Đây chính là cơ sở để ngân hàng thựchiện chức năng tạo tiền của mình

- TTKDTM giúp ngân hàng có thể kiểm soát một phần lượng tiềntrong nền kinh tế, nắm bắt được tình hình biến động số dư tài khoản của

Trang 15

khách hàng, tình hình thu nhập, tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tàichính… để cung ứng các dịch vụ, cho vay, tư vấn…Đồng thời, thông qua cácthông tin từ tài khoản thanh toán của khách hàng, ngân hàng sẽ có đượcnhững quyết định cho vay đúng đắn, đảm bảo thu gốc và lãi đúng hạn, giảm

tỷ trọng nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ xấu; tăng dư nợ tín dụng, mở rộng vàphát triển nghiệp vụ tín dụng

- TTKDTM nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các NHTM và thúc đẩycác dịch vụ khác phát triển Hiện nay, ngoài sự có mặt của các NHTM quốcdoanh còn có sự góp mặt của rất nhiều của các tổ chức ngân hàng nướcngoài, các tổ chức phi ngân hàng như bảo hiểm, bưu diện cũng cung cấp một

số dịch vụ ngân hàng cho khách hàng Khách hàng ngày càng có nhiều cơ hộilựa chọn dịch vụ ngân hàng sao cho thoả mãn nhu cầu tốt nhất, chi phí thấpnhất, độ an toàn cao nhất, nhanh chóng và thuận tiện Do vậy, để thu hútkhách hàng đến sử dụng dịch vụ của mình (nhất là TTKDTM) các ngân hàngphải không ngừng cải tiến dịch vụ, tích cực áp dụng công nghệ hiện đại, đổimới phong cách giao dịch

- TTKDTM còn có vai trò đối với quản lý vĩ mô của nhà nước ViệcTTKDTM qua ngân hàng đòi hỏi hoạt động thanh toán của khách hàng phảiqua ngân hàng hoặc phải mở tài khoản tại ngân hàng Vì vậy, thông qua hoạtđộng TTKDTM nhà nước có thể kiểm soát được lượng tiền mặt lưu thôngtrên thị trường để có biện pháp quản lý lạm phát, quản lý sự biến động của thịtrường, thiết lập các chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia Bên cạnh đó việcthanh toán qua ngân hàng sẽ kiểm soát được tình trạng thu chi của các doanhnghiệp hạn chế tình trạng tham ô, chi tiêu mờ ám, trốn thuế, rửa tiền…

Tóm lại, TTKDTM trong nền kinh tế thị trường có vai ttrò đặc biệtquan trọng đối với các chủ thể thanh toán, các trung gian thanh toán, các đốitượng cơ quan quản lý nhà nước Đứng trên góc độ ngành nó phản ánh khátrung thực bộ mặt hay trang thiết bị cơ sở vật chất của ngành ở tầm vĩ môTTKDTM phản ánh trình độ phát triển kinh tế và dân trí của một nước Bên

Trang 16

cạnh đó, việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ vào công tácTTKDTM làm cho hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên hiện đại góp phần

ổn định và phát triển hệ thống tài chính quốc gia, đẩy mạnh quá trình hộinhập quốc tế

2.1.2 Những quy định mang tính nguyên tắc trong Thanh toán không dùng tiền mặt

TTKDTM có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế Tuy nhiên, việcTTKDTM qua ngân hàng phải được tuân thủ theo các nguyên tắc chặt chẽ,nhằm tạo điều kiện tổ chức công tác thanh toán được an toàn nhanh chóng,thuận tiện, chính xác

2.1.2.1 Những quy định chung

Các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội, các đơn vị vũtrang, công dân Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ ViệtNam được quyền lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản giao dịch và thực hiệnthanh toán

Khi thanh toán qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, người sửdụng dịch vụ thanh toán phải tuân theo những quy định và hướng dẫn của tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán về việc lập chứng từ thanh toán, phươngthức nộp lĩnh tiền ở tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (sau đây gọi tắt là ngân hàng)phải kiểm soát các chứng từ thanh toán của khách hàng trước khi hạch toán

và thanh toán, đảm bảo lập đúng thủ tục quy định, dấu (nếu có đăng ký mẫu)

và chữ ký trên chứng từ thanh toán đúng với mẫu đã đăng ký tại ngân hàng(nếu là chữ ký tay) hoặc đúng với chữ ký điện tử do ngân hàng cấp (nếu làchữ ký điện tử) khả năng thanh toán của khách hàng còn đủ để chi trả số tiền trênchứng từ hay không?

Tuỳ theo từng quan hệ giao dịch mua bán, cung ứng dich vụ với nhau

mà khách hàng có thể lựa chọn một trong số các dịch vụ thanh toán sau:

Trang 17

- Thanh toán bằng Séc

- Thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu (UNT)

- Thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi (UNC)

- Thanh toán bằng thẻ thanh toán

- Thanh toán bằng thư tín dụng

Và các dịch vụ thanh toán trong nước khác theo quy định của pháp luật

2.1.2.2 Quy định đối với bên chi trả

Để đảm bảo việc thanh toán đúng theo quy định của pháp luật, các chủtài khoản (bên trả tiền) phải có đủ số dư trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.Trong trường hợp chi quá số dư (nếu không được phép) hoặc chậm trễ trongthanh toán sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật

Khi thực hiện thanh toán qua ngân hàng người trả tiền phải sử dụngđúng các chứng từ theo mẫu quy định, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp đồngthời chịu trách nhiệm về những sai sót, nội dung trên giấy tờ thanh toán củangười được chủ tài khoản uỷ quyền ký thay

Phát hành Séc không đủ khả năng thanh toán, ngoài việc phải chịutrách nhiệm trả số tiền truy đòi, theo quy định tại Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về Quy chế cung ứng và sử dụng Séc phải bị

- Nếu tái phạm lần thứ ba, thì người thực hiện thanh toán có tráchnhiệm đình chỉ vĩnh viễn quyền ký phát Séc của người tái phạm, thu hồi toàn

bộ Séc trắng đã cung ứng cho người tái phạm, đông thời thông báo tên, địa

Trang 18

chỉ, số chứng minh thư nhân dân (hoặc giấy tờ có hiệu lực tương tự theo quyđịnh của pháp luật), số tiền không đủ khả năng thanh toán trên Séc của người đócho NHNN.

2.1.2.3 Quy định đối với bên thụ hưởng

Sau khi giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ đúng theo hợp đồng đã ký Bênthụ hưởng có quyền yêu cầu bên chi trả thanh toán, hình thức có thể là: Séc,UNT…

- Nếu thanh toán bắng Séc thì người thụ hưởng khi nhận Séc phải kiểmtra tính hợp lệ, hợp pháp của tờ Séc (ghi đầy đủ các yếu tố quy định trên tờSéc, không sửa chữa tẩy xoá trên tờ Séc) Nếu thiếu một trong các yếu tố đó

sẽ không hợp lệ và không có giá trị thanh toán Nếu Séc đã quá hiệu lựcthanh toán như hết thời hạn người thụ hưởng phải yêu cầu người phát hànhđổi tờ Séc quá hạn

- Đối với hình thức thanh toán UNT, Thư tín dụng, bên thụ hưởng chỉđược trả tiền khi xuất trình hoá đơn chứng từ giao hàng theo đúng hợp đồng

đã ký kết, bên bán phải nộp các giấy tờ thanh toán cho ngân hàng theo đúngthời hạn quy định

2.1.2.4 Quy định đối với ngân hàng

- Ngân hàng cung cấp đầy đủ và kịp thời các loại mẫu giấy tờ thanhtoán cho khách hàng

- Ngân hàng phải có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng trong thanhtoán, thực hiện các uỷ nhiệm thanh toán của chủ tài khoản, tổ chức thanh toánkịp thời chính xác, an toàn tài sản

- Ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ các chứng từ vềhình thức và nội dung đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp và khớp đúng

- Ngân hàng thực hiện kiểm tra, giám sát khả năng chi trả của chủ tàikhoản, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm

- Ngân hàng được quyền từ chối thực hiện thanh toán nếu chứng từthanh toán không hợp lệ, hợp pháp, tài khoản của khách hàng không đủ số dư

Trang 19

hoặc nội dung thanh toán không phù hợp quy định của pháp luật.

- Ngân hàng phải duy trì khả năng thanh toán của mình đảm bảo thanhtoán chính xác, kịp thời, đầy đủ Ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thườngthiệt hại cho khách hàng nếu thanh toán chậm trễ do lỗi của ngân hàng gây ra

- Khi thực hiện dịch vụ thanh toán cho khách hàng, Ngân hàng đượcthu phí dịch vụ theo quy định của Thống đốc NHNN

2.1.3 Nội dung của các hình thức Thanh toán không dùng tiền mặt đang

áp dụng tại Việt Nam

Để đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế thị trường, hiện nay ởViệt Nam áp dụng các hình thức TTKDTM sau:

2.1.3.1 Hình thức thanh toán bằng Séc

(Theo Luật các công cụ chuyển nhượng) Séc là giấy tờ có giá do người

ký phát lập ra, ra lệnh cho người bị ký phát là ngân hàng hoặc tổ chức cungứng dịch vụ thanh toán được phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tríchmột số tiền nhất định từ tài khoản của mình để thanh toán cho người thụhưởng

Thời hạn xuất trình tờ séc là 30 ngày kể từ ngày phát hành Séc đến khingười thụ hưởng nộp Séc vào ngân hàng xin thanh toán, tính cả ngày lễ vàchủ nhật Nếu ngoài thời hạn xuất trình, tờ Séc vẫn được thanh toán (trongvòng 6 tháng kể từ khi tờ Séc được ký phát) nhưng với điều kiện là người kýphát chưa có thông báo đình chỉ thanh toán Séc

Hiện nay nước ta chỉ sử dụng hai loại Séc thanh toán là: Séc chuyểnkhoản và Séc bảo chi

a Séc chuyển khoản (SCK)

Séc chuyển khoản là một tờ séc do chủ tài khoản phát hành và trực tiếpgiao cho người thụ hưởng khi nhận hàng hoá, dịch vụ cung ứng Để đảm bảoquy định người chi trả phải có đủ tiền để chi trả cho người thụ hưởng, kế toánSéc phải thực hiện nguyên tắc ghi Nợ trước, ghi Có sau

Hình thức thanh toán SCK có: thanh toán Séc cùng tổ chức cung ứng

Trang 20

dịch vụ thanh toán và thanh toán Séc giữa hai tổ chức cung ứng dịch vụ thanhtoán Trong thanh toán SCK giữa hai TCCƯDVTT có hai trường hợp: trườnghợp Séc không có ủy quyền chuyển Nợ và Séc có ủy quyền chuyển Nợ.

Ủy quyền chuyển Nợ: là cam kết giữa hai khách hàng (người thụhưởng và người chi trả) về việc người thụ hưởng được quyền báo Nợ sangđòi tiền người chi trả hay ngân hàng phục vụ người thụ hưởng được quyềnlập Lệnh chuyển Nợ sang ngân hàng phục vụ người chi trả để đòi tiền nếungười thụ hưởng có chứng từ thanh toán hợp lệ

Nếu tờ Séc có kèm theo ủy quyền chuyển Nợ trước giữa hai kháchhàng và thông báo cho hai tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán biết thì saukhi nhận và kiểm soát tờ Séc đó, đơn vị thu hộ được quyền lập và gửi Lệnhchuyển Nợ có ủy quyền đến đơn vị thanh toán yêu cầu thanh toán số tiền trênSéc

Tuy nhiên, trong khoảng thời gian chờ đợi người chi trả chấp nhậnthanh toán, ngân hàng thu hộ không trả tiền ngay cho người thụ hưởng màphải tạm giữ vào tài khoản “Các khoản chờ thanh toán khác”, hoặc nếu trảvào tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng thì phải phong tỏa số tiền đó chưacho người thụ hưởng sử dụng Chỉ khi nhận được thông báo “Chấp nhậnLệnh chuyển Nợ” từ ngân hàng thanh toán, ngân hàng thu hộ mới hạch toántrả tiền cho người thụ hưởng

Séc chuyển khoản là hình thức thanh toán đơn giản, không đòi hỏi phải

mở riêng tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán Nhưng nó có phạm vi thanhtoán không rộng chủ yếu dựa trên sự tín nhiệm giữa người mua và người bán.Người thụ hưởng khi nộp Séc vào ngân hàng phục vụ mình không được ghi

Có ngay vào tài khoản tiền gửi của mình vì ngân hàng tuân theo nguyên tắcthận trọng, phải ghi Nợ trước, Có sau, đề phòng trường hợp chủ tài khoảnphát hành Séc đã phát hành Séc quá số dư

b Séc bảo chi (SBC)

Séc bảo chi: là Séc đã được tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xác

Trang 21

nhận khả năng thanh toán trước khi người ký phát trao Séc cho người thụhưởng để nhận hàng hóa và dịch vụ.

Trước khi muốn phát hành Séc bảo chi cho người thụ hưởng, người kýphát phải đến ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng thanh toán) để làm thủ tụcbảo chi cho tờ Séc

Như vậy, khả năng thanh toán của Séc bảo chi được đảm bảo khôngxẩy ra tình trạng phát hành quá số dư Hình thức này được sử dụng trongtrường hợp người bán không tín nhiệm người mua về mặt thanh toán

Trường hợp thanh toán Séc bảo chi, giữa hai ngân hàng cùng hệ thốngđược ghi Có cho người thụ hưởng trước rồi báo Nợ sang đơn vị thanh toán đểghi Nợ người ký phát sau

Trường hợp thanh toán Séc bảo chi giữa hai ngân hàng khác hệ thống,

do không thể giải mã được ký hiệu mật trên tờ Séc đã bảo chi, đơn vị thu hộphải tuân thủ đúng nguyên tắc ghi Nợ trước – ghi Có sau, có nghĩa là quytrình thanh toán được thực hiện đúng như thanh toán Séc thông thường

SBC có độ rủi ro thấp SBC thanh toán cùng hệ thống do có nhiều kýhiệu mật nên được ghi Có ngay cho đơn vị thụ hưởng, do đó quyền lợi củangười bán được đảm bảo

Tuy nhiên SBC phải lưu ký một khoản tiền sẽ dẫn đến vốn bị ứ đọng.Nếu tờ SBC sai ký hiệu mật sẽ gây chậm trễ trong thanh toán cho kháchhàng

2.1.3.2 Hình thức thanh toán ủy nhiệm thu (UNT)

UNT hay nhờ thu là một giấy đòi tiền do người thụ hưởng lập theomẫu quy định, uỷ nhiệm cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thu hộ tiền

từ người mắc nợ trên cơ sở hợp đồng đã ký kết

Nếu tài khoản người chi trả không đủ tiền để thanh toán: Kế toán báocho người chi trả biết, đồng thời ghi Nhập sổ theo dõi “UNT quá hạn” Khitài khoản thanh toán của người chi trả có đủ tiền để thanh toán UNT, kế toán

Trang 22

ghi Xuất sổ theo dõi “UNT quá hạn” để thanh toán và tính phạt chậm trảngười chi trả để chuyển cho người thụ hưởng cùng số tiền nhờ thu.

Số tiền phạt chậm trả = số tiền nhờ thu * thời gian chậm trả * lãi suất phạt (1) (2) (3)Trong đó:

(1) - Số tiền ghi trên giấy nhờ thu

(2) - Tính theo ngày kể từ ngày ghi Nhập sổ theo dõi “UNT quá hạn”đến ngày xuất sổ để theo dõi

(3) - Theo lãi suất cho vay ngắn hạn tính theo ngày (lãi suất tháng chia 30 ngày).UNT được áp dụng trong thanh toán giữa hai khách hàng mở tài khoản

ở cùng ngân hàng hoặc hai khách hàng mở tài khoản ở hai ngân hàng khác nhau

UNT có phạm vi thanh toán rộng, giúp cho các đơn vị cung cấp dịch

vụ công cộng đỡ mất công sức đến từng nơi thu tiền Tuy nhiên UNT chỉthường sử dụng cho các giao dịch thanh toán có giá trị nhỏ, thủ tục thanh toánUNT phức tạp; Người mua dễ chiếm dụng vốn của người bán; Chứng từ luânchuyển qua lại mất nhiều thời gian làm chậm tốc độ luân chuyển vốn

2.1.3.3 Hình thức thanh toán bằng Lệnh chi hay ủy nhiệm chi (UNC)

Ủy nhiệm chi: là lệnh chi tiền của chủ tài khoản được lập theo mẫu insẵn yêu cầu NH phục vụ mình trích một khoản tiền theo số tiền trên UNC đểchuyển sang tài khoản của người thụ hưởng

UNC được áp dụng trong thanh toán giữa hai khách hàng mở tài khoản

ở cùng ngân hàng hoặc hai khách hàng mở tài khoản ở hai ngân hàng khácnhau

UNC có phạm vi thanh toán rộng do người mua chủ động lập nên được

áp dụng rộng rãi Thủ tục thanh toán UNC đơn giản, không gây phiền hà chongười trả tiền, chỉ sau một thời gian ngắn người bán sẽ nhận được tiền màkhông phải đến NH làm thủ tục

2.1.3.4 Hình thức thư tín dụng

Trang 23

Thư tín dụng là một văn bản cam kết có điều kiện được NH mở theoyêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán, theo đó NH sẽ trả tiền hoặc uỷquyền cho NH khác trả tiền ngay cho người thụ hưởng khi nhận được bộchứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện thanh toán của thư tín dụng.

Thư tín dụng chỉ thanh toán một lần cho người bán Mức tối thiểu để

mở một thư tín dụng là 10 triệu đồng Thời hạn hiệu lực của thư tín dụng là 3tháng kể từ ngày mở thư tín dụng đến ngày người bán nộp chứng từ xin thanhtoán vào NH Thư tín dụng được dùng để thanh toán giữa các khách hàng cótài khoản ở 2 NH khác nhau và chưa tín nhiệm lẫn nhau trong thanh toán

Trong thanh toán thư TD thì khả năng đảm bảo chi trả là chắc chắntheo những điều khoản mà hai bên đã thoả thuận Tuy nhiên thủ tục mở thư

TD phức tạp, người mua hàng bị ứ đọng vốn Hình thức này ít được áp dụngtrong thanh toán trong nước, chủ yếu được áp dụng trong quan hệ thanh toánquốc tế

2.1.3.5 Hình thức thẻ thanh toán

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại gắn liền với kỹthuật ứng dụng tin học trong ngân hàng, do NH phát hành và bán cho kháchhàng để thanh toán tiền hàng hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền tại các ngânhàng đại lý hay các điểm rút tiền tự động (ATM)

Phạm vi áp dụng thẻ ngân hàng rất rộng rãi và không bị giới hạn vềmặt không gian, thời gian Khách hàng có thẻ ngân hàng có thể sử dụng ở bất

cứ nơi nào có máy rút tiền tự động ATM hoặc tại cơ sở chấp nhận thẻ Hìnhthức thẻ thanh toán rất được ưa chuộng trên các nước trên thế giới Hiện nay

ở nước ta có các loại thẻ thanh toán sau:

- Thẻ không phải ký quỹ (thẻ loại A) còn gọi là thẻ ghi nợ: nguồnthanh toán thẻ là số dư trên tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu thẻ tại NH, để

sử dụng loại thẻ này chủ thẻ phải có tài khoản hoạt động thường xuyên tại

Trang 24

ngân hàng.

- Thẻ trả trước (thẻ loại B): khách hàng chỉ cần trả cho NH một số tiền,

sẽ được NH bán cho một tấm thẻ có mệnh giá tương đương Thẻ này chỉđược giới hạn trong số tiền có trong thẻ và chi tiêu trong một thời gian nhấtđịnh tùy vào quy định của mỗi NH

- Thẻ tín dụng (thẻ loại C) : chỉ áp dụng cho những khách hàng mà NHđồng ý Nguồn thanh toán thẻ chính là hạn mức tín dụng mà NH đồng ý cho chủthẻ vay

Nói tóm lại, chúng ta có thể thấy rằng TTKDTM có vị trí, vai trò quantrọng như thế nào đối với sự phát triển của ngành NH nói riêng và của toàn

bộ nền kinh tế nói chung Vì vậy, các ngân hàng cần nhận biết được thựctrạng hoạt động của mình, nắm bắt được tình hình kinh tế xã hội, sự pháttriển của đất nước để ngày càng hoàn thiện hơn, phát triển hơn và nâng caochất lượng của hoạt động thanh toán nhất là TTKDTM đưa đất nước đi lên vàhội nhập với thế giới Hơn thế nữa, với công nghệ điện tử ngày càng hiện đạichắc chắn sẽ có những hình thức TTKDTM mới hoàn thiện hơn, hiệu quả hơn

Trang 25

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam

2.2.1.1 Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Trong thời kỳ này, nền kinh tế nước ta gồm có hai thành phần kinh tế

cơ bản là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể Về hoạt động ngân hàng, vớimột hệ thống ngân hàng đóng vai trò ba trung tâm trong nền kinh tế là trungtâm tiền tệ, trung tâm tín dụng và trung tâm thanh toán Điều này đòi hỏingân hàng phải xây dựng các cơ chế nghiệp vụ trong đó có cơ chế TTKDTM

để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung

Đặc điểm của hoạt động thanh toán trong thời gian này là:

- nhnn buộc các đơn vị tổ chức kinh tế phải mở tài khoản ở một ngânhàng và phải tập trung thanh toán qua ngân hàng

- TTKDTM chủ yếu thực hiện ở khu vực kinh tế quốc doanh còn kinh

tế tập thể thì áp dụng có mức độ Kinh tế tư nhân chưa được thừa nhận nênkhông áp dụng TTKDTM ở khu vục này

- Vai trò trung tâm thanh toán của ngân hàng ngày càng phát huy hiệuquả cao, quan hệ thanh toán được mở rộng, ngân hàng không những là thủquỹ và kế toán phục vụ khách hàng mà còn là người tài trợ cho các xínghiệp, các tổ chức kinh tế về nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong quá trìnhthanh toán

- Ngân hàng còn là người thực hiện kiểm soát các hợp đồng kinh tế,hợp đồng thanh toán bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên tham gia thanhtoán, kiểm soát việc tôn trọng các nguyên tắc quản lý kinh tế tài chính của chủChủ nghĩa xã hội

Tuy nhiên, trong giai đoạn này hoạt động thanh toán còn bộc lộ nhiềuhạn chế:

+ Nước ta mới chỉ có NHNN mở chi nhánh tới cấp tỉnh, cấp huyện

Trang 26

trong Nam và mỗi chi nhánh NHNN là một đơn vị thanh toán, do đó công tácthanh toán công tác thanh toán qua ngân hàng chỉ sử dụng một phương thứcthanh toán chuyển tiền Từ một đơn vị thanh toán này có thể chuyển tiền đi

và nhận tiền đến của bất cứ đơn vị thanh toán khác trong cả nước

+ Kỹ thuật, công nghệ thanh toán còn lạc hậu, hình thức thanh toánđơn điệu kém hiệu quả Kỹ thuật thanh toán lạc hậu chủ yếu làm bằng thủcông, gây ra sai sót và thời gian thanh toán không kịp thời, thanh toán chủyếu phục vụ các cơ quan đoàn thể, xí nghiệp quốc doanh…người dân chưa cóđiều kiện thanh toán qua ngân hàng Vì nền kinh tế vận hành trong cơ chếquan liêu, bao cấp nên đội ngũ nhân viên, cán bộ ngân hàng ít quan tâm đếnchất lượng phục vụ, vốn bị ứ đọng, cửa quyền trong giao dịch, không pháthuy được chức năng của ngân hàng là quay vòng vốn nhanh, thúc đẩy nềnkinh tế phát triển

+ Thủ tục thanh toán rườm rà, phức tạp, thời gian thanh toán chậm.Điều này tạo ra cho người dân tâm lý không thích thanh toán chuyển khoản

mà thích thanh toán bằng tiền mặt dẫn đến lượng tiền mặt tung ra lưu thôngquá lớn gây ra tình trạng lạm phát cao

Năm 1988, hệ thống NHTM đựơc hình thành, các chức năng kinhdoanh tách ra khỏi chức năng quản lý của NHNN Đây là thử nghiệm cải tổ

hệ thống tổ chức và hoạt động ngân hàng theo QĐ 28/HĐBT và sau đó lànghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 về tổ chức bộ máy của NHNN Mặtkhác, chính phủ giao quyền cho Tổng giám đốc ngân hàng ban hành sửa đổithể lệ, cơ chế TTKDTM khi mô hình tổ chức của hệ thống ngân hàng thayđổi Các văn bản hướng dẫn chế độ nghiệp vụ ngân hàng liên hàng thời giannày hoàn toàn dựa trên luân chuyển chứng từ khá dài, thủ tục rườm rà vàmáy móc trong việc lập, kiểm soát, ký, luân chuyển và lưu trữ chứng từ

Từ năm 1988 đến 1900, NHNN thành lập hệ thống văn phòng đại diện

ở hầu hết các quận, huyện làm cầu nối thanh toán giữa các NHTM và thựchiện các chức năng kiểm soát khả năng thanh toán của NHTM Đây là giai

Trang 27

đoạn quá độ chuyển từ mô hình quản lý tập trung sang mô hình quản lý ngânhàng hai cấp Việc thanh toán và quản lý vốn của NHTM Việt Nam trong giaiđoạn mới thành lập vẫn thuộc về NHNN Nhìn chung hoạt, hoạt động thanhtoán trong thời kỳ này vẫn chưa thực sự phát huy được những lợi ích vốn cócủa nó Vì vậy việc mở rộng hoạt động thanh toán còn nhiều hạn chế.

2.2.1.2 Thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường

Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế, hoạt động củangành ngân hàng đã có sự chuyển biến tích cực về mọi mặt, nhất là hoạt độngTTKDTM Để công tác TTKDTM ngày càng hoàn thiện hơn, Chính phủ vàNHNN Việt Nam không ngừng nghiên cứu và đưa ra các văn bản có tínhpháp lý cao, tạo hành lang pháp lý khá vững trãi cho các hình thức TTKDTMphát huy tác dụng Hệ thống các văn bản pháp quy đó bao gồm:

- Luật NHNN và luật các tổ chức tín dụng ban hành năm 1997, trong

đó có đề cập đến vấn đề thanh toán qua ngân hàng

- Quyết định 371/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN ban hành ngày19/10/1999 về quy chế phát hành và thanh toán thẻ ngân hàng

- Nghị định 64/2001/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/09/2001

về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (thaythế cho Nghị định 91/CP ban hành ngày 25/11/1993 về tổ chức TTKDTM)

- Quyết định 226/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hànhngày 26/03/2002 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh toán qua các tổchức cung ứng dịch vụ thanh toán (Quyết định này thay cho Quyết định số22/QĐ- NH1 ngày 21/02/1994 và Quyết định số 144/QĐ- NH1 ngày30/06/1994)

- Quyết định 235/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hànhngày 01/04/2002 về việc chấm dứt phát hành Ngân phiếu thanh toán

- Quyết định 1092/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hànhngày 08/10/2002 quy định thủ tục thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch

vụ thanh toán (Quyết định này thay thế cho phần II và phần III Thông tư số

Trang 28

08/TT- NH ngày 02/06/1994 của NHNN Việt Nam).

- Luật các công cụ chuyển nhượng của nước CHXHCN Việt Nam –ngày 29/11/2005

- Quyết định 30/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ban hànhngày 11/07/2006 về Quy chế cung ứng và sử dụng Séc

Hệ thống ngân hàng đã hình thành mạng lưới thanh toán thống nhấtgiữa các ngân hàng trong toàn quốc với nhiều phương tiện thanh toán hiệnđại, tiện lợi, an toàn và mang lại hiệu quả cao Thời gian thanh toán nhanhgọn đã tránh được việc chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các tổ chức kinh tế.Các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, thanh toán vãng lai liên ngân hàng quamạng vi tính, thanh toán thu hộ chi hộ đã được sử dụng phổ biến và phát huytốt tác dụng; ngân hàng đã triển khai một số công cụ thanh toán mới như thẻtín dụng, máy rút tiền tự động ATM…đồng thời có sự cải tiến sửa đổi cáchình thức thanh toán: Uỷ nhiệm thu (UNT), Uỷ nhiệm chi (UNC), Séc, Thẻthanh toán, thư tín dụng cho phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế

Việc áp dụng rộng rãi công nghệ tin học trong thanh toán ở tất cả cáccấp của ngân hàng được thể hiện thông qua một số Quyết định: Quyết định1557/2001/QĐ- NHNN ngày 14/12/2001 của Thống đốc NHNN ban hànhquy chế thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng; Quyết định số212/2002/QĐ- NHNN ngày 20/03/2002 của Thống đốc NHNN ban hành quytrình nghiệp vụ thanh toán bù trừ điện tử liên ngân hàng; Quyết định số44/2002/QĐ- TTg ngày 21/03/2002 của Thủ tướng chính phủ về việc sử dụngchứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn củacác tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán; Quyết định số 309//2002/QĐ-NHNN ngày 09/04/2002 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế thanh toánđiện tử liên ngân hàng Kể từ khi hệ thống NHNN áp dụng công nghệ tin họcvào thanh toán đã làm giảm thời gian thanh toán và hạn chế được nhiều saisót nhầm lẫn, đã tạo niềm tin với khách hàng trong nước và khách hàng nướcngoài Khách hàng có quyền lựa chọn ngân hàng phục vụ mình, một khách

Trang 29

hàng có thể mở tài khoản ở nhiều ngân hàng khác nhau, và có thể lựa chọnphương thức thanh toán phù hợp.

Như vậy, cần phải nhận thức hoạt động thanh toán là một trong nhữngnghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngân hàngcần phải đổi mới phương thức phục vụ, đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thuậntiện và chính xác thoả mãn nhu cầu tốt nhất của khách hàng Để làm tốt đượcđiều này thì các chủ thể tham gia thanh toán phải tuân thủ những quy địnhnhất định

2.2.2 Tình hình Thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam trong những năm qua

Khảo sát thực trạng thanh toán năm 2003 tại 750 doanh nghiệp ViệtNam ở 3 miền Bắc, Trung, Nam cho thấy: các doanh nghiệp tư nhân (có trên

500 công nhân trở lên) tiến hành 63% các giao dịch qua hệ thống ngân hàng.Những doanh nghiệp có ít hơn 25 công nhân, 47% các giao dịch được thựchiện qua hệ thống ngân hàng Các doanh nghiệp Nhà nước tiến hành 80% cácgiao dịch thông qua hệ thống ngân hàng Hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước

và tư nhân đều trả lương cho người lao động bằng tiền mặt Trong các hộkinh doanh, có đến 86,2% số hộ vẫn chi trả hành hóa bằng tiền mặt, 75% số

hộ kinh doanh chi trả dịch vụ bằng tiền mặt, 72% số hộ kinh doanh tư nhânnộp thuế bằng tiền mặt…

Tuy nhiên, một số năm trở lại đây, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phươngtiện thanh toán xã hội đang có xu hướng giảm dần qua từng năm Năm 1997

là 32,2%, năm 2001 là 23,7%, năm 2004 là 20,3%, năm 2005 là 19%, và đến tháng3-2006 là 18,5%

Từ nền tảng thanh toán bằng thủ công (mọi giao dịch thanh toán đềudựa trên cơ sở chứng từ giấy), hệ thống thanh toán xã hội của Việt Namchuyển dần sang phương thức xử lý bán tự động Đến nay, các giao dịchthanh toán sử dụng chứng từ điện tử chiếm tỷ trọng khá lớn trong các hoạtđộng giao dịch thanh toán Thời gian xử lý hoàn tất một giao dịch rút ngắn từ

Trang 30

hàng tuần xuống còn vài phút, vài giây hoặc tức thời.

Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống NHTM hiện đang phát triển

Số lượng tài khoản cá nhân trong toàn bộ hệ thống ngân hàng cuối năm 2004tăng gần 10 lần so với năm 2000 (từ 135.000 tài khoản tăng lên tới 1297000tài khoản) Năm 2005 đã tăng lên 5 triệu tài khoản với số dư khoảng 20000 tỷđồng Số tài khoản tăng trung bình khoảng 150%, số dư tài khoản tăng trungbình 120% mỗi năm

Máy giao dịch tự động (ATM), các thiết bị POS và mạng lưới đơn vịchấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng đã có những phát triển đáng kể về sốlượng Đến tháng 6-2006, số máy ATM là 2154 máy, số lượng đơn vị chấpnhận thẻ khoảng 12000 (so với 8789 đơn vị chấp nhận thẻ năm 2003)

Về đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán không còn giớihạn ở các ngân hàng, kho bạc Nhà nước mà còn có cả các tổ chức khác khôngphải ngân hàng Thị trường dịch vụ thanh toán trở nên cạnh tranh hơn, khôngchỉ giữa các ngân hàng mà còn giữa các tổ chức làm dịch vụ thanh toán

Xu hướng liên doanh, liên kết hình thành giúp nhiều ngân hàng thươngmại nhỏ vượt qua những hạn chế về vốn đầu tư cho công nghệ, trang thiết bịcủa hệ thống thanh toán Đây là một trong nhiều yếu tố góp phần vào sự tăngtrưởng lượng thẻ phát hành trong lưu thông gần đây

Trang 31

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Vài nét về tình hình kinh tế – xã hội quận Hai Bà Trưng

Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng là đơn vị thành viên trực thuộc NHCTViệt Nam có trụ sở chính tại 285 đường Trần Khát Chân - phường Thanh Nhàn -Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội Quận hai Bà Trưng là một quận có địa bàn rộngvới tổng diện tích tự nhiên khoảng 1300 ha và khoảng 35 vạn dân đây là nơitập trung nhiều doanh nghiệp nhà nước như Công Ty Khoá Minh Khai, NhàMáy Bia Halida…; các doanh nghiệp tư nhân, các công ty lớn nhỏ, tổ hợp sảnxuất, các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp và các hộ công thương Qua đó cóthể thấy được thành phần khách hàng của NHCT Hai Bà Trưng rất đa dạng

và đây chính là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho NHCT Hai Bà Trưng mởrộng khối lượng, quy mô kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán

Trang 32

là một chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam Sau khi thực hiệnnghị định số 53/HDBT ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức

bộ máy NHNN Việt Nam chuyển sang cơ chế Ngân hàng hai cấp, từ một chinhánh NHNN cấp quận và một chi nhánh ngân hàng kinh tế cấp quận thuộcđịa bàn quận Hai Bà Trưng trực thuộc NHNN thành phố Hà Nội chuyểnthành các chi nhánh NHCT khu vực I và II quận Hai Ba Trưng trực thuộc chinhánh NHCT thành phố Hà Nội thuộc NHCT Việt Nam Tại quyết định số93/NHCT-TCCB ngày 01/04/1993 của tổng giám đốc Ngân hàng Côngthương Việt Nam sắp xếp lại bộ máy tổ chức NHCT trên địa bàn Hà Nội theo

mô hình quản lý hai cấp của NHCT Việt Nam, bỏ cấp thành phố, hai chinhánh NHCT khu vực I và II Hai Bà Trưng là những chi nhánh trực thuộcNHCT Việt Nam được tổ chức hạch toán kinh tế và hoạt động như các chinhánh NHCT cấp tỉnh, thành phố Kể từ ngày 01/09/1993, theo quyết địnhcủa Tổng giám đốc NHCT Việt Nam, sát nhập chi nhánh NHCT khu vực I vàchi nhánh NHCT khu vực II- Hai Bà Trưng Như vậy, kể từ ngày 01/09/1993trên địa bàn quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chỉ còn duy nhất một chi nhánh NHCT

Hiện nay, CNNHCT - HBT đã vượt qua những khó khăn ban đầu vàkhẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường, đứngvững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch,

đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh tiền tệ Mặt khác, ngân hàng còn thườngxuyên tăng cường việc huy động vốn và sử dụng vốn, thay đổi cơ cấu đầu tưphục vụ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng côngnghiệp hoá- hiện đại hoá

Thực hiện chiến lược đa dạng hoá các phương thức, hình thức, giảipháp huy động vốn trong và ngoài nước, đa dạng hoá các hình thức kinhdoanh và đầu tư, từ năm 1993 trở lại đây CNNHCT – HBT đã thu được nhiềukết quả trong hoạt động kinh doanh, từng bước khẳng định mình trong môitrường kinh doanh mới mang đầy tính cạnh tranh

Trang 33

3.1.2.2 Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Ngân hàng Công thương – Hai Bà Trưng

Là chi nhánh chịu sự quản lý trực tiếp của NHCT Việt Nam, hiện nayCNNHCT – HBT có 386 cán bộ công nhân viên với các phòng ban khácnhau, trong đó hơn 70% có trình độ cao đẳng, đại học Bộ máy tổ chức củaCNNHCT – HBT được mô tả như sau:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Ngân hàng Công thương

Hai Bà Trưng ( từ tháng 01 – 2004)

CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

PHÒNG KHÁCH HÀNG CÔNG TY

PHÒNG KHÁCH HÀNG DN VỪA VÀ

NHỎ

PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

PHÒNG GIAO DỊCH CHỢ HÔM

PHÒNG GIAO DỊCH TRƯƠNG ĐỊNH

PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

PHÒNG THÔNG TIN ĐIỆN TOÁN

PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ

Trang 34

*.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

- Phòng kế toán giao dịch:

Chức năng: là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp vớikhách hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà Nước và củaNHCT Việt Nam Cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo quy định của NHNN

và NHCT Quản lý hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt trongngày, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩmcủa ngân hàng

Nhiệm vụ: Quản lý hệ thống giao dịch trên máy, thực hiện các giaodịch trực tiếp với khách hàng; Thực hiện công tác liên quan đến thanh toán

bù trừ, thanh toán điện tử liên ngân hàng, lập và phân tích báo cáo cuối ngàycủa giao dịch viên và chi nhánh, làm các báo cáo theo quy định; Thực hiệnchức năng kiểm soát cả giao dịch trong và ngoài quầy theo thẩm quyền, kiểmsoát lưu trữ chứng từ, tổng hợp liệt kê giao dịch trong ngày, đối chiếu lập và

in báo cáo, đóng nhật ký theo quy định; Phân tích đánh giá kết quả hoạt độngkinh doanh của chi nhánh để trình ban lãnh đạo chi nhánh quyết định mứctrích lập Quỹ Dự phòng rủi ro theo các hướng dẫn của NHCT Việt Nam; Tổchức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ; Đảm bảo an toàn bímật các số liệu có liên quan theo quyết định của ngân hàng; Làm công táckhác do giám đốc giao

- Phòng khách hàng số 1 (Doanh nghiệp lớn)

Chức năng: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng làcác doanh nghiệp lớn, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; xử lý cácnghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp vớichế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCT

Nhiệm vụ : khai thác nguồn vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từkhách hàng là các doanh nghiệp lớn; tiếp thị hỗ trợ khách hàng; thẩm định vàtính toán hạn mức tín dụng cho khách hàng, quản lý các hạn mức đã đưa ratheo từng khách hàng; thực hiện nghiệp vụ cho vay và xử lý giao dịch; cập

Trang 35

nhật phân tích toàn diện về thông tin khách hàng theo qui định; quản lý cáckhoản vay, cho vay, bảo lãnh; quản lý tài sản đảm bảo; theo dõi trích lập dựphòng rủi ro theo qui định, phản ánh kịp thời những vướng mắc trong nghiệp

vụ và những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất biện pháp giải quyết trình giám đốc chinhánh xem xét , giải quyết …

- Phòng khách hàng số 2 (Doanh nghiệp vừa và nhỏ )

Phòng này có chức năng và nhiệm vụ tương tự phòng khách hàng số 1nhưng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế

- Phòng khách hàng cá nhân

Phòng này có chức năng và nhiệm vụ tương tự phòng khách hàng số 1nhưng khách hàng là các cá nhân và còn quản lý hoạt động của các quỹ tiếtkiệm, điểm giao dịch, tổ chức huy động vốn của dân cư (bằng VNĐ hoặc ngoại tệ)

- Phòng kiểm tra nội bộ

Chức năng: Phòng kiểm tra nội bộ là phòng nghiệp vụ có chức nănggiúp Giám đốc giám sát, kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanhcủa chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhànước và cơ chế quản lý của ngành

Nhiệm vụ: Thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm toán theo chương trình,

kế hoạch hoặc chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc, về tổ chức thực hiệnquy trình nghiệp vụ, chế độ, thể lệ tại chi nhánh theo quy định của Nhà nước,NHNN và NHCT Việt Nam; Tiếp nhận và giải quyết các đơn thư khiếu nại,

tố cáo của các tổ chức và cá nhân; Tham mưu cho Giám đốc về công tácphòng, chống tham nhũng…

- Phòng tiền tệ kho quỹ

Chức năng: Phòng tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toànkho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của NHNN và NHCT; ứng vàthu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thuchi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn

Trang 36

Nhiệm vụ: Quản lý an toàn về kho quỹ theo đúng quy định của NHNN

và NHCT; Thực hiện ứng tiền và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểmgiao dịch trong và ngoài quầy; Thu, chi tiền mặt giao dịch có giá trị lớn; Phốihợp với phòng kế toán giao dịch (trong quầy) và phòng Tổ chức hành chínhthực hiện điều chuyển tiền giũa quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh với NHNN, cácNHCT trên địa bàn, các Quỹ tiết kiệm, phòng giao dịch, máy rút tiền tự động(ATM) an toàn, đúng chế độ trên cơ sở đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu chitại chi nhánh…

- Phòng thông tin điện toán

Chức năng : thực hiện công tác duy trì hệ thống, bảo trì bảo dưỡng máytính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh

Nhiệm vụ : thực hiện quản lý về mặt công nghệ và kỹ thuật đối vớitoàn bộ hệ thống mạng thông tin của chi nhánh theo thẩm quyền được giao;Bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thốngmạng, máy tính của chi nhánh Thực hiện triển khai các hệ thống, chươngtrình phần mềm mới, các phiên bản mới từ phía NHCT Tại chi nhánh: làmđầu mối về mặt công nghệ thông tin giữa chi nhánh NHCT với NHCTVN;phối hợp các phòng chức năng để triển khai công tác đào tạo về công nghệthông tin tại chi nhánh…

- Phòng tổ chức- hành chính:

Chức năng: Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiệncông tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chínhsách của Nhà nước và quy định của NHCT Việt Nam, thực hiện công tácquản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doan tại chi nhánh, thực hiệncông tác bảo vệ, an ninh an toàn tại chi nhánh

Nhiệm vụ: Thực hiện quy định của Nhà nước và của NHCT có liênquan đến chính sách cán bộ về tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm ytế…;Thực hiện quản lý lao động, tuyển dụng lao động, điều động, sắp xếpcán bộ phù hợp năng lực, trinh độ và yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh; Mua sắm

Trang 37

và sửa chữa, nâng cấp tài sản và công cụ lao động, máy móc thiết bị tại chinhánh; Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ theo đúng quyđịnh cảu Nhà nước và NHCT Việt Nam; Thực hiện nhiệm vụ thủ quỹ cáckhoản chi tiêu nội bộ cơ quan…

- Phòng kế toán tài chính

Chức năng: Phòng kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ tham mưu choGiám đốc thực hiện công tác quản lý tài chính và thực hiện nhiệm vụ chi tiêunội bộ tại chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nước và của NHCT

Nhiệm vụ: Chi trả lương và các khoản thu nhập khác cho cán bộ nhânviên hàng tháng; Tổ chức quản lý và theo dõi hạch toán kế toán Tài sản cốđịnh, Công cụ lao động, kho in ấn, chi tiêu nội bộ của Chi nhánh; Lập kếhoạch tài chính, báo cáo tài chính theo quy định hiện hành; Lập kế hoạchmua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, kế hoạch chi tiêu nội bộ bảo đảmhoạt động kinh doanh của Chi nhánh trình Giám đốc Chi nhánh quyết định:Phối hợp với các phòng liên quan tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch vàthực hiện quỹ tiền lương quý, năm, chi các quỹ theo quy định của Nhà nước

và của NHCT đồng thời phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh của chinhánh; Tính và trích nộp thuế, Bảo hiểm xã hội theo quy định; Thực hiện lưugiữ chứng từ, số liệu làm báo cáo theo quy định vủa Nhà nước và của NHCT;

Tổ chức học tập và nâng cao trình độ của cán bộ phòng; Làm các nhiệm vụkhác do Giám đốc giao

- Phòng tổng hợp tiếp thị

Chức năng: Phòng tổng hợp tiếp thị là phòng nghiệp vụ tham mưu choGiám đốc Chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánhgiá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động kinh doanhhàng năm của chi nhánh

Nhiệm vụ: Tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ Ngânhàng, tư vấn đầu tư, tư vấn dịch vụ thẻ và Bảo hiểm; Thực hiện nghiệp vụđầu mối về thẻ: Lắp đặt, vận hành, xử lý lỗi thẻ ATM, giải quyết vướng mắc

Trang 38

của khách hàng về sử dụng sản phẩm thẻ, triển khai sản phẩm thẻ theo hướngdẫn của NHCT; Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá tổng hợpbáo cáo tình hinh hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh; Làm báocáo theo quy định của NHCT.

3.1.2.3 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công thương – Hai Bà Trưng trong những năm gần đây

a Hoạt động huy động vốn

Đối với hoạt động kinh doanh của một NHTM, nguồn vốn là một trongnhững yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Do đóhuy động vốn là công việc đầu tiên làm nền tảng cho những hoạt động tiếptheo của quá trình kinh doanh của ngân hàng

Tỷ lệ (%) Số tiền

Tỷ lệ (%) Tổng nguồn vốn huy động 2.417.483 100% 2.599.410 100% 2.868.931 100%

I Nội tệ: 1.984.158 82.08% 2.077.246 79.91% 2.420.015 84.35%

1 Tiền gửi dân cư 1.085.164 44.89% 1.165.018 44.82% 1.052.974 36.70%

2 Tiền gửi doanh nghiệp 718.994 29.74% 677.228 26.05% 897.041 31.27%

3 Tiền gửi tổ chức tín dụng 180.000 7.45% 235.000 9.04% 470.000 16.38%

II Ngoại tệ: (quy ra VNĐ) 433.325 17.92% 522.164 20.09% 448.916 15.65%

1 Tiền gửi dân cư 400.154 16.55% 502.363 19.33% 413.813 14.42%

2 Tiền gửi doanh nghiệp 33.171 1.37% 19.801 0.76% 35.103 1.22%

3 Tiền gửi tổ chức tín dụng 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00%

(Nguồn: Báo cáo công tác huy động vốn)

Trong năm 2006, Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng đạt2.599.410 triệu đồng, tăng so với cuối năm 2005 là 181.927 triệu đồng, tốc

độ tăng 7,53% Nhưng tính đến 31/12/2007: Tổng nguồn vốn huy động củangân hàng đã là 2.868.931 triệu đồng, tăng so với cuối năm 2006 là 269.521triệu đồng, tốc độ tăng 10,37%

Trong đó: (tính cả nội tệ và ngoại tệ)

Trang 39

- Tiền gửi Dân cư năm 2006 là 1.667.381 triệu đồng giảm xuống còn1.466.787 triệu đồng vào năm 2007 Như vậy tiền gửi dân cư năm 2007 đãgiảm 12,03% so với năm 2006.

- Tiền gửi doanh nghiệp năm 2006 là 752.165 triệu đồng tăng lên932.144 triệu đồng vào năm 2007 Như vậy tiền gửi doanh nghiệp năm 2007tăng 23,93% so với năm 2006

- Tiền gửi các Tổ chức tín dụng năm 2006 là 235.000 triệu đồng tănglên 470.000 triệu đồng Như vậy tiền gửi của tổ chức tín dụng năm 2007 tăng50% so với năm 2006

Nội tệ năm 2007 tăng so với năm 2006 là 342.769 triệu đồng

Ngoại tệ năm 2007 gảm so với năm 2006 là 73.248 triệu đồng

Năm 2007, công tác huy động vốn gặp rất nhiều biến động, đặc biệt là

sự sôi động của thị trường cổ phiếu làm cho tiền gửi của dân cư giảm nhưngtiền gửi của doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng lại tăng lên rất mạnh Bêncạnh đó, ảnh hưởng của lãi suất và sự cạnh tranh hết sức sôi động về lãi suấtgiữa các NHTM cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn củaCNNHCT - HBT Tuy nhiên chi nhánh đã chủ động triển khai nhiều biệnpháp, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn: Phát hành tiết kiệm dựthưởng, phát hành trái phiếu, thực hiện tốt chính sách khách hàng, để pháttriển nguồn vốn Từ những biện pháp tích cực và uy tín của chi nhánh, Tổngnguồn vốn huy động đã tăng trưởng ổn định, đáp ứng đầy đủ vốn và tạo thếchủ động cho phát triển kinh doanh, ngoài ra còn thường xuyên nộp vốn thừatheo kế hoạch bình quân hơn 1000 tỷ đồng về NHCTVN, để điều hoà chungtrong toàn hệ thống

b Hoạt động huy động tín dụng và đầu tư

Có thể nói “cho vay tín dụng” là hoạt động cơ bản, tiêu biểu và quantrọng nhất tạo ra lợi nhuận của NH Tuy nhiên một thực tế là môi trường đầu

tư có nhiều khó khăn, nhiều dự án không có hiệu quả, có dự án hiệu quảnhưng lại chưa đủ điều kiện vay vốn Thực hiện phương châm: “Phát triển, an

Trang 40

toàn, hiệu quả”, công tác đầu tư cho vay của Chi nhánh đã thực hiện đúngtheo chỉ đạo của NHCT Việt Nam Chi nhánh quan tâm triển khai các biệnpháp nhằm nâng cao hiệu quả và an toàn vốn, quyết tâm đưa dư nợ tăngtrưởng một cách lành mạnh vững chắc Nhiều biện pháp được triển khai mộtcách đồng bộ, chủ động bám sát doanh nghiệp, tạo điều kiện hỗ trợ tích cựccác doanh nghiệp vay vốn của NH Công tác tiếp thị thu hút khách hàng cũngđược chú ý đến Khâu thẩm định dự án, xử lý nợ tồn đọng cũng đặc biệt đượcquan tâm Phương châm đó đã được quán triệt tới từng phòng ban, bộ phậncủa NHCT- HBT.

Năm 2007

So sánh % Tốc độ phát

triển BQ 2006/2005 2007/2006

Tổng dư Nợ cho vay đầu

tư 740.111 699.108 705.410 94.46% 100.90% 98% Trong đó:

-Dư Nợ cho vay nền kinh

tế 721.343 680.120 695.947 94.29% 102.33% 98% -Các khoản đầu tư 18.768 18.988 9.463 101.17% 49.84% 71%

( Nguồn: Báo cáo tồng kết hoạt động KD của NHCT- HBT)

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế và các khoản đầu tư đến 31/12/2006là: 699.108 triệu đồng so với cuối năm 2005 giảm 41.003 triệu đồng, tốc độ giảm5,54%

Trong đó:

- Dư nợ cho vay nền kinh tế giảm 41.223 triệu đồng, tức là giảm 5,71%

- Các khoản đầu tư tăng 220 triệu đồng, tăng 1,17%

Sang đến năm 2007, tính đến 31/12/2007 Tổng dư nợ cho vay nềnkinh tế và các khoản đầu tư là 705.410 triệu đồng, tăng so với cuối năm 2006

là 6.302 triệu đồng, tốc độ tăng 0,9%

Trong đó:

- Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 15.827 triêuh đồng, tăng 2,33%

Ngày đăng: 27/05/2014, 10:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Ngân hàng Công thương  Hai Bà Trưng ( từ tháng 01 – 2004) - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng ( từ tháng 01 – 2004) (Trang 31)
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của CNNHCT – HBT - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Bảng 3.1 Tình hình huy động vốn của CNNHCT – HBT (Trang 36)
Bảng 3.2: Tình hình huy động tín dụng của CNNHCT – HBT - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Bảng 3.2 Tình hình huy động tín dụng của CNNHCT – HBT (Trang 38)
Bảng 3.3: Kết quả kinh doanh của CNNHCT – HBT - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Bảng 3.3 Kết quả kinh doanh của CNNHCT – HBT (Trang 40)
Bảng 4.2: Tình hình thanh toán tại CNNHCT – HBT - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Bảng 4.2 Tình hình thanh toán tại CNNHCT – HBT (Trang 46)
Bảng 4.3: Tình hình TTKDTM tại CNNHCT – HBT - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Bảng 4.3 Tình hình TTKDTM tại CNNHCT – HBT (Trang 48)
4.1.2.1. Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
4.1.2.1. Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm chi (Trang 49)
Bảng 4.3 cho ta thấy trong 3 hình thức thanh toán truyền thống là Séc, UNT, UNC thì hình thức thanh toán bằng UNC có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Bảng 4.3 cho ta thấy trong 3 hình thức thanh toán truyền thống là Séc, UNT, UNC thì hình thức thanh toán bằng UNC có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất (Trang 49)
Bảng 4.4: Tình hình thanh toán bằng UNC tại CNNHCT - HBT - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Bảng 4.4 Tình hình thanh toán bằng UNC tại CNNHCT - HBT (Trang 51)
4.1.2.2. Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
4.1.2.2. Hình thức thanh toán bằng ủy nhiệm thu (Trang 52)
Sơ đồ 4.4: Luân chuyển chứng từ thanh toán UNT khác ngân hàng - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Sơ đồ 4.4 Luân chuyển chứng từ thanh toán UNT khác ngân hàng (Trang 53)
Bảng 4.5: Tình hình thanh toán bằng UNT tại CNNHCT - HBT - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Bảng 4.5 Tình hình thanh toán bằng UNT tại CNNHCT - HBT (Trang 54)
Bảng 4.6: Tình hình thanh toán bằng Séc tại CNNHCT – HBT - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Bảng 4.6 Tình hình thanh toán bằng Séc tại CNNHCT – HBT (Trang 56)
Sơ đồ 4.5: Luân chuyển chứng từ thanh toán SCK khi người bán và người mua cùng mở tài khoản tại CNNHCT - HBT - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Sơ đồ 4.5 Luân chuyển chứng từ thanh toán SCK khi người bán và người mua cùng mở tài khoản tại CNNHCT - HBT (Trang 57)
Sơ đồ 4.6: Luân chuyển chứng từ thanh toán SCK giữa hai tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Sơ đồ 4.6 Luân chuyển chứng từ thanh toán SCK giữa hai tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Trang 58)
Sơ đồ 4.7: Luân chuyển chứng từ thanh toán SBC khi người bán và người mua cùng mở tài khoản taị CNNHCT - HBT - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Sơ đồ 4.7 Luân chuyển chứng từ thanh toán SBC khi người bán và người mua cùng mở tài khoản taị CNNHCT - HBT (Trang 60)
Sơ đồ 4.8: Luân chuyển chứng từ thanh toán Séc bảo chi giữa hai tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Sơ đồ 4.8 Luân chuyển chứng từ thanh toán Séc bảo chi giữa hai tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (Trang 61)
4.1.2.4. Hình thức thư tín dụng: - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
4.1.2.4. Hình thức thư tín dụng: (Trang 64)
Bảng 4.7: Tình hình thanh toán bằng Thư tín dụng tại CNNHCT – HBT - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Bảng 4.7 Tình hình thanh toán bằng Thư tín dụng tại CNNHCT – HBT (Trang 65)
Sơ đồ 4.10: Quá trình thanh toán qua thẻ tại CNNHCT - HBT - thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh ngân hàng công thương – hai bà trưng
Sơ đồ 4.10 Quá trình thanh toán qua thẻ tại CNNHCT - HBT (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w