1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ cầu diễn hà nội

69 399 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 1,24 MB

Nội dung

- Mục tiêu cụ thể: Đánh giá thực trạng quá trình hoạt động, thu thập số liệu, tính toán và phântích những lợi ích và chi phí về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường liên quanđến hoạt độ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN,MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ



-CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

TÀI:

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI

SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ CẦU DIỄN - HÀ NỘI

Họ và tên sinh viên : LÊ VĂN NAM

Giáo viên hướng dẫn : TH.S NGUYỄN QUANG HỒNG

Trang 2

HÀ NỘI, NĂM 2009

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN,MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ



-CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

TÀI :

ĐỀ TÀI:

Trang 3

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI

SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ CẦU DIỄN - HÀ NỘI

Họ và tên sinh viên : LÊ VĂN NAM

Chuyên ngành : KINH TẾ - QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG

Lớp : KINH TẾ - QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 47

Khóa : 2005 - 2009

Hệ : CHÍNH QUY

Giáo viên hướng dẫn : TH.S NGUYỄN QUANG HỒNG HÀ N I, N M 2009ỘI, NĂM 2009 ĂM 2009 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 7

1 Tính cấp thiết của đề tài 7

2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 8

3 Mục tiêu của đề tài 9

4 Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tà 9

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MỘT DỰ ÁN 10

1.1 Tổng quan về đánh giá hiệu quả dự án .10

1.1.1 Đánh giá hiệu quả là gì? 10

1.1.2 Một số phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án 11

1.1.2.1 Phương pháp phân tích chi - phí lợi ích (CBA) 11

1.1.2.2 Phương pháp CBA định tính 11

1.1.2.3 Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả 11

1.1.2.4 Phương pháp phân tích đa mục tiêu 12

1.1.2.5 Phương pháp CBA chú trọng tới phân phối 12

1.2 Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế của một dự án 12

Trang 4

1.2.1 Hiệu quả tài chính .12

1.2.2 Hiệu quả kinh tế 14

1.2.3 Mối quan hệ giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế 15

1.3 Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) trong đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án 16

1.3.1 Khái quát về phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) 16

1.3.1.1 Khái niệm về phân tích chi phí - lợi ích (CBA) 16

1.3.1.2 Mục đích của việc sử dụng CBA 17

1.3.1.3 Trình tự các bước cơ bản thực hiện phân tích chi phí - lợi ích (CBA) .18

1.3.1.4 Một số mặt hạn chế khi thực hiện phân tích chi phí - lợi ích (CBA) 21

1.3.2 Các tiêu chí sử dụng khi đánh gía hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án 22

1.3.2.1 Sự lựa chọn giữa các chỉ tiêu .23

1.3.2.2 Các tiêu chí sử dụng khi đánh giá hiệu quả của một dự án 23

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ CẦU DIỄN 26 2.1 Lịch sử hình thành 26

2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội .26

2.2.1 Điều kiện tự nhiên tại khu vực nhà máy 26

2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của dân cư tại khu vực nhà máy hoạt động .31

2.3 Mô tả công nghệ, thiết bị và quy trình chế biến rác thải thành phân hữu cơ .33

2.3.1 Công nghệ và quy trình chế biến rác 33

2.3.2 Thiết bị 36

2.3.3 Các thành phần có trong rác thải tại nhà máy 38

2.4 Đánh giá hoạt động của nhà máy 40

2.4.1 Quy trình vận hành 40

2.4.2 Sản phẩm .41

2.4.3 Nhân công 42

2.4.4 Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của nhà máy 42

2.5 Các tác động đến môi trường trong quá trình hoạt động của nhà máy 44

2.5.1 Tác động tới môi trường không khí và tiếng ồn 45

2.5.2 Tác động tới môi trường nước 46

2.5.3 Tác động tới môi trường đất 49

2.5.4 Tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan khu vực 50

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ CẦU DIỄN 51

Trang 5

3.1 Phân tích các khoản chi phí và lợi ích cùa nhà máy 51

3.1.1 Phân tích chi phí .51

3.1.1.1 Chi phí đầu tư ban đầu 51

3.1.1.2 Chi phí vận hành 55

3.1.1.3 Các khoản chi phí về mặt xã hội - môi trường 55

3.1.2 Phân tích lợi ích 57

3.1.2.1 Doanh thu từ việc bán phân .57

3.1.2.2 Danh thu từ bán các phế thải có thể tái chế được 57

3.1.2.3 Doanh thu từ bù giá chôn lấp rác .58

3.1.2.4 Những lợi ích về mặt xã hội - môi trường .58

3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy 59

3.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế .59

3.2.2 Đánh giá hiệu quả xã hội - môi trường .61

3.3 Những giải pháp và kiến nghị 62

3.3.1 Các giải pháp về phía cơ quan quản lý .62

3.3.2 Các giải pháp từ phía nhà máy .63

3.3.3 Các giải pháp đối với cộng đồng dân cư 64

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ Bảng 2.1: Một số yếu tố khí hậu từng tháng trong năm của khu vực nhà máy 29

Bảng 2.2: Đặc điểm về dân cư tại khu vực nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn (năm 2007) 31

Bảng 2.3: Đặc điểm sử dụng đất đai tại khu vực nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn (năm 2007) 32

Bảng 2.4: Danh mục các máy móc thiết bị bổ sung của nhà máy Cầu Diễn 36

Bảng 2.5: Kết quả phân loại thành phần rác thải tại nhà máy Cầu Diễn 38

Bảng 2.6: Các sản phẩm và quá trình của dòng luân chuyển vật chất trong nhà máy chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn 39

Bảng 2.7: Những tác động đến môi trường do hoạt động của nhà máy gây ra 44

Bảng 2.8: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại khu vực khảo sát .47

Bảng 2.9: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại khu vực khảo sát .48

Bảng 2.10: Hàm lượng kim loại nặng trong đất tại khu vực nhà máy .49

Trang 6

Bảng 3.1: Danh mục vốn thiết bị 51

Bảng 3.2: Danh mục vốn xây lắp .52

Bảng 3.3: Danh mục vốn kiến thiết cơ bản khác .53

Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chi phí đầu tư 54

Bảng 3.5: Chi phí sản xuất trong một năm của nhà máy 55

Bảng 3.6: Doanh thu từ việc bán các phế thải có thể tái chế 57

Hình 2.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ của nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn 34 §

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

B

BCR

BE

C

CBA

CE

IRR

NPV

TB

: : : : : : : : :

Lợi ích

Tỷ suất lợi ích - chi phí Lợi ích về mặt môi trường Chi phí

Phương pháp phân tích chi phí lợi ích Chi phí môi trường

Hệ số hoàn vốn nội bộ Giá trị hiện tại ròng Thiết bị

Trang 7

r

::

Xây lắp

Tỷ lệ chiết khấu

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường nước ta đang phải đốimặt với nhiều vấn đề bức xúc về suy thoái đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễmnguồn nước, phá rừng và suy giảm đa dạng sinh học, trong đó vấn đề ô nhiễm dochất thải đang ngày càng nổi cộm Thời gian gần đây, tại một số địa phương trên

cả nước đặc biệt là ở các thành phố lớn đã xuất hiện những điểm ô nhiễm môitrường mà nguyên nhân trực tiếp là do chất thải gây ra, sự ô nhiễm đó đã tạo ranhững tác động xấu đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân Do đó việc tìm ranhững giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm do rác thải gây ra đang là mốiquan tâm hàng đầu của các quốc gia đặc biệt là những nước có tốc độ phát triểnkinh tế cao, công nghiệp hóa, hiện đại hoá mạnh mẽ

Trang 8

Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá và chính trị của cảnước Với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, Hà Nội đã góp phần

to lớn vào việc phát triển kinh tế của khu vực và đất nước Tuy nhiên, trong quátrình phát triển đó đã có nhiều tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên củathành phố

Quá trình đô thị hoá và sự gia tăng các nhu cầu của con người làm tănglượng rác thải phát sinh tại Hà Nội Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thìtổng lượng rác thải sinh hoạt của thành phố hiện nay vào khoảng 2.800 tấn/ngàytrong đó chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế khoảng 2.000tấn/ngày Chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các loại khoảng60%; chất thải xây dựng chiếm khoảng 25% và lượng chất thải phân bùn bể phốt

là 5% Như chúng ta đã biết rác thải không những là một trong những nguồn gâynên sự suy thoái môi trường mà còn có nhiều hiểm hoạ đối với sức khoẻ cộngđồng dân cư đô thị, do vậy trong công tác quản lý rác thải hiện nay vấn đề xử lýrác thải sinh hoạt là một vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội

Những năm gần đây, thành phố đã tìm mọi biện pháp xử lý để giảm thiểuchất thải cũng giảm diện tích và sức ép cho các bãi chôn lấp Trong các phươngpháp xử lý rác thải sinh hoạt của thành phố đang được sử dụng cho thấy phươngpháp xử lý rác thải sinh hoạt làm phân hữu cơ đang có tính khả thi cao Chế biếnrác sinh hoạt làm phân hữu cơ một mặt giải quyết vấn đề môi trường, mặt khác

đã tận dụng các phần có ích trong rác thải để cho mục đích phát triển nôngnghiệp của thành phố

Là một sinh viên chuyên ngành môi trường, sau khi đã được học những kiến

thức về môi trường tôi đã quyết định lựa chọn chuyên đề: “ Đánh giá hiệu quả

hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội”

Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn thuộcCông ty Môi trường Đô thị Hà Nội được xây dựng từ năm 1992 bằng vốn viện

Trang 9

trợ của Liên Hiệp Quốc theo chương trình dự án VIE 86/023 với công suất xử lý

là 30.000 tấn rác thải/năm để sản xuất ra 7.500 tấn phân vi sinh Đến năm 2002nhà máy được đầu tư nâng cấp bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Tây BanNha với công suất xử lý là 50.000 tấn rác thải/năm để sản xuất ra 13.260 tấnphân vi sinh bằng công nghệ ủ kỵ khí cưỡng bức Từ khi nâng cấp cho tới naynhà máy vẫn trong quá trình hoạt động tốt và góp phần nâng cao công suất vàchất lượng xử lý rác thải sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường, cải thiện điềukiện làm việc của người lao động và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ phục

vụ cho nông nghiệp

2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

- Địa điểm: Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ CầuDiễn thuộc Xã Tây Mỗ và xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội

- Thời gian: Tìm hiểu và nghiên cứu quá tình hoạt động và hiệu quả hoạtđộng của nhà máy từ khi nâng cấp (năm 2002) cho đến nay

3 Mục tiêu của đề tài.

- Mục tiêu chung: Sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để đánhgiá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động chế biến rác thải thành phân hữu cơ

- Mục tiêu cụ thể:

Đánh giá thực trạng quá trình hoạt động, thu thập số liệu, tính toán và phântích những lợi ích và chi phí về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường liên quanđến hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ CầuDiễn

Trên cơ sở đánh giá đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất giúp cho các cơ quan

có trách nhiệm trong quản lý chất thải sinh hoạt đi đúng hướng và lựa chọn đượcphương án hiệu quả nhất trong thời gian tới

Trang 10

4 Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tài

- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích: phương pháp này được sử dụng

để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của nhà máy

- Phương pháp thống kê, thu thập, liệt kê số liệu: các số liệu qua thời giancủa nhà máy được tiến hành phân tích và bóc tách để phục vụ thuận tiện cho việcphân tích, đánh giá

- Phương pháp kế thừa: các số liệu và thông tin phục vụ cho chuyên đề căn

cứ vào các tài liệu đã có sẵn như: Báo cáo khả thi “Nâng cấp nhà máy chế biếnrác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn” (năm 1998), Báo cáo đánhgiá tác động môi trường cho dự án nâng cấp nhà máy chế biến rác thải sinh hoạtlàm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn (năm 2001)…

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: các số liệu được thu thập sau đó sẽđược tổng hợp theo từng khoản chi phí, doanh thu cụ thể để thuận lợi cho việcđánh giá

- Phương pháp xứ lý số liệu bằng phần mềm Excel

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ

HỘI CỦA MỘT DỰ ÁN.

1.1 Tổng quan về đánh giá hiệu quả dự án.

1.1.1 Đánh giá hiệu quả là gì?

Đánh giá hiệu quả nghĩa là chúng ta đi phân tích, tính toán, so sánh xemlợi ích thu được từ các phương án có lớn hơn chi phí phải bỏ ra hay không và cốgắng lượng hóa hiệu quả đó, từ đó làm cơ sở hỗ trợ cho quá trình ra quyết địnhcủa chủ thể có liên quan để lựa chọn được phương án có hiệu quả lớn nhất theomục tiêu đã đề ra

Như chúng ta đã biết các nguồn lực là khan hiếm và chúng ta luôn phảiđối mặt với các sự lựa chọn và việc đưa ra quyết định chọn phương án này hay

Trang 11

phương án kia nhiều khi không đơn giản Để đưa ra được quyết định chính xácngười ta luôn phải so sánh xem nên chọn phương án nào, cách nào mà chi phíphải bỏ ra là nhỏ nhất nhưng lại thu được lợi ích là lớn nhất Việc xem xét, phântích, đánh giá các khoản chi phí và lợi ích của các dự án càng chi tiết, càng cụthể thì chúng ta sẽ có một bản đánh giá hiệu quả càng hoàn chỉnh, từ đó giúp chongười ra quyết định tránh được các sai lầm trong lựa chọn cũng như hạn chế đếnmức tối đa việc lãng phí các nguồn lực khan hiếm bấy nhiêu.

Do cách nhìn nhận khác nhau về các lợi ích và chi phí xuất phát từ cácquan điểm phân tích khác nhau dẫn đến kết quả tính toán các loại hiệu quả làkhông giống nhau Cụ thể, nếu theo quan điểm cá nhân thì khi lựa chọn mộtphương án người ta quan tâm hàng đầu đến các chi phí và lợi ích liên quan trựctiếp đến cá nhân đó; còn trên phạm vi toàn xã hội, hiệu quả cần được hiểu theonghĩa rộng hơn khi xem xét các tác động đó lên toàn xã hội Sự khác nhau nàyđược xem xét theo hai loại hiệu quả: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế sẽđược phân tích ở phần sau

1.1.2 Một số phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án.

1.1.2.1 Phương pháp phân tích chi - phí lợi ích (CBA)

Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp kinh tế dùng

để so sánh những “cái được” và “cái mất” của dự án trên quan điểm xã hội nhằmxác định xem dự án đó có đáng được thực hiện hay không hay có cải thiện đượcphúc lợi hay không

Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp hay là một công cụ dùng đểđánh giá và so sánh giữa các phương án cạnh tranh dựa trên quan điểm xã hội

nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn phân bổ nguồn lực.

Thông qua CBA các nhà hoạch định chính sách có thể xác định rõ được dự ánnào mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

Trang 12

1.1.2.2 Phương pháp CBA định tính

Phương pháp CBA định tính được sử dụng khi các chi phí và lợi íchkhông lượng hoá được Về nguyên tắc khi thực hiện phương pháp này thì chúng

ta phải nêu ra được các khoản chi phí cũng như các khoản lợi ích mà các phương

án đó mang lại, trên cơ sở đó chúng ta mới xem xét, so sánh các phương án vớinhau Trong các phương án đưa ra so sánh thì phương án nào mang lại nhiều lợiích và ít chi phí hơn thì ta sẽ lựa chọn

1.1.2.3 Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả

Trong trường hợp sử dụng CBA định tính chúng ta đã đề cập tới nhữngyếu tố không lượng hoá được thì trong phân tích chi phí hiệu quả thường người

ta chỉ lượng hoá được chi phí mà không lượng hóa được lợi ích Trong trườnghợp đó để xem xét hiệu quả của dự án thì phương pháp sử dụng là phương phápphân tích chi phí hiệu quả Chúng ta có thể dùng phương pháp này trong việc lựachọn hai phương án có cùng lợi ích nhưng chi phí là khác nhau, trong trường hợp

đó thì chúng ta sẽ lựa chọn phương án nào có chi phí thấp nhất để đạt lợi ích làlớn nhất

1.1.2.4 Phương pháp phân tích đa mục tiêu.

Vấn đề cơ bản của phương pháp này đó là những phạm trù mà mọi sự lựachọn chính sách cần phải được so sánh với nhau đối với các giá trị liên quan Vềđặc trưng của phương pháp này có ba điểm cơ bản mà người làm phân tích phảinắm được đó là: thứ nhất, người làm phân tích phải chuyển tất cả các giá trị liênquan của dự án hay chính sách đến mục tiêu chung, hay từ mục tiêu chung đếnmục tiêu cụ thể và nó được sử dụng như là một tiêu chuẩn để xem xét đánh giá.Thứ hai, người làm phân tích cần đánh giá từng chính sách lựa chọn kể cả mứcnguyên trạng đối với từng mục tiêu đặt ra Thứ ba, trong thực tế phân tích đamục tiêu không xảy ra trường hợp chính sách này có thể lấn át chính sách khác,

Trang 13

cho nên người làm phân tích chỉ có thể đưa ra các khuyến nghị nên lựa chọnchính sách nào trong số các chính sách đã đưa ra, và xem xét nếu lựa chọn chínhsách đó sẽ đạt được mục tiêu gì từ đó giúp cho người ra quyết định hiểu hơn ý đồphân tích của mình.

1.1.2.5 Phương pháp CBA chú trọng tới phân phối.

Trong CBA thường liên quan đến chính sách, trong đó người ta chú trọngtới tính bất bình đẳng trong xã hội Cho nên khi thực hiện các chương trình, dự

án có tính địa phương hay quốc gia thì người ta rất chú trọng tới tính công bằng

để đảm bảo khi dự án, chương trình đưa ra (đặc biệt các dự án, chương trình sửdụng nguồn ngân sách của chính phủ) có tính công bằng hơn hay người ta gọi làchú trọng tới phân phối trong xã hội

1.2 Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế của một dự án.

1.2.1 Hiệu quả tài chính.

Phân tích tài chính là quá trình phân tích dựa trên cơ sở các khoản chi phí

và lợi ích trên quan điểm của cá nhân hay quan điểm của đơn vị kinh doanh.Phân tích tài chính có vai trò quan trọng không chỉ với chủ đầu tư mà còn đối vớicác cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của nhà nước, các tổ chức cho vayvốn của dự án

Trong nền kinh tế thị trường, mọi cá nhân khi tham gia vào thị trường đềuvới một mục tiêu chính là tối đa hoá lợi ích cá nhân riêng của mình Khi đưa ramột quyết định đầu tư, các nhà đầu tư phải chắc chắn rằng hoạt động đầu tư của

họ không bị thua lỗ, và một điều phi thực tế sẽ xảy ra nếu ai đó nói rằng họ bỏtiền ra chỉ vì mục đích xã hội mà không vì lợi ích riêng của họ, bất kỳ một quyếtđịnh đầu tư hay bỏ vốn trên thị trường cũng đều xuất phát từ kỳ vọng sẽ thu đượcmột khoản lợi ích lớn hơn trong tương lai cho riêng họ mà họ chưa quan tâmnhiều đến các khoản chi phí và lợi ích chung của cộng đồng Như vậy, có thể

Trang 14

thấy những nhà đầu tư họ luôn phải quan tâm đến những gì liên quan đến lợi íchcủa bản thân họ trước tiên, rồi sau đó mới là các mục tiêu khác Để phục vụ choquá trình ra quyết định của các cá nhân, các nhà đầu tư này thì một báo cáo phântích tài chính là công cụ hỗ trợ tốt nhất cho họ, phân tích tài chính lúc này sẽ chophép chủ đầu tư nhìn nhận một cách rõ ràng về các khoản chi phí, lợi ích liênquan trực tiếp tới túi tiền của họ

Như vậy, hiệu quả tài chính là việc phân tích khía cạnh tài chính của dự ántrên góc độ của nhà đầu tư Trên góc độ nhà đầu tư mục tiêu cao nhất chính là lợinhuận, do đó các dòng tiền được đánh giá trong phân tích tài chính chỉ tính đếnlợi ích mà các nhà đầu tư nhận được và những chi phí mà họ phải bỏ ra để thựchiện dự án đó Như vậy, hiệu quả tài chính là cơ sở quan trọng nhất đối với việc

ra quyết định đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp Nhưng các dự án nó không chỉliên quan đến các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới cả xã hội và các tác độngnày doanh nghiệp thường không tính đến như các vấn đề về môi truờng, an ninh,sức khoẻ của con người,… và đây lại là điều mà các nhà quản lý quan tâm Điềunày cũng lý giải tại sao các cá nhân muốn thực hiện hoạt động đầu tư luôn phải

có sự đồng ý của cơ quan thẩm định nhà nước Sự quản lý này sẽ đảm bảo chocác mục tiêu cá nhân có thể kết hợp hài hoà với mục tiêu xã hội hoặc nếu không

có sự kết hợp cần thiết thì buộc phải hi sinh các lợi ích cá nhân để không làm tổnhại đến lợi ích chung của xã hội Để quyết định xem dự án có được thực hiện haykhông thì cơ quan thẩm định nhà nước phải căn cứ vào tính hiệu quả của dựa ánxét theo quan điểm toàn xã hội hay chính là hiệu quả kinh tế của dự án

1.2.2 Hiệu quả kinh tế.

Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của một dự án là việc so sánh, đánhgiá một cách có hệ thống những chi phí và lợi ích của dự án trên quan điểm toàn

bộ nền kinh tế và toàn bộ xã hội

Trang 15

Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của một dự án nhằm xác định sự đónggóp của dự án vào mục tiêu phát triển cơ bản của nền kinh tế và phúc lợi của đấtnước Nếu như hiệu quả tài chính chỉ cho phép nhìn nhận các chi phí và lợi íchtrong phạm vi doanh nghiệp và mang tính cá nhân thì hiệu quả kinh tế mang một

ý nghĩa rộng lớn hơn, nó xem xét trong toàn bộ nền kinh tế và đối với toàn bộ xãhội Khác với phân tích tài chính, sẽ có những chi phí hay lợi ích bị bỏ qua nếuchúng không liên quan trực tiếp đến chủ đầu tư, và để nói lên hiệu quả của lợiích kinh tế - xã hội mà dự án mang lại cần phải tiến hành xem xét, nhận dạng rõràng và tính toán cụ thể các lợi ích mà nền kinh tế và toàn xã hội thu được cũngnhư những chi phí xã hội đã bỏ ra để thực hiện dự án đó Những lợi ích mà xãhội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện mục tiêuchung của nền kinh tế và của xã hội Những sự đáp ứng này có thể được xem xétmang tính chất định tính như các mục tiêu phát triển kinh tế phục vụ việc thựchiện những chủ trương, chính sách của nhà nước góp phần vào công cuộc bảo vệmôi trường, tạo công ăn việc làm, phân phối thu nhập… hoặc đo lường bằngcách tính toán định lượng như mức tăng doanh thu cho ngân sách, mức tăng sốngười có việc làm…Còn đối với các chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một dự

án được đầu tư bao gồm toàn bộ các nguồn tài nguyên, sức lao động, của cải vậtchất tinh thần…mà xã hội dành cho dự án đó Do đó, việc phân tích kinh tế sẽgiúp cho các doanh nghiệp có được một lựa chọn chính xác hơn và tránh đượccác rủi ro có thể xảy ra do vi phạm vào lợi ích xã hội

Như vậy, hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án đầu tư chính là kết quảcủa việc so sánh các lợi ích và chi phí của xã hội tức là những phần mà xã hộiphải bù trừ trong hoạt động kinh tế dưới các góc độ khác nhau (kinh tế, xã hội,môi trường) chứ không chỉ cho lợi ích riêng của doanh nghiệp

1.2.3 Mối quan hệ giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế.

Trang 16

Do cách nhìn nhận khác nhau về các lợi ích và chi phí xuất phát từ cácquan điểm phân tích khác nhau dẫn đến kết quả tính toán của các loại hiệu quả làkhông giống nhau Tuy nhiên ta có thể thấy mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính

và hiệu quả kinh tế là mối quan hệ bộ phận và tổng thể, giữa cá nhân và xã hội,

là mối quan hệ có thể bổ sung cho nhau Sự xem xét, kết hợp hai hiệu quả này sẽ

là công cụ hỗ trợ tốt nhất cho các cơ quan thẩm định lựa chọn ra được phương ánnào là tối ưu nhất

Mặc dù giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế có những khác biệtnhất định song giữa chúng vẫn có mối quan hệ khăng khít với nhau Việc lựachọn phân tích tài chính hay phân tích kinh tế còn tuỳ thuộc vào mục tiêu màngười thực hiện dự án mong muốn Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận thì các cánhân, các doanh nghiệp sẽ dựa vào phân tích tài chính để đưa ra quyết định chomình Đôi khi các doanh nghiệp cũng quan tâm đến hiệu quả xã hội trong phântích dự án với mong muốn đạt được các mục tiêu như nâng cao uy tín, hình ảnhcủa doanh nghiệp…hay để giảm đi các rủi ro có thể xảy ra do vi phạm lợi ích xãhội

Các nhà quản lý kinh tế - xã hội, các nhà hoạch định chính sách quan tâmtrước nhất đến hiệu quả kinh tế với mục tiêu là tối đa hoá phúc lợi xã hội nhưng

họ cũng cần thông tin nhất định về phân tích tài chính để giúp cho việc ra quyếtđịnh chính xác và hiệu quả hơn Khi xác định các chi phí và lợi ích trong phântích tài chính thường dễ dàng và đơn giản hơn so với phân tích hiệu quả kinh tế

vì chúng ta chỉ cần căn cứ vào sổ sách, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp làxác định được Ngược lại, phân tích kinh tế được tiến hành trên phạm vi rộnghơn (phạm vi toàn xã hội) và xem xét dưới nhiều góc độ hơn (kinh tế, xã hội vàmôi trường) nên việc nhận dạng và tính toán các chi phí và lợi ích tương đối khókhăn Vì vậy, nếu hiệu quả tài chính đòi hỏi phải được tính đầy đủ và chính xácthì hiệu quả kinh tế chỉ dừng lại ở yêu cầu cố gắng nhận dạng càng chi tiết vàlượng hoá càng gần giá trị thực càng tốt

Trang 17

1.3 Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) trong đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

1.3.1 Khái quát về phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA).

1.3.1.1 Khái niệm về phân tích chi phí - lợi ích (CBA)

Phân tích chi phí - lợi ích (CBA) là một kỹ thuật giúp cho các nhà quyếtđịnh đưa ra những chính sách hợp lý về sử dụng bền vững các nguồn tài nguyênkhan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong cácchương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Phân tích chi phí - lợi ích là một công cụ chính sách cho phép các nhàhoạch định chính sách quyền được lựa chọn các giải pháp thay thế có tính cạnhtranh với nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn

xã hội Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội cóđược từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ

bỏ để có được lợi ích đó CBA là một khuân khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kênhững thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế cóliên quan và xếp hạng các phương án dựa vào các tiêu chí giá trị kinh tế

Nếu phương pháp phân tích tài chính chỉ xét đến lợi nhuận của doanhnghiệp thì phương pháp phân tích chi phí - lợi ích là phương pháp tính toán cáchiệu quả về mặt xã hội, môi trường của dự án, trong đó mọi loại lợi ích và chiphí đều phải được nhìn nhận và lượng hoá ở mức tối đa có thể Đối với các dự ánliên quan đến môi trường thì việc lượng hoá rất phức tạp vì bản chất các tác độngđến môi trường thường khó nhận dạng được một cách cụ thể và cũng khó xácđịnh được phạm vi, thời gian ảnh hưởng Tuy nhiên trong CBA chúng ta có thểliệt kê tất cả các tác động từ dự án một cách chi tiết, từ đó làm cơ sở cho việctính toán không bị bỏ qua một chi phí hay lợi ích nào Chính vì vậy, thông quaCBA các nhà hoạch định chính sách có thể xác định rõ được dự án nào mang lạihiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

Trang 18

1.3.1.2 Mục đích của việc sử dụng CBA.

Mục đích cơ bản của việc sử dụng CBA là phục vụ cho các nhà hoạchđịnh chính sách để đi đến một quyết định lựa chọn trong các phương án đưa ra,các nhà đầu tư và chính phủ sẽ chọn phương án nào là tốt nhất xét trên quanđiểm kinh tế

Trong việc sử dụng CBA thì kinh nghiệm thực tiễn của các nước phát triểncho thấy đối với một chương trình, dự án hay một chính sách nào đó để thựchiện thì trong quá trình làm CBA người ta chia làm 3 giai đoạn đó là:

- Trước khi thực hiện dự án (Exante): khi chúng ta bắt đầu hình thành dự

án hay xây dựng một chương trình thì chúng ta phải thực hiện CBA, điều này cónghĩa là mặc dù dự án chưa thực thi nhưng các nhà kinh tế đã thực hiện CBA đểtạo ra phương án cho các nhà đầu tư

- Trong quá trình thực hiện dự án (Imediares): khi dự án đã đi vào xâydựng một giai đoạn nào đó người ta vẫn phải thực hiện CBA, bởi vì quá trìnhphân tích này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách và thực thi dự án có cơ

sở để điều chỉnh những phương án, những quyết định đưa ra ban đầu của cácphân tích trước sát với thực tiễn đang gặp phải

- Sau khi kết thúc dự án (Expost): nghĩa là khi kết thúc dự án người ta vẫntiếp tục làm CBA và tất nhiên ở giai đoạn này việc thực hiện CBA có nhiềuthuận lợi hơn Vì đã có hai quá trình phân tích trước làm cơ sở tiền đề, mọi chiphí và lợi ích trong quá trình vận hành dự án đã bộc lộ rõ, thậm chí có những vấn

đề ở hai giai đoạn trước đây chưa bộc lộ rõ thì khi dự án đi vào hoạt động nó đãbộc lộ rõ

Việc thực hiện CBA ở các thời điểm khác nhau của một dự án có ý nghĩarất quan trọng ví dụ như trong việc quyết định phân bổ nguồn lực thì Exante cóthể cung cấp thông tin cho chủ dự án và nhà quản lý nhưng Imediares và Expostthì không, nhưng để làm căn cứ tham khảo cho các dự án tương tự trong tương

Trang 19

lai thì Imediares và Expost mang lại hiệu quả cao nhất mà Exante lại không Đốivới việc nhận thức về giá trị thực của dự án hay việc cung cấp cho chúng tanhững sai số bỏ sót, những sai số trong dự đoán thì Expost mang lại hiệu quả tốtnhất còn Exante và Imediares thì không vì mọi chi phí và lợi ích khi thực hiện dự

án cũng như các khoản chi phí phát sinh nó đã thể hiện một cách đầy đủ thôngqua CBA giai đoạn cuối

Qua việc phân tích trên cho thấy, việc thực hiện CBA là phải tiến hànhliên tục (trước khi tiến hành dự án, trong khi tiến hành dự án và sau khi kết thúc

dự án) có như vậy chúng ta mới khắc phục được những khiếm khuyết, nhữngvấn đề không hiệu quả do việc thực hiện dự án gây ra

1.3.1.3 Trình tự các bước cơ bản thực hiện phân tích chi phí - lợi ích (CBA).

Để thực hiện CBA người ta phải tuân thủ trình tự theo các bước nhất định

và toàn bộ quá trình này dựa trên phương pháp giải quyết vấn đề một cáchkhoa học Tuỳ theo cách phân chia mà các tác giả có thể đưa ra nhiều bước tiếnhành khác nhau tuỳ theo mức độ chi tiết của từng bước, trong đó có nhữngphương án 4 bước, 5 bước, 8 bước, 9 bước thậm chí có những phương án 10bước Trong bài đánh giá này, quá trình thực hiện CBA sẽ được tiến hành theo

9 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Quyết định lợi ích thuộc về ai và ai sẽ là người phải gánh chịu chi

phí

Trong bước này chúng ta cần có một cách nhìn nhận ban đầu trước khiphân tích đối với một dự án hay một chương trình đó là ai sẽ được hưởng lợiích và ai sẽ phải gánh chịu chi phí khi thực hiện dự án hay chương trình đó Ởđây phải giải trình tất cả các quan điểm nhìn nhận (đặc biệt là quan diểm nhìnnhận toàn diện) và đưa ra mọi yếu tố tác động tới quan điểm nhìn nhận đó

Bước 2: Lựa chọn danh mục các dự án thay thế

Trang 20

Trong thực tế một dự án có nhiều giải pháp được đưa ra và đương nhiêncác giải pháp này có thể thay thế lẫn nhau, đó là cơ sở cho các nhà hoạch địnhchính sách có thể lựa chọn được giải pháp nào là tối ưu nhất Tất cả các giảipháp thay thế rõ ràng nó sẽ liên quan chặt chẽ với dòng tiền trong phân tích chiphí lợi ích, và từ đó người làm phân tích phải có những lựa chọn phù hợp đểđưa vào tính toán Muốn vậy phải trải qua nhiều kỹ thuật phân tích, đòi hỏi có

sự lựa chọn, so sánh và dự đoán

Bước 3: Liệt kê các ảnh hưởng tiềm năng và lựa chọn các chỉ số đo lường.

Ở bước này, dựa trên các giải pháp thay thế đã có ở bước 2 người ta tiếnhành xem xét đánh giá các ảnh hưởng có thể xảy ra cho từng giải pháp đó,đồng thời xem xét các chỉ số nào cần đưa vào để tính toán, để xác định Đối vớicác dự án về môi trường thì ảnh hưởng tiềm năng thường rất lớn và rất đa chiều

và đó lại là những ảnh hưởng có tính nhân quả, việc phân tích và liệt kê nhữngảnh hưởng tiềm năng sẽ giúp chúng ta nhìn nhận được trước những khả năng

có thể xảy ra để đi đến quyết định phù hợp cho vận hành của dự án trong tươnglai Chính vì vậy ở bước này có một ý nghĩa hết sức quan trọng nó liên quantrực tiếp đến kết quả sau này

Bước 4: Dự đoán những ảnh hưởng về lượng trong suốt quá trình thực

hiện dự án

Về mặt lý thuyết, người ta thường xây dựng các mô hình hay các đườngbiến thiên của chi phí và lợi ích theo trình tự qua các năm bởi lẽ bất cứ một dự

án nào cũng co một thời hạn nhất định (vòng đời của dự án), chính sự giới hạn

về thời gian sẽ giúp chúng ta xây dựng được các mô hình biến thiên Về mặtthực tiễn, đối với những dự đoán thay đổi về lượng trong suất quá trính của dự

án trong thực tiễn người phân tích phải thường xuyên cập nhập hay có nhữngyêu cầu về cập nhập sẽ xảy ra qua các năm để bổ xung cho nguyên lý lý thuyết

đã đề ra Bởi vậy, việc lượng hoá những ảnh hưởng về lượng này sẽ giúp chúng

Trang 21

ta xác định chính xác hơn các dòng chi phí và lợi ích mà những dự đoán banđầu có thể chưa chính xác.

Bước 5: Lượng hoá bằng tiền tất cả các tác động.

Dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố, chỉ tiêu về lượng thực tiễn hay tiềmnăng ở các bước trên thì chúng ta phải quy đổi ra bằng tiền của các tác động

đó Vấn đề quan trọng nhất để quy ra tiền là ta phải xác định giá của một đơn vị

đã lượng hoá ở trên, trong đó có hai loại gía mà chúng ta phải tính đến:

- Dựa vào giá thị trường: tức là tất cả những yếu tố về lượng đều có giátrên thị trường từ đó ta có thể xác định giá chính xác để đưa vào tính toán

- Không có giá trên thị trường: có những tác động mà chúng ta xác địnhđược về lượng nhưng đối chiếu trên thị trường thì không có giá, trong trườnghợp đó rõ ràng chúng ta phải xác lập một hình thức khác đó là “giá tham khảo”trên cơ sở tính toán khoa học và được thừa nhận bởi các nhà hoạch định chínhsách hay xã hội.Cũng có khi không thể lượng hoá được bằng tiền thì dung cáchgiải thích định tính để bổ xung cho kết quả đã tính toán

Bước 6: Quy đổi các giá tri đồng tiền đã tính toán.

Sau khi xác lập được giá trị tiền tệ, để có kết quả chính xác người ta phảiquy đổi những giá trị đồng tiền đó về cùng một thời điểm Ở đây phải sử dụng

tỷ lệ chiết khấu hợp lý thông thường là tỷ lệ chiết khấu xã hội

Bước 7: Tính toán các chỉ tiêu.

Khi tính toán được bằng tiền các khoản chi phí và lợi ích của dự án thìchúng ta tiến hành tính toán các chỉ tiêu, trong đó có 3 chỉ tiêu quan trọng đó làNPV, BCR, IRR, tuy nhiên cũng có một số chỉ tiêu khác để xem xét mức độhấp dẫn của dự án như: chỉ tiêu thu hồi vốn, tỷ suất đầu tư…

Bước 8: Phân tích độ nhạy.

Độ nhạy là một trong các yếu tố quan trọng nhất - phản ánh khả năngthực thi của dự án đặc biệt mối quan hệ giữa r và NPV nhất là trong bối cảnh

có sự biến động về giá và điều chỉnh thường xuyên của lãi suất ngân hàng

Trang 22

Trong thực tế bất kỳ một quốc gia, một nền kinh tế nào thì những biến động đó

là thường xuyên, nếu chúng ta không tiến hành phân tích độ nhạy thì khôngứng phó kịp với những biến động của tương lai khi có sự thay đổi về giá cũngnhư lãi suất cho vay dẫn đến khả năng thực thi của dự án không thể đạt được

Bước 9: Đề xuất các phương án.

Trên cơ sở các chỉ tiêu đã phân tích tính toán (ở bước 7) kết hợp với phântích độ nhạy (ở bước 8) người ta tiến hành phân tích lựa chọn sắp xếp cácphương án, về nguyên tắc việc sắp xếp đó theo thứ tự những phương án nào cótính khả thi cao nhất và mang lại lợi ích ròng lớn nhất thì chúng ta sẽ ưu tiên.Việc đề xuất và sắp xếp các phương án này sẽ giúp cho các nhà hoạch địnhchính sách lựa chọn được phương án có hiệu quả nhất, có lợi nhất cho cá nhâncũng như cho toàn xã hội, từ đó thu được lợi ích ròng lớn nhất và cho phép tiếtkiệm tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên cũng như giảm các tác động tiêucực tới môi trường từ hoạt động của dự án

1.3.1.4 Một số mặt hạn chế khi thực hiện phân tích chi phí - lợi ích (CBA).

So với các phương pháp phân tích khác thì phương pháp phân tích chi phí

- lợi ích có hai mặt hạn chế đó là:

Thứ nhất là hạn chế về mặt kỹ thuật: Khi thực hiện CBA về nguyên tắc là

chúng ta phải lượng hoá tính toán ra được giá trị tiền tệ và khi đó chúng ta mới

sử dụng được các tiêu chí Kaldor-Hich và các tiêu chí khác Các tiêu chí này đểtính toán được nó đòi hỏi tất cả các yếu tố liên quan đến CBA phải là số hoátức là phải biểu hiện dưới dạng tiền tệ Tuy nhiên, trong thực tế của người làmCBA thì không phải tất cả các giá trị chúng ta đều lượng hoá được bằng tiềnđặc biệt những vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội Vì vậy, trong trườnghợp đó nếu chúng ta cứ tiếp cận theo quan điểm lượng hoá bằng tiền và giá trịthị trường thì cũng chưa đưa ra được kết quả phản ánh chính xác nên không cótính thuyết phục Điều này buộc các nhà phân tích phải tìm ra hướng phân tích

Trang 23

khác, vì vậy để khắc phục nhược điểm này chúng ta có thể dùng: phương phápCBA định tính, phương pháp chi phí - hiệu quả.

Thứ hai là tính phù hợp của CBA khi đề cập tới ngoài tính hiệu quả: như

chúng ta đã biết mục đích chính của CBA là phục vụ cho việc hoạch định chínhsách, tuy nhiên có trường hợp chúng ta phải so sánh giữa lợi ích và chi phíngười ta không đề cao về tính hiệu quả kinh tế mà người ta hướng tới mục tiêukhác để đạt được ý đồ của nhà hoạch định chính sách như: sự bất bình đẳng, sựđảm bảo an ninh quốc gia, sự bảo vệ các nguồn tài nguyên, Trong trườnghợp đó, rõ ràng người làm CBA phải liệt kê cho được các lợi ích, chi phí vànhững vấn đề liên quan để thoả mãn yêu cầu của những nhà hoạch định chínhsách Vì vậy, trong phân tích người ta đưa ra hai phương pháp phân tích đểkhắc phục vấn đề này đó là: phương pháp phân tích đa mục tiêu và phươngpháp CBA chú trọng tới phân phối

1.3.2 Các tiêu chí sử dụng khi đánh gía hiệu quả kinh tế - xã hội của một

dự án.

1.3.2.1 Sự lựa chọn giữa các chỉ tiêu.

Có nhiều chỉ tiêu khác nhau được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một

dự án Tuy nhiên, có 3 chỉ tiêu được sử dụng phổ biến và cũng cho phép đánhgiá chính xác đó là: giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR)

và hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR) Việc lựa chọn các chỉ tiêu để phân tích là cơ

sở cho các nhà hoạch định chính sách tìm ra được phương án có hiệu quả caonhất

- Đối với các phương án độc lập hay chỉ có một phương án thì nhữngphương án nào có NPV >0, BCR>1, IRR> r (tỷ lệ chiết khấu) thì phương án đóđược xét duyệt và cho hoạt động

Trang 24

- Nếu các phương án có tính loại trừ hay thay thế cho nhau thì nhữngphương án nào có NPV dương lớn nhất, BCR >1, IRR lớn nhất thì phương án

đó được lựa chọn

- Đối với các phương án có NPV, BCR, IRR bằng nhau thì ta lựa chọnphương án nào có số vốn đầu tư nhỏ nhất

1.3.2.2 Các tiêu chí sử dụng khi đánh giá hiệu quả của một dự án.

– Giá trị hiện tại ròng – NPV.

Công thức hay sử dụng nhất trong phân tích kinh tế là giá trị hiện tại ròng(NPV) của một dự án Đại lượng này xác định giá trị lợi nhuận ròng hiện thời khichiết khấu dòng lợi ích và chi phí trở về năm cơ sở bắt đầu (năm thứ nhất) Haicông thức được sử dụng là:

NPV = Hoặc NPV = -

Trong đó:

NPV: Giá trịhiện tại ròng

Bt: Lợi ích tại thời điểm t

Ct: Chi phí tại thời điểm t

n: Thời gian (số năm hoạt động của dự án)

t: Thời gian tương ứng

r: Tỷ lệ chiết khấu

Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV) là một tiêu chuẩn quan trọng để đánhgiá dự án đầu tư Phần lớn các dự án được chấp nhận khi NPV > 0, nhưng đốivới một số dự án liên quan đến môi trường ngay cả khi NPV < 0 hoặc NPV = 0vẫn được quyết định đầu tư vì có nhiều lợi ích về môi trường - xã hội khó lượnghoá bằng tiền được nhưng rất quan trọng và cần thiết Khi đó, NPV được xácđinh như sau:

t t

t t

r

CE C

BE

B

t

1

Trang 25

BEt: Lợi ích môi trường tại thời điểm t.

CEt: Chi phí môi trường tại thời điểm t

– Tỉ suất lợi ích - chi phí – BCR.

Tỷ suất lợi ích - chi phí là tổng giá trị hiện tại của lợi ích so với tổng giá trịhiện tại của chi phí Công thức tính như sau:

BCR Khi tính đến các lợi ích vàchi phí về môi trường ta có thểxác định BCRe theo công thứcsau:

BCRe = Chỉ tiêu BCR là mộtchỉ tiêu dễ tính toán vàcho biết một cách tươngđối về lợi ích và chi phícủa dự án Nhìn vào chỉ tiêu này người ta có thể biết lợi ích mà dự án mang lạilớn hơn bao nhiêu lần so với tổng số vốn phải bỏ ra Và dự án được chấp nhậnkhi BCR ≥ 1 nghĩa là tổng các khoản thu của dự án đủ để bù đắp các chi phí bỏ

ra của dự án, ngược lại nếu BCR < 1 thì dự án bị bác bỏ

Chỉ tiêu BCR là một tiêu chuẩn đánh giá tương đối cho nên việc sử dụngchỉ tiêu BCR có thể dẫn đến sai lầm khi so sánh lựa chọn các dự án có tính loạitrừ lẫn nhau, dự án được lựa chọn có BCR cao nhất nhưng chưa chắc có quy môlãi ròng là lớn nhất Vì vậy cần phải có sự xem xét tổng hợp khi đánh giá phươngán

– Hệ số hoàn vốn nội bộ - IRR.

0

0

) 1 (

) 1 (

r

BE B

t t

t t

0

0

) 1 (

) 1 (

Trang 26

Hệ số hoàn vốn nội bộ (k) được định nghĩa như là một hệ số mà qua đó giátrị hiện thời của lợi ích và chi phí là bằng nhau Hệ số k tương đương với tỷ lệchiết khấu (r), có thể xác định bằng cách suy diễn khi thoả mãn biểu thức sau:

Hoặc

Giá trị IRR sau khi tính

toán sẽ được so sánh với lãi

suất về tài chính hoặc tỷ lệ chiết khấu để xem xét mức độ hấp dẫn về tài chínhhoặc kinh tế của dự án Một phương án chỉ đáng mong muốn khi nó mang lại tỷ

lệ lợi nhuận lớn hơn so với mức lãi suất mà nhà đầu tư phải trả trên thị trườngvốn vay Vì vậy căn cứ vào IRR, phương án được chọn là phương án có hệ sốhoàn vốn lớn hơn lãi suất mà nhà đầu tư phải trả trên thị trường, và thứ tự ưu tiêncũng được sắp xếp cho những phương án có IRR lớn hơn

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC

THẢI SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ CẦU DIỄN.

2.1 Lịch sử hình thành

Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn thuộcCông ty Môi trường Đô thị Hà Nội được xây dựng từ năm 1992 bằng vốn việntrợ của Liên Hiệp Quốc theo chương trình dự án VIE 86/023 với công suất xử lý

là 30.000 tấn rác thải/năm để sản xuất ra 7.500 tấn phân vi sinh Sau một thờigian hoạt động cho thấy phần lớn chất lượng phân chưa đảm bảo do việc phân

t t

t

k C

1

Trang 27

loại, tuyển lựa bằng tay không những không loại được hết các tạp chất có trongsản phẩm mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân

Do lượng rác thải của thành phố liên tục gia tăng trong khi đó hoạt động củanhà máy chưa mang lại hiệu quả cao cho nên nhà máy đã được nâng cấp theoQuyết định đầu tư số 2370/QĐ - UB ngày 16/6/1998 của Uỷ ban nhân dân thànhphố Hà Nội với mục tiêu nâng cao công suất và chất lượng xử lý rác thải sinhhoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện làm việc của người laođộng và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp

Đến năm 2002 nhà máy được đầu tư nâng cấp bằng nguồn vốn ODA củachính phủ Tây Ban Nha với công suất xử lý là 50.000 tấn rác thải/năm để sảnxuất ra 13.260 tấn phân vi sinh bằng công nghệ ủ kỵ khí cưỡng bức Từ khi nângcấp cho tới nay nhà máy vẫn trong quá trình hoạt động tốt và mang lại hiệu quảcao

2.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.

2.2.1 Điều kiện tự nhiên tại khu vực nhà máy.

- Điều kiện địa hình.

Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn nằm trênđịa bàn xã Tây Mỗ và Xuân Phương thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm thànhphố Hà Nội khoảng 18 km về phía Tây theo đường Láng - Hoà Lạc Tổng diệntích của nhà máy hiện nay khoảng 4 ha

Địa hình khu vực nhà máy nói chung bằng phẳng với cốt cao tuyệt đốikhoảng 6.5m Các công trình đường xã và nhà cửa được xây dựng trên nền đắpcao hơn Điểm đặc trưng về mặt địa hình ở đây là sự có mặt của con sông Nhuệ -một nhánh của sông Hồng Lưu lượng dòng chảy và mực nước của sông Nhuệphụ thuộc vào sông Hồng và chế độ bơm tưới tiêu phục vụ nông nghiệp khu vựchai bờ sông Hàng năm có hai thời điểm mực nước đạt cực đại là 3.75m vàotháng 2 và 3.91m vào tháng 7, hai thời điểm mực nước cực tiểu là 3.18m vào

Trang 28

tháng 5 và tháng 12 Xung quanh xí nghiệp là đồng ruộng, ao hồ, cách xa khudân cư của địa phương ngoại trừ một số ít nhà ở của dân cư trên đường từ thịtrấn Cầu Diễn vào xí nghiệp.

Phía Tây của xí nghiệp là bãi rác Tây Mỗ với diện tích khoảng 11ha đãđóng bãi năm 2000, việc bố trí bãi rác bên cạnh xí nghiệp một mặt có ưu điểm làthuận tiện cho khâu cung cấp nguyên liệu cho quá trình chế biến nhưng mặt khác

có bất lợi là gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trong khu vực nói chung

và đối với xí nghiệp nói riêng

- Đặc điểm khí hậu.

Địa điểm khu vực xí nghiệp thuộc địa bàn Hà Nội và trạm khí tượng gầnnhất là trạm Láng và căn cứ theo số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựngTCVN 4088 - 85, khí hậu của khu vực nhà máy như sau:

Nhiệt đ ộ không khí :

- Nhiệt độ trung bình năm:

- Nhiệt độ trung bình 3 tháng mùa nóng (tháng 6, 7, 8):

- Nhiệt độ trung bình 3 tháng mùa lạnh (tháng 12, 1, 2):

- Nhiệt độ cực đại tuyệt đối:

- Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối:

- Nhiệt độ cực đại trung bình mùa nóng:

- nhiệt độ cực đại trung bình mùa lạnh:

23.4 °C28.6 °C17.2 °C41.6 °C3.1 °C32.2 °C14.5 °CĐ

ộ ẩm t ươ ng đ ối của không khí:

- Độ ẩm trung bình năm:

- Độ ẩm trung bình 3 tháng mùa nóng:

- Độ ẩm trung bình 3 tháng mùa lạnh:

83 %83.7 %81.7 %

Gió

Trang 29

Tháng

- Hướng gió chủ đạo:

- Vận tốc gió trung bình năm:

- Vận tốc gió trung bình 3 tháng mùa nóng:

- Vận tốc gió trung bình 3 tháng mùa lạnh:

- Vận tốc gió cực đại có thể xảy ra:

Đông - Nam2.4 m/s2.4 m/s2.5 m/s4.3 m/s

M

ư a

- Lượng mưa trung bình hàng năm:

- Lượng mưa trung bình của 3 tháng mùa nóng:

- lượng mưa trung bình của 3 tháng mùa lạnh:

- Lượng mưa cực đại trong 60 phút:

1661 mm

282 mm

21 mm93.4 mm

Nắng

-Tổng số giờ nắng trong năm:

-Số ngày quang mây/nhiều mây:

1646 h18.6/193.3

Bảng 2.1: Một số yếu tố khí hậu từng tháng trong năm của khu vực nhà máy

(Tại trạm Láng - Hà Nội)

1 Nhiệt độ trung bình, °C 16.6 17.1 19.9 23 27.1 28.7

2 Nhiệt độ cực đại trungbình, °C 20.4 20.4 23.1 27.3 31.7 32.8

3 Nhiệt độ cực tiểu trungbình, °C 13.8 14.7 17.5 20.8 23.9 25.5

4 Độ ẩm tương đối trungbình, % 80 84 88 87 83 83

5 Lượng mưa trung bình,mm 18 25 46 84 192 240

7 Vận tốc gió trung bình, m/s 2.4 2.7 2.7 2.9 2.7 2.4

Trang 30

3 Nhiệt độ cực tiểu trungbình, °C 25.7 25.4 24.3 21.6 18.2 20.5 20.5

4 Độ ẩm tương đối trungbình, % 83 85 85 81 81 83 83

5 Lượng mưa trung bình,mm 296 310 258 125 47 1661 1661

7 Vận tốc gió trung bình, m/s 2.6 2.1 2 2.1 2.2 2.4 2.4

(Nguồn: Báo cáo tác động môi trường: “Dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh

hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội”)

- Điều kiện địa chất công trình và thuỷ văn.

Đ

ịa chất

Theo kết quả khảo sát địa chất của Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng Giaothông công chính tháng 3 năm 1996, địa tầng khu vực gồm có các lớp từ trênxuống như sau:

- Lớp 1: Sét pha màu nâu vàng có chiều dầy 0,6 đến 1,6 m Lớp này bịbóc hết trong trong khu bãi rác

- Lớp 2: Bùn sét pha màu xám đen, xám tro có lẫn hữu cơ xen kẹp các

ổ cát pha, cát bụi Chiều dầy của lớp này từ 3,4 đến 5,4 m

- Lớp 3: Cát bụi màu xám tro, xám đen hoặc bão hoà nước Lớp nàyhiện có ở diện tích hiện có của xí nghiệp, trong khu bãi rác không có lớp này

- Lớp 4: Sét màu vàng nhạt xám trắng trạng thái nửa cứng, lớp này chỉgặp ở khu vực bãi rác

- Lớp 5: Sét pha màu nâu vàng, xám trắng, chiều dầy khoảng 3,2 m,lớp này chỉ gặp ở khu bãi rác

Trang 31

Trong khu bãi rác, rác được lấp ở độ sâu là 3 - 4 m và độ cao là 2 - 6 m sovới cốt của hiện tại của xí nghiệp.

Thuỷ v ă n

Hà Nội có nhiều sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đuống, sôngNhuệ, sông Cầu, sông Cà Lồ và sông Công Chiều dài các sông qua địa phận HàNội như sau: sông Hồng 35 km, sông Đuống 25 km, sông Nhuệ 15 km và cácsông Cầu, Cà Lồ và sông Công dài khoảng 60 km Khu vực nội thành và cáchuyện ven nội thành nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Nhuệ, mựcnước sông Hồng dao động từ 2m đến 12m

Khu vực nhà máy gần sông Nhuệ, mực nước sông Nhuệ vào khoảng 5,37 mđến 5,63 m Các sông trong nội thành như sông sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ

và sông Kim Ngưu hiện tại đều nối vào sông Nhuệ và mực nước của các consông này phụ thuộc vào sông Nhuệ

- Hệ sinh thái động vật và thực vật.

Hệ sinh thái thực vật ở đây chủ yếu là cây lương thực lúa nước, một số nơi

có các ruộng rau như rau muống, cây hoa màu Trong các nhà dân có các vườnhoa quả như chuối cam, chanh, táo Động vật chủ yếu là động vật nuôi trong nhànhư gà, vịt, lợn…

2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của dân cư tại khu vực nhà máy hoạt động.

Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn nằm trênđịa bàn xã Tây Mỗ và xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội Qua việc thuthập thông tin tôi đã tổng hợp được một số các đặc điểm về kinh tế xã hội củakhu vực nhà máy như sau

Trang 32

Bảng 2.2: Đặc điểm về dân cư tại khu vực nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt

làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn (năm 2007)

- Dân số trung bình (người)

- Tỷ lệ gia tăng dân số trung

2.40378,621.41.400.000

35275518325612

11.0701.58

2.06086,813,21.190.000

37214829325216

Như vậy, tại khu vực nhà máy là nơi sinh sống và làm việc của rất nhiềungười và đa số người dân ở đây làm nông nghiệp và đời sống còn gặp nhiều khókhăn Khi nhà máy hoạt động thì có thể tạo ra công ăn việc làm cho người dântrong những tháng ngoài mùa vụ vì vậy góp phần nâng cao thu nhập và cải thiệnđời sống của họ Trong những năm gần đây thì xu hướng những người dânchuyển từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn ngày càngnhiều do vậy chất lượng cuộc sống của dân cư tại đây ngày một cao hơn

Trang 33

Bảng 2.3: Đặc điểm sử dụng đất đai tại khu vực nhà máy xử lý rác thải sinh

hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn (năm 2007)

- Tổng diện tích đất (ha)

- Diện tích đất canh tác (ha)

- Diện tích mặt nước (ha)

- Diện tích cây xanh (ha)

- Diện tích ở (ha)

- Diện tích khác (ha)

59936424,11918210

545,6352,93,819167,215

Tại khu vực nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ CầuDiễn có diện tích lớn đất phục vụ cho hoạt động nông nghiệp và nhà ở của ngườidân Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá diễn ra mạnh mẽ đã làmcho có sự chuyển dịch trong cơ cấu sử dụng đất tại khu vực Diện tích đất phục

vụ cho nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm và chuyển sang phục vụ choviệc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp và nhà ở của nhân dân

Sự chuyển dịch cơ cấu đất này một mặt tạo thêm cơ hội việc làm và tăng thunhập cho người dân trong khu vực nhưng mặt khác nếu các nhà quản lý không

có chính sách hợp lý sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường trong khu vực

Các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng: hiện nay các cơ sở hạ tầng tại khuvực đã đáp ứng được nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần của nhân dân:

- Trong phạm vi xã Tây Mỗ bao gồm có 9 nhà máy, xí nghiệp quy mô nhỏ,

5 trường học, 1 trạm y tế và 3 bãi tha ma, 2 chợ, 11 công trình văn hoá và di tíchkịch sử Hệ thống đường xã chủ yếu là đường bê tông và đường nhựa (17 km).Toàn xã có 100 % số hộ được sử dụng mạng lưới phân phối điện của thành phố

và 74,98 % số hộ sử dụng nước sạch

- Trong phạm vi xã Xuân Phương bao gồm có 1 nhà máy, xí nghiệp côngnghiệp, 22 cơ quan, trường học, 1 trạm y tế, 2 chợ và 5 bãi tha ma, 9 đình chùa

Hệ thống đường xã chủ yếu là đường bê tong và đường nhựa (6,9 km) Toàn xã

có 100 % số hộ được sử dụng mạng lưới phân phối điện của thành phố và 100 %

số hộ sử dụng nước giếng khoan

Trang 34

2.3 Mô tả công nghệ, thiết bị và quy trình chế biến rác thải thành phân hữu cơ.

2.3.1 Công nghệ và quy trình chế biến rác.

Công nghệ xử lý rác thành phân hữu cơ của nhà máy hiện nay là công nghệtiên tiến của Tây Ban Nha Đây là công nghệ ủ lên men vi sinh có thổi khí đểphân huỷ các chất hữu cơ trong chất thải mà không gây ra mùi hôi Toàn bộ cáccông đoạn như: tuyển lựa, phân loại, tinh chế và đóng bao được cơ giới hoàntoàn và có trang bị máy móc vi tính cho tất cả các công đoạn để điều khiển hoạtđộng của thiết bị Sơ đồ công nghệ tổng quát của quá trình xử lý chất thải hữu cơtại nhà máy được mô tả như trên hình sau:

Hình 2.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạtlàm phân bón hữu cơ Cầu Diễn

1

Chất thải nhỏ

2

Lê Văn Nam Lớp KTMT 47

Băng chuyền cung cấp

vật liệuTiếp nhận rác

Phân loạiCắt và xéPhân loại

Trộn với phân bể

PHỐT

ThuỷTINH

GiấY

Phân loại bằng TỪ

TÍNHKim loại

Các chất hữu cơ

Nhựa

Ngày đăng: 21/05/2016, 20:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thế Chinh, Kinh tế và quản lý môi trường, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội - 2003 Khác
2. Nguyễn Thị Kim Thái, Báo cáo tóm tắt: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý chất thải rắn hữu cơ bằng phương pháp ủ sinh học phù hợp với điều kiện Việt Nam, Trường Đại học xây dựng, Hà Nội - 2008 Khác
4. Đặng Như Toàn, Giáo trình quản lý môi trường, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2001 Khác
5. Khoa kinh tế phát triển - Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Nhập môn phân tích chi phí - lợi ích, nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003 Khác
6. Bộ môn Kinh tế và quản lý môi trường - Trường Đại học kinh tế quốc dân, Bài giảng kinh tế quản lý môi trường, Hà Nội - 1998 Khác
7. Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu khả thi nâng cấp nhà máy chế biến rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn - Hà Nội, tháng 4 năm 1998 Khác
8. Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp, Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà nội, năm 2001 Khác
9. Bộ tài nguyên và môi trường, Viện chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường, Chiến lược quốc gia về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải đến năm 2020, Hà Nội, tháng 3 năm 2009 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w