- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!
23 Phần I: (3,0 điểm):
Phần I: (3,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau đây rồi trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
(…) “ Đọc sách vốn có lợi ích cho riêng mình, đọc nhiều không thể coi là một vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ. Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức thay đổi khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm cho mắt hoa ý loạn, tay không mà về. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém” (…)
(Trích “Bàn về đọc sách” – Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGDVN, 2015)
Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,75 điểm): “đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu”, từ “sâu” ở đây là từ loại
Câu 3 (0,5 điểm): Xác định thái độ của tác giả được gửi gắm vào câu văn “Thế
gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý”.
Câu 4 (1,25 điểm): Em đọc sách ở mức độ nào? Em có đồng ý với ý kiến sau:
“Sách luôn có ích cho con người” ? Vì sao? Phần II: (4 đểm)
Trong văn bản “Bàn về đọc sách”, tác giả Chu Quang Tiềm viết:
“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kỹ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần. “Sách cũ trăm lần xem chẳng chán – Thuộc lòng, ngẫm kỹ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. … Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.”
(Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
a. Ở phần trích trên, tác giả đã đưa ra lời khuyên gì về việc đọc sách?
b. Trong câu văn “Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm
ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả
nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy trong đoạn trích.
c. Đọc sách là một con đường quan trọng để tích luỹ, nâng cao học vấn. Em hãy trình bày suy nghĩ (Khoảng 1 trang giấy thi) về vấn đề đọc sách trong hoàn cảnh thế giới công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Phần III: (1,5 điểm) Cho đoạn trích sau:
Nói xong, anh chạy vụt đi, cũng tất tả như khi đến.
- Bác và cô lên với anh ấy một tí. Thế nào bác cũng thích vẽ anh ta. – Người lái xe lại nói.
Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. Ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa.
(Lặng lẽ Sa Pa, Ngữ văn 9, tập 1)
a. Trong đoạn trích trên, hình thức ngôn ngữ nào được tác giả sử dụng? Chỉ rõ qua những từ ngữ hoặc câu văn.
b. Kể tên một tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 9 cũng viết về người lao động giống tác phẩm trên và cho biết tên tác giả.
ĐỀ 24
Phần I (3 điểm). Chu Quang Tiềm trong “Bàn về đọc sách” đã cho rằng:
(1)“Đọc sách là muốn trả món nợ đối với thành quả của nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng cảu nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm mới thu nhận được. (2) Có được sự chuẩn bị như thế thì một con người mới có thể làm được một cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới”
1.Hình ảnh “cuộc trường chinh vạn dặm” trong câu văn số 2 được hiểu như thế nào và có ý nghĩa gì trong việc thể hiện nội dung đoạn văn?
2.Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn số 1 thuộc kiểu câu gì?
3.Viết đoạn văn 200 chữ nói về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với những thành quả trong lịch sử nhân loại.
Phần II. (4 điểm) Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi
“Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan)
1.Xác định phương thức biểu đạt. Cho biết phần gạch chân trong câu văn: “Trong
thời khắc như vậy, ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới” là thành phần gì của câu?
2.Em hiểu từ “hành trang” trong nhan đề bài viết như thế nào? Bản thân em thấy mình cần phải chuẩn bị hành trang gì cho tương lai phía trước?
3.Cũng trong văn bản trên, tác giả Vũ Khoan viết: “Trong một thế giới mạng ở đó
hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong mang in tơ nét thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được”
Em hãy trình bày 2/3 trang giấy thi về cái hay cũng như mặt trái của tính cộng đồng trên mạng in tơ nét ở nước ta như hiện nay./.
Phần III: (1 điểm) Tìm các câu có sử dụng hàm ý trong đoạn trích sau và cho biết
nội dung của hàm ý:
(…) Trong sóng có người gọi con:
“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.
Con hỏi:“Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.
Con bảo:“Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”.
Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.
(Mây và sóng, Ta-go)
ĐỀ 25
Phần I (4.0 điểm): Khép lại bài thơ Ánh trăng, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình.”
(SGK Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục)
Câu 1 (1đ). Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Ánh trăng” ? Hoàn
cảnh sáng tác ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của bài thơ như thế nào?
Câu 2 (1đ). Bài thơ “Ánh trăng” có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Hãy chỉ ra
sự kết hợp đó.
Câu 3: (2đ)Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn
ngắn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của mình về đạo lí Uống nước nhớ nguồn của con người trong cuộc sống hiện nay.
Phần II: (6 điểm) Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa –pa, nhà văn Nguyễn Thành Long có viết:
...Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi công việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy…
(SGK Ngữ văn 9 – Tập I- NXB Giáo dục)
Câu 1: (1đ) Xét theo mục đích nói, câu văn “Vả khi ta làm việc, ta với công việc là
đôi, sao gọi là một mình được?” thuộc kiểu câu gì? Nêu rõ cách thức thực hiện hành động nói trong câu văn đó?
Câu 2: (1đ) Theo em, cách gọi tên nhân vật trong truyện có gì đặc biệt ? Dụng ý
nghệ thuật của cách gọi tên ấy là gì?
Câu 3: (3.5đ) Em hãy viết đoạn văn ngắn theo lối lập luận diễn dịch (10-12 câu)
trình bày suy nghĩ của mình về nhân vật anh thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu qua đoạn trích trên? Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán và một trợ từ (Gạch chân và chú thích).
Câu 4: (0,5đ) Em hãy kể tên một tác phẩm khác đã học cũng ngợi ca vẻ đẹp người
lao động trong thời kì miền Bắc quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa? Nêu rõ tên tác giả? ---Hết---
ĐỀ 26
Câu 1 (6.5 điểm): Cho đoạn thơ sau:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”.