Các trường phái triết học khơng chính thống

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học _tôn giáo và triết học ấn độ (Trang 28 - 34)

CHƯƠNG 2 : HỆ THỐNG TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

2.2.3 Các trường phái triết học ở Ấn Độ

2.2.3.2 Các trường phái triết học khơng chính thống

Trường phái triết học Lokayata

Nổi bật nhất trong hệ phái triết học bị coi là khơng chính thống là trường phái triết học Lokayata. Trên cơ sở thế giớ quan duy vật triệt để và duy vật vô thần, trường phái triết học Lokayata không thừa nhận thượng đế, thần linh hay tinh thần tối cao của vũ trụ.

Trong thuyết về tồn tại, phái Lokayata cho rằng tất cả mọi sự vật hiện tượng trong vũ trụ đều do bốn nguyên tố đất, nước, lửa và khơng khí cấu thành. Chúng có khả năng tự tồn tại, tự vận động trong không gian để tạo thành vạn vật kể cả con người. Tương ứng với bốn nguyên tố là bốn nguyên tố đất, nước, lửa và khơng khí tồn tại ngay từ đầu, khơng thay đổi và cũng khơng thể tiêu diệt được. Mọi đặc tính của sự vật đều phụ thuộc vào chúng là sự kết hợp của những nguyên tử nào, dựa vào số lượng, tỉ lệ kết hợp của các ngun tử đó. Từ đây, ý thức lý tính, giác quan cũng được phát hiện do sự kết hợp của các nguyên tử.

Về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, họ giải thích trên quan điểm duy vật thô sơ, mộc mạc. Theo họ, ý thức là thuộc tính cố hữu của cơ thể; rời khỏi

nhục thể thì người ta khơng thể có ý thức. Khi con người chết đi, thể xác tan ra thì ý thức về "cái tơi" cũng hết.

Về nhận thức luận và lơgic học, phái Lokayata mang tính chất duy cảm, thừa nhận cảm giác là nguồn gốc duy nhất xác thực của nhận thức. Chỉ có cái gì cảm giác biết được thì mới tồn tại. Các giác quan có thể tri giác được sự vật bởi vì bản thân các giác quan cũng gồm các nguyên tố giống như các sự vật. Theo họ, suy lý, kết luận hay những chứng minh của kinh Véđa đều là những phương pháp sai lầm của nhận thức. Từ đó, họ phủ nhận sự tồn tại của Thượng đế, linh hồn.

Về đạo đức học, họ phê phán những thuyết tuyên truyền cho sự chấm dứt khổ đau bằng cách kiềm chế mọi ham muốn, dục vọng và hy vọng cuộc sống tốt đẹp ở thế giới bên kia sau khi chết. Họ chủ trương hãy để cho mọi người sống, hoạt động, hưởng thụ tất cả mọi thứ trong cuộc đời nên đạo đức học của họ được gọi là "chủ nghĩa khoái lạc".

Trường phái triết học Jain

Nhiệm vụ của trường phái này là tìm cách giải phóng linh hồn ra khỏi sự ràng buộc của thể xác nhục dục. Tuy nhiên họ vẫn bị xếp vào trường phái triết học khơng chính thống vì họ khơng cơng nhận sự tồn tại của thượng đế, thần linh, hay đấng tối cao vũ trụ.

Trường phái này cịn cho rằng muốn giải phóng linh hồn thì phải tuyệt đối thanh khiết ra khỏi xiềng xích nơ lệ của thế giới trần tục. Giới luật của trường phái này cũng nghiêm ngặt, khổ hạnh, ép xác.

Phần nào đó, những trường phái bị coi là khơng chính thống nói chung và trường phái triết học Jain nói riêng cũng đã góp phần làm giảm uy thế, quyền lực của Bàlamôn.

Trường phái triết học Phật giáo

Phật giáo là trào lưu tôn giáo triết học xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ VI Tr.CN. Trường phái này ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt ở Ấn Độ. Với triết lí nhân

sinh sâu sắc đạo Phật đã trở thành một ngọn cờ tiên phong trong phong trào địi tự do tư tưởng và bình đẳng xã hội Ấn Độ đương thời.

Tư tưởng triết lí ban đầu của Phật giáo chỉ là truyền miệng, sau đó được viết thành văn và được thể hiện rõ nhất trong kinh “Tam tạng” ( Tripitaka) gồm ba bộ phận: thứ nhất là “Tạng kinh” (Sutra – pitaka) ghi lời Phật dạy; thứ hai là “Tạng luật” (Vinaya – pitaka) gồm các giới luật của đạo Phật; thứ ba là “Tạng luận” (Abhidarma – pitaka) gồm các bài kinh, các tác phẩm luận giải, bình chú về giáo pháp của các cao tăng, học giả về sau.

Thế giới quan

- Thế giới quan Phật giáo nguyên thủy chứa đựng những yếu tố duy vật và biện chứng chất phác, phủ nhận tư tưởng về đấng sáng tạo Brahman, cũng như phủ nhận"Cái tôi" (Atman) và dưa ra quan niệm "Vô ngã" (Anatman) và "Vô thường":

Phạm trù "Vô ngã" bao hàm tư tưởng cho rằng, vạn vật trong vũ trụ chỉ là sự "giả hợp" do hội đủ nhân duyên nên thành ra "có" (tồn tại). Ngay bản thân sự tồn tại của thực thể con người cũng do nhân duyên kết hợp và được tạo thành bởi hai thành phần là thể xác (Rupa - sắc) và tinh thần (Nama - danh), do sự hợp tan của ngũ uẩn( sắc - thụ - tưởng - hành - thức).

Phạm trù "Vô thường" gắn liền với phạm trù "vô ngã". "Vô thường" nghĩa là vũ trụ là vô thủy, vô chung; vạn vật trong thế giới chỉ là dịng biến hóa vơ thường, vơ định không do một vị thần nào tạo nên cả; tất cả đều biến đổi theo luật nhân quả, theo quá trình sinh, trụ, dị, diệt (hay thành, trụ, hoại, khơng) và chỉ có sự biến hóa ấy là thường hữu.

Nhân sinh quan

- Thừa nhận quan niệm "Luân hồi" và "Nghiệp" trong Upanishad, Phật giáo đặc biệt chú trọng triết lý nhân sinh, đặt mục tiêu tìm kiếm sự giải thốt cho chúng sinh khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn (Nirvana).

Từ sự lý giải về căn nguyên nỗi khổ của con người, Thích Ca Mâu Ni đã đưa ra thuyết "Tứ diệu đế" và " Thập nhị nhân duyên" để giải thoát chúng sinh ra khỏi mọi nỗi khổ và kiếp nghiệp báo, luân hồi. Đây là triết lý nhân sinh chủ yếu của đạo Phật.

"Tứ diệu đế" là bốn chân lý chắc chắn, hiển nhiên, hoàn toàn cao hơn hết, bên cạnh đó Phật giáo cịn chỉ ra con đường diệt khổ đạt tới giải thốt. Đó là con đường "tu đạo", hoàn thiện đạo đức cá nhân gồm 8 nguyên tắc ( bát chính đạo):

Chính kiến: Hiểu biết đúng đắn Chính tư duy: Suy nghĩ đúng đắn Chính ngữ: Giữ lời nói phải

Chính nghiệp: Giữ đúng trung nghiệp Chính mệnh: Giữ ngăn dục vọng

Chính tinh tiến: Rèn luyện khơng mệt mỏi

Chính niệm: Có niềm tin vững chắc vào sự giải thốt Chính định: An định, khơng bị ngoại cảnh chi phối.

Tám nguyên tắc này có thể thâu tóm vào 3 điều phải học tập, rèn luyện là: Giới – định – tuệ.

Như vậy, Phật giáo ra đời và phát triển thể hiện ý chí phản kháng của nhân dân lao động chống lại những bất công trong xã hội Ấn Độ đương thời. Tuy nhiên do chưa giải thích đúng bản chất các hiện tượng xã hội chưa tìm ra ngun nhân đích thực của nỗi khổ mà nhân dân Ấn Độ đang trực tiếp gánh chịu nên Phật giáo vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng giải phóng tầng lớp cho người “ khổ”.

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về tôn giáo và triết học của Ấn Độ, cho chúng ta thấy Ấn Độ là một đất nước có nền tư tưởng triết học và hệ thống tơn giáo khơng chỉ phong phú về nội dung mà cịn đa dạng về hình thức. Tuy nhiên, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy tư tưởng triết học và tôn giáo Ấn Độ đều tập chung xoay quanh vấn đề về tâm linh con người.

Hệ thống tôn giáo, triết học Ấn Độ là tấm gương phản ánh tập trung và rõ nét nhất tính chất sinh hoạt tập trung của xã hội Ấn Độ suốt một thời kỳ cổ đại. Hệ thống tư tưởng ấy đã ăn sâu, bám rễ vào trong đời sống cư dân Ấn Độ đến tận ngày nay. Giờ đây, Ấn Độ vẫn được coi là đất nước độc đáo nhất về đời sống tơn giáo tín ngưỡng.

Đồng thời, là quê hương của rất nhiều tơn giáo lớn trên thế giới, đó là một trong những điều đáng tự hào của đất nước Ấn Độ. Khơng chỉ vậy, những trường phái triết học dù chính thống hay khơng chính thống cũng đã góp phần làm phong phú, sống động thêm cho nền văn hóa của đất nước này.

Ngồi ra, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng những tư tưởng này có ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần phương Đơng nói chung và đến Việt Nam nói riêng. Chính vì vậy, hiểu biết về văn hóa của Ấn Độ càng làm chúng ta thêm tự hào về bản sắc văn hóa của dân tộc mạnh mẽ của đất nước mình. Hơn nữa, trong quá trình giao lưu tiếp biến và hợp tác tác quốc tế trong đó có sự giao lưu tiếp biến, hợp tác giữa Ấn Độ với Việt Nam thì việc nghiên cứu vấn đề này càng trở nên cấp thiết để chúng ta tránh được tình trạng “Sốc văn hóa” trong q trình hội nhập tồn cầu ngày nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Amanach những nền văn minh thế giới, NXB Văn hóa thơng tin.

2.Nguyễn Thừa Hỷ, tìm hiểu văn hóa Ấn Độ, NXB Văn hóa Hà Nội.

3.PGS, TS Dỗn Chính – Lương Minh Cừ (1991), lịch sử triết học Ấn Độ, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

4.PGS, TS Dỗn Chính, lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, NXB Chính trị Quốc gia.

5.PGS, TS Dỗn Chính, tư tưởng giải thốt trong triết học Ấn Độ, NXB Chính trị Quốc gia.

6.Và một số tài liệu tham khảo trên truyền thông, internet…

7.Will Durant, dịch giả Nguyễn Hiến Lê, lịch sử văn minh Ấn Độ, NXB Văn hóa thơng tin.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu..................................................................................1

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................2

4. Phương pháp, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.........................................3

5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài......................................................3

6. Kết cấu của đề tài........................................................................................3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC4 1.1 Khái niệm tôn giáo, triết học....................................................................4

1.1.1 Khái niệm tôn giáo...................................................................................4

1.1.2 Khái niệm triết học...................................................................................4

1.2 Cơ sở hình thành tơn giáo và triết học Ấn Độ........................................5

1.3 Mối quan hệ giữa tôn giáo và triết học....................................................6

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TÔN GIÁO VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ............8

2.1 Tôn giáo......................................................................................................8

2.1.1 Đạo Hinđu ( Ấn Độ giáo )........................................................................8

2.1.2 Đạo Phật.................................................................................................11 2.1.3 Đạo Jaina................................................................................................14 2.1.4 Đạo Hồi..................................................................................................16 2.1.5 Đạo Xích (Sích)......................................................................................17 2.1.6 Một số tơn giáo khác..............................................................................18 2.2 Triết học Ấn Độ........................................................................................20 2.2.1 Nền tảng triết học Ấn Độ.......................................................................20 2.2.2 Quá trình hình thành nền triết học Ấn Độ..............................................21

2.2.3 Các trường phái triết học ở Ấn Độ.........................................................22

2.2.3.1 Các trường phái triết học chính thống.................................................22

2.2.3.2 Các trường phái triết học khơng chính thống......................................28

KẾT LUẬN....................................................................................................32

Một phần của tài liệu Tiểu luận cao học _tôn giáo và triết học ấn độ (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w