1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân biệt chuẩn bị xét xử sơ thẩm với chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo quy định của luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi 2019 và đánh giá về tính hợp lí của các quy định này

19 51 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 637,66 KB

Nội dung

Phân biệt chuẩn bị xét xử sơ thẩm với chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo quy định của luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi 2019 và đánh giá về tính hợp lí của các quy định này. Phân biệt chuẩn bị xét xử sơ thẩm với chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo quy định của luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi 2019 và đánh giá về tính hợp lí của các quy định này

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH ĐỀ BÀI: “Phân biệt chuẩn bị xét xử sơ thẩm với chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo quy định của luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi 2019 và đánh giá về HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP tính hợp lí của các quy định này.” MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp đổi mới và dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội, các phương thức giải quyết tranh chấp nói chung và xét xử vụ án hành chính nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ và phục hồi quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước; đảm bảo dân chủ và công bằng xã hội Quá trình giải quyết VAHC trải qua các trình tự, thủ tục khác nhau từ thụ lý, chuẩn bị xét xử cho đến xét xử Sơ thẩm và phúc thẩm là hai cấp xét xử khác nhau, mỗi trình tự, thủ tục tuy có những nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau nhưng cùng hướng đến mục đích làm rõ tính có căn cứ, tính hợp pháp của bản án Giai đoạn chuẩn bị xét xử là giai đoạn mở đầu sau khi đơn khởi kiện được thụ lý Như vậy, để phân biệt được 2 cấp xét xử, xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm phải phân biệt ngay từ giai đoạn chuẩn bị xét xử Do đó, em xin chọn đề bài: “Phân biệt chuẩn bị xét xử sơ thẩm với chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo quy định của luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi 2019 và đánh giá về tính hợp lí của các quy định này.” làm bài tập kết thúc học phần Với vốn kiến thức còn hạn chế, bài tập không thể tránh khỏi những thiếu sót Mong nhận được ý kiến, nhận xét của thầy cô để bài làm của em được hoàn thiện hơn Em xin trân thành cảm ơn! NỘI DỤNG I Lí luận chung về giai đoạn chuẩn bị xét xử sở thẩm và chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong tố tụng hành chính 1 Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính 1.1 Khái niệm Chuẩn bị xét xử là giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng hành chính, kể từ ngày thụ lý vụ án hành chính cho đến khi khai mạc phiên tòa sơ thẩm Theo nghĩa rộng, giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính là khoảng thời gian do pháp luật quy định mà trong thời gian đó tòa án có thẩm quyền phải hoàn thành các công việc 3 như điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính cũng như các công việc chuẩn bị mở phiên tòa Theo nghĩa hẹp, giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính là giai đoạn tố tụng được bắt đầu từ sau khi có quyết định thụ lý vụ án hành chính và kết thúc khi thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính đã chuẩn bị xong các tài liệu cần thiết cho việc mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hoặc ban hành các quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, đình chỉ giải quyết vụ án hành chính 1.2 Mục đích của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính - Thu thập được đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như các cơ quan, tổ chức có quyền và lợi ích bị xâm phạm - Xác định tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện cũng như nội dung quyền và lợi ích của người khởi kiện yêu cầu bảo vệ, khắc phục - Đảm bảo cho phiên tòa sơ thẩm được tiến hành một cách thuận lợi, đạt được kết quả tốt nhất theo đúng quy định của pháp luật 1.3 Ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính Giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính Giai đoạn này là nền tảng, cơ sở quan trọng cho xét xử sơ thẩm Đây cũng là giai đoạn giúp thẩm phán nghiên cứu kĩ lưỡng bản chất của vụ án để có thể ra các quyết định quan trọng một cách chính xác nhất Qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính, tòa án kịp thời phát hiện những sai sót của cơ quan công quyền, từ đó kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền ban hành ra quyết định hành chính, hành vi hành chính Đồng thời, qua giai đoạn này, tòa án có điều kiện tham gia vào việc giáo dục ý thức pháp luật trong quần chúng nhân dân qua việc tiếp xúc với các đương sự 2 Giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hành chính 2.1 Khái niệm Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là toàn bộ các công việc mà tòa án cấp phúc thẩm phải tiến hành kể từ 4 khi nhận được kháng cáo, kháng nghị và toàn bộ hồ sơ vụ án do tòa án cấp sơ thẩm gửi lên đến khi thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, ra một trong các quyết định: Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm1 2.2 Mục đích và ý nghĩa Giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hành chính là giai đoạn để Toà án cấp trên tiến hành kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định do Toà án cấp sơ thẩm xử mà bị kháng cáo, kháng nghị Kiểm tra tính hợp pháp là kiểm tra việc áp dụng pháp luật của toà sợ thẩm khi ra bản án, quyết định đó, bao gồm cả pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng; kiểm tra tính có căn cứ của bản án, quyết định là kiểm tra những chứng cứ đã thu thập được có phù hợp với thực tế không, kết luận của bản án, quyết định có phù hợp với hồ sơ vụ án hay không II Phân biệt chuẩn bị xét xử sơ thẩm với chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi 2019 1 Quy định của pháp luật về chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo luật Tố tụng hành chính 2015 sửa đổi 2019 Giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính là khoảng thời gian mà tòa án có thẩm quyền tiến hành điều tra, thu thập các tài liệu chứng cứ của vụ án, đánh giá, nghiên cứu các tài liệu chứng cứ nhằm giúp tòa án có những phán quyết đúng đắn khi xét xử sơ thẩm cũng như kịp thời ban hành các quyết định trong giai đoạn này theo quy định của pháp luật 1.1 Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp đó là quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng Trường hợp vụ án hành chính có đối tượng xét xử là quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì thời hạn là 02 tháng 1 Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật tố tụng hành chính, NXB.Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2019, tr.365 5 Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 01 tháng Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa giải quyết vụ án hành chính phải ra một trong các quyết định sau đây: Đưa vụ án ra xét xử; Tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính; Đình chỉ giải quyết vụ án hành chính2 Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật 3 Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.4 Giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính là quy trình tố tụng kế tiếp ngay sau khi thụ lý vụ án với khoảng thời gian 4 tháng hoặc 6 tháng song thẩm phán lại phải hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ, quyết định phần lớn đến chất lượng của phán quyết sau này Thẩm phán phải vận dụng pháp luật cũng như các biện pháp nghiệp vụ một cách linh hoạt thì mới có thể khai thác triệt để các vấn đề chủ chốt của vụ án Như vậy, giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là giai đoạn độc lập của quá trình giải quyết vụ án hành chính, chỉ phát sinh khi toà án quyết định thụ lý vụ tranh chấp hành chính bằng một vụ án hành chính Ở giai đoạn này đối tượng xem xét là tất cả các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc hành chính Đây là giai đoạn đóng vai trò nền tảng và có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hành chính 1.2 Những công việc chính tòa án cần tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm Theo quy định của pháp luật, trật tự tiến hành các công việc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử bao gồm: Chánh án toà án nhân dân có thẩm quyền phân công thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án hành chính; Thông báo cho người bị kiện và người có 2 Khoản 6 Điều 131 Luật tố tụng hành chính năm 2015 3 Khoản 4 Điều 130 Luật tố tụng hành chính năm 2015 4 Điều 149 luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi 2019 6 2 quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án hành chính; Điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ; Nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính Thẩm phán được giao giải quyết vụ án hành chính hoàn toàn chủ động trong quá trình thực hiện các công việc trên, nghĩa là họ có thể thực hiện các công việc trên song song nhau; vừa thu thập tài liệu chứng cứ vừa nghiên cứu đánh giá chứng cứ Sau khi điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, nếu có cơ sở thẩm phán có thể ban hành các quyết định như tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính Trong trường hợp không có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật để ban hành hai quyết định trên, thì thầm phán tiến hành nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án để có thể đưa vụ án hành chính ra xét xử Quy định của pháp luật về chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo luật Tố tụng hành chính 2015 sửa đổi 2019 2.1 Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm Theo quy định tại Điều 221 Luật tố tụng hành chính năm 2015, trừ vụ án xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án phúc thẩm Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định: Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án; Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm5 Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 30 ngày Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 60 ngày 2.2.Các hoạt động trong chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hành chính Sau khi nhận toàn bộ hồ sơ do tòa án cấp sơ thẩm gửi lên, tòa án cấp phúc thẩm cần nghiên cứu kĩ hồ sơ vụ án, phải xem 5 Khoản 1 Điều 221 Luật tố tụng hành chính năm 2015 7 xét kiểm tra cụ thể đối với kháng cáo, kháng nghị và nội dung vụ án a, Đối với kháng cáo, kháng nghị Kiểm tra về thủ tục tố tụng: - Kiểm tra xem thời hạn kháng cáo, kháng nghị có được đảm bảo hay không Trong trường hợp kháng cáo quá hạn thì kiểm tra xem đã có kết luận về lí do kháng cáo quá hạn và quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn hay chưa - Kiểm tra tư cách chủ thể kháng cáo, kháng nghị, tức là xem những người kháng cáo, kháng nghị có quyền kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật hay không - Kiểm tra về hình thức kháng cáo, kháng nghị Kiểm tra về nội dung kháng cáo, kháng nghị: Xác định chủ thể kháng cáo, kháng nghị muốn yêu cầu toàn án cấp phúc thẩm xem xét lại phần nào của bản án hoặc quyết định sơ thẩm Điều đó có nghĩa là xác định phạm vi kháng cáo, kháng nghị và cũng chính là xác định phạm vi xét xử phúc thẩm Điều 220 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm: “Toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị”.6 Như vậy, phạm vi xét xử phúc thẩm chính là những phần của bản án hay quyết định mà chủ thể kháng cáo, kháng nghị yêu cầu xem xét lại Khi xác định phạm vi xét xử phúc thẩm là toàn bộ bản án hay quyết định sơ thẩm thì toà án cấp phúc thẩm phải xét xử lại toàn bộ vụ án Nếu phạm vi phúc thẩm là từng phần của bản án hay quyết định sơ thẩm thì toà án cấp phúc thẩm chỉ xem xét những phần bị kháng cáo, kháng nghị mà không phải xem xét những phần khác b,Kiểm tra đối với hồ sơ vụ án Về thủ tục tố tụng: Kiểm tra các căn cứ thụ lý vụ án như thời hạn khởi kiện, chủ thể có quyền khởi kiện ; Kiểm tra về thẩm quyền, bao gồm cả thẩm quyền về loại việc và thẩm quyền theo cấp.7 6 Điều 1220 Luật tố tụng hành chính 2015 sđ 2019 7 khoản 3 Điều 205 Luật tố tụng hành chính 8 3 Kiểm tra việc xác định tư cách những người tham gia tố tụng của toà án cấp sơ thẩm Đặc biệt cần lưu ý xem có bị bỏ sót người tham gia tố tụng hay không Về nội dung: Kiểm tra tính chính xác, khách quan của bản án hay quyết định sơ thẩm xem có phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành và các tài liệu, chứng cứ đã thu thập không, các văn bản pháp luật được toà án sơ thẩm lấy làm căn cứ pháp lí để giải quyết vụ án có phù hợp không; Kiểm tra tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án xem có cần bổ sung gì không Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, toà án phúc thẩm có thể ra những quyết định pháp luật nhất định nếu xét thấy có đủ căn cứ pháp luật Khi đã kiểm tra kĩ lưỡng kháng cáo, kháng nghị và hồ sơ vụ án đồng thời đã có đủ các điều kiện để đưa vụ án hành chính ra xét xử phúc thẩm, thẩm phán được phân công làm chủ toạ phiên toà phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm và tiến hành những công việc cần thiết cho việc mở phiên toà như: Xác định thành phần và tư cách của người tham gia tố tụng, những người cần triệu tập đến phiên toà; Gửi hồ sơ cho viện kiểm sát nghiên cứu; Định lịch mở phiên toà đúng thời hạn 8; Gửi giấy triệu tập cho đương sự liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, thông báo cho viện kiểm sát; Chuẩn bị phòng xử Những điểm khác biệt giữa chuẩn bị xét xử sơ thẩm và chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ theo quy định của luật Tố tụng hành chính Thứ nhất, giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là giai đoạn tiếp theo sau khi toa án thụ lí sơ thẩm vụ án hành chính đến trước khi tiến hành phiên tòa sơ thẩm VAHC, là giai đoạn quan trọng nhằm chuẩn bị các tiền đề cần thiết cho việc giải quyết sơ thẩm VAHC Còn giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là giai đoạn tòa án cấp phúc thẩm phải nghiên cứu, xem xét, kiểm tra thật cụ thể kể từ khi nhận được kháng cáo, kháng nghị và toàn bộ hồ sơ vụ án do tòa cấp sơ thẩm gửi lên Tòa án sẽ xem xét lại toàn bộ vụ án mà bản án, quyết định của 8 Theo quy định tại khoản 3 Điều 191 9 Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị Thứ hai, về bản chất giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là giai đoạn tố tụng được bắt đầu từ sau khi có quyết định thụ lý vụ án hành chính và kết thúc khi thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính đã chuẩn bị xong các tài liệu cần thiết cho việc mở phiên toà xét xử sơ thẩm hoặc ban hành các quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án hành chính, đình chỉ giải quyết vụ án hành chính Còn giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm ở đây được hiểu là toàn bộ các công việc mà toà án cấp phúc thẩm phải tiến hành kể từ khi nhận được kháng cáo, kháng nghị và toàn bộ hồ sơ vụ án do toà án cấp sơ thẩm gửi lên đến khi thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà, ra một trong các quyết định Thứ ba, Về thời hạn chuẩn bị xét xử, Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính được quy định kéo dài hơn so với thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hành chính Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là 4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp đó là quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng Trường hợp vụ án hành chính có đối tượng xét xử là quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thì thời hạn là 02 tháng Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 01 tháng Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án Còn thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm là 60 ngày, kể từ ngày thụ lý vụ án phúc thẩm Đối với vụ án phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 30 ngày.9 Thứ tư, công việc chính trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm gồm 4 bước công việc, nhiều yêu cầu, công việc và thời hạn khác liên quan mật thiết đến phân công thẩm phán phụ 9Trường đại học Luật Hà Nội, giáo trình luật tố tụng hành chính, nxb Bộ công an ( 2019) 10 II trách giải quyết vụ án hành chính; Thông báo cho người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án hành chính; Điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ; Nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính Đặc biệt là hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ có vai trò vô cùng quan trọng, nhằm làm rõ các tình tiết vụ án, qua đó xác lập các căn cứ cần thiết, khách quan cho việc giải quyết đúng đắn VAHC Đối với giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm thì hoạt động chủ yếu chính là xem xét kiểm tra lại về thủ tục tố tụng và nội dung của kháng cáo, kháng nghị, hồ sơ vụ án từ hồ sơ do tòa cấp sơ thẩm gửi lên Thứ năm, trong thời hạn chuẩn bị xét xử, về căn cứ quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính được viện dẫn toàn bộ các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án tại khoản 1 Điều 141 LTTHC10 Tuy nhiên, các căn cứ tạm đình chỉ xét xử này phải phát sinh trong giai đoạn giải quyết phúc thẩm VAHC mới là căn cứ để tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm Đánh giá tính hợp lý của các quy định trên và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện Đến nay, pháp luật tố tụng hành chính đã có những phát triển đáng ghi nhận, đặc biệt kể từ khi Luật Tố tụng hành chính năm 2015 được ban hành Các quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2015 về giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và chuẩn bị xét xử phúc thẩm đều có những điểm mới hơn và hợp lý hơn so với luật tố tụng hành chính năm 2010 tạo thuận lợi cho người dân Giai đoạn chuẩn bị xét xử được thực hiện càng kĩ càng, nghiêm túc thì kết quả của các giai đoạn sau trong quá trình xét xử vụ án càng đạt được kết quả tốt Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vào thực tiễn vẫn còn nhiều điểm bất hợp lí, hạn chế của một số quy định cần phải xem xét và bổ sung Thứ nhất, Về thời hạn chuẩn bị xét xử: Theo những nội dung nêu trên, thì khoản 1 và khoản 2 Điều 130 Luật TTHC năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2019 chỉ mới dừng lại ở việc quy định thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 116; còn 10 Điều 141 Luật tố tụng hành chính 2015: Tạm đình chỉ giải quyết vụ án 11 các trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều 116 về trường hợp khởi kiện các quyết định giải quyết khiếu nại lại không có quy định cụ thể về thời hạn chuẩn bị xét xử theo Điều 130 Do đó, khi thụ lý giải quyết đối với các trường hợp này thì có Tòa án áp dụng thời gian chuẩn bị xét xử là 02 tháng, có nơi áp dụng 04 tháng dẫn đến việc áp dụng pháp luật thiếu thống nhất Nên đây cũng là vấn đề rất cần sự hướng dẫn thống nhất từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền Thứ hai, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, hoạt động xác minh, thu thập chứng cứ, Luật TTHC 2015 có nội dung tiến bộ bổ sung quy định trách nhiệm của Tòa án hỗ trợ đương sự trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ và tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ; đồng thời đương sự được quyền “đề nghị Tòa án ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lí chứng cứ cung cấp chứng cứ” 11 tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự thực hiện quyền tranh tụng Tuy nhiên, quy định này còn mang tính hình thức, khó đảm bảo thực hiện Thứ ba, quy định về tổ chức phiên họp kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đội thoại trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm là quy định mới được bổ sung trong Luật TTHC 20015 Quy định này tạo cơ sở pháp lý để các đương sự có cơ hội đối thoại với nhau một cách bình đẳng Tuy nhiên, pháp luật vẫn chưa quy định triệt để về trách nhiệm phải tham gia của các bên đương sự, đặc biệt là người bị kiện Thứ tư, các công việc và nhiệm vụ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hành chính được quy định khá chi tiết và đầy đủ Từ việc phân công từng nhiệm vụ, xem xét lại toàn bộ tình tiết vụ án, xem xét lại bản án sơ thẩm… Do đó, cần tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ tiến hành tố tụng nhất là kỹ năng giải quyết án hành chính; tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan có liên quan nhằm giải quyết nhanh, hiệu quả, triệt để, đúng 11 Điều 8 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 12 pháp luật các vụ án hành chính để giai đoạn chuẩn bị xét xử mang lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình xử lí vụ án sau này Thứ năm, LTTHC chưa có điều khoản quy định về thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm Thời điểm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm phải sau khi thụ lý phúc thẩm và có thể chia ra ở hai trường hợp trước khi mở phiên tòa phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm Tuy nhiên, LTTHC lại không có điều khoản quy định cụ thể thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm ở cả hai giai đoạn trước khi mở phiên tòa và tại phiên tòa phúc thẩm VAHC Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC, việc xác định thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử thiếu thống nhất giữa các Tòa án Qua việc đánh giá tính hợp lý của các quy định trên về giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo Luật tố tụng hành chính năm 2015, em xin đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định trên: Thứ nhất, tăng cường công tác hướng dẫn áp dụng và thi hành pháp luật, bởi Luật TTHC năm 2015 vừa mới ban hành và có hiệu lực, do đó việc giải thích, hướng dẫn, giải đáp về nghiệp vụ xét xử và áp dụng luật cần thực hiện thống nhất, đồng bộ đảm bảo việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính đúng đắn, có hiệu quả trên phạm vi cả nước Thứ hai, giai đoạn chuẩn bị xét xử là giai đoạn tập trung đầy đủ và cao độ nhất các hoạt động tố tụng hành chính Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu giải quyết có hiệu quả vụ án hành chính, việc nâng cao năng lực, trình độ giải quyết tranh chấp hành chính của các cơ quan tố tụng nói chung được xem là nhiệm vụ trọng tâm của cải cách tư pháp Phải triển khai các biện pháp tổ chức nhằm nâng cao trình độ, năng lực, trách nhiệm của các chủ thể tiến hành xét xử vụ án hành chính ở cả 2 giai đoạn xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm vụ án hành chính Thứ ba, LTTHC quy định về hậu quả của quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm thiếu chuẩn xác, dễ gây nhầm lẫn 13 Hậu quả lớn nhất của quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC là làm tạm dừng việc giải quyết phúc thẩm VAHC, nếu ban hành không chuẩn xác có thể gây kéo dài việc giải quyết vụ án Dưới góc độ nghiên cứu quy định của pháp luật, Điều 228 quy định về hậu quả của quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm còn lủng củng, viện dẫn quá đà, tạo ra cách hiểu bất nhất Nên đề xuất sửa khoản 1 Điều 228 như sau “Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, hậu quả của việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án và tiếp tục việc xét xử phúc thẩm vụ án được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 141 và Điều 142 của Luật này” Thiết nghĩ đây là kiến nghị cần thiết, nhằm bảo đảm đúng tính chất của phúc thẩm VAHC và quan trọng hơn hết là bảo đảm việc hiểu và áp dụng pháp luật thống nhất Thứ tư, LTTHC cần bổ sung quy định về thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC Việc bổ sung này sẽ nhằm bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất, xác định rõ trách nhiệm của người có thẩm quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm Cụ thể, trước khi mở phiên tòa xét xử phúc thẩm VACH thì thẩm quyền tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm thuộc về Thẩm phán được phân công làm chủ tọa phiên tòa, tại phiên tòa xét xử phúc thẩm thuộc về Hội đồng xét xử phúc thẩm Thứ năm, cần thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý những vi phạm pháp luật trong quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm và chuẩn bị phúc thẩm vụ án hành chính Để đảm bảo cho việc quá trình tiến hành xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm đảm bảo tính độc lập, khách quan trong hoạt động xét xử nhằm củng cố lòng tin của nhân dân vào công tác xét xử và vào sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân do dân vì dân Thứ sáu, quy định rõ các cơ chế để đảm bảo thi hành các phán quyết của tòa án Bởi nếu bản án chỉ được tuyên mà không thi hành được thì quá trình xét xử sơ thẩm vụ án trở nên vô nghĩa và vai trò của tòa án trong xét xử sơ thẩm vụ án hành chính bị phủ nhận Pháp luật cần đưa ra cách thức, thời hạn và 14 chế tài cụ thể đối với việc xử lí các hành vi vi phạm việc thi hành bản án, quyết định sơ thẩm vụ án hành chính Thứ bảy, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm và phúc thẩm để tránh nhầm lẫn giữa hai cấp xét xử này Nếu giai đoạn chuẩn bị xét xử được chuẩn bị hiệu quả, hợp lí, khách quan, đúng đắn thì việc xét xử vụ án hành chính sẽ được tiến hành nhanh chóng kịp thời, hiệu quả Nếu giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm được chuẩn bị tốt, đầy đủ các chứng cứ, tài liệu đáng tin cậy, cơ quan có thẩm quyền công bằng, khách quan trong quá trình chuẩn bị thì quá trình xét xử sẽ đạt được hiệu quả Khi đó, sẽ giảm tải được các vụ án phải cần đến giai đoạn xét xử phúc thẩm KẾT LUẬN Qua những phân tích trên, ta hiểu hơn về giai đoạn xét xử sơ thẩm và giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ án hành chính theo quy định Luật tố tụng hành chính 2015 sửa đổi 2019 Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm hay phúc thẩm vụ án hành chính đều là hai giai đoạn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hành chính Những quy định về vấn đề này đã được sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tiễn đời sống Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những điểm bất cập, hạn chế mà các nhà làm luật cần nghiên cứu hơn nữa nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật tố tụng hành chính 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Luật tố tụng hành chính năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2019 2 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hành chính, Hà Nội 2019 3 Hoàng Thị Hoa Lê, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2011 4 Nguyễn Thị Hà, Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính ở Việt Nam, Luận văn tiến sĩ Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, 2017 5 Viện pháp luật ứng dụng Việt Nam, Các quyết định của Thẩm phán trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính 16 https://vienphapluatungdung.vn/cac-quyet-dinh-cua-tham-phan-trong-giai-doanchuan-bi-xet-xu-so-tham-vu-an-hanh-chinh.html 6 Tạp chí Tòa án nhân dân, Bàn về bất cập trong quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2015 về quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm và kiến nghị hoàn thiện https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/xay-dung-phat-luat/bat-cap-trong-quy-dinhcua-luat-to-tung-hanh-chinh-ve-quyet-dinh-tam-dinh-chi-xet-xu-phuc-tham-vakien-nghi-hoan-thien? fbclid=IwAR36mhIm0eXfo1cFPvAlV9dJBx45AYUPbdYBOJKKgC2miDzgU HbH1Kgqr58 7 Giai đoạn chuẩn bị xét xử một vụ án hành chính https://chuyentuvanluat.com/hanh-chinh/khoi-kien-vu-an-hanh-chinh? fbclid=IwAR280wzdVIvYU6UW7Im3G_jKfxjm1mVeySbwHKyaWtl9O1_6T ENivZU9XZM 8 Những vướng mắc và bất cập của Luật tố tụng hành chính năm 2015 và đề xuất hoàn thiện https://www.tapchitoaan.vn/bai-viet/phap-luat/nhung-vuong-mac-bat-cap-cualuat-to-tung-hanh-chinh-va-huong-de-xuat-hoan-thien? fbclid=IwAR03DYQwgfjuOBo2uADFK5N6qWDYUH4OBKNZGBEQKqjDsl 9sZI86bjY82gQ 17 ... II Phân biệt chuẩn bị xét xử sơ thẩm với chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo quy định Luật tố tụng hành 2015 sửa đổi 2019 Quy định pháp luật chuẩn bị xét xử sơ thẩm theo luật Tố tụng hành 2015 sửa đổi. .. vụ án hành xét xử Quy định pháp luật chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo luật Tố tụng hành 2015 sửa đổi 2019 2.1 Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm Theo quy định Điều 221 Luật tố tụng hành năm 2015, ... xử phúc thẩm phải phân biệt từ giai đoạn chuẩn bị xét xử Do đó, em xin chọn đề bài: ? ?Phân biệt chuẩn bị xét xử sơ thẩm với chuẩn bị xét xử phúc thẩm theo quy định luật tố tụng hành 2015 sửa đổi

Ngày đăng: 08/03/2022, 14:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w