MỤC TIÊU GIÁO DỤC VIỆT NAM Những căn cứ để xác định mục tiêu giáo dục

Một phần của tài liệu GIAO DUC HOC DAI CUONG DUNG TRONG CAC TRUONG CD VA DH (Trang 28 - 30)

Những căn cứ để xác định mục tiêu giáo dục

Xác định mục tiêu giáo dục cần dựa trên những căn cứ sau:

- Xu thế phát triển của thời đại, xu thế phát triển giáo dục của các quốc gia trên thế giới và trong khu vực.

- Chiến lược phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ quốc gia những yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay và đủ sức cạnh tranh với nguồn nhân lực toàn cầu.

- Những điều kiện, tiềm năng kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ cụ thể của đất nước hiện nay

- Truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam, những tinh hoa, kinh nghiệm giáo dục đã đạt được trong giai đoạn cách mạng và hai cuộc kháng chiến; đồng thời phải tiếp cận các giá trị xã hội hiện đại

- Khả năng hiện có của hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam để biến những mong muốn lý tưởng thành hiện thực của nền giáo dục

- Nhu cầu và khả năng thực hiện của các đối tượng giáo dục, hay nói cách khác là nhu cầu, năng lực hiện có của người được giáo dục theo các lứa tuổi khác nhau trong các ngành học, cấp học, bậc học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân.

3. Mục tiêu giáo dục Việt Nam

Mục tiêu giáo dục là phạm trù phức tạp, có nhiều cấp độ, tạo thành một

Ộcây mục tiêuỢ và chúng phát triển liên tục, có thể phân tắch mục tiêu giáo dục theo từng cấp độ.

3.1. Mục tiêu ở cấp độ tổng quát( Luật giáo dục)

3.2. Mục tiêu nhân cách

Trong lịch sử phát triển giáo dục nhân loại, tư tưởng về mục đắch, mục tiêu giáo dục đã được các nhà giáo dục đề cập đến. Tư tưởng này được phát triển qua các thời kỳ khác nhau của lịch sử loài người, từ tư tưởng của Arixtốt, Khổng tử đến các nhà xã hội không tưởng thời kỳ văn hóa Phục hưngẦTuy vậy, phải đến giữa thế kỷ XIX, Các Mác và Ăngghen mới đưa ra được những cơ sở khoa học thực sự của giáo dục phát triển nhân cách toàn diện và từ đó trở thành mục tiêu lý tưởng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.

Nền giáo dục Việt Nam luôn luôn coi trọng việc xây dựng con người phát triển toàn diện, con người vừa có đức, vừa có tài, hồng thắm chuyên sâu. Tháng 9 năm 1945 trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chắ Minh đã tuyên bố: Các thế hệ thanh thiếu niên của chúng ta từ nay sẽ được hưởng một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục sẽ đào tạo các cháu nên những người công dân có ắch cho nước Việt Nam, một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các cháuỢ

Từ đó đến nay, mục tiêu giáo dục nhân cách của nước ta qua các thời kỳ lịch sử khác nhau đã được xác định rõ trong các Văn kiện của Đảng, từ Cương lĩnh của Đảng năm 1930 đến Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX năm 2001.

Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mô hình nhân

cách con người Việt nam đã được xác định trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ Hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII là: ỘẦ xây dựng những con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý

gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, có năng lực hấp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tắnh tắch cực của cá nhân, làm chủ. Có tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tắnh tổ chức kỷ luật, có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa ỘhồngỢ vừa ỘchuyênỢ như lời căn dặn của Bác HồỢ.

3.3. Mục tiêu ở cấp độ hệ thống giáo dục

Chúng ta biết rằng xuất phát từ mục đắch giáo dục để xác định mục tiêu giáo dục cho từng bậc học, cấp học, ngành học. Mục đắch sẽ được thực hiện nếu các cấp học, bậc học, ngành học, trình độ đào tạo thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Mục tiêu ở các cấp độ hệ thống giáo dục được cụ thể hóa như sau:

3.3.1. Mục tiêu giáo dục mầm non (Điều 22, Luật giáo dục)

3.3.2. Mục tiêu của giáo dục phổ thông( Điều 27, Luật giáo dục )

3.3.3. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp( Điều 33, Luật giáo dục)

3.3.4. Mục tiêu của giáo dục đại học: (Điều 39, Luật giáo dục

Một phần của tài liệu GIAO DUC HOC DAI CUONG DUNG TRONG CAC TRUONG CD VA DH (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w