1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

175 PHÁP LUẬT về HOẠT ĐỘNG CHO VAY đối với KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại và THỰC TIỄN THỰC HIỆN tại NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VPBANK – TRUNG tâm DIGITAL TELESALES MIỀN bắc

89 80 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 299,89 KB

Nội dung

Vì vậy, pháp luậtyêu cầu việc vay vốn ngân hàng phải được lập thành hợp đồng tín dụng có cácnội dung cơ bản phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước.Những phân tích trên là lý do em c

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

- -Nguyễn Thị Dung LỚP: CQ55/63.01

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VPBANK – TRUNG TÂM DIGITAL &

Trang 3

Tô Mai Thanh – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáothực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất.

Trong thời gian học tập, em đã được đi thực tập tại Ngân hàng TMCPViệt Nam Thịnh Vượng VPBank – Trung tâm Digital & Telesales miền Bắc.Trong quá trình thực tập tại đây, em đã có cơ hội tìm hiểu thêm những gì đãhọc Bên cạnh đó, sự giúp đỡ của những anh chị trong ngân hàng đã giúp emhọc hỏi được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho bản thân

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các anh chị trong Phòng Kinh doanhkhách hàng cá nhân – những người đã trực tiếp hướng dẫn em trong 4 thángthực tập vừa qua, cảm ơn các anh chị đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài báocáo thực tập này để hoàn thành tốt khóa học

Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinhviên nên bài báo cáo này không thể tránh được những thiếu sót Em rấtmong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý thầy cô để em có

Trang 4

điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình, phục vụ tốt hơn công tác thực

tế sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Dung

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình thực tế củađơn vị thực tập

Tác giả luận vănNguyễn Thị Dung

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC VIẾT TẮT viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ PHÁP LUẬT VÈ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4

1.1 Khái quát về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân 4

1.1.1 Khái niệm về cho vay 4

1.1.2 Khái niệm về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 4

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 9

1.1.4 Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân 11

1.2 Khái quát pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại 13

1.2.1 Khái niệm pháp luật về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 13

1.2.2 Điều kiện cho vay 14

1.2.3 Mục đích vay vốn 16

1.3 Nội dung chủ yếu của pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 17

1.3.1 Quy định về chủ thể tham gia quan hệ cho vay khách hàng cá nhân 17 1.3.2 Quy định hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 18

Trang 7

1.3.3 Quy định về các biện pháp bảo đảm an toàn trong hoạt động cho vay

30

1.3.4 Quy định về giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình

cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 33

CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VPBANK – TRUNG TÂM DIGITAL & TELESALES MIỀN BẮC 37

2.1 Khái quát về ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPBank – Trung tâm Digital & Telesales miền Bắc 37

2.1.1 Giới thiệu về Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng VPBank 37

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của VPBank giai đoạn năm 2018 – năm 2020 39

2.1.3 Sơ đồ quản lý của Trung tâm Digital & Telesales miền Bắc 42

2.2 Thực tiễn thực hiện pháp luật cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Vpbank – Trung tâm Digital & Telesales miền Bắc 43

2.2.1 Quy định về chủ thể tham gia hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBank – Trung tâm Digital & Telesales miền Bắc 43

2.2.2 Quy định về hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VPBank – Trung tâm Digital & Telesales miền Bắc 44

2.2.3 Quy định về biện pháp bảo đảm tiền vay 54

2.2.4 Quy định về giải quyết tranh chấp 55

2.3 Đánh giá việc thực hiện pháp luật về cho vay khách hàng cá nhân của VPBank – Trung tâm Digital & Telesales miền Bắc 55

2.3.1 Ưu điểm 55

2.3.2 Hạn chế 56

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57

Trang 8

CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT

VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI QUA THỰC TIỄN TẠI VPBANK – TRUNG TÂMDIGITAL & TELESALES MIỀN BẮC 583.1 Những định hướng cơ bản nhằm hoàn thiện pháp luật về cho vay đốivới khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại tại Việt Nam 583.1.1 Hoàn thiện pháp luật về cho vay đối với khách hàng cá nhân củangân hàng thương mại ở Việt Nam phải phù hợp với chủ trương, chínhsách của Đảng và Nhà nước về đổi mới kinh tế và phát triển hệ thốngngân hàng, tài chính 583.1.2 Hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, thốngnhất, phù hợp và khả thi của hệ thống pháp luật 603.1.3 Hoàn thiện pháp luật để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, khắc phụcnhững bất cập, hạn chế của pháp luật về cho vay khách hàng cá nhân củangân hàng thương mại 603.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về cho vay khách hàng cá nhâncủa ngân hàng thương mại ở Việt Nam 623.3 Các biện pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với khách hàng cá nhâncủa ngân hàng thương mại cổ Việt Nam Thịnh Vượng – Trung tâm Digital

& Telasales miền Bắc 653.3.1 Xác lập chiến lược hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trongtừng giai đoạn 653.3.2 Nâng cao hiệu quả công tác thu nhập và xử lý thông tin kháchhàng cá nhân 663.3.3 Nâng cao hiệu quả thẩm định dự án, phương án khi xem xét chovay khách hàng cá nhân 673.3.4 Thực hiện phân tán rủi ro cho vay khách hàng cá nhân 68

Trang 9

3.3.5 Tăng cường kiểm tra, giám sát, kiếm soát hoạt động cho vay đối

với khách hàng cá nhân 69

3.3.6 Nâng cao công tác xử lý và dứt điểm nợ xấu 69

3.3.7 Nâng cao trình độ, hướng tới đồng đều hóa chất lượng cán bộ tín dụng 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 72

KẾT LUẬN 74

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

Trang 10

DANH MỤC VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâurộng hơn với kinh tế quốc tế, lĩnh vực Ngân hàng cũng hòa vào dòng chảy hộinhập đó Quá trình trên làm gia tăng cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng.Các ngân hàng thương mại trong nước không những phải cạnh tranh với nhau

mà còn phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại nước ngoài được phéphoạt động ở Việt Nam Chính vì vậy, việc đa dạng hóa hình thức cung cấpdịch vụ cho khách hàng đặc biệt là nhóm khách hàng cá nhân cũng trở nên vôcùng cấp thiết để giữ chân khách hàng cũ và lôi kéo khách hàng mới nhằmgiành thắng lợi trong cạnh tranh

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank cùng với rất nhiềuNgân hàng và các Tổ chức tài chính có cùng hướng đi trong giai đoạn hộinhập là hướng tới phát triển bán lẻ phân khúc khách hàng cá nhân, trong đótrọng điểm là dịch vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân, vì hoạt động nàymang lại phần lớn thu nhập từ lãi cho Ngân hàng Tuy nhiên, đây cũng là dịch

vụ tiềm ẩn nhiều rủi ro ngay cả với khoản vay cầm cố tài sản thế chấp Rủi rotín dụng gây ra tổn thất về tài chính, giảm giá trị thị trường của vốn ngânhàng, trong trường hợp nghiêm trọng hơn có thể làm cho hoạt động kinhdoanh của ngân hàng bị thua lỗ, thậm chí là phá sản ngân hàng

Vì vậy một trong những biện pháp để hạn chế rủi ro là đảm bảo tínhpháp lý trong hợp đồng tín dụng – một sự thỏa thuận giữa ngân hàng vớikhách hàng nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên trong quátrình vay, sử dụng và thanh toán vốn vay theo quy định của pháp luật về tíndụng ngân hàng Xuất phát từ vai trò của tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế

và bảo đảm an toàn của hoạt động ngân hàng cũng như hệ thống các tổ chứctín dụng, pháp luật Việt Nam quan tâm xây dựng một định chế hợp đồng tín

Trang 12

dụng chuẩn mực và chặt chẽ Cùng với sự hoàn thiện của pháp luật nước ta vềngân hàng, các ngân hàng thương mại đã nhận thức được những rủi ro tiềm ẩnkhi cho vay không xác lập hợp đồng tín dụng hoặc xác lập hợp đồng tín dụngnhưng chưa thực sự chú trọng đến nội dung của hợp đồng Vì vậy, pháp luậtyêu cầu việc vay vốn ngân hàng phải được lập thành hợp đồng tín dụng có cácnội dung cơ bản phù hợp với quy định của ngân hàng nhà nước.

Những phân tích trên là lý do em chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay và thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank – Trung tâm Digital & Telesales miền Bắc.” làm đề

tài cho luận văn tốt nghiệp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lýluận pháp luật về cho vay khách hàng cá nhân của khách hàng cá nhân, phântích thực tiễn thực hiện pháp luật về cho vay khách hàng cá nhân của Ngânhàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank – Trung tâm Digital &Telesales miền Bắc để đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện phápluật về cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại ở Việt Nam

3 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân theoquy định của pháp luật hiện hành như Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010,Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2017 và các Nghị định, Thông tư liênquan

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp phân tích để làm rõ nguyên tắc, trình tự thủ tục cho vay

đối với khách hàng cá nhân

Trang 13

- Phương pháp tổng hợp nhằm sắp đặt, liên kết, hệ thống các vấn đề đã

phân tích cũng như trình bày các vấn đề

- Phương pháp thống kê nhằm thu thập thông tin dữ liệu thông qua quá

trình cho vay khách hàng cá nhân

5 Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu của luận vănđược trình bày gồm 3 chương:

 Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho vay đối với khách hàng

cá nhân và pháp luật về cho vay khách hàng cá nhân của cácngân hàng thương mại

 Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về cho vay đối vớikhách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam ThịnhVượng VPBank – Trung tâm Digital & Telesales miền Bắc

 Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật vềcho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại ở ViệtNam qua thực tiễn thực hiện tại Ngân hàng TMCP Việt NamThịnh Vượng VPBank – Trung tâm Digital & Telesales miềnBắc

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

CÁ NHÂN VÀ PHÁP LUẬT VÈ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân

1.1.1 Khái niệm về cho vay

Khái niệm cho vay được quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Các tổ chứctín dụng số 47/2010/QH12 như sau:

“Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam

kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”

Các tổ chức được phép hoạt động cho vay chuyên nghiệp gồm: các tổchức tín dụng (bao gồm các tổ chức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấpphép là ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng hợptác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuêtài chính, quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô), các tổ chức kháckhông phải là tổ chức tín dụng nhưng được phép hoạt động cho vay chuyênnghiệp như Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB), quỹ đầu tư phát truển địaphương (Bộ Tài chính quản lý); dịch vụ cầm đồ (Bộ Công an quản lý về điềukiện kinh doanh)

1.1.2 Khái niệm về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

Cho vay là hoạt động truyền thống nhất của ngân hàng thương mại vàthường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tỷ trọng tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãilớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro nhất Đây là một hình thức cấptín dụng mà theo đó ngân hàng thương mại giao cho khách hàng một khoản

Trang 15

tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận vớinguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi

Khách hàng vay vốn của ngân hàng thương mại bao gồm các doanhnghiệp, các tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhân và hộ gia đình Trong đókhách hàng cá nhân và hộ gia đình ngày càng chiếm vị trí quan trọng tronghoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Các cá nhân và hộ gia đình vaytiền từ ngân hàng thương mại để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hoặc đầu tưcho mục đích kinh doanh sản xuất của mình

Như vậy, cho vay đối với khách hàng cá nhân là hình thức cấp tín dụng

mà trong đó ngân hàng thương mại giao cho khách hàng là cá nhân, hộ giađình, hộ kinh doanh một khoản tiền để sử dụng trong một thời hạn nhất địnhtheo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi với mục đích đáp ứng nhu cầu vay vốn

để tiêu dùng và phục vụ sản xuất, kinh doanh

Cho vay khách hàng cá nhân đóng góp lớn đến sự lưu thông các nguồnvốn trong xã hội, điều chuyển vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, từ nơi hiệu quảthấp đến nơi hiệu quả cao để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh doanh hoặc tiêudùng của cá nhân và hộ gia đình

- Đặc điểm của cho vay đối với khách hàng cá nhân

Cho vay đối với khách hàng cá nhân có những đặc điểm riêng thể hiện sựkhác biệt với các loại hình cho vay khác như sau:

- Đối tượng cho vay :

Khách hàng của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là các cá nhân,

hộ gia đình những người có mức thu nhập từ trung bình trở lên và ổn định cónhu cầu vay vốn phục vụ cho những mục đích sinh hoạt, tiêu dùng hay phục

vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân hay hộ gia đình đó Khác vớikhách hàng là các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế, khách hàng cá nhânthường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạng và chịu sự ảnh hưởngnhiều bởi môi trường kinh tế, văn hóa – xã hội Chính vì vậy, ở mỗi khu vực

Trang 16

khác nhau, nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng khác nhau tùythuộc vào tình hình nền kinh tế, trình độ dân trí, thu nhập, tập quán và thị hiếutiêu dùng của dân cư Khách hàng cá nhân đến ngân hàng xin vay vốn thườngnhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của họ, các khoản vay này có thể là vay

để mua ô tô, mua nhà hoặc sửa chữa nhà… hoặc vay kinh doanh trên quy mônhỏ

- Quy mô khoản vay:

Quy mô của các hợp đồng cho vay khách hàng cá nhân thường nhỏ hơnnhiều so với cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp là do khách hàng cánhân vay vốn thường để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinhdoanh trên quy mô hộ gia đình nên số vốn mà họ xin vay thường không lớn.Thêm vào đó điều kiện về tài sản đảm bảo của khách hàng cá nhân thườngkhông nhiều và không có giá trị lớn ràng buộc làm cho số vốn ngân hàngthương mại chấp thuận cho khách hàng cá nhân vay không cao như các khoảncho vay khách hàng doanh nghiệp Đồng thời, khi khách hàng có nhu cầu muasắm hàng hóa để tiêu dùng, họ thường có xu hướng tiết kiệm từ trước Họ tìmđến ngân hàng để bù đắp phần thiếu hụt tạm thời

Tuy vậy, số lượng khách hàng cá nhân đến vay vốn tại ngân hàng thươngmại lại lớn hơn nhiều lần so với số lượng khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt ởcác ngân hàng thương mại hoạt động theo định hướng là ngân hàng bán lẻ sốlượng này là rất lớn Chính vì vậy, tổng quy mô cho vay khách hàng cá nhâncủa các ngân hàng thương mại vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng dư nợcủa ngân hàng

- Mục đích vay :

Nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh nhỏ của cánhân, hộ gia đình Do đó, nhu cầu vay vốn phụ thuộc vào tâm lý khách hàng

và chu kỳ kinh tế của người đi vay Khi nền kinh tế có sự tăng trưởng cao và

ổn định, khách hàng cá nhân sẽ có thái độ lạc quan hơn về tương lai, họ kỳ

Trang 17

vọng sẽ có khoản thu nhập nhiều hơn, do vậy sẽ thúc đẩy chỉ tiêu tiêu dùnghoặc sản xuất kinh doanh ở hiện tại Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoáingười dân thường có xu hướng giảm tiêu dùng, giảm đầu tư vào sản xuất kinhdoanh, thay vào đó sẽ tăng cường tiết kiệm và hạn chế vay mượn từ ngânhàng.Nhu cầu vay của khách hàng thường kém nhạy cảm với lãi suất, thôngthường người đi vay quan tâm tới số tiền phải thanh toán hơn là lãi suất mà họphải chịu Khách hàng vay thường chú ý đến việc được ngân hàng cho vaybao nhiêu trên số tài sản bảo đảm hay trên mức thu nhập của họ là chính Mứcthu nhập và trình độ dân trí là hai nhân tố tác động rất lớn đến nhu cầu vaycủa khách hàng.

- Rủi ro đối với cho vay khách hàng cá nhân:

Các khoản cho vay khách hàng cá nhân thường là những khoản cho vay

có độ rủi ro cao đối với ngân hàng vì trong danh mục cho vay khách hàng cánhân có nhiều sản phẩm cho vay không cần tài sản đảm bảo và nguồn thu nợchủ yếu của ngân hàng là qua quỹ lương hàng tháng của khách hàng Tuynhiên, tình hình tài chính của khách hàng cá nhân thường thay đổi nhanhchóng theo tình trạng công việc, sức khỏe và từ môi trường kinh tế Tronghoạt động sản xuất kinh doanh các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độquản lí yếu, thiếu kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ lạchậu do đó rủi ro cao, công việc kinh doanh có thể dễ dàng thất bại, ảnh hưởngtới khả năng tài trợ cho ngân hàng

Ngoài ra, việc thẩm định và quyết định cho vay khách hàng cá nhânthường gặp rất nhiều khó khăn do vấn đề thông tin không đầy đủ, không rõràng, nguồn thông tin do chính khách hàng cung cấp rất khó xác định tínhtrung thực, do đó chất lượng thẩm định khách hàng không cao Điều này ảnhhưởng không nhỏ đến các quyết định cho vay của ngân hàng

- Chi phí lớn :

Trang 18

Cho vay khách hàng cá nhân là khoản mục cho vay có chi phí cao hơnrất nhiều so với khoản mục cho vay khách hàng doanh nghiệp do số lượng cáckhoản cho vay khách hàng cá nhân là rất lớn nhưng quy mô của từng khoảnvay thường nhỏ nên các ngân hàng thương mại phải bỏ ra nhiều chi phí (cả vềnhân lực và công cụ) trong việc phát triển khách hàng, lập hồ sơ, thẩm định,xét duyệt, và quản lý các khoản vay…

Một nguyên nhân khách quan khiến chi phí của các khoản cho vaykhách hàng cá nhân cao là vì hoạt động cho vay khách hàng cá nhân ở nước tamới được phát triển trong những năm gần đây, nhiều hình thức cho vay cònkhá mới mẻ đối với khách hàng Do đó, các ngân hàng phải tiến hành cácchương trình quảng cáo giới thiệu sản phẩm để phát triển khách hàng, mởrộng thị phần, hoạt động nay góp phần làm cho chi phí các khoản cho vaykhách hàng cá nhân tăng thêm

- Lãi suất cao:

Các khoản cho vay khách hàng cá nhân thường có lãi suất cao hơn sovới khoản vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Nguyênnhân là do chi phí của việc cho vay khách hàng cá nhân khá lớn, việc cho vayđối với khách hàng cá nhân chứa đựng rủi ro cao như đã đề cập ở trên

- Thời hạn vay :

Tùy thuộc vào từng mục đích vay vốn và hình thức cho vay mà cáckhoản vay của khách hàng cá nhân có thời hạn: ngắn hạn, trung hạn và dàihạn Đối với những khoản vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinhdoanh, thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của cá nhân

và hộ gia đình do đó thời hạn vay thường là ngắn hạn

Bên cạnh đó, đối với những khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của

cá nhân và hộ gia đình, thời hạn thường là trung hạn và dài hạn tùy thuộc vàokhả năng đáp ứng nguồn vốn của ngân hàng và khả năng trả nợ của kháchhàng, đối với những khoản vay mua nhà, thời hạn cho vay có thể kéo dài hơn

Trang 19

1.1.3 Vai trò của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

- Đối với khách hàng

Đối với cho vay tiêu dùng: Hoạt động mang lại lợi ích to lớn cho ngườitiêu dùng bằng cách thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu của họ, thỏa mãn nhucầu hưởng thụ những hàng hóa có chất lượng tốt nhất để cải thiện đời sống

Từ thực tế cho thấy có rất nhiều nhu cầu mang tính tự nhiên, thiết yếu, có ýnghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân và hộ gia đình Ví dụ nhucầu về mua sắm, sửa chữa nhà cửa, mua đồ dùng gia đình,…

Đối với cho vay sản xuất kinh doanh: Điều này có nghĩa là khách hàng

sẽ có vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện phương

án sản xuất kinh doanh mới không cần mất nhiều thời gian đi vay từ ngườithân, người quen biết,… mà nhiều khi họ không thể vay đủ số vốn cần thiết.Khi khách hàng đến ngân hàng vay vốn, họ sẽ có nhiều sản phẩm để lựa chọnvới các giá trị khoản vay phù hợp cùng với thời gian trả nợ phù hợp với thunhập của họ

- Đối với ngân hàng

 Góp phần đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh: Hoạt động cho vaykhách hàng cá nhân là một mảng hoạt động quan trọng trong việc đadạng hóa các hoạt động tài chính của Ngân hàng, đáp ứng kịp thời nhucầu mở rộng phát triển của Ngân hàng Trong bối cảnh cạnh tranh gaygắt để giành thị phần như hiện nay, các Ngân hàng đang dành sự quantâm rất lớn đến mảng hoạt động dịch vụ bán lẻ nói chung, cũng nhưhoạt động cho vay khách hàng cá nhân nói riêng vì đây là một thị phầnrộng lớn và còn nhiều khía cạnh chưa được khai thác

 Góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng: Do có đối tượng kháchhàng rất rộng nên việc phát triển tín dụng cá nhân sẽ giúp hình ảnhthương hiệu của ngân hàng được phổ biến rộng khắp Hoạt động cho

Trang 20

vay khách hàng cá nhân tạo điều kiện thuận lợi cho các Ngân hàngtrong việc bán cheo sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ như: tiền gửitiết kiệm, giao dịch thanh toán, chuyển lương qua tài khoản, phát hànhthẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử… Khả năng cung cấp gói sản phẩmdịch vụ tài chính cá nhân đồng bộ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng

sẽ tạo nét khác biệt cho ngân hàng trong cạnh tranh về đối thủ, do đógóp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàn

 Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng: Nếu một ngân hàng chỉ tậptrung cho vay các khách hàng doanh nghiệp có nhu cầu vốn lớn, vì lý

do nào đó mà hoạt động kinh doanh của các khách hàng này gặp khókhăn gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Do vậy, các ngân hàng phát triển chovay khách hàng cá nhân như một sự phân tán rủi ro vì với số lượngkhách hàng cá nhân đông, số tiền vay ít thì khi có một khách hàng hoặcmột số ít khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ thì ítgây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- Đối với nền kinh tế - xã hội

Đối với khách hàng cá nhân có mục đích vay tiêu dùng, khoản vay này

sẽ giúp họ có được cuộc sống ổn định hơn, có động lực hơn để làm việc, tiếtkiệm Còn đối với các khách hàng cá nhân có mục đích vay sản xuất kinhdoanh, khoản vay này giúp cho các doanh nghiệp của người đó gia tăng quy

mô sản xuất, phát triển hoạt động kinh doanh của chính khách hàng đó Chínhđiều này đã làm cho toàn bộ quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối tiêu dùngdiễn ra nhanh chóng, hiệu quả làm nền kinh tế tăng trưởng Như vậy, việc đẩymạnh hiệu quả hoạt động cho vay khách hàng cá nhân giúp thực hiện vai tròquan trọng của ngân hàng thương mại trong chính sách đối với nền kinh tế đấtnước, tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và góp phầnthúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trang 21

Góp phần tạo sự ổn định về mặt xã hội: Là một phần của tín dụng nóichung, cho vay khách hàng cá nhân cũng có vai trò tích cực đối với xã hội.Cho vay khách hàng cá nhân góp phần khai thác triệt để các nguồn vốn nhànrỗi trong xã hội rồi lưu thông các nguồn vốn này một cách trôi chảy và hiệuquả, từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn, từ nơi hiệu quả thấp đến nơi hiệu quảcao Cho vay khách hàng cá nhân giúp kích cầu trong nền kinh tế, nâng caohiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy sản xuất trong nước Do đó thu hút nhiều lựclượng lao động tham gia xây dựng, sản xuất tạo công ăn việc làm, hướng đếncác mục tiêu xã hội như xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập, giảm tệ nạn xãhội góp phần ổn định trật tự xã hội.

1.1.4 Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân

 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay: Căn cứ vào mục đích sử dụngvốn vay, các khoản vay khách hàng cá nhân bao gồm: Vay tiêu dùng vàvay sản xuất kinh doanh

- Vay tiêu dùng: Là khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá

nhân, hộ gia đình như: xây nhà, sửa nhà, mua xe ô tô, du học,chữa bệnh, cưới hỏi,…

- Vay sản xuất kinh doanh: Là các khoản vay phục vụ mục đích bổ

sung vốn sản xuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đìnhnhư: bổ sung vốn lưu động, mua sắm tài sản cố định, đầu tư cơ

sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh,…

 Căn cứ vào phương thức cho vay: Theo tiêu thức này, cho vay kháchhàng cá nhân chủ yếu bao gồm: Cho vay từng lần, cho vay trả góp, Chovay theo hạn mức thấu chi, Cho vay theo hạn mức tín dụng

- Cho vay từng lần: Là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay

khách hàng và Ngân hàng đều phải làm các thủ tục cần thiết và

ký hợp đồng tín dụng Đây là hình thức cho vay theo món khikhách hàng có nhu cầu

Trang 22

- Cho vay trả góp: Đây là hình thức cho vay mà Ngân hàng và

khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộngvới số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thờihạn vay

- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là phương thức cho vay mà

Ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp nhận cho khách hàngchi vượt số tiền có trên số dư tài khoản thanh toán của kháchhàng tới một hạn mức nhất định, trong thời gian nhất định Hiệnnay, phương thức cho vay này đang được các ngân hàng thươngmại thực hiện ngày càng rộng rãi bởi tính ưu việt của nó

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng

là phương pháp cho vay mà Ngân hàng và khách xác định vàthỏa thuận một hạn mức tín dụng, duy trì hạn mức cho vay đượctính từ thời điểm hạn mức cho vay bắt đầu có hiệu lực, cho đếnthời điểm hạn mức tín dụng đó hết hiệu lực hoặc hạn mức chovay khác thay thế

 Căn cứ biện pháp đảm bảo khoản vay: Theo tiêu thức này, cho vaykhách hàng cá nhân chủ yếu bao gồm: Cho vay có tài sản đảm bảo chovay không có tài sản đảm bảo (tín chấp) Trong cả hai hình thức chovay đều có kì hạn linh hoạt: ngắn hạn hoặc trung và dài hạn

- Cho vay có tài sản đảm bảo: Là loại cho vay mà Ngân hàng đưa

ra điều kiện khách hàng vay phải thế chấp tài sản, cầm cố hoặc

có bảo lãnh của bên thứ ba

- Cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp): Là loại cho vay mà

Ngân hàng không yêu cầu tài sản đảm bảo, cầm cố hoặc bảo lãnhcủa bên thứ ba mà chỉ dựa trên uy tín của bên thứ ba Đây làphương thức cho vay chủ yếu áp dụng đối với các khách hàngtruyền thống, lâu năm và có uy tín

Trang 23

 Ngoài các cách phân loại trên còn có một số cách phân loại khác vềhoạt động cho vay khách hàng cá nhân.

1.2 Khái quát pháp luật về hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm pháp luật về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Để đảm bảo an toàn cho các khoản vay, đảm bảo nguồn vốn cho vaykhông mất cân đối trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo chovay đúng đối tượng, đủ điều kiện vay, kiểm soát được rủi ro, hầu hết các quốcgia có hệ thông khách hàng cá nhân đều ban hành các quy định pháp luật vềcho vay Pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của tổchức tín dụng bao gồm bộ phận pháp luật điều chỉnh các chủ thể tham gia vàoquan hệ cho vay; điều chỉnh hình thức pháp lý của hoạt động cho vay

Theo đó, pháp luật về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ

xã hội phát sinh trong quá trình khách hàng cá nhân cấp tín dụng cho khách hàng thông qua nghiệp vụ cho vay

Hình thức pháp lý của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân được thểhiện chủ yếu trong hợp đồng tín dụng với những nội dung quan trọng trongviệc tạo lập hành lang pháp lý an toàn cho sự phát triển của hoạt động này.Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại nhất thiếtphải được điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật bởi:

Một là, xuất phát từ vị trí của hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Đâyđược coi làhoạt động rất quan trọng của ngân hàng thương mại vì nó tạo ra mộtphần nguồn lợi duy trì hoạt động của ngân hàng thương mại.Hai là, hoạt độngcho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại luôn tiềm ẩn nhiều rủi

ro Tính rủi ro này bắt nguồn từ đặc thù của đối tượng nghiệp vụ cho vay là tiền

tệ - một loại hàng hóa có tính nhạy cảm và rủi ro cao Việc thu hồi vốn củakhách hàng cá nhân thường phải phụ thuộc vào khả năng kinh doanh và thiện chí

Trang 24

trả nợ của khách hàng.Vì vậy, việc cần thiết là phải tạo ra một hanh lang pháp lývững chắc để kiểm soát, đảm bảo an toan cho hoạt động cho vay khách hàng cánhân nói riêng và hoạt động ổn định của các ngân hàng thương mại nói chung.Đồng thời, điều này cũng ràng buộc trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thểtham gia quan hệ cho vay và tạo ra cho ngân hàng những lá chắn để tranh khỏinhững hậu quả nặng nề cho nền kinh tế.

1.2.2 Điều kiện cho vay

Khác với pháp luật dân sư, thương mại nói chung, pháp luật ngân hàngquy định khá chặt chẽ về điều kiện cho vay của các tổ chức tín dụng Vì việccho vay của ngân hàng giống như việc bán chịu hàng hóa, đôi khi được ví nhưcầm dao đằng lưỡi, có nhiều rủi ro ảnh hưởng đến an toàn hệ thống ngânhàng

Ngân hàng Nhà nước cũng đã giải thích, khách hàng vay vốn tại tổ chứctín dụng chỉ là pháp nhân, cá nhân Đối với tổ chức không có tư cách phápnhân như tổ hợp tác, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân thì tổ chức tín dụngxem xét cho vay đối với cá nhân (1 hoặc 1 số cá nhân)

Pháp luật quy định nguyên tắc cho vay và vay vốn, từ cả hai phía là tổchức tín dụng và khách hàng như sau:

- Thứ nhất, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàngđược thực hiện theo thỏa thuận giữa hai bên, phù hợp với quy định củapháp luật có liên quan, bao gồm cả pháp luật về bảo vệ môi trường

- Thứ 2, khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụngvốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đãthỏa thuận với tổ chức tín dụng

Pháp luật ngân hàng quy định, tổ chức tín dụng xem xét, quyết định chovay khi khách hàng có đủ điều kiện sau:

 Thứ nhất, khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theoquy định của pháp luật Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có

Trang 25

năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ

15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành

vi dân sự theo quy định của pháp luật;

 Thứ hai, nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp (đượchiểu là không phải bất hợp pháp);

 Thứ ba, có phương án sử dụng vốn khả thi;

 Thứ tư, có khả năng tài chính để trả nợ;

 Thứ năm, có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh theo đánh giá của

tổ chức tín dụng, trong trường hợp khách hàng vay vốn ngắn hạn bằngđồng Việt Nam được hưởng mức ưu đãi về lãi suất không vượt quá mứclãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết địnhtrong từng thời kì nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn sau đây:

 Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quyđịnh của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triểnnông nghiệp, nông thôn;

 Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy địnhtại Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật Thươngmại;

 Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy địnhcủa Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ vừa;

 Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ

về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

 Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ caotheo quy định tại Luật Công nghệ cao và các văn bản hướng dẫnLuật Công nghệ cao

Khách hàng vay vốn phải đáp ứng đủ đầy đủ các điều kiên vay vốn,đồng thời phải cung cấp cho tổ chức tín dụng các tài liệu chứng minh đủ điềukiện vay vốn và các tài liệu khác do tổ chức tín dụng hướng dẫn, kể cả cho

Trang 26

vay vốn cầm cố bằng tiền gửi tiết kiệm, vì cầm cố tiền gửi tiết kiệm để vayvốn là một biện pháp đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật.

Tổ chức tín dụng căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chínhcủa khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng và khả năng nguồn vốn để thỏathuận với khách hàng về mức cho vay

Các tổ chức tín dụng phải tuân thủ quy định về việc giải ngân khôngdùng tiền mặt

Việc áp dụng biện pháp đảm bảo tiền vay hoặc không áp dụng biện phápđảm bảo tiền vay do tổ chức và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy địnhcủa pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan Tổ chức tíndụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không áp dụng biệnpháp đảm bảo tiền vay

 Thứ hai, tổ chức tín dụng phải yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệuchứng minh mục đích sử dụng vốn hợp pháp trước khi quyết định cấptín dụng;

 Thứ ba, mục đích sử dụng vốn vay luôn được xác định trong hợp đồngcho vay;

 Thứ tư, tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu khách hàng vay báo cáo việc

sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mục đíchvay vốn;

 Thứ năm, khách hàng vay vốn phải cung cấp thông tin cho tổ chức tíndụng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực,

Trang 27

đầy đủ của các tài liệu gửi cho tổ chức tín dụng, trong đó có báo cáoviệc sử dụng vốn vay và chứng minh vốn vay được sử dụng đúng mụcđích ghi trong hợp đồng cho vay;

 Thứ sáu, tổ chức tín dụng có quyền, nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sửdụng vốn vay và trả nợ khách hàng, trong đó có mục đích sử dụng vốnvay

 Thứ bảy, tổ chức tín dụng có quyền chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trướchạn theo nội dung đã thỏa thuận khi phát hiện khách hàng cung cấpthông tin sai sự thật, vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng cho vay, trong

- Bên cho vay: Bên cho vay trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhânluôn là ngân hàng thương mại Pháp luật của Việt Nam quy định khithực hiện hoạt động cho vay vốn, bên cho vay phải đáp ứng các điềukiện nhất định như: phải có Giấy phép thành lập và hoạt động do cơquan có thẩm quyền cấp (Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam), có đủ vốnđiều lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật, có điều lệ tổ chức và hoạt

Trang 28

động phù hợp với pháp luật, chủ sở hữu của ngân hàng thương mại phảiđáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện do pháp luật quy định.

- Bên đi vay: Bên đi vay là các cá nhân, hộ gia đình vay vốn từ các ngânhàng thương mại Để trở thành chủ thể đi vay, tham gia vào quan hệvay vốn của ngân hàng thương mại, các cá nhân, hộ gia đình phải đápứng được các điều kiện do pháp luật quy định như điều kiện về nănglực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, về phương án kinh doanhhoặc mục đích sử dụng vốn vay… Những điều kiện này được áp dụngchung cho mọi khách hàng vay Ngoài ra các cá nhân, hộ gia đình đivay còn phải đáp ứng những điều kiện nhất định do ngân hàng đó quyđịnh

Theo Khoản 1, Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016Quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng chi nhánh Ngân hàngnước ngoài đối với khách hàng (Sau đây gọi tắt là Thông tư 39/2016/TT –NHNN ngày 30/12/2016) quy định về điều kiện vay vốn có quy định về chủthể là khách hàng cá nhân như sau: “Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trởlên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ

15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân

sự theo quy định của pháp luật.”

1.3.2 Quy định hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng

cá nhân

Hợp đồng tín dụng chính là hợp đồng cho vay, theo đó khách hàng cánhân là bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền trong một thời hạn nhấtđịnh theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi

 Nội dung của hợp đồng tín dụng:

Nội dung của hợp đồng tín dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự chỉyêu cầu có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên, cụ thể hóa về

sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng tín dụng Thông tư số

Trang 29

39/2017/TT-NHNN quy định khi ký kết hợp đồng tín dụng các bên

“phải thỏa thuận” các nội dung sau: “Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệpcủa tổ chức tín dụng cho vay; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dânhoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của kháchhàng; số tiền cho vay; hạn mức cho vay; mục đích sử dụng vốn vay;đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ; phương thức cho vay; thời hạn chovay; lãi suất cho vay; giải ngân vốn cho vay; việc trả nợ gốc, lãi tiềnvay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn; cơ cấu lạithời hạn trả nợ; trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với tổchức tín dụng và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay; cáctrường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn; xử

lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệmcủa các bên; hiệu lực của thỏa thuận cho vay” Những quy định này đểđảm bảo tính chặt chẽ của hợp đồng tín dụng, an toàn cho các bên trongquan hệ hợp đồng Tuy nhiên, sự quy định “phải có” các nội dung trênphần nào làm hạn chế quyền tự định đoạt của các bên, nội dung quádài, không có sự thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự

 Hình thức của hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là một loại hợp đồng cụ thể của hợp đồng dân sựnói chung Do vây, hình thức của hợp đồng được thực hiện theo quyđịnh của Bộ luật Dân sự Tuy nhiên, việc thỏa thuận cho vay của cácbên trong hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản, đây là mộtquy định bắt buộc nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng trong thỏathuận của các bên về quyền và nghĩa vụ, hạn chế các rủi ro có thể xảy

ra, là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp nếu có

 Một số điều khoản cơ bản trong hợp đồng tín dụng

Quy định về điều kiện cho vay khách hàng cá nhân

Trang 30

Điều khoản về điều kiện vay vốn: Điều kiện vay vốn là điều kiện quantrọng đầu tiên của bất kỳ ngân hàng đối với đối tượng cần vay vốn Sở dĩ đâyđược coi là điều kiện tiên quyết vì ngân hàng khi cho vay còn phải tính đếnkhả năng thu hồi vốn, nếu quy định không có điều kiện vay thì việc khả năngthu hồi vốn là bất khả thi vì: Nếu đối tượng vay không có năng lực hành vidân sự, không có tài sản đảm bảo (đối với các khoản vay đòi hỏi phải có tàisản đảm bảo) hay tình hình tài chính lành mạnh hay không có bảo lãnh củangười thứ ba thì rủi ro là điều khó tránh khỏi đối với hoạt động thu hồi vốn vàtheo đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Khi thỏa thuậnđiều khoản này, các bên cần ghi rõ trong hợp đồng tín dụng Điều kiện vayvốn được quy định rõ tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN Quy định vềđiều kiện vay vốn đối với khách hàng như sau:

 Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sựđầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18tuổi không vị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy địnhcủa pháp luật

 Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp

cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng

Trang 31

quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công

ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;

b Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.

2 Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

3 Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

4 Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

5 Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.

6 Tổ chức tín dụng không được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp.

Quy định về số vốn vay

Theo Điều 12 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định ngân hàngthương mại căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính củakhách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng

Trang 32

nguồn vốn của tổ chức tín dụng để thỏa thuận với khách hàng về mứccho vay.

Trang 33

Quy định về lãi suất vay vốn:

Tại Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quyđịnh:

1 Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

2 Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại;

c Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa;

d Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

e Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

3 Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay

và phương pháp tính lãi đối với khoản vay Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số

dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về

Trang 34

mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư

nợ cho vay thực tế đó.

4 Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy

đủ nợ gốc và/ hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

a Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

b Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

c Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

5 Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay Trường hợp căn

cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

Quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia quan hệ cho vaykhách hàng cá nhân

Trong pháp luật, do mỗi bên tham gia vào quan hệ cho vay có tư cáchpháp lý khác nhau nên những chủ thể này có những quyền và nghĩa vụ khác

nhau Cụ thể, về Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay là: Với tư cách là bên

Trang 35

cho vay, đồng thời là chủ nợ trong quan hệ cho vay, bên cho vay có nhữngquyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản sau đây:

 Quyền của bên cho vay:

- Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh mục đích vay,phương án sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của mình trướckhi quyết định cho vay

- Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điềukiện vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, khôngphù hợp với quy định của pháp luật

- Việc cho vay của các khách hàng cá nhân luôn gắn liền với rủi ro

Do đó, thực hiện tốt việc thẩm tra tính xác thực của các tài liệu sẽ có

ý nghĩa hết sức to lớn, ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàngthương mại Vì vậy khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai

sự thật, hay vi phạm hợp đồng… thì ngân hàng thương mại đượcquyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn hoặc khởi kiệnkhách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng tín dụng theoquy định của pháp luật

- Quyền yêu cầu bên vay hoàn trả tiền vay đúng thỏa thuận, kể cả tiềnphạt, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) Khi đến hạn trả nợ mà kháchhàng không trả nợ, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì tổchức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thỏathuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luậthoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối vớitrường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn; miễn, giảm vốn vay,gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ thực hiện theo quy định

 Nghĩa vụ của bên cho vay:

- Chuyển giao tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm cho kháchhàng vay sử dụng (nghĩa vụ giải ngân) Nghĩa vụ này phát sinh do

Trang 36

việc bên cho vay đã cam kết cho khách hàng vay được sử dụng sốtiền của mình trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả.Nếu bên cho vay vi phạm nghĩa vụ này (nghĩa vụ giải ngân) như giảingân chậm hoặc không chịu giải ngân theo thỏa thuận trong hợpđồng tín dụng thì phải chịu trách nhiệm pháp lý.

- Nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay và trả nợ củakhách hàng Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình và thực hiện kiểmtra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của kháchhàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và tínhchất của khoản vay, nhằm bảo đảm hiệu quả và khả năng thu hồi vốnvay; gửi quy trình kiểm tra giám sát vốn vay của khách hàng choThanh tra Ngân hàng Nhà nước

- Bên cạnh đó, Quyền và nghĩa vụ của bên vay như sau: Với tư cách làngười hưởng tín dụng, đồng thời là đối tượng vay vốn trong quan hệcho vay, bên vay có những quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây:

 Quyền của bên vay:

- Quyền từ chối các yêu cầu không hợp lý của ngân hàng thương mại khicam kết, thực hiện và thanh lý hợp đồng tín dụng

o Quyền năng này được pháp luật quy định nhằm tạo cho kháchhàng vay khả năng chống lại các yêu cầu rõ ràng là không hợp lýcủa ngân hàng thương mại, có thể gây ra những bất lợi cho họnếu buộc phải thỏa mãn các yêu cầu này, ví dụ khách hàng vay

có quyền từ chối cung cấp thông tin và hoạt động kinh doanh củamình nhưng rõ ràng là không liên quan gì đến việc sử dụng vốn

và hoàn trả vốn vay cho ngân hàng thương mại

- Quyền khiếu nại, khởi kiện việc từ chối cho vay không có căn cứ hoặc

vi phạm hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại

Trang 37

o Đây là một quyền pháp luật quy định, với mục tiêu nhằm bảo vệlợi ích hợp pháp của khách hàng vay trước những hành vi không

có căn cứ hợp pháp của tổ chức tín dụng Tuy nhiên, nếu phápluật cho phép khách hàng vay được quyền đệ đơn khiếu nại đốivới tổ chức tín dụng nhận hồ sơ vay vốn, chỉ vì lý do họ đã từchối cho vay không có căn cứ thì rõ ràng không hợp lý, bởi lẽnhư vậy nghĩa là pháp luật đã tước đi một quyền nghĩa vụ cơ bảnnhất của người kinh doanh đó là quyền tự do kinh doanh, trong

đó có quyền tự định đoạt việc cho vay hay không đối với kháchhàng Với quy định này, nếu tổ chức tín dụng muốn từ chối chovay đối với một khách hàng thì họ bắt buộc phải đưa ra các căn

cứ hay lý do chính đáng để từ chối

- Quyền yêu cầu bên cho vay thực hiện nghĩa vụ giải ngân đúng thỏathuận trong hợp đồng tín dụng

 Nghĩa vụ của bên vay:

- Bên vay vốn phải có nghĩa vụ sử dụng tiền vay hiệu quả và đúngmục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng

Nghĩa vụ này phát sinh do điều khoản về mục đích sử dụng vốnvay đã được ghi trong hợp đồng tín dụng, nhằm đặt cho ngườivay tình trạng bị kiểm tra, giám sát thường xuyên bởi người chovay

- Nghĩa vụ hoàn trả tiền vay cả gốc và lãi, trả tiền phạt vi phạmhợp đồng tín dụng và tiền bồi thường thiệt hại cho bên cho vay.Đây là một trong những nghĩa vụ chủ yếu của bên vay, phát sinhtrên cơ sở hợp đồng tín dụng Thông thường, nghĩa vụ hoàn trảtiền vay cả gốc và lãi sẽ phát sinh khi hợp đồng bắt đầu có hiệulực và chúng phải được bên vay thực hiện khi thời hạn sử dụngvay vốn đã hết Còn nghĩa vụ trả tiền phạt vi phạm hợp đồng hay

Trang 38

bồi thường thiệt hại thì chỉ phát sinh khi xảy ra sự vi phạm hay

sự thiệt hại mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng,hoặc phát sinh do một phán quyết đã có hiệu lực pháp luật củaTòa án hay trọng tài Về nguyên tắc, các nghĩa vụ này của bênvay sẽ chấm dứt khi nào chúng đã được bên vay thực hiện xongtrên thực tế

Quy định về thời hạn vay và mục đích vay vốn của khách hàng cá nhân:

 Thời hạn vay: Tùy thuộc vào từng mục đích vay vốn và hình thức chovay mà các khoản vay của khách hàng cá nhân có thời hạn: ngắn hạn,trung hạn và dài hạn

o Vay ngắn hạn: Thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuậnđến một năm Mục đích của loại cho vay này là nhằm bổ sungvốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, thời hạn cho vay phùhợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của cá nhân và hộ gia đình

o Cho vay trung hạn: các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12tháng đến 60 tháng Mục đích của loại cho vay này là nhằm phục

vụ nhu cầu tiêu dùng như sửa chữa nhà ở, mua xe, …

o Cho vay dài hạn: các khoản vay có thời hạn vay từ trên 60 thángtrở lên Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm phục vụnhu cầu tiêu dùng dài hạn như mua nhà, mua đất, …

Theo Điều 31 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định:

1 Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay trên cơ sở khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay, thời hạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng.

2 Đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.

Trang 39

 Mục đích sử dụng vốn vay: khách hàng cá nhân vay vốn dưới hình thứcvay tiêu dùng và vay sản xuất kinh doanh Đây là hình thức cho vaytrong đó các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào việcthỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng như mua sắm đồ gia dụng, muasắm nhà cửa hay bổ sung vốn lưu động ngắn hạn để sản xuất kinhdoanh Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp.

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 39/2016/TT – NHNN thì tổchức tín dụng không được cho vay đối với các nhu cầu vốn: Để thựchiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luậtcấm đầu tư kinh doanh; để thanh toán các chi phí, đáp ứng các nhu cầutài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm; để mua, sử dụngcác hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinhdoanh; để mua vàng miếng; để trả nợ các khoản vay tại chính tổ chứctín dụng cho vay trừ trường hợp cho vay để thanh toán lãi tiền vay phátsinh trong quá trình thi công xây dựng công trình, mà chi phí lãi tiềnvay được tính trong dự toán xây dựng công trình được cấp có thẩmquyền phê duyệt theo quy định của pháp luật; để trả nợ khoản vay tại tổchức tín dụng khác và trả khoản nợ vay nước ngoài trừ trường hợp chovay để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sauđây: Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh; Thời hạn cho vaykhông vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ; Là khoảnvay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Quy định về bảo đảm tài sản

Điều 15 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về bảo đảm tiền vay nhưsau:

1 Việc áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng

Trang 40

với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.

2 Tổ chức tín dụng quyết định và chịu trách nhiệm về việc cho vay không

áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay.

3 Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với tổ chức tín dụng để xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi có căn cứ xử lý theo thỏa thuận cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật.

Quy định về phương thức cho vay

Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thứccho vay như sau: Cho vay từng lần; Cho vay theo hạn mức; Cho vay theo hạnmức thấu chi trên tài khoản thanh toán

- Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàngthực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay

- Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận vớikhách hàng một mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong mộtkhoảng thời gian nhất định Trong hạn mức cho vay, tổ chức tín dụngthực hiện cho vay từng lần Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụngxem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức

dư nợ này

- Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tíndụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoảnthanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch

vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán Mức thấu chi tối đa được duytrì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm

Ngày đăng: 28/02/2022, 11:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Học viện tài chính (2017), Giáo trình Pháp luật Kinh tế - Tài chính 3, TS. Hoàng Thị Giang; TS. Tô Mai Thanh, NXB Tài chính, Hà Nội Khác
2. Nghị quyết của VPBank về ban hành quy chế về biện pháp bảo đảm tín dụng Khác
3. Nghị quyết của VPBank về ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng tại VPBank Khác
4. Quyết định của VPBank về ban hành quy định về sản phẩm cho vay tín chấp tiêu dùng tại Ngân hàng VPBank Khác
5. Quyết định của VPBank về ban hành quy định về sản phẩm cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w