1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bộ 30 đề ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn 9 có đáp án (cô bắc)

115 278 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bộ Đề Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Ngữ Văn 9 Có Đáp Án
Người hướng dẫn Cô Bắc
Trường học Trung Tâm Luyện Thi Cô Bắc
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Đề Thi
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 132,54 KB

Nội dung

Bộ 30 đề ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn 9 có đáp án (cô bắc) Bộ 30 đề ôn thi vào lớp 10 môn ngữ văn 9 có đáp án (cô bắc)

BỘ ĐỀ ÔN THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN 9 (GỒM PHẦN 1: ĐỀ; PHẦN 2: ĐÁP ÁN) TRUNG TÂM LUYỆN THI CÔ BẮC ĐỀ SỐ 1 BÀI ÔN LUYỆN VÀO 10 Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I (6đ) Khi viết về mùa xuân của tiết thanh minh, Nguyễn Du đã viết những câu thơ tuyệt tác: “Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” Và kết thúc trích đoạn khép lại vẻ đẹp ấy: “Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” (Trích “Truyện Kiều”- SGK Ngữ Văn 9- tập 1) 1 Hãy cho biết tên đoạn trích có chứa những câu thơ trên và vị trí trong tác phẩm “Truyện Kiều” 2.Tiết thanh minh được nói tới trong đoạn trích trên còn có những hoạt động khác được diễn ra đầy ý nghĩa “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” Em hiểu ý nghĩa những lễ hội ấy như thế nào? 3 Dựa vào những câu thơ trên, trong đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu, em hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp sinh động, đầy sắc màu của bức tranh thiên nhiên mùa xuân Trong đoạn, em có sử dụng câu ghép và phép thế - gạch chân câu ghép và phép thế PHẦN II (4đ) Em hãy đọc kĩ đoạn trích và trả lời câu hỏi : “Vua quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho mời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi: - Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ thế nào?” (Trích “Hoàng Lê nhất thống chí”- SGK Ngữ Văn 9- tập 1) 1 Đoạn trích trên có một phương châm hội thoại được tuân thủ Theo em, đó là phương châm nào? Từ ngữ nào thể hiện điều đó? 2 Người ta cho rằng “Quang Trung là người có trí tuệ sáng suốt và hành động quyết đoán” Ý kiến đó có phù hợp với phần đoạn trích trên không? Vì sao? 3 Vua Quang Trung đã không ngần ngại nhiều lần hỏi kế sách của những người bề tôi Đó là sự khiêm nhường đáng quí và ông đã góp phần lập nên chiến công hiển 1 hách của dân tộc Từ đó, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của sự khiêm nhường trong cuộc sống- Trình bày trong đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi TRUNG TÂM LUYỆN THI CÔ BẮC ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 ĐỀ SỐ 2 Môn : Ngữ Văn - Thời gian : 120 phút Phần I (6 điểm) Trong một trích đoạn của “Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết: “ Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” Và kết thúc đoạn trích trên : “Nao nao dòng nước uốn quanh Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang” Câu 1 Những câu thơ trên nằm ở đoạn trích nào của tác phẩm “Truyện Kiều” ? Vị trí của đoạn trích đó trong tác phẩm? Câu 2 Nghệ thuật tả cảnh ở những câu thơ trên có điểm gì khác nhau? Hãy chỉ rõ sự khác nhau đó? Câu 3 “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được sáng tác dựa trên cốt truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) Theo em, nhan đề nào sẽ phù hợp hơn với nội dung tác phẩm? vì sao ? Câu 4.Trong đoạn văn Tổng -Phân - Hợp khoảng 12 câu, em hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp trong sáng, tinh khôi của bức tranh thiên nhiên mùa xuân ở bốn câu thơ đầu, trong đoạn có sử dụng thành phần tình thái và câu ghép ( Gạch dưới thành phần tình thái và câu ghép) Phần II (4 điểm) Khép lại bài thơ “ Ánh trăng”, Nguyễn Duy đã viết những câu thơ thật xúc động: “Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình” Câu 1.Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “ Ánh trăng” Hoàn cảnh ấy có mối liên hệ như thế nào với chủ đề của bài thơ? 2 Câu 2.Theo em, trong câu thơ “ ánh trăng im phăng phắc” , tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng ? Câu 3.Từ triết lí được gửi gắm trong bài thơ “ Ánh trăng”, kết hợp với những hiểu biết xã hội, trình bày suy nghĩ của em về việc thực hiện đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn” của thế hệ trẻ ngày nay? TRUNG TÂM LUYỆN THI CÔ BẮC ĐỀ SỐ 3 BÀI ÔN LUYỆN VÀO 10 MÔN : NGỮ VĂN Thời gian làm bài : 120 phút PHẦN I (4,5 đ) Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long có đoạn: …Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ, vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng… …Có phải cảm giác bàng hoàng, đáng lẽ cô phải biết khi cô yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô đánh giá đúng hơn về mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và yên tâm hơn về quyết định lên miền núi công tác của mình? Một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái.” 1 Hai đoạn trích trên kể về ai? Trong hoàn cảnh nào? 2 Trong hai đoạn trích trên, Người con trai ấy đã tác động thế nào đến tâm trạng và suy nghĩ của các nhân vật? 3 Em hiểu thế nào về ý nghĩa câu nói : “Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm” trong đoạn trích trên? 3 4 Từ tác phẩm trên cùng với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của mình về ý nghĩa sự lan tỏa của những hành động đẹp trong xã hội hiện nay PHẦN II.(5,5 đ) Kết thúc bài thơ “Ánh trăng”, Nguyễn Duy viết: Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình 1 Hãy xác định thể thơ và kể tên hai tác phẩm thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 có cùng thể thơ với bài thơ trên ? 2 Bài thơ là tâm sự của người lính đi qua chiến tranh với những suy ngẫm về cuộc đời Trong đoạn văn T-P-H khoảng 12 câu, hãy phân tích khổ thơ trên để làm sáng tỏ những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời Trong đoạn có sử dụng câu có lời dẫn trực tiếp và khởi ngữ (Gạch chân, chú thích rõ câu có lời dẫn trực tiếp và khởi ngữ) 3 Có ý kiến cho rằng: “Thiên nhiên chính là nơi các thi sĩ gửi gắm tư tưởng, thái độ sống” Lẽ sống nào trong hai bài thơ được xác định ở câu 1 khiến em thích nhất? lí giải vì sao? (Trình bày không quá 5 câu) …………………………Hết…………………………… Phần I Câu1: 0,5đ; câu 2: 1đ; Câu 3: 1đ; Câu 4: 2đ Phần II Câu 1: 1đ; Câu 2: 3,5 đ; Câu 3: 1đ TRUNG TÂM LUYỆN THI CÔ BẮC ĐỀ SỐ 4 BÀI ÔN LUYỆN VÀO 10 MÔN : NGỮ VĂN PHẦN I (5,5điểm): Cho câu thơ: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng ( Trích “Truyện Kiều”– Nguyễn Du) 1 Chép bảy câu tiếp theo để hoàn thiện đoạn thơ và cho biết đoạn vừa chép thuộc phần nào của Truyện Kiều? 4 2 Hình ảnh “người dưới nguyệt chén đồng” và “người tựa cửa hôm mai” được nói tới trong đoạn thơ trên là những ai? Những nhân vật này có vai trò gì trong nội dung đoạn trích? 3 Hình thức ngôn ngữ nào được tác giả sử dụng trong đoạn thơ vừa chép và lí giải tại sao em lựa chọn hình thức ngôn ngữ đó? 4 Viết đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 12 câu) phân tích diễn biến nội tâm của nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ trên Trong đoạn văn có sử dụng phép thế và một thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân – chú thích) PHẦN II (3 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới: Thời gian là vàng Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá Thật vậy, thời gian là sự sống Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết Thời gian là thắng lợi Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại Thời gian là tiền Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ Thời gian là tri thức Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và cho xã hội Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau có hối tiếc cũng không kịp (Theo Phương Liên, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai) 1 Văn bản trên chủ yếu viết theo phương thức biểu đạt nào? 2 Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ và điệp cấu trúc được sử dụng trong văn bản trên? 3 Viết đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến: Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp PHẦN III (1,5điểm) Dưới đây là những câu thơ trích từ văn bản “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật: Không có kính, ừ thì có bụi Không có kính, ừ thì ướt áo 1 Xét về hình thức, những câu trên thuộc kiểu câu gì? 5 2 Em có nhận xét gì việc sử dụng ngôn ngữ thơ, giọng điệu thơ ? Qua đó, em thấy cách những người lính đón nhận khó khăn, thử thách như thế nào? 6 TRUNG TÂM LUYỆN THI CÔ BĂC ĐỀ SỐ 5 BÀI ÔN LUYỆN VÀO 10 MÔN: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút PHẦN I (6điểm) Khép lại “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật viết: “Không có kính rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim” (Trích SGK Ngữ văn 9- tập 1- NXB Giáo dục) 1.(0,5đ) Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 2 (0,5đ) Xác định nội dung của khổ thơ trên? 3.(1,5đ)Theo em, hành động của những người lính trong bài thơ “Đồng chí”: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” và trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” có gì đặc biệt? vì sao? 4 (3,5đ) Trong đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, em hãy phân tích khổ thơ trên để thấy rõ hình ảnh của người lính lái xe Trong đoạn có sử dụng một câu có lời dẫn trực tiếp và phép thế (Gạch chân lời dẫn trực tiếp và phép thế , chú thích rõ) PHẦN II (4điểm) Nhận xét về bài thơ “Đồng chí”- SGK Ngữ văn 9, tập 1- có ý kiến cho rằng: “Đồng chí thể hiện rõ phong cách thơ độc đáo của Chính Hữu, ít lời để gợi nhiều ý, ngòi bút biết tinh lọc, cô đúc…câu thơ chắc gọn bên ngoài lại ẩn chứa một tâm hồn thiết tha từ bên trong” 1.(2đ) Ghi lại chính xác 3 câu thơ liên tiếp em cho rằng: nó có vị trí quan trọng trong bài thơ và chỉ ra một câu trong đó thể hiện rõ nhất lời nhận xét trên (có giải thích ngắn gọn) 2.(2đ) Từ hình ảnh những người lính trong bài thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, trong đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi, hãy trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết Giám thị không giải thích gì thêm 7 TRUNG TÂM LUYỆN THI CÔ BẮC BÀI ÔN LUYỆN VÀO 10 Môn: Ngữ Văn ĐỀ SỐ 6 Thời gian làm bài : 90 phút PHẦN I (4đ) Em hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Ong làm ra mật để tồn tại Đó là thứ lương thực mang tính sống còn của chúng Nếu trong một tổ ong có khoảng 60.000 con thì 1/3 trong số chúng sẽ tham gia vào việc cùng gom phấn hoa để rồi những chú ong còn lại trong tổ sẽ tạo mật ra từ đó… Khi tìm nguồn phấn, những chuyên gia săn nguồn báo với đồng loại về những nguồn hoa chúng tìm ra bằng cách nhảy một vũ đạo bao gồm thông tin về hướng bay cũng như khoảng cách mà các chú ong phải bay tới đó Trong khi nhảy múa, các chú ong lắc lư phần bụng từ phía này sang phía kia bằng cách chạy theo những đường vòng hình số 8 Nếu trung điểm của hình số 8 chỉ thẳng về phía trước thì có nghĩa là các chú ong có thể tìm thấy nguồn lương thực nếu chúng bay thẳng hướng mặt trời Nếu trung điểm hình số 8 hướng về bên phải, thì nguồn lương thực nằm bên phải mặt trời Khoảng cách từ nguồn lương thực đến tổ được tính bằng độ dài thời gian lắc bụng của nàng ong Nếu nguồn hoa ở rất gần, thì cô nàng chỉ phải múa bụng một lúc thôi Còn nếu đó là một quãng đường dài thì nàng sẽ múa bụng rất lâu” (Theo “Những điều thú vị về loài ong”- tạp chí Pisa -2015) 1 (1đ) Đoạn văn trên thuyết minh về điều gì? Câu văn nào thể hiện điều đó? 8 2 (1đ)Theo tác giả, vũ đạo của các chú ong được tạo ra nhằm mục đích gì? Và trong điệu nhảy, con ong đã làm cách nào để chỉ rõ khoảng cách từ nguồn hoa đến tổ? 3 (2đ) Để làm nổi bật đối tượng thuyết minh, tác giả đã sử dụng miêu tả, kết hợp những biện pháp nghệ thuật Hãy chỉ rõ những câu văn miêu tả và tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung? PHẦN II (6đ) Hoa sữa là loài hoa quen thuộc của Hà Nội Hoa sữa đã đi vào thơ ca, âm nhạc nhẹ nhàng và tự nhiên đầy quyến rũ Thậm chí người Hà Nội còn coi hoa sữa là Hoa Hà Nội Thân thuộc và gần gũi là thế nhưng không phải ai cũng biết về hoa sữa Dưới đây là một số thông tin về loài hoa này -Hoa sữa gồm khoảng 40 đến 60 loài Có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như châu Phi, Trung Mĩ, Đông Nam Á và miền Bắc Oxtraylia -Hoa sữa là loài cây khá lớn: Có cây cao tới 60m, đường kính thân cây hơn 2m -Hoa sữa thuộc loại lá đơn, mặt lá bóng như da, không cuống, có dạng hình e-lip, hình trứng hay hình mác, các mép lá nhẵn -Cụm hoa mọc ở đầu ngọn hay nách lá Hoa nhỏ, hình phễu, có mùi thơm, màu vàng hồng hay lục -Sữa nở vào đầu tháng 10, khi tiết trời chớm đông Khoảng một tháng thì hoa tàn và rụng hết -Thân cây chứa nhựa màu trắng như sữa, rất giàu các ancaloit có độc tính -Cây sữa được dùng trong y học cổ truyền Vỏ cây dùng làm thuốc chữa bệnh sốt rét, đau răng, thấp khớp và rắn cắn Nhựa cây dùng làm thuốc giảm ho, chữa đau bụng và hạ sốt -Hoa sữa có nhiều ở đường Láng, Bưởi, Nguyễn Du, Trần Phú Dựa vào thông tin trên, em hãy viết bài văn ngắn khoảng một trang giấy thi giới thiệu về loài hoa sữa, trong đó có sử dụng miêu tả kết hợp với yếu tố nghệ thuật9 gạch chân 1 câu miêu tả và ít nhất 1 biện pháp tu từ mà em sử dụng, có chú thích rõ TRUNG TÂM LUYỆN THI CÔ BẮC ĐỀ SỐ 7 BÀI ÔN LUYỆN VÀO 10 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài: 90 phút Phần I Đọc – hiểu (4,5 điểm) Câu 1 (1điểm) Xác định cấu tạo ngữ pháp câu thơ sau “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc” 10 Đề 18 Phần I Câu 1 Đoạn trích trên được chia làm hai đoạn : - Từ đầu cho đến“bên khẩu súng của tôi”: trang bị của Rô-bin-xơn khi ở ngoài hoang đảo - Phần còn lại : diện mạo của Rô-bin-xơn Câu 2 HS sẽ trả lời, lí giải theo ý của mình GV tùy vào câu trả lời của các em mà cho điểm HS thường trả lời như sau : học theo nhân vật, có ý chí nghị lực để vượt qua, tập thích nghi với hoàn cảnh… Lưu ý : phần trả lời phải được diễn đạt thành câu, thành đoạn rõ ràng, rành mạch, nội dung hợp lí… thì mới được trọn điểm Câu 3 -Giọng kể hài hước, dí dỏm, hóm hỉnh và không chút than vãn - Là con người có ý chí, nghị lực phi thường và có tinh thần lạc quan, yêu đời vô bờ bến… Câu 4 Mở bài : giới thiệu vấn đề cần nghị luận Thân bài - Giải thích vấn đề - Chứng minh - Bàn luận vấn đề Kết bài : khẳng định lại vấn đề - HS dùng ngôn ngữ mạng - Thân bài không tách đoạn hay cả bài chỉ viết thành một đoạn - Sai 5 lỗi chính tả trở lên trừ 0, 5đ - Những bài chữ viết đẹp, rõ ràng ; các câu các đoạn liên kết, mạch lạc ; có những liên hệ, so 101 sánh những cách diễn đạt hay, sáng tạo… GV có thể cộng điểm thêm cho các em, tối đa là 0, 5 đ Phần II: Câu 1 -HS nêu được điều Phi-lip mong muốn (0,5 đ) -HS giải thích được vì sao Phi-lip mong muốn điều đó (0,5 đ) Câu 2 -HS chỉ ra và gọi tên một thành phần biệt lập 1,0đ Câu 3 -HS nêu được việc: bác Xi-mông có thể làm được việc một việc giản dị nhưng khó khăn này vì: + Bác là người tử tế + Có lòng vị tha + Có tính cách hòa hiệp Câu 4 HS nêu lên đƣợc điều mong ước cho những con người như bác thợ Philip và mẹ con Xi-mông Câu 5 Hãy viết một văn bản nghị luận ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thƣơng a- Yêu cầu về kỹ năng - Đúng phương pháp kiểu bài nghị luận xã hội.; bố cục và hệ thống ý sáng rõ; biết vận dụng và phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận…) - Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục Không mắc lỗi diễn đạt ; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày rõ ràng - Bài làm viết một đoạn văn: trừ 0,5 b- Yêu cầu về kiến thức: - Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Lòng yêu thương 0,5đ - Giải thích được lòng yêu thương là gì ? 0,25 - Học sinh nêu đƣợc biểu biện của lòng yêu thương: - Nêu dẫn chứng để làm sáng rõ vấn đề 102 - Thiếu dẫn chứng : trừ 0,25 đ - Phê phán những người không biết yêu thương, quý trọng tình cảm… 0,5đ - Nêu phương hướng hành động của bản thân Đề 19 Phần I Câu 1: Biểu hiện của Bấc: - Nó thường nằm phục ở chân Thoóc-tơn hằng giờ, mắt háo hức, tỉnh táo, ngước nhìn lên mặt anh, chăm chú xem xét, hết sức quan tâm theo dõi từng biểu hiện thoáng qua, mọi cử động hay thay đổi trên nét mặt - Hoặc cũng có lúc nó nằm ra xa hơn, về một bên hay đằng sau anh, quan sát hình dáng của anh và từng cử động của thân thể anh - Tình cảm của Bấc ngời ánh lên qua đôi mắt nó tỏa rạng ra ngoài Câu 2: Tuy nhiên, tình thương yêu của Bấc phần lớn được diễn tả bằng sự tôn thờ Câu 3: Cụm từ “ tình yêu thương tôn thờ ” có nghĩa là quý trọng, cảm phục, ngưỡng vọng người mình yêu thương Câu 4: Phục tùng, ngưỡng mộ Câu 5: Năng lực quan sát, nhận xét và trí tưởng tượng phi thường về loài vật Câu 6: MB: giới thiệu vấn đề: lòng trung thành TB: - Giải thích khái niệm về lòng trung thành: trước sau một lòng một dạ, giữ trọn niềm tin, giữ trọn những tình cảm gắn bó, những điều đã cam kết đối với ai hay cái gì - Biểu hiện cụ thể của lòng trung thành: Người trung thành luôn là người luôn kềvai sát cánh ngay cả những lúc khó khăn tuyệt đối không phải những kẻ phớt lờ hay bỏ chạy khi lâm nạn - Bình luận và lấy dẫn chứng cụ thể từ cuộc sống: lòng trung thành là nguồn gốc của đạo lí và phi đạo lí Nó giúp gây dựng niềm tin giữa người với người và là một yếu tố cần thiết tạo nên các giá trị của cuộc sống Tuy nhiên, quá trung thành hay hay trung thành với hững kẻ không có đạo đức sẽ dẫn đến nhiều rắc rối ( Trung thành với Tổ quốc; trung thành với lời hứa; người bạn trung thành ) Phần II 103 1.- Bực tức, thách thức và đầy kiêu hãnh, bất chấp sự lăng mạ của bạn -Vì: Tình cảm nhân hậu của Phi Líp đã truyền cho chú bé sức mạnh và sự tự tin, em tự tin vì có bố 2 Bé Hồng : “Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng Đề 20 Phần I (6đ) 1.* Hoàn cảnh -Những năm đầu thế kỉ 20 - Thời kì đất nước bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa *Biết về tác giả: - Nhạy bén, thông minh, nắm rõ được thời khắc quan trọng của đất nước 2 - Nghĩa từ hành trang: đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa - Hành trang trong bài viết: những điều kiện về tri thức, kĩ năng, thói quen để bước vào thế kỉ mới 3 Học vẹt, học chay 4- Ấy thay cho : sự thông minh nhạy bén với cái mới 5.-Câu ghép Phần II : 1.- Văn bản : Con chó Bấc - Ngôi kể : - Tác dụng ngôi kể + + + 2 Thành phần khởi ngữ : Tình yêu thương 104 Đề 21 Phần I 1- Bản tuyên bố đặt ra vấn đề: + Trẻ em rất ngây thơ, trong trắng , ham hoạt động đầy ước vọng nhưng cũng dễ tổn thương + Chúng cần được yêu thương, bảo vệ, che chở, được vui chơi, học hành và phát triển, cần có một tương lai tốt đẹp -Tình cảm của cộng đồng dành cho trẻ em: +Yêu thương, quan tâm tới trẻ + Mong muốn những điều tốt đẹp cho trẻ 2 Cuộc chia tay của những con búp bê Phần II 1 - Đoạn văn trên được trình bày theo phương thức biểu cảm Vì diễn tả tình yêu thương cũng như niềm sung sướng hạnh phúc và tôn thờ của Bấc đối với Thooc- tơn 2 - Phép nhân hóa trong đoạn văn trên cho thấy tình cảm giữa Bấc và Thooc – tơn không chỉ là tình cảm của một loài vật đối với chủ mà là tình cảm của những người bạn tri kỉ, một vệ sĩ đáng tin cậy của Thooc- tơn Con Bấc được hiện lên như một con người giàu cá tính - Vì: + Thooc – tơn đã từng cứu sống nó + Thooc tơn không đối xử với Bấc không phải là tình cảm nghĩa vụ và lợi ích kinh doanh, chăm sóc chúng như thể chúng là con của anh (khác với những ông chủ từng bỏ rơi nó) + Bấc cảm phục tôn thờ muốn gắn bó với Thooc- tơn và lo sợ phải rời xa anh 105 Đề 22 Phần I (4đ) Câu 1: a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương cuả Nguyễn Dữ b) Đại từ xưng hô: thiếp, chàng c) Cụm từ nghi gia nghi thất: nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình d) Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ Tình yêu không còn Cả nỗi đau khỏ chờ chồng đến hoá đá như trước đây cũng không còn có thể làm được nữa Câu 2: Các em có thể tham khao một số ý sau: Biết tự hào về bản thân là thái độ hãnh diện về cái tốt đẹp mà mình có, về những đóng góp của mình cho cuộc sống Biết tự hào về những gì tốt đẹp cảu bản thân sẽ giúp ta biết tự khẳng định mình, giúp bản thân thêm tự tin, từ đó có thêm động lực để vươn tới những ước mơ lớn hơn 106 Chẳng hạn khi được thầy cô khen ngợi vì đạt được thành tích tốt trong học tập, chúng ta thường cảm thấy phấn chấn tinh thần vì nỗ lực được công nhận, giá trị bản thân được nâng cao trong mắt người khác Đó là những cảm xúc tích cực thúc đẩy con người hoàn thiện bản thân, một trong những yếu tố tiên quyết để thành công Phần II 1.- Phép liên kết: + Nối: Nhưng + Thế: anh thế người nghệ sĩ 2 3.- Vật liệu thực tại: Tấm lòng yêu làng cuả người nông dân những năm đầu kháng chiến chống Pháp - Cái mới: Tình yêu làng sâu sắc, mãnh liệt gắn với ty đất nước, thủy chung với cách mạng, đặt lợi ích đất nước lên lợi ích cá nhân - Trân trọng cảm phục những người nông dân yêu nước Đề 23 Phần I Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt của đoạn trích: Nghị luận Câu 2 (0,75 điểm): “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu”, từ “sâu” ở đây là tính từ “Sâu” có nghĩa là: sâu sắc, sâu rộng Câu 3 (0,5 điểm): Xác định thái độ của tác giả được gửi gắm vào câu văn “Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý”: Thái độ phê phán những người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, đọc sách chỉ biết đọc số lượng mà không chú trọng vào chất lượng của sách Câu 4 (1,25 điểm): Em đọc sách ở mức độ nào? Em có đồng ý với ý kiến sau: “Sách luôn có ích cho con người” ? Vì sao? 107 - Học sinh chỉ ra mức độ đọc sách của bản thân: đọc thường xuyên, mọi lúc mọi nơi hoặc thỉnh thoảng đọc sách… - Học sinh đồng ý với ý kiến “Sách luôn có ích cho con người” Vì: Đọc sách giúp cho em có được vốn kiến thức sâu rộng; Đọc sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp; Đọc sách giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo; Đọc sách giúp rèn luyện năng lực ngôn ngữ; Đọc sách giúp sống tốt hơn… (Học sinh có thể lập luận theo nhiều cách khác nhau nhưng phải bám sát yêu cầu của đề ra) Phần II: (4 đểm) a) Lời khuyên của tác giả: Chọn sách mà đọc và đọc cho kĩ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm b) Trong câu văn đó, tác giả sử dụng phép tu từ so sánh và ẩn dụ (đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về) Hiệu quả nghê thuật: Diễn tả một cách hình ảnh và sinh động hệ quả của việc đọc nhiều mà không nghĩ sâu thì dù sách có hay, có bổ ích thì cũng chẳng thu nhận được điều gì giá trị Từ đó người đọc nhận thức được không nên đọc qua loa, đại khái c) Yêu cầu nội dung: Các ý cơ bản: * Tầm quan trọng của đọc sách: Dù xã hội có phát triển đến đâu thì đọc sách vẫn giữ vai trò quan trọng Đọc sách là con đường quan trọng tiếp nhận, chiếm lĩnh tri thức của nhân loại sách bồi dưỡng tâm hồn hướng con người đến những điều tốt đẹp… * Trong hoàn cảnh công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay: – Không ít người tỏ ra thờ ơ với việc đọc sách các thư viện vắng người, cửa hàng sách ế ẩm nhiều quyển sách có giá trị nhưng chỉ phát hành với số lượng ít ỏi – Thay vì đọc sách, người ta tìm kiếm thông tin cần thiết trên mạng hoặc qua các thiết bị nghe nhìn hiện đại: Ti vi, đài, điện thoại thông minh có kết nối internet… 108 so với việc đọc sách báo, các phương tiện nghe nhìn ấy có những lợi thế hơn và phù hợp, thuận tiện hơn với nhịp sống hiện đại * Hệ quả của việc ít đọc sách: – Mất đi cơ hội được tiếp cận và chiếm lĩnh kho tàng tri thức đồ sộ, phong phú của nhân loại kiến thức bị hạn chế Mạng Internet có khối lượng thông tin lớn, nội dung phong phú, nhanh và cập nhật nhưng khi đọc xong, thông tin đọng lại trong người đọc không được bao nhiêu Người đọc không thể “gặm nhấm”, “nhâm nhi” từng câu văn cũng như linh hồn mà tác giả gửi gắm vào đó giống như đọc sách truyền thống – Mất đi cơ hội để bồi dưỡng, nâng cao đời sống tâm hồn… Hiện nay, KHCN phát triển, sách mềm, sách điện tử đã ra đời song không nhiều, nội dung chưa phong phú Vì vậy, việc đọc sách mềm và sách điện tử không thể thay thế cho việc đọc sách giấy * Giải pháp: – Xã hội cần đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giới thiệu sách – Thư viện trường học cần bổ sung đầu sách với nội dung đa dạng, phong phú, hấp d n, phù hợp với nhu cầu, sở thích của học sinh – Cá nhân cần tạo thói quen đọc sách hàng ngày chọn sách hay, phù hợp với mục đích, nhu cầu đọc kĩ, suy ng m để tạo thành kiến thức, nếp nghĩ cho bản thân – Người đọc cần phải biết kết hợp hài hòa giữa văn hóa đọc truyền thống và văn hóa đọc hiện đại để đạt được hiệu quả cao nhất Phần III (1,5đ) a * Hình thức ngôn ngữ: - Đối thoại - Độc thoại nội tâm * Chỉ rõ: - Đối thoại: Lời của bác lái xe: 109 Bác và cô lên với anh ấy một tí Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta - Độc thoại nội tâm: Suy nghĩ của ông họa sĩ: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” b – Tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá - Tác giả: Huy Cận Đề 24 Phần I 1.- Cuộc trường chinh vạn dặm: Công cuộc phấn đấu trên con đường học tập là một quá trình lâu dài và trải qua nhiều khó khăn, gian nan - Ý nghĩa: 110 + Sách có ý nghĩa quan trong trên con đường phát triển của nhân loại và đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức + Đọc sách là sự chuẩn bị để phát hiện thế giới mới, kế thừa thành tựu của những thế hệ trước, để thu được những thành tựu mới 2.Xét vè cấu tạo ngữ pháp: Câu đơn nhiều thành phần vị ngữ 3.HS tự làm Phần II 1.- Phương thức biểu đạt: nghị luận - Thành phần: trạng ngữ 2.- Từ “hành trang”: hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, thói quen để đi vào một thế giới mới - Bản thân: + Tri thức về tự nhiên và xã hội + Kĩ năng sống + Sức khỏe 3 Tính cộng đồng Phần III: HS chỉ ra hai câu chứa hàm ý dưới đây: + “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao” Hàm ý: Những người sống trong sóng rủ rê, mời mọc em bé đi chơi + “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” Hàm ý: Em bé từ chối lời mời Đề 25 Phần I: ( 4 điểm) Câu Nội dung Điểm 111 Câu 1 HS nêu đúng: - Xuất xứ: In trong tập “Ánh trăng” (1đ) - HCST: 1978, tại TP Hồ Chí Minh (Ba năm sau ngày kết thúc 0.25đ chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước ) 0.25đ - HCST góp phần thể hiện chủ đề: + Sống trong hòa bình, không phải ai cũng nhớ những hi sinh 0.5đ mất mát trong quá khứ của đồng đội, nhân dân + Bài thơ là lời nhắc nhở, củng cố thái độ sống ân nghĩa, thủy chung, phù hợp đạo lý “Uống nước nhớ nguồn Câu 2 (Học sinh có cách diễn đạt khác nhưng đúng vẫn cho điểm) HS chỉ đúng: - Tự sự: (1đ) 0.5đ +Bài thơ là câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian, chuỗi sự việc nối tiếp nhau +Tình huống gặp gỡ 0.5đ - Trữ tình: +Cảm xúc của tác giả: sự xúc động mãnh liệt, nỗi nhớ về quá khứ, sự tự vấn lương tâm Câu 3 (2 đ) +Củng cố thái độ sống ân nghĩa rất tự nhiên, sâu sắc HS có thể trình bày theo nhiều cách song cần đảm bảo yêu cầu về: - Hình thức: Một đoạn văn (Đủ độ dài, diễn đạt mạch lạc…) - Nội dung: 0.25điể 1 Khắng định : Con người cần sống theo đạo lí Uống nước m nhớ nguồn trong cuốc sống hiện nay 2 Giải thích: Uống nước nhớ nguồn là gì? Là khi ta được hưởng thụ thành quả cần nhớ tói, biết ơn những người tạo ra 0.25điể m thành quả cho ta được hưởng thụ 3 Biểu hiện của Uống nước nhớ nguồn: 112 - Một năm có 365 ngày, có biết bao ngày để nhớ tới, tri ân 0.25điể những người cho ta được hưởng thụ thành quả… m - Uống nước nhớ nguồn còn đi sâu trọng mọi cử chỉ, lời nói, thái độ đối với người ta chịu ơn nặng nghĩa sâu trong cuộc sống thường ngày 4 Ý nghĩa :Vì sao cần Uống nước nhớ nguồn? - Trong cuộc sống này, thành quả không tự nhiên mà có, nó là mồ hôi, công sức thậm chí cả xương máu của biết bao người 0.5điểm - Uống nước nhớ nguồn cũng là một nét đẹp mang tính truyền thống của dân tộc ta tự bao đời nay - Uống nước nhớ nguồn vì thế mà đã trở thành thước đo nhân cách của mỗi người; có được phẩm chất này, ta sẽ được mọi người yêu mến, quí trọng - Nếu không Uống nước nhớ nguồn, ta sẽ chỉ là kẻ Vong ơn bội nghĩa, bị người đời phỉ nhổ và rất có thể chính ta cũng sẽ bị người khác đối xử như vậy vì cuộc đời vốn là một vòng tuần hoàn của con tạo xoay vần 5 Bàn luận ( phê phán phản đề) - Cần phê phán những kẻ Ăn cháo đá bát, Khỏi vòng cong đuôi, Qua cầu rút ván 0.25điể - Phê phán cả những kẻ vỗ ngực giương oai Uống nước nhớ m nguồn không phải bằng sự chân thành của bản thân 6 Bài học: - Cần nhận thức ý nghĩa của Uống nước nhớ nguồn trong cuộc sống hiện nay - Trong mỗi lời nói, cử chỉ, hành động, thái độ đều chân thành biết tri ân, đền đáp 0.5điểm - Liên hệ bản thân : là học sinh đang ngồi trên ghế Nhà trường, em cần có những biểu hiện cụ thể : biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, biết nhớ ơn những con người đã cho cuộc 113 sống hòa bình, ấm no như ngày hôm nay… Lưu ý: - Nếu đoạn văn quá dài hoặc quá ngắn trừ 0.5 điểm Khuyến khích học sinh có suy nghĩ, đánh giá riêng, lí giải hợp lí, thuyết phục Phần liên hệ cần chân thành Không cho điểm những bài viết có suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc Phần II: ( 6 điểm) Câu Câu 1 Nội dung - Xét mục đích nói, câu văn trên thuộc kiểu câu : nghi vấn Điểm 0.5 điểm (1.0 điểm) Câu 2 - Cách thức thực hiện hành động nói là : gián tiếp 0.5 điểm - Cách gọi tên nhân vật đặc biệt ở chỗ: gọi tên nhân vật theo 0.5điểm ( 1.0điể giới tính, công việc, lứa tuổi - Dụng ý nghệ thuật : làm cho hình tượng nhân vật trở nên khái 0.25điể m) quát m -> Đâu đâu trên mảnh đất Việt nước ta lúc bấy giờ cũng có những con người nhiệt tâm, yêu nghề giống như những con người tuyệt đẹp ấy Câu 3 Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản như sau: ( 3.5 * Về nội dung: điểm) - Anh thanh niên hiện lên trước hết với lòng yêu nghề, anh luôn coi công việc là đôi, là bạn tri kỉ, là máu thịt gắn bó với bản thân mình - Anh có suy nghĩ đúng đắn về công việc, về cuộc đời Người thanh niên ấy đã chân thành tâm sự Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc Anh hiểu được công việc của mình là mắt xích nhỏ trong chuỗi công việc của cả một cơ quan cùng hết lòng cho quê hương, đất nước - Anh chân thành, cởi mở khi trò chuyện với những người khách lần đầu tiên gặp gỡ; sẵn sàng chia sẻ những suy tư của bản thân với niềm vui dào dạt được đón khách luôn trào dâng trong lòng -> Anh thanh niên là hình mẫu lí tưởng của những con người lao động mới trong thời kì gian khó của cả một đất nước anh hùng 114 0.25điể m 2 điểm 0.5điểm 0.5điểm 0.5điểm 0.5điểm 1.5điểm 0.5điểm 1.0điểm * Về hình thức : - Đoạn văn diễn dịch, đúng dung lượng số câu qui định Câu 4 (0,5điể m) - Có sử dụng câu cảm thán và trợ từ ( gạch chân) Kể đúng: - Tên bài thơ Đoàn thuyền đánh cá - Kể đúng tên tác giả : Huy Cận Hoặc : - Cô Tô - TG: Nguyễn Tuân 0.25điể m 0.25điể m 0.25đ Đề 26 Câu 1 (1,5 điểm) a * Hình thức ngôn ngữ: - Đối thoại - Độc thoại nội tâm * Chỉ rõ: - Đối thoại: Lời của bác lái xe: Bác và cô lên với anh ấy một tí Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta - Độc thoại nội tâm: Suy nghĩ của ông họa sĩ: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn” b – Tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá - Tác giả: Huy Cận Câu 2 a – Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi (6,5 điểm) - Tác giả: Lê Minh Khuê - Hoàn cảnh sáng tác: 1971, thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt b Nêu ý nghĩa nhan đề: - Nhan đề hay, độc đáo mang tính lãng mạn của văn học thời kì kháng chiến chống Mĩ 115 ... nghĩ em vai trò khiêm nhường sống- Trình bày đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi TRUNG TÂM LUYỆN THI CÔ BẮC ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 ĐỀ SỐ Môn : Ngữ Văn - Thời gian : 120 phút Phần I (6 điểm) Trong... LUYỆN THI CÔ BẮC ĐỀ SỐ BÀI ÔN LUYỆN VÀO 10 MÔN : NGỮ VĂN Thời gian làm : 120 phút PHẦN I (4,5 đ) Trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” Nguyễn Thành Long có đoạn: …Người trai đáng yêu thật, làm cho ông... “Bài thơ tiểu đội xe khơng kính” - Ngữ văn – tập – Nhà XBGD) TRUNG TÂM LUYỆN THI CÔ BẮC BÀI ÔN LUYỆN VÀO 10 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút ĐỀ SỐ 10 Phần I (5,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau

Ngày đăng: 17/03/2022, 06:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w