LỜI GIỚI THIỆU Hoạt động thông tin đại chúng trong phạm vi hiện nay, khi mà hệ thống liên lạc toàn cầu đã hình thành , khi mà hàng tỷ người cùng được biết đến những sự kiện vào thời điểm diễn ra của chúng và nhận được những lời bình luận nóng hổi, mà hàng trăm năm trước đây không thể có. Tự do báo chí là không bị chèn ép, không có sự giới hạn bởi bên ngoài và bên trong, về thể lực và tâm lý, về “ tri thức” và ngôn ngữ và những cái khác. có nghĩa là không có bất kỳ cản trở nào đối với hoạt động cá nhân, tập đoàn và xã hội nói chung. Xã hội càng hiện đại thì vấn đề về tự do báo chí càng được quan tâm, vấn đề tự do báo chí tiếp nhận và thực hiện quyết định này hay quyết định khác trong hoạt động báo chí cũng như trong bất kể lĩnh vực nào khác đều cực kỳ phức tạp. Về vấn đề tự do báo chí ở nước ta không chỉ được xác định về mặt quan điểm tư tưởng mà còn được xác lập bằng chính sách pháp lý cần thiết để đảm bảo quyền tự do báo chí trong toàn xã hội. Đảng và nhà nước ta xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin về tự do báo chí và hoàn cảnh thực tiễn của đất nước ta trong thời kỳ quá độ xây dựng CNXH để hoàn thành các đường lối, chủ trương, chính sách để lãnh đạo công tác báo chí. Theo báo cáo năm 2008, cả nước có hơn 700 cơ quan báo chí in, 15000 nhà báo được cấp thẻ, 68 đài phát thanh – truyền hình của trung ương, cấp tỉnh và đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 80 báo điện tử và hàng nghìn trang điện tử trên mạng Internet, 55 nhà xuất bản. Như số liệu trên cho thấy rằng vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam không hề bị chèn ép, số cơ quan báo chí ngày càng tăng khẳng định rằng nhu cầu thông tin của công chúng ngày cang cao, cũng đồng nghĩa với việc sự tin tưởng của công chúng vào báo chí ngày càng tăng. Tuy nhiên theo bảng xếp hạng tự do báo chí của tổ chức phóng viên không biên giới thì Việt Nam tụt 6 bậc so với những năm trước, đứng thứ 168 trong tổng số 173 nước được xếp hạng. Nhưng dù thế nào đi nữa thì nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nước chỉ có một Đảng duy nhất nên cả nước đồng lòng theo một tư tưởng XHCN, từ đó chính trị ổn định, tạo điều kiện phát triển báo chí là điều kiện thuận lợi để tự do báo chí phát huy hết khẳ năng của mình. Với ý nghĩa trên mà em quyết định chọn chủ đề về “tự do báo chí”, do thời gian có hạn và kiến thức của bản thân còn nông cạn cho nên bài viết không khỏi thiếu sót, vậy em kính mong sự góp ý trân thành của thầy, cô giáo và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn