Để hiểu rõ tắnh quy luật trước tiên cần nghiên cứu khái niệm quy luật. Theo Hê Ờ ghen: ỘQuy luật là hiện tượng có tắnh bản chấtỢ, ỘQuy luật là mối quan hệ bản chấtỢ. Theo Từ điển tóm tắt về Triết học: ỘBản chất biểu thị tắnh tổng thể của các quy luật vốn có của đối tượng, là mối liện hệ bên trong thống nhất các mặt của đối tượng, xuyên suốt đối tượng và quá trìnhỢ. Vì vậy, quy luật của quá trình dạy học chắnh là mối liên hệ chủ yếu bên trong của những hiện tượng dạy học quy định sự thể hiện tất yếu và sự phát triển của chúng.
Như vậy, qui luật dạy học phản ánh mối quan hệ chủ yếu, tất yếu và bền vững giữa các thành tố trong cấu trúc của quá trình dạy học (và giữa các yếu tố trong từng thành tố).
Các quy luật dạy học bao gồm:
- Qui luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa môi trường xã hội với các thành tố của quá trình dạy học;
- Qui luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của giáo viên với hoạt động học của học sinh;
- Qui luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa dạy học và giáo dục;
- Qui luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa dạy học và sự phát triển trắ tuệ; - Qui luật về mối quan hệ thống nhất biện chứng giữa mục đắch, nội dung, phương pháp, phương tiện của quá trình dạy học.
Trong các qui luật trên, qui luật về mối quan hệ giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh được coi là qui luật cơ bản của quá trình dạy học. Bởi vì qui luật này phản ánh mối quan hệ giữa hai thành tố cơ bản, hai thành tố trung tâm đặc trưng cho tắnh chất hai mặt của quá trình dạy học: Hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh. Mặt khác, qui luật này chi phối, ảnh hưởng tắch cực tới các qui luật khác của quá trình dạy học và các qui luật khác chỉ có thể phát huy tác dụng tắch cực dưới ảnh hưởng tác động của qui luật cơ bản này.