Hiện nay nước ta đang quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, bỏ qua sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu. Vậy đó là những thành phần nào?chúng có mối quan hệ với nhau ra sao? Có phải chúng ta phát triển kinh tế nhiều thành phần là đang đi theo chủ nghĩa tư bản ? Nghiên cứu về vấn đề này,Lênin trên cơ sở kế thừa quan điểm của MacĂngghen đã đưa ra quan điểm của mình về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ những nước kém phát triển một cách khoa học và hoàn thiện hơn. Đặc biệt, lý luận của Lênin về sở hữu và các thành phần kinh tế một trong những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới, được Người trình bày trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực”. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa ở những nước tiểu nông. Theo Lênin, đối với các nước kinh tế kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội thì không thể xoá bỏ ngay các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế. Để có chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ – thời kỳ còn tồn tại những thành phần kinh tế, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Vấn đề này là một vấn đề hết sức phức tạp, cần làm rõ về mặt lý luận trong giai đoạn hiện nay. Để tiếp tục làm rõ hơn về vấn đề này, em chọn đề tài: “Tư tưởng của Lênin về sở hữu và các thành phần kinh tế trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực”. Quá trình nhận thức, vận dụng tư tưởng này trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam “ làm bài tiểu luận. Trong khuôn khổ tiểu luận môn học, em xin đề cập đến quan niệm của Lênin về các thành phần kinh tế; vai trò; các hình thức của nó và chủ trương vận dụng các thành phần kinh tế này của Đảng ta trong thời kỳ trước và sau đổi mới.
Mở đầu Hiện nay nước ta đang quá độ đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, bỏ qua sự phát triển của chủ nghĩa tư bản Đảng và nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu Vậy đó là những thành phần nào?chúng có mối quan hệ với nhau ra sao? Có phải chúng ta phát triển kinh tế nhiều thành phần là đang đi theo chủ nghĩa tư bản ? Nghiên cứu về vấn đề này,Lê-nin trên cơ sở kế thừa quan điểm của MacĂngghen đã đưa ra quan điểm của mình về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ những nước kém phát triển một cách khoa học và hoàn thiện hơn Đặc biệt, lý luận của Lênin về sở hữu và các thành phần kinh tế - một trong những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới, được Người trình bày trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực” Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa ở những nước tiểu nông Theo Lênin, đối với các nước kinh tế kém phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội thì không thể xoá bỏ ngay các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế Để có chủ nghĩa xã hội tất yếu phải trải qua một thời kỳ quá độ – thời kỳ còn tồn tại những thành phần kinh tế, những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội Vấn đề này là một vấn đề hết sức phức tạp, cần làm rõ về mặt lý luận trong giai đoạn hiện nay Để tiếp tục làm rõ hơn về vấn đề này, em chọn đề tài: “Tư tưởng của Lênin về sở hữu và các thành phần kinh tế trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực” Quá trình nhận thức, vận dụng tư tưởng này trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam “ làm bài tiểu luận Trong khuôn khổ tiểu luận môn học, em xin đề cập đến quan niệm của Lênin về các thành phần kinh tế; vai trò; các hình thức của nó và 2 chủ trương vận dụng các thành phần kinh tế này của Đảng ta trong thời kỳ trước và sau đổi mới Nội dung bài tiểu luận gồm 3 phần: I: Lý luận của Lênin về sở hữu và các thành phần kinh tế II:Ý nghĩa Tư tưởng của Lênin về sở hữu và các thành phần kinh tế đối với nước Nga-Xô viết II: Vận dụng lý luận của Lênin về sở hữu và các thành phần kinh tế ở nước ta trong thời kỳ trước và sau đổi mới 3 Nội dung Sau cách mạng tháng 10 Nga (1917) nước Nga bị các thế lực thù địch chống phá quyết liệt, tình hình nước Nga hết sức khó khăn “một tình trạng suy sụp về kinh tế ghê gớm nhất, từ nạn thất nghiệp và nạn đói kém”, nhân dân hoang mang Trước tình hình đó Lê-nin đó thông qua chính sách “cộng sản thời chiến” Nhờ chính sách này, nước Nga đó chiến thắng được kẻ thù, giữ vững được chính quyền” Nhưng sau nội chiến nước, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, kinh tế đất nước tổn hại nặng nề, chính trị-xã hội rối ren,nhân dân biểu tình, bất mãn Trước bối cảnh đó buộc Đảng cộng sản Nga và Nhà nước Xô viết không thể duy trì tiếp Chính sách cộng sản thời chiến Đại hội X của Đảng cộng sản(B) Nga đã chủ trương thay Chính sách cộng sản thời chiến bằng Chính sách kinh tế mới Do đó, V.I.Lê nin đã viết tác phẩm “Bàn về thuế lương thực”, Lý luận về vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế được trình bày trong tác phẩm này I Lí luận của Lênin về vấn đề sở hữu và các thành phần kinh tế 1 Sự tồn tại các hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước Nga Qua 3 năm thực hiện chính sách kinh tế “ cộng sản thời chiến”, việc xoá bỏ các thành phần kinh tế xác lập chế độ công hữu, tiến hành quốc hữu hoá một cách nhanh chóng tài sản của giai cấp tư sản đã làm triệt tiêu động lực phát triển của các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa Nhưng các hình thức sở hữu phi xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại một cách không chính thức Đứng trước tình hình đó, Lênin đã có nhận thức mới về sở hữu và các thành phần kinh tế: tình hình hiện tại của nước Nga chưa thể thủ tiêu các 4 hình thức phi sở hữu xã hội chủ nghĩa vì nước Nga chưa thức sự có chủ nghĩa xã hội, mà đang mới ở bước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội Lênin viết “ Danh từ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô-viết có nghĩa là chính quyền xô-viết quyết tâm thực hiện bước chuyển lên Chủ nghĩa xã hội, chứ hoàn toàn không có nghĩa là đã thừa nhận chế độ kinh tế hiện nay là chế độ xã hội chủ nghĩa” 1 Đồng thời, Người cũng quan niệm về thời kỳ quá độ vận dụng vào kinh tế nghĩa là trong thời kỳ đó có những thành phần, những bộ phận, những mảnh của Chủ nghĩa tư bản và Chủ nghĩa xã hội đan xen nhau Cụ thể, ở nước Nga lúc đó tồn tại 5 thành phần kinh tế, đó là: 1 Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng, nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên 2 Sản xuất hàng hóa nhỏ (trong đó bao gồm đại đa số nông dân bán lúa mì) 3 Chủ nghĩa tư bản tư nhân 4 Chủ nghĩa tư bản nhà nước 5 Chủ nghĩa xã hội Lê-nin cho rằng điều quan trọng cần chú ý không phải là có bao nhiêu thành phần kinh tế mà là mối quan hệ đan xen giữa các thành phần kinh tế và xu thế phát triển của các thành phần kinh tế như thế nào để chuyển sang nền kinh tế xã hội chủ nghĩa 2 Đặc điểm và vai trò của các thành phần kinh tế 2.1Kinh tế nông dân kiểu gia trưởng Đây là thành phần kinh tế tiền tư bản, trong xã hội trước chủ nghĩa tư bản thành phần kinh tế này gắn liền với sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự cấp, khép kín trong gia đình Sự phân công lao động trong thành phần kinh 1 V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 248, tập 43 5 tế này là theo giới tính và tuổi tác, không có sự trao đổi lẫn nhau Thành phần kinh tế này thường tồn tại ở vùng sâu, vùng xa chiếm một tỷ trọng nhỏ “ Nhưng trên tất cả những vùng mênh mông ấy, còn thịnh hành những phong tục gia trưởng, tình trạng nửa dã man và cả tình trạng dã man nữa Và trong những xóm làng xa xôi của phần còn lại của nước Nga thì thế nào? Tức là trong tất cả mọi nơi mà hàng chục dặm đường làng nhỏ hẹp, hay đúng hơn là hàng chục dặm không có một con đường lớn nào, tách xóm làng ra khỏi đường sắt, nghĩa là tách xóm làng khỏi sự liên hệ vật chất với nền văn minh, với chủ nghĩa tư bản, với đại công nghiệp, với thành thị lớn Ở khắp mọi nơi trong tất cả những xóm làng đó, há không phải là chế độ gia trưởng , là tinh thần Ô – blo – mốp, tình trạng nửa dã man đang ngự trị đó sao?” 2 “kinh tế nông dân kiểu gia trưởng nghĩa là một phần lớn có tính chất tự nhiên” 3 Trong tác phẩm ”Bàn về chế độ hợp tác xã”, Lê-nin khẳng định: Những điều chúng ta phải làm là tập hợp những tầng lớp nông dân Nga thật sâu rộng vào các hợp tác xã, trên cơ sở kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân với việc nhà nước kiểm soát được lợi ích đó để phục vụ lợi ích chung” Chế độ hợp tác xã văn minh” đó có khả năng đem lại” bước quá độ sang một chế độ mới bằng con đường đơn giản nhất,dễ dàng nhất,dễ tiếp thu nhất đối với nông dân 2.2Thành phần kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ 2 3 V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 275, tập 43 V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 248, tập 43 6 Thành phần kinh tế này bao gồm những người tiểu nông ở nông thôn và tiểu thủ công nghiệp ở thành thị Đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng tuyệt đại đa số “ Thử hỏi, thành phần kinh tế nào chiếm ưu thế ? Rất rõ ràng, trong một nước tiểu nông thì tính tự phát tiểu tư sản chiếm ưu thế và không thể không chiếm ưu thế, số đông, thậm chí là đại đa số nông dân đều là những người sản xuất nhỏ…” 4 - Thành phần kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ có đặc điểm sau: + Sở hữu nhỏ, phân tán theo từng hộ gia đình + Kinh tế thủ công, năng suất lao động thấp, sản xuất và tái sản xuất giản đơn + mang tính chất tư hữu như : tệ đầu cơ, tính tự phát tiểu tư sản gây cản trở cho sự nghiệp cách mạng ” “Chúng ta thừa biết rằng: cơ sở kinh tế của tệ đầu cơ là tầng lớp những kẻ tiểu tư hữu vô cùng rộng rãi ở nước Nga và chủ nghĩa tư bản tư nhân, có đại diện của mình trong mỗi người tiểu tư sản Chúng ta biết rằng hàng triệu vòi của con thuồng luồng tiểu tư sản ấy đang quấn lấy một số tầng lớp của công nhân lúc ở chỗ này lúc ở chỗ nọ, rằng nạn đầu cơ đang chui vào mọi chân lông kẽ tóc của đời sống kinh tế xã hội nước ta” 5 + Người lao động mang tính hai mặt; một mặt, mang tính cách mạng nhưng luôn giao động, mặt khác, mang tính tư hữu phân tán, Có điều này là vì họ không có hệ tư tưởng riêng và không đại diện cho một phương thức sản xuất tiên tiến Thành phần kinh tế kinh tế này thường không định hình, cố định, tự giác 4 5 V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 248, tập 43 V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 250, tập 43 7 “… Sự phá sản, cùng khốn, sinh hoạt gian khổ gây ra sự do dự: ngày nay thì theo giai cấp tư sản, ngày mai thì theo giai cấp vô sản…” 6 , nó là” là cái không định hình nhất, không cố định nhất, không tự giác nhất “7 Vậy, giải pháp để phát triển thành phần kinh tế này là gì ? Theo Lênin : Chúng ta động viên tinh thần cách mạng, tinh thần lao động của họ, có chính sách tạo điều kiện cho họ phát triển như : vốn, kỹ thuật, quản lý… Trong tác phẩm ”Bàn về chế độ hợp tác xã”, Lê-nin khẳng định: Những điều chúng ta phải làm là tập hợp những tầng lớp nông dân Nga thật sâu rộng vào các hợp tác xã, trên cơ sở kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân với việc nhà nước kiểm soát được lợi ích đó để phục vụ lợi ích chung “làm cho người tiểu tư sản ấy phục tùng sự kiểm soát và kiểm kê của chúng ta” 8” “Chế độ hợp tác xã văn minh” đó có khả năng đem lại” bước quá độ sang một chế độ mới bằng con đường đơn giản nhất,dễ dàng nhất,dễ tiếp thu nhất đối với nông dân Hướng nông dân vào làm ăn tập thể là con đường đơn giản nhất, dễ dàng nhất, dễ tiếp thu nhất đối với nông dân Nhưng, hợp tác phải bằng con đường tự nguyện, không được cưỡng chế Lênin cũng chỉ rõ rằng, làm ăn tập thể là con đường, phương tiện để khôi phục kinh tế, thoát khỏi tình trạng tối tăm, lạc hậu mà chủ nghĩa tư bản đã đem lại cho người dân ở nông thôn Đồng thời, cải thiện đời sống nhân dân, giúp đỡ tiểu thủ công nghiệp 2.3 Thành phần kinh tế tư bản tư nhân V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 291, tập 43 V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 291, tập 43 8 V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 250, tập 43 6 7 8 Đây là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân là chủ yếu - Thành phần kinh tế này có đặc điểm là: +Thành phần kinh tế tư bản tư nhân đối lập với thành phần kinh tế xã hội chủ nghĩa, Lê nin hiểu rất rõ về thành phần này,ông biết rằng khuyến khích thành phần này phát triển sẽ làm sống dậy chủ nghĩa tư bản nhưng nó không thực sự đáng sợ vì đã bị nhà nước quốc hữu hoá những xí nghiệp lớn, chúng chỉ còn sở hữu những xí nghiệp vừa và nhỏ + Nó vẫn có thế mạnh của riêng nó, đó là, nó có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, trình độ tổ chức quản lí tốt, năng suất lao động cao, có mối liên hệ chặt chẽ với nền sản xuất hàng hoá Cho nên cần lợi dụng nó để xây dựng chủ nghĩa xã hội + có mối liên hệ chặt chẽ với nền sản xuất hàng hoá -Vai trò của thành phần kinh tế này là: + Dựa vào thành phần kinh tế này để chống lại tình trạng phân tán sản xuất nhỏ và bệnh quan liêu + Góp phần đưa nước Nga thoát khỏi khủng hoảng, đóng vai trò trợ lực cho chủ nghĩa xã hội “ …chủ nghĩa tư bản tư nhân mà lại đóng vai trò trợ thủ cho chủ nghĩa xã hộ à ? Nhưng điều đó không có gì là ngược đời cả; đó là một sự thật kinh tế hoàn toàn không thể chối cải được” 9 Lê-nin nhấn mạnh hiện nay” người nào thu được nhiều kết quả nhất, dẫu bằng con đường kinh tế tư bản tư nhân, thậm chí không phải bằng con đường hợp tác xã, không trực tiếp biến chủ nghĩa tư bản ấy thành tư bản nhà nước sẽ giúp ích cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong toàn 9 V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 281, tập 43 9 bộ nước Nga nhiều hơn những kẻ chỉ ngồi”lo lắng” đến sự thuần túy của chủ nghĩa tư bản” 10 - Từ các đặc điểm trên Lênin đã đưa ra các giải pháp cho thành phần kinh tế này là: + Chúng ta phải khẳng định sự tồn tại khách quan của nó “… không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổ chức nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng chục triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong công việc sản xuất và phân phối sản phẩm, thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được” 11 + Chúng ta không nên cho chủ nghĩa tư bản là xấu mà phải thấy được vai trò của nó “…thường thường chúng ta vẫn còn lặp lại cái lý luận cho rằng : chủ nghĩa tư bản là xấu, chủ nghĩa xã hội là tốt Nhưng cái lý luận ấy là sai…”12 +Chúng ta cần tiến hành phục hồi lại các xí nghiệp tư nhân đã góp phần phát triển đất nước ”Việc phục hồi lại sự hoạt động kinh tế-điều này rất cần thiết đối với chúng ta…kết quả sẽ tiếp tục tốt nếu chúng ta biết khéo làm” 13 2.4 Thành phần kinh tế tư bản nhà nước Thành phần kinh tế này là ý tưởng mới của Lênin, trước đây chưa có ai đề cập đến, kể cả C.Mac và Ph.Ăngghen.Thành phần kinh tế này rất quan trọng trong giai đoạn quá độ, được Lênin hết sức chú trọng - Khái niệm: V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 280-281, tập 43 V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 276, tập 43 12 V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 276, tập 43 13 V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 256, tập 44 10 11 10 “ Chủ nghĩa tư bản nhà nước là một thứ Chủ nghĩa tư bản mà chúng ta có thể hạn chế, có thể qui định giới hạn; chủ nghĩa tư bản nhà nước đó gắn liền với nhà nước, mà nhà nước chính là công nhân, chính là bộ phận tiến tiến của công nhân, là đội tiên phong, là chúng ta” 14 “ Chủ nghĩa tư bản nhà nước là sự giám sát của nhà nước đối với chủ xí nghiệp và thương nhân, những người hoạt động trong hợp tác xã tư sản”15 Hay, Lênin còn cho rằng chủ nghĩa tư bản nhà nước là thứ mà 3/4 là Chủ nghĩa xã hội Như vậy, chủ nghĩa tư bản nhà nước mà Lênin nói đến là một kiểu tư bản có nghĩa vụ thực hiện các mục tiêu của giai cấp vô sản đề ra, là công cụ để nhà nước vô sản thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình là chuẩn bị tiền đề vật chất cho Chủ nghĩa xã hội Do đó, Người viết: “Chủ nghĩa tư bản nhà nước ở trong một nước mà chính quyền thuộc về tư bản và chủ nghĩa tư bản nhà nước ở trong một nhà nước vô sản - đó là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau” 16 Vì, nhà nước vô sản không phải đại diện cho giai cấp tư sản mà đại diện cho giai cấp vô sản Chủ nghĩa tư bản nhà nước trong một nhà nước vô sản chẳng những nắm ruộng đất, mà còn nắm tất cả những bộ phận quan trọng của công nghiệp và làm lợi cho giai cấp công nhân, để cho giai cấp công nhân chống lại được giai cấp tư sản Theo Lê-nin, sự tồn tại của kinh tế tư bản nhà nước là một tất yếu “ về phương diện kinh tế, đó là điều có thể thực hiện được, vì ở chỗ nào có những thành phần tự do buôn bán và những thành phần tư bản chủ nghĩa nhà nước dưới hình thức này hay hình thức khác, ở trình độ này hay ở trình độ nọ” 17 V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 102, tập 44 11 V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 249, tập 43 16 V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 58, tập 44 17 V.I.Lênin Toàn tập, NXB chính trị quốc gia trang 268, tập 43 14 15 11 hóa xã hội chủ nghĩa, phát triển công nghiệp nặng trước những năm đổi mới cũng cho chúng ta thấy rõ điều đó Do vậy chúng ta phải “gián tiếp lên chủ nghĩa xã hội” Như vậy, Đại hội VI , Đảng ta chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đây là bước tiến quan trọng về tư duy lý luận và nhận thức thực tiễn Đảng không chỉ thừa nhận sự tồn tại như một tất yếu của nền kinh tế nhiều thành phần trong suốt thời kỳ quá độ, mà còn nhận thấy sự cần thiết phải có chính sách đúng đắn nhằm sử dụng và phát triển các thành phần kinh tế, trong đó có kinh tế tư nhân nhằm thực hiện những mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Cùng với sự vận động của thực tiễn và sự phát triển của nhận thức, lý luận về phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội sau + Tại Đại hội VII quan điểm phát triển các thành phần kinh tế được Đảng ta rất dứt khoát: “Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, không phân biệt đối xử, không tước đoạt tài sản hợp pháp, không gò ép tập thể hoá tư liệu sản xuất, ” và “ trong nền kinh tế thị trường, với quyền tự do kinh doanh được pháp luật đảm bảo, từ ba loại hình sở hữu cơ bản ( toàn dân, tập thể, tư nhân )…”, “mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật…Mọi đơn vị kinh tế, không phân biệt quan hệ sở hữu đều hoạt động theo cơ chế tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau bình đẳng trước pháp luật” So với Đại hội VI, quan điểm về các thành phần kinh tế có sự bổ sung, phát triển một số điểm mới quan trọng: 26 Một là, chính thức thừa nhận sở hữu tư nhân cùng tồn tại với sở hữu Nhà nước và tập thể trong đời sống kinh tế – xã hội nước ta và được Nhà nước bảo hộ những thu nhập hợp pháp Hai là, vấn đề cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể sẻ được cụ thể hoá bằng các chế định pháp lý nhằm phục vụ cá hiệu quả cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH Những điểm mới trên đã tạo được sự bình đẳng thực sự trước pháp luật giữa các thành phần kinh tế và mọi hình thức sở hữu, là động lực thúc đẩy sức sản xuất trong xã hội phát triển mạnh mẽ Với kinh tế quốc doanh, Đại hội VII cũng nhấn mạnh phải được củng cố, phát triển, sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý để nắm vững những ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế nhằm phát huy vai trò chủ đạo và chức năng là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước, giữ vững định hướng XHCN trong thời kỳ quá độ Tại Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994), Đảng ta nhấn mạnh: “Phải vận dụng sáng tạo và tiếp tục phát triển Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng của Lênin về Chính sách kinh tế mới, về chủ nghĩa tư bản nhà nước, sáng tạo nhiều hình thức quá độ, những nấc thang trung gian đa dạng, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể để đưa nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội một cách vững chắc” Tóm lại, những chủ trương mới về nền kinh tế nhiều thành phần của Đại hội VII đã tạo ra điểm nhấn quyết định trong tiến trình đổi mới, tháo bỏ mọi rào cản cho sức sản xuất phát triển trên tất cả các ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế, huy động được mọi nguồn lực trong xã hội vào xây dựng, phát triển kinh tế đất nước 27 +Đại hội VIII(1996) của Đảng đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 1996 – 2000 của Đại Hội VIII đã chủ trương tiếp tục thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa + Đại hội IX (2001) xác định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là”mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta” Đây là bước chuyển quan trọng từ nhận thức kinh tế thị trường chỉ như một công cụ, một cơ chế quản lý đến nhận thức coi kinh tế thị trường là một chỉnh thể, là cơ sở kinh tế của sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Như vậy Đại hội IX đã khẳng định sự tồn tại lâu dài của nhiều thành phần kinh tế trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; ngoài các thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước đã được thừa nhận ở các kỳ đại hội trước, đến Đại Hội IX, còn có một thành phần kinh tế nữa đó là thành phần kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài Các thành phần kinh tế này đều là những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Từ sau Đại Hội IX, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra nhiều Nghị Quyết về phát triển kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân như: Nghị Quyết hội nghị Trung ương 3 bàn về sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Hội nghị Trung ương 5, đã ban hành hai nghị quyết quan trọng: về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng 28 cao hiệu quả kinh tế tập thể và Về tiếp tục đổi mới cơ chế, chủ trương, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân Những chủ trương, quan điểm đó của Đảng đã được thể chế hoá thành luật và các văn bản pháp quy quan trọng như: Luật Doanh nghiệp và được sửa đổi tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá IX, Luật Hợp tác xã cũng được sửa đổi tại Đại hội này, dự thảo Luật Cạnh tranh và Kiểm soát độc quyền kinh doanh, Luật Chống bán phá giá và nhiều luật khác tới đây cũng sẻ được quốc hội góp ý và thông qua trong kế hoạch làm việc của Quốc hội trong năm nay và những năm tiếp theo nhằm tạo ra một sự bình đẳng, cạnh tranh công bằng cho các thành phần kinh tế Các luật, dự thảo này đang từng bước đi vào thực tế cuộc sống + Đại hội X(2006) khẳng định” trên cơ sở ba chế độ sở hữu ( toàn dân, tập thể, tư nhân ) hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Điểm mới ở đây là đã gộp kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân thành thành phần kinh tế tư nhân, đồng thời khẳng định đảng viên được phép làm kinh tế tư nhân Các thành phần kinh tế hoạt động theo luật pháp đều là bộ phận hợp thành nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế tồn tại bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế + Đại hội XI (2011)tiếp tục khẳng định : hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, duy trì 5 thành phần kinh tế như các Đại hội trước Tăng cường vai trò của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng xã hội 29 Như vậy, nếu như trước đổi mới, chủ yếu phát triển kinh tế công hữu, trong nhận thức cũng như trong hành động không thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, thì đến đây đã đi dến khẳng định xây dựng nền kinh tế đa sở hữu, gắn với dân chủ hoá kinh tế Từ ba hình thức sở hữu: toàn dân, tập thể và tư nhân, hình thành nên nhiều thành phần kinh tế; các hình thức kinh tế không tồn tại biệt lập mà đan xen, hỗn hợp trong các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh Từ chỗ coi thành phần kinh tế quốc doanh mà chủ yếu là các xí nghiệp quốc doanh là hình thức cao nhất, độc quyền và phát triển với tỷ trọng lớn trong các ngành nghề, lĩnh vực, hạn chế sự phát triển của kinh tế tư nhân, đã đi dến khẳng định các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiến hành sắp xếp, cơ cấu lại Doanh nghiệp nhà nước theo hướng tập trung vào một số ngành, lĩnh vực then chốt, phù hợp với nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và hội nhập Thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, chuyển mạnh sang thực hiện chế độ công ty dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Nhà nước Trong kinh tế tập thể, từ chỗ xác định mô hình Hợp tác xã tập trung cao độ về tư liệu sản xuất, quản lý như với xí nghiệp quốc doanh, phân phối theo công điểm, đã dần có những quy định để đổi mới phù hợp hơn với nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi Chủ trương phát triển nhiều hình thức Hợp tác xã đa dạng, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành nghề, khu vực và trình độ khác nhau, xã viên góp sức lao động, góp cổ phần, hợp tác xã hoạt động như doanh nghiệp 30 Đặc biệt là kinh tế tư nhân, từ chỗ bị kỳ thị, hạn chế và nhiều cấm đoán đến nay đã có những đổi mới căn bản, xác định rõ phải đảm bảo quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi công dân Kinh tế tư bản nhà nước, từ chỗ được coi là một hình thức chủ yếu để cải tạo tư bản tư nhân; đã chuyển sang chủ trương phát triển nhiều hình thức tư bản nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, từ chỗ được coi là lược lượng bổ sung, đã đi đến khẳng định vai trò quan trọng, là bộ phận cấu thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 3 Kết quả đạt được Thực tiễn qua 20 năm đổi mới, các thành phần kinh tế ở nước ta ngày một phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu quan trọng và khẳng định vai trò của mình trong việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Cụ thể: Quy mô vốn đầu tư của các thành phần kinh tế đều tăng trong những năm qua: kinh tế hợp tác xã có quy mô vốn đầu tư tăng khoảng 12%/năm, kinh tế tư nhân phát triển chưa từng có (quy mô vốn đầu tư tăng 23% năm 2001, tăng 28% năm 2002, và 24% trong 9 tháng đầu năm 2003), tỷ trọng vốn đầu tư của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đang ngày càng lớn và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Năm 2003, trong tổng số vốn đầu tư phát triển, vốn nước ngoài chiếm 83,2% (vốn Nhà nước chiếm 56,5% và vốn ngoài quốc doanh chiếm 26,7%), vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài chỉ chiếm 16,8%, năm 2002 là 18,5% (nguồn niên giám thống kê năm 2003) Tỷ lệ tăng trưởng của các thành phần kinh tế đạt tốc độ khá cao: trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh: năm 1995 tăng 114,2%, năm 2001 tăng 114,6%, năm 2002 tăng 111,6%, năm 2003 tăng 116,0% (khu vực doanh nghiệp nhà nước: 112,4%, khu vực ngoài quốc doanh: 118,7%, khu 31 vực có vốn đầu tư nước ngoài: 118,3%) Đây là tín hiệu tốt lành trong thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta Nổi bật là sự tăng trưởng mạnh của kinh tế tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước: tổng sản phẩm của kinh tế tư nhân tăng 113,2% năm 2001 lên 113,9% năm 2002; tổng sản phẩm kinh tế tư bản nhà nước tăng tương ứng là 113,6% và 114,5% (niên giám thống kê 2002) Sự phát triển của các thành phần kinh tế đã góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm trong xã hội trong những năm vừa qua Trong 3 năm (2001 - 2003), lực lượng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và tập thể không tăng, trong khi ở các thành phần kinh tế khác tăng khá 4 Hạn chế Các thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm nămg Chưa tạo được đầy đủ môi trường hợp tác, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; chưa khai thác tốt các nguồn lực trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh Trong những năm qua, tỷ trọng GDP của kinh tế nhà nước có xu hướng giảm xuống Đối với thành phần kinh tế nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước là một bộ phận quan trọng của thành phần kinh tế nhà nước, hiện nay việc sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước còn chậm, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn thấp, đặc biệt sự quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp nhà nước còn chưa hiệu quả, Trong những năm qua, tỷ trọng GDP của kinh tế nhà nước có xu hướng giảm xuống Sự việc doanh nghiệp nhà nước VINASHIN làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước trong thời gian dài mà nhà nước không biết là một việc mà nhà nước cần phải xem lại cách quản lý của mình đối với doanh nghiệp nhà nước 32 Kinh tế tập thể kém hấp dẫn và phát triển chậm, còn nhiều lúng túng, : hoạt động chưa có hiệu quả, cơ sở vật chất – kỹ thuật còn lạc hậu, tỷ trọng GDP liên tục giảm Kinh tế tư nhân chưa được tạo đủ điều kiện thuận lợi để phát triển, quy mô còn nhỏ, sức cạnh tranh còn yếu và chưa được quản lý tốt Kinh tế tư bản nhà nước: là phòng chờ của chủ nghĩa xã hội song hiện nay chưa thực sự hiệu quả Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, việc thu hút đầu tư nước ngoài còn kém so với một số nước trong khu vực Trên đây là thực trạng của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay, vì thế theo em trong thời gian tới cần có một số biện pháp để khắc phục tình trạng này như: -Phải quán triệt quan điểm , chủ trương của Đảng về phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tiếp tục thực hiện nhất quán, lâu dài phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với sự đa dạng về các hình thức sở hữu và các tổ chức sản xuất kinh doanh Xây dựng và hoàn thiện cơ chế đảm bảo cho các loại hình kinh tế này có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế Hoàn thiện về hệ thống luật pháp đảm bảo cho các thành phần kinh tế hoạt động năng động, công bằng với nhau trước pháp luật, có như thế mới tạo nên một môi trường lành mạnh cho các thành phần kinh tế Đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ hợp lý giữa Nhà nước và nông dân khi nền kinh tế vẫn còn sản xuất nhỏ, thiết lập mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp nhằm củng cố khối liên minh kinh tế, sử dụng hợp lý các quy luật kinh tế cơ bản như: quy luật giá trị,quy luật cung cầu hàng hóa, tạo hành lang pháp lý cho việc trao đổi hàng hóa tự do, tự bỏ việc quản lý 33 kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính Tạo ra nhiều hình thức quá độ, những nấc thang trung gian đa dạng phù hợp với tình hình biến đổi trong nước và thế giới Sau đây em có đưa ra một số giải pháp cơ bản đề phát triển từng thành phần kinh tế Đối với kinh tế nhà nước: Tiếp tục đổi mới và phát triển có hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo +các doanh nghiệp nhà nước cần được phát triển trong những nghành, lĩnh vực trọng yếu như kết cấu hạ tầng; hệ thống tài chính; ngân hàng;bảo hiểm; những cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ quan trọng và những doanh nghiệp liên quan đến an ninh, quốc phòng +tiến hành sắp xếp lại và đổi mới các tổng công ty Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, then chốt, đủ sức cạnh tranh trong quan hệ kinh tế với nước ngoài +nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất và chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp nhà nươc Hiện nay trình độ công nghệ của ta còn lạc hậu từ 3-4 thế hệ so với những nước công nghiệp phát triển Tỷ trọng các doanh nghiệp có công nghệ cao còn thấp; tốc độ đổi mới công nghệ còn chậm Do đó, các doanh nghiệp nhà nước (nhất là các doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế và các tổng công ty ), cần phải nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ theo hướng: nâng cao năng lực, đổi mới cơ chế quản lý kỹ thuật-công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao; cải tiến công nghệ và sáng tạo công nghệ mới, sử dụng hợp lý công nghệ dùng nhiều lao động Nhà nước cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đổi mới công 34 nghệ, làm chủ các công nghệ then chốt, mũi nhọn và đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao +cần phân định rõ doanh nghiệp kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận; và doanh nghiệp công ích không vì lợi nhuận để có cách quản lý hiệu quả nhất +Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đảm bảo chế độ tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở Muốn vậy, Nhà nước cần xác định rõ quyền của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu vốn doanh nghiệp nhà nước; tách bạch quyền quản lý của Nhà nước và quyền kinh doanh của doanh nghiệp; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của Hội đồng quản trị và tổng giám đốc được cơ quan quản lý có thẩm quyền bổ nhiệm +Ngoài ra cần coi trọng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, tiến hành giải thể những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ kéo dài, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để huy động vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, làm cho tài sản nhà nước ngày càng tăng lên chứ không phải là tư nhân hóa, cần tăng cường và đổi mới hoạt động của kinh tế nhà nước trong vực lưu thông, phân phối… - Đối với kinh tế tập thể: Đổi mới về tổ chức và phương thức hoạt động, hợp tác xã là nòng cốt trong kinh tế tập thể, coi trọng nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật Hợp tác xã được tổ chức trên cơ sở đóng góp cổ phần và xã viên tham gia lao động trực tiếp, phân phối theo lao động và theo cổ phần Nhà nước khuyến khích, giúp đỡ kinh tế phát triển Tổng kết việc chuyển đổi và phát triển hợp tác xã theo luật hợp tác xã -Đối với kinh tế tư bản tư nhân * Đối với Kinh tế cá thể, tiểu chủ 35 +xuất phát từ thực tế tình hình sản xuất nước ta là một nước có nền sản xuất nhỏ và lao động thủ công là chủ yếu nên kinh tế cá thể , tiểu chủ còn tồn tại lâu dài, chiếm vị trí quan trọng +Nhà nước cần giúp đỡ giải quyết những khó khăn về vốn, khoa học công nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm +Hướng dẫn, Khuyến khích các hình thức tổ chức hợp tác làm ăn tự nguyện, hoặc làm vệ tinh cho các doanh nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã *Kinh tế tư bản, tư nhân +Đảng ta thừa nhận kinh tế tư bản tư nhân ngày nay đang có những đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước Từ nhận thức đó, Đảng ta chủ trương cần khuyến khích tạo điều kiện cho thành phần kinh tế này đầu tư vào sản xuất, yên tâm làm ăn lâu dài, bảo vệ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp, hướng dẫn làm ăn đúng luật pháp, tạo môi trường làm ăn cho họ làm ăn thuận lợi + Cho phép họ sử dụng nhiều hình thức kinh doanh với quy mô và trình độ kỹ thuật thích hợp +khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động liên doanh, liên kết với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước + tăng vai trò quản lý của nhà nước để hướng dẫn họ làm ăn theo đúng luật pháp, phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa trên các mặt quan hệ sở hữu; quản lý và phân phối +Xây dựng mối quan hệ tốt giữa doanh nghiệp với người lao động +Hướng thành phần này vào con đường tư bản nhà nước +Cho phép sử dụng nhiều hình thức kinh doanh với quy mô và trình độ kỹ thuật thích hợp, khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, 36 bán cổ phần cho người lao động, liên kết với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước -Đối với kinh tế tư bản nhà nước: +Phát triển đa dạng các hình thức tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh , liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước nhằm tạo thế và lực cho doanh nghiệp Việt Nam phát triển, tăng cường sức hợp tác và cạnh tranh với khu vực và thế giới, mang lại lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh +cần cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực quản lý để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài +Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước để thành phần này phát triển bởi nó là”phòng chờ của chủ nghĩa xã hội” +Bảo vệ quyên hợp pháp của người lao động trong các xi nghiệp hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài -Đối với kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: +Có những chính sách khuyến khích đầu tư phát triển để tận dụng vốn, khoa học công nghệ +Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi +tập trung hướng vào hàng xuất khẩu +xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo thêm nhiều việc làm + cải thiện môi trường đầu tư kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài +Bảo đảm quyền lợi người lao động làm việc trong thành phần kinh tế này 37 Hiện tại nền kinh tế nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn để khắc phục những khó khăn đó không phải trong ngày một ngày hai mà phải cần thời gian dài Nhưng chủ truơng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần mà Đảng ta khởi xướng từ Đại hội VI là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của nước ta trong thời kỳ quá độ Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ X của Đảng xác định nước ta có 5 thành phần kinh tế và các thành phần kinh tế đó “đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”, trong đó “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” Kết luận Các thành phần kinh tế - một nội dung quan trọng trong Chính sách kinh tế mới, được trình bày trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực”,Lê-in đã biến những lý luận khoa học của Mác để nó trở thành hiện thực ở nước Nga-xô viết Người đã khẳng định, việc tồn tại các thành phần kinh tế có ý nghĩa to lớn trong thời kỳ quá độ ở những nước tiểu nông, nó sẽ đưa những nước đó lên Chủ nghĩa xã hội một cách chắc chắn nhất Những lý luận của Lê-nin về các thành phần kinh tế trong giai đoạn quá độ không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về mặt thực tiễn và thời sự.Những quan điểm của Lê-nin đã vượt qua khỏi khuôn khổ nước Nga, mà nó đã trở thành bài học chung cho tất cả các nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu lên chủ nghĩa xã hội.Tuy nhiên do tình hình nước 38 Nga có những đặc điểm khác với nước ta,vì thế khi vận dụng phải mềm dẻo, không rập khuôn, máy móc Nghiên cứu lý luận về thời kỳ quá độ, trong đó có tư tưởng của Lênin về các thành phần kinh tế đối với em là một sinh viên chuyên ngành kinh tế chính trị đã giúp em hiểu sâu hơn lý luận của của chủ nghĩa Mác -Lênin về thời kỳ quá độ và lấy đó là cơ sở lý luận để vận dụng vào thực tiễn hiện nay, vì điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận không tránh khỏi những khiếm khuyết trong quá trình nghiên cứu và trình bày Em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của các thầy cô giáo để bài viết sau của em được hoàn thiện hơn./ Sinh viên : LÊ THANH PHƯỢNG Danh mục tài liệu tham khảo: 1.Lê-nin toàn tập,tập 43,NXB chính trị quốc gia năm 2005 2 Lê-nin toàn tập,tập 44,NXB chính trị quốc gia năm 2005 3.Kinh tế chính trị Mác-Lê-nin trích tác phẩm kinh điển,NXB giáo khoa Mác-Lê-nin,năm 1978 39 4.Giáo trình kinh tế chính trị thời kỳ quá độ khoa kinh tế,NXB chính trị quốc gia, năm 2002 5.Trang web dangcongsan.vn/cpv 6.Quan điểm kinh tế trong một số tác phẩm kinh điển Mác-Lê-nin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,NXB chính trị quốc gia-2011 7.Giáo trình đường lối cách mạng Việt Nam.NXB chính trị quốc gia 40