II. BẢN CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH DẠY HỌC 1 Cơ sở xác định bản chất của quá trình dạy học
GV tạo môi trường và nội dung học tập phức hợp
học tập phức hợp Môi trường học tập Môi trường học tập Học sinh Học sinh Nội dung học tập
tập không chỉ định hướng theo các sản phẩm học tập, mà cần kiểm tra những tiến bộ trong quá trình học tập và trong những tình huống học tập phức tạp.
Thuyết kiến tạo ngày càng được chú ý trong thời gian gần đây. Thuyết kiến tạo thách thức một cách cơ bản tư duy truyền thống về dạy học. Không phải người dạy, mà người học trong sự tương tác với các nội dung học tập sẽ nằm trong tâm điểm của quá trình dạy học. Nhiều quan điểm dạy học mới bắt nguồn từ thuyết kiến tạo: Học tập tự điều khiển, học theo tình huống, học nhóm, học tương tác, học từ sai lầm...
Tuy nhiên, thuyết kiến tạo cũng bộ lộ những hạn chế, đó là:
- Quan điểm cực đoan trong thuyết kiến tạo phủ nhận sự tồn tại của tri thức khách quan; - Một số tác giả nhấn mạnh rằng chỉ có thể học tập có ý nghĩa những gì ta quan tâm. Tuy nhiên, cuộc sống đòi hỏi cả những điều mà khi còn đi học người ta không quan tâm;
- Việc đưa các kỹ năng cơ bản vào các đề tài phức tạp mà không có luyện tập cơ bản có thể hạn chế việc học tập;
- Việc nhấn mạnh đơn phương học trong nhóm cần xem xét. Năng lực học tập cá nhân vẫn luôn đóng vai trò quan trọng;
- Dạy học theo lý thuyết kiến tạo đòi hỏi thời gian lớn.
Từ việc phân tắch các quan niệm về quá trình dạy học dựa trên các lý thuyết dạy học, chúng ta nhận thấy: Mỗi lý thuyết có ưu điểm và giới hạn riêng, không có một lý thuyết toàn năng có thể giải thắch thỏa đáng đầy đủ cơ chế, bản chất của việc dạy học. Trong dạy học, vận dụng kết hợp một cách thắch hợp các lý thuyết học tập là điều rất có ý nghĩa.