1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận cao học Tự do báo chí ở việt nam lý luận và thực tiễn

52 295 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 399,5 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Báo chí có một vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị xã hội. Nó là vũ khí sắc bén trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng. Kể từ khi tờ báo Thanh niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra số đầu tiên (2161925) đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử báo chí Việt Nam, khai sinh ra nền báo chí cách mạng, góp phần giải phóng con người giành độc lập cho dân tộc. C.Mác và Ph.Ăngghen có một nhận xét rất đúng về báo chí: Nghĩa vụ của giới báo chí, là phải bênh vực những người bị áp bức xung quanh mình. ... Chỉ đấu tranh nói chung chống nhưng quan hệ tồn tại và chống nhà cầm quyền cấp cao thôi chưa đủ. Báo chí phải đấu tranh chống lại viên hiến binh này, viên công tố này, viên tổng đốc này. ... Nhiệm vụ đầu tiên của báo chí hiện nay là: Phá hủy toàn bộ những cơ sở của chế độ chính trị hiện tồn( ). Từ trước đến nay, Tự do nói chung và Tự do Báo chí nói riêng vẫn luôn là vấn đề khiến nhiều người quan tâm. Nó luôn là một vấn đề nóng hổi và vô cùng quan trọng. Chọn đề tài Tự Báo chí ở Việt Nam, Lý luận và thực tiễn làm đề tài như một cách đưa quan điểm của các nhà nghiên cứu Tự do Báo chí đến với bạn đọc, đồng thời thể hiện quan điểm của bản thân về vấn đề vô cùng nhạy cảm và nóng bỏng này. Thông qua việc nghiên cứu Tự do Báo chí ở Việt Nam sẽ gián tiếp giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về tính khoa học, tính cách mạng của báo chí và nguyên nhân thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta. Đồng thời giúp chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm qúy báu trong việc Đảng lãnh đạo xây dựng báo chí cách mạng, cũng như trong công cuộc bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay với một nền báo chí lấy chủ nghĩa Mác Lênin và chủ nghĩa xã hội làm ánh sáng chỉ đường, lấy mục đích giải phóng dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân, sự giàu mạnh, phồn vinh của đất nước làm lý tưởng phấn đấu. Vì những lý do trên, em xin phép được chọn đề tài Tự do Báo chí ở Việt Nam. Lý luận và thực tiễn.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Báo chí có một vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội

Nó là vũ khí sắc bén trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng

Kể từ khi tờ báo Thanh niên do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập ra số

đầu tiên (21/6/1925) - đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử báo chí ViệtNam, khai sinh ra nền báo chí cách mạng, góp phần giải phóng con ngườigiành độc lập cho dân tộc

C.Mác và Ph.Ăngghen có một nhận xét rất đúng về báo chí: "Nghĩa vụcủa giới báo chí, là phải bênh vực những người bị áp bức xung quanh mình.[ ] Chỉ đấu tranh nói chung chống nhưng quan hệ tồn tại và chống nhà cầmquyền cấp cao thôi chưa đủ Báo chí phải đấu tranh chống lại viên hiến binhnày, viên công tố này, viên tổng đốc này [ ] Nhiệm vụ đầu tiên của báo chíhiện nay là: Phá hủy toàn bộ những cơ sở của chế độ chính trị hiện tồn"(1)

Từ trước đến nay, Tự do nói chung và Tự do Báo chí nói riêng vẫn luôn

là vấn đề khiến nhiều người quan tâm Nó luôn là một vấn đề nóng hổi và vôcùng quan trọng Chọn đề tài " Tự Báo chí ở Việt Nam, Lý luận và thực tiễn"làm đề tài như một cách đưa quan điểm của các nhà nghiên cứu Tự do Báo chíđến với bạn đọc, đồng thời thể hiện quan điểm của bản thân về vấn đề vôcùng nhạy cảm và nóng bỏng này Thông qua việc nghiên cứu Tự do Báo chí

ở Việt Nam sẽ gián tiếp giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về tính khoa học, tínhcách mạng của báo chí và nguyên nhân thắng lợi của sự nghiệp cách mạngnước ta Đồng thời giúp chúng ta rút ra được những bài học kinh nghiệm qúybáu trong việc Đảng lãnh đạo xây dựng báo chí cách mạng, cũng như trongcông cuộc bảo vệ và phát triển đất nước hiện nay với một nền báo chí lấy chủnghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội làm ánh sáng chỉ đường, lấy mục đíchgiải phóng dân tộc, tự do, hạnh phúc của nhân dân, sự giàu mạnh, phồn vinhcủa đất nước làm lý tưởng phấn đấu

1(1) C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tập 6, Tr 316 - 317

Trang 2

Vì những lý do trên, em xin phép được chọn đề tài " Tự do Báo chí ởViệt Nam Lý luận và thực tiễn".

2 Mục đích nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những chủ trương của Đảng vàNhà nước ta trong vấn đề Tự do Báo chí Thông qua đó rút ra được những bàihọc kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển báo chí không chỉ trong sựnghiệp cách mạng mà trong cả thời đại mới ngày nay Giúp những người hoạtđộng trong lĩnh vực Báo chí nắm được rõ những vấn đề mà mình được phéphay không được phép đề cập đến, hay cho công chúng nhận thấy được mặttích cực hay hạn chế trong vấn đề Tự do Báo chí ở nước ta thời kì hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Một là:Nghiên cứu Tự do Báo chí để thấy được chủ trương, đường lốihoạt động của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề Tự do Báo chí

Hai là: Nghiên cứu Tự do Báo chí để làm rõ những quan niệm về Tự doBáo chí trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Ba là: Nghiên cứu Tự do Báo chí để thấy được sự khác biệt giữa cácnước XHCN và các nước Tư bản về Tự do báo chí

Bốn là: Cho công chúng thấy rõ được vấn đề Tự do Báo chí ở Việt Namtrên cả lý luận và thực tiễn

4 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở quán triệt và vận dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử vàchủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin, sử dụng phươngpháp luận trong nghiên cứu và tìm hiểu những chủ trương, nghị quyết củaĐảng ta về các văn kiện cũng như Luật về Tự do Báo chí Tiểu luận còn sửdụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic, phương pháp quan sát, nhằmlàm rõ công tác trong Báo chí nói chung và Tự do Báo chí nói riêng của Đảng

và Nhà nước ta

5 Kết cấu đề tài

Trang 3

A Mở đầu

B Nội dung

Chương 1: Các quan niệm về Tự do

Chương 2: Các quan niệm về Tự do Báo chí

Trang 4

Chương 1 Các quan niệm về Tự do

Tự do là một vấn đề được rất nhiều cá nhân và tập thể quan tâm kể cảthời kì trước và thời kì sau Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng córất nhiều quan niệm về tự do Mỗi cá nhân đưa ra một quan niệm tự do choriêng mình như một cách thể hiện quan điểm, cái nhìn khách quan của bảnthân về tự do Và sau đây chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu một số quan niệm về

Tự do

1.1 Quan niệm về Tự do của Cac Mac:

" Không nên bàn đến có hay không không có Tự do Tự do bao giờcũng có, vấn đề là Tự do cho ai và Tự do để làm gì "

1.2 Quan niệm về Tự do của G P.Xáctơrơ

G P.Xáctơrơ là một trong những nhà triết học hiện sinh lớn của phươngTây thế kỷ XXTrong quan niệm của Gi.P.Xáctơrơ, tự do của con người là tự

do cá nhân Dưới ánh sáng của cái Tôi ý thức, con người gạt bỏ tất cả nhữngtác động của yếu tố ngoại cảnh cùng sự “can thiệp” của Thiên Chúa Trên thếgiới chỉ còn lại con người đối diện với chính mình, con người không bị ràngbuộc bởi bất cứ cái gì và khi đó, con người được quyền tự do lựa chọn, tự dosáng tạo theo cách riêng của mình Trong vở kịch Ruồi, trước mệnh lệnh củaJupiter bắt con người phải phục tùng, Oreste khẳng khái đáp: “Không cầnngài tạo dựng, tôi là một người tự do… Ngay khi ngài tạo dựng tôi xong thìtôi đã không phụ thuộc vào Ngài nữa rồi… Trên đời này chẳng có gì, chẳng

có thiện, chẳng có ác, chẳng ai ra lệnh cho tôi cả Tôi sẽ không theo luật củaNgài và chỉ có một luật là luật của tôi Vì tôi là một người, hỡi Jupiter, và mỗingười phải tìm con đường riêng của mình” Trong Chủ nghĩa hiện sinh là mộtchủ nghĩa nhân đạo, Xáctơrơ viết: “Thật vậy, ta sẽ được phép làm tất cả nếukhông có Thiên Chúa Và do đó, con người sẽ bị bơ vơ trơ trọi, vì không tìmthấy ở nội tâm hoặc ở bên ngoài một cái gì khả dĩ bấu víu vào Trước hết, conngười sẽ không tìm được một lời bào chữa nào cả Quả vậy, nếu hiện hữu có

Trang 5

trước yếu tính, ta sẽ không bao giờ giải thích được gì cả bằng cách quy chiếuviệc ấy với một bản tính nhân loại đã có đấy, và đã được cô đọng lại Nói cáchkhác, không thể có một định mệnh thuyết, con người được tự do, con người là

sự tự do”

1.3 Quan niệm về Tự do của các cá nhân tại Việt Nam.

PGS.TS Nguyễn Văn Dững cho rằng: " Tự do chính là nguyện vọng,mong muốn và năng lực của con người mong muốn vươn ra khám phá, chinhphục cái tất yếu - những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy

Kết luận: Có rất nhiều quan niệm về tự do, tuy nhiên cơ bản là mỗingười đều nói đến tự do là mô tả tình trạng khi một cá nhân có thể có khảnăng hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình Bản thânmỗi người có cách suy nghĩ khác nhau, nên có những quan niệm về tự dokhác nhau

Trang 6

Chương 2: Các quan niệm về Tự do Báo chí

2.1 Các quan niệm về Tự do Báo chí

Tự do báo chí hay tự do thông tin là một trong những quyền căn bản

nhất của con người, được hầu hết các quốc gia công nhận bằng văn bản luật,thậm chí Hiến pháp Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cũng đề cập

và công nhận quyền tự do này của mỗi công dân Tuy nhiên, việc thực hiệnquyền tự do báo chí ở mỗi quốc gia có thực giả và mức độ hoàn toàn khácnhau

Tự do báo chí là mục tiêu phấn đấu của con người nhằm giành chomình quyền được thông tin, trao đổi, giao tiếp, thể hiện ý chí và nguyện vọngcủa con người một cách công khai qua các phương tiện thông tin đại chúng

Tự do báo chí là quyền lợi chính đáng mà con người phải được hưởng

Tự do báo chí là quan niệm về trạng thái của báo chí trong mối quan

hệ với các yếu tố quy định và chi phối báo chí Theo nghĩa thông thường, tự

do báo chí được hiểu là thoát ly mọi sự ràng buộc, mọi sự hạn chế, mọi sựcấm đoán đối với báo chí

Hoạt động báo chí là hoạt động của con người Khi xã hội còn phânchia thành các giai cấp, các dân tộc, các nhóm xã hội , còn tồn tại những lợiích khác nhau, thậm chí là đối kháng thì không thể có tự do báo chí hoàn toàn,

tự do như nhau cho mọi giai cấp, mọi lực lượng mà chỉ có thể có tự do báochí cho giai cấp, lực lượng này và hạn chế tự do đối với giai cấp, lựclượng khác, hoặc mức độ tự do báo chí ở từng xã hội cụ thể, vào những giaiđoạn cụ thể, cho từng giai cấp, lực lượng cụ thể có thể ít, nhiều, rộng, hẹp khác nhau tùy thuộc vào tình hình chính trị cụ thể và tương quan lực lượngcủa các giai cấp cụ thể mà thôi Bởi vậy, tự do báo chí và tự do hoạt động báochí là thuật ngữ mang tính lịch sử

Trang 7

2.2 Quan niệm về Tự do Báo chí của giai cấp Tư sản

2.2.1 Theo Clement Asante: Trong cuốn " Tự do báo chí và phát triển

", Clement Asante quan niệm " tự do báo chí là không chịu sự kiểm soát củachính phủ; có quyền tự trị; và hoạt động như là cơ quan quyền lực thứ tư đểkiểm soát ba nhánh quyền lực khác trong Nhà nước" Tương tự, GS JohnC.Merill (Khoa Báo chí Đại học Missouri, Mỹ) cũng cho rằng, " nền báo chí

tự do phải có quyền tự trị, không chịu bất kỳ sự tác động hay chi phối từ bênngoài" Sau này, Merill và GS TS Everette E Dennis đã cũng định nghĩa tự

do báo chí là " quyền truyền đạt ý kiến, quan điểm và thông tin bằng chữ in

mà không chịu bất kỳ sự kiềm chế nào từ chính phủ" Thật ra đấy chỉ lànhững mong moie cảu giới báo chí

2.2.2 Theo David H Weaver (Khoa Báo chí, Đại học Indiana, Mỹ)định nghĩa tự do báo chí theo 3 cách khác nhau: (1) Tự do báo chí là không cóbất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ đối với truyền thông; (2) Tự do báo chí

là không có sự can thiệp nào của chính phủ và các thế lực khác đối với truyềnthông; (3) Báo chí không những không chịu sự can thiệp từ bên ngoài mà còn

có những điều kiện cần thiết để truyền đạt ý kiến và quan điểm tới đông đảocông chúng

2.2.3 Theo Ủy ban Hutchins: " Một nền báo chí do được giải phóngkhỏi mọi sự cưỡng bức từ bất cứ lực lượng nào, chính phủ hay xã hội, bêntrong hay bên ngoài Một nền báo chí tự do được phép bày tỏ quan điểm trênmọi phương diện Đó là báo chí tự do cho tất cả mọi người có điều gì đó cầnphải nói cho công chúng Một nền báo chí tự do được tôn trọng khi các ý kiềnđáng để công chúng lắng nghe sẽ được công chúng lắng nghe"

2.3 Quan niệm tự do báo chí của giai cấp vô sản

Cũng tương tự như giai cấp tư sản, giai cấp vô sản có quan niệm về tự

do báo chí tương tự như vậy Giai cấp vô sản cho rằng tự do báo chí là các cơquan chủ thể của báo chí, các nhà báo không bị bất cứ thế lực nào cưỡng chế,

và họ có quyền nói lên những vấn đề trong sự cho phép Lênin xác định rõ:

Trang 8

dưới chế độ XHCN, để có tự do báo chí phải giải phóng báo chí khỏi nhữnghạn chế để báo chí thể hiện đầy đủ nhất bản chất lịch sử của thuật ngữ này:giải phóng báo chí khỏi những hạn chế của luật pháp tư sản, khỏi chế độ kiểmduyệt của Nhà nước tư sản, khỏi sự thống trị về mặt kinh tế của các ông chủ

tư bản, khỏi những con người coi tự do là tự do chà đạp, bóc lột người khác,khỏi tự do bán tài năng của nhà báo cho các ông chủ tư bản Giải phóng báochí khỏi những hạn chế đó mở ra con đường thực hiện đầy đủ và trực tiếp bảnchất của tự do báo chí

Kết luận: Như vậy quan niệm về tự do báo chí của giai cấp tư sản và giai cấp

vô sản là giống nhau, tuy nhiên rất khác nhau về cách áp dụng, thực hiện.Chúng ta sẽ biết rõ thêm ở những mục tiếp theo

Trang 9

Chương 3: Lý luận

3.1 Tự do báo chí của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản

Giai cấp tư sản: V.I Lênin từng chỉ ra rằng: " Trong xã hội tư sản, " tự

do báo chí" tức là tự do chọn bọn giàu có dùng hàng triệu bản báo chí để lừabịp, làm đồi trụy và phỉnh phờ một cách có hệ thống và không ngừng nhữngquần chúng nhân dân bị bóc lột, bị áp bức, những người nghèo khổ '

Dưới chiêu bài " tự do báo chí", giai cấp tư sản thế giới đã tăng cườngsức mạnh của mình bằng cách mua chuộc các cây bút, tổ chức đài phát thanh,truyền hình, các phương tiện hiện đại để xuyên tạc sự thật, vu cáo đốiphương, đàn áp khống chế dư luận, tìm cách lừa phỉnh, mê hoặc nhằm đổitrắng thay đen một cách tráo trở Bên cạnh việc sử dụng sức mạnh của đồngtiền làm các việc trên, chúng còn sử dụng cả " bàn tay sắt " như luật pháp,kiểm duyệt, lực lượng cảnh sát để chèn áp, đàn áp và thủ tiêu các tờ báo, cáccây bút có khuynh hướng đối lập khi xét ra không có lợi cho sự thống trị củachúng

Trong xã hội còn có đấu tranh giai cấp, báo chí luôn bị chi phối bởicuộc đấu tranh giai cấp, mức độ và phạm vi tự do báo chí trong các xã hội đócòn tùy thuộc ở mức độ tương quan lực lượng giữa các giai cấp, các tầng lớp

có lợi ích chính trị hoặc kinh tế khác nhau

Trong xã hội có giai cấp thì tư tưởng thống trị xã hội bao giờ cũng là tưtưởng cảu giai cấp thống trị Vì vậy, trong xã hội tư sản, tư tưởng tư sản là tưtưởng thống trị xã hội Báo chí tư sản là công cụ đắc lực để bảo vệ, truyền bá,phổ biến tư tưởng tư sản, bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản Đó cũng là điềuhiển nhiên Chúng ta không nên ảo tưởng rằng giai cấp tư sản đem lại tự dobáo chí cho cá giai cấp đối địch, nhất là giai cấp vô sản và nhân dân lao động.Thực chất, thứ tự do mà giai cấp tư sản ra sức tô vẽ, coi như đặc ân ban phátcho toàn xã hội chỉ là những liều thuốc mê để lôi kéo những người nhẹ dạ,

Trang 10

những người nông nổi, thiếu sự tỉnh táo về mặt chính trị Làm như vậy, giaicấp tư sản dễ bề thống trị.

Trong khi giai cấp tư sản rêu rao về tự do báo chí, thậm chí là tự dotuyệt đối, tự do rộng rãi đối với xã hội thì luật lệ tư sản về báo chí không kém

sự hà khắc, chế độ kiểm duyệt ngày càng ngặt nghèo và điều quan trọng nhất

và cũng là cơ bản nhất là các tòa soạn, các nhà in, các xưởng giấy đều nằmgọn trong tay giai cấp tư sản Hơn thế nữa, các chủ báo sẵn sàng bỏ tiền ramua các phương tiện hiện đại nhất, các cây bút tài ba để phục vụ chúng.Những cây bút bị mua chuộc đó có khi không biết mình đã bán mình cho giaicấp tư sản mà anh ta lại cứ tưởng mình được tự do ngôn luận Về thực chất,những cây bút đó chỉ là những tên lính đánh thuê trên mặt trận chính trị tưtưởng, là những tên bồi bút cho các ông chủ báo thuộc giai cấp tư sản

Điều chắc chắn rằng các ông chủ báo tư sản không bao giờ cho phép ai

đó viết bài, đăng tin về sự thật mà làm hại đến lợi ích của chỉnh thể tư sản.Ngoài sự đảm bảo về mặt tài chính, với mục đích kiếm lời chúng khuyếnkhích đưa tin giật gân, vô trách nhiệm, nhất là các tin thất thiệt, kể cả vu cáo,cốt sao cho báo bán chạy, thu nhiều lãi Vì hoạt động báo chí đối với giai cấp

tư sản còn là nguồn lợi kinh doanh không nhỏ

Trên thực tế, trong xã hội tư sản, các khuynh hướng báo chí cách mạng,tiến bộ hầu như không được lan truyền Không ít các tờ báo của các đảng pháichính trị đối lập bị cấm đoán, nhiều nhà báo cách mạng bị bỏ tù Như vậy sao

có thể gọi là tự do báo chi được? Có chăng đó là báo chí tư sản tự do che đậytội ác, lập lờ trắng đen, lừa bịp công chúng

Giai cấp vô sản: Ngày nay, giai cấp vô sản đã trở thành lực lượng

chính trị hùng mạnh, đang là lực lượn đại diện cho xu hướng chính trị tiến bộnhất của loài người, họ không thể để cho giai cấp tư sản lừa phỉnh công chúngmãi được

Giai cấp vô sản và quần chúng cách mạng mong muốn rằng sau khithoát khỏi sự trói buộc của chế độ nông nô, chế độ phong kiến rồi thì cũng

Trang 11

không muoonsvaf không thể làm tù binh cho bọn con buôn tư sản về lĩnh vựsách báo.

Lênin chỉ ra rằng: " Chúng ta (giai cấp công nhân và nhân dân laodộng) muốn và sẽ tạo ra nên tự do sách báo, tự do không những theo cái nghĩathoát khỏi sự áp bức của cảnh sát mà cong tự do với ý nghĩa thoát khỏi tư bản,thoát khỏi chủ nghĩa đầu cơ, danh vị, không những như vậy, mà đồng thời còn

tự do với ý nghĩa thoát khỏi chủ nghĩa cá nhân vô chính phủ của giai cấp tưsản "

Trong tạp chí quốc tế cộng sản số 5 năm 1919 Lê nin đã từng lưu ýnhững người cộng sản rằng: " Bọn triệu phú và tỉ phú không bao giờ dùng đàiphát thanh, báo chí của chúng và chính phủ của chúng một cách vô ích cả.Như vậy có nghĩa là giai cấp tư sản quốc tế chẳng dại gì sử dụng báo chí đểlàm lợi cho trào cách mạng của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới

Ví dụ, Mỹ lập đài phát thanh HôXê MacTi hướng vào Cuba, lập đàiChâu âu tự do, Châu Á tự do đâu phải vì lợi ích của nhân dân các khu vực đó,

mà vì mục đích chống phá cách mạng mà thôi

Tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do sáng tác là quyền lợi thiêng liêngcủa những người cầm bút Cái quyền đó không ai ban phát hoặc mua bánđược, mà phải từ những người cầm bút cùng nhân dân đấu tranh để giành lấy

Ý nghĩa cao cả của quyền tự do đó là ở chỗ họ hướng sự phục vụ của mìnhvào lợi ích của nhân dân lao động, và sự tiến bộ, giả phóng con người khỏimọi sự áp bức và sự lệ thuộc của giai cấp tư sản

Nếu chúng ta nhận thức rằng tự do báo chí của một xã hội phải là sựđảm bảo đầy đủ quyền thu nhận, trao đổi, truyền bá thông tin, quyền bày tỏnguyện vọng, ý chí một cách dân chủ đối với mọi thành viên trong xã hội, baogồm cả quyền sáng tạo của từng cá nhân vì lợi ích chung của toàn xã hội thì

rõ ràng rằng xã hội tư bản chưa hề có tự do báo chí như vậy

Về thực chất, nền báo chí tự do hay quyền tự do báo chí của con ngườikhông hề bao hàm ý nghĩa hám danh hám lợi, không chứa đựng đầu óc vị kỉ,

Trang 12

cơ hội mà là sự tự giác cống hieenstaif anwng, cung cấp thông tin phục vụ lợiích của đa số thành viên trong xã hội Đó là một nền báo chí tự do truyền bá,phổ biến những kinh nghiệm hay, cung cấp những tri thức lành mạnh, trao đổinhững ý kiến trung thực và xây dựng Nền báo chí đó mất đi tính chất lừa đảo,bịp bợm, dối trá, như đang xảy ra trong xã hội tư bản.

Giai cấp vô sản cần phấn đấu xây dựng một nền tự do báo chí với ýnghĩa của chính từ này Đó là tự do hoạt động báo chí vì lợi ích của đại đa sốnhân dân lao động Nền tự do báo chí đó đem lại cho các nhà báo quyền hànhnghề, quyền cống hiến phục vụ độc giả, quyền sáng tạo theo đúng lương tâm

và trách nhiệm của người làm báo chân chính, vì sự tiến bộ của toàn xã hội vàhạnh phúc của nhân dân Đương nhiên quyền tự do báo chí của người làm báochân chinhskhoong phải là sự tùy tiện muốn viết gì thì viết hoặc viết như thếnào thì viết, mà là trách nhiệm trước xã hội của họ, sự giác ngộ chính trị của

họ, quan điểm giai cấp của họ sẽ chi phối hành vi và hoạt động báo chí của

họ Họ viết gì, viết như thế nào, viết cho ai đọc, đều làm với ý đồ trong sáng,động cơ xây dựng, quan điểm phục vụ đầy đủ, đúng với lương tâm và tráchnhiệm của người làm báo của nhân dân lao động Người làm báo chân chính

là người biết hướng ngỏi bút vào mục đích cao cả của xã hội, sử dụng quyền

tự do báo chí một cách hiệu quả nhất và biết tự bảo vệ danh dự của mìnhtrước độc giả Khác với những người làm báo chạy theo danh lợi và đồng tiền,

kẻ nô lệ của túi tiền bọn tư bản, người làm báo chân chính dám hy sinh mìnhcho việc bảo vệ chân lý và sự tiền bộ chung

Nền tự do báo chí mà giai cấp vô sản cần xây dựng, đo là quyền tự dotiếp nhận và truyền bá, phản ánh các nguồn thông tin theo hướng tiến bộ vàxây dựng cho mọi thành viên trong xã hội Trong thời kỳ quá độ đi lên chủnghĩa xã hội, khi các giai cấp đang tồn tại thì việc phấn đấu cho một nền tự dobáo chí theo quá trình của giai cấp vô sản tuyệt nhiên không dễ dàng

Trang 13

Ở các nước đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, một mặt phải khắc phụctàn dư, các lề thói cũ cảu xã hội tư sản, mặt khác phải xây dựng được cácchuẩn mực cần thiết cho nền tự do báo chí dưới chế độ mới.

Đối với các nhà báo cũng như toàn xã hội, không phải có thể khắc phụcngay và khắc phục hết các nhận thức, các định kiến về tự do báo chí theo kiểu

tư sản, có nghĩa là thứ tự do vô chính phủ, tự do tuyệt đối cực đoan, tự dotheo kiểu hình thức vẫn còn đè nặng ở một số người

Về vấn đề này, Lê nin đã từng viết những lời chế diễu những người đólà: Ngài là nhà văn, nhà báo, liệu ngài có thoát khỏi tên tư bản làm nghề xuấtbản sách báo để tự do được không? Ngài có tự thoát khỏi công chúng tư sảnđòi ngài vẽ những cảnh khiêu dâm trong các tác phẩm miêu tả các kiểu mãidâm để bổ sung cho cái nghệ thuật " sân khấu thiêng liêng "được không?

Nền báo chí xã hội chủ nghĩa đảm bảo quyền ự do thực hiện sự cho mọicông dân trên cơ sở pháo luật, dân chủ và bình đẳng Người có tiền cũngkhông thể dùng tiền để chi phối, lũng đoạn báo chí và ngược lại, ngườikhoogn có tiền cũng không bị mất quyền tự do hưởng thụ và viết, truyền bábáo chí, quyền xuất bản, quyền phát hành báo chí Những sự vi phạm về Luậtbáo chí, xuất bản đều bị xử lí nghiêm minh, không có ngoại lệ với bất cứngười nào

Kết luận: Qua mục tìm hiểu tự do báo chí cảu gai cấp tư sản và giai cấp

vô sản nói trên, ta có thể nhận thấy rõ sự khác biệt cảu 2 giai cấp này Giai cấp

tư sản luôn muốn báo chí phục vụ lợi ích cho mình, bởi vậy chúng thực hiện

tự do báo chí theo kiểu hình thức, có nghĩa là bề ngoài thì công bố nhân dân

có thể thực hiện tự do báo chí ở mọi thời điểm, mọi không gian, nhưng bêntrong lại ngấm ngầm điều khiển các phương tiện truyền thông đi theo conđường phục vụ lợi ích cho họ Còn giai cấp vô sản thì khác, họ đặt mục tiêulấy lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, hoạt động tự do báo chí đúng nghĩa vàđúng bản chất, không lôi kéo giới truyền thông vào các phi vụ có mưu đồ bấtchính nhằm phục vụ cho lợi ích của họ và Việt Nam đang đi theo con đường

Trang 14

như vây, thực hiện tự do báo chí một cách công khai minh bạch, phục vụ lợiích toàn dân chứ không phải phục vụ lợi ích của giai cấp cầm quyền.

3.2: Tự do báo chí ở Việt Nam

3.2.1 Tự do báo chí thời kỳ trước cách mạng Tháng tám:

Nước ta chia làm 3 kỳ với các chế độ chính trị khác nhau, nhưng có thểkhái quát phân ra các giai đoạn sau:

- Giai đoạn đầu: từ khởi thủy (4/1865 với tờ Gia Định Báo) đến năm

1927, báo chí Việt nam hoạt động theo quy chế của luật báo chí 1881 và 1888của Pháp Điều kiện ra báo rất đơn giản: người có quốc tịch Pháp (và càng dễnếu làm chung với người Pháp - chỉ sau 24 giờ là có phép) Sau này, khi tờPhan Yên Báo (ra đời năm 1868) đăng bài có tính chất chống đối nhà cầmquyền thực dân nên bị thu hồi giấy phép, và chính quyền còn ban hành Sắclệnh ngày 30/12/1898 quy định mọi tờ báo (trừ báo tiếng Pháp) đều phải cógiấy phép do người Pháp đứng tên

- Giai đoạn 2: mở đầu bằng bộ Luật báo chí năm 1927 Phong trào yêu

nước và dân chủ lên cao vào những năm 1925 - 1926; báo chí phát triển mạnh

ở Bắc kỳ Bộ luật này với nhiều điều khoản quy định khá chi tiết: Bắc vàTrung kỳ muốn ra báo phải có Quyết định của Phủ Toàn quyền, riêng Trung

kỳ còn phải được sự đồng ý của Triều đình Trong bộ luật này lần đầu tiênquy định rất khắt khe và chi tiết việc kiểm duyệt nội dung báo chí xuất bản,đặc biệt là đối với những tư tưởng tiến bộ và cách mạng Chế độ thưởng phạt

đối với báo chí cũng rất ngặt nghèo: phạt tiền, bồi thường, ngồi tù (Tờ "Le Nhà Quê" của Nguyễn Khánh Toàn ra tại Sài gòn chỉ xuất bản được 1 số ngày

11/12/1926 thì bị đình bản và thu giấy phép Chủ nhiệm Nguyễn Khánh Toàn,Giám đốc Nguyễn Văn Chất, Quản lý Phạm Văn Duyệt bị bắt)

Do thắng lợi của mặt trận Bình dân Pháp, ngày 1/1/1935 Toàn quyềnPháp ký Sắc lệnh hủy bỏ chế độ kiểm duyệt báo chí, công nhận tính hợp phápcủa người Việt nam khi xin phép ra báo Nhưng vin cớ điều kiện chiến tranh,ngày 26/9/1939 Chính phủ Pháp ban bố sắc lệnh đặt Đảng cộng sản và những

Trang 15

đảng phái chính trị theo xu hướng cộng sản ra ngoài vòng pháp luật; lập lạichế độ kiểm duyệt, thậm chí còn kiểm duyệt khắt khe hơn trước cả đối vớibáo chí tiếng Việt, cả đối với báo chí tiếng Pháp Sắc lệnh này cũng quy định

xử phạt nặng những vi phạm; quy định ngặt ngèo đối với những điều kiện rabáo, đóng cửa, thu giấy phép

3.2.2 Tự do báo chí thời kì sau cách mạng Tháng Tám

- Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt nam dân chủ cộng hòa

ra đời Mặc dù phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, Chính Phủ khôngnhững không tìm cách xiết chặt báo chí, mà ngược lại còn ban hành các vănbản mở rộng quyền tự do dân chủ của báo chí, kể cả báo chí của các phe pháichính trị đối lập Ngày 10/10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh về việc

duy trì tạm thời các luật lệ hiện hành nhưng nêu rõ: "Những điều khoản trong các luật cũ được tạm thời giữ lại do Sắc lệnh này, chỉ thi hành khi nó không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt nam và Chính phủ dân chủ cộng hòa".

- Năm 1954 miền Bắc được hoàn toàn giải phóng Ngày 14/12/1956,Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 282-SL, sau đó khi Quốc hội thông qua trởthành Luật số 100/SL-L-02 ngày 20/5/1957 quy định đảm bảo quyền tự dongôn luận của nhân dân trên báo chí và ngăn cấm những kẻ lợi dụng quyền ấy

để làm phương hại đến công cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất, độc lập

và dân chủ của nước nhà Sắc lệnh cũng quy định tất cả báo chí đều đượchưởng quyền tự do ngôn luận, không phải kiểm duyệt trước khi in

- Trong khi đó ở miền Nam, sau khi hất cẳng Bảo Đại, Ngô Đình Diệmlên làm Tổng thống Ngày 19/12/1956 Tổng thống Ngô Đình Diệm ký Sắclệnh 23/TTP hủy bỏ chế độ kiểm duyệt đối với báo chí Thực chất của Sắclệnh này chỉ đưa ra các điều khoản chung chung, mơ hồ để dễ buộc tội Trênthực tế, chính quyền đã sử dụng mọi biện pháp để o ép báo chí, kể cả nhữngbiện pháp kinh tế hay những biện pháp côn đồ, khủng bố, nhất là đối với báochí đối lập Sau khi lật đổ Ngô Đình Diệm, tình hình chính trường rối ren,

Trang 16

ngày 7/6/1964 Nguyễn Khánh ký Sắc lệnh 18/64 quy định các biện pháp đốivới báo chí trong tình trạng khẩn cấp: thi hành biện pháp kiểm duyệt cấm tàngtrữ và lưu hành các ấn phẩm có hại cho nền an ninh công cộng Biến cốMậu Thân (1968) - chính quyền ban bố tình trạng khẩn cấp và thiết lập lại chế

độ kiểm duyệt Ngày 30/12/1969 ban hành Quy chế báo chí mới, nhưng đếnngày 4/8/1972 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lại ban hành Sắc lệnh số 007sửa đổi một số điều của Quy chế báo chí như: nâng mức ký quỹ của một số tờbáo lên 20 triệu đồng; đóng cửa những tờ báo vi phạm an ninh quốc gia đếnlần thứ 2; các vụ vi phạm của báo chí sẽ do Tòa án mặt trận xét xử

- Tháng 4/1975 chế độ Việt nam cộng hòa sụp đổ Năm 1976 thốngnhất đất nước Báo chí cả nước hoạt động theo Luật số 100/SL-L-02

- Ngày 28/12/1989 Quốc hội thông qua Luật Báo Chí và ngày 2/1/1990Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Luật Báo Chí nước CH XHCNViệt nam, thay thế Luật Báo Chí năm 1957 vừa trên cơ sở kế thừa nhữngnguyên tắc đúng đắn của Luật Báo Chí năm 1957, vừa bổ sung và hoàn thiệnmột bước luật pháp của nhà nước ta về báo chí

- Ngày 12/6/1999 Quốc hội thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điềucủa Luật Báo Chí năm 1989 nhằm hoàn thiện một bước Luật Báo Chí cho phùhợp với những yêu cầu của thực tiễn công cuộc đổi mới

Cùng với việc từng bước hoàn thiện hệ thống luật pháp, các văn bảndưới luật cũng được ban hành để hướng dẫn tổ chức thực hiện nhằm đưa LuậtBáo Chí vào cuộc sống Như vậy, những điều kiện cho tự do báo chí từngbước được xác lập và ngày càng hoàn thiện

3.3.3 Tự do báo chí trong điều kiện đổi mới của nước ta

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã xác lập quyền

tự do dân chủ đối với mọi công dân trong đó có quyền tự do báo chí, tự dongôn luận

Các văn kiện Đại hội các khóa VI, VII, VIII, IX của Đảng cộng sảnViệt Nam đã khẳng định các quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo báo chí, quyết định

Trang 17

đường lối, chủ trương và các biện pháp lớn đối với hoạt động báo chí trongđiều kiện đổi mới ở nước ta Trong các văn kiện đó đã xác định vai trò lãnhđạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đối với công tác báo chí, đồng thờiquy định trách nhiệm của cơ quan, cán bộ báo chí và quyền tham gia hoạtđộng báo chí của công dân

Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua ngày 28/12/1989 đã khẳng định nguyên tắc " Bảo đảm quyền tự

do báo chí, quyền tự do ngôn luận báo chí của công dân, phù hợp với lợi íchcủa chủ nghĩa xã hội và của nhân dân" Các văn bản dưới luật cảu Nhà nướcnhư nghị định, chỉ thị, thông tư của chính phủ, các bộ và các liên bộ hữu quan

đã cụ thể hóa các chính sách, chế độ, quyền tự do báo chí, trách nhiệm xã hộicảu cơ quan báo chí và người làm báo

Như vậy vấn đề tự do báo chí ở nước ta không chỉ được khẳng định vềmặt quan điểm, tư tưởng mà còn được xác lập bằng những cơ sở cần thiết đểbảo đảm quyền tự do báo chí trong toàn xã hội Đảng và Nhà nước ta xuấtphát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về tự do báo chí và hoàn cảnh đấtnước đang trong thời kì quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội để hình thành cácđường lối, chủ trương, chính sách để lãnh đạo công tác báo chí

Trong điều kiện mới, Đảng và Nhà nước ta cho rằng phải phát huy dânchủ, cơ sở cho mọi lĩnh vực, sử dụng báo chí như công cụ có hiệu lực để pháthuy quyền dân chủ đó Như vậy là quyền tự do báo chí trong xã hội cần được

mở rộng nhằm đẩy mạnh thông tin nhiều chiểu với nội dung phong phú và đadạng, phát huy trí tuệ của nhân dân phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước

Nền tự do báo chí mà chúng ta thực hiện không phải là thứ tự do vô hạn

độ, tự do vô chính phủ mà là nền tự do trong khuôn khổ cảu pháp luật, củaNhà nước xã hội chủ nghĩa Luật pháp sẽ bảo vệ quyền tự do hoạt động báochí vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, đáp ứng yêu cầu của công cuộcđổi mới và khuyến khích phục vụ các yêu cầu của nhân dân lao động Songsong với việc khuyến khích đó, Luật pháp ngăn cấm các hoạt động báo chí

Trang 18

làm phương hại đến quyền lãnh đạo xã hội của Đảng, nhà nước và lợi ích củanhân dân Chúng ta hạn chế quyền tự do báo chí đối với các phần tử vàkhuynh hướng báo chí phản động, nhất là những kẻ lợi dụng đổi mới, lợidụng mở rộng tự do báo chí để viết bài đả kích, xuyên tạc gây hoang mangtrong dư luận Có một số người cho rằng như vậy là không có tự do báo chí.Đúng, chúng ta không có tự do báo chí đối với những kẻ phá hoại công cuộcxây dựng xã hội chủ nghĩa, gây mất ổn định chính trị trong nước, nhưng bảođảm quyền tự do viết báo, đăng báo, mua báo, đọc báo cho mọi người dânđang phấn đấu xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Nền tự do báo chí màchúng ta bảo vệ và thực hiện là nền tự do phù hợp với sự vận động tất yếu củalịch sử

Sự khác nhau cơ bản giữa nền báo chí xã hội chủ nghĩa với bào chí tưsản không phải về mặt hình thức tờ báo, cách đăng tin bài, các hoạt độngmang tính nghiệp vụ mà chính là ở mục đích và phương hướng hoạt động báochí của chúng ta hoạt động vì mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, vì lợi íchcủa đa số nhân dân Báo chí tư sản có mục đích hoàn toàn không giống với ta

mà vì lợi ích riêng của họ Hoạt động báo chí của ta phù hợp với quy luật vẫnđộng cảu lịch sử, là nhằm xây dựng một xã hội mới, tự do dân chủ, mọi ngườiđều có quyền sống hạnh phúc và công bằng Còn hoạt động báo chí tư sảnnhằm duy trì, kéo dài chế độ bóc lột để đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản

Nền tự do báo chí chúng ta đang xây dựng và thực hiện là sự tự do sửdụng báo chí như một công cụ cảu toàn xã hội để thông tin, trao đổi, cổ vũnhau thực hiện các mục tiêu đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa Ai aicũng có quyền viết báo, đọc báo, muc báo, có quyền trao đổi, phê bình, đónggóp trên báo Báo chí thực sự trở thành diễn đàn của quần chúng, quyền tự dobáo chí ngày càng được phát huy

Nền tự do báo chí củachúng ta được hình thành và xây dựng trên cơ sở

có sự thống nhất về chính trị trên phạm vi toàn xã hội là cơ bản Trong xã hội

Trang 19

tuy có sự khác nhau về lợi ích kinh tế nhưng có sự thống nhất về mục tiêuchính trị.

Ngày nay, trước yêu cầu cảu sự nghiệp đổi mới, Đảng ta ngày càngquan tâm đến hoạt động báo chí, vì báo chí có khả năng góp phần tích cực vào

sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội

Nền tự do báo chí của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta phấn đấu xây dựng

là sự tự do cho người có cùng mục tiêu, cùng chí hướng để làm cho dân giàunước mạnh, đoàn kết và nhân ái theo nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội Nền tự

do báo chí đó tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của báo chí vô sản là tôn trọng

sự thật, tôn trọng quyền lợi chính đáng của con người, bảo vệ sự công bằng xãhội, chống lại mọi tư tưởng và khuynh hướng có hại cho sự nghiệp đổi mớitheo mục tiêu xã hội chủ nghĩa

Để đảm bảo nền tự do báo chí trong điều kiện đổi mới, một mặt chúng

ta tuân thủ triệt để luật pháp, mặt khác chúng ta ngăn ngừa các hiện tượng vụlợi, thương mại hóa trong hoạt động báo chí Với ý thức báo chí là món ăntinh thần lành mạnh của xã hội nên xã hội phải có trách nhiệm xây dựng sựlành mạnh cho hoạt động báo chí bằng cách tạo thành dư luận xã hội với các

tờ báo có nội dung tốt, hoặc nội dung có hại

Bên cạnh đó, trong công cuộc đổi mới, chúng ta mở rộng các quan hệkinh tế quốc dân và có sự giao lưu văn hóa thông tin báo chí với các nước, cónhiều nguồn tin có thể xâm nhập vào nước ta Đương nhiên, chúng ta khôngthể ngăn cấm bằng biện pháp mệnh lệnh chính đối vowissuwj tràn ngập thôngtin, kể cả các kênh thông tin công khai hoặc lén lút Điều quan trọng là dòngbáo chí chính thống của chúng ta ngoài sự phê phán, phan tích ra còn phải có

sự hướng dẫn xư lí các nguồn thông tin không chính xác đó Muốn vậy báochistrong giai đoạn đổi mới phải vươn lên mạnh mẽ để dùng các nguồn thôngtin xây dựng lành mạnh đủ sức chiếm lĩnh và hướng dẫn dư luận xã hội, hạnchế các nọc độc thông tin từ bên ngoài

Trang 20

Cách làm báo theo kiểu hành chính, cửa quyền như thời bao cấp trướcđây không thể đáp ứng nhu cầu cảu xã hội về sự tự do báo chí trong điều kiệnđổi mới Xã hội đang cần nhiều thông tin, thông tin đa dạng, nhanh nhạy vàchính xác Trong bối cảnh bùng nổ thông tin với các phương tiện rất hiện đại,chúng ta không chỉ tăng cường điều kiện vật chất, đổi mới cung cách hoạtđộng mà còn có một đội ngũ mạnh cả về quan điểm tư tưởng và nghiệp vụbáo chí.

Tự do báo chí là bộ phận quan trọng của quyền con người, là sự pháttriển tự nhiên cần thiết của cuộc sống

Tự do báo chí phát triển gắn với các điều kiện xã hội tât yếu khác nhau.Quan niệm về tự do báo chí tuyệt đối, tự do báo chí thuần túy trong xã hội còn

có đấu tranh giai cấp là điều ảo tưởng và phi lí Mức độ tự do báo chí phải tùythuộc vào các điều kiện lịch sử cụ thể, vì vậy tự do báo chí có thể cho một sốngười thì hạn chế tự do báo chí với một số người khác Chỉ có chế độ xã hộichủ nghĩa mới tạo nền tự do báo chí cho đại bộ phận nhân dân lao động vàhạn chế tự do đối với thiểu số người chống đối nhân dân

3.3 Luật báo chí

CHƯƠNG II QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ, QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN TRÊN BÁO

CHÍ CỦA CÔNG DÂN

Điều 4

Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân

Công dân có quyền:

1 Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thếgiới

Trang 21

2 Tiếp xúc, cung cấp thông tin co cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin,bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm soát của tổchức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin.

3 Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới

4 Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị,khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhànước, tổ chức xã hội và thành viên của tổ chức đó

Điều 5

Trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân

Cơ quan báo chí có trách nhiệm:

1 Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân; trong trường hợpkhông đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do

2 Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặctrên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến

Trang 22

Chương 4: Thực tiễn

Đầu tiên em xin đưa hai bài báo của nhà báo Phan Quang

4.1 Bài báo" Tự do Báo chí - Thực chất và huyền thoại"

Tự do là khát vọng của con người ở mọi thời đại Kể từ ngày con ngườitrở thành sinh vật có trí khôn, sống gắn bó trong cộng đồng, thì con ngườiluôn luôn khát khao tự do, không ngừng vươn tới Tự do Vì tự do của cộngđồng, của dân tộc, của cá nhân, con người ở trên mọi lục đại trong quá khứ,hiện tại cũng như tương lại, sẵn sàng xả thân để giữ gìn và bảo vệ nó

Tuy nhiên, quan niệm về tự do không phải thời nào cũng giống thờinào Con người thuộc những xã hội trình độ phát triển khác nhau, được nuôidưỡng bởi những nền văn minh dị biệt, đương nhiên phải có nhận thức vàmục tiêu không đồng nhất về tự do Mục tiêu tự do của con người thời côngnghiệp hóa xa lạ với khát vọng tự do của con người thời sống bằng hái lượm.Đòi hỏi tự do của dân châu Âu trong đêm dài trung cổ khác đòi hỏi tự do củadân châu Âu ngày nay Thê thiếp chủ nô hay cung tần phong kiến ước vọng tự

do luyến ái đâu có giống tự do luyến ái xã hội hiện đại, khi mà luật pháp một

số nước đồng tình sự xây dựng gia đình riêng giữa nam với nam hoắc giữa nữvới nữ, chẳng han

Tự do là một phạm trù mang tính lịch sử, không tách rời trình độ pháttriển Báo chí ra đời thời manh nha công nghiệp hóa - đến nay mới qua mộtchặng đường hết sức ngắn ngủi so với tồn tại ít nhất bảy mươi vạn năm củaloài người - càng gắn bó hơn với tính giai đoạn Quan niệm về tự do báo chí

do đó làm sao thời nào giống hệt thời nào Tự do là thành quả đấu tranhkhông phải phước lành Thượng đế ban, chia đều cho mọi người, đâu cũngnhư đâu

Chỉ là ngụy biện, lời khẳng định rằng trên đời chỉ có mỗi một khuônmẫu chung và duy nhất về tự do báo chí, cho dù con người đang sống ở haiquốc gia mà thu nhập bình quân chênh nhau đến cả trăm lần (300 so với

Trang 23

30.000 đôla/năm, thí dụ) Chẳng qua sự áp đặt thô bạo xuất phát từ động cơchính trị không minh bạch, khi số người nào đó lớn tiếng rêu rao và mạnh mẽđòi hỏi người khác thừa nhận " tự do không chia cắt " - hiểu nôm na là mọingười phải chấp nhận trọn vẹn và thực thi đầy đủ về quan niệm họ đề ra về tự

do báo chí nước nào không là y như họ sẽ bị kết kết tội vi phạm quyền ngônluận tối thiêng liêng Nền báo chí nào không dập theo khuôn mẫu ấy là nềnbáo chí bị nhà cầm quyền kiểm soát, ở đó dân chủ, nhân quyền chưa được tôntrọng, v.v Thạm chí nhà báo viết theo tiếng gọi của lương tri nhưng khônghợp khẩu vị của họ, họ không ngần ngại chụp ngay cho cái mũ " tự kiểmduyệt " (!?)

Nếu có ai đó quan niệm tự do báo chí là công khai bêu riếu tháng nàysang tháng khác vị nguyên thủ quốc gia do chính họ bầu lên về cái tội (dĩnhiên là có thật và không đáng chê trách) của vị ấy một lúc nào đã lầm lỡkhông vượt nổi bản năng thấp hèn, thì đó là quyền tự do báo chí của họ.Chúng ta không đồng tình, song chưa một lần khích bác, bởi đó là việc ngườikhác, nước khác Chúng ta chăm lo hoàn thiện nền tự do báo chí của mình tuycòn khiếm khuyết đấy song lúc nào cũng kiên trì mục tiêu cao cả Mục tiêu ấy

là, thông qua phương tiện truyền thông và bằng thông tin, đề cao cái tốt, lên

án tội ác, động viên dư luận bảo vệ độc lập quốc gia và văn hóa dân tộc, xâydựng nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, phát triển vàcuộc sống an lành trên toàn thế giới

Những người làm báo Việt Nam không ngừng đấu tranh để có tự dobáo chí, tự do ngôn luận Song tự do ngôn luận, tự do báo chí không phải mụcđích tự thân Thực hiện tự do báo chí không nhằm nói cho sướng miệng, aimuốn nói gì tha hồ nói Tự do dích thực chẳng bao giờ đồng nghĩa với pháphách Tự do báo chí luôn hướng về một xã hội ngày mai tốt đẹp hơn hômnay Mọi quyền tự do không nhằm mục đích xây dựng rốt cuộc chỉ là sự tự do

vô chính phủ, ắt dẫn tới rối loạn triền miên Báo chí ta, ngay cả khi đả phá

Trang 24

không khoan nhượng, cũng thiện chí hướng tới mục tiêu đoàn kết, xây dựng,tóm lại phá để xây

Thời đất nước ta chưa giành lại độc lập, tự do, thân phận người dânchẳng mấy hơn thân phận no lệ, nhân dân ta trong đó có những người cầmbút, đã đổ máu để đòi hỏi và thực hiện tự do báo chí Mục tiêu cuả tự do báochí thời trước là vạch trần tội ác và giả nhân giả nghĩa của kẻ thống trị, độngviên cho nhân dân ta " lấy sức ta để giải phóng cho ta " Trong kháng chiến,mục tiêu tự do báo chí là huy động sức mạnh đại đoàn kết, đánh lui kẻ thùxâm lược, cứu nước cứu nhà Vì mục tiêu cao cả ấy, có khi chúng ta phải tựkiềm chế Có những vấn đề báo chí kháng chiến tạm thời chưa đề cập Nếucần gọi, như có ai đó thích nhấn mạnh, sự tự kiềm chế ấy là hạn chế tự do,chung quy cũng chỉ vì mục đích tối thượng là đánh thắng kẻ thù xâm lược.Ngày nay, đất nước đổi mới, xã jooij cởi mở hơn, tầm nhìn xa rộng hơn, songthời cơ chen cài thách thức, mục tiêu của báo chí Việt Nam là đẩy lui nghèothiếu, xây dựng quốc gia phát triển, gắn kết độc lập dân tộc với hợp tác quốc

tế, chấn hưng văn hóa, thực thi dân chủ, công bằng xã hội Mục tiêu cao cảcủa tự do báo chí và lợi ích tối thượng của đất nước hòa quyện với nhau, đồngnhất với nhau Nền tự do báo chí mà bao thế hệ người Việt Nam hằng mơước, ngày nay chúng ta đang biến thành hiện thực, là nền tự do báo chí lấy lợiích tối cao của dân tộc làm tiêu chí chính trị và nghề nghiệp Trong nền tự do

ấy, người cầm bút tung hoành theo tài năng, trí tuệ và lương tâm cá nhân,song hoài bão, trí tuệ và lương tâm mỗi người thể hiện dưới dạng nào vẫnkhông ra ngoài ước vọng và lương tri toàn dân tộc, vẫn vì lợi ích tối thượngcủa nhân dân

Người Mỹ rất coi trọng lợi ích đất nước họ Tình cảm ấy biến thành ýchí, làm nên động lực mạnh mẽ giúp nhân dân Hoa Kỳ đạt thành tựu vĩ đạitrên nhiều lĩnh vực: kinh tế, khoa học,giáo dục, công nghệ, văn hóa được thếgiới khâm phục Tình cảm và ý chí ấy, mặt khác, không tránh khỏi bị nhữngthế lực nào đó chi phối, lạm dụng vào những mục đích không trong sáng

Trang 25

Trong lịch sử đương đại, không ít lần thế lực cực hữu nhân danh lợi ích đấtnước Hoa Kỳ, cất quân chiếm đóng một xứ xa xôi không khuất phục, cho giánđiệp lất đổ một chế độ không làm người Mỹ hài lòng Nhân danh lợi ích đấtnước Mỹ, người ta cấm vận quốc gia, gây nên bao khó khăn, thiếu thốn vàchết chóc cho nhân dân nước bị phong tỏa Nhân danh lợi ích nước Mỹ, người

ta " trừng phạt " công ty kinh doanh nước ngoài - trong rất nhiều trườnghowpjhuwcj chất sự trừng phát ấy chỉ nahwmf đanh sụp sức cạnh tranh ngoạilai, bảo về lợi nhuận các tập đoàn nhan hiệu USA

Trong công cuộc đổi mới, nhân dân Việt Nam đạt được những thànhtựu bước đầu về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, hoàn thiện cơ chế thitrường, xóa đói giảm nghèo Thực hiện các quyền dân chủ bao gồm chínhsách dân tộc, chính sách tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, tạo sự cởi mởchưa từng có về ngôn luận, thông tin Bước đường ấy đáp ứng nguyện vọngcủa nhân dân Việt Nam và phù hợp xu thế chung trên thế giới, góp phần cho

dù còn rất khiêm tốn vào phúc lợi chung của loài người Bước đường ấy tuyệtnhiên không làm tổn hại lợi ích nước Mỹ Ngượi lại quan hệ giữa Việt Nam

và Hoa Kỳ thời gian gần đây có bước tiến đáng ghi nhận, có lợi cho cả haibên, cho dù nhiều thế lực ở Mỹ không nhừng dựng lên các rào cản giả tạo.Người Mỹ tôn trọng lợi ích dân tộc họ, tại sao ngăn cản người khác tôn trọnglợi ích chính đáng của dân tộc mình?

Cùng với toàn thể nhân dân, những người làm báo Việt Nam bác bỏnhững điều sai trái do một số thế lực ở Mỹ dàn dựng, xuyên tạc thực tế ViệtNam, trong đó có thực chất tự do báo chí Điều khó hiểu là các nhà làm luậtHoa Kỳ vồn thông tuệ cổ kim, tinh tường luật pháp, có điều kiện nắm bắt đầy

đủ mọi thông tin, lại bất chấp sự thật nhắm mắt thông qua điều luật bổ sunggây tổn hại cho lợi ích Hoa Kỳ, lợi ích Việt Nam, cho mối bang giao đangphát triển giữa hai nước Lợi ích đích thực của Mỹ là xây dựng và phát triểncác quan hệ bình đẳng giữa hoa Kỳ và Việt Nam Không có đạo lý nào chophép cơ quan lập pháp quốc gia này áp đặt những điều luật gây tổn hại cho

Trang 26

quốc gia khác có quan hệ bình thường với mình Công luận Việt Nam đòi hỏi

và tin tưởng các vị thượng nghị sĩ Hoa Kỳ minh mẫn sẽ ứng xử hợp đạo lýhơn các đồng nghiệp của họ trong Hạ viện

4.2 Bài báo " Tự do báo chí kiểu Hoa Kỳ "

Cuối cùng Tổng biên tập Mark Whitaker của tuần báo Newsweek cũng

đành " lấy làm tiếc" ra thông báo ngắn rút lại bản tin về việc lính Mỹ ở nhà tùGuantanamo báng bổ kinh Coran của người Hồi giáo Những ai có chút kinhnghiệm hoàn toàn không ngạc nhiên trước diễn biến ấy Đặc biệt khi thông tin

do báo đăng tải gây nên làn sóng chống Mỹ dữ dội, xô xát đỏ máu và đốt cờ

Mỹ ở mấy nước theo đạo Hồi, khi tờ tuần báo ấy " chịu sức ép rất nặng nề từphía Chính quyền Mỹ " (tin BBC, AFP ), và nhất là sau khi Ngoại trưởngCondoleezza Rice, miệng lưỡi gang thép của tổng thống Bush, lên tiếng bác

bỏ và khẳng định như đinh đóng cột " không có lí d gì việc báng bổ kinhthánh xảy ra", trước khi cuộc điều tra mà Chính quyền Mỹ ra lệnh tiến hànhnhằm làm rõ trắng đen khởi động

Người Mỹ vẫn huênh hoang báo chí họ tuyệt đối trung thực, kháchquan và không bao giờ khuất phục trước uy vũ Họ vẫn khăng khăng tuyệt đốivới báo chí, chỉ có sự thật là " tuyệt đối ", là " tối thượng" Họ luôn chê tráchnhững nước nào báo chí không lấy việc " đối lập với chính quyền " làm tônchỉ, mục đích, thì nước ấy không có tự do

Dư luận chờ đợi Chính quyền Mỹ công bố kết luận, có đúng là lính gác

tù Mỹ đã ném kinh Coran tối thiêng liêng của người Hồi giáo vào bồn vệ sinhhay không, như họ đã hứa Mặc kệ những ai có chút kinh nghiệm chậc lưỡi, vìbiết trước kết luận ấy sẽ ra thế nào Dù sao chăng nữa, sự cố báo Newsweektất yếu đặt ra hai câu hỏi

Một, nếu thông tin của tờ tuần báo thanh thế nhất nước Mỹ với sốlượng phát hành gần 4 triệu bản một kỳ nói lên phần nào sự thật, nếu thông tin

có căn cứ mà tòa báo vẫn buộc phải "rút lại", thì đâu là nền báo chí tự do vàkahcsh quan mà người Mỹ vẫn huênh hoang là mẫu mực để toàn thế giới noi

Ngày đăng: 12/09/2018, 13:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, 1993, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, tập 6, Tr 316 - 317 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: NXB chính trị quốc gia
1. PGS.TS Nguyễn Văn Dững, 2012, Cơ sở lý luận Báo chí, NXB Lao Động, Hà Nội Khác
2. TS Đinh Thị Thúy Hằng, 2008, Báo chí thế giới và Xu hướng phát triển, NXB Thông tấn, Hà Nội Khác
3. Phan Quang, 2005, Nghề báo - Nghiệp văn, NXB Thông tấn, Hà Nội Khác
4. PGS.TS Tạ Ngọc Tấn (Chủ biên), 2007, Cơ sở lý luận Báo chí, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội Khác
5. Web: thanhnien.com.vnVà tài liệu ở các nguồn tham khảo khác trên Internet Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w