1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc

72 1,3K 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 831,5 KB

Nội dung

Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc

Trang 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢNXUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO PHƯƠNG PHÁP

ABC ( ACTIVITY BASED COSTING )

1.1 Các khái niệm cơ bản của mô hình ABC:

Mô hình xác định giá sản phẩm trên cơ sở hoạt động hình thành một hệthống gồm nhiều khái niệm đặc trưng, dưới đây là một số khái niệm cơ bản:

Nguồn lực: Là một yếu tố kinh tế được sử dụng để thực hiện các hoạt động.

Con người, dụng cụ, thiết bị, nhà xưởng… là những ví dụ về nguồn lực.

Hoạt động: Hoạt động là một sự kiện hoặc một nghiệp vụ gây ra sự phát

sinh chi phí trong doanh nghiệp Quá trình sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụcủa doanh nghiệp thực chất là sự hợp thành một cách có hệ thống, có tổ chức củanhiều hoạt động khác nhau.

Nguồn phát sinh chi phí: Nguồn phát sinh chi phí là một nhân tố, một khía

cạnh của hoạt động có thể định lượng được và gây ra sự phát sinh chi phí Mộthoạt động có thể được xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chỉ nhữngkhía cạnh nào gây ra sự phát sinh chi phí và có thể định lượng được mới có thểđược coi là nguồn phát sinh chi phí.

Trung tâm hoạt động: Trung tâm hoạt động được hiểu là một phần của quá

trình sản xuất mà kế toán phải báo cáo một cách riêng biệt tình hình chi phí củacác hoạt động thuộc trung tâm đó.

Chi phí ( theo cách thức phân bổ chi phí ):

Chi phí trực tiếp: là loại chi phí gắn liền với việc sản xuất từng loại sản

phẩm, chúng có thể được tính trực tiếp vào giá thành sản phẩm.

Chi phí gián tiếp: là loại chi phí phát sinh không có quan hệ mật thiết với

việc sản xuất ra từng loại sản phẩm, mà chúng phát sinh có liên quan đến hoạtđộng sản xuất chung của cả phân xưởng hoặc cả nhà máy Do vậy những chi phíloại này phải được tính vào giá thành của từng loại sản phẩm một cách gián tiếp.

Giá thành:

Giá thành sản xuất: bao gồm các chi phí liên quan đến sản xuất, chế tạo sản

phẩm phát sinh ở phân xưởng sản xuất Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ

Trang 2

kế toán thành phẩm nhập kho hoặc ghi cho khách hang và là căn cứ để tính giá vốnhàng bán, lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất.

Giá thành toàn bộ: bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm Giá thành toàn bộ còn được coi là giá thành đầy đủ baogồm chi phí sản xuất và chi phí bán hang, chi phí quản lý doanh nghiệp tính chosản phẩm đó…Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định lợi nhuận sảnxuất và tiêu thụ từng loại sản phẩm trong doanh nghiệp Khái niệm giá thành toànbộ được sử dụng trong phương pháp ABC.

1.2 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp ABC

Hình 1: Hạch toán chi phí theo phương pháp ABC

1.2.1 Chi phí trực tiếp:

1.2.1.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được tập hợp theo mã của từng sản phẩm, đượctính trực tiếp vào giá của sản phẩm.

a, Sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên:

Tài khoản sử dụng:

621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí ngoài sản xuất

Trang 3

Sơ đồ hạch toán

Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp (kê khai thường xuyên)

(1) Khi xuất kho nguyên vật liệu để sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sảnphẩm

(2) Trường hợp mua nguyên vật liệu về không nhập kho mà giao ngay chobộ phận sản xuất

(3) Trường hợp nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho

(4) Cuối kỳ kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tậphợp chi phí để tính giá thành sản phẩm

b Sử dụng phương pháp kiểm kê định kỳ:

Tương tự phương pháp kê khai thường xuyên, nhưng tài khoản kết chuyển là 631

133111, 112, 131

(3)

Trang 4

Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp (kiểm kê định kỳ)

(1) Khi xuất kho nguyên vật liệu để sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất sảnphẩm

(2) Trường hợp mua nguyên vật liệu về không nhập kho mà giao ngay chobộ phận sản xuất

(3) Trường hợp nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho

(4) Cuối kỳ kết chuyển nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm

1.2.1.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí nhân công trực tiếp sẽ được tập hợp vào tài khoản 622 và vào các trungtâm chi phí (VD: 622A- Chi phí cắt vải, 622B- Chi phí may, 622C-Chi phí ủi…)Về nguyên tắc hạch toán vào TK 622

(3)

Trang 5

Sơ đồ hạch toán

Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp

(1) Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân viêntrực tiếp sản xuất trong kỳ hạch toán

(2) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định

(3) Trích tiền lương nghỉ phép thường niên của công nhân sản xuất (do sảnxuất mang tính thời vụ) và các khoản tiền lương trích trước khác (ngừng sản xuấttheo thời vụ)

(4) Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào cáckhoản tính giá thành theo từng đối tượng

1.2.2 Chi phí gián tiếp :

Mô hình ABC đòi hỏi quá trình phân bổ CPSX gián tiếp cho từng loại sảnphẩm, dịch vụ được tiến hành theo hai giai đoạn phân biệt:

Bước 1: Tập hợp chi phí sản xuất gián tiếp vào các bộ phận và hoạt động Trong

giai đoạn này, trước hết CPSX gián tiếp cũng được tập hợp theo các trung tâm chiphí là các bộ phận tương tự như mô hình sử dụng một tiêu chuẩn phân bổ duy nhấtvà mô hình phân bổ CPSX theo bộ phận

Trong giai đoạn này ngoài việc tập hợp, hạch toán chi phí chi tiết tới từngtài khoản thông thường, nếu xác định được các chi phí đang tập hợp sử dụng chođối tượng chịu chi phí nào hay thuộc hoạt động nào thì tập hợp trực tiếp vào đốitượng chịu phí hay hoạt động đó Ví dụ, cước phí vận chuyển hàng hóa xuất khẩungoài việc tập hợp, hạch toán vào khoản mục chi phí bán hàng nếu xác định cước

Trang 6

vận chuyển này phục vụ cho đối tượng chịu phí nào (khách hàng, sản phẩm, kênhphân phối…) thì tập hợp trực tiếp vào đối tượng chịu phí đó mà không cần phảiqua giai đoạn phân bổ.

Cụ thể:

a, Chi phí quản lý doanh nghiệp: Được tập hợp và hạch toán chi tiết theo tài

khoản 641 và các trung tâm chi phí (VD: A001-Chi phí quản lý phòng nhân sự,A002- Chi phí quản lý phòng kế toán, A003-Chi phí quản lý phòng vi tính…)

b, Chi phí bán hàng: Được tập hợp và hạch toán chi tiết theo tài khoản 642

và các trung tâm chi phí (VD: B001-Chi phí vận chuyển, B002-Chi phí khuyếnmãi, B003-Chi phí quảng cáo…)

c, Chi phí sản xuất chung: Được tập hợp và hạch toán chi tiết theo tài khoản

627 và các trung tâm chi phí ( C001-Công tác chuẩn bị, C002-Quá trình nhậpnguyên vật liệu trước khi tiến hành sản xuất, C003- Quá trình sản xuất, C004-Quátrình xuất thành phẩm…)

Bước 2: Phân phối chi phí cho từng loại sản phẩm, dịch vụ Ở giai đoạn này, chi

phí đã được tập hợp theo các hoạt động sẽ tiếp tục được phân phối cho từng sảnphẩm, dịch vụ

Hình 2: Mô hình phân bổ chi phí sản xuất trên cơ sở hoạt động

Để phân bổ chi phí hoạt động tới các đối tượng chịu phí trong giai đoạnnày, đòi hỏi phải thực hiện tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động

Trang 7

Có rất nhiều yếu tố tác động tới việc lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp,trước hết, nó phải diễn giải được mối quan hệ giữa các hoạt động và đối tượngchịu phí, nó phải được đo lường và tính toán dễ dàng và cuối cùng là việc cân nhắcchi phí của việc đo lường – phải có sự kết hợp tốt nhất giữa mục tiêu chính xác vớichi phí cho việc đo lường.

Tiêu thức phân bổ chi phí hoạt động gồm 3 loại:

- Tiêu thức phân bổ dựa trên số lần thực hiện: Các tiêu thức phân bổ như số

lần chuẩn bị máy, số lượng đơn đặt hàng, mua hàng được thực hiện, số lần kiểmđịnh được thực hiện,…là những tiêu thức phân bổ có thể đếm được khi một hoạtđộng được thực hiện Đây là một loại tiêu thức phân bổ ít tốn kém nhưng dườngnhư nó lại kém phần chính xác bỡi lẽ tiêu thức này thừa nhận rằng chi phí nguồnlực tốn kém sẽ giống nhau cho mỗi hoạt động được thực hiện

Ví dụ khi phân bổ chi phí chuẩn bị máy căn cứ vào tiêu thức phân bổ là sốlần sử dụng máy, điều đó thừa nhận rằng tất cả các lần chuẩn bị máy đều tốn cùngmột lượng thời gian như nhau

Trong một số trường hợp số lượng các nguồn lực được sử dụng để thực hiệntừng hoạt động là khác nhau đáng kể, và các hoạt động này cũng được sử dụngkhác nhau đáng kể giữa các sản phẩm, khi đó cần phải sử dụng tiêu thức khácchính xác hơn và tốn kém hơn.

- Tiêu thức phân bổ theo lượng thời gian thực hiện: Tiêu thức phân bổ này

liên quan đến số lượng thời gian được yêu cầu để thực hiện một hoạt động Tiêuthức này được sử dụng khi có sự khác nhau đáng kể về số lượng thời gian giữa cáchoạt động được thực hiện cho các đối tượng chi phí Ví dụ, những sản phẩm đơngiản thì việc chuẩn bị máy chỉ mất khoảng 10 đến 15 phút.Ngược lại, đối với cácsản phẩm phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao thì để chuẩn bị máy phải mất đến 2giờ Việc sử dụng tiêu thức phân bổ theo số lần thực hiện, như là số lần chuẩn bịmáy sẽ làm cho các sản phẩm đơn giản phải gánh chịu chi phí chuẩn bị máy nhiềuhơn thực tế (overcost), và ngược lại, các sản phẩm phức tạp sẽ gánh chịu chi phínày ít hơn thực tế (undercost) Để tránh sự sai lệch này, người thiết kế hệ thốngABC phải sử dụng tiêu thức phân bổ theo lượng thời gian thực hiện, như là số giờ

Trang 8

chuẩn bị máy để phân bổ chi phí chuẩn bị máy đến từng sản phẩm, nhưng điều nàysẽ làm tăng thêm chi phí đo lường.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, tiêu thức phân bổ theo thời gian thựchiện cũng không chính xác, lúc này có thể sử dụng tiêu thức phân bổ theo mức độthực hiện

- Tiêu thức phân bổ theo mức độ thực hiện: Đây là tiêu thức phân bổ chi phí

hoạt động chính xác nhất nhưng cũng tốn kém nhất Trong cùng ột ví dụ trên vềviệc chuẩn bị máy, một số trường hợp các sản phẩn phức tạp và đòi hỏi sự chínhxác cao thì đôi lúc đòi hỏi sự chuẩn bị một cách đặc biệt trước khi máy vận hành,đòi hỏi về chất lượng kiểm soát của người chuẩn bị máy, cũng như thiết bị kiểmtra chuyên dùng mỗi khi trình trạng hoạt động của máy được thiết lập Một tiêuthức phân bổ theo lượng thời gian thực hiện (theo số thời gian cần để chuẩn bịmáy) thừa nhận rằng tất cả các giờ chuẩn bị máy đều tốn chi phí như nhau, nhưngnó chưa phản ánh thêm về chất lượng, kỹ năng con người, hay các loại thiết bị đắttiền được dùng trong một số công việc loại chuẩn bị máy mà các công việc chuẩnbị máy khác thì không cần đến thiết bị này Trong trường hợp này, chi phí hoạtđộng phải được tính trực tiếp vào sản phẩm dựa trên yêu cầu công việc và phảitheo dõi, tập hợp các chi phí hoạt động phát sinh riêng cho sản phẩm đó.

1.3 Kỹ thuật vận dụng mô hình ABC:

Việc vận dụng mô hình ABC phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể về công tác tổchức quản lý sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, năng lực quản lýcủa từng doanh nghiệp Tuy nhiên, có thể khái quát quá trình vận dụng mô hìnhnày thành 4 bước cơ bản sau:

Xác định các hoạt động chính:

Hoạt động chính bao gồm sự kết hợp của nhiều công việc và được mô tả bởi hànhđộng liên kết với đối tượng chịu phí Những hoạt động điển hình như: lên kế hoạchsản xuất, lắp đặt máy, mua vật tư, kiểm tra chất lượng vật tư…Các hoạt động nàyđược xác định

Bước 1: Phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt động: Quá trình vận

dụng mô hình ABC bắt đầu bằng việc phân tích quá trình sản xuất của doanhnghiệp Đó là việc phân tích một cách có hệ thống các hoạt động hợp thành quá

Trang 9

trình sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ Thông qua việc phân tích, KTQT nhậndiện được các hoạt động tiêu hao nguồn lực, gây ra sự phát sinh CPSXC Thôngthường, các hoạt động gây ra sự phát sinh CPSXC bao gồm: hoạt động sử dụngnhân công quản lý sản xuất, hoạt động sử dụng máy móc, hoạt động tiêu thụ nănglượng, động lực, hoạt động giám sát, kiểm tra chất lượng… Việc phân tích quátrình sản xuất thành các hoạt động là rất quan trọng, nó là bước cơ sở để KTQTxác định trung tâm hoạt động, trung tâm chi phí ở các bước tiếp theo

Bước 2: Xác định các trung tâm hoạt động: sau khi đã nhận diện được các

hoạt động tiêu hao nguồn lực, KTQT phải xác định các trung tâm hoạt động Về lýthuyết, mỗi hoạt động đều có thể được tập hợp trong một trung tâm Tuy nhiên, doquá trình sản xuất được phân tích thành rất nhiều hoạt động khác nhau, nên đểgiảm bớt khối lượng công việc kế toán, một trung tâm hoạt động sẽ có thể bao gồmmột số hoạt động có cùng bản chất xét ở khía cạnh gây ra sự phát sinh chi phí.Chẳng hạn, trung tâm “hoạt động kiểm tra sản phẩm” có thể bao gồm các hoạtđộng cụ thể như: kiểm tra các thông số kỹ thuật, chạy thử, kiểm tra công tác đónggói, bảo quản sản phẩm…

Bước 3: Tập hợp chi phí cho các bộ phận và quy nạp chi phí cho các hoạtđộng (trung tâm hoạt động): Chi phí sản xuất chung phát sinh trước hết sẽ được

tập hợp cho các bộ phận như: các phân xưởng sản xuất, đội sản xuất,… Tiếp đó,chi phí sẽ được quy nạp cho các hoạt động (hoặc trung tâm hoạt động) đã được xácđịnh ở hai bước trên Nếu một bộ phận chỉ bao gồm một hoạt động (trung tâm hoạtđộng) khác nhau thì chi phí sản xuất chung của các bộ phận này được quy nạp chotừng hoạt động theo cách quy nạp trực tiếp cho hoạt động (trung tâm hoạt động)đó Nếu mỗi bộ phận bao gồm nhiều hoạt động (trung tâm hoạt động) khác nhauthì chi phí sản xuất chung của các bộ phận này được quy nạp cho từng hoạt độngtheo cách quy nạp trực tiếp hoặc phân bổ gián tiếp

Bước 4: Xác định nguồn phát sinh chi phí và phân bổ chi phí sản xuấtchung cho từng loại sản phẩm: Để lựa chọn một khía cạnh, nhân tố nào đó của

hoạt động làm nguồn phát sinh chi phí cho từng trung tâm hoạt động, làm cơ sở đểtiến hành phân phối chi phí cho từng loại sản phẩm phải đồng thời cân nhắc hainhân tố sau đây:

Trang 10

- Kế toán quản trị phải có dữ liệu phong phú về nguồn phát sinh chi phíđịnh lựa chọn, chẳng hạn muốn chọn số lượng sản phẩm được kiểm tra là nguồnphát sinh chi phí của trung tâm “hoạt động kiểm tra sản phẩm” thì KTQT phải códữ liệu về số lượng sản phẩm, cơ cấu sản phẩm đã thực hiện kiểm tra trong kỳ.- Nguồn phát sinh chi phí phải phản ánh được mức độ tiêu dùng các hoạtđộng của từng loại sản phẩm Chẳng hạn, nếu sự vận động của chi phí phù hợp vớisố lượng sản phẩm được kiểm tra thì nguồn phát sinh chi phí có thể được xác địnhlà số lượng sản phẩm.

- Thu thập thông tin là một công việc rất cần thiết để có thể đạt được sựchính xác của các chi phí sản phẩm cuối cùng Một phần quan trọng của dữ liệuyêu cầu là những tỉ lệ cần thiết trong mỗi giai đoạn của một hệ thống ABC Mỗihoạt động sử dụng một phần của từng nhóm chi phí Tương tự như vậy, mỗi sảnphẩm sẽ sử dụng đến một phần của mỗi hoạt động Như đã đề cập từ trước, mỗi tỉlệ thường thể hiện cho một phần của tổng thể chi phí hay hoạt động Có rất nhiềucách để có thể thu được những tỉ lệ này và từng phương pháp cụ thể sẽ tác độngđến độ chính xác mong muốn Ba phương pháp có mức độ chính xác về dữ liệu cóthể được sử dụng trong việc ước lượng những tỉ lệ này theo thứ tự là ước đoán,đánh giá hệ thống, và thu thập dữ liệu thực tế.

Trong trường hợp khi mà không thể có được những số liệu thực tế hoặcnhững việc thu thập số liệu khá tốn kém, thì có thể ước đoán để tính ra các tỉ lệ.Việc ước đoán có thể được hợp tác thực hiện bởi bộ phận quản lý, bộ phận tàichính, và những nhân viên điều hành có liên hệ trực tiếp đến trung tâm tính chiphí Nhóm này có thể đưa ra được những ước đoán về tỉ lệ chi phí phân bổ trong cảhai giai đoạn của phương pháp ABC Mức độ chính xác dựa vào sự kết hợp củanhững người trong nhóm, và những kiến thức của họ về trung tâm chi phí.

Một phương pháp khoa học hơn để thu được những tỉ lệ này cho việc tínhtoán chi phí là việc sử dụng kỹ thuật hệ thống như áp dụng quá trình phân tích thứbậc (AHP- Analytic Hierarchical Process) AHP là một công cụ thích hợp nhằmđưa những ý kiến cá nhân chủ quan thành những thông tin thể hiện khách quan

Trang 11

hơn về các tỉ lệ Ví dụ, giả sử doanh nghiệp cần phân bổ chi phí xăng dầu giữa bahoạt động chạy máy, giao hàng, và bảo trì Thông qua việc đặt câu hỏi cho nhữngbộ phận tiêu thụ nguồn lực này và yêu cầu họ đánh giá về tỉ lệ phần trăm chi phíxăng dầu trong một thời đoạn nhất định, AHP có thể đưa ra được phần trăm củachi phí này và phân bổ chúng đến từng hoạt động thích hợp.

AHP cũng có thể được sử dụng trong giai đoạn hai đó là phân bổ chi phí từcác hoạt động đến từng sản phẩm Trong bước này, điều quan trọng là phải xácđịnh được một tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp để đạt được mức độ chính xácmong muốn.

Ví dụ, giả sử doanh nghiệp mong muốn ấn định chi phí bán hàng đến từngsản phẩm Một phương pháp đó là ước lượng mức độ hoạt động bán hàng cần thiếtđối với từng sản phẩm Giả sử doanh nghiệp sản xuất năm sản phẩm Sản phẩm Alà sản phẩm đã có tiếng, những nỗ lực về hoạt động bán hàng là tương đối thấp,trong khi sản phẩm B, C, và D đang trong giai đoạn giữa của dòng đời sản phẩmvà sản phẩm E, là một sản phẩm mới, tiêu tốn rất nhiều thời gian và nỗ lực hơn choviệc bán hàng Thay vì phân bổ đồng đều chi phí bán hàng cho từng sản phẩm,AHP có thễ đưa ra một ước lượng cho phép công ty tính chi phí đến từng sản phẩmmột cách chính xác hơn.

Bước tiếp theo là doanh nghiệp cần phải xác định những tiêu thức thể hiệnmối quan hệ về chi phí giữa các hoạt động và sản phẩm Trong ví dụ cụ thể này,khu vực bán hàng và thời gian sử dụng để thương thảo với khách hàng về từng sảnphẩm có thể được xem là các tiêu thức liên hệ Sau đó, chi phí bán hàng được xếphạng giữa các sản phẩm theo khoảng cách cần thiết giao hàng Việc xếp hạng tiếptheo giữa các sản phẩm được thiết lập theo tỉ lệ thời gian cho từng khách hàng.Cuối cùng, những cách xếp hạng chủ quan về hoạt động bán hàng được kết hợp lạiđể tính ra tỉ lệ phân bổ chi phí bán hàng giữa năm loại sản phẩm.

Phương pháp chính xác nhất và tốn nhiều chi phí nhất để tính toán được tỉlệ cần thiết đó là thu thập những dữ liệu thực tế Trong hầu hết các trường hợp,người ta phải tổ chức một bộ máy thu thập, ghi nhận dữ liệu thực tế và có thể đòihỏi các thiết bị hỗ trợ cho việc thu thập thông tin Hơn nữa, việc thu thập dữ liệu

Trang 12

phải đúng thời điểm và điều tra viên yêu cầu phải có kinh nghiệm Kết quả thườngđược phân tích bằng những công cụ thống kê

Trang 13

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHIPHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY KHÁNH

Năm 2003, xưởng may Khánh Quỳnh được chuyển thành Công Ty TráchNhiệm Hữu Hạn Sản Xuất Thương Mại và Dịch Vụ Khánh Quỳnh

Công ty trách nhiệm hữu hạn Khánh Quỳnh được chuyển từ một xưởngmay sang công ty TNHH cho nên hình thức pháp lý của công ty được tổ chức vàhoạt động theo luật doanh nghiệp.

Tên công ty: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thương Mại và Dịch Vụ Khánh Quỳnh.

ĐT: 08.8625427Fax: 2648874

Địa chỉ: Số16A Lê Hồng Phong, F12, Q10, TP.HCM.Vốn pháp định: 5.180.431.108 đồng.

Trang 14

Về xuất khẩu: công ty xuất khẩu mặt hàng mà công ty nhận gia công như:Áo Jacket, quần tây… ở châu Á

Chức năng

Chức năng chủ yếu của công ty là sản xuất, nhận gia công các loại hàng maymặc, ký kết các hợp đồng nhận hàng gia công trực tiếp với các khách hàng cácnước châu Á Ngoài ra công ty còn nhận các hợp đồng gia công cho các đơn vị, giacông xuất khẩu trực tiếp trong nước Bên cạnh đó, công ty còn đang từng bước tổchức sản xuất hàng tự cân đối (hàng FOB )để xuất khẩu và bán nội địa.

Không ngừng đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề, nghiệp vụ, văn hóa,khoa học kỹ thuật, tư tưởng chính trị, nâng cao uy tín trách nhiệm ý thức tự giáccủa cán bộ công nhân viên trong bộ phận quản lý Tổ chức thực hiện chính sáchcác nghiệp vụ kinh tế và công tác tính giá thành Bên cạnh đó là phải ứng dụng cáctrình độ kỹ thuật công nghệ mới vào trong sản xuất để giúp cho hiệu quả sản xuấtkinh doanh của công ty được hoàn thiện và phát triển tốt hơn.

Quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, giải quyết công ăn việclàm cho công nhân lao động trong địa bàn của tỉnh tạo nên sự ổn định về mặt xãhội.

Thực hiện đầy đủ nghiêm chỉnh các qui định và nghĩa vụ đối với nhà nướcvà đối với xã hội.

Hòa nhập với tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường, kể từ đó công tyra sức cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước một cách quyết liệt.Nhằm góp phần khẳng định năng lực sản xuất kinh doanh của công ty mình vàtừng bước đưa nền kinh tế nước nhà hòa nhập vào nền kinh tế các nước ASEANcũng như thế giới.

Trang 15

Trong những năm qua, với những thành tựu đạt được trong công cuộc cảicách của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, cho thấy tình hình kinh tếxã hội của đất nước có nhiều chuyển biến tích cực Đó là tiền đề thuận lợi cho cácdoanh nghiệp phát huy những ưu thế, khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ.Trên cơ sở đó, Công ty TNHH Khánh Quỳnh đã xác định những thuận lợi và khókhăn của mình trong hoạt động như sau:

Thuận lợi

Trong suốt quá trình kể từ ngày thành lập cho đến nay, Công ty KhánhQuỳnh đã có những bước chuyển mình đáng ghi nhận Công ty không ngừng đổimới công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất và có nhiều bạn hàng ở các nước ChâuÁ như: Đài Loan, Nhật, Hồng Kông …

Trong những năm gần đây :

 Tổng doanh thu hàng năm tăng từ 10%-30%. Sản phẩm sản xuất tăng từ 10% - 20%

 Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 10% - 40%

Các mặt hàng của công ty rất đa dạng và chất lượng cao Qua đó, càngchứng tỏ được khả năng cạnh tranh trên thị trường và làm an lòng các nhà đầu tưvà khách hàng khi hợp tác với công ty.

Khó khăn

Tuy nhiên công ty ra đời trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ mở cửa của đấtnước (nền kinh tế thị trường) máy móc thiết bị còn thiếu so với yêu cầu ngày càngphát triển Công ty phải vay ngân hàng để mua máy móc thiết bị.

Ngày nay, số lượng các công ty may gia công ngày càng nhiều, sự cạnhtranh giữa các công ty ngày càng gay gắt, các công ty phải làm sao để có thể hạthấp giá thành sản phẩm xuống mới dễ chiếm lĩnh thị trường hơn Đứng trước tìnhhình đó, Công ty Khánh Quỳnh cũng đã gặp khó khăn vì phải làm sao để cạnhtranh với các mặt hàng cùng loại trên thị trường về giá cả mà vẫn duy trì được chấtlượng của sản phẩm làm ra

Không những cạnh tranh trong nước, mà công ty còn phải cạnh tranh vớicác mặt hàng nước ngoài, cụ thể như hàng may mặc của Trung Quốc Đây không

Trang 16

phải là vấn đề của một, hai doanh nghiệp may, mà là khó khăn của tất cả các doanhnghiệp Việt Nam nói chung và của Công ty Khánh Quỳnh nói riêng Vì thế, cóđược sự quan tâm, hỗ trợ của các sở, các ban ngành và các tổ chức có liên quan làmột điều vô cùng cần thiết và quan trọng đối với các đơn vị.

2.2 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨCQUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH KHÁNH QUỲNH

2.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty

Công ty đã lập ra hệ thống tổ chức sản xuất bao gồm 4 phân xưởng sảnxuất:

o Phân xưởng cắt thực hiện tất cả việc cắt các loại hàng cho các phân xưởng may o Phân Xưởng 1 may áo sơ mi

o Phân Xưởng 2 chuyên may áo Jacketo Phân Xưởng 3 chuyên may quần tây

o Phân Xưởng 4 chuyên may quần lót phụ nữ cao cấp

Sơ đồ 4: Sơ Đồ Tổ Chức Sản Xuất Của Công Ty

Nhìn vào cách bố trí sơ đồ sản xuất của công ty mà mỗi XN sẽ có tổ trưởngvà số lượng công nhân thích hợp theo yêu cầu sản xuất.

Tổ trưởng may có trách nhiệm nhận các bán thành phẩm từ khâu cắt chuyểnxuống phân phát cho công nhân theo trình độ tay nghề của từng người Xử lýnhững sai sót về kỹ thuật tại tổ mình quản lý Kiểm tra toàn bộ hàng, đóng dấu tên

Phânxưởng

Phânxưởng

4

Trang 17

của mình trước khi chuyển cho khâu kế tiếp Ngoài ra, thường xuyên đôn đốc,chấm công cho công nhân trong tổ.

Các phân xưởng may có: o 1 kỹ thuật chính

o 4 tổ trưởng mayo 1 Thống kê

2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

Tổng Giám Đốc: quản lý và điều hành mọi hoạt động trong công ty, chịutrách nhiệm trước pháp lý, trước công ty và toàn thể công nhân viên.

Các Phó Tổng Giám Đốc phụ trách các công việc chuyên môn, điều hànhtrực tiếp các phòng ban.

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TGĐ PHỤTRÁCH SẢN

PHÓ TGĐ PHỤTRÁCH KINH

PHÒNGKINHDOANHPHÒNG KỸ

THUẬT KCSPHÒNG KẾ

PX

Trang 18

Phòng Kinh doanh: Giữ nhiệm vụ mở rộng các cửa hàng, đại lý bán sỉ và lẻ,nghiên cứu thị trường thời trang, mẫu mã, thị hiếu khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ,mở rộng thị trường trong và ngoài nước.

Phòng Kế toán: Theo dõi, giám sát các hoạt động kinh doanh của công ty,tình hình sử dụng vốn trong thời kì, thu thập thông tin chính xác, kịp thời và đầyđủ, cân đối ghi chép tính toán chính xác giá thành sản phẩm, quản lý thu chi cácnguồn vốn của công ty, tính toán chính xác lợi nhuận, thay mặt Tổng Gíam Đốcgiám sát thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà Nước, chính sách chế độ tài chính

Phòng Kỹ thuật KCS: Khi nhận hàng và hồ sơ về qui cách mẫu mã, thôngsố kỹ thuật của sản phẩm, phòng Kỹ thuật căn cứ vào hồ sơ tiến hành cắt may hàngmẫu định mức để chuyên gia bên khách hàng duyệt mẫu Hải quan sẽ xem xét vàgởi mẫu xuống phân xưởng để chuẩn bị sản xuất sau khi phân xưởng may hoànthành sản phẩm, bộ phận KCS thuộc phòng Kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra sảnphẩm trước khi đóng gói và giao hàng.

Tình hình nhân sự của công ty trong năm 2008 như sau:Tổng số lao động toàn công ty: 265 người (tính đến 31/12/2008)

2.2.2 Đặc điểm sản phẩm và Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty2.2.2.1 Đặc điểm sản phẩm

Hiện nay công ty đang sản xuất các loại sản phẩm sau:

Áo khoác nam nữ, Áo sơ mi nam nữ, Đồ thể thao và hàng thời trang, Quần tâynam nữ, Trang phục lót nam nữ.

Mỗi năm công ty sản xuất các loại sản phẩm: + Jacket: 72.000sp

+ Quần tây: 12.000sp+ Sơ mi: 54.000sp

+ Trang phục lót: 100.000spVà các trang phục khác.

2.2.2.2 Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty

Phân xưởng may nhận bán thành phẩm ở phân xưởng cắt về may, nên khinguyên phụ liệu nhập kho cùng lúc phân xưởng nhận bộ tài liệu do phòng kỹ thuậtcấp về các tiêu chuẩn của mỗi hàng.

Trang 19

Các phân xưởng may sau khi nhận mẫu tiến hành may chế mẫu thử vàduyệt mẫu Sau đó dựa vào mẫu đã duyệt tài liệu kỹ thuật, thiết lập một hệ thốngtiêu chuẩn kỹ thuật cho mẫu hàng trước khi sản xuất bao gồm các yêu cầu kỹ thuật,kích thước thành phẩm định mức, nguyên vật liệu, thiết kế công đoạn, định mứcthời gian thiết kế chuyền Sau đó giác sơ đồ sang xí nghiệp cắt.

Để biểu hiện công việc tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty,có sơ đồ như sau:

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG TY

Sơ đồ 6: Sơ đồ tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm công ty

2.3 TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN 2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị: mô hình kế toán tập trung, tất cảcác công tác kế toán từ xử lý chứng từ, hạch toán tổng hợp, chi tiết, cho đến tổngChế mẫu Tiêu chuẩnkỹ thuật Định mức Giác sơ đồ

Trang 20

hợp lập các báo cáo kế toán đều tập trung tại phòng kế toán của doanh nghiệp Cònở các phân xưởng chỉ lập chứng từ phát sinh tại bộ phận mình và chuyển hết chứngtừ về phòng kế toán trung tâm

Sơ đồ 7: Sơ đồ tổ chức công tác kế toán

Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung mọi hoạt động trong phòng kếtoán.Hỗ trợ Ban Tổng Giám Đốc về các quyết định liên quan đến tiến trình pháttriển sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám Đốc vàNhà nước về các số liệu báo cáo, quyết toán tài chính của công ty Kiểm tra khâuhạch toán các nhiệm vụ kinh tế phát sinh.

Phó phòng kế toán: phụ trách kế toán tổng hợp và giá thành, quyết toán thuếcác loại, ghi chép và theo dõi sổ cái, kiểm tra, đối chiếu giữa các số liệu tổng hợp,lập báo cáo kế toán

Kế toán TSCĐ, kho thành phẩm, công cụ lao động: Theo tình hình biếnđộng của tài sản cố định của công ty, tính toán phân bổ khấu haoTSCĐ vào chi phíhoạt động từng tháng Tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu về nhập, xuất thànhphẩm.

Kế toán kho nguyên vật liệu: phụ trách theo dõi biến động của nguyên liệu.Kế toán kho phụ liệu: Phụ trách theo dõi biến động của phụ liệu.

Kế toánTSCĐ,

khothànhphẩm Thủ

Kế toán ngânhàng

Kế toán thanh toán tiền mặttạm ứngKế

toánkhophụliệu

Kế toán công nợ Kế toán trưởng

Phó Phòng Kế toán tổnghợp và giá thành

Trang 21

Kế toán ngân hàng:theo dõi quyết toán tiền gởi , tiền vay ngân hàng.

Kế toán thanh toán tiền mặt, tiền tạm ứng: theo dõi các khoản chi trả tạmứng, thanh toán tạm ứng, theo dõi quyết toán quỹ tiền mặt.

Kế toán công nợ: tính toán công nợ với khách hàng, người mua và công nợkhác.

Thủ quỹ: phụ trách nhập xuất tiền mặt, ngân phiếu tại công ty khi có chứngtừ hợp lệ đã được Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng ký duyệt.

2.3.2 Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị

Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật kí chung và đượcviết dưới dạng một chương trình vi tính Nhân viên kế toán chỉ cần nhập số liệuban đầu và định khoản vào máy khi có nghiệp vụ phát sinh Cuối tháng kế toántiến hành in các biểu mẫu: bảng chi tiết, bảng tổng hợp sổ cái, bảng cân đối phátsinh và báo cáo tài chính trong tháng Hình thức sổ kế toán công ty sử dụng :

NHẬT KÍ CHUNG

Ghi chú: : Ghi hàng ngày

: Ghi vào cuối tháng, hoặc định kỳ : Đối chiếu, kiểm tra

Chứng từ gốc

Sổ quỹ Sổ nhật kí

đặc biệt Sổ nhật kí chung

Sổ chi tiết

Sổ Cái

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo tài chính

Trang 22

Sơ đồ 8: Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị

Trang 23

B TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNHSẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH KHÁNH QUỲNH (THEO PHƯƠNGPHÁP TRUYỀN THỐNG )

2.4 Hạch toán chi phí NLVL trực tiếp

Khi có lệnh sản xuất của lãnh đạo công ty, phòng kế hoạch lập phiếu xuấtvật tư rồi đưa đến phòng kế toán, kế toán xem xét số lượng cần xuất và số lượngnguyên vật liệu còn trong kho Mẫu phiếu xuất vật tư có nội dung và hình thức nhưsau:

2 Vải chính – 300D- Back- 54-OM008

Kế toán hạch toán như sau:Nợ TK 621A: 73.830.400

Có TK 152: 73.830.400Nợ TK 621B: 13.957.060Có TK 152: 13.957.060

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hằng ngày được kế toán theo dõi ở sổ nhật kýchung, nội dung và hình thức nhật ký chung như sau:

Trang 24

CÔNG TY TNHH KHÁNH QUỲNH

Số16A Lê Hồng Phong, F12, Q10, TP.HCM

SỔ NHẬT KÝ CHUNGNăm 2008

Ngàytháng ghi

Trang 25

Giá thực tế nguyên liệu xuất kho là giá được tính theo phương pháp bìnhquân gia quyền, công việc tính giá xuất kho được phần mềm kế toán trong máytính của Công ty tự động tính ra

Kế toán cũng theo dõi vật liệu xuất trên thẻ kho để đối chiếu với thẻ khocủa thủ kho, cuối ngày kế toán sẽ ghi vào sổ cái chi tiết tài khoản vật tư

CÔNG TY TNHH KHÁNH QUỲNH

SỔ CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU XUẤT KHO

Ngày CT Số CT Tên vật tư Mã VTĐV

TSố lượng Đơn giá Thành tiền

0169/X-Vải chính -186T

chính– 300D

Trang 26

CÔNG TY TNHH KHÁNH QUỲNH

SỔ CÁI CHI TIẾT TK 621

Chứng từ

Diễn giải

Số hiệuTK đối

Chứng từ

Diễn giải

Số hiệuTK đối

1521A 136.020.320Xuất phụ liệu sx 1521B 425.752.971

Kết chuyển CPNVL cuối năm

Cộng số phát sinh1.838.028.202

1.838.028.202

Trang 27

Hệ số phânbổ

CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾPCP NPL

NHẬPHÀNG GIA

CHI PHÍNHẬPHÀNG GIA

CHI PHÍNVL

CHI PHÍNVL TRỰC

Bảng 1: Chi phí NVL và chi phí khác

Trang 28

Xử lý vải tiết kiệm :

Khi cắt vải may quần (áo), Lượng vải còn dư do chênh lệch giữa định mứcvà thực tế trong khi cắt mà có thể sử dụng được (khác với vải vụn), số lượng vải

này Công ty gọi là “vải tiết kiệm” Khi có vải tiết kiệm, kế toán sẽ trình báo với

Ban định giá để xin giá nhập kho vải tiết kiệm thông qua “ Phiếu đề nghị xin giánhập kho của vải tiết kiệm “, sau khi được Ban định giá cho giá nhập, phòng kếhoạch tiến hành nhập kho và viết phiếu nhập kho cho vải tiết kiệm Trường hợp vảitiết kiệm là loại vải hay có ở Công ty, giá nhập kho loại vải tiết kiệm này đã đượccho sẵn, kế toán chỉ việc căn cứ vào giá đó mà cho nhập kho, không cần thông quaBan định giá để xin giá nhập.

Giá trị của vải tiết kiệm nhập kho được Công ty quy định phân bổ như sau:trích 55% vào quỹ lương cho công nhân viên và 45% để giảm phí.

Nợ 3388

Có 621 (giảm phí)Có 334 (trích vào quỹ lương)

Trong tháng 12/2008 không phát sinh nghiệp vụ nàyNhận xét:

Về nguyên vật liệu, công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền kếthợp với sổ chi tiết nguyên vật liệu giúp cho công ty theo dõi được chi tiết giá trịtừng loại nguyên vật liệu, tình hình nhập xuất tồn trong kỳ Qua đó xác định chínhxác về giá trị nguyên vật liệu dùng cho sản xuất, từ đó việc tập hợp chi phí và tínhgiá thành mới chính xác.

Ngoài các bút toán được phản ánh kịp thời và hợp lý, khoản chi trả tiền vậnchuyển, bốc vác nguyên vật liệu nhập kho sử dụng trong tháng đang được hạchtoán vào chi phí sản xuất chung, việc hạch toán như trên không phản ánh đúng tínhchất của khoản mục chi phí này.

2.5 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:

Công ty KHÁNH QUỲNH là công ty chuyên gia công nên có nhiều phânxưởng sản xuất và chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở phân xưởng nào thì tậphợp vào phân xưởng đó, cho nên công ty áp dụng hình thức trả lương theo sảnphẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất.

Trang 29

Theo cách trả lương này, công ty đã thực hiện chế độ trả lương đúng tìnhhình thực tế sản xuất, đồng thời góp phần vào mục tiêu hạ giá thành sản phẩm tạicông ty Cách tính lương của công nhân trực tiếp sản xuất

Ví dụ: Công nhân may Võ Thị Hồng Liên trong tháng 12/2008 làm được các sản phẩmsau :

Về BHYT, mức 2% trên tổng quỹ lương cơ bản sẽ được tính vào giá thành,1% thu lại của công nhân và được khấu trừ vào lương.

Về trích lập kinh phí công đoàn được thực hiện trên cơ sở mức lương bìnhquân đã thỏa thuận với công đoàn cấp trên Phần này không tính trên tiền lươngphải trả cho công nhân sản xuất, mà được tính trên tiền lương bình quân cố định, vìvậy sẽ làm giảm sút sự biến động của giá thành.

Tiền lương theo Số lượng sản Đơn giá sản phẩm = phẩm sản xuất x sản phẩmkhông hạn chế

Trích BHXH 1 tháng = 15% x Mức lương cơ bản tháng

Trích BHXH = Tỷ lệ trích 2% x lương cơ bản

Trang 30

Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công kế toán lương tính lương cho bộphận công trực tiếp sản xuất sản phẩm và các khoản trích theo lương, Dưới đây lànội dung và hình thức của bảng thanh toán lương.

KPCĐ 1 tháng = Tỷ lệ trích 2% x Lương thực tế 1 tháng

Trang 31

CÔNG TY TNHH KHÁNH QUỲNH

BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 12 NĂM 2008

Họ vàtên

Tiền lương

sản phẩmCác khoản phụ cấp được tính vào lương

Tăng ca

3.49 21

2.034.6942 …

GIÁM ĐỐC XN

Bảng 2: Bảng thanh toán lương tháng 12/2008

Trang 32

căn cứ vào phiếu chi mới tiến hành chi lương Căn cứ vào phiếu chi, kế toán ghivào sổ nhật ký chung, sổ cái tiền mặt, còn thủ quỹ thì căn cứ phiếu chi ghi vào sổquỹ.

Kế toán hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh:

Căn cứ vào số liệu thực tế của tháng 12/2008 tại công ty (Xem phụ lục 1,2,3) kếtoán hạch toán như sau:

Tiền lương phải trả cho công nhân viên phân xưởng cắt và trích BHYT, BHXH,KPCĐ

Nợ TK 622: 50.887.502Có TK 334: 42.762.607Có TK 338: 8.124.895

Tiền lương phải trả cho công nhân viên phân xưởng 1 và trích BHYT, BHXH,KPCĐ

Nợ TK 622: 54.738.641Có TK 334: 44.338.299Có TK 338: 10.400.342

Tiền lương phải trả cho công nhân viên phân xưởng 2 và trích BHYT, BHXH,KPCĐ

Nợ TK 622: 93.036.682Có TK 334: 75.359.713Có TK 338: 17.676.969

Tiền lương phải trả cho công nhân viên phân xưởng 3 và trích BHYT, BHXH,KPCĐ

Nợ TK 622: 68.246.320Có TK 334: 55.279.520Có TK 338: 12.966.800

Tiền lương phải trả cho công nhân viên phân xưởng 4 và trích BHYT, BHXH,KPCĐ

Nợ TK 622: 50.298.351Có TK 334: 40.741.664

Trang 33

Sau đó kế toán tiến hành lên sổ cái TK 622

SỔ CÁI TK 622Chứng từ

Diễn giải

Số hiệuTK đối

Trang 34

lý trong việc trả lương cho người lao động và đồng thời phát huy được quyền tựchủ, khả năng tăng năng suất lao động của công nhân.

Công ty không thực hiện trích trước tiền lương cho công nhân trực tiếp sảnxuất, Qua cơ cấu lao động tại công ty ta thấy số công nhân chiếm tỷ trọng caotrong tổng số lao động điều này sẽ gây khó khăn cho nhà máy có thể làm giá thànhbiến động làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

2.6 Hạch toán chi phí sản xuất chung

Trong quá trình sản xuất của công ty TNHH KHÁNH QUỲNH có rất nhiềuchi phí phát sinh khác nhau, cho nên công ty đã sắp xếp thành các tiểu khoản chiphí phát sinh bao gồm:

+ Chi phí nhân viên phân xưởng+ Chi phí vật liệu

+ Chi phí dụng cụ sản xuất+ Chi phí khấu hao TSCĐ+ Chi phí dịch vụ mua ngoài+ Chi phí bằng tiền khác- Tài khoản sử dụng

Công ty sử dụng TK 627 : chi phí sản xuất chung Chi phí nhân viên phân xưởng 6271

Công ty sử dụng tài khoản 6271 để tập hợp chi phí nhân viên quản lý sảnxuất.

Đối với tiền lương thì hình thức tiền lương được áp dụng cho nhân viênquản lý phân xưởng là hình thức tiền lương theo sản phẩm nhân với tỷ lệ do côngty quy định.

Khi tính tiền lương, tiền công

Mọi chứng từ, sổ sách đều giống như hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.Một số nghiệp vụ phát sinh kế toán hạch toán như sau:

Tiền lương nhân số lượng sản đơn giá tỷ lệ %viên phân xưởng = phẩm sản xuất x tiền lương x quyđịnh

Trang 35

Nợ TK 6271: 11.155.783Có TK 334: 9.036.184Có TK 338: 2.119.599Chi phí nhân viên phân xưởng 1

Có TK 334: 12.791.998Có TK 338: 3.000.592

SỔ CÁI CHI TIẾT TK 6271

Chi phí vật liệu – công cụ dụng cụ

Công ty sử dụng tiểu khoản: TK 6272, 6273 : để quản lý và theo dõi chi phí

vật liệu và công cụ dụng cụ khi xuất vật liệu cho quản lý phân xưởng.

Kế toán tính giá thành xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền vàocuối tháng

Kế toán hạch toán một số nghiệp vụ phát sinh:Ngày 1/12 xuất vật liệu dùng cho phân xưởng cắt:Nợ TK 6272: 22.500.000

Có TK 152: 22.500.000

Ngày 1/12 xuất công cụ cho phân xưởng 4:Nợ TK 6273: 20.450.210

Trang 36

Chứng từ

Diễn giải

Số hiệuTK đối

Số phát sinh

SDDK1/12 008 1/12

Vật liệu xuất dùngcho phân xưởng sản xuất

152 22.500.000…

31/12 Kết chuyển chi phí

Cộng phát sinh320.126.010 320.126.010SỔ CÁI CHI TIẾT TK 6273

Chứng từ

Diễn giải

Số hiệuTK đối

Số phát sinh

SDDK1/12 A09 1/12

Công cụ xuất dùngcho phân xưởngsản xuất

152 20.450.210…

31/12 Kết chuyển chi phí

Chi phí khấu hao tài sản cố định 6274

Khấu hao TSCĐ là những biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ đã bịhao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh Việc tính toán và tính khấu hao phảituân theo đúng số khấu hao hàng năm đã đăng ký và được cục quản lý vốn duyệt.

Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng Tính chất khấuhao là việc thu hồi vốn đầu tư trong một thời gian nhất định để tái đầu tư mớiTSCĐ khác.

Ngày đăng: 21/11/2012, 16:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Hạch toán chi phí theo phương pháp ABC 1.2.1. Chi phí trực tiếp: - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc
Hình 1 Hạch toán chi phí theo phương pháp ABC 1.2.1. Chi phí trực tiếp: (Trang 2)
Sơ đồ hạch toán - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc
Sơ đồ h ạch toán (Trang 3)
Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp (kiểm kê định kỳ) - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc
Sơ đồ 2 Sơ đồ hạch toán chi phí NVL trực tiếp (kiểm kê định kỳ) (Trang 4)
Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc
Sơ đồ 3 Sơ đồ hạch toán Chi phí nhân công trực tiếp (Trang 5)
Sơ đồ hạch toán - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc
Sơ đồ h ạch toán (Trang 5)
Hình 2: Mô hình phân bổ chi phí sản xuất trên cơ sở hoạt động - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc
Hình 2 Mô hình phân bổ chi phí sản xuất trên cơ sở hoạt động (Trang 6)
Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc
Sơ đồ 5 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty (Trang 17)
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG TY - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CÔNG TY (Trang 19)
Sơ đồ 7: Sơ đồ tổ chức công tác kế toán - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc
Sơ đồ 7 Sơ đồ tổ chức công tác kế toán (Trang 20)
Sơ đồ 8: Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc
Sơ đồ 8 Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị (Trang 21)
Bảng 1: Chi phí NVL và chi phí khác - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc
Bảng 1 Chi phí NVL và chi phí khác (Trang 26)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG THÁNG 12 NĂM 2008 - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc
12 NĂM 2008 (Trang 30)
Bảng 3: Bảng giá thành sản xuất T12/2008 - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc
Bảng 3 Bảng giá thành sản xuất T12/2008 (Trang 44)
BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG THEO HOẠT ĐỘNG  THÁNG 12 - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc
12 (Trang 47)
Bảng 5: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo hoạt động - Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc
Bảng 5 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo hoạt động (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w