Các nguyên nhân được biết gây phản vệ thường gặp bao gồm: thuốc hoặc hóa chất dùng trong chẩn đoán và điều trị, thực phẩm, hóa mỹ phẩm, nọc côn trùng đốt.... Phản vệ có thể xảy ra ở mọi
Trang 1BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
NGUYỄN ANH TUẤN
Đánh giá hiệu quả điều trị phản vệ theo phác đồ của khoa Hồi sức tích cực,
bệnh viện Bạch Mai
Chuyờn ngành: Hồi sức cấp cứu
Mó số: CK 62723101
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ CHUYấN KHOA II
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS NGUYỄN GIA BèNH
HÀ NỘI – 2016
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô và sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn tới:
- Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Bộ môn Hồi sức, cấp cứu, chống độc trường Đại học Y Hà Nội
- Ban lãnh đạo Khoa Hồi sức tích cực BV Bạch Mai, các Thầy, Cô, các anh chị bác sĩ, điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực đã nhiệt tình giúp đỡ
- GS-TS Nguyễn Gia Bình, người thầy trực tiếp hướng dẫn đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian học tập và tiến hành nghiên cứu tại khoa Thầy đã cho tôi nhiều kiến thức quý báu, chỉ bảo tận tình, động viên tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn
- Các thầy, các cô bộ môn Hồi sức cấp cứu đã đóng góp nhiều công sức giảng dậy, đào tạo tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn này
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cơ quan công tác và những người thân yêu trong gia đình, các bạn đồng nghiệp đã hết lòng giúp
đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2016
Học viên
Nguyễn Anh Tuấn
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nguyễn Anh Tuấn, học viên chuyên khoa II khóa 28, chuyên
ngành Hồi sức cấp cứu, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của GS.TS Nguyễn Gia Bình
2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam
3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở
nơi nghiên cứu cho phép lấy số liệu và xác nhận
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cam kết này
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2016
Người viết cam đoan
Nguyễn Anh Tuấn
Trang 4EAACI European Academy of Allergy and Clinical Immunology
FcεRI Thụ thể ái lực cao của IgE
HSTC, BVNM Hồi sức tích cực, bệnh viện bạch Mai
SpO2 Độ bão hòa oxy trong máu mao mạch
SRS-A Slow Reating substance of Anaphylaxis
Trang 5MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ PHẢN VỆ 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Vài nét về lịch sử, và các nghiên cứu về phản vệ 3
1.2 CƠ CHẾ SINH LÝ BỆNH CỦA PHẢN VỆ 8
1.2.1 Cơ chế miễn dịch qua IgE 8
1.2.2 Phản vệ không qua cơ chế miễn dịch IgE 11
1.3 HẬU QUẢ CỦA PHẢN VỆ 13
1.4 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 15
1.5 XÉT NGHIỆM 19
1.5.1 Xét nghiệm cơ bản 19
1.5.2 Xét nghiệm gợi ý chẩn đoán phản vệ 19
1.6 CHẨN ĐOÁN PHẢN VỆ 20
1.6.1 Chẩn đoán xác định 20
1.6.2 Chẩn đoán mức độ 21
1.6.3 Chẩn đoán phân biệt 24
1.7 CÁC THUỐC CƠ BẢN ĐIỀU TRỊ PHẢN VỆ 25
1.7.1 Adrenalin 25
1.7.2 Kháng histamin 28
1.7.3 Corticoit 28
1.8 ĐIỀU TRỊ PHẢN VỆ 28
1.8.1 Trên thế giới 28
1.8.2 Tại Việt Nam 29
Trang 61.9 PHÁC ĐỒ HƯỚNG DẪN XỬ TRÍ TÌNH TRẠNG PHẢN VỆ CỦA
KHOA HSTC - BVBM 31
1.9.1 Mức độ nhẹ 32
1.9.2 Mức độ nặng 32
1.9.3 Mức độ nguy kịch 33
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 36
2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36
2.2.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 36
2.2.2 Tiêu chuẩn loại trừ: tất cả những trường hợp có bệnh cảnh lâm sàng như phản vệ do các nguyên nhân khác 37
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu 37
2.3.2 Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu 37
2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu 37
2.3.4 Phương tiện nghiên cứu 38
2.3.5 Các biến số nghiên cứu 38
2.4 QUẢN LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU 39
2.5 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU 39
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 41
3.1 KẾT QUẢ CHUNG 64
3.2 NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU THEO PHÁC ĐỒ 41
3.2.1 Đặc điểm chung 41
3.2.2 Đặc điểm lâm sàng của phản vệ 43
3.2.3 Kết quả điều trị 52
3.3 NHÓM KHÔNG THEO PHÁC ĐỒ 62
3.3.1 Thông tin chung nhóm bệnh nhân không áp dụng phác đồ 62
Trang 73.3.2 Thuốc được lựa chọn sử dụng đầu tiên 63
3.3.3 Đường Adrenalin liều đầu 63
3.3.4 Thời gian sử dụng Adrenalin sau khi có triệu chứng phản vệ 64
Chương 4: BÀN LUẬN 65
4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM BỆNH NHÂN NGHIÊN CỨU 65 4.2 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG 67
4.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 72
4.4 NHÓM KHÔNG LÀM THEO PHÁC ĐỒ 77
KẾT LUẬN 79
KIẾN NGHỊ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại Gell và Coombs 8
Bảng 1.2 Triệu chứng lâm sàng phản vệ 18
Bảng 1.3 Phân loại mức độ phản vệ Error! Bookmark not defined. Bảng 3.1 Liên quan giữa tuân thủ phác đồ và tử vong 64
Bảng 3.2 Phân bố tuổi của nhóm bệnh nhân nghiên cứu 41
Bảng 3.3 Thời gian xuất hiện triệu chứng 44
Bảng 3.4 Người phát hiện phản vệ 52
Bảng 3.5 Liên quan giữa triệu chứng với mức độ của bệnh 50
Bảng 3.6 Điều trị PV bằng Adrenalin theo các mức độ 52
Bảng 3.7 Liều dùng Adrenalin 54
Bảng 3.8 Thay đổi mạch sau xử trí 58
Bảng 3.9 Thay đổi HA ở mức độ tăng 59
Bảng 3.10 Thay đổi HA ở mức độ tụt 60
Bảng 3.11 Thời gian hết phản vệ 60
Bảng 3.12 Kết quả điều trị Error! Bookmark not defined. Bảng 3.13 Thông tin chung 62
Bảng 3.14 Thuốc được lựa chọn sử dụng đầu tiên 63
Bảng 3.15 Đường Adrenalin liều đầu 63
Bảng 3.16 Thời gian sử dụng Adrenalin sau khi có triệu chứng phản vệ 64
Trang 9DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân theo giới Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ bệnh nhân có tiền sử dị ứng cá nhân 42
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ giữa các nhóm nguyên nhân gây phản vệ 43
Biểu đồ 3.4: Các đường vào của dị nguyên gây phản vệ 44
Biểu đồ 3.5: Thời gian xuất hiện triệu chứng 45
Biểu đồ 3.6: Triệu chứng lâm sàng xuất hiện đầu tiên Error! Bookmark not defined. Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng 48
Biểu đồ 3.8: Các triệu chứng lâm sàng 47
Biểu đồ 3.9: HATĐ khi xảy ra phản vệ 49
Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ mức độ phản vệ 49
Biểu đồ 3.11: Mức độ phản vệ theo các bệnh viện nghiên cứu 51
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ dùng Adrenalin 54
Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ cách dùng adrenalin 54
Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ các thuốc khác sử dụng trong điều trị 55
Biểu đồ 3.15: Thay đổi các triệu ở da, niêm mạc sau xử trí Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 3.16: Thay đổi các triệu chứng hô hấp, thần kinh sau xử trí Error! Bookmark not defined.
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cơ chế miễn dịch qua IgE 9
Hình 1.2 Sự hoạt động và tiết chất trung gian của tế bào mast 10
Hình 1.3 Cơ chế phản vệ 13
Hình 1.4 Mày đay, phù mạch 18
Trang 11ĐẶT VẤN ĐỀ
Phản vệ là một tình huống cấp cứu lâm sàng hay gặp trong các cơ sở y tế, diễn biến nhanh, phức tạp, nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời dễ dẫn tới tử vong [1] Tính chất nguy kịch của phản vệ gây hoang mang cho mọi người kể cả thầy thuốc và thân nhân bệnh nhân
Tỷ lệ phản vệ xuất hiện ngày càng tăng và được quan tâm nhiều hơn nhất là các nước công nghiệp phát triển Tỷ lệ phản vệ thay đổi theo từng nghiên cứu Theo nghiên cứu của Decker và cộng sự năm 2008 tại Mỹ tỷ lệ phản vệ là 49,8/100000 người/năm [2], một nghiên cứu khác ở Anh tỷ lệ này là 7,9/100.000 người/năm [3] Tỷ lệ phản vệ khác nhau giữa các nhóm nguyên nhân, từng lứa tuổi, từng vùng Thức ăn thường là nguyên nhân hay gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên Thuốc và nọc côn trùng thường gặp ở lứa tuổi trung niên Tại bệnh viện Bạch Mai xu hướng tỷ lệ phản vệ nhập viện ngày càng gia tăng, trong 5 năm
từ năm 2009 (0.056%) đến năm 2013 là 0,07 % [4]
Có nhiều nguyên nhân gây ra phản vệ Các nguyên nhân được biết gây phản vệ thường gặp bao gồm: thuốc hoặc hóa chất dùng trong chẩn đoán và điều trị, thực phẩm, hóa mỹ phẩm, nọc côn trùng đốt
Các đường đưa thuốc vào cơ thể: tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, dưới da, trong
da, uống, xông, bôi ngoài da, nhỏ mắt, đặt âm đạo đều có thể gây phản vệ, tuy nhiên đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất
Phản vệ có thể xảy ra ở mọi chuyên khoa: nội, ngoại, sản, nhi, thần kinh, gây mê hồi sức,… phản vệ xảy ra không chỉ ở trong bệnh viện mà còn xảy ra cả ở các cơ sở y tế tư nhân, tại nhà khi dùng thuốc hoặc tiếp xúc
dị nguyên Ngày nay có nhiều thuốc mới, hóa mỹ phẩm lưu hành trên thị trường, người bệnh dễ dàng tự mua và dùng thuốc không đơn, tai biến do dùng thuốc là điều khó tránh khỏi, phản vệ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào
Trang 12Vì vậy phản vệ luôn là vấn đề thời sự, các triệu chứng lâm sàng của phản
vệ rất đa dạng, phong phú nên dễ bị nhầm lẫn, bỏ sót dẫn tới tử vong Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng Ở Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 08/1999-TT-BYT từ năm 1999 [5] về hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản
vệ tại các cơ sở y tế cho tới nay
Với những hiểu biết mới về sinh bệnh học, vai trò của Adrenalin trong cấp cứu phản vệ, diễn biến của phản vệ rất nhanh có thể chuyển ngay từ mức
độ nhẹ sang mức độ nguy kịch, khó lường trước Việc nhận biết sớm, phân loại mức độ phản vệ hợp lý sẽ quyết định can thiệp phù hợp và phải được tiếp hành tại chỗ ngay lập tức mới có thể cứu được bệnh nhân Do vậy sau nhiều năm nghiên cứu khoa Hồi sức tích cực Bệnh viên Bạch Mai đã xây dựng phác
đồ hướng dẫn xử trí tình trạng phản vệ vừa phân loại, vừa chẩn đoán và hướng dẫn xử trí cụ thể theo từng mức độ đơn giản, dễ áp dụng
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiệu quả điều trị phản vệ theo phác đồ của khoa Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai" nhằm mục tiêu:
1 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của phản vệ
2 Nhận xét hiệu quả điều trị phản vệ theo phác đồ trên
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ PHẢN VỆ
1.1.1 Khái niệm
Phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng xảy ra cấp tính, trên nhiều
cơ quan, gây ra nhiều bệnh cảnh lâm sàng khác nhau nhưng có đặc điểm chung
là xuất hiện nhanh và có thể dẫn tới tử vong [6]
Phản vệ (Anaphylaxis): là biểu hiện nguy kịch nhất và dễ gây tử vong của một phản ứng dị ứng cấp, do hậu quả của sự kết hợp kháng nguyên với các thành phần miễn dịch immunoglobulin (IgE) xảy ra sau khi cơ thể tiếp xúc với một dị nguyên ở một người trước đó đã được gây mẫn cảm với hậu quả giải phóng ồ ạt các chất trung gian hoá học (mà đặc biệt là histamin) gây tác động tới nhiều cơ quan đích của cơ thể [7], [8], [9]
Phản ứng dạng phản vệ (Anaphylactoid reaction): là phản ứng xảy ra không qua kháng thể IgE và không cần có tiếp xúc nhạy cảm từ trước Biểu hiện lâm sàng và hậu quả như phản vệ[8]
1.1.2 Vài nét về lịch sử, và các nghiên cứu về phản vệ
Năm 1839, Francois Magendie tiêm vào tĩnh mạch thỏ một liều albumin
từ lòng trắng trứng: không có phản ứng gì xẩy ra Ba tuần sau ông tiêm lại lần thứ hai: con vật chết [10][11]
Năm 1898, Hericourt (Pháp) nghiên cứu tác dụng của huyết thanh lươn đối với chó thí nghiệm: sau lần tiêm thứ hai cách lần tiêm đầu vài tuần lễ, con vật thí nghiệm đã chết
Năm 1902, Richet và Portier tiếp tục công trình nói trên để tìm hiểu khả năng miễn dịch của chó đối với độc tố một loài sứa biển Mọi người hy vọng có tình trạng miễn dịch với độc tố, nhưng thật bất ngờ: chó thí nghiệm bị sốc và chết sau vài phút Họ đặt tên cho hiện tượng này là sốc phản vệ (anaphylaxis
Trang 14phản lại tác dụng bảo vệ) [10],[11] Từ đó, thuật ngữ sốc phản vệ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới
Năm 1913 Richet được nhận giải thưởng Nobel về y học và sinh lý vì đã góp phần làm sáng tỏ cơ chế nhiều bệnh và hội chứng trước đây chưa rõ như các bệnh do phấn hoa, sốt mùa, hen phế quản, bệnh huyết thanh…
Từ đó, một điều trở nên rõ ràng là mẫn cảm phản vệ là mắc phải, phải có tiếp xúc trước đó và một thời gian vài tuần cần thiết trước khi có thể gây đáp ứng phản vệ, và người ta cũng thấy là đáp ứng này có thể do rất nhiều loại chất ngoại sinh gây nên, bao gồm các protein và các chất có trọng lượng phân
tử thấp (ví dụ các thuốc) tác động như các hapten Về sau này, phản ứng phản
vệ được chứng minh là xuất hiện như một hậu quả của việc sản sinh các IgE đặc hiệu với KN trong quá trình mẫn cảm và có liên quan với phóng thích nhanh các chất trung gian hoá học được hình thành trước đó như histamin từ các mastocyte và bạch cầu ái kiềm., danh từ “phản vệ “được sử dụng đúng nhất
để mô tả các hiện tượng trung gian của quá trình miễn dịch mà thường là xảy ra bất ngờ, mang tính chất toàn thân và đột ngột sau khi tiếp xúc với chất ngoại sinh ở một người trước đó đã được mẫn cảm Thuật ngữ “phản ứng dạng phản vệ” (anaphylactoid reaction) cũng được giới thiệu để mô tả một hội chứng giống hệt về phương diện lâm sàng, có lẽ có liên quan với các chất trung gian hoá học tương tự song không qua kháng thể IgE [8][12][13]
1.1.2.1 Các nghiên cứu về phản vệ trên thế giới
Theo những dữ liệu công bố gần đây, tỷ lệ phản vệ ngày càng gia tăng trong những năm gần đây Một phần do khả năng chẩn đoán phản vệ có nhiều tiến bộ hơn trước Ước tính, khoảng 1-2% dân số toàn thế giới có ít nhất một lần phản vệ trong đời, riêng Châu Âu là 4-5 trường hợp phản vệ /10.000 dân mỗi năm, ở Mỹ những năm gần đây là 58,9 trường hợp/100.000 dân hàng năm
Tỷ lệ tử vong của phản vệ ước tính là 1% [14]
Trang 15Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra phản vệ là thức ăn, nọc côn trùng và thuốc Tần số chính xác của các loại nguyên nhân phụ thuộc và tuổi, địa lý, sự tiếp xúc, nó cũng phụ thuộc vào nguồn dữ liệu
Trong một nghiên cứu lớn gần đây 601 bệnh nhân bị phản vệ ở Mỹ có tới 22% nguyên nhân do thức ăn, 11% do thuốc [15] Penicilin và nọc côn trùng vẫn là những nguyên nhân phổ biến nhất [16]
Thuốc cũng là nguyên nhân gây phản vệ hay gặp nhất Trong đó, các thuốc hay gặp phải kể đến kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc cản quang, thuốc gây tê, gây mê, những thuốc sử dụng trong giai đoạn hậu phẫu là hay gặp nhất [17]
Nghiên cứu của Liew WK và cộng sự năm 2009 cho thấy tại Úc, thuốc là nguyên nhân hay gặp nhất gây tử vong do phản vệ Trong 105 trường hợp phản vệ không do thức ăn thì có tới 64 trường hợp là do thuốc Nhóm tuổi tử vong cao nhất là từ 55 tuổi trở lên, với số lượng tương tự ở cả nam và nữ [18] Penicilline là nguyên nhân gây tử vong chủ yếu ở các nhóm tuổi từ 60-
74 tuổi, tử vong do cephalosporin hay gặp ở nhóm từ 35 đến 74 tuổi
Nghiên cứu của F Estelle và cộng sự năm 2001 so sánh về nồng độ hấp thu Adrenalin giữa tiêm bắp và tiêm dưới da, kết quả tiêm bắp thì nồng độ thuốc đạt được nhanh hơn và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tiêm dưới
da, tiêm bắp đùi nồng độ thuốc cao nhất, từ đó đưa ra khuyến cáo tiêm bắp mặt ngoài đùi[18] Nghiên cứu của Simon G.A Brown năm 2005 về hướng dẫn chẩn đoán, phân mức độ phản vệ và điều trị, cách thức sử dụng Adrenalin tiêm bắp, tiêm truyền tĩnh mạch, liều lượng và các biện pháp điều trị hỗ trợ khác[19]
Nghiên cứu ở Đức cũng cho thấy thuốc là nguyên nhân phổ biến gây phản vệ ở người lớn [20] Trong nhóm này, kháng sinh và thuốc chống viêm không steroid là nguyên nhân phổ biến nhất
Trang 16Thức ăn là một nguyên nhân phổ biến gây phản vệ, tần số phụ thuộc vào từng nghiên cứu từ 2-4% [21] Dị ứng thức ăn thường xảy ra ở trẻ nhỏ nhiều hơn người trưởng thành [22] Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ thường là các loại hạt và cây của chúng [20] Koplin và cộng sự ghi nhận tỷ lệ nhập viện do phản vệ do thức ăn đang tăng lên trên phạm vi toàn cầu Ví dụ, ở Australia, tỷ lệ này được ghi nhận trong giai đoạn 2004-2005 là 6 ca/ 100.000 dân mỗi năm, tăng 3,5 lần so với 11 năm trước đó Trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ nhập viện do phản vệ do thức ăn cao nhất (trung bình 9,4 ca/ 100.000 dân mỗi năm), tốc độ tăng của tỷ lệ nhập viện theo thời gian cũng cao nhất ở nhóm tuổi này Tỷ lệ nhập viện do phản vệ do thuốc cũng tăng xấp xỉ 1,5 lần trong khoảng thời gian 8 năm, lên đến 2,6 ca/100.000 dân vào năm 2004-2005 [23] Theo một nghiên cứu ở Đức, thức ăn là nguyên nhân hàng đầu gây phản
vệ ở trẻ nhỏ và là nguyên nhân phổ biến thứ ba gây ra phản vệ [20]
Nghiên cứu dân số ở Mỹ cho kết quả dị ứng với các loại hạt ở trẻ em tăng từ 0,4% năm 1997 đến 0,8 % năm 2002[24]
Ở Úc, trong vòng tám năm từ năm 1997 đến năm 2005 có 112 trường hợp tử vong do phản vệ với thức ăn Trong số đó có 7 trường hợp thuộc nhóm 5-35 tuổi Trong tổng số 5007 ca phản vệ với thức ăn nhập viện từ năm 1994 đến năm 2005, có hai nhóm tuổi gặp nhiều nhất là 0-4 tuổi và 15-29 tuổi Vai trò của giới phụ thuộc vào nhóm tuổi cũng được xác định: trong nhóm tuổi <
15 tuổi, tỷ lệ nam cao hơn tỷ lệ nữ (1,5:1), ngược lại tỷ lệ nữ cao hơn nam (1,4:1) trong nhóm >15 tuổi Cũng trong nghiên cứu này đã xác định các loại hạt là nguyên nhân thức ăn phổ biến nhất (23%) theo sau là cá (18%), trứng (9%), sữa (8%) [18]
Tỷ lệ phản vệ do nọc côn trùng ở mỗi vùng địa lý khác nhau tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng Ở Châu Âu tỷ lệ những phản ứng hệ thống do nọc
Trang 17côn trùng vào khoảng từ 0,5-7,5% tùy từng vùng [20] Tỷ lệ phản vệ được ghi nhận khoảng 0,6 – 42% các trường hợp và thường thấp ở trẻ em
Trong những nghiên cứu dựa trên dân số mới nhất của phản vệ do bất kỳ nguyên nhân nào, phản vệ do nọc côn trùng chiếm khoảng 7,3-59% tổng số trường hợp được báo cáo [20]
1.1.2.2 Ở Việt Nam
Năm 1960, Võ Văn Vinh thông báo trường hợp phản vệ do penicilin đầu tiên Nghiên cứu về dị ứng thuốc ở Hà Nội của Nguyễn Năng An (1970- 1973) đã chỉ ra rằng tai biến dị ứng thuốc ngày càng tăng với nhiều loại thuốc nhưng chủ yếu là kháng sinh [11] Vì vậy, năm 1970, Bộ Y Tế đã có thông tư
về việc sử dụng kháng sinh hợp lý và yêu cầu làm test nội bì
Khoa Hồi sức cấp cứu bệnh viện Bạch Mai trong 4 năm (1978-1981) cấp cứu 31 trường hợp phản vệ do kháng sinh, với 7 trường hợp tử vong [25].Nghiên cứu tình hình dị ứng kháng sinh tại Khoa Dị ứng Miễn dịch lâm sàng bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm (1981-1990), Lê Văn Khang cho thấy, trong số 295 người bệnh được khám và điều trị tại khoa này có 237 trường hợp dị ứng do kháng sinh với đặc điểm lâm sàng đa dạng (80,3%), tiếp đến là nhóm chống viêm không steroid và các thuốc khác Trong các thuốc kháng sinh gây dị ứng, penicilin chiếm vị trí hàng đầu (36,3%), rồi đến ampicilin (19,0%) [11][26]
Báo cáo của Vũ Văn Đính (1992-1994) 131 trường hợp phản vệ, trong đó
111 trường hợp do thuốc (84,73 %), 63 trường hợp do kháng sinh, đặc biệt penicilin gây ra 32 trường hợp phản vệ và tỷ lệ tử vong 13/111 (9,92% ) [25] Nghiên cứu của Mai văn Lục (2006) trong 63 trường phản vệ nguyên nhân do thuốc chiếm 61,9%; tỷ lệ tử vong 9,5%[27]
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Ninh (2014) có 275 bệnh nhân nguyên nhân phản vệ do thuốc chiếm 49,5%; tỷ lệ tử vong 1,8%[4]
Trang 18Trong những năm gần đây, số lượng các trường hợp tử vong do phản vệ ngày càng tăng lên và được nhiều người quan tâm Theo Nguyễn Năng An, dị ứng thuốc chiếm tỷ lệ cao (hơn 8,5% dân số) tại nhiều địa phương, Trong đó, phản vệ chiếm khoảng 10% các trường hợp dị ứng thuốc, trong đó có khoảng 10% tử vong do phản vệ [28]
1.2 CƠ CHẾ SINH LÝ BỆNH CỦA PHẢN VỆ
1.2.1 Cơ chế miễn dịch qua IgE (Phản ứng quá mẫn)
Hầu hết các tác nhân gây ra phản vệ đều thông qua cơ chế này, phản ứng quá mẫn Type I (theo phân loại Gell và Coombs)
Bảng 1.1 Phân loại Gell và Coombs [29]
Một số loại thuốc (kháng sinh nhóm Beta-lactam, NSAIDs, một số tác nhân sinh học ), nọc côn trùng, nhựa latex, thức ăn (lạc, thủy sản, cá, sữa, trứng, đào ) gây ra phản vệ theo cơ chế này [14]
Kháng nguyên hòa
tan Kháng nguyên liên
quan n t bo Kháng nguyên hòa tan Kháng nguyên hòa tan Kháng nguyên liên quan n t bo
T bo TH2 T bo TH1
Hot hóa t bo
Mast
T bo FcR + T bo NK, thc bo
T bo FcR + B th Hot hóa t bo Mast Hot hóa bch cu a acid Gây c t bo
Tiu cu
Phc hp min dch Mch máu
Cytotoxins Các cht trung gian hóa hc Viêm mi d ng
Sc phn v
Hen ph qun
D ng mt s thuc (Penicilin, ) Phn ng Arthus Viêm da d ng Hen ph qun mn tính
Viêm mi d ng mn tính
Trang 19Hình 1.1 Cơ chế miễn dịch qua IgE (30)
Khi dị nguyên xâm nhập vào cơ thể, dị nguyên bị các tế bào trình diện kháng nguyên (APCs) tiếp nhận Các tế bào này truyền đặc điểm cấu trúc của
dị nguyên đến tế bào T-helper( Th2) Th2 dưới tác động của IL4 và IL13 làm
tế bào lympho B biệt hóa thành plasmocyte Tế bào plasmocyte này tổng hợp kháng thể IgE đặc hiệu với dị nguyên đó[31] Các KT IgE này được gắn trên
bề mặt tế bào mast và tế bào basephil qua các receptor IgE (FcεR) ( những tế bào này có nhiều ở da, niêm mạc, mạch máu, khí phế quản, đường tiêu hóa ) Dựa vào ái lực, Fcε receptor chia thành hai loại: FcεRI và FcεRII FcεRI có ái lực cao, receptor này ở trên bề mặt các tế bào mast, bạch cầu ưa kiềm, tế bào Langerhan, bạch cầu ưa acid, tế bào nội mạch [32] FcεRII có ái lực thấp, loại receptor có ở trên bề mặt nhiều loại tế bào
Trang 20Khi dị nguyên đó xâm nhập vào cơ thể lần thứ 2, ngay lập tức các dị nguyên này kết hợp với các kháng thể IgE đặc hiệu tạo thành phức hợp KN-KT trên bề mặt tế bào mast, bạch cầu ưa kiềm, phức hợp này làm thay đổi tính thấm màng tế bào gây nên hiện tượng thoát bọng ( vỡ hạt) từ tế bào mast giải phóng hàng loạt các chất trung gian hóa học ( mediators): histamin, serotonin, baradykinin, leucotriens (LTC4, LTD4, LTD4 và LTE4), prostaglandin , Chất hoạt hóa tiểu cầu: PAF – platelet activating factor, chất tác dụng chậm của phản vệ SRSA (Slow reacting substance of anaphilaxis) Adenylcyclase Enzym carboxypeptidase A3, chemokine (CXCL8, CXCL10, CCL2, CCL4, CCL5) và các cytokines (như IL-4, IL-5, IL-13) lần lượt tác động lên các tế bào khác nhau bao gồm các tế bào nội mạch, cơ trơn phế quản dẫn đến các triệu chứng lâm sàng của phản vệ như hạ huyết áp và khó thở [31]
Hình 1.2 Sự hoạt động và tiết chất trung gian của tế bào mast
(Theo R.Gordon, T.Ian,2000)
Trang 21Tế bào lympho cũng đóng vai trò quan trọng thúc đẩy Th2 sản xuất các cytokine (IL-5, IL-13) và cơ chế bệnh sinh của những rối loạn miễn dịch [33] Thêm vào đó, FcεRII có ở trên bề mặt tế bào B, IgE cũng bám vào FcεRI trên bề mặt DCs và đơn bào Do đó làm tăng quá trình xử lý dị nguyên của DCs và trình diện kháng nguyên với Th [31][34]
Tyrosine và canxi kích thích tế bào mast và bạch cầu ưa base tăng tốc độ giải phóng các chất trung gian hóa học như histamine, tryptase, carboxypeptidase A3, chymase và proteoglycan Sự hoạt hóa phospholipase A2 và lipooxygenases tạo thành prostaglandins, leucotrienes, tổng hợp PAF [35] Thêm vào đó, một loạt các cytokines và chemokines được tổng hợp và giải phóng bao gồm IL-6, IL-33 và TNF-a [36,37]
Phản ứng quá mẫn typ I còn có phản ứng pha muộn xuất hiện sau 12h sau khi tiếp xúc với dị nguyên trong đó tế bào T đặc hiệu với dị nguyên di cư và được hoạt hóa và tăng số lượng dưới sự ảnh hưởng của chemokines và các cytokines khác tại vị trí tiếp xúc với dị nguyên Trong phản ứng pha muộn có sự tham gia của các tế bào bạch cầu ưa base, bạch cầu ưa acid, tế bào mast, Th1[31]
6-1.2.2 Phản vệ không qua cơ chế miễn dịch IgE
Phản vệ còn do các cơ chế miễn dịch khác bao gồm dị nguyên kết hợp với kháng thể IgG, chúng hoạt hóa hệ thống bổ thể và hệ thống đông máu, và
có thể do những cơ chế khác chẳng hạn như khả năng gây độc, hoạt hóa tế bào T, giải phóng neuropeptide hoặc cơ chế tự miễn [36,38] Chẳng hạn, phản
vệ do sự hoạt hóa qua trung gian bổ thể, phức hợp miễn dịch phản vệ do truyền các chế phẩm máu) phụ thuộc vào các thành phần bổ thể được coi như
là độc tố phản vệ (anaphylatoxin) (C3a và C5a) Những thành phẩn này có thể trực tiếp làm tăng tính thấm thành mạch (gây ra hạ huyết áp hoặc sốc) và tăng
Trang 22co bóp cơ trơn (gây co thắt phế quản và suy hô hấp) cũng giống như các tác dụng của tế bào mast và/hoặc bạch cầu ưa base [39] Phản vệ do heparin cũng theo cơ chế hoạt hóa hệ thống bổ thể dẫn đến hình thành kallikrein và bradykinin, cũng như độc tố phản vệ C3a, C5a và hệ thống đông máu thông qua yếu tố XII [35] Nhiều tác nhân gây phản vệ còn hoạt động thông qua nhiều cơ chế
Mặc dù định nghĩa hiện tại của phản vệ đặc trưng bởi thuật ngữ “phản ứng dị ứng” nhưng một số tác nhân gây phản vệ hoạt động không theo cơ chế miễn dịch như: như phản vệ do luyện tập, tiếp xúc với không khí lạnh hay nước lạnh, một số loại thuốc (opioids, vancomycin, ức chế COX-1 ), nọc côn trùng [39] Cơ chế chính xác mà theo đó những yếu tố này hoạt hóa trực tiếp
tế bào mast vẫn chưa được làm sáng tỏ hoàn toàn Một số tác nhân hoạt động thông qua cơ chế hoạt hóa các receptor đặc hiệu (opioids ) nhưng một số có thể không Hoạt động của tế bào mast và bạch cầu ưa base theo cơ chế này cũng chưa được hiểu biết đầy đủ [39] Một số tác nhân như nọc côn trùng, một số thuốc hoạt động thông qua nhiều cơ chế [38]
Ngoài ra, một số trường hợp phản vệ không rõ nguyên nhân Hiện nay, cơ chế của loại phản vệ này vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng Người ta nghĩ nhiều liên quan đến những rối loạn dòng tế bào mast, bệnh mastocytosis [14]
Sự phân biệt giữa cơ chế miễn dịch và không miễn dịch của phản vệ chỉ
về mặt lý thuyết vì trên lâm sàng rất khó xác định Bởi vì biểu hiện lâm sàng
và hậu quả của hai loại này giống nhau Hơn nữa những chất gây giải phóng histamin cũng có thể một kháng nguyên thực thụ
Trang 23Hình 1.3 Sinh lý bệnh phản vệ [8]
1.3 HẬU QUẢ CỦA PHẢN VỆ
Sự giải phóng ồ ạt các chất trung gian hoá học trong phản vệ từ tế bào mast và basophils như :
Histamin: gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch tăng tiết dịch, phù niêm
mạc phế quản, co thắt cơ trơn phế quản, mày đay, phù, sẩn ngứa, ban đỏ [40]
Serotonin: gây co thắt cơ trơn phế quản, tăng tính thấm thành mạch, co
thắt các mạch máu tim, phổi, não, thận, kích thích các đầu mút thần kinh ngoại biên gây ngứa
Brandykinin: Gây co thắt cơ trơn chậm hơn Histamin, giãn mạch, hạ
huyết áp, tăng tính thấm thành mạch
Prostaglandin: làm co thắt cơ trơn phế quản, làm tăng tính phản ứng phế quản
Trang 24Yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF): ngưng kết tiểu cầu, kích thích tiểu cầu
giải phóng Histamin và các mediators khác, làm tăng tính thấm thành mạch,
co thắt cơ trơn và phế quản
Leucotriene: gây co thắt cơ trơn phế quản, làm tăng tác dụng của Histamin Chất phản ứng chậm của phản vệ (SRSA): Làm tăng tính thấm thành
mạch, tăng sản sinh IL1 và co thắt phế quản
Tất cả các chất trung gian hóa học trên gây ra những hậu quả:
- Ở hệ tuần hoàn: làm giãn mạch ngoại biên mạnh, tăng tính thấm thành mạch, thoát quản nhanh làm giảm thể tích khối lượng tuần hoàn dẫn đến giảm cung lượng tim, co thắt mạch vành, thiếu máu cục bộ cơ tim, tụt HA, ngừng tuần hoàn
- Ở hệ hô hấp: làm tắc nghẽn đường thở do phù miệng, phù lưỡi, phù họng, hạ họng, phù nề thanh quản, thanh môn, co thắt phế quản, tăng tiết dịch, làm hẹp đường dẫn khí, giảm thông khí phế nang, suy hô hấp cấp
- Tăng tiết dịch dạ dày gây đau bụng, nôn, ỉa chảy, kích thích các đầu mút thần kinh ngoại biên mày đay, ban đỏ, ngứa
Trang 25Nếu chẩn đoán và xử trí phản vệ chậm dẫn tới tử vong do:
+ Hô hấp: Tắc nghẽn đường thở: phù miệng, lưỡi, phù hạ họng, thanh quản, co thắt phế quản
+ Tuần hoàn: giãn mạch nặng, thoát quản nhanh và mạnh, trong 10 phút đầu có thể làm giảm 35% khối lượng tuần hoàn gây tụt HA, trụy tim mạch, co mạch vành, thiếu máu cơ tim[41]
1.4 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Phản vệ được đặc trưng trên lâm sàng bằng 3 đặc điểm:
Xảy ra đột ngột, không dự báo trước
Tình trạng nguy kịch
Có thể phục hồi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng
Hoàn cảnh xuất hiện:
Trang 26 Các dấu hiệu lâm sàng thường xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên như tiêm truyền thuốc, chế phẩm máu, ăn thức ăn, côn trùng đốt… từ một vài phút đến hàng giờ[6]
Rất hay gặp các biểu hiện xảy ra trong vòng 1 giờ với các triệu chứng không đặc hiệu và không hằng định khiến bệnh nhân khó chịu
Các triệu chứng sau đã được báo cáo: lo sợ, hốt hoảng, cảm giác rét run, nhức đầu, đỏ mắt, trống ngực, tê bì, ù tai, ho, hắt hơi, cảm giác khó thở
Một số biểu hiện khác ít gặp hơn như nôn, đau quặn bụng, ngứa
Dấu hiệu ở da, đường hô hấp trên và dưới, hệ thống tuần hoàn, tiêu hoá
có thể xuất hiện đơn độc hoặc phối hợp với nhau Rối loạn hệ thống
tuần hoàn và hô hấp là nổi bật nhất 42 43
Bệnh cảnh lâm sàng điển hình của phản vệ: thường được chia thành 2 thể chính
Phản vệ với các dấu hiệu suy tuần hoàn cấp nổi bật:
Biểu hiện suy tuần hoàn rõ rệt và nặng: các triệu chứng xuất hiện đầu tiên là đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực, mặt tái nhợt, vã mồ hôi lạnh, đầu chi lạnh, mạch nhanh nhỏ khó bắt, có thể loạn nhịp tim, huyết
áp tụt có khi không đo được, thiểu niệu hoặc vô niệu
Trường hợp nguy kịch: rối loạn ý thức, hôn mê, co giật, đái ỉa không tự chủ và tử vong nhanh chóng trong vài phút do ngừng tim nếu không được xử trí kịp thời
Trong một số trường hợp: bệnh nhân chỉ có biểu hiện trụy mạch mà hoàn toàn không có triệu chứng hô hấp hoặc các triệu chứng ở da, niêm mạc hoặc ở tiêu hóa với tiến triển thuận lợi hơn nếu được xử trí đúng, sớm theo phác đồ cấp cứu phản vệ
Phản vệ với các biểu hiện hô hấp nổi bật:
Bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu là co thắt cơ trơn đường hô hấp, gây tắc nghẽn đường thở trong khi các dấu hiệu tuần hoàn lại không quá nặng nề
Trang 27 Co thắt thanh quản và phù nề thanh quản gây tiếng rít, nói khó, khàn tiếng: hay gặp ở bệnh nhân có kèm tình trạng phù mạch tiến triển nhanh toàn thân, đặc biệt phù lưỡi, hạ họng, thanh quản Tình trạng này có thể gây ngạt thở cấp và xanh tím
Co thắt phế quản gây khó thở khò khè kiểu hen, phù khoảng kẽ gây phù phổi
Hậu quả gây giảm oxy máu cấp, đặc biệt là thiếu oxy não, ở giai đoạn đầu có thể kích thích hệ thần kinh giao cảm làm cho mạch nhanh, huyết
áp tăng, ở giai đoạn muộn hơn sẽ gây tụt huyết áp
Các biểu hiện khác của phản vệ: có thể gặp 1 hoặc nhiều trong các triệu
chứng sau
+ Triệu chứng ở da, niêm mạc:
Ngứa tại chỗ hoặc toàn thân
Tình trạng mày đay
Phù mạch tại chỗ, phù nề ở xung quanh mắt, xung huyết kết mạc, nếu nặng có thể phù lưỡi, phù hầu họng thanh quản, phù nhanh toàn thân Song có nhiều trường hợp phản vệ hoàn toàn không có biểu hiện triệu chứng ở da và niêm mạc[44] Chỉ có khoảng 80% bệnh nhân có triệu chứng ở da, niêm mạc
+ Triệu chứng ở tiêu hoá: đau quặn bụng, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, do tăng tiết dịch và tăng co thắt cơ trơn đường tiêu hóa gây nên
+ Triệu chứng ở thần kinh trung ương:
Người bệnh thấy bứt rứt, khó chịu, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nếu nặng thì kích thích vật vã, co giật, hôn mê Các triệu chứng này là hậu quả do tế bào não thiếu oxy gây nên
Nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời bệnh nhân có triệu chứng của bệnh cảnh suy đa tạng: đái ít, vô niệu, rối loạn đông máu, đông máu rải rác trong lòng mạch, suy hô hấp
Trang 28
Hình 1.4 Mày đay, phù mạch
Bảng 1.2 Triệu chứng lâm sàng phản vệ
Hô hấp Phù miệng, lưỡi, nói khàn, co thắt thanh quản, nói khó,
thở khò khè, ho khan từng cơn, tím tái, suy hô hấp
Tim mạch Đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực, mạch nhanh, nhịp
chậm (ít xảy ra), loạn nhịp, Hạ huyết áp, Suy tuần hoàn
Da, niêm mạc
Ban đỏ, ngứa tại chỗ, nặng ngứa toàn thân, mày đay, phù mạch, ban dạng sởi phù nề xung quanh mắt, xung huyết kết mạc, chảy nước mắt
Tiêu hóa Đau bụng, nôn, buồn nôn, khó nuốt, tiêu chảy
Đại tiểu tiện không tự chủ, Thần kinh Đau đầu, thay đổi nhận thức, lo lắng, khó chịu hoa mắt,
giai đoạn muộn
Nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời bệnh nhân
có triệu chứng của bệnh cảnh suy đa tạng: đái ít, vô niệu, rối loạn đông máu, đông máu rải rác trong lòng mạch, suy
hô hấp
Trang 291.5 XÉT NGHIỆM
1.5.1 Xét nghiệm cơ bản
Giai đoạn sớm: thường chưa có biểu hiện thay đổi nhiều và không đặc hiệu
Giai đoạn muộn: Cô đặc máu với giảm bạch cầu và tiểu cầu, tăng ure, hematocrit, tăng thông khí nguồn gốc trung ương gây kiềm hô hấp, Tình trạng toan chuyển hoá hay tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch, suy hô hấp, suy thận tăng dần
1.5.2 Xét nghiệm gợi ý chẩn đoán phản vệ
Để phục vụ cho chẩn đoán hồi cứu, còn chẩn đoán và xử trí cấp cứu ban
đầu dựa vào các triệu chứng lâm sàng
- Nồng độ tryptase toàn phần trong máu:
+ Lấy máu trong khoảng thời gian từ 15 phút đến 3 giờ sau khi khởi phát triệu chứng
+ Có thể đo nhiều lần trong suốt giai đoạn phản vệ và so sánh
+ Nồng độ tryptase tăng hỗ trợ chẩn đoán phản vệ do nọc côn trùng hoặc
do dùng thuốc đường tiêm và ở những bệnh nhân có tụt huyết áp Trong phản
vệ do thức ăn hoặc ở những bệnh nhân huyết áp bình thường thì nồng độ tryptase trong giới hạn bình thường [14]
Trang 301.6 CHẨN ĐOÁN PHẢN VỆ
1.6.1 Trên thế giới
+ Chẩn đoán xác định: Theo tác giả Samson chẩn đoán xác định phản vệ khi
có một trong ba tiêu chuẩn sau [6]:
1 Các triệu chứng xuất hiện cấp tính (trong vài phút đến vài giờ) ở da, niêm mạc hoặc cả hai (mày đay toàn thân, ngứa hoặc đỏ da, sưng môi, lưỡi )
và ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau:
a Triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít, giảm lưu lượng đỉnh, giảm oxy máu )
b Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt huyết áp (ngất, đại tiểu tiện không tự chủ )
2 Ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên
a Biểu hiện ở da - niêm mạc (mày đay toàn thân, ngứa, đỏ da, sưng môi, lưỡi )
b Triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít, giảm lưu lượng đỉnh, giảm oxy máu )
c Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt huyết áp (ngất, đại tiểu tiện không tự chủ )
d Các triệu chứng tiêu hóa kéo dài (đau quặn từng cơn, nôn )
3 Tụt huyết áp xuất hiện vài phút đến vài giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên mà người bệnh đã từng bị dị ứng:
a Trẻ em: giảm ít nhất 30% HA tâm thu hoặc tụt HA tâm thu so với tuổi
b Người lớn: HA tâm thu < 90 mm Hg hoặc giảm 30% giá trị HA tâm thu
* Lưu ý:
- Tụt huyết áp tâm thu ở trẻ em khi huyết áp tâm thu:
+ Trẻ từ 1 tháng đến 1 tuổi: < 70 mmHg
Trang 31+ Trẻ từ 1 tuổi đến 10 tuổi: < (70 mmHg + [ 2 x tuổi])
+ Trẻ từ 11 tuổi đến 17 tuổi: < 90mmHg
- Ở trẻ em hay gặp triệu chứng hô hấp hơn là tụt huyết áp hoặc sốc, và biểu hiện ban đầu thường gặp nhịp tim nhanh hơn tụt huyết áp Nhịp tim bình thường của trẻ theo lứa tuổi:
+ Trẻ từ 1-2 tuổi: 80-140 lần/phút
+ Trẻ 3 tuổi: 80-120 lần/phút
+ Trẻ từ 3 tuổi trở lên: 70-115 lần/phút
+ Chẩn đoán mức độ: có nhiều cách phân chia mức độ khác nhau
- Theo tác giả Brown SGA chia làm 3 độ[45]
2 Trung bình (bắt đầu có dấu
hiệu ở đường hô hấp, tim mạch
hoặc tiêu hóa
Khó thở, thở khò khè, thở rít, buồn nôn, nôn, chóng mặt, mệt xỉu (trước khi ngất) Nhìn đôi, chẹn ngực hoặc đau bụng
3 Nặng (thiếu Oxy, tụt HA, hoặc
dấu hiệu thần kinh)
Xanh tím hoặc SpO 2 < 92%, tụt HA, lẫn lộn, trụy mạch, mất ý thức hoặc đái không tự chủ
Theo hội Gây mê hồi sức pháp phản vệ được chia làm 4 độ[41]
Độ Triệu chứng lâm sàng
Trang 32I dấu hiệu ở da, niêm mạc nói chung
II ảnh hưởng tới chức năng tạng( ít nhất 2 tạng)
III ảnh hưởng tới chức năng nhiều tạng, đe dọa tính mạng và cần
IV Ngừng tuần hoàn/ hô hấp
Theo tác giả Ring J chia làm 4 độ[46]:
Sổ mũi Nói khàn Khó thở
Nhịp nhanh Thay đổi huyết
áp Loạn nhịp
tự chủ Tiêu chảy
Phù nề thanh quản
Co thắt thanh quản Tím tái
tự chủ Tiêu chảy
Suy hô hấp Suy tuần hoàn
Nhận xét: chẩn đoán phản vệ theo những tiêu chẩn ở các tình huống trên thì phản vệ đã có biểu hiện lâm sàng ít nhất từ 2 cơ quan trở lên hoặc phản vệ đã
Trang 33ở mức độ đã ảnh hưởng tới chức năng của cơ quan, diễn biến của phản vệ rất thất thường, phức tạp, khó lường trước từ mức độ nhẹ sang mức độ nguy kịch
Do vậy cần phải chẩn đoán sớm ngay từ những triệu chứng đầu tiên, chưa ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan
Việc phân loại mức độ nặng của phản vệ của các tác giả trên thế giới ở nhiều loại khác nhau, cách để nhận biết giữa các mức độ nhiều khi không rõ ràng và cách xử trí phản vệ ở từng mức độ cũng khác nhau Tuy nhiên, các triệu chứng lâm sàng của phản vệ xảy ra không đầy đủ và hằng định, thay đổi
và diễn biến liên tục ngay cả khi các triệu chứng ban đầu thường nhẹ, có thể tiến triển nhanh chóng đến mức độ nặng hoặc nguy kịch, khó dự đoán và lường trước được Do vậy sự chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị không thích hợp sẽ làm tăng nguy cơ tử vong [47], do vậy cần phải coi cấp cứu phản vệ nhanh, khẩn trương như cấp cứu ngừng tuần hoàn
1.6.2 Ở Việt Nam: theo thông tư 08/1999-TT-BYT[5]
Chẩn đoán xác định phản vệ khi:
Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện:
- Cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi ), tiếp đó xuất hiện triệu chứng ở một hoặc nhiều cơ quan:
- Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke
- Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được
- Khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở
- Đau quăn bụng, ỉa đái không tự chủ
- Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê
- Choáng váng, vật vã, giãy giụa, co giật
Nhận xét: Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí theo thông tư này không chia độ, điều trị phản vệ thường ở giai đoạn sốc
Trong xử trí cấp cứu phản vệ để tiến hành được nhanh chóng, thuận tiện,
để cho dễ nhớ, dễ nhận biết, điều trị sớm theo từng mức độ của phản vệ, khoa
Trang 34Hồi sức tích cực, bệnh viện Bạch Mai đã xây dựng phác đồ hướng dẫn xử trí tình trạng phản vệ chia phản vệ làm 3 mức độ như sau[48]:
• Nhẹ : Chỉ có các triệu chứng:
+ Mày đay, ngứa
+ Đỏ da toàn thân
+ Phù da, niêm mạc tại chỗ
• Nặng : Có 1 hoặc nhiều các dấu hiệu sau:
+ Khó thở, thở rít, giọng khàn
+ Lo lắng, vật vã hoặc nôn, ỉa chảy
+ Phù nhanh toàn thân
+ HA chưa tụt hoặc tăng
+ Có thể kèm theo các triệu chứng ở da, niêm mạc
• Nguy kịch: Có 1 hoặc nhiều các dấu hiệu sau:
+ Tụt HA, khó thở tăng
+ Nhịp tim nhanh hoặc chậm
+ Giảm hoặc mất ý thức
+ Có thể kèm theo các triệu chứng ở da, niêm mạc
1.6.3 Chẩn đoán phân biệt
Có nhiều bệnh cảnh lâm sàng cần được phân biệt với phản vệ:
Các bệnh cảnh lâm sàng gây mất ý thức:
Ngất do phản xạ phế vị: nôn, da xanh tái, nhịp tim chậm
Nhồi máu cơ tim và loạn nhịp chậm
Cơn co giật
Bệnh cảnh suy hô hấp cấp:
Cơn hen phế quản ác tính
Viêm thanh môn cấp
Dị vật đường thở
Nhồi máu phổi
Trang 35 Những bệnh lý gây biểu hiện da và hô hấp giống như phản vệ:
Hội chứng tăng mastocyte
- Trong cơ thể Adrenalin được tổng hợp từ tyrosin hoặc phenylamin
- Bị tiêu huỷ bởi men tiêu hoá và gan nên không dùng bằng đường uống Hấp thu tốt qua đường tiêm và khí dung
- Qua được rau thai, sữa mẹ song không qua được hàng rào máu não
- Thoái hoá: Thời gian bán thải rất ngắn 2-3 phút, khi vào cơ thể bị phần lớn bị chuyển hoá tại gan do các men: COMT (Catechol-oxy-methyl-transferase) hoặc MAO (Mono amine oxidase ) thành các sản phẩm bất hoạt VMA (Vanillomandelic acid), Meta adrenalin rồi thải qua nước tiểu
Một phần được tái hấp hấp thu vào các đầu tận của thần kinh giao cảm, một phần nhỏ được thải qua nước tiểu dưới dạng nguyên chất [50]
Trang 36 Dược lực học
* Trên hô hấp:
- Giãn cơ trơn phế quản do kích thích thụ thể 2 giao cảm, co các tiểu động mạch do kích thích thụ thể α, ở bệnh nhân co thắt phế quản, adrenalin làm giãn phế quản giảm bớt xung huyết và phù nề phế quản do vậy làm tăng thể tích khí lưu thông và dung tích sống, tăng cung lượng dòng khí thở ra [25],[52]
- Ức chế giải phóng histamin từ tế bào Mast, đối kháng tác dụng của histamin trên tế bào đích, do vậy có tác dụng phục hồi tình trạng co thắt, giảm phù nề, giảm tăng tiết phế quản do histamin gây ra [49],[50]
* Trên tim mạch:
- Tăng tần số tim, tăng tính co bóp cơ tim do kích thích thụ thể 1 ở nút
xoang và cơ tim, làm tăng cung lượng tim, tiêu thụ oxy cơ tim, công tim, song lại làm giảm hiệu quả hoạt động của cơ tim [49],[51]
- Tăng tính kích thích cơ tim ở liều cao hoặc khi dùng trên bệnh nhân có bệnh tim từ trước (suy tim), thuốc làm tăng tính kích thích cơ tim có thể gây rung thất, ngoại tâm thu thất Trên bệnh nhân vô tâm thu, adrenalin có thể lặp lại nhịp xoang
cả huyết áp tối đa và tối thiểu, thay đổi huyết áp trung bình [49],[51]
* Tác dụng khác:
- Tăng đường máu do làm tăng tiêu huỷ glycogen ở gan, cơ, ức chế vận chuyển glucoza qua màng tế bào, ức chế tụy giải phóng insulin
Trang 37- Giảm kali máu
- Tăng dòng máu tưới não, tiêu thụ oxy não qua tác dụng tăng huyết áp
- Đau đầu, run tay chân
- Ức chế cơn co tử cung, giảm oxy máu của thai nhi
Chỉ định lâm sàng
- Là thuốc có chỉ định tuyệt đối trong cấp cứu phản vệ, nó có tác dụng đảo ngược ngay lập tức tiến triển của phản vệ, cải thiện ngay tình trạng hô hấp, tuần hoàn và các dấu hiệu ngoài da [6],[53]
- Cấp cứu ngừng tuần hoàn
- Tình trạng co thắt phế quản trong HPQ, COPD
- Cầm máu và gây tê tại chỗ
Tác dụng phụ và tai biến:
* Trên tim mạch:
- Mạch nhanh, đánh trống ngực, ngoại tâm thu thất
- Làm nặng thêm hay làm xuất hiện các cơn đau thắt ngực trên bệnh nhân có bệnh mạch vành từ trước
- Tăng huyết áp, có khi gây phù phổi cấp
- Co thắt mạch ngoại vi tại chỗ tiêm hoặc các chi, phủ tạng
* Ngộ độc thuốc do dùng adrenalin quá liều:
- Biểu hiện bằng tăng huyết áp, nhịp nhanh tai biến mạch não, phù phổi cấp
- Đau đầu, ù tai chóng mặt, run tay chân, nôn, buồn nôn, vã mồ hôi
- Vì thời gian bán thải của Adrenalin ngắn nên điều trị chủ yếu là hồi sức, dùng các thuốc kháng giao cảm
Liều dùng thông thường của adrenalin truyền tĩnh mạch trong hồi sức
- Liều thường dùng 0,01-1 mcg/kg/phút
- Pha với dung dịch kiềm sẽ làm mất hoạt tính của thuốc
- Chỉnh liều: tùy mục đích điều trị thường chỉnh liều Adrenalin truyền tĩnh mạch sau mỗi 3- 5 phút
Trang 381.7.2 Kháng histamin
Cơ chế tác dụng: Thuốc kháng histamin H1 và H2 ức chế có cạnh tranh với histamin tại các Receptor của chúng tương ứng, từ đó làm giảm tác dụng của histamin tại các cơ quan đích [54]
Thuốc có tác dụng chậm, không thay thế được Adrenalin trong cấp cứu phản vệ [53] Là thuốc điều trị triệu chứng, tác dụng khi phản ứng phản vệ đã sảy ra rồi, không có tác dụng trong điều trị cấp cứu phản vệ
1.7.3 Corticoit
- Là một Hormon của vỏ thượng thận
- Tác dụng: Làm giảm sản xuất và giảm hoạt tính của nhiều chất trung gian hóa học như Histamin, Setoronin, Bradykinin, nó ức chế phospholipase
A2, làm giảm tổng hợp và giải phóng Leucotrien, Prostaglandin, ức chế phospholipase C, là chất xúc cho sự kết hợp giữa kháng thể IgE với dị nguyên
do vậy IgE không được hoạt hóa bởi các chất này Corticoid là những chất chống dị ứng mạnh [55]
- Corticoid là thuốc hỗ trợ điều trị, phòng tái phát, không có tác dụng trong điều trị cấp cứu phản vệ [53]
Đặt bệnh nhân tư thế nằm ngửa, đầu thấp, kê chân cao
Oxy lưu lượng dòng lớn 5 – 8 l/p
Trang 392 Cho bệnh nhân nằm tại chỗ
3.Thuốc: Adrenaline là thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ
Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1ml = 1mg, tiêm dưới da ngay sau khi xuất hiện sốc phản vệ với liều như sau:
+ 1/2 - 1 ống ở người lớn
+ Không quá 0,3 ml ở trẻ em (ống 1 ml (1mg) + 9ml nước cất = 10 ml sau đó tiêm 0,1 ml/kg)
+ Hoặc adrenaline 0,01 mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn
Tiếp tục tiêm adrenaline liều như trên 10 - 15 phút/lần cho đến khi huyết
B Tuỳ theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau:
1 Xử trí suy hô hấp
Trang 40Tuỳ theo tuyến và mức độ khó thở có thể sử dụng các biện pháp sau đây: Thở oxy mũi - thổi ngạt
Bóp bóng Ambu có oxy
Đặt ống nội khí quản, thông khí nhân tạo Mở khí quản nếu có phù thanh môn Truyền tĩnh mạch chậm: aminophylline 1mg/kg/giờ hoặc terbutaline 0,2 microgam/kg/phút
Có thể dùng:
Terbutaline 0,5mg, 1 ống dưới da ở người lớn và 0,2 ml/10kg ở trẻ em Tiêm lại sau 6-8 giờ nếu không đỡ khó thở
Xịt họng terbutaline, salbutamol mỗi lần 4-5 nhát bóp, 4-5 lần trong ngày
2 Thiết lập một đường truyền tĩnh mạch adrenaline để duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0,1 microgam/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp (khoảng 2mg adrenalin/giờ cho người lớn 55 kg)
3 Các thuốc khác
- Methylprednisolone1-2mg/kg/4giờ hoặc hydrocortisone hemisuccinate 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch (Có thể tiêm bắp ở tuyến cơ sở) Dùng liều cao hơn nếu sốc nặng (gấp 2-5 lần)
- Natriclorua 0,9% 1-2 lít ở người lớn, không quá 20 ml/kg ở trẻ em
- Diphenhydramine 1-2 mg tiêm bắp hay tĩnh mạch
4 Điều trị phối hợp:
Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hoá
Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc
Chú ý:
- Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định
- Sau khi sơ cứu nên tận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi (vì tĩnh mạch
to, nằm phía trong động mạch đùi, dễ tìm)