MÔN PHÁP LUẬT VỀ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ BÀI TẬP THẢO LUẬN 2. BÀI TẬP Bài tập 01: Luật áp dụng Nguồn luật nào được áp dụng đối với các quan hệ hợp đồng sau đây? Giải thích tại sao? a) Bệnh viện công lập T ký kết hợp đồng với Công ty CP Y, theo đó T ủy thác cho Y nhập khẩu một thiết bị y tế công nghệ cao từ nước D; trong hợp đồng T và Y không thỏa thuận về luật áp dụng. b) Công ty TNHH V có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh ký hợp đồng mua bán hàng hóa với Công ty S có trụ sở tại Singapore, theo đó V bán cho S 100 tấn cà phê nhân Robusta, giao hàng theo điều kiện “FOB cảng Cát Lái TP. Hồ Chí Minh, Incoterms 2010”; trong hợp đồng V và S không thỏa thuận về luật áp dụng. Bài tập 02: Gánh chịu tổn thất Bên nào phải gánh chịu tổn thất xảy ra đối với hàng hóa trong các trường hợp sau đây? Giải thích tại sao? a) Tháng 7/2017 Công ty TNHH C cho Công ty CP T thuê một xe xúc đất để T thi công san lấp mặt bằng tại một công trường ở Quận 9 TP. Hồ Chí Minh. Tháng 8/2017 (trong thời hạn thuê), do bất cẩn của người điều khiển là người lao động của T, chiếc xe xúc đất bị lật xuống kênh bên mép công trường và hư hỏng nặng. Được biết, trong hợp đồng các bên không thỏa thuận về việc chuyển rủi ro. b) DNTN B ký kết hợp đồng bán cho Công ty TNHH M 20 tấn bắp (ngô), giao hàng cho Công ty vận tải L tại kho của B. Trên đường vận chuyển, xe của L bị lập xuống đèo khi đang chạy trong thời tiết mưa lớn gây hư hỏng
Trang 1MÔN PHÁP LUẬT VỀ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ
BÀI TẬP THẢO LUẬN
T và Y không thỏa thuận về luật áp dụng
b) Công ty TNHH V có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh ký hợp đồng mua bán
hàng hóa với Công ty S có trụ sở tại Singapore, theo đó V bán cho S 100
tấn cà phê nhân Robusta, giao hàng theo điều kiện “FOB cảng Cát Lái TP
Hồ Chí Minh, Incoterms 2010”; trong hợp đồng V và S không thỏa thuận
về luật áp dụng
Bài tập 02: Gánh chịu tổn thất
Bên nào phải gánh chịu tổn thất xảy ra đối với hàng hóa trong các trường hợpsau đây? Giải thích tại sao?
a) Tháng 7/2017 Công ty TNHH C cho Công ty CP T thuê một xe xúc đất để
T thi công san lấp mặt bằng tại một công trường ở Quận 9 TP Hồ Chí
Minh Tháng 8/2017 (trong thời hạn thuê), do bất cẩn của người điều khiển
là người lao động của T, chiếc xe xúc đất bị lật xuống kênh bên mép công trường và hư hỏng nặng Được biết, trong hợp đồng các bên không thỏa
thuận về việc chuyển rủi ro
b) DNTN B ký kết hợp đồng bán cho Công ty TNHH M 20 tấn bắp (ngô),
Trang 2toàn bộ lô hàng Được biết, trong hợp đồng giữa B và M không có thỏa
thuận về việc chuyển rủi ro
Bài tập 03: Tranh chấp hợp đồng mua bán hạt điều thô
Sự việc:
Ngày 04/04/2017, Công ty cổ phần Sản xuất và Dịch vụ Xuất nhập khẩu R
(sau đây gọi là Công ty R), và Công ty TNHH T (sau đây gọi là Công ty T) ký kếtvới nhau Hợp đồng số 02/HĐ/2017 Nội dung hợp đồng như sau:
Công ty T nhập hạt điều thô, khô cho Công ty R với tổng số lượng 298.929
kg thành tiền là 10.000.000.000 đồng Sau khi hàng nhập về, Công ty T sẽ ký gửilại lô hàng trên cho Công ty R quản lý, phơi khô, hun trùng, bảo quản Công ty Tphải có trách nhiệm mua lại số hàng nói trên từ ngày 29/04/2017 đến ngày
30/11/2017 Hàng về đến kho của Công ty R thì Công ty R sẽ thanh toán cho Công
ty T 7.000.000.000 đồng, Công ty T sẽ ký quỹ lại số tiền 3.000.000.000 đồng đểđảm bảo nghĩa vụ nhận hàng Trong trường hợp giá thị trường giảm xuống 25%
mà Công ty T không nhận hàng thì Công ty R được thanh lý toàn bộ lô hàng, toàn
bộ số tiền lỗ do giá giảm xuống chỉ được khấu trừ vào 30% số tiền ký quỹ
Quá trình thực hiện hợp đồng: Công ty R đã thanh toán 7.000.000.000 đồngcho Công ty T, Công ty T đã ký quỹ lại 3.000.000.000 đồng Ngày 29/04/2017,
Công ty R có liên hệ với Công ty T yêu cầu Công ty T đến lấy hàng thì ngày
03/11/2017 Công ty T mới đến nhận 37.167 kg hạt điều và có thanh toán
1.230.000.000 đồng, sau đó bỏ luôn không liên hệ lấy hàng nữa Do thị trường liênlục giảm giá mặt hàng hạt điều, Công ty R phải tìm cách bán số hạt điều còn lạitheo giá thị trường từng đợt bán ra, cụ thể: Ngày 15/09/2017 bán cho Công ty L,ngày 25/10/2017 bán cho Công ty H Đến ngày 28/05/2018, Công ty T gửi thư từchối mua hàng Công ty R cho rằng: Công ty T vi phạm nghĩa vụ nhận hàng, buộcCông ty R phải bán số hạt điều còn lại cho bên thứ ba và chịu lỗ 1.700.000.000đồng Nay Công ty R yêu cầu Công ty T bồi thường khoản lỗ nói trên cho Công tyR
Trước đó, Công ty T có văn bản xin nhận lại toàn bộ số hàng trên để bán vàthanh toán sau cho Công ty R nhưng Công ty R không đồng ý Đồng thời, Công ty
R cũng không có bất kỳ văn bản nào thông báo cho Công ty T về việc Công ty R
Trang 3sẽ bán toàn bộ lô hàng cho bên thứ ba Công ty T đang không biết căn cứ vào cơ
sở pháp lý nào để từ chối yêu cầu bồi thường nói trên của Công ty R
Nguyên đơn: Công ty TNHH IS DONGSEO (pháp nhân kế thừa của
Công ty Ilshin); có trụ sở tại số 53-8 Cheongdam-Dong, Gangnam-Gu, Seoul,
Korea (Hàn Quốc); địa chỉ trụ sở Văn phòng đại diện tại Việt Nam: 3F The ManorTower khu đô thị Mỹ Đình-Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Bị đơn: Công ty cồ phần đầu tƣ phát triển Hoàng Lan; có trụ sở tại số161A, tổ 15 Nguyễn Trãi, thị xã Hà Giang, tỉnh Hà Giang
Ngày 28/01/2008, Công ty cổ phần đầu tư phát triển Hoàng Lan (“Công tyHoàng Lan”) và Công ty Ilshin ký kết Hợp đồng tư vấn đầu tư liên quan đến khuđất tại Lô E7, đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội Theo hợp đồng thì “Bên A
(Công ty Hoàng Lan) sẽ chuẩn bị hồ sơ và thay mặt Bên B (Công ty Ilshin) liên hệvới cơ quan có thẩm quyền để xin cho Bên B thực hiện Dự án tại lô đất E7, đườngPhạm Hùng, Hà Nội Mục đích sử dụng đất: Trung tâm thương mại, văn phòng vàcăn hộ để bán và cho thuê; Thời hạn Dự án: 49 năm; Tiến độ công việc: (1)xinphê chuẩn nguyên tắc và xin quyết định giao/thuê đất chính thức ( trong vòng 4tháng kế từ ngày của Hợp đồng này); (2) Thu xếp việc ký kết hợp đồng thuê đấtgiữa bên B và cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xin được giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (trong vòng 4 tháng kế từ ngày chấp thuận nguyên tắc của Ủyban nhân dân thành phố Hà Nội) Thời hạn quy định tại Điều này không bao gồmthời gian Bên B chuẩn bị và hoàn thiện hồ sơ pháp lý theo yêu cầu của cơ quan cóthẩm quyền Các bên còn thỏa thuận: nếu Bên A không xin được phê chuẩn cho
mọi yêu cầu trên thì Bên B có thế chấm dứt hợp đồng mà không phải trả bất kỳkhoản phí hoặc bồi thường nào cho Bên A và Bên A sẽ phải hoàn lại cho Bên B
Trang 4Tổng phí dịch vụ Bên B phải trả cho Bên A là USD 6.000.000 và được
thanh toán thành 3 lần: (1) sau khi ký kết Hợp đồng, Bên B sẽ ứng trước USD1.000.000; (2) sau khi Bên A xin được phê chuẩn nguyên tắc, Bên B sẽ thanh toánUSD 3.000.000; (3) sau khi Bên B nhận được quyết định cho thuê đất hoặc giấychứng nhận quyền sử dụng đất, Bên B sẽ thanh toán phần còn lại
Thực hiện hợp đồng, ngày 28/01/2008, ông Kim Sin Mo - đại diện theo Ủyquyền của Công ty Ilshin đã trực tiếp giao cho bà Nguyễn Thị Miền - Tổng giámđốc Công ty Hoàng Lan bằng tiền mặt 1.000.000 USD Tuy nhiên, phía công ty
Hoàng Lan không thực hiện công việc đúng tiến độ đã cam kết Từ ngày
26/5/2008 đến ngày 26/06/2008, Công ty Ilshin nhiều lần gửi đề nghị công tyHoàng Lan báo cáo và thực hiện đúng tiến độ đã thỏa thuận nhưng luôn nhận được
sự hứa hẹn của công ty Hoàng Lan
Ngày 09/7/2008, Công ty Ilshin đã gửi Công văn số 012/2008-IS cho Công
ty Hoàng Lan thông báo về việc ILSHIN quyết định chấm dứt hợp đồng tư vấn
giữa ILSHIN và Hoàng Lan ký ngày 28/01/2008 Đề nghị Công ty Hoàng Lan
thanh toán lại cho ILSHIN số tiền 1.000.000 USD đã tạm ứng trước Ngày
17/9/2008, Công ty Dongseo (pháp nhân kế thừa của Công ty ILSHIN đã gửi
thông báo chính thức chấm dứt Hợp đồng tư vấn đầu tư ngày 28/01/2008 và đề
nghị Công ty Hoàng Lan hoàn trả Công ty Dongseo số tiền 1.000.000 USD
Ngày 05/12/2008, Công ty Dongseo khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết:
- Hủy bỏ Hợp đồng tư vấn đầu tư liên quan đến khu đất tại lô E7, PhạmHùng, Hà Nội giữa Công ty Ilshin và Công ty Hoàng Lan
- Buộc Công ty Hoàng Lan hoàn trả 1.000.000 USD và tiền lãi chậm trả
- Buộc Công ty Hoàng Lan bồi thường thiệt hại vật chất 50.000.000 đồng
và 5.400.000 đồng do tổn thất tinh thần
Bị đơn trình bày:
Thừa nhận việc ký kết hợp đồng tư vấn đầu tư với Công ty Ilshin như
nguyên đơn trình bày Sau khi hợp đồng được ký kết, Công ty Hoàng Lan đã nhậncủa Công ty Ilshin 1.000.000 USD bằng tiền mặt Công ty Hoàng Lan đã nhanh
chóng thực hiện các công việc quy định trong hợp đồng, tuy nhiên do trở ngạikhách quan làm cho bị đơn không thể thực hiện công việc đúng tiến độ như: việcsáp nhập Hà Tây và lân cận vào Thủ đô Hà Nội làm cho UBND Hà Nội chậm giải
quyết hồ sơ của Công ty Ilshin; lô đất E7 Phạm Hùng đang trong giai đoạn thu hồi
Trang 5và gặp nhiều khó khăn Vì vậy, bị đơn không đồng ý hoàn tiền tạm ứng đã nhận vàcác yêu cầu khác của nguyên đơn.
Yêu cầu:
1 Công ty Dongseo đã áp dụng những chế tài nào?
2 Bị đơn có được miễn trách nhiệm do những trở ngại khách quan mà bị
đơn đã trình bày không?
3 Hãy giải quyết tranh chấp nói trên (dưới góc độ của Tòa án)
Bài tập 05: Tranh chấp hợp đồng mua bán đá thi công xây dựng
Sự việc:
Ngày 20/12/2017 Công ty TNHH vật liệu xây dựng A (A) ký với công ty
TNHH TM-DV và Xây dựng B (B) hợp đồng kinh tế số 10/2017/HĐKT/AB
Trong đó các bên thỏa thuận, A bán cho B 400m2 đá trắng mè đen 10x10cm, dày
5-7 cm, trị giá 150 triệu đồng, giao hàng tại công trình nhà máy P&F tại Khu chếxuất Tân Thuận Đông, Quận 7 TP.HCM B ứng trước 30% tổng giá trị hợp đồng,
số tiền còn lại B sẽ thanh toán theo khối lượng thực tế trong thời hạn 2 tuần kể từngày A xuất hóa đơn GTGT
Thực hiện hợp đồng, đến ngày 14/02/2018 A đã giao cho B số đá tổng giá
trị 120 triệu đồng B đã thanh toán cho A 89 triệu đồng và nợ lại 31 triệu đồng.Ngày 01/04/2018 hai bên thỏa thuận miệng, theo đó A không phải giao tiếp hàng
nữa và B giao cho A thi công ghép số đá mà A đã bán cho B và được thanh toán
cùng với số tiền đá còn thiếu Sau đó A đã thỏa thuận để Doanh nghiệp tư nhân C(C) trực tiếp thi công và đã thanh toán cho C số tiền là 20 triệu đồng
Sau khi C thi công xong, ngày 01/6/2018 A đã xuất hóa đơn GTGT trị giá
150 triệu đồng cho B, bao gồm 89 triệu đồng đã thanh toán, 31 triệu đồng tiền đácòn thiếu và 30 triệu đồng tiền thi công; yêu cầu B thanh toán các khoản còn thiếutổng cộng là 61 triệu đồng
Do B không thanh toán cũng không phản hồi gì, nên ngày 15/9/2018 A đã
gửi công văn yêu cầu B thanh toán số tiền còn lại trong thời hạn 15 ngày Lúc này
B trả lời chỉ chấp nhận thanh toán 10 triệu đồng tiền đá còn thiếu do đá không
Trang 6đồng nhất (vi phạm quy định tại Điều 5 của Hợp đồng) và thanh toán 15 triệu đồngtiền thi công vì giá thi công theo thị trường chỉ tối đa 15 triệu đồng.
A không đồng ý và B cũng không thanh toán nên vào ngày 15/10/2018 đãkhởi kiện B tại TAND quận P TP.HCM và yêu cầu tòa án buộc B thanh toán toàn
bộ số tiền 61 triệu đồng cùng với tiền lãi do chậm thanh toán do tòa án xác địnhphù hợp với quy định pháp luật
Bài tập 06: Tranh chấp hợp đồng cung ứng bảo vệ
Sự việc:
Ngày 28/02/2017, Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ X (sau đây gọi là Công tyX) và Công ty TNHH Y (sau đây gọi là Công ty Y) tiến hành ký Hợp đồng cung
ứng bảo vệ số 0022/03/2017, nội dung hợp đồng như sau:
Công ty X sẽ cung ứng 04 vị trí bảo vệ cho Công ty Y với giá 39.500.000đồng/tháng Hợp đồng có hiệu lực từ ngày 28/02/2017 đến ngày 28/02/2018
Trong thời gian thực hiện hợp đồng, Công ty Y không được thuê công ty khác
cung ứng bảo vệ thay Công ty X Nếu bên nào vi phạm hợp đồng do lỗi không
thực hiện hợp đồng và đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn thì bên viphạm có trách nhiệm bồi thường cho bên kia toàn bộ chi phí dịch vụ bảo vệ trongthời gian còn lại của hợp đồng
Trong quá trình thực hiện hợp đồng: Bảo vệ của Công ty X thường xuyên viphạm nội quy làm việc, phía Công ty Y đã thông báo nhắc nhở Công ty X nhiều
Trang 7lần nhưng vẫn không khắc phục được Ngày 01/01/2018, Công ty X còn có ý kiếnnâng giá dịch vụ, vì không được Công ty Y đồng ý nên đã tự ý rút bảo vệ về.
Ngày 01/01/2018, hoạt động kinh doanh của Công ty Y bị trì trệ vì không cóbảo vệ Công ty Y muốn thuê ngay một công ty khác cung ứng bảo vệ cho mình
sớm nhất có thể, nhưng lại boăn khoăn không biết xử lý như thế nào để khi chấmdứt hợp đồng trước thời hạn vẫn không phải bồi thường cho Công ty X toàn bộ chiphí dịch vụ bảo vệ trong thời gian còn lại của hợp đồng
Yêu cầu:
Anh/chị hãy cho ý kiến tư vấn để giúp Công ty Y giải tỏa băn khoăn trên
Bài tập 7: Giá hàng hóa
Sự việc:
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ký ngày 30/6/2018 giữa Công ty A (bênbán) và Công ty B (bên mua), cả hai đều có trụ sở tại TP Hồ Chí Minh, các bênthỏa thuận Công ty A giao 10 tấn thép cuộn tấm cán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn
Quốc cho Công ty B vào ngày 15/7/2018 với giá 15.000.000 đồng/tấn, thanh toántrong vòng 5 ngày kể từ ngày giao hàng
Hàng được giao đúng thỏa thuận vào ngày 15/7/2018 Đến ngày 16/7/2018,qua điện thoại, Công ty B đề nghị Công ty A giao thêm 5 tấn thép cùng loại, chậmnhất đến ngày 20/7/2018 và công ty B sẽ thanh toán ngay cho cả hai lần giao hàng.Nhưng trong cuộc điện thoại đó hai bên không đề cập đến giá cả
Ngay sau khi giao thêm 5 tấn thép cùng loại vào ngày 20/7/2018, Công ty
A yêu cầu công ty B thanh toán giá 5 tấn thép giao đợt sau với giá 15.700.000đồng/tấn với lý do giá thép cuộn tấm cán nóng xuất xứ Hàn Quốc trung bình trênthị trường vào ngày 20/7/2018 là 15.700.000 đồng/tấn Cụ thể:
10 tấn x 15.000.000 đồng = 150.000.000 đồng
+
05 tấn x 15.700.000 đồng = 78.500.000 đồng
= Tổng cộng: 228.500.000 đồng
Trang 8Công ty B chỉ chấp nhận trả tiền cho 5 tấn thép giao ngày 20/7/2018 bằngvới giá thép giao ngày 15/7/2018 là 15.000.000 đồng/tấn, do Công ty B chỉ đặtthêm số lượng, còn giá cả thì phải như đã thỏa thuận đối với 10 tấn thép cuộn tấmcán nóng dày 2mm xuất xứ Hàn Quốc giao trước đó Do vậy, công ty B chỉ phải
thanh toán tổng cộng số tiền là 225.000.000 đồng, còn công ty A phải tự chịu rủi
ro do biến động giá cả thị trường, mặt khác công ty A cũng có thể hưởng lợi nếugiá thị trường ngày 20/7/2018 sụt giảm Trái lại công ty A cho rằng trường hợp haibên không thỏa thuận giá cả thì phải áp dụng giá thị trường
Ngày 19/5/2017, Công ty TNHH P ký kết hợp đồng với Cửa hàng Âm
thanh – Ánh sáng – Nhạc cụ H (do bà Q làm chủ), theo đó Cửa hàng H bán cho
Công ty P 8 thiết bị điện tử (âm thanh, ánh sáng) với tổng giá trị hợp đồng là109.366.000 đồng Hợp đồng và phụ lục hợp đồng còn ghi rõ số lượng, chủng loại,model, xuất xứ mỗi loại thiết bị, thời gian giao nhận và bảo hành thiết bị
Sau khi nhận hàng được khoảng 01 tháng Công ty P phát hiện 03 trong số
08 thiết bị được giao không đúng xuất xứ như thỏa thuận hợp đồng Ngày
27/7/2017 hai bên đã lập biên bản thống nhất nội dung, theo đó: Cửa hàng H thừanhận trong số hàng hóa đã giao có thiết bị không đúng xuất xứ do Cửa hàng H
nhận hàng từ tổng đại lý mà sơ suất không kiểm tra xuất xứ dẫn đến giao sai hàng,Cửa hàng H đề nghị sẽ khắc phục bằng việc bảo hành hàng hóa; đảm bảo hàng hóahoạt động tốt tương tự hàng hóa đã cam kết, phù hợp với yêu cầu của Công ty P;Cửa hàng H trả lại cho Công ty P số tiền 8.000.000 đồng ngay sau khi Biên bảnnày được lập Sau đó Cửa hàng H đã giao 8.000.000 đồng cho Công ty P còn các
thỏa thuận khác không thực hiện Ngày 5/9/2017, Công ty P có công văn yêu cầuCửa hàng H thay thế toàn bộ thiết bị tương đương Ngày 27/9/2017, Cửa hàng H
có văn bản trả lời là không đồng ý
Trang 9Ngày 01/11/2017, Công ty P khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Cửa hàng H tiếp
tục thực hiện việc khắc phục hậu quả do đã vi phạm hợp đồng: Thay thế toàn bộ
thiết bị đã cung cấp cho Công ty P hoặc nhận lại thiết bị, trả lại tiền; bồi thườngthiệt hại cho Công ty P do phải thuê thiết bị thay thế tính từ ngày 28/9/2017 đếnngày Tòa án ra quyết định với giá 300.000 đồng/ngày
Cửa hàng H thừa nhận lời trình bày của Công ty P về việc ký kết hợp đồng
và nội dung biên bản làm việc ngày 27/7/2017 là đúng Do giao 3 thiết bị khôngđúng xuất xứ nên Cửa hàng H đã phải trả 8.000.000 đồng cho Công ty P để bù đắp
số tiền chênh lệch do 3 thiết bị sai xuất xứ và do Công ty P sử dụng hàng đã lâunên không đồng ý nhận lại hàng và trả lại tiền cũng như yêu cầu đòi bồi thườngthiệt hại của Công ty P
Yêu cầu:
1 Phân biệt tư cách chủ thể hợp đồng và tư cách đương sự trong tố tụng đối với vụ án trên? Ý nghĩa của sự phân biệt này?
2 Xác định biện pháp chế tài mà Công ty P đã áp dụng đối với hành vi vi
phạm hợp đồng của Cửa hàng H? Căn cứ pháp lý khi áp dụng biện pháp
chế tài đó?
3 Đối với 3 thiết bị giao không đúng xuất xứ như đã thỏa thuận, Cửa hàng H
đã trả 8.000.000 đồng cho Công ty P để bù đắp số tiền chênh lệch do 3 thiết
bị sai xuất xứ Tuy nhiên, Công ty P cho rằng mức hoàn trả 8.000.000 đồng như trên vẫn thấp hơn khoản tiền chênh lệch giá giữa hàng theo hợp đồng
mà hai bên ký kết với hàng thực tế hai bên giao nhận đối với 3 loại thiết bị sai xuất xứ nên đã yêu cầu Cửa hàng H phải tiếp tục hoàn trả phần còn lại Yêu cầu của Công ty P trong trường hợp này có phù hợp với quy định của
pháp luật không? Giải thích?
4 Giả sử Công ty P áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng để buộc bên bán phải
nhận lại hàng và hoàn lại tiền, tuy nhiên Cửa hàng H lại lập luận rằng hàng hóa được bên mua đưa vào sử dụng đã lâu thì không thể trả lại cho bên bán Anh (chị) hãy giải quyết hậu quả pháp lý trong trường hợp yêu cầu hủy hợp đồng được chấp nhận?
Trang 10Bài tập 9: Tranh chấp hợp đồng mua bán máy đóng bao
Sự việc:
Ngày 24/04/2016, Công ty cổ phần Xi măng K (sau đây gọi là Công ty K) ký Hợp
đồng mua bán hàng hóa số 200408/HĐKT với Công ty TNHH Chế tạo Sản xuất
Dịch vụ Thương mại H (sau đây gọi là Công ty H) Đối tượng mua bán là máy
đóng bao 03 vòi với công suất 200 bao/vòi/3 giờ x 3 vòi, sai số cân ± 150 cân, loạibao cân nặng 50kg
Quá trình thực hiện hợp đồng: Công ty K đã chuyển cho Công ty H 85% giá trị
hợp đồng, tương đương với số tiền 320.300.000 đồng Ngày 21/10/2016, Công ty
H tiến hành chuyển giao máy, hai bên có lập biên bản bàn giao Tuy nhiên, khi
đưa máy vào hoạt động thử nghiệm thì máy không đạt yêu cầu, cụ thể: Máy đóng
bao cân không đúng trọng lượng (150gr/bao đối với loại bao 50kg), không đạt
công suất (200bao/vòi/giờ) như hợp đồng hai bên đã ký Ngày 03/11/2016 và ngày04/12/2016, Công ty K gửi văn bản yêu cầu Công ty H cho nhân viên đến sửa
chữa khắc phục, nhưng máy vẫn không hoạt động đúng công suất thỏa thuận Vì
máy được giao không đúng hợp đồng nên Công ty K khởi kiện yêu cầu Công ty H
thu hồi máy về và trả lại số tiền 320.300.000 đồng mà Công ty K đã thanh toán
trước đó
Công ty H cho rằng: Sau khi nhận thông báo của Công ty K vào ngày 03/11/2016,
Công ty H đã đến thay 03 cánh bơm hoàn toàn mới với công suất và độ nén cao
Ngày 04/12/2016, Công ty H tiếp tục nhận được thông báo của Công ty K và đã cửnhân viên xuống hiện trường để đánh giá thiết bị, nhưng phát hiện máy hoạt độngđôi khi không ổn định là do bình nén khí của Công ty K không chỉ dùng cho hoạtđộng đóng bao mà còn dùng cho toàn bộ nhà máy như: hút bụi, vệ sinh, Đến
tháng 09/2018, Công ty K thông báo máy hư và gọi đơn vị khác vào sửa chữa với
giá 40.000.000 đồng, Công ty H đã đồng ý cấn trừ vào số tiền còn lại của hợp
đồng Do Công ty K đã sử dụng máy trên 02 năm nên Công ty H không đồng ý thu
máy về và không đồng ý hoàn trả lại số tiền 320.300.000 đồng Đối với số tiền cònlại (15% giá trị hợp đồng), Công ty H không yêu cầu Công ty K phải thanh toán,Công ty H sẽ suất hóa đơn cho Công ty K về việc bán 03 máy đóng bao với giá
320.300.000 đồng mà Công ty K đã thanh toán trước đó
Yêu cầu: