Những giải pháp và kiến nghị.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ cầu diễn hà nội (Trang 59 - 64)

V Thiết bị phụ trợ

3.3. Những giải pháp và kiến nghị.

Căn cứ vào quá trình phân tích và đánh giá ở trên chúng ta có thể thấy được phương pháp chế biến rác thải thành phân hữu cơ tại nhà máy Cầu Diễn mang nhiều hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Việc chế biến rác thải thành phân hữu cơ phụ thuộc rất nhiều vào việc phân loại rác tại nguồn, để nhà máy có

thể duy trì được công suất thiết và mang lại hiệu quả cao trong những năm tới theo tôi cần phải có các giải pháp sau:

3.3.1. Các giải pháp từ phía cơ quan quản lý.

- Cần phải có những biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải và giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải để hạn chế lượng rác thải.

Phát động các chương trình thực hiện phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải trên phạm vi toàn thành phố, đến mọi tầng lớp nhân dân và huy động toàn dân tham gia giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải.

Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của việc phân loại rác tại nguồn trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Lồng ghép các kiến thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên trong chương trình giáo dục môi trường trong các nhà trường. Khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo tổ chức các hoạt động ngoại khoá liên quan đến giảm thiểu, tái sử dụng, và tái chế chất thải nhằm nâng cao ý thúc của học sinh ở mọi lứa tuổi.

- Phải phân cấp trách nhiệm trong vấn đề quản lý rác thải nói riêng và công tác giữ gìn môi trường nói chung. Việc đưa công tác quản lý môi trường về từng quận, huyện và phân cấp xuống đến phường, tổ dân phố sẽ có hiệu quả hơn nhiều do các cán bộ phụ trách hiểu rõ và nắm rõ địa bàn của mình. Thành phố cần phải có những chỉ thị cụ thể về trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương mà cụ thể từ quận đến phường xã về vấn đề này.

- Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ không chỉ cho các cán bộ công nhân viên có liên quan trực tiếp đến công tác thu gom xử lý rác thải mà phải được đào tạo ngay cả với cán bộ phường, quận để có những khái niệm cơ bản và những kiến thức về công tác bảo vệ môi trường. Đưa công tác đào tạo các cán bộ này thành công việc thường xuyên của thành phố.

- Thành phố cần có các quy hoạch đồng bộ và các chính sách ưu tiên dài hạn đối với các doanh nghiệp và đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực môi trường không để phát triển một cách tự phát, manh mún như hiện nay. Đặc biệt cần có những chính sách ưu tiên cho cá tổ chức làm công tác dịch vụ môi trường để cho cá tổ cức tư nhân cũng được hưởng các hình thức ưu tiên như các tổ chức Nhà nước.

- Tăng cường sự hợp tác của các bên liên quan, tăng cường hợp tác quốc tế. Xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác với các vện nghiên cứu, các các trường đại học của Việt Nam với nước ngoài, giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Học tập kinh nghiệm, chuyển giao các công nghệ mới từ nước ngoài về giảm thiểu tái sử dụng và tái chế chất thải. Tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực và thế giới về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải.

3.3.2. Các giải pháp từ phía nhà máy.

- Triển khai công tác phân loại phế thải ngay tại nguồn. Nhà máy cùng với các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, áp dụng các loại túi có màu khác nhau để phân loại phế thải theo 3 loại: rác thải hữu cơ, rác thải có thể tái sử dụng: các đồ kinh loại, nilon, nhựa… và rác thải không thể tái sử dụng. Đồng thời cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan, các trường học trong thành phố để tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác quản lý rác thải.

- Hiện nay, lượng rác đưa về nhà máy có tỷ lệ rác hữu cơ thấp còn rác vô cơ chiếm tỷ lệ cao. Do đó để hạn chế lượng rác thải đem đi chôn lấp thì nhà máy cần áp dụng thêm công nghệ tái chế chất thải vô cơ như: công nghệ đóng rắn các bã thải, bùn thải công nghiệp thành vật liệu xây dựng như gạch lát vỉa hè, công viên, kè các ao hồ, đê, cống thoát nước, tường bao bãi rác…

- Các thiết bị của nhà máy được nhập khẩu từ nước ngoài chi phí còn cao, một số thiết bị chưa phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta nên sau một

thời gian vận hành có các thiết bị đã bị hỏng. Do vậy, trong thời gian tới nhà máy cần phải có kế hoạc hợp tác, liên kết với các công ty trong và ngoài nước để tìm ra những công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như khí hậu của nước ta. Đồng thời nhà máy cần đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tổ chức môi trường trong và ngoài nước để tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động, cũng như các nghiên cứu của nhà máy trong những năm tiếp theo.

- Do tính chất, thành phần phức tạp có trong rác thải nên trong quá trình hoạt động cần phải có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ trong nhà máy để đảm bảo quá trình vận hành tuân thủ đúng theo các quy trình đã định, từ đó có thể hạn chế được các tác động tới môi trường và sức khoẻ của người dân trong khu vực.

- Cần phải xây dựng được và củng cố đội ngũ làm công tác thị trường để thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tiêu chuẩn phân bón quốc gia, các nông trường, trang trại, các khu kinh tế nông nghiệp để từng bước tuyên truyền, vận động bà con nông dân sử dụng phân hữu cơ của nhà máy.

3.3.3. Các giải pháp đối với cộng đồng dân cư.

- Việc phân loại rác tại nguồn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân. Để việc phân loại rác thải được tốt, theo tôi vấn đề quan trọng nhất đó là mỗi người dân phải có ý thức, trách nhiệm trong việc quản lý rác thải. Mỗi người dân hãy tham gia tích cực vào các chương trình như : Giáo dục cộng đồng, không vứt rác bừa bãi, phát sinh ít chất thải hơn…để có thêm kiến thức trong việc quản lý rác thải.

- Mỗi người dân cần phải tham gia xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về môi trường của Nhà nước. Và mỗi người cần phải xem xét lại, thay đổi quan niệm về lối sống, hướng tới cuộc sống thân thiện với môi trường; lựa chọn và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

thải hữu cơ như các cuộng rau, cơm canh thừa, bã đậu…để ủ làm phân sau đó trộn với đất để trồng cây cảnh, rau xanh tại nhà đó là một ý tưởng sáng tạo và mang lại hiệu quả cao, vì vậy mô hình này cần được nhân rộng hơn để góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường chung của thành phố.

KẾT LUẬN

Thông qua kết quả của việc phân tích và tính toán ở trên đã cho ta thấy hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn đã mang lại nhiều hiệu quả cao cả về mặt kinh tế và hiệu quả về mặt xã hội môi trường. Sản xuất phân hữu cơ từ rác thải nhằm hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường do việc chôn lấp rác gây ra, tiết kiệm đất chôn lấp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Việc đầu tư nâng cấp nhà máy không những nâng cao công suất xử lý rác mà còn cải thiện điều kiện làm việc cũng như môi trường

xung quanh.

Nhà máy với đặc thù đầu vào là công ích nhưng đầu ra là thị trường, hiệu quả của nhà máy chủ yếu là việc bảo đảm môi trường, do đó thành phố cần có chính sách hỗ trợ cho nhà máy chi phí xử lý rác từ nguồn kinh phí chôn lấp rác, miễn giảm thuế sử dụng đất và thuế doanh thu và bù giá cho sản phẩm phân hữu cơ của nhà máy và có chế độ chính sách đối với người lao động.

Chế biến rác thải hữu cơ là một phần trong chiến lược quản lý chất thải rắn của thành phố. Chất lượng phân hữu cơ phụ thuộc nhiều vào nguồn rác đầu vào, do vậy dự án này phải được gắn vào việc phân loại rác tại nguồn. Vì vậy, để nhà máy mang lại hiệu quả cao cần phải có sự tham gia, giúp đỡ tích cực của cả cộng đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ cầu diễn hà nội (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w