Biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc (Trang 66 - 70)

4. Quá trình xuất khẩu

3.1.2 Biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm

vẫn đạt chất lượng cao. Chúng ta cần có những biện pháp sau đây:

Công ty cần mở rộng thị trường tìm kiếm các nhà cung ứng nguyên vật liệu để mang lại lợi ích kinh tế tối đa nhất.

Doanh nghiệp cần đề ra biện pháp sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả, tránh lãng phí. Ở công ty đã tận dụng được nguyên vật liệu thừa như vải đầu khúc để sản xuất ra sản phẩm bán thu về lợi nhuận cho công ty.

Hạn chế sản phẩm hỏng, tận dụng nguyên vật liệu thừa để mang lại hiệu quả. Vấn đề này công ty đã có kế hoạch rất tốt về nguyên vật liệu thừa, phế liệu được công ty bán ra ngoài và thu về lợi nhuận, làm giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm, công ty nên phát huy thế mạnh này.

Tránh tình trạng thất thoát nguyên vật liệu, do đó cần tổ chức quản lý chặt chẽ tình hình vật tư tại các kho.

Công ty nên nâng cấp thường xuyên công nghệ thiết bị máy móc, sử dụng hết công suất, tiết kiệm điện năng, nhiên liệu, năng lượng.

Giảm bớt chi phí không cần thiết ở khâu mua hàng, xuất bán hàng, dự trữ hàng hóa...

Tránh tình trạng dự trữ quá nhiều hàng tồn kho vì dễ bị ẩm móc, hư hỏng, như thế sẽ hạn chế được chi phí lưu kho, thuê bãi, thuê bảo vệ ..

Thực hiện chính sách tiết kiệm về mọi mặt ở mọi nơi, tiết kiệm ở từng khâu và đòi hỏi ý thức của mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong công ty

Lúc này tất cả các khoản mục chi phí sản xuất chung đều được phân bổ xuống các đối tượng tính giá thành là các sản phẩm theo hệ số gia công là hệ số đã được lựa chọn phân bổ cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên hệ số gia công này không có mối tương quan với các chi phí sản xuất chung ngoài các khoản mục chi phí về nhân công. Việc phân bổ ở đây chỉ mang tính hình thức nhằm giản đơn các phép tính toán xác định giá thành.

Trong khi đó, chi phí sản xuất chung lại chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí sản xuất, và có xu hướng tăng lên Tháng 11 là 2.796.075.775đ đến Tháng 12 là 3.600.386.485đ. Khi chi phí sản xuất chung chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí sản xuất thì việc phân bổ chính xác các chi phí này đến các sản phẩm trở nên hết sức quan trọng. Bởi khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành từng sản phẩm. Việc phân bổ dựa trên tiêu thức không phù hợp sẽ dẫn đến việc xác định sai lệch và không chính xác giá thành, giá bán sản phẩm. Từ đó, thông tin không chính xác về giá thành sản phẩm sẽ gây ảnh hưởng đến những quyết định của nhà quản lý, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

Hơn nữa, các sản phẩm của công ty lại có sự đa dạng về mẫu mã, chủng loại và phức tạp về kỹ thuật. Quy trình chế tạo sản phẩm đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều giai đoạn công nghệ, nhiều hoạt động. Do vậy, việc phân bổ chi phí sản xuất chung đến từng sản phẩm phải được xác định một cách rõ ràng, thể hiện đúng giá trị của từng mã hàng.

Do đó, xu hướng tìm ra một phương pháp tính giá thành mới là rất cần thiết trong điều kiện hiện nay của công ty.

Doanh nghiệp cần củng cố bổ sung hoàn thiện bộ máy quản lý vì trình độ chuyên môn của bộ máy quản lý là nhân tố rất quan trọng và ngày nay vai trò của người quản lý được đặt ở vị trí trung tâm và có tác động lớn đến việc tồn tại và phát triển của công ty. Một công ty có thể tồn tại và phát triển hay không là nhờ vào tài quản lý, lãnh đạo của ban Giám Đốc và sự đồng tình ủng hộ của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty.

Đầu tư đào tạo cán bộ kỹ thuật tiếp cận với dây chuyền sản xuất hiện đại, tăng cường bảo trì, bảo dưỡng , và sửa chữa thường xuyên cho máy móc thiết bị, thường xuyên tiếp cận và thay đổi công nghệ sản xuất tiên tiến hơn đạt hiệu quản hơn nhằm giảm bớt chi phí nguyên vật liệu và lao động, tiết kiệm được phế liệu, phế phẩm.

Công ty cần tăng cường nguồn vốn bằng nhiều hình thức, dựa trên cơ sở pháp lý (vay vốn với lãi suất thấp), để đưa vốn vào luân chuyển hàng hoá, sử dụng các phương thức đại lý tiêu thụ các kế hoạch kịp thời, để chủ động nguồn vốn vay, nhằm đáp ứng kịp thời theo yêu cầu sản xuất kinh doanh.

Hoạt động hỗ trợ rất hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động Marketing. Hoạt động này cung cấp những thông tin cần thiết cho doanh nghiệp như về sản phẩm, thị trường, khách hàng, các đối thủ cạnh tranh, đề ra những chiến lược hiệu quả. Do đó, Công ty cần tăng cường hoạt động Marketing, để đẩy mạnh khâu tiêu thụ, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác thông qua các cuộc hội trợ triển lãm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, các hiệp hội, tạp chí, Email, phương tiện thông tin đại chúng. Để từ đó, Công ty có thể giành thế chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Xây dựng đội ngũ thiết kế vững mạnh, để đưa ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, tìm ra phân khúc thị trường phù hợp với nội lực của Công ty. Từ đó, sản phẩm của Công ty sẽ có mặt khắp mọi nơi. Tránh ứ đọng vốn, phải để vốn được lưu thông đúng với giá trị của nó.

khoa học kỹ thuật cho phù hợp với khả năng và tiềm năng của công ty.

Luôn mở rộng giao lưu, hợp tác với bạn bè trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm sản xuất, trình độ quản lý và phương hướng làm việc. Từ đó đổi mới hoàn thiện phương cách làm việc tạo sự mới mẽ năng động, tránh sự nhàm chán, lạc hậu trong kinh doanh

Để thực hiện ABC, đòi hỏi tính hợp tác giữa các bộ phận trong công ty. Nếu triển khai áp dụng sẽ ảnh hưởng đến khối lượng công việc của tất cả các bộ phận khác. Đơn vị cần xác lập và cải tiến nội dung, mối quan hệ trong công tác kế toán hiện nay, cải tiến mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán với các bộ phận quản lý, bộ phận sản xuất kinh doanh.

Nhanh chóng tuyển dụng và đào tạo lại nhân sự kế toán với định hướng đa hạng hóa nghiệp vụ và sử dụng thành thạo các công cụ xử lý thông tin hiện đại.

Một phần của tài liệu Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp abc.doc (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w