Bài giảng tổng quan du lịch

46 13 0
Bài giảng tổng quan du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tổng Quan Du lịch là môn học lý thuyết dành cho sinh viên chuyên ngành Du lịch tại các trường Đại học, các trường cao đẳng, các trường cao đẳng nghề, các trường THNV. Môn học mang tính khái quát, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về cấu trúc và sự vận hành của hệ thống ngành du lịch.Việc biên soạn bài giảng này này nhằm mục đích trang bị những kiến thức khái quát, cơ bản cho người học. Bằng lý thuyết và những tình huống thảo luận (case studies), học sinh được yêu cầu hiểu được toàn bộ cấu trúc của ngành du lịch, là cơ sở để sinh viên, học sinh tìm hiểu sâu hơn các lĩnh vực khác của ngành du lịch: Kinh doanh lữ hành, kinh doanh nhà hàng khách sạn, quản lý, điều hành chương trình du lịch hướng dẫn du lịch.Nội dung của bài giảng bao gồm những vấn đề khái quát như: Các khái niệm niệm cơ bản về du lịch, lịch sử hình thành, phát triển của du lịch thế giới, du lịch Việt nam, điều kiện phát triển du lịch, loại hình và các lĩnh vực kinh doanh du lịch, sản phẩm du lịch. Đồng thời với những nội dung trên, bài giảng còn đề cập tới những vấn đề khác của hoạt động du lịch như lao động du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Những nội dung mà bài giảng đề cập tới chỉ mang tính khái quát, đại cương, làm chìa khoá để người học, người đọc đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu các môn chuyên nghành.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 6

1 Một số khái niệm cơ bản 6

1.1 Khái niệm về du lịch 6

1.2 Khái niệm về khách du lịch 7

1.2.1 Khái niệm 7

1.2.2 Phân loại 7

1.3 Khái niệm điểm đến du lịch 9

1.4 Khái niệm khách sạn (hotel) 9

2 Các thể loại du lịch 9

2.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ 9

2.2 Căn cứ vào mục đích chuyến đi 10

2.3 Căn cứ vào hình thức lưu trú 10

2.4 Căn cứ vào thời gian chuyến đi 11

2.5 Căn cứ vào lứa tuổi du khách 11

2.6 Căn cứ vào hình thức tổ chức 11

2.7 Căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện giao thông 12

2.8 Căn cứ vào phương thức hợp đồng 12

2.9 Căn cứ vào tài nguyên du lịch 12

Trang 2

– CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 19

1 Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác 19

1.1 Mối quan hệ giữa du lịch và kinh tế 19

2 Các điều kiện để phát triển du lịch 26

2.1 Điều kiện chung 26

2.1.1 Tình hình an ninh chính trị - an toàn xã hội 26

2.1.2 Điều kiện kinh tế 26

2.1.3 Chính sách phát triển du lịch 27

2.1.4 Các điều kiện làm nảy sinh nhu cầu du lịch 27

2.2 Điều kiện đặc trưng 30

2.2.1 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch thiên nhiên 30

2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn 30

2.2.3 Sự sẵn sàng đón tiếp khách 30

2.2.4 Các sự kiện đặc biệt 30

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT VÀ LAO ĐỘNG TRONG DULỊCH 32

1 Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch 32

1.1 Khái niệm và đặc điểm 32

1.1.1 Khái niệm 32

Trang 3

1.1.2 Nội dung của CSVCKT trong du lịch 32

1.1.3 Đặc điểm của CSVCKT trong du lịch 32

1.2 Phân loại CSVCKT trong du lịch 34

1.2.1 Căn cứ theo hình thức sở hữu 34

1.2.2 Căn cứ theo qui mô 34

1.2.3 Căn cứ vào tính chất hoạt động 34

2 Lao động trong du lịch 34

2.1 Khái niệm và phân loại lao động trong du lịch 34

2.1.1 Đặc điểm lao động trong du lịch 34

2.1.2 Các loại lao động trong ngành du lịch 35

2.1.3 Yêu cầu về lao động trong du lịch 36

2.2 Quản lý và sử dụng lao động trong du lịch 37

2.2.1 Vai trò và yêu cầu đối với bộ phận lao động thực hiện chức năng kinhdoanh du lịch: 37

2.2.2 Công tác quản lý nhà nước về đào tạo và phát triển lao động du lịch củanước ta hiện nay 38

1.2.2 Hình thức và phương tiện phục vụ du lịch rất đa dạng 41

1.2.3 Phục vụ du lịch là một quy trình phức tạp và thường kéo dài về thời gian. 42

1.2.4 Khả năng cơ giới hoá quy trình phục vụ là rất hạn chế 42

1.2.5 Nhân tố chủ thể đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phục vụtrực tiếp khách du lịch 42

2 Chất lượng phục vụ du lịch 42

2.1 Khái niệm và đặc điểm của chất lượng phục vụ du lịch 42

2.1.1 Khái niệm 42

2.1.2 Đặc điểm của chất lượng phục vụ du lịch 43

2.2 Các yếu tố cấu thành chất lượng phục vụ du lịch 43

Trang 4

2.2.1 Khách du lịch 43

2.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch 44

2.2.3 Số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ lao động trong du lịch 44

2.2.4 Tổ chức và quản lý 44

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Tổng Quan Du lịch là môn học lý thuyết dành cho sinh viên chuyên ngành Du lịch

tại các trường Đại học, các trường cao đẳng, các trường cao đẳng nghề, các trườngTHNV Môn học mang tính khái quát, cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bảnvề cấu trúc và sự vận hành của hệ thống ngành du lịch.

Việc biên soạn bài giảng này này nhằm mục đích trang bị những kiến thức khái quát,cơ bản cho người học Bằng lý thuyết và những tình huống thảo luận (case studies),học sinh được yêu cầu hiểu được toàn bộ cấu trúc của ngành du lịch, là cơ sở để sinhviên, học sinh tìm hiểu sâu hơn các lĩnh vực khác của ngành du lịch: Kinh doanh lữhành, kinh doanh nhà hàng - khách sạn, quản lý, điều hành chương trình du lịchhướng dẫn du lịch.

Nội dung của bài giảng bao gồm những vấn đề khái quát như: Các khái niệm niệm

cơ bản về du lịch, lịch sử hình thành, phát triển của du lịch thế giới, du lịch Việtnam, điều kiện phát triển du lịch, loại hình và các lĩnh vực kinh doanh du lịch, sảnphẩm du lịch Đồng thời với những nội dung trên, bài giảng còn đề cập tới những

vấn đề khác của hoạt động du lịch như lao động du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật dulịch Những nội dung mà bài giảng đề cập tới chỉ mang tính khái quát, đại cương,làm chìa khoá để người học, người đọc đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu các mônchuyên nghành.

Trang 6

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCHMục tiêu: Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:

-Về kiến thức:Trình bày được một số kiến thức cơ bản về hoạt động du lịch, các

khái niệm cơ bản, các thể loại du lịch, nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch và một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch tiêu biểu.

-Về kỹ năng:vận dụng kiến thức đã học phân biệt được các loại hình du lịch; các

cơ sở lưu trú du lịch có tại địa phương.

-Về thái độ:nghiêm túc tiếp thu kiến thức tại lớp và nghiên cứu tại nhà

1 Một số khái niệm cơ bản 1.1 Khái niệm về du lịch

- Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (United Nations World Tourism Organization),

một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư.

- Theo Pirogionic, năm 1985, định nghĩa: “Du lịch là một dạng hoạt động củadân trong thời gian nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoàinơi cư trú thường xuyên nhằm nghĩ ngơi chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần,nâng cao trình độ nhận thức - văn hoá hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giátrị về tự nhiên, kinh tế và văn hoá.”

- Theo từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai khía cạnh: + Du lịch là một dạng nghĩ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghĩ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở gốc độ cầu, gốc độ người đi du lịch.

+ Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở gốc độ một ngành kinh tế.

Trang 7

- Định nghĩa Tổng cục du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quanđến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứngnhu cầu tham quan, tìm hiểu, giá trị, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhấtđịnh.”

1.2 Khái niệm về khách du lịch

1.2.1 Khái niệm

- Theo UNWTO khách du lịch là những người có các đặc trưng sau: + Là người đi khỏi nơi cư trú của mình

+ Không theo đuổi mục đích kinh tế + Đi khỏi nơi cư trú 24 giờ trở lên

+ Khoảng cách từ nhà đến điểm du lịch tùy theo quan điểm của từng quốc gia - Tại các nước đều có định nghĩa riêng về khách du lịch Tuy nhiên, các khái niệm đó đều có điểm chung là:

+ Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với những mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gian lưu lại nơi đến từ 24 giờ trở lên (hoặc có sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm) nhưng không quá thời gian một năm.

+ Khách du lịch là những người tạm thời ở tại nơi họ đến du lịch với các mục tiêu như nghỉ ngơi, hội nghị, hoặc tham quan, thăm thân…

- Theo luật du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tài kỳ họp thứ 7 khóa XI năm 2005): “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”.

- Khách tham quan: là những người đi thăm viếng trong chốc lát, trong ngày, thời gian chuyến đi không đủ 24h.

- Lữ khách: là những người thực hiện một chuyến đi từ nơi này đến nơi khác bằng bất cứ phương tiện gì, vì bất cứ lý do gì có hay không trở về nơi xuất phát ban đầu.

1.2.2 Phân loại

a Khách du lịch quốc tế (International tourist)

Khái niệm khách du lịch quốc tế được thống nhất giữa các nước trên thế giới - Khái niệm năm 1937 (Hội Quốc Liên - tiền thân Tổ chức du lịch thế giới ngày nay) đã nêu rõ khách du lịch quốc tế là những người thăm viếng một quốc gia ngoài quốc gia cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ.

Tuy nhiên, trên thực tế một số khách du lịch đến quốc gia khác lưu trú qua đêm mặc dù chưa đủ 24 giờ vẫn được thống kê là khách du lịch quốc tế

Bên cạnh đó cũng có những khách du lịch chỉ đi du lịch trong ngày Đối tượng

này được gọi là khách tham quan (Excursionist, Day-visitor) - Những người rời khỏinơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trước lại với những mụcđích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao ở nơi đến; có thời gianlưu lại ở nơi đến không quá 24 giờ, không sử dụng dịch vụ lưu trú qua đêm.

Trang 8

- Năm 1963 tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về du lịch (Roma - Ý) đã thống nhất

hai khái niệm “khách du lịch” và “khách tham quan” như sau: khách du lịch quốc tếlà người viếng thăm một số nước khác người nước cư trú của mình với bất kỳ lý donào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập từ nước được viếng thăm (Xoá bỏ

giới hạn dưới về thời gian chuyến đi)

- Năm 1989 tại Hội nghị liên minh Quốc Hội về du lịch (Lahaye – Hà Lan) đã đưa ra “Tuyên bố Lahaye về du lịch” Xác định khách du lịch quốc tế là nhừng người:

+ Trên dường đi thăm một hoặc một số nước, khác với nước mà họ cư trú thường xuyên;

+ Mục đích của chuyến đi là tham quan, nghĩ ngơi hoặc thăm thân… thời gian không quá 3, nếu muốn ở lại thêm phải được phép gia hạn Quá 3 tháng phải rời khỏi nước đến tham quan hoặc về lại quốc gia của mình, hoặc đến nước thứ ba.

+ Không được làm bất cứ việc gì để được trả thù lao tại nước đến do ý muốn của khách hay do yêu cầu của nước sở tại.

- Luật du lịch Việt Nam: “Khách du lịch quốc tế là những người nước ngoài,người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam,người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.

* Những trường hợp sau đây được coi là khách du lịch quốc tế:

• Đi vì lý do sức khoẻ, giải trí, gia đình…

• Đi tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế, các đại hội thể thao… • Tham gia chuyến du lịch vòng quanh biển

• Những người đi với mục đích kinh doanh công vụ (tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng…)

* Những trường hợp sau không được coi là khách du lịch quốc tế:

• Những người đi sang nước khác để thừa hành một nhiệm vụ nào đó

• Những người đi sang nước khác để hành nghề, hoặc tham gia vào các hoạt động kinh doanh ở các nước đến.

• Những người nhập cư vào nước đến

• Những du học sinh, nghiên cứu sinh sống tạm trú tại nước ngoài

• Những dân cư vùng biên giới, cư trú ở một quốc gia và đi làm ở quốc gia khác • Những người đi xuyên một quốc gia và không dừng lại (nhân viên hải quan tại các cửa khẩu, người buôn bán tại các chợ biên giới…)

b Khách du lịch nội địa (Internal tourist)

- Theo UNWTO: “Khách du lịch nội địa là người đang sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác, không phải nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24h và không quá một năm với các mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nơi đến”.

- Khái niệm khách du lịch nội địa được xác định không giống nhau tại các quốc gia khác nhau:

Trang 9

+ Mỹ: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi cách nơi ở thường

xuyên của họ ít nhất là 50 dặm (1 dặm = 1,609344 km), tức khoảng 80km với những

mục đích khác nhau ngoài việc đi làm hàng ngày.

+ Pháp: Khách du lịch nội địa là những người rời khỏi nơi cư trú của mình tối thiểu là 24 giờ và nhiều nhất là 4 tháng với một hoặc một số mục đích: giải trí, sức khỏe, công tác và hội họp dưới mọi hình thức

+ Canada: Khách du lịch nội địa là những người đi đến một nơi xa 25 dặm, tức là khoảng 40km và có nghĩ lại qua đêm, hoặc rời khỏi thành phố và có nghỉ lại đêm tại nơi đến.

- Pháp lệnh du lịch Việt Nam: “Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”

1.3 Khái niệm điểm đến du lịch

Điểm đến du lịch là nơi tập trung các tài nguyên du lịch (TNDL), các phương tiện vận chuyển du khách và các dịch vụ kinh doanh đáp ứng được nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi của du khách Điểm du lịch có khoảng cách địa lý đối với người dân địa phương sống xung quanh đó.

1.4 Khái niệm khách sạn (hotel)

Khách sạn là loại hình cơ sở lưu trú chủ yếu, đặc thù nhất, phổ biến nhất Đây là loại hình phát triển nhất về dịch vụ, chất lượng, đa dạng về thể loại, có số lượng lớn, có mặt hầu hết các đô thị, các điểm du lịch Trong Điều 4 – Luật du lịch đã đề cập: “khách sạn là cơ sở lưu trú…” là cơ sở kinh doanh lưu trú phục vụ khách lưu trú đáp ứng yêu cầu về các mặt ăn, uống, giải trí và các dịch vụ cần thiết khác.

Khách sạn là một loại hình lưu trú du lịch mang tính phổ biến, đặc trưng nhất trong hệ thống cơ sở lưu trú du lịch được kiến trúc, xây dựng mang tính hệ thống, đồng bộ Nó là cơ sở lưu trú có quy mô, cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động, chất lượng và chủng loại sản phẩm đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định, nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu khác của khách trong thời gian lưu trú để thu lợi nhuận.

2 Các thể loại du lịch

2.1 Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

- Du lịch quốc tế: là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và nơi đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau, khách du lịch đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch Du lịch quốc tế bao gồm:

+ Du lịch quốc tế đến (du lịch quốc tế nhận khách): Là hình thức du lịch của khách du lịch ngoại quốc đến một nước nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó Quốc gia nhận khách du lịch nhận được ngoại tệ do khách mạng đến nên được coi là quốc gia xuất khẩu du lịch.

Trang 10

+ Du lịch ra nước ngoài (du lịch quốc tế gửi khách): Là chuyến đi của một cư dân trong một nước đến một nước khác và tiêu riền kiếm được ở đất nước của mình Quốc gia gửi khách được gọi là quốc gia nhập khẩu du lịch

- Du lịch trong nước: là hình thức đi du lịch và cư trú của công dân trong một nước đến địa phương khác ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình.

2.2 Căn cứ vào mục đích chuyến đi

- Du lịch thiên nhiên: hấp dẫn những người thích tận hưởng bầu không khí ngoài

trời, thích thưởng thức phong cảnh đẹp và đời sống động thực vật hoang dã VD:Vườn quốc gia Cúc Phương; Ngũ Hành Sơn…

- Du lịch văn hoá: thu hút những người mà mối quan tâm chủ yếu của họ là truyền thống lịch sử, phong tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của nơi đến

VD: Thăm viện bảo tàng, tham dự các lễ hội truyền thồng…

- Du lịch xã hội: hấp dẫn những người mà đối với họ sự tiếp xúc giao lưu với những người khác là quan trọng…

- Du lịch hoạt động: thu hút khách du lịch bằng một hoạt động được xác định trước và thách thức phải hoàn thành trong chuyến đi.

VD: Hoàn thiện vốn ngoại ngữ của mình khi đi ra nước ngoài

- Du lịch nghỉ ngơi giải trí: thu hút những người mà lí do chủ yêu của họ đối với chuyến đi là sự hưởng thụ và tận hưởng kỳ nghỉ.

VD: khách du lịch thích đến bờ biển đẹp tắm dưới ánh mặt trời…

- Du lịch quê hương: đặc trưng cho những người quay trở về nơi quê cha đất tổ tìm hiểu lịch sử nguồn gốc của quê hương, dòng dõi gia đình

- Du lịch chuyên đề: liên quan đến một ít người đi du lịch cùng với một mục đích chung hoặc mối quan tâm đặc biệt nào đó của riêng họ.

VD: một nhóm sinh viên đi một tour du lịch thực tập, những người kinh doanh đithăm một nhà máy…

- Du lịch thể thao: thu hút những người ham mê thể thao để nâng cao thể chất, sức khỏe

VD: khách du lịch tham gia chơi các môn thể thao như quần vợt, đánh gold, bóngchuyền, trượt tuyết…

- Du lịch tôn giáo: thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt của những người theo đạo phái khác nhau, họ đến nơi có ý nghĩa tâm linh hay vị trí tôn giáo được tôn kính.

- Du lịch chữa bệnh: hấp dẫn những người tìm kiếm cơ hội cải thiện điều kiện thể chất của mình như các khu an dưỡng, suối nước nóng, khu nghỉ mát ở vùng núi cao hoặc ven biển…là nơi tạo ra thể loại du lịch này

2.3 Căn cứ vào hình thức lưu trú

- Du lịch ở trong khách sạn: là loại hình du lịch phổ biến nhất, loại hình này phù hợp với những người lớn tuổi, những người có thu nhập cao vì ở đây các dịch vụ hoàn chỉnh hơn, có hệ thống hơn, chất lượng phục vụ tốt hơn, nhưng giá cả cao hơn.

Trang 11

- Du lịch ở trong Motel: Motel là các khách sạn được xây dựng ven đường xa lộ nhằm phục cho khách du lịch bằng xe hơi Ở đậy có các ga ra để xe cho du khách Các dịch vụ trong motel phần lớn là tự phục vụ Du khách tự nhận phòng, tự gọi ăn trong nhà hàng Các dụng cụ ở đây là loại sử dụng một lần Giá cả trong motel thường rẻ hơn ở trong khách sạn.

- Du lịch ở trong nhà trọ: Nhà trọ là những khách sạn loại nhỏ của tư nhận giá cả thường rất thích hợp với du khách có thu nhập thấp, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ đi cùng Ở nước ta loại hình này cũng rất phát triển đặc biệt là ở Hà nội

- Du lịch cắm trại: Là loại hình du lịch được phát triển với nhịp độ cao được giới trẻ ưa chuộng Nó rất thích hợp với khách đi du lịch bằng xe đạp, mô tô, xe hơi Đầu tư cho du lịch loại này không cao, chủ yếu sắm lều trại, bạt, gường ghế gấp và một số dụng cụ đơn giản rẽ tiền Khách tự thuê lều bạt, tự dựng và tự phục vụ Đây là loại hình du lịch có nhiều triển vọng vì: công nghiệp xe hơi phát triển nhanh, số người sử dụng phương tiện này nhiều, họ quan tâm đến vấn đề đi lại nhiều hơn vấn đề ăn nghỉ Chi phí cho các dịch vụ ở đây rẻ, du khách có thể dung tiền để đi lâu hơn, nhiều nơi hơn Du khách muốn thoát khỏi cuộc sống thường ngày, muốn gần gũi với thiên nhiên.

2.4 Căn cứ vào thời gian chuyến đi

- Du lịch ngắn ngày: chuyến đi thường vào cuối tuần từ 1 - 2 ngày trong phạm vi gần.

- Du lịch dài ngày: thường là các chuyến đi có thời gian từ một tuần đến 10 ngày trở lên.

2.5 Căn cứ vào lứa tuổi du khách

Về mặt sinh học, tùy theo lứa tuổi, điều kiện sức khỏe, tính hoạt động và khả năng chịu đựng của các lớp người này có sự khác biệt Thiếu niên, thanh niên luôn có nhu cầu vận động tầng lớp trung niên kém nhanh nhẹn và người cao tuổi thể hiện sức ỳ lớn.

Về mặt khả năng chi trả có thể thấy rõ đại đa số những người trung niên có khả năng chi trả cao hơn các tập khách hàng khác Thiếu niên, thanh niên còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình nên khả năng cho trả thấp, còn người cao tuổi chi trả ở mức trung bình.

- Du lịch của những người cao tuổi - Du lịch của những người trung niên - Du lịch của tầng lớp thanh niên

- Du lịch của tầng lớp thiếu niên và trẻ em.

2.6 Căn cứ vào hình thức tổ chức

- Du lịch theo đoàn: Các thành viên tham dự đi theo đoàn và thường có sự chuẩn bị chương trình từ trước Nó bao gồm:

Trang 12

+ Du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du lịch: Đoàn du lịch được các đại lý trung gian (Công ty lữ hành), các công ty vận tải, hoặc các tổ chức khác…tổ chức chuyến đi Các tổ chức này đã chuẩn bị và thỏa thuận từ trước tuyến hành trình và lịch đi Mỗi thành viên trong đoàn được thông báo trước chương của chuyến đi.

+ Du lịch theo đoàn không thông qua tổ chức du lịch: Đoàn đi tự chọn chuyến hành trình, thời gian đi, những nơi sẽ đến…Có thể đoàn đã thỏa thuận từ trước hoặc tới nơi mới tìm nơi lưu trú, ăn uống.

- Du lịch cá nhân: Là loại du lịch mà khách du lịch đi riêng lẻ một hoặc hai người với những cách thức và mục đích khác nhau, loại này cũng bao gồm hai loại:

+ Có thông qua tổ chức du lịch: Họ đi theo các chương trình đã định trước của các tổ chức du lịch, tổ chức công đoàn hay các tổ chức xã hội khác Khách du lịch tuân theo các điều kiện đã được thông báo và chuẩn bị từ trước

+ Không thông qua tổ chức du lịch: Khách du lịch đi tự do

2.7 Căn cứ vào việc sử dụng các phương tiện giao thông

- Du lịch bằng môtô - xe đạp: Trong loại hình xe đạp và mô tô được làm phương tiện đi lại cho du khách từ nơi ở đến điểm du lịch Nó được phát triển ở nơi có địa hình tương đối bằng phẳng Loại hình này thích hợp cho các điểm du lịch gần nơi cư trú và được giới trẻ rất ưa chuộng.

- Du lịch bằng tàu hoả: Được hình thành từ những năm 40 của thế kỷ 19 Ngày nay do sự phát triển của ngành đường sắt, số khách du lịch bằng tàu hỏa ngày càng đông Lợi thế của du lịch bằng tàu hỏa là: tiện nghi, an toàn, nhanh rẻ, đi được xa và chuyển được nhiều người.

- Du lịch bằng tàu thuỷ: được phát triển ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở những nước có bờ biển đẹp, có niều vịnh, đảo, hải cảng, sông hồ…Ngày nay có nhiều tàu du lịch được trang bị hiện đại để phục vụ mọi nhu cầu cho du khách: đi lại, ăn uống nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí…

- Du lịch bằng xe hơi: Là loại hình du lịch được phát triển phổ biến và rộng rải nhất, nó có nhiều tiện lợi và được nhiều người ưa chuộng: nhanh, du khách có điều kiện gần gủi với thiện nhiên, có thể dừng lại ở bất cứ điểm du lịch nào…

- Du lịch bằng máy bay: Là loại hình du lịch có nhiều triển vọng nhất, nó có nhiều ưu thế: nhanh, tiện nghi Vì vậy trong một thời gian ngắn du khách có thể đi được quãng đường xa hơn, giúp họ đi được nhiều hơn Tuy nhiên, giá cả loại này cao không phù hợp với nhu cầu của nhiều người.

2.8 Căn cứ vào phương thức hợp đồng

- Chương trình du lịch trọn gói: Là chương trình được doanh nghiệp kết hợp các dịch vụ liên quan trong quá trình thực hiện chuyến đi du lịch thành một sản phẩm dịch vụ tổng hợp chào bán theo một mức giá – giá trọn gói.

- Chương trình du lịch từng phần: Là chương trình có mức giá chào bán tùy theo số lượng các dịch vụ thành phần cơ bản.

Trang 13

2.9 Căn cứ vào tài nguyên du lịch

- Du lịch văn hoá: Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống

- Du lịch sinh thái: "Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương".

2.10 Một số cách phân biệt khác- Theo nhu cầu du lịch: …

- Du lịch giảm stress, du lịch balo, tự túc khám phá - Du lịch làm ăn

- Du lịch MICE …

3 Nhu cầu du lịch và sản phẩm du lịch3.1 Nhu cầu du lịch

Nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với nơi ở thường xuyên của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới, hiểu biết mới, để phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khỏe, tạo sự thoải mmais dễ chịu về tinh thần.

Nhu cầu du lịch khác với nhu cầu của khách du lịch Nhu cầu du lịch không phải là nhu cầu cơ bản, do vậy, nhu cầu du lịch chỉ được thỏa mãn trong những điều kiện nhất định, đặc biệt là điều kiện về kinh tế, kỹ thuật, xã hội… còn nhu cầu khách du lịch là những mong muốn cụ thể của khách du lịch trong một chuyến du lịch cụ thể, nó bao gồm: nhu cầu thiết yếu, nhu cầu đặc trưng và nhu cầu bổ sung.

+ Nhu cầu thiết yếu trong du lịch là những nhu cầu về vận chuyển, lưu trú, ăn uống cần phải được thỏa mãn trong chuyến hành trình du lịch.

+ Nhu cầu đặc trưng là những nhu cầu xác định mục đích chính của chuyến đi, ví dụ nhu cầu nghĩ dưỡng, tham quan, giải trí, thăm viếng, tham gia lễ hội, học tập nghiên cứu…

+ Nhu cầu bổ sung là những nhu cầu chưa được định hình trước, nó phát sinh trong chuyến hành trình du lịch như: thông tin, tư vấn, mua sắm, giặt là,…

- Phân loại nhu cầu du lịch

Về cơ bản, nhu cầu du lịch được phân làm 3 nhóm: nhu cầu thực tế, nhu cầu bị kìm chế và nhu cầu không xuất hiện.

+ Nhu cầu thực tế: Nhu cầu thực tế là nhu nhu cầu du lịch được thỏa mãn, được thực hiện trong thực tế Nhu cầu thực tế được thể hiện qua chỉ tiêu: số lượt khách đi du lịch trong một khoảng thời gian nào đó.

+ Nhu cầu bị kìm chế: Nhu cầu bị kìm chế là nhu cầu của một bộ phận dân cư muốn đi du lịch nhưng không thực hiện được vì một lý do nào đó.

Các nguyên nhân kìm chế nhu cầu có thể là chủ quan hoặc khách quan.

Các nguyên nhân chủ quan có thể là:

Trang 14

 Thu nhập của những người đó thấp, chỉ đủ để đáp ứng các nhu cầu cơ bản, chưa thể đáp ứng các nhu cầu cao hơn (tức là không có phần thu nhập được tự do chi phối);

 Quá bận rộn, không đủ thời gian để thực hiện các chuyến đi du lịch (tức là không có thời gian rảnh rỗi được tự do chi phối).

Các nguyên nhân khách quan có thể là:

- Hoàn cảnh gia đình (bố mẹ già, con nhỏ, người nhà đau ốm…);

- Điểm đến du lịch không đảm bảo an toàn, hoặc không đủ khả năng đón tiếp (thời tiết xấu, phòng ngủ không đủ, chính trị không ổn định, dịch bệnh, …)

- Phương tiện vận chuyển không đáp ứng đủ nhu cầu đi lại;

- Cơ chế, chính sách của chính phủ nơi khách đi hoặc đến không khuyến khích đi du lịch hoặc tiếp nhận khách du lịch…

Tùy thuộc vào nguyên nhân, nhu cầu bị kìm chế được chia làm 2 bộ phận

- Nhu cầu tiềm tàng: bao gồm những người thích đi du lịch nhưng chưa có khả

năng thực hiện do những nguyên nhân chủ quan Những người này sẽ đi du lịch trong tương lai khi thu nhập của họ tăng lên hoặc họ có thời gian rảnh rỗi nhiều hơn.

- Nhu cầu bị trì hoãn: bao gồm những người đã có nhu cầu đi du lịch nhưng

chuyến đi của họ bị trì hoãn lại do các nguyên nhân khách quan xuất hiện trong một thời gian ngắn như: hoàn cảnh gia đình, khó khăn trở ngại từ phía cung du lịch (thiếu phòng ngủ, thiếu phương tiện vận chuyển, thời tiết xấu…) hoặc do cơ chế chính sách của nước nơi khách du lịch cư trú Nhu cầu thuộc bộ phận này sẽ trở thành nhu cầu thực tế trong tương lai gần khi các nguyên nhân khách quan được loại trừ.

+ Không có nhu cầu: gồm những người có đủ điều kiện nhưng không muốn đi du lịch và những người trong suốt cuộc đời không thể đi du lịch vì lý do hoàn cảnh gia đình, sức khỏe, lối sống, văn hóa…

Ngoài ra, nhu cầu trong du lịch còn có thể được phân loại theo một số cách thức khác nhau Chẳng hạn, nó được phân loại thành 3 nhóm: nhu cầu có khả năng thay thế, nhu cầu được định hướng lại, nhu cầu mới phát sinh Việc nắm được các loại nhu cầu đã nêu trên là cần thiết để xác định đúng thị trường và biện pháp phù hợp về marketing.

3.2 Sản phẩm du lịch

a Khái niệm

SPDL là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch của họ.

SPDL bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có 5 yếu tố chính:

- Điểm thu hút khách (các di sản văn hóa, vườn quốc gia, bãi biển, công trình kiến trúc, lễ hội, phong tục tập quán…)

- Khả năng tiếp cận của điểm đến (cơ sở hạ tầng, các loại phương tiện di chuyển, lịch trình hoạt động của các loại phương tiện đó…)

Trang 15

- Các tiện nghi và dịch vụ của điểm đến (các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các cửa hàng bán lẻ, các khu vui chơi giải trí, khu thể thao…)

- Hình ảnh của điểm đến.

- Giá cả hang hóa, dịch vụ điểm đến.

Các dịch vụ thuộc sản phẩm du lịch rất đa dạng (lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, phục vụ hội nghị, vui chơi giải trí…)

Thông thường, mỗi dơn vị cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch chỉ cung cấp một số sản phẩm du lịch đơn lẻ nào đó, chẳng hạn, dịch vụ ăn uống, lưu trú, vận chuyển, tham quan Trong khi đó, nhu cầu của khách du lịch đòi hỏi một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh bao gồm nhiều sản phẩm đơn lẻ được liên kết với nhau một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm nhu cầu của từng đối tượng khách du lịch Vì vậy, khái niệm sản phẩm du lịch phải được hiểu theo nghĩa sản phẩm hoàn chỉnh, chứ không phải là sản phẩm riêng lẻ.

Việc nhận thức đúng khái niệm về sản phẩm du lịch là cần thiết để nâng cao tính hợp tác của các đơn vị, các nhân tham gia cung cấp sản phẩm du lịch nhằm đem lại sự hài lòng nhất cho khách du lịch.

b Đặc điểm của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch chủ yếu thỏa mãn nhu cầu thứ yếu cao cấp của du khách Mặc dù trong suốt chuyến đi họ phải thỏa mãn các nhu cầu đặc biệt Do đó nhu cầu du lịch chỉ được đặt ra khi người ta có thời gian nhàn rỗi, có thu nhập cao Người ta sẽ đi du lịch nhiều hơn nếu thu nhập tăng và ngược lại sẽ họ cắt giảm nếu thu nhập bị giảm xuống Bao gồm 4 đặc điểm của dịch vụ đó là:

* Tính vô hình: Ngoại trừ một số dịch vụ riêng lẻ có tính hữu hình như: các hàng

hóa bán lẻ, các đồ uống Hầu hết các dịch vụ du lịch như: dịch vụ lưu trú, ăn uống, tham quan, … đều tồn tại ở dạng vô hình, khách du lịch chỉ cảm nhận được chúng chứ không nhìn thấy việc chúng mang lại cảm giác phấn chấn, dễ chịu hay khó chịu, không cầm nắm được các dịch vụ đó như các hàng hóa khác, không mang được chúng về nhà sau khi mua Do tính chất không cụ thể nên khách hàng không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua, gặp khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm Vì vậy, vấn đề quảng cáo trong du lịch là rất quan trọng

Ngoài ra, nhà cung ứng không dễ dàng đánh giá, chất lượng sản phẩm trước khi bán chung Thông thường, chất lượng sản phẩm du lịch được đánh giá theo cảm nhận của khách hàng Với tính chất đó, việc nghiên cứu nhu cầu của khách hàng lựa chọn loại sản phẩm phù hợp để cung ứng là rất quan trọng.

* Tính không đồng nhất: Sản phẩm dịch vụ không thể tiêu chuẩn hóa được Các

nhân viên cung cấp sản phẩm du lịch không thể tạo được các sản phẩm nhu nhau trong những thời gian làm việc khác nhau Hơn nưa, khách du lịch là người quyết định chất lượng dịch vụ dựa vào cảm nhận của họ Trong những thời gian, bối cảnh khác nhau, sự cảm nhận của họ cũng khác nhau; những khách du lịch khác nhau cũng có những cảm nhận khác nhau về cùng sản phẩm du lịch.

Trang 16

Một dịch vụ sẽ có giá trị cao khi thỏa mãn nhu cầu riêng biết của khách du lịch Sự thỏa mãn của khách du lịch phụ thuốc rất lớn vao tâm lý của họ Những người cung cấp dịch vụ cần biết cách phán đoán tâm lý của khách du lịch để cung cấp dịch vụ phù hợp với mong đợi của khách Đây là kỹ năng có tính chất quyết định trong việc cung ứng sự tuyệt vời của dịch vụ.

* Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Khác với các sản phẩm thông

thường khác, việc sản xuất hầu hết các dịch vụ du lịch chỉ được thực hiện khi khách du lịch có mặt tại nơi cung cấp dịch vụ; việc tiếp nhận và tiêu dùng sản phẩm du lịch của khách cũng được thực hiện đồng thời với quá trình sản xuất.

Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch là điểm đáng lưu ý vì các đơn vị cung ứng các sản phẩm du lịch không thể kiểm tra được các chất lượng sản phẩm trước khi cung cấp cho khách du lịch, do vậy các đơn vị cung ứng phải xây dựng được các chuẩn mực và quản lý tốt việc thực hiện các chuẩn mực sản xuất sản phẩm nhằm đạt được chất lượng sản phẩm tốt nhất.

* Tính mau hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ như

dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống… Do đó về cơ bản sản phẩm du lịch không thể tồn kho, dự trữ được và rất dễ hỏng Hầu hết các sản phẩm du lịch chưa bán được hôm nay không thể bán vào dịp khác trong tương lai (phòng ngủ, chỗ ngồi trong nhà hàng, chỗ ngồi trên các phương tiện vận chuyển ).

Một chuyến máy bay có 150 chỗ ngồi, nếu ngày hôm nay chỉ bán được 100 chỗ tức còn 50 chỗ trống Tổng chi phí cho chuyến bay này cũng xấp xỉ cho chuyến bay đầy khách Ngày mai, máy bay đó cũng chỉ chở tối đa 150 khách, 50 chỗ trống hôm nay không thể để bán ngày mai Tất cả các dịch vụ khác cũng tương tự.

Đặc điểm này của sản phẩm du lịch đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch phải có chính sách giá cả, cách thức quảng bá, kỹ thuật bán hàng phù hợp mới có thể đạt được công suất sử dụng cao, giảm tổn thất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Vì vậy, việc cân đối trong quan hệ cung - cầu các dịch vụ du lịch vào các thời điểm khác nhau trong ngày, trong tuần, trong tháng hoặc trong năm, là hết sức quan trọng đối với các nhà quản lý doanh nghiệp du lịch.

* Tính tổng hợp: SPDL kết hợp các loại dịch vụ do nhiều đơn vị cá nhân thuộc

các ngành khác nhau cung cấp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch Nó vừa bao gồm sản phẩm vật chất, tinh thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động và cả các tài nguyên tự nhiên.

Hơn nữa, SPDL gồm nhiều yếu tố không thể tách rời Có nhiều đơn vị tham gia cung ứng SPDL, thậm chí đối với một sản phẩm riêng lẻ cũng có nhiều bộ phận tham gia phục vụ Đặc điểm này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận tham gia phục vụ khách để tạo ra một sản phẩm du lịch có chất lượng tốt, đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Do tính tổng hợp của SPDL, việc quy hoạch phát triển du lịch và phát triển du lịch có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan là cần thiết nhằm đạt được chất lượng SPDL tốt.

Trang 17

* Tính không thể dịch chuyển

Việc đi du lịch có thể được xuất phát từ nhiều động cơ khác nhau, nhưng gần như không thể thiếu hoạt động tham quan, du ngoạn tại điểm đến Chính vì vậy, khách du lịch chỉ có thể tiến hành tiêu thụ SP, dịch vụ du lịch tại nơi sản xuất chứ không thể chuyển khỏi nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ được Tính chất này còn được thể hiện ở chỗ không có sự chuyển quyền sở hữu sản phẩm giữa người bán và người mua Khách du lịch chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong một thời gian, địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm Với đặc điểm này, khách du lịch không được nhìn thấy sản phẩm du lịch trước khi mua nó (thậm chí ngay khi mua nó) Khách du lịch chỉ biết đến sản phẩm du lịch thông qua các kênh quảng cáo, qua internet, qua tranh ảnh, sách báo, giới thiệu của người khác… Chất lượng thông tin có tác động rất lớn đến quyết định chọn điểm đến của khách du lịch.

* Quá trình tạo ra sản phẩm du lịch có sự tham gia của khách hàng

Thái độ, hành vi chung của khách hàng là một trong những yếu tố.

Một nhà hàng có một nhóm khách nào đó gây ồn ào có thể gây tác động xấu đến cảm nhận của một nhóm khách hàng khác về nhà hàng đó.

4 Một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch tiêu biểu

Kinh doanh lưu trú là hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực sản xuất vật chất, cung cấp các dịch vụ cho thuê buồng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian lưu lại tạm thời tại các điểm đến du lịch nhằm mục đích có lãi.

* Một số loại hình cơ sở lưu trú du lịch tiêu biểu

4.1 Hotel

Khách sạn là loại hình lưu trú chủ yếu chiếm tỷ trọng phòng ngủ cao nhất, thu hút nhiều lao động và tạo ra doanh thu cao nhất trong tổng thể các loại hình lưu trú

Khách sạn là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, kiên cố, bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ cho khách du lịch Các tiện nghi tối thiểu của khách sạn gồm: phòng ngủ, các nhà hàng phục vụ ăn uống, một số tiện nghi giải trí.

4.2 Motel

Đây là cơ sở lưu trú dạng khách sạn với kiến trúc thấp tầng, được xây dựng bên ngoài thành phố, thị xã gần các tuyến đường giao thông chính hoặc giao điểm các trục đường, bảo đảm các dịch vụ phục vụ khách du lịch bằng phương tiện cơ giới và các dịch vụ bảo dưỡng, sữa chửa phương tiện vận chuyển cho khách.

4.3 Làng du lịch

Làng du lịch là quần thể các biệt thự, Bungalow, tối thiểu có 500 giường được quy hoạch, xây dựng với đầy đủ các cơ sở dịch vụ sinh hoạt và vui chơi giải trí cần thiết Làng du lịch được phân bố ở vùng biển, vùng núi, vùng nước khoáng.

Trang 18

4.4 Camping

Đây là khu đất được quy hoạch sẵn nằm gần các khu du lịch nghĩ núi, nghĩ biển, nghĩ mát (gần sông, núi, biển, hồ…) với các trang thiết bị phục vụ khách đến cắm trại hoặc khách có phương tiện vận chuyển ôtô, xe máy,… đến nghĩ.

4.5 Tàu du lịch

Tàu du lịch hay tàu du hành (tiếng Anh: cruise ship) là một loại tàu hành khách

rất lớn dùng trên những chuyến du ngoạn dài ngày, vừa để đưa khách đến những thắng cảnh, và vừa để khách hưởng ngoạn các dịch vụ và tiện nghi trên tàu Nó được xem như một khách sạn trên biển, là loại hình lưu trú di động, trên có phòng ngủ, nhà hàng, Bar, bể bơi, sòng bạc Mức độ tiện nghi tùy thuộc vào từng loại tàu và cấp hạng của nó

4.6 Caravan

Caravan là thuật ngữ chỉ một nhóm lữ hành có thể bao gồm những thương nhân,

người hành hương, người đi du lịch… đi cùng nhau.

Caravan cũng thường được sử dụng trong quân đội như một đơn vị quân sự

Ngày nay, Caravan có nghĩa là khách du lịch bằng xe ô tô theo đường bộ, đoàn khách caravan có thể đi trên một hoặc nhiều xe (tùy theo số lượng) Họ qua biên giới các nước theo đường bộ và được phép du lịch bằng phương tiện của mình tại điểm đến

Người ta còn gọi loại hình lưu trú này là nhà du lịch lưu động

4.7 Bungalow

Đây là cơ sở lưu trú được làm bằng gỗ hoặc các vật liệu tổng hợp khác theo phương pháp lắp ghép giản tiện Bungalow có thể được làm đơn chiếc hoặc thành dãy, thành cụm và thường được xây dựng trong các khu du lịch nghĩ biển, nghĩ núi hoặc làng du lịch

4.8 Resort

Là một loại hình khách sạn

Loại hình khách sạn này chủ yếu phục vụ khách đi nghĩ mát, nghĩ dưỡng Nó có thể hoạt động theo mùa hoặc quanh năm tùy thuộc vào vị trí và loại hình dịch vụ.

4.9 Homestays

Hay còn gọi là căn hộ du lịch, thực chất là các nhà dân cho khách du lịch thuê Chủ căn hộ có thể cung cấp dịch vụ ăn uốngtheo yêu càu của khách khách lưu trú tại căn hộ đó Có hai loại căn hộ du lịch: căn hộ du lịch độc lập và căn hộ du lịch có phòng cho khách thuê Trong trường hợp thứ hai, chủ căn hộ vẫn ở tại căn hộ đó, họ cho khách du lịch thuê một số phòng biệt lập.

Trang 19

Câu hỏi ôn tập chương 1:

1 Nêu khái niệm du lịch và khách du lịch? Phân loại du lịch và khách du lịch? 2 Nhu cầu du lịch là gì? Phân tích các nhân tố tác động đến nhu cầu du lịch? 3 Sản phẩm du lịch và các đặc điểm đặc trưng của sản phẩm du lịch?

4 Các loại hình lưu trú trong du lịch? Liên hệ thực tiễn Việt Nam.

Trang 20

CHƯƠNG 2

MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ MỘT SỐ LĨNH VỰC KHÁC– CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Mục tiêu:Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:

-Về kiến thức:Trình bày được mối quan hệ giữa du lịch và kinh tế, văn hoá - xã

hội, môi trường; các điều kiện chung và điều kiện đặc trưng để phát triển du lịch.

-Về kỹ năng:vận dụng kiến thức đã học giải thích được các yếu tố tác động tới

sự phát triển du lịch của từng vùng, địa điểm du lịch cụ thể.

-Về thái độ:tập trung lắng nghe tại lớp, dự học đầy đủ và chuyên cần; tự nghiên

cứu ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo viên.

1 Mối quan hệ giữa du lịch và một số lĩnh vực khác

Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội, là một ngành kinh tế tổng hợp Sự phát triển du lịch có tác động lớn đến kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường Các tác động của du lịch có tính hai mặt tích cực và tiêu cực Vì vậy cần hiểu rõ tác động của du lịch để phát huy được các tác động tốt, giảm thiểu các tác động xấu.

1.1 Mối quan hệ giữa du lịch và kinh tế

1.1.1 Tác động tích cực

Du lịch thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế của các quốc gia, địa phương.

Trước hết du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân Sự phát triển du lịch thường kéo theo sự phát triển của một loạt các ngành khác nhau: hàng không, vận tải, thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng v.v…

- Khi một vùng trở thành điểm du lịch, khách du ịch mọi nơi sẽ đến điểm du lịch đó, sẽ làm cho nhu cầu về mọi hàng hóa dịch vụ tăng lên đáng kể Việc đòi hỏi một số lượng lớn vật tư, hàng hóa, dịch vụ các ngành kinh tế khác có liên quan, đặc biệt là nông nghiệp, công nghiệp chế biến… Bên cạnh đó, các hàng hóa, vật tư cho du lịch đòi hỏi chất lượng cao, phong phú về chủng loại, hình thức đẹp và hấp dẫn Điều này có nghĩa là yêu cầu hàng hóa phải được sản xuất trên một công nghệ cao, trình độ tiên tiến Các chủ xí nghiệp bắt buộc phải đầu tư trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, tuyển chọn và sử dụng công nhân có tay nghề cao để sản xuất các mặt hàng đáp ứng nhu cầu khách du lịch.

Trang 21

- Du lịch đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới, các quốc gia Du lịch là một ngành phát triển với tốc độ cao, tạo ra thu nhập, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm trong nước (GDP) của quốc gia

- Du lịch đóng góp vào nguồn thu chính phủ thông qua nghĩa vụ thuế Thu nhập của của chính phủ từ thuế trong ngành du lịch gồm thuế trược tiếp và gián tiếp Thuế trực tiếp là thuế thu nhập của các đơn vị và kinh doanh du lịch và thuế thu nhập cá nhân Thuế gián tiếp là thuế giá trị gia tăng (VAT) do khách du lịch (người tiêu dùng dịch vụ du lịch đóng gói)

- Du lịch là ngành thu ngoại tệ, ngành xuất khẩu tại chỗ

So với ngành ngoại thương ngành du lịch có nhiều ưu thế nỗi trội hơn Du lịch quốc tế xuất khẩu tại chỗ được nhiều mặt hàng không phải qua nhiều khâu nên tiết kiệm được lao động, chênh lệch giá giữa người bán và người mua không quá cao Người tiêu dung mua hàng với giá thấp, người sản xuất bán được với giá cao nên điều này được kích thích sản xuất và tiêu dung Do là xuất khẩu tại chỗ nên có thể xuất được những mặt hàng dễ hư hỏng mà ít bị rủi ro như hoa quả, rau tươi, thủy sản, thực phẩm tươi sống… Nhiều mặt hàng do tiêu thu tại chỗ nên không cần đóng gói, bảo quản phức tạp.

- Với sự gia tăng thu nhập ngoại tệ, du lịch góp phần đáng kể vào việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế của nhiều quốc gia Tại Thụy sỹ, thu nhập từ ngành du lịch bù đắp được từ 50-7u0% cán cân thâm hụt.

Thu nhập tạo ra trong ngành du lịch là thu nhập kép Thực tế cho thấy, khi một nơi nào đó phát triển du lịch, nơi đó sẽ có nhiều khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải trí,… xuất hiện Sự ra đời và phát triển các cơ sở dịch vụ này đã đòi hỏi phát triển nhiều hoạt động kinh tế khác như: sản xuất thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cấp điện, cấp thoát nước,…

1.1.2 Tác động tiêu cực

- Sự phát triển của du lịch gây sức ép ngày càng cao đối với cơ sở hạ tầng (sử dụng nhiều điện, nước, nhiên liệu, làm tăng lượng nước thải và chất thải); tăng chi phí cho hoạt động của công an, cứu hỏa, dịch vụ y tế, sửa chữa, bảo trì hệ thống đường giao thông và các dịch vụ công cộng khác.

- Sự rủi ro trong đầu tư du lịch cao hơn một số ngành khác do hoạt động du lịch rất nhạy cảm với nhiều nhân tố hoạt động nằm ngoài sự kiểm soát của các nhà kinh doanh (kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, pháp luật, điều kiện tự nhiên…)

- Sự phát triển các loại hình du lịch giải trí, khu cắm trại, … cần sử dụng quỹ đất lớn gấp nhiều lần so với quỹ đất dùng để phát triển các ngành kinh tế khác Do vậy, sự phát triển du lịch không hợp lý có thể dẫn tới kết quả là quỹ đất sử dụng cho nông nghiệp và các ngành khác phải bị cắt giảm.

- Nhu cầu gia tăng cho những dịch vụ chính là hàng hóa phục vụ du lịch gây ra sự gia giá tăng hàng tiêu dùng, ảnh hưởng đến cuộc sống của dân cư Du lịch phát triển có thể gây ra sự gia tăng về chi phí xây dựng và gia tăng giá trị đất đai.

Trang 22

- Sự phát triển du lịch quá nhanh, không bền vững tại một số địa phương có thể dẫn tới sự lệ thuộc kinh tế của cộng đồng dân cư vào du lịch Khá mạo hiểm bởi vị diện mạo du lịch, các khu du lịch ở các địa phương có thể bị phá hủy do tác động của thiên tai, chiến tranh… Khi đó kinh tế đại phương dễ bị phá hoại.

Đối với các quốc gia, những địa phương ưu tiên tập trung phát triển du lịch quốc tế, khi gặp những biến động lớn về kinh tế và xã hội ở nước ngoài, các hoạt động kinh tế của quốc gia đó bị đảo lộn.

Mặt khác cũng có thể, một số khu vực du lịch được tập trung đầu tư phát triển một cách biệt lập với các khu vực khác trong cả nước làm xuất hiện những chênh lệch về kinh tế và trình độ phát triển giữa các vùng Tình trạng này có thể dẫn đến việc hình thành những bất bình trong dân cư ở những vùng chậm phát triển.

- Sự bùng nổ về tăng giá đất đai, giá hàng hóa, dịch vụ ở các khu du lịch có thể dẫn đến làm mất giá đồng tiền, gây sức ép tài chính lên cư dân trong vùng

- Cư dân địa phương ở nhiều trung tâm du lịch, do không được đào tạo và bồi dưỡng, trong khi đất đai của họ bị mất dần do sự phát triển của các hoạt động du lịch, có thể biến thành những người lao động giản đơn, lao động thời vụ với tiền công rẻ mạt và thu nhập không ổn định

- Sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch hoặc quy hoạch không đồng bộ có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của địa phương.

- Các hoạt động du lịch có thể gây suy giảm các nguồn lợi kinh tế của địa phương, đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Một tác động tiêu cực nữa là có một lượng ngoại tệ không nhỏ của các nước đang phát triển bị chảy ra nước ngoài trong quá trình phát triển du lịch (để nhập phương tiện, tiện nghi, hàng hóa, và sử dụng các dịch vụ nước ngoài…).

1.2 Mối quan hệ giữa du lịch và văn hoá – xã hội

1.2.1 Tác động tích cực

a Xã hội

- Du lịch tạo ra nhiều công ăn việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Du lịch là ngành thu hút nguồn lao động rất lớn Tại Việt Nam hàng năm có khoảng 15.000 đến 20.000 chỗ làm việc trực tiếp trong các khách sạn , nhà hàng và các cơ sở dịch vụ du lịch.

- Sự phát triển của du lịch góp phần ngăn cản sự di cư từ các vùng nông thôn lên thành phố vì ngành du lịch giúp cho người dân vùng nông thôn kiếm được việc làm với thu nhập khác cao ngay trên quê hương họ.

- Sự phát triển du lịch nội địa góp phần đáp ứng được nhu cầu tinh thần của người dân, tăng cường giao lưu, tiếp cận với cuộc sống hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống Du lịch có vai trò phục hồi sức khỏe và tăng cường năng lực cho người dân Trong một chừng mực nào đó du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo dài tuổi thọ và tăng cường khả năng lao động của con người Theo các công trình nghiên cứu về y học của Crivosev, Dorin 1981, nhờ chế độ nghĩ ngơi và tối ưu, bệnh

Trang 23

tật của dân cư giảm trung bình 30% Đặc biệt beenhjtim mạch giảm 50%, bệnh thần kinh giảm 30%, bệnh tiêu hóa giảm 20% Một số khu điều dưỡng khẳng định rằng, nước khoáng của những vùng này có thể chữa được bệnh lao phổi, bệnh scorbut do thiếu vitamin C, các loại bệnh về da liễu , chảy máu lợi,v.v…

Du lịch là công cụ giảm nghéo khá hiện hữu Tại các nơi phát triển du lịch, cư dân địa phương có cơ hội tìm được việc làm với thu nhập cao hơn, hơn nữa người dân có thể phát triển các nghề dịch vụ, tiêu thu được các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ với giá cao hơn, các giá trị văn hóa bản đại được khai thác tạo ra thu nhập lớn Người dân cũng có cơ hội được đào tạo nghề, được hưởng thu cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt… tất cả những yếu tố đó góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện sinh kế cho dân địa phương.

- Du lịch là điều kiện để mọi người xích lại gần nhau hơn Thông qua du lịch, mọi người hiểu nhau hơn, nhờ vậy tăng thêm tình đoàn kết cộng đồng Điều này rất dễ nhận thấy ở lứa tuổi thanh niên, ở những cơ quan xí nghiệp có chế độ làm việc ít tập trung hay làm việc căng thẳng theo dây chuyền…

- Du lịch quốc tế góp phần vào việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối ngoại và làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các nước trên thế giới Tại hội nghĩ du lịch thế giới được tổ chức tại Manila (Phillipin) vào năm 1980 đã khẳng định: Du lịch là nhân tố tạo thuận lợi cho ổn định xã hội, nâng cao hiệu suất làm việc của cộng đồng, thúc đẩy sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc.

- Những chuyến di du lịch, tham quan các di tích lịch sử, các công trình văn hóa có tác dụng giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy long tự hòa dân tộc Khi tiếp xúc trực tiếp với các thành tựu văn hóa của dân tộc, được sự giải thích cặn kẽ của hướng dẫn viên, khách du lịch sẽ thực sự cảm nhận được giá trị của các di tích rất gần gũi mà thường ngày họ không để ý đến.

- Phát triển du lịch sẽ đem lại thay đổi sắc thái, cảnh quan của một vùng, một địa phương thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

b Văn hóa

Sự phát triển du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc bảo tồn các di sản văn hóa của một quốc gia Doanh thu từ vé tham quan, vé xem biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động du lịch khác đưuọc sử dụng một phần lớn cho việc tu bổ, chỉnh trang các di tích, khôi phục và phát triển các loại hình văn hóa phi vật thể, đặc biệt là các loại hình truyền thống, các làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Du lịch tạo ra các khả năng hỗ trợ bảo tồn các di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ đang có nguy cơ chuyển hóa thành phế tích, nguy cơ bị hủy hoại, nhất là trong điều kiện mưa nắng thất thường cẩu điều kiện khí hậu nhiệt đới, khi nền kinh tế nước ta còn nghèo, không có đủ vốn và các điều kiện cần thiết khác để trùng tu, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa.

- Du lịch góp phần giới thiệu văn hóa, hình ảnh của mỗi quốc gia ra toàn thế giới.

Ngày đăng: 25/01/2022, 13:34

Mục lục

    KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH

    1. Một số khái niệm cơ bản

    1.1. Khái niệm về du lịch

    1.2. Khái niệm về khách du lịch

    1.3. Khái niệm điểm đến du lịch

    1.4. Khái niệm khách sạn (hotel)

    2. Các thể loại du lịch

    2.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

    2.2. Căn cứ vào mục đích chuyến đi

    2.3. Căn cứ vào hình thức lưu trú

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan