1. Động lực của quá trình dạy học
1.1. Khái niệm
Theo triết học duy vật biện chứng, mọi sự vật và hiện tượng không ngừng vận động và phát triển. Sở dĩ như vậy là do có sự đấu tranh và thống nhất giữa các mặt đối lập, nghĩa là do có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong là nguồn gốc của sự phát triển, mâu thuẫn bên ngoài là điều kiện của sự phát triển.
Quá trình dạy học trong hiện thực khách quan cũng vận động và phát triển do không ngừng giải quyết các mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong
của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữa các thành tố và giữa các yếu tố trong từng thành tố của quá trình dạy học. Chẳng hạn mâu thuẫn giữa những thành tố như trình độ của thầy và của trò, giữa nội dung dạy học đã được cải tiến nhưng phương pháp chưa được đổi mới, giữa phương pháp đổi mới với phương tiện dạy học chưa dảm bảo. Mâu thuẫn giữa những yếu tố của từng thành tố trong quá trình dạy học, chẳng hạn như trong phương pháp dạy học xuất hiện mâu thuẫn giữa việc sử dụng nhóm phương pháp dùng lời với nhóm phương pháp trực quan. Nếu quá lạm dụng phương pháp trực quan sẽ làm giảm sự phát triển tư duy trừu tượng, nếu quá lạm dụng phương pháp dùng lời bài giảng sẽ trở nên trừu tượng. Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự tiến bộ khoa học, công nghệ, văn hoá, sự phát triển kinh tế Ờ xã hội với từng thành tố của quá trình dạy học. Động lực của quá trình dạy học là giải quyết tốt được những mâu thuẫn bên ngoài, bên trong của quá trình dạy học, trong đó giải quyết các mâu thuẫn bên trong có ý nghĩa quyết định. Song trong những điều kiện nhất định, các mâu thuãn bên ngoài của quá trình dạy học lại có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự vận động và phát triển của nó.
Từ đó có thể nhận thấy có rất nhiều mâu thuẫn cần phải giải quyết, song điều quan trọng nhất để quá trình dạy học phát triển đúng, nhanh và có hiệu quả là phải xác định và giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của nó.
1.2. Mâu thuẫn cơ bản và những điều kiện để chúng trở thành động lực của quátrình dạy học trình dạy học
Mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học là mâu thuẫn giữa một bên là nhiệm vụ học tập do tiến trình dạy học đề ra và một bên là trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và trình độ phát triển trắ tuệ hiện có của người học.
Mâu thuẫn cơ bản tồn tại suốt từ đầu đến cuối quá trình, việc giải quyết các mâu thuẫn khác, xét cho cùng đều phục vụ cho việc giải quyết nó.
Mâu thuẫn cơ bản khi xuất hiện dưới sự chỉ đạo của người giáo viên, học sinh tự lực hoặc được sự hỗ trợ của giáo viên sẽ giải quyết nó. Nhờ đó người học được nâng cao trình độ và đáp ứng được nhiệm vụ dạy học đề ra. Quá trình dạy học là quá trình liện tục đề ra các nhiệm vụ học tập và khi một nhiệm vụ được giải quyết lại có nhiệm vụ khác xuất hiện và lại được giải quyết, cứ như vậy mà quá trình dạy học không ngừng vận động và phát
triển. Sự thúc đẩy giải quyết các mâu thuẫn cơ bản đó tạo ra động lực cơ bản của quá trình dạy học.
Song, muốn quá trình dạy học phát triển thì quá trình học của học sinh phải tiến triển. Vì vậy, mâu thuẫn cơ bản của quá trình dạy học phải chuyển hoá thành mâu thuẫn cơ bản của quá trình lĩnh hội tri thức của học sinh.
Sự lĩnh hội, theo I. M. Xêsênốp, là hoà những sản phẩm kinh nghiệm của người khác với kinh nghiệm của bản thân. Điều đó có nghĩa là làm cho những điều được mang từ bên ngoài vào phải hoà vào tài sản bên trong của bản thân, tạo nên một cấu trúc mới. Vì vậy, mâu thuẫn cơ bản của quá trình lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo là mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết, điều đã biết ở đây chắnh là kinh nghiệm, sự hiểu biết của bản thân và điều chưa biết chắnh là kinh nghiệm của người khác, nghĩa là tri thức mới cần lĩnh hội.
Điều kiện để mâu thuẫn trở thành động lực của quá trình dạy học
- Mâu thuẫn phải được người học ý thức đầy đủ và sâu sắc. Điều đó có nghĩa là người học phải chuyển hóa những mâu thuẫn của quá trình dạy học, những yêu cầu trong học tập và rèn luyện do người dạy đưa ra thành mâu thuẫn và nhu cầu của chắnh bản thân mình, từ đó có mong muốn tự thân giải quyết mâu thuẫn, tạo động lực cho sự phát triển.
- Mâu thuẫn đó phải vừa sức người học. Nói cách khác, yêu cầu, nhiệm vụ học tập phải phù hợp với khả năng hoàn thành, phù hợp với Ộvùng phát triển trắ tuệ gần nhấtỢ của người học. Yêu cầu cao quá hoặc thấp quá đều không có tác dụng thúc đẩy học sinh tắch cực học tập. Nghệ thuật của người dạy là biết dự đoán khả năng của người học để đề ra yêu cầu cho phù hợp.
- Mâu thuẫn phải do sự tiến triển tự nhiên của quá trình dạy học dẫn đến, phải di logic của nó quy định. Nhiệm vụ của người dạy không phải là gạt bỏ mâu thuẫn cho người học, mà phải vạch rõ, khơi sâu mâu thuẫn, làm cho người học thấy được sự cần thiết, có được hứng thú để giải quyết mâu thuẫn. Tiếp theo, người thầy phải khéo léo và kiên nhẫn hướng dẫn người học tự lực giải quyết mâu thuẫn. Sau đó, làm xuất hiện mâu thuẫn mới, mở ra viễn cảnh mới về việc học tập cho người học. Cứ như vậy, người học dần dần sẽ có được niềm vui của nhận thức, tinh thần hăng say của học tập, khám phá những chân trời tri thức mới.
2.1. Khái niệm về logic của quá trình dạy học
Logic của quá trình dạy học là trình tự vận động hợp qui luật của quá trình đó nhằm đảm bảo cho người học đi từ trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và sự phát triển năng lực hoạt động trắ tuệ ứng với lúc ban đầu nghiên cứu môn học (hay một đề mục) nào đó, đến trình độ tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và sự phát triển năng lực hoạt động trắ tuệ ứng với lúc kết thúc môn học (hay đề mục) đó.
2. 2. Các khâu của quá trình dạy học
Lý luận dạy học ở nước ta lâu nay đã xác định các khâu trong logic của quá trình dạy học để từ đó xây dựng tiến trình của một bài học trên lớp (các bước lên lớp), bao gồm:
- Kắch thắch thái độ học tập tắch cực của học sinh; - Tổ chức điều khiển học sinh nắm tri thức mới;
- Tổ chức, điều khiển học sinh củng cố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo;