Quy định về chủ thể tham gia quan hệ cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu 175 PHÁP LUẬT về HOẠT ĐỘNG CHO VAY đối với KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại và THỰC TIỄN THỰC HIỆN tại NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VPBANK – TRUNG tâm DIGITAL TELESALES MIỀN bắc (Trang 27 - 48)

hàng cá nhân của ngân hàng thương mại

1.3.1. Quy định về chủ thể tham gia quan hệ cho vaykhách hàng cá nhân khách hàng cá nhân

Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là quan hệ tài sản – hàng hóa phát sinh trong quá trình sử dụng vốn (chủ yếu là nguồn vốn huy động) giữa ngân hàng thương mại với cá nhân, hộ gia đình vay vốn theo nguyên tắc có hoàn trả, dựa trên cơ sở tín nhiệm hoặc có bảo đảm, được văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nội bộ của từng ngân hàng điều chỉnh. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân luôn có ít nhất hai bên chủ thể tham gia bao gồm: bên cho vay và bên đi vay

- Bên cho vay: Bên cho vay trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân luôn là ngân hàng thương mại. Pháp luật của Việt Nam quy định khi thực hiện hoạt động cho vay vốn, bên cho vay phải đáp ứng các điều kiện nhất định như: phải có Giấy phép thành lập và hoạt động do cơ

quan có thẩm quyền cấp (Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam), có đủ vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật, có điều lệ tổ chức và hoạt động phù hợp với pháp luật, chủ sở hữu của ngân hàng thương mại phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và điều kiện do pháp luật quy định.

- Bên đi vay: Bên đi vay là các cá nhân, hộ gia đình vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Để trở thành chủ thể đi vay, tham gia vào quan hệ vay vốn của ngân hàng thương mại, các cá nhân, hộ gia đình phải đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định như điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, về phương án kinh doanh hoặc mục đích sử dụng vốn vay… Những điều kiện này được áp dụng chung cho mọi khách hàng vay. Ngoài ra các cá nhân, hộ gia đình đi vay còn phải đáp ứng những điều kiện nhất định do ngân hàng đó quy định.

Theo Khoản 1, Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 Quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng (Sau đây gọi tắt là Thông tư 39/2016/TT – NHNN ngày 30/12/2016) quy định về điều kiện vay vốn có quy định về chủ thể là khách hàng cá nhân như sau: “Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.”

1.3.2. Quy định hợp đồng tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Hợp đồng tín dụng chính là hợp đồng cho vay, theo đó khách hàng cá nhân là bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

Nội dung của hợp đồng tín dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự chỉ yêu cầu có sự thỏa thuận, thống nhất ý chí giữa các bên, cụ thể hóa về sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng tín dụng Thông tư số 39/2017/TT-NHNN quy định khi ký kết hợp đồng tín dụng các bên “phải thỏa thuận” các nội dung sau: “Tên, địa chỉ, mã số doanh nghiệp của tổ chức tín dụng cho vay; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng; số tiền cho vay; hạn mức cho vay; mục đích sử dụng vốn vay; đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ; phương thức cho vay; thời hạn cho vay; lãi suất cho vay; giải ngân vốn cho vay; việc trả nợ gốc, lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn; cơ cấu lại thời hạn trả nợ; trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với tổ chức tín dụng và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay; các trường hợp chấm dứt cho vay; thu nợ trước hạn; chuyển nợ quá hạn; xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên; hiệu lực của thỏa thuận cho vay”. Những quy định này để đảm bảo tính chặt chẽ của hợp đồng tín dụng, an toàn cho các bên trong quan hệ hợp đồng. Tuy nhiên, sự quy định “phải có” các nội dung trên phần nào làm hạn chế quyền tự định đoạt của các bên, nội dung quá dài, không có sự thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự.

 Hình thức của hợp đồng tín dụng

Hợp đồng tín dụng là một loại hợp đồng cụ thể của hợp đồng dân sự nói chung. Do vây, hình thức của hợp đồng được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, việc thỏa thuận cho vay của các bên trong hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản, đây là một quy định bắt buộc nhằm đảm bảo tính chặt chẽ, rõ ràng trong thỏa thuận của các bên về quyền và nghĩa vụ, hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, là cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp nếu có.

 Một số điều khoản cơ bản trong hợp đồng tín dụng Quy định về điều kiện cho vay khách hàng cá nhân

Điều khoản về điều kiện vay vốn: Điều kiện vay vốn là điều kiện quan trọng đầu tiên của bất kỳ ngân hàng đối với đối tượng cần vay vốn. Sở dĩ đây được coi là điều kiện tiên quyết vì ngân hàng khi cho vay còn phải tính đến khả năng thu hồi vốn, nếu quy định không có điều kiện vay thì việc khả năng thu hồi vốn là bất khả thi vì: Nếu đối tượng vay không có năng lực hành vi dân sự, không có tài sản đảm bảo (đối với các khoản vay đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo) hay tình hình tài chính lành mạnh hay không có bảo lãnh của người thứ ba thì rủi ro là điều khó tránh khỏi đối với hoạt động thu hồi vốn và theo đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi thỏa thuận điều khoản này, các bên cần ghi rõ trong hợp đồng tín dụng. Điều kiện vay vốn được quy định rõ tại Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN Quy định về điều kiện vay vốn đối với khách hàng như sau:

 Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không vị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

 Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp.  Có phương án sử dụng vốn khả thi.

 Có khả năng tài chính để trả nợ.

Điều 126 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 có quy định về những trường hợp không được cấp tín dụng như sau:

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với những tổ chức, cá nhân sau đây:

a. Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng

giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;

b. Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô.

3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng khác cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà tổ chức tín dụng nắm quyền kiểm soát.

5. Tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.

6. Tổ chức tín dụng không được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp.

Theo Điều 12 của Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định ngân hàng thương mại căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khả năng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng đối với khách hàng và khả năng nguồn vốn của tổ chức tín dụng để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay.

Quy định về lãi suất vay vốn:

Tại Điều 13 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định:

1. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều này.

2. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn:

a. Phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

b. Thực hiện phương án kinh doanh hàng xuất khẩu theo quy định tại Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn Luật thương mại; c. Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định

của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa; d. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Chính

phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;

e. Phục vụ kinh doanh của doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật công nghệ cao và các văn bản hướng dẫn Luật công nghệ cao.

3. Nội dung thỏa thuận về lãi suất cho vay bao gồm mức lãi suất cho vay và phương pháp tính lãi đối với khoản vay. Trường hợp mức lãi suất cho vay không quy đổi theo tỷ lệ %/năm và/hoặc không áp dụng phương pháp tính lãi theo số dư nợ cho vay thực tế, thời gian duy trì số dư nợ gốc thực tế đó, thì trong thỏa thuận cho vay phải có nội dung về

mức lãi suất quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế đó.

4. Khi đến hạn thanh toán mà khách hàng không trả hoặc trả không đầy đủ nợ gốc và/ hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận, thì khách hàng phải trả lãi tiền vay như sau:

a. Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;

b. Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;

c. Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

5. Trường hợp áp dụng lãi suất cho vay điều chỉnh, tổ chức tín dụng và khách hàng phải thỏa thuận nguyên tắc và các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh, thời điểm điều chỉnh lãi suất cho vay. Trường hợp căn cứ các yếu tố để xác định lãi suất điều chỉnh dẫn đến có nhiều mức lãi suất cho vay khác, thì tổ chức tín dụng áp dụng mức lãi suất cho vay thấp nhất.

Quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia quan hệ cho vay khách hàng cá nhân

Trong pháp luật, do mỗi bên tham gia vào quan hệ cho vay có tư cách pháp lý khác nhau nên những chủ thể này có những quyền và nghĩa vụ khác nhau. Cụ thể, về Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay là: Với tư cách là bên

cho vay, đồng thời là chủ nợ trong quan hệ cho vay, bên cho vay có những quyền và nghĩa vụ pháp lý cơ bản sau đây:

 Quyền của bên cho vay:

- Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh mục đích vay, phương án sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của mình trước khi quyết định cho vay.

- Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều kiện vay vốn hoặc phương án vay vốn không có hiệu quả, không phù hợp với quy định của pháp luật.

- Việc cho vay của các khách hàng cá nhân luôn gắn liền với rủi ro. Do đó, thực hiện tốt việc thẩm tra tính xác thực của các tài liệu sẽ có ý nghĩa hết sức to lớn, ảnh hưởng tới hoạt động của các ngân hàng thương mại. Vì vậy khi phát hiện khách hàng cung cấp thông tin sai sự thật, hay vi phạm hợp đồng… thì ngân hàng thương mại được quyền chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn hoặc khởi kiện khách hàng hoặc người bảo lãnh vi phạm hợp đồng tín dụng theo quy định của pháp luật.

- Quyền yêu cầu bên vay hoàn trả tiền vay đúng thỏa thuận, kể cả tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại (nếu có). Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu các bên không có thỏa thuận khác, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm vốn vay theo sự thỏa thuận trong hợp đồng để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với trường hợp khách hàng được bảo lãnh vay vốn; miễn, giảm vốn vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ thực hiện theo quy định.

- Chuyển giao tiền vay đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm cho khách hàng vay sử dụng (nghĩa vụ giải ngân). Nghĩa vụ này phát sinh do việc bên cho vay đã cam kết cho khách hàng vay được sử dụng số tiền của mình trong thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả. Nếu bên cho vay vi phạm nghĩa vụ này (nghĩa vụ giải ngân) như giải ngân chậm hoặc không chịu giải ngân theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng thì phải chịu trách nhiệm pháp lý.

- Nghĩa vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tiền vay và trả nợ của khách hàng. Tổ chức tín dụng xây dựng quy trình và thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng phù hợp với đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và tính chất của khoản vay, nhằm bảo đảm hiệu quả và khả năng thu hồi vốn vay; gửi quy trình kiểm tra giám sát vốn vay của khách hàng cho Thanh tra Ngân hàng Nhà nước.

- Bên cạnh đó, Quyền và nghĩa vụ của bên vay như sau: Với tư cách là người hưởng tín dụng, đồng thời là đối tượng vay vốn trong quan hệ

Một phần của tài liệu 175 PHÁP LUẬT về HOẠT ĐỘNG CHO VAY đối với KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại và THỰC TIỄN THỰC HIỆN tại NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG VPBANK – TRUNG tâm DIGITAL TELESALES MIỀN bắc (Trang 27 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w