V Thiết bị phụ trợ
3.1.2. Phân tích lợi ích.
3.1.2.1. Doanh thu từ việc bán phân.
Hiện nay trung bình một năm nhà máy sản xuất được khoảng trên 8.000 tấn phân hữu cơ bán cho nông dân các tỉnh Hải Dương, Thái Bình … Căn cứ vào số liệu được cung cấp từ nhà máy thì doanh thu hàng năm từ việc bán phân là 2.764.200.000 đồng (trong đó phân loại 1 là 2.476 tấn bán với giá 700.000 đ/tấn và phân loại 2 là 4.124 tấn bán với giá 250.000 đ/tấn)
B1 = 700.000 x 2.476 + 4.124 x 250.000 = 2.764.200.000 đồng
3.1.2.2. Danh thu từ bán các phế thải có thể tái chế được.
Bảng 3.6: Doanh thu từ việc bán các phế thải có thể tái chế
Tên Doanh thu (1.000 đ)
Giấy Thuỷ tinh Kim loại Chất dẻo 396.000 10.200 238.000 15.200 Tổng 659.400
Nguồn URENCO năm 2007
Vậy doanh thu từ việc bán chất thải có thể tái chế được hàng năm của nhà máy là:
B2 = 659.400.000 đồng
Theo Quyết định số 4641/QĐ-UB ngày 30 tháng 12 năm 1995 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đơn giá thanh toán công tác vệ sinh đô thị Hà Nội, chi phí chỉ tính cho chôn lấp ở bãi rác là 8.810 đ/tấn. Với tính toán cao nhất có 15% chất trơ, tạp chất trong quá trình xử lý phải chôn lấp, chi phí trợ giá cho xử lý 1 năm như sau: (50.000 - 15%.50.000)tấn x 8.810đ/tấn = 374.425.000 đồng. Và phần trợ cấp này sẽ tính vào doanh thu của nhà máy.
B3 = 474.425.000 đồng.
3.1.2.4. Những lợi ích về xã hội - môi trường.
Thực tế cho thấy hoạt động chế biến rác thải thành phân hữu cơ là một giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế của thành phố hiện nay và mang lại những lợi ích lớn lao có thể nhận thấy được.
Trước hết khi nhà máy đi vào hoạt động đã tạo thêm công ăn việc làm cho người dân ở khu vực đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn. Nhà máy hiện nay có 158 cán bộ công nhân viên với mức lương 1.200.000 đ/tháng đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất của họ.
Đối với người dân thành phố, khi có nhà máy chế biến rác thải thì việc thu gom, vận chuyển rác đến nhà máy được nhanh hơn, lượng rác tại các bãi tập kết được công nhân nhà máy vận chuyển ngay trong ngày đã làm giảm lượng mùi hôi, khí độc hại cũng như các vi sinh vật kí sinh tại các khu tập kết. Do đó những ảnh hưởng tới sức khoả của người dân sẽ bị hạn chế và đồng thời làm cho cảnh quan của thành phố trở nên sạch đẹp hơn, và ngày càng thu hút nhiều khách du lịch đến với thủ đô hơn.
Chế biến rác thải thành phân hữu cơ đã hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường việc rác thải được tái chế làm phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp và các chương trình rau an toàn là một việc làm có ý nghĩa rất lớn về môi trường và xã hội. Sử dụng phân hữu cơ làm tăng độ mùn cho đất, làm đất tơi xốp hơn, khuyến khích các vi khuẩn phát triển để liên kết các hạt sét thành hạt nhỏ để tạo thành lỗ rỗng
và rửa trôi các loại muối có hại. Trong chất thải sinh hoạt có khoảng 50% chất hữu cơ, việc sử dụng các chất hữu cơ trong rác thải để chế biến thành phân vừa không mất đất đai để chôn lấp, vừa đảm bảo được môi trường và tận dụng được thành phần có ích trong chất thải.
So với phương pháp chôn lấp thì phương pháp chế biến rác thải thành phân hữu cơ sẽ không sản sinh ra nước rò rỉ rác và sẽ tiết kiệm được chi phí xử lý nước rác. Sử dụng chất hữu cơ để làm phân sẽ thúc đẩy hoạt động phân loại rác tại nguồn để tái chế, tái chế chất thải có ích, tiết kiệm nguồn tài nguyên cho đất nước đồng thời góp phần kéo dài thời gian sử dụng bãi chôn lấp rác thải từ 10 - 15%, làm tăng hiệu quả đầu tư cho bãi chôn lấp rác.