D. NHÂN TẾ BÀO VÀ CYTOSOL
1. Nền tảng lipid của màng tế bào
• Lipid, chất tan trong lipid di chuyển dễ dàng qua màng tế bào. Lipid chiếm gần 50% khối lượng màng tế bào động vật.
• Phospholipid, cholesterol, glycolipid đều lưỡng tính ( phân tử có một đầu ưa nước và một đầu
kị nước), tức là đầu tan đuôi không tan.
• Phospholipid là thành phần chính của màng, có đầu phân cực ưa nước, hai đuôi acid béo kị
nước. Đuôi thứ hai bị cong do chứa 1 liên kết đôi nên các phân tử phospholipid xếp chặt
• Nhờ tính lưỡng cực, các phospholipid dễ
hình thành tấm 2 lớp trong dung dịch nước: đầu phân cực hướng vào nước, đuôi kị nước hướng vào nhau. Sự hình thành tấm phospholipid hai lớp là quá trình tự lắp ráp.
• Các mạch hydrocarbon giữa 2 lớp di
chuyển thường xuyên tạo nên tính dòng lỏng hai chiều: phospholipid có thể di
chuyển ngang dọc theo một phía của
màng, di động ngang hay quay tròn; cho phép các loại phân tử khác gắn trên nó di chuyển theo bề mặt màng
• Tấm hai lớp ở trạng thái lỏng tự động
khép lại thành túi kín. Tấm 2 lớp lỏng mềm dẻo làm cho màng dễ thay đổi hình dạng mà không bị vỡ.
• Dung hợp màng: các túi lipid có thể nhập vào nhau, nhờ đó vật chứa chứa trong túi có thể chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, tạo nên hiện tượng xuất bào, nhập bào.
2. Cấu trúc màng sinh chất
• Mô hình Dauson Danielli (1930): có cấu tạo tấm hai lớp, hai phía của lipid được phủ bởi hai lớp protein
• Mô hình dòng khảm ( J.Singer, L.Nicolson, 1970): có cấu tạo tấm hai lớp, nhưng các protein chuyên biệt khác nhau chen vào màng tham gia nhiều chức năng quan trọng, thay vì bao ngoài.
• Hiện nay, mô hình dòng khảm được chấp nhận rộng rãi.