1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học _tôn giáo và triết học ấn độ

34 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 59,58 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền văn minh rực rỡ của phương Đông, Ấn Độ cổ đại là một trong những cái nôi của tôn giáo và triết học. Tư tưởng triết học và nền văn hóa Ấn Độ cổ đại ấy luôn luôn hướng về đời sống tâm linh, tư duy trừu tượng cao siêu và thâm trầm, triết học và nền văn hóa Ấn Độ là một thế giới huyền bí, kỳ diệu, đầy sức quyến rũ và chưa bị lụi tàn trong lịch sử. Nếu triết học phương Tây chú ý từ mạch lí luận cho tới nhận thức và hiểu biết về thế giới xung quanh, tìm chân lí ở bên ngoài con người bằng suy luận lôgích và thực nghiệm khoa học thì triết học Ấn Độ lại là triết lý sống, là đạo sống của con người. Nó tập trung chú ý đến đời sống tâm linh của con người. Do đó có thể nói vấn đề tôn giáo và triết học luôn là vấn đề nhạy cảm, có tầm ảnh hưởng lớn tới thế giới nói chung và Ấn Độ nói riêng. Với đất nước Ấn Độ tôn giáo là vấn đề quan trọng hơn hết thảy những thành tựu, chính sách khác, kể cả chính trị. Ngày nay trong quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và có ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Xu hướng toàn cầu hóa không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học mà văn hóa của cả thế giới cũng có sự giao lưu tiếp xúc. Những tư tưởng triết học của Ấn Độ có sức lan tỏa ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tôn giáo và triết học Ấn Độ là hết sức cần thiết. Từ những vấn đề trên em chọn đề tài: “Tôn giáo và triết học Ấn Độ” làm đề tài tiểu luận của mình.

Trang 1

kỳ diệu, đầy sức quyến rũ và chưa bị lụi tàn trong lịch sử

Nếu triết học phương Tây chú ý từ mạch lí luận cho tới nhận thức vàhiểu biết về thế giới xung quanh, tìm chân lí ở bên ngoài con người bằng suyluận lôgích và thực nghiệm khoa học thì triết học Ấn Độ lại là triết lý sống, làđạo sống của con người Nó tập trung chú ý đến đời sống tâm linh của conngười Do đó có thể nói vấn đề tôn giáo và triết học luôn là vấn đề nhạy cảm,

có tầm ảnh hưởng lớn tới thế giới nói chung và Ấn Độ nói riêng Với đất nước

Ấn Độ tôn giáo là vấn đề quan trọng hơn hết thảy những thành tựu, chínhsách khác, kể cả chính trị

Ngày nay trong quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh

mẽ và có ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia trên thế giới Xu hướng toàn cầuhóa không chỉ diễn ra trên lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học mà văn hóa của

cả thế giới cũng có sự giao lưu tiếp xúc Những tư tưởng triết học của Ấn Độ

có sức lan tỏa ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam

Á trong đó có Việt Nam Chính vì vậy, việc nghiên cứu tôn giáo và triết học

Ấn Độ là hết sức cần thiết

Từ những vấn đề trên em chọn đề tài: “Tôn giáo và triết học Ấn Độ”

làm đề tài tiểu luận của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Những năm gần đây, thế giới đang trên đà hội nhập hội nhập mạnh mẽkhiến cho nhu cầu tìm hiểu về văn hóa trên thế giới ngày càng trở nên cầnthiết hơn Trong đó không ngoại trừ Ấn Độ, đặc biệt là tôn giáo Ấn Độ Chính

vì vậy, đã có không ít những chương trình giao lưu văn hóa, những sự kiện

Trang 2

văn hóa nói về tôn giáo và triết học của đất nước này Bên cạnh đó nhữngchương trình truyền hình về đất nước Ấn Độ cũng không thể bỏ qua việc giớithiệu về vấn đề độc đáo nhất của đất nước này – tôn giáo và triết học.

Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu đã được xuất bản thànhsách như cuốn:

- “Lịch sử văn minh Ấn Độ” của tác giả Will Durant, Dịch giả: NguyễnHiến Lê

-“Tìm hiểu văn hóa Ấn Độ” của tác giả Nguyễn Thừa Hỷ - Nhà xuất bảnvăn hóa

-“Lịch sử triết học Ấn Độ” tác giả Doãn Chính – Lương Minh Cừ Nhàxuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp năm 1991

Bên cạnh đó còn rất nhiều công trình, luận văn, luận án nghiên cứu vềtôn giáo và triết học Ấn Độ

Những đề tài khoa học nghiên cứu về sự ảnh hưởng của tôn giáo và triếthọc Ấn Độ đến thế giới, đến phương Đông và đến Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Chúng ta tìm hiểu tôn giáo và triết học Ấn Độ không phải chỉ để mởrộng kiến thức triết lý, mà còn là để đi tìm một thái độ sống dứt khoát để soisáng ý nghĩa đời sống giữa cuộc sống hỗn mang, tương tàn ngày nay

Thông qua quá trình tìm hiểu tôn giáo và triết học Ấn Độ chúng ta cóthêm những hiểu biết tổng quan về tư tưởng, đời sống của đất nước và conngười nơi đây… Qua khả năng hiểu biết đó chúng ta có thể tiếp cận về chiềusâu với đất nước này để quan hệ hợp tác thân thiện, cởi mở Đồng thời, cũngtận dụng cơ hội để hợp tác làm giàu thêm văn hóa, văn minh của dân tộc.Thực tế trong hàng ngàn năm qua dân tộc chúng ta cũng ảnh hưởng không ít

từ nền văn hóa, tôn giáo và triết học của đất nước này

Trang 3

3.2 Nhiệm vụ

Tìm hiểu, đánh giá đặc điểm của tôn giáo triết học Ấn Độ và tầm ảnhhưởng của nó đối với đất nước này nói chung và thế giới nói riêng Từ đóchúng ta có những nhận xét đánh giá tổng quan về những tư tưởng này và ýnghĩa của nó đối với khoa học cũng như đời sống tinh thần của con người

Từ vấn đề tôn giáo triết học Ấn Độ chúng ta có thể so sánh đối chiếu và

có những chính sách tôn giáo, tín ngưỡng phù hợp với đời sống xã hội củangười Việt Nam

4 Phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Phương pháp

Dựa trên mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu tiểu luận đã sử dụng nhữngphương pháp nghiên cứu cơ bản như: Tổng hợp, phân tích, thống kê, phỏngvấn chuyên gia…

4.2 Đối tượng, phạm vi

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở hình thành loại hình, trườngphái, đặc điểm, tính chất của tôn giáo và triết học Ấn Độ Qua đó phân tích sựảnh hưởng của tư tưởng này với đời sống xã hội Ấn Độ

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Việc nghiên cứu là sự tổng hợp kiến thức về mặt lý luận Ở đây chỉ mangtính tổng hợp, phân tích về một thành phần của văn hóa, văn minh Ấn Độ.Qua việc nghiên cứu đề tài góp phần tăng cường hiểu biết về đời sống xãhội, con người của đất nước này Từ đó tăng hiệu quả trong hợp tác giao lưucủa đất nước, tránh tình trạng “Sốc văn hóa” khi giao lưu với con người Ấn

Độ, đặc biệt là với giới trẻ hiện nay

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm có 2chương:

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo và triết học

Chương II: Hệ thống tôn giáo và triết học Ấn Độ

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ

Trang 4

TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC

1.1 Khái niệm tôn giáo, triết học

1.1.1 Khái niệm tôn giáo

Khái niệm về tôn giáo là một vấn đề đang gây tranh cãi rất nhiều tronggiới nghiên cứu Trong lịch sử đã từng tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau

sự cô đơn thì anh chưa bao giờ tìm thấy tôn giáo”

- Khái niệm mang dấu hiệu đặc trưng của tôn giáo: “Tôm giáo là niềmtin vào cái siêu nhiên”

- Khái niệm mang bản chất khía cạnh của tôn giáo của C.Mác: “Tôn giáo

là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là niềm vui của thế giới không cótrái tim, nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần”

Như vậy, tôn giáo là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên, vô hình, mangtính tiêng liêng, được chấp nhận một cách trực giác và được tác động qua lạinhư một hư ảo nhằm để lý giải về những vấn đề trần thế, những vấn đề củathế giới bên kia Niềm tin đó được thể hiện một cách rất đa dạng, tùy thuộcvào lịch sử, hoàn cảnh địa lý – văn hóa khác nhau, phụ thuộc vào nội dungcủa từng tôn giáo với những nghi lễ riêng, những hành vi tôn giáo khác nhaucủa từng cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau

1.1.2 Khái niệm triết học

Cũng giống như tôn giáo, khái niệm về triết học cũng vô cùng đa dạngkhiến nhiều nhà nghiên cứu phải bận tâm Có thể thấy, có rất nhiều nhà triếthọc đã đưa ra khá nhiều khái niệm về triết học:

- Hy Lạp cho rằng: “Triết học là yêu mến sự thông thái, là khát vọngvươn tới tri thức…”

Trang 5

- Người Trung Quốc cho rằng: “Triết học là sự hiểu biết, là trí tuệ củacon người”.

- Người Ấn Độ cho rằng: “Triết học là “chiêm ngưỡng” với hàm ý chỉtri thức dựa trên lí trí dẫn con người tới lẽ phải Triết học không phải sự tranhbiện về tư duy khoa học như ở Hy Lạp, cũng không phải nguyên tắc hay duytrì trật tự như ở Trung Quốc”

Như vậy, dù ở phương Đông hay phương Tây triết học đều được coi như

là một hình thái ý thức xã hội, là hoạt động về mặt tinh thần thể hiện sự nhậnthức, đánh giá của con người

1.2 Cơ sở hình thành tôn giáo và triết học Ấn Độ

Là một hình thái của ý thức xã hội, chính bởi vậy mà quá trình hìnhthành và phát triển của tôn giáo và triết học Ấn Độ cổ đại chịu ảnh hưởng sâusắc từ điều kiện sống, tính chất văn hóa sinh hoạt xã hội của người Ấn Độ

Ấn Độ là một bán đảo lớn – một tiểu lục địa nằm ở miền Nam của châu

Á, hai mặt Đông Nam và Tây Nam tiếp giáp với Ấn Độ Dương Thêm vào đó,phía Bắc là dãy Hymalaya hùng vĩ án ngữ theo một chiều vòng cung dàikhoảng 2.600km Hymalaya theo tiếng Phạn có nghĩa là: “Nơi cư trú củatuyết” Từ xa xưa, nơi đây chính là nơi cư trú của rất nhiều nhà tu hành khổhạnh Ở đây, họ xa lánh trần tục, tu hành và tìm con đường giải thoát conngười khỏi thế giới trần gian Người Ấn Độ coi dãy Hymalaya là nơi tiếpgiáp, giao hòa giữa trời và đất Như vậy, ngay từ thời cổ đại người Ấn Độ đã

có những quan niệm sơ khai mang đậm màu sắc duy tâm nhưng cũng rất đậmchất triết lí Chính điều này đã là cơ sở, là bà đỡ cho việc hình thành, pháttriển của tôn giáo và triết học Ấn Độ Ngoài ra, tôn giáo và triết học Ấn Độcòn được vun đắp bởi những dòng sông linh thiêng, với những hiện tượng tâmlinh mà người ta chỉ có thể giải thích bằng sông Hằng hay sôngBrahmapoutra

Như vậy, có thể thấy thiên nhiên bao la hùng vĩ đã tạo nên đời sốngthuần túy của người Ấn Độ Nhưng cũng chính thiên nhiên ấy lại gây ra biết

Trang 6

bao hiểm họa cho người Ấn Độ Chúng tác động mạnh đến đời sống vật chất

và tinh thần của người dân Ấn Độ Nhờ đó, đã hình thành nên lối tư duy độcđáo, mới lạ, thâm trầm, cao siêu nhưng cũng rất trìu tượng của người Ấn Độ.Bên cạnh đó, chế độ xã hội nô lệ bị kìm hãm bởi chế độ xã hội nôngthôn, chế độ phân biệt đẳng cấp hết sức gay gắt, nghiệt ngã ở Ấn Độ đã ảnhhưởng không nhỏ tới sự hình thành tôn giáo và triết học Chế độ xã hội đãphần nào ghi lại dấu ấn trong đời sống tôn giáo của người Ấn Độ cổ đại.chúng hạn chế con người và biến con người trở thành những tín đồ, nhữngcông cụ ngoan ngoãn của mê tín tôn giáo

Cơ sở xa xưa nhất để hình thành nên nền móng tôn giáo và triết học Ấn

Độ có thể thấy được bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian nguyên thủy, từ thờivăn hóa tiền A-ry-an và sau này chúng đã tồn tại lâu đời bên cạnh những tôngiáo lớn Cũng từ sự nâng cao đã đúc kết thành tôn giáo đó, cùng với trí tưởngtượng phong phú kết hợp với suy nghĩ siêu hình đã nhào nặn nên một trục của

Ấn Độ giáo – đạo Hin-đu Sau này, sự dung hợp dựa trên những suy nghĩ rút

ra từ kinh sách của đạo Phật và đạo Hin-đu đã hình thành nên hệ thống triếthọc mà người ta thường gọi là 6 quan điểm ( Đác-sa-va ) cùng với một mônphái chính thống là Sác-va-các…

1.3 Mối quan hệ giữa tôn giáo và triết học

Trong suốt mấy ngàn năm lịch sử, tôn giáo và triết học Ấn Độ đã hòaquện vào nhau Có thể nói, tôn giáo là triết học được nấng lên thành đức tin

và ngược lại, triết học là những suy tư siêu hình của tôn giáo Cũng giống nhưtôn giáo, triết học đã thấm đượm, đã ăn sâu vào trong từng tư tưởng của hầuhết các tác giả, các nhà chính trị, văn hóa cho đến các tác phẩm văn học, nghệthuật Trong nhiều tác phẩm dân gian người ta vẫn thấy trong đó rất nhiềunhững phúng dụ và châm ngôn mang tính triết học cao

Giống như mọi ngành văn hóa truyền thống khác, tôn giáo và triết học

Ấn Độ mang một tính thống nhất cao trong sự đa dạng đó Về đại thể tôn giáo

và triết học mang nhiều nét tương đồng nên ít bị bài trừ hay đối lập nhau

Trang 7

Nhiều khái niệm dùng chung cho một tôn giáo cũng được triết học nhắc đếngiống như quá trình tổng hợp sự thống nhất.

Trang 8

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TÔN GIÁO VÀ

2.1.1 Đạo Hinđu ( Ấn Độ giáo )

Trong xã hội Ấn Độ, đạo Hinđu được coi như một tôn giáo trục, một tôngiáo mẹ mang đậm bản sắc của người Ấn Độ Đạo Hinđu không phải là mộttôn giáo nguyên dạng thuần khiết, mà là tổng hợp của những hệ thống tôngiáo – tín ngưỡng – triết học Đó là một tôn giáo không có người sáng lập,không có giáo chủ, giáo điều và một tổ chức nhà thờ trung ương chặt chẽ.Hinđu giáo thể hiện sự dung hợp giữa các mặt đối lập “Vừa khắc kỷ vừa túngdục, vừa là tôn giáo của thầy tu vừa là tôn giáo của vũ nữ”

Đạo Hinđu được hình thành và phát triển qua ba giai đoạn: đạo Vệ Đà,đạo Bàlamôn và cuối cùng là tôn giáo Hinđu hoàn chỉnh như ngày nay Chính

vì vậy, đạo Hinđu có thể coi như là cả một quá trình kế thừa và phát triển:

- Về mặt nội dung: Hinđu giáo kế tiếp sau và hoàn chỉnh hơn Bàlamôn giáo

- Về mặt giáo lí: Hinđu tiếp nhận những lí thuyết có từ thời các cư dân

cổ sống ở lưu vực sông Hằng, từ thời Vêđa

- Về thần linh: Hinđu giáo không chỉ tiếp nhận toàn bộ hệ thống thầnlinh của Bàlamôn giáo mà còn sáng tạo ra nhiều thần có mối quan hệ thânthuộc với các thần chính

Các vị thần của Hinđu giáo trải qua hai giai đoạn phát triển: Ban đầu làcác vị thần tượng trưng cho thiên nhiên: Indra (thần Sấm), Surya ( thần MặtTrời), Agni (thần Lửa) Sau này các vị thần linh tượng trương cho sức mạnh

Trang 9

hơn nên hợp lại thành “Tam vị nhất thể”: Brahama (thần sáng tạo) Visnu(thần bảo tồn), Siva (thần phá hủy) Cùng với ba vị thần đó là hàng loạt các vịthần tứ yếu là vợ, là con của các vị thần trên…

Các vị thần trong Hinđu giáo thường không đi bộ mà lại bay, chạy hoặccưỡi trên lưng một con vật gì đó: Vayu cưỡi ngựa, Siva cưỡi con bò Nadin…Giáo lí cơ bản của đạo Hinđu nằm trong bốn bộ kinh Vêđa cổ xưa cùng vớimột số sách kinh khác (quan trọng nhất là Upanisad) cũng như các luận điểmchứa trong hai bộ sử thi: Ramayana và Mahabharata Nó thuyết giải nhữngquan điểm nằm trong thuyết giải của tư tưởng văn hóa phương Đông, nêu lên

ý niệm về sự hòa hợp của vạn vật, một vũ trụ vi mô, con người hòa đồng với

vũ trụ vi mô Hệ thống thư tịch của Hinđu giáo là do các vị tăng lũy chép từđời này qua đời khác và dần hoàn thiện thành tích, thành điển

Hệ thống thư tịch của Hinđu giáo gồm hai phần: Kinh và Kệ

Kinh (Sruti) và Vêđa

Mỗi Vêđa gồm bốn Samhita làm thành bộ:

- Ring Vêđa (Tụng) tập hợp tới 1080 bài tụng

- Sama Vêđa ( Ca)

- Yaru Vêđa (Linh ngôn)

- Arthava Vêđa (phù chú)

Mỗi Vêđa còn có:

- Mantra ( Ca)

- Brahmana ( giải Samhita)

- Aranyak (thoại) – truyện kể rừng già

- Upanisad ( Bình luận triết lí Samhita)

Kệ (Srmiti), gồm có:

- Purana: thần thoại – mọi sự tích thần thánh

Hinđu giáo được kể trong thần thoại đã trở thành chuẩn mực về hình ảnhcủa thần thánh Chẳng hạn, Siva là một vị thần có ba mắt, con mắt thứ ba nằm

Trang 10

ở giữa trán Siva dùng con mắt này để đốt cháy Kama (thần tình yêu) tay cầmrừu (parasu), tay cầm đinh ba ( Trisula)…

- Sattra ( luận): trình bày, giải thích các quan niệm Hinđu giáo về nhữngvấn đề xã hội như:

Đácmasastra: luận về đạo pháp

Arthasastra: luận về bổn phận (một số dịch giả nước ngoài dịch là khoahọc chính trị)

Kamasastra: luận về lạc thú

Sustra : các quy tắc, điều nên, điều không nên được bàn trong SastraGrihyasutra: quy tắc của lạc thú, những điều nên trong giao tiếp, trongquan hệ vợ chồng

Thực chất phần Kệ chỉ là phần thư tịch bổ trợ cho Kinh và là sự pháttriển cụ thể hóa về thoại, luận về các mặt, các quy tắc của đời sống xã hội vàcủa mỗi con người

Lễ nghi trong Hinđu giáo

Một tôn giáo có thư tịch, có văn kiện, có thần thánh thì phải có lễ nghi:Hinđu giáo có lễ dâng (Upanaiana), lễ sinh (Samskara), lễ cưới, lễ trưởngthành và những lễ hội để tỏ lòng tôn kính đối với thần linh, tôn sùng thầnthánh Trong lễ hội thần thánh có một nghi thức thiêng liêng tượng trưng đó là

lễ tắm cho tượng thần Siva rồi lấy nước đó uống tại đền thờ

Với tượng thần Visnu người ta cũng làm lễ và lấy nước thiêng về uống…Trong lễ hội dân chúng nhảy múa điên cuồng, có những người cuồng đến mứclao cả người vào bánh xe Juggernant và bị cán chết – chết vì sự điên cuồng.Hinđu giáo - Ấn Độ giáo

Là một đất nước có rất nhiều tôn giáo được ra đời và phát triển mạnh mẽtrên thế giới nhưng Hinđu giáo đã vượt qua được tất cả các tôn giáo khác đểtrở thành tôn giáo lớn nhất Ấn Độ, tôn giáo của một quốc gia, một tộc người,của những vùng miền tản mát với hàng nghìn đẳng cấp khác nhau

Trang 11

Một tôn giáo mà coi sự ép xác khổ hạnh như một hành vi thanh cao vàđạo đức Nhưng riêng Hinđu giáo thì ngược lại, nó coi tình yêu và tình dục là

sự tự do cá nhân, giải phóng cá nhân cao nhất, là hành động thăng hoa và sángtạo của vũ trụ

Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển, Hinđu giáo luôn có sựthay đổi phù hợp với xã hội Chính nhờ khả năng thích ứng ấy mà Hinđu giáotrở thành tôn giáo chính của Ấn Độ

2.1.2 Đạo Phật

Ấn Độ cổ đại cũng là quê hương của đạo Phật – một tôn giáo có ảnhhưởng khá sâu sắc đến văn hóa của hầu hết các nước Đông Nam Á Bởi đạophật là tôn giáo của tất cả mọi người không phân biệt đẳng cấp Tuy nhiên dotình hình của xã hội Ấn Độ không phù hợp với Phật giáo ( xã hội có đẳng cấp)cho nên Phật giáo càng phát triển ở bên ngoài bao nhiêu thì lại bị bó hẹp ở đấtnước mình bấy nhiêu Mặc dù vậy, nhưng trước khi Phật giáo trở thành tôngiáo có hơn 300 triệu tín đồ trên thế giới đi theo thì tôn giáo này cũng đã từng

Nội dung của đạo Phật thể hiện chân lý cho cuộc sống nhân sinh Chân

lý ấy được đúc kết qua bốn luận điểm chính – “Tứ diệu đế”:

Khổ đế (sự khổ)

Đời người vẫn khổ Chúng ta hãy nhìn xung quanh và xét một cách côngtâm thì đời người vẫn khổ Chúng sinh lâm vào biển khổ mà không ngờ Nắngkhổ, lạnh đông, mưa sầu, gió thảm là cái họa trời làm; còn chiến tranh tànkhốc, cướp bóc lẫn nhau vì miếng ăn, manh áo, vì chỗ ở, chỗ đứng… đó lànỗi khổ do con người gây ra Chúng sinh có nỗi khổ riêng, lúc thì khổ về vậtchất, lúc lại khổ về tinh thần, tránh được nỗi khổ này lại đến nỗi khổ khác

Trang 12

Trên thế gian, chưa ai dám tự hào mà nói rằng mình được hưởng, được chọnmọi phước lành mà không khổ về bất kỳ một phương diện nào, mới vui vẻ đónhưng rồi buồn bực cũng đó, mới sung sướng đó rồi lại mệt nhọc cũng đó,vay trả liền liền, tất cả chỉ là giả tạm không có gì là vĩnh viễn trường tồn Sinhkhổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, bốn cái khổ này những ai chưa thoát tục sẽ cứphải mang theo dù muốn trốn tránh cũng không được.

Vậy nguyên nhân của sự khổ đó là ở đâu?

Tập đế (nguyên nhân của sự khổ)

Nguyên nhân của sự khổ là do dục vọng không được toại nguyện Nógây ra muôn vàn tội lỗi, hại mình và hại cả những người khác Lòng dục vọngcủa mình là do vô minh sinh ra Mà vô minh là không thông luật trời, khôngbiết mình ở đâu đến và có bổn phận làm tròn cái gì, bởi vậy mà con người tahay làm những việc trái với thiên lý, bị quả báo trả lại thì than van thảm thiết,oán trời trách đất, giận vật hờn người chứ không chịu xem xét tội lỗi ở đâu ra

Từ xa xưa, hệ gieo nhân nào thì gặt quả ấy Cái khổ của chúng sinh gây rathì chúng sinh phải tự gánh chịu Cho nên, cái khổ của nhân loại bây giờ là donhân loại từ kiếp trước đã gây ra và để lại cho chúng ta ngày nay, đó là từ cánhân tới toàn thể chứ không phải vô cớ mà ông trời gây ra cho chúng ta Nóiđúng hơn là trời không ban thưởng cho một ai và cũng không sát hại một ai cả,mọi chuyện đều do con người chúng ta gây nên mà thôi, nó rất đúng với câu: “Họa phước vô môn, duy nhân tự triệu; thiện ác hữu báo, như ảnh tùy hình”

Để diệt sự khổ thì phải làm như thế nào?

Diệt đế (diệt sự khổ)

Con người chúng ta tự đem xiềng xích để buộc mình thì tự bản thân phảitháo nó ra, chứ không ai tháo hộ chúng ta được, không ai có phép giải để giảithoát cho mình mà quan trọng là do bản thân chúng ta phải sớm lo diệt khổđau thì mới mau lấy được chân như bản tánh và phản bổn hoàn nguyên Phải

tự cứu lấy chính mình vậy

Trang 13

Đạo đế (pháp mầu diệt khổ)

Pháp mầu diệt khổ chính là Bát chánh đạo, gồm: Chánh kiến, Chánh tưduy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm vàChánh định Đó là những tín ngưỡng chân chánh, tư tưởng chân chánh, lời nóichân chánh, việc làm chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, sự cố gắng chânchánh, sự tưởng nhớ chân chánh và thiền định chân chánh

Tư tưởng căn bản của đạo Phật còn nằm trong quan niệm vô ngã, vôthường Hết thảy có sinh có diệt Phật giáo coi cuộc sống của mỗi con người

là một chuỗi có nhân quả và có nghiệp báo mà mỗi con người chúng ta phải

tự gánh chịu và trả giá cho những gì mình đã làm Nhưng một khi tĩnh tâm đểgiác ngộ thì chúng ta có thể tiến được tới đích của sự giải thoát Đó chính làcõi niết bàn

Còn về khía cạnh “tự giác” và “giác tha”, Phật giáo Ấn Độ sau này chialàm hai tông phái chính đó là: Đại thừa – Mahayana ( cỗ xe lớn, con đườngcứu vớt rộng) và Tiểu thừa – Hinaya (cỗ xe nhỏ, con đường cứu vớt hẹp) Ởđây, điều cần thiết con người phải làm là bố thí, cứu người, làm từ thiện, đềcao lòng từ bi hỉ xả, lòng nhân ái mở rộng đến tất cả chúng sinh

Qua đại hội kết tập môn đệ Phật giáo, tăng ni trong vòng 700 năm đạoPhật ngày càng phong phú về Kinh sách và chúng ngày càng được sử dụngphổ biến và rộng rãi ở Đông Nam Á và toàn châu Á Mặc dù, lúc sinh thờiPhật Thích Ca chỉ thuyết Pháp chứ không hề viết Kinh sách

Sự phân chia tông phái:

Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ V Tr.CN (trước công nguyên) saunày phân chia thành hai tông phái là: Đại thừa và Tiểu thừa Cả hai tông pháinày đều có chung tôn chỉ và mục đích nhưng lạ khác nhau ở phương pháp vàphương tiện Cả hai tông phái đều coi Phật Thích Ca là người làm chủ soái vàđều công nhận những quan điểm giáo lí cơ bản của đạo Phật

Trang 14

- Phái Tiểu thừa được coi như một phái của phật giáo truyền thống, cóphần bảo thủ Tiểu thừa – cỗ xe nhỏ Chủ chương của phái này là tu hành giảithích theo quy mô nhỏ.

- Phái Đại thừa cũng được coi như một phái của Phật giáo nhưng nó đã

có sự cách tân, tiến bộ hơn Đại thừa – cỗ xe lớn Phái này có chủ chương tuhành và giải thoát cho đông đảo người

Do sức ảnh hưởng của đạo Hinđu rất lớn nên sau này đạo Phật ngày càngmất dẫn chỗ đứng quan trọng trong đời sống xã hội Ấn Độ Nhưng tư tưởng ấymột phần nào đó vẫn đi sâu vào trong đời sống tinh thần của con người Ấn Độ.Đạo Phật ở Ấn Độ là đối trọng hữu hiệu nhất đối với chế độ phân biệtđẳng cấp khắt khe và gay gắt, nó làm cân bằng đời sống tâm linh, là nguồncảm hứng cho nhiều công trình kiến trúc, điêu khắc, văn học nghệ thuật đầytính nhân sinh

2.1.3 Đạo Jaina

Đạo Jaina được mệnh danh là tôn giáo khổ hạnh và hiếu sinh của người

Ấn Độ Tuy nhiên, phạm vi ảnh hưởng của nó chỉ trong phạm vi quê hươngcủa nó Với lượng tín đồ khoảng 2 triệu người, tôn giáo này đã bám rễ đượctrong đời sống xã hội và tinh thần của Ấn Độ suốt 25 thế kỷ qua

Theo truyền thuyết, người sáng lập nên đạo Jaina là một người xuất thân

từ đẳng cấp Ksatơrya ở ngoại ô thành Vaixali thuộc tỉnh Biha ngày nay Saukhi đắc đạo thì ông được mệnh danh là Mihariva – đại anh hùng Theo niênđại, có thuyết nói ông sinh năm 599 và mất năm 527 Tr.CN, có thuyết lại nóiông sinh năm 549 và mất năm 477 Tr.CN

Năm Mahariva 30 tuổi, cha mẹ ông vì niềm tin tôn giáo đã nhịn ăn tự tử.Buồn vì việc đó, ông từ bỏ mọi thứ và đi lang thang tu hành và khổ hạnh ởmiền Tây Bengan Cuối cùng, sau 13 năm tu hành ông được các tín đồ củamình tôn là “Jaina” nghĩa là khắc phục ham muốn và gọi tôn giáo do ông sánglấp là đạo Jain

Trang 15

Đạo này chủ chương không thờ thượng đế vì họ cho rằng vũ trụ khôngphải do một đấng tối cao nào sáng tạo ra, nhưng lại thờ tất cả các thần thánhtrong huyền thoại Đồng thời, họ cũng cho rằng vạn vật đều có linh hồn và tánthành thuyết luân hồi Chỉ có những linh hồn hoàn hảo nhất mới thoát khỏikiếp luân hồi, được giải thoát một cách vĩnh viền và sống sung sướng ở cõiniết bàn.

Giới luật của đạo Jaina cũng gồm 5 điều chủ yếu:

- Không được giết bất kì một sinh vật nào

- Không được nói dối

- Không lấy bất kỳ của gì của người khác nếu không phải là tặng phẩm

Độ trong suốt chiều dài lịch sử và ngày nay tín đồ chiếm khoảng 0,7% dân số

Ấn Độ, chủ yếu tập trung ở miền Tây và Tây Nam của đất nước này

Đạo Jain chống lại uy quyền của kinh Vêđa, họ cho rằng lời trong kinhVêđa không phải là lời dạy của Thượng đế vì đơn giản là không có Thượng

đế Đạo Jain cũng chống lại đạo Bàlamôn và những hình thức cúng bái phiềntoái của nó, đồng thời cũng chống lại chế độ đẳng cấp

Đến khoảng thế kỷ I sau CN, đạo Jaina chia thành hai phái: pháiSvetambara là phái áo trắng và phái Đigambara là phái áo trời nghĩa là khỏathân Về sau các tín đồ phái Đigambara cũng có mặc quần áo, chỉ có đạo sĩ làvẫn không mặc gì kể cả là đi ra ngoài đường

Đền thờ của đạo Jain thường mang tính chất quần thể, gồm nhiều ngôiđền giống nhau Trong đền thì có rất nhiều cột, có đền có đến 1000 cây cột

Trang 16

Những cột trong đền đều được làm bằng đá cẩm thạch trắng và được chạmkhắc rất đẹp, tinh sảo, mỗi cột đều mang một vẻ đẹp riêng.

Tuy số lượng người theo đạo này không nhiều nhưng ảnh hưởng của nóđến đời sống của người Ấn Độ cũng vô cùng sâu sắc

2.1.4 Đạo Hồi

Hồi giáo hay còn gọi là đạo Hồi, đạo Islam là một tôn giáo đơn thầnthuộc nhóm Abraham Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới và là tôn giáođang phát triển nhất

Người sáng lập nên đạo Hồi là Muhammad, sinh năm 570 tại thành phốMecca, thủ đô của xứ Saudi Arabia ngày nay Sau 23 năm viết sách ThánhKinh Koran về thuyết giảng về đạo Islam Thành phố Mecca thuộc Ả Rập Xê

Út, như vậy đạo Hồi không phải là tôn giáo bản địa của người Ấn Độ

Hồi giáo tin rằng Thượng Đế là độc nhất Kinh Quran được xem như làlời mặc khải tối hậu từ Thượng Đế Những thực hành của tín đồ Hồi giáo baogồm cầu nguyện mỗi ngày, ăn chay trong kỳ lễ Ramadam, giúp đỡ ngườinghèo và hành hương đến vùng thánh địa Mecca ít nhất một lần trong đời

Ở Ấn Độ có khoảng 150 triệu tín đồ Hồi giáo Chính vì có tín đồ Hồigiáo đông như vậy nên Ấn Độ trở thành nước thứ hai trên thế giới có số lượngtín đồ theo tôn giáo này, sau Nam Dương ( Indonesia)

Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ từ khoảng thế kỷ thứ VII sau công nguyêntheo đường buôn bán của các thương gia Ả Rập gốc tín đồ Hồi giáo vào bờbiển Malabar Mãi cho đến thế kỷ XII, Hồi giáo mới truyền bá tới miền Bắc

Ấn Độ và cũng từ đây mà thâm nhập sâu vào văn hóa và tôn giáo của Ấn Độ.Đền thờ đầu tiên được xây dựng vào năm 629 sau công nguyên tạiKodungallur, Kerala, lúc giáo chủ Muahamad còn sống

Từ thế kỷ thứ VII tới thế kỷ thứ XIII, Hồi giáo đã dựa vào thế quyềntrong và ngoài nước đã thực hiện nhiều cuộc phá hoại chùa chiền, đàn áp vàchấn áp các tu sĩ của Phật giáo và Ấn Độ giáo Trong số những công trình củaPhật giáo bị Hồi giáo phá hoại có Đại Tu Viện, đây cũng là trường đại học đầu

Trang 17

tiên và lớn nhất của Phật giáo là Nalanda, nơi mà Huyền Trang thời nhàĐường Trung Quốc đã từng có thòi gian sang đó học hỏi suốt 5 năm (631-636), trong chuyến hành hương để tham bái Kinh Điển Phật tại Ấn Độ từ năm

627 đến năm 641 sau công nguyên Sau thế kỷ XIII, Phật giáo của Ấn Độ gầnnhư bị mai một hoàn toàn cho đền gần đây mới hồi phục lại được một phầnnào Trong thời gian Hồi giáo du nhập vào Ấn Độ chúng đã thực hiện nhữngchính sách rất tàn ác Đó là bắt dân chúng chọn một trong ba cách: theo Hồigiáo, bị giết chết hay đóng thuế nặng nề Công cuộc cải đạo bắt đầu đi vàokhuôn khổ từ sau thế kỷ VIII, khi mà đoàn quân Ả Rập xâm lăng vào miềnBắc của Ấn Độ Điều đặc biệt là những người cải đạo theo Hồi giáo đều lànhững người dân nghèo khổ trong xã hội Ấn Độ Ngoài ra, cũng có một sốngười cải đạo theo Hồi giáo thuộc tầng lớp quý tộc, trong đó có cả vua chúa

2.1.5 Đạo Xích (Sích)

Cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI đạo Xích được hình thành dựa trêngiáo lý của đạo Hinđu và đạo Hồi Chữ “Sick” vốn được bắt nguồn từ chữ

Ngày đăng: 06/03/2022, 23:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w