Để giúp các bạn có thêm phần tự tin cho kì thi sắp tới và đạt kết quả cao. Mời các em học sinh và các thầy cô giáo tham khảo tham Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang dưới đây.
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: NGỮ VĂN 12 - THPT
Thời gian làm bài 90 phút không kể thời gian giao đề
I ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
(…)Hồn dân tộc dậy ta làm thi sĩ
Quá khứ nhiều mà ta chẳng già nua
Mọi tai ương khủng khiếp đã qua
Gà đã gáy xôn xao chào buổi sớm
Mai gắn lại những vết thương xé thịt
Dân tộc mình mở tới một trang vui
Hoa gạo hồng lại nở, bà ơi
Cháu đã đi từ lòng bà ấm áp
Để sống hết những vui buồn dân tộc
Những hoa bìm hoa súng nở trên ao
Những ban mai xanh biếc tiếng đàn bầu
Bà hiền hậu têm trầu trên chõng nước
Em đi gặt trên cánh đồng cổ tích
Lúa bàng hoàng chín rực những triền sông…
(Trích Đất nước đàn bầu, Lưu Quang Vũ, Tinh hoa thơ Việt, NXB Hội nhà văn, 2007, tr 260 - 261)
Câu 1 Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 Chỉ ra những hình ảnh nói lên sự hồi sinh mãnh liệt của dân tộc trong đoạn thơ
Câu 3 Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh của đất nước qua câu thơ: Quá khứ nhiều mà ta chẳng già nua?
Câu 4 Qua đoạn thơ, anh/chị có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả?
II LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Anh/Chị hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ý chí vươn lên, vượt
qua khó khăn thử thách đối với thế hệ trẻ hiện nay
Câu 2 (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích sau:
Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu
dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững
như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta
luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con
thoi Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố,
“sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ
nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm
u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh
trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên” Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi,
kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên
kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường,
Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2019, tr.198-199)
- Hết
-Họ và tên học sinh:….……… Số báo danh:………
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG HDC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: NGỮ VĂN 12
(Hướng dẫn chấm gồm có 02 trang)
Phần Câu Nội dung Điểm
I
ĐỌC HIỂU 3.0
1 - Thể thơ tự do
- HS không làm hoặc trả lời sai 0.5 0.0
2 - Những hình ảnh thể hiện sức hồi sinh mãnh liệt của dân tộc: Gà gáy xôn xao chào
buổi sớm; dân tộc mở tới trang vui; hoa gạo hồng lại nở; những hoa bìm hoa súng nở
trên ao; những ban mai xanh biếc; bà hiền hậu têm trầu bên chõng nước; em đi gặt
trên cánh đồng cổ tích; lúa chín rực những triền sông
(Học sinh trả lời được từ 04 hình ảnh trở lên được 1.0 điểm
Học sinh trả lời đúng 03 hình ảnh được 0.75 điểm
Học sinh trả lời đúng 02 hình ảnh được 0.5 điểm
Học sinh trả lời đúng 01 hình ảnh được 0.25 điểm
Học sinh trích cả đoạn thơ: không cho điểm)
1.0
3 - Hình ảnh đất nước qua câu thơ là đất nước của:
+ Lịch sử nghìn năm
+ Sức sống thanh xuân, tươi trẻ
(Học sinh trả lời cả hai ý đúng như đáp án được 1.0 điểm
Học sinh trả lời đúng 01 ý được 0.5 điểm
Học sinh diễn đạt khác nhưng ý tương đương được điểm tối đa)
0.5
0.5
4 - Vẻ đẹp tâm hồn của tác giả thể hiện qua đoạn thơ:
+ Yêu đất nước, yêu dân tộc, yêu cuộc sống tha thiết, đắm say
+ Lạc quan, giàu tin yêu, hi vọng
(Học sinh trả lời cả hai ý đúng như đáp án được 0.5 điểm
Học sinh trả lời đúng 01 ý được 0.25 điểm
Học sinh diễn đạt khác nhưng ý tương đương được điểm tối đa)
0.5
II
LÀM VĂN 7.0
1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của ý chí
vươn lên vượt qua thử thách đối với thế hệ trẻ ngày nay
2.0
a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân
- hợp, móc xích hoặc song hành
0.25
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Vai trò của ý chí vươn lên vượt qua thử thách đối với thế hệ trẻ ngày nay 0.25
c Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề cần nghị
luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vai trò của ý chí vươn lên vượt qua thử
thách đối với thế hệ trẻ Có thể theo hướng sau:
- Hiểu được thế hệ trẻ là những con người giàu ước mơ, dám nghĩ dám làm,
căng tràn sức sống,…Trên hành trình dấn thân, trải nghiệm của tuổi trẻ, khó
khăn thử thách là điều khó tránh khỏi
- Bàn luận được vai trò của ý chí vượt qua khó khăn của giới trẻ: có ý chí nghị
lực, tuổi trẻ có sức mạnh tinh thần lớn lao, dám đối diện với khó khăn thử
thách, chấp nhận thất bại, tin tưởng vào bản thân, kiên trì, nhẫn nại, không lùi
bước, vượt qua mọi giới hạn của bản thân…
- Rút ra bài học cho bản thân
1.0
Trang 3d Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt 0.25
e Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, có suy nghĩ riêng sâu sắc về vấn đề nghị luận nhưng
cần phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật
0.25
2 Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trong bút kí Ai đã đặt tên cho
dòng Sông? 5.0
a Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận
Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài
triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
0.25
b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích 0.5
c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu cơ bản
sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm “Ai đã
đặt tên cho dòng sông?” và đoạn trích 0.5
* Cảm nhận về đoạn trích:
- Nội dung:
+ Đoạn văn miêu tả thủy trình và vẻ đẹp của sông Hương quãng xuôi dần về
Huế:
• Dòng chảy uyển chuyển, mềm mại, linh hoạt: Vượt qua một lòng vực
sâu dưới chân núi Ngọc Trản, trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như
thành quách; dòng sông mềm như tấm lụa
• Vẻ đẹp biến ảo của sắc nước: xanh thẳm, sớm xanh, trưa vàng, chiều tím
• Vẻ uy nghi trầm mặc: như triết lí, như cổ thi
+ Đoạn văn thể hiện tình yêu xứ sở sâu nặng, đằm thắm và cách cảm nhận bình
dị mà tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh chân thực mà gợi cảm, câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu
hài hòa, tiết tấu nhịp nhàng
+ Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa
+ Ngôn ngữ phong phú, gợi cảm; câu văn giàu nhạc điệu
3.0
d Sáng tạo
Có cách diễn đạt độc đáo; suy nghĩ, kiến giải mới mẻ về nội dung hoặc nghệ
thuật bài thơ
0.5
e Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo những quy tắc về chuẩn chính tả, dùng từ, đặt câu của tiếng Việt 0.25
Tổng điểm 10.0
* LƯU Ý KHI CHẤM BÀI:
Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách
chấm đếm ý cho điểm một cách máy móc, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm
Cần khuyến khích những bài làm có tính sáng tạo, nội dung bài viết có thể không trùng với
yêu cầu trong đáp án nhưng lập luận thuyết phục, văn phong sáng rõ
Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của
mỗi phần và được thống nhất trong Hội đồng chấm
- Hết -