1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO NHÓM MÔN NGUYÊN LÍ QUẢN TRỊ CHƯƠNG 6 PLANNING “CRISIS PLANNING AT LIVESTRONG FOUNDATION

24 96 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 683,41 KB

Nội dung

Bài báo cáo trình bày về nội dung case study “Crisis Planning at LivestrongFoundation”; bản chất và mục đích của hoạch định; các loại mục tiêu và kếhoạch; cách tiếp cận mục tiêu theo tru

Trang 1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA LAO ĐỘNG CÔNG ĐOÀN

BÁO CÁO NHÓM MÔN NGUYÊN LÍ QUẢN TRỊ

CHƯƠNG 6: PLANNING

“CRISIS PLANNING AT LIVESTRONG FOUNDATION”

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trịnh Thị Hạ Huyền Lớp Nguyên lí quản trị (Ca 1, thứ 3)

Nhóm: 5 Danh sách sinh viên thực hiện:

Nguyễn Ngọc Hà Ngân - A2000218 (0366741375) Nguyễn Phạm Huỳnh Như - A2000315

Châu Quế My - A2000300

Đỗ Thị Quỳnh Trang - A2000259 Nguyễn Thị Trúc Vy - A2000349 Phạm Thị Bích An - A2000276 Nguyễn Thị Hương Ngọc - A2000310 Nguyễn Hoàng Mỹ Tiên - A2000335 Mai Tường Vi - A2000346

TPHCM, tháng 4 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Lời mở đầu……….4

I Case study “Crisis Planning at Livestrong Foundation”………5

1 Nhân vật Lance Armstrong………5

2 Nhân vật Doug Ulman……… 5

3 Quỹ Livestrong……… 6

4 Giải quyết câu hỏi case study………7

II Hoạch định………

9 1 Hoạch định là gì?……… 9

2 Lí do phải hoạch định?……… 9

3 Lập kế hoạch và hiệu suất……….10

III Mục tiêu………

11 1 Mục tiêu là gì?……… 11

2 Các loại mục tiêu……… 11

IV Các loại kế hoạch……….13

V Cách tiếp cận xác định các loại mục tiêu theo kiểu truyền thống……

15 VI MBO - quản trị theo mục tiêu………

16 1 MBO là gì?………16

2 Các bước của quản trị theo mục tiêu……….17

3 Các bước thiết lập mục tiêu……… 17

VII Trả lời câu hỏi……….18

Tài liệu tham khảo……… 21

Trang 3

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ghi chú

1 Hình thức trình bày:

- Trình bày đúng quy định hướng dẫn (font, số

trang, mục lục, bảng biểu,…)

- Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích dẫn

tài liệu tham khảo

Trả lời các câu hỏi của tình huống 1,0

Phân tích và đánh giá việc áp dụng lý thuyết vào

Giảng viên chấm điểm

Trang 4

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

Ghi chú

1 Hình thức trình bày slide

- Nội dung slides đúng trọng tâm

- Thiết kế slides

0,51,0

Điểm chữ: (làm tròn đến 1 số thập

phân)

Ngày ……….tháng …… năm 20…

Giảng viên chấm điểm

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, mọi doanh nghiệp được thành lập đều phải đòi hỏi có kế hoạch

và mục tiêu cụ thể cho sự thành công trong tương lai Vậy câu hỏi được đặt ra

ai là người lập kế hoạch và đưa ra những mục tiêu đó? Chắc chắn rằng bêntrong doanh nghiệp của họ phải chứa bộ máy gì đó để tham mưu về cách hoànthành các mục tiêu Bộ máy đó chính là nhà quản trị doanh nghiệp, họ luôn đề

ra những kế hoạch cần thiết giúp doanh nghiệp phát triển và giải quyết các tìnhhuống bất ngờ Do đó quản trị ở đây thực sự rất quan trọng Việc một nhà quảtrị đưa ra các mục tiêu và lập kế hoạch không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích củamột cá nhân nào đó mà đến cả một tập thể

Bài báo cáo trình bày về nội dung case study “Crisis Planning at LivestrongFoundation”; bản chất và mục đích của hoạch định; các loại mục tiêu và kếhoạch; cách tiếp cận mục tiêu theo truyền thống và MBO sẽ phần nào giúp chocác bạn nắm bắt rõ hơn về các kiến thức cần thiết của bộ môn nguyên lí quảntrị và cách các nhà quản trị làm việc

Do kiến thức còn hạn chế nên bài tiểu luận của chúng em còn nhiều thiếusót, rất mong nhận được những nhận xét và ý kiến của cô để bài tiểu luận đượchoàn thiện hơn “Chúng em xin chân thành cảm ơn”

Trang 6

I Case study “Crisis Planning at Livestrong Foundation”:

1 Nhân vật Lance Armstrong:

Lance Armstrong sinh năm

1971, là một vận động viênđua xe đạp chuyên nghiệpnổi tiếng người Mỹ Năm

1996, Lance Armstrongđược chẩn đoán mắc bệnhung thư tinh hoàn khi mới

25 tuổi Anh muốn trở thànhmột người sống sót chứ không phải một bệnh nhân và anh đã thành côngvượt qua căn bệnh này Anh còn phá kỉ lục giải đua xe đạp “Tour de France”khi giành chiến thắng 7 lần liên tục sau khi khỏi bệnh

Trong cuộc chiến với căn bệnh ung thư, anh nhận ra có sự thiếu hụt nghiêmtrọng về nguồn lực cho căn bệnh này Anh quyết định thành lập “QuỹLivestrong” - một nền tảng giúp người mắc bệnh ung thư quản lí cuộc sốngcủa họ trong cuộc hành trình chữa bệnh

Tuy nhiên, vào tháng 10/2012, Lance Armstrong bị phát hiện liên quan đến

vụ bê bối doping, bị tước hết mọi danh hiệu và bị cấm thi đấu môn xe đạp suốtđời Quỹ Livestrong cũng bị ảnh hưởng nặng nề

2 Nhân vật Doug Ulman:

Doug Ulman đã 3 lần sống sótsau bệnh ung thư Anh đượcchẩn đoán mắc bệnh ung thư khimới 19 tuổi và sau đó là khối u

ác tính 2 lần

Doug gia nhập “Quỹ Livestrong” với tư cách là giám đốc của sự sốngsót và sau đó được bổ nhiệm làm chủ tịch và giám đốc điều hành của quỹ

Trang 7

Trong 14 năm làm việc tại tổ chức, Doug đã nhận được nhiều lời khen ngợitrên toàn cầu với tư cách là động lực trong cuộc chiến toàn cầu của tổ chứcchống lại bệnh ung thư và sự tiến bộ của hỗ trợ người sống sót

3 Quỹ Livestrong:

Năm 1997, Lance Armstrong thành lập “Quỹ Livestrong” Mục đích củaquỹ nhằm hỗ trợ những người mắc bệnh ung thư quản lí cuộc sống và vượt quacăn bệnh hiểm nghèo này Kể từ năm 1998, quỹ phát triển nhanh chóng và đãgiúp đỡ hàng triệu người mắc bệnh ung thư

Quỹ nhận được nhiều nguồn tài trợ và sự hợp tác của

nhiều doanh nghiệp trên thế giới Năm 2004, quỹ hợp tác với

Nike và cho ra mắt dòng sản phẩm đầu tiên đó là vòng đeo tay

màu vàng có ghi chữ “Livestrong” đã tạo nên cơn sốt toàn

cầu Mỗi vòng tay với giá $1, quỹ của Armstrong đã chạm

mức $100 triệu nhờ vào việc quyên góp

Tuy nhiên, vào năm 2012, Lance Armstrong bị cáo buộc đã sử dụng dopingtrong thi đấu Vụ bê bối đã làm nhiều nhà tài trợ như Nike, Radio Shack, hãng

xe Trek Bicycles,… cảm thấy mình bị lừa dối và lập tức chấm dứt việc tài trợ

Lance Armstrong tuyên bố từ chức

“Quỹ Livestrong” đi vào giai đoạn khủng hoảng, tuy nhiên Doug Ulmankhông cho việc đó xảy ra, Ulman cố gắng hết sức giữ lại quỹ và bắt đầu chế độ

Trang 8

“không có Lance” Trong việc quản lí cuộc khủng hoảng, Ulman phải giữ vữngtinh thần nhân viên và lập kế hoạch để thay đổi củng cố quỹ Livestrong Mộtlời khuyên mà Ulman nhận được là sử dụng thông điệp của tổ chức Giống nhưnhững người mắc bệnh ung thư muốn khỏi bệnh thì Livestrong bấy giờ chính làmuốn vượt qua khủng hoảng Anh tiến hành lập kế hoạch và chiến lược Ulmankhẳng định: “Chúng tôi sẽ là người sống sót trong kinh doanh”

4 Giải quyết câu hỏi case study:

4.1 Tổ chức có thể lập kế hoạch cho tình huống này không? Nếu có, làm thế nào? Nếu không, tại sao không?

Vụ bê bối của Lance Armstrong được nhiều người biết đến và sẽ khiếnnhiều người nghi ngờ quỹ Livestrong Ngay bây giờ việc lập kế hoạch là mộtđiều vô cùng cần thiết để giúp tổ chức vượt qua khủng hoảng và tiếp tục hoạtđộng

Tổ chức cần:

- Xác định mục tiêu là vượt qua khủng hoảng

- Xây dựng một chiến lược tổng thể để đạt được mục tiêu

- Xây dựng kế hoạch chi tiết cho hoạt động của tổ chức

Xác định mục tiêu là xác định hướng đi chung của tổ chức Để có thể đưa

ra chiến lược phù hợp giúp đạt được mục tiêu thì nhà quản trị cần đánh giáđược hiện tại tổ chức đang đối mặt với vấn đề như thế nào và mức độ của vấn

đề đó Vấn đề hiện tại của Livestrong là làm thế nào để vượt qua khủng hoảng

và giữ cho nền tảng này tiếp tục hoạt động Sau đó xây dựng kế hoạch chi tiết

Trang 9

Những mục tiêu cần thiết cho quỹ là mục tiêu chiến lược nhằm đề ra cácchiến lược giúp tổ chức vượt qua khó khăn; mục tiêu tuyên bố để tuyên bố vớicông chúng về những kế hoạch, sự kiện liên quan đến tổ chức ví dụ như vụ việccủa Armstrong và sự khẳng định với mọi người Livestrong sẽ sống sót; mụctiêu thực sự là mục tiêu cho những gì thực sự diễn ra trong tổ chức.

4.3 Những kế hoạch nào sẽ hữu ích cho Livestrong? Tại sao bạn nghĩ những kế hoạch này quan trọng?

Những kế hoạch hữu ích cho Livestrong: kế hoạch hành động, kế hoạchngắn hạn, kế hoạch cụ thể và kế hoạch dùng một lần

Những kế hoạch này đầu tiên giúp Livestrong đưa ra được hướng đi cụ thể

để đạt được mục tiêu, tìm ra những phương án tối ưu nhất để đối phó với khủnghoảng Những kế hoạch này là công cụ có vai trò quan trọng trong việc phốihợp giữa các nhân viên cũng như nhà quản trị Livestrong Kế hoạch cho biếtmục tiêu và cách thức để đạt được mục tiêu Khi tất cả nhân viên được biết tổchức sẽ bước đi như thế nào và họ cần đóng góp gì để đạt được mục tiêu thìchắc chắn họ sẽ cố gắng phối hợp

4.4 Bài học gì mà các nhà quản trị có thể học được từ những gì Livestrong chịu đựng?

Để lãnh đạo một doanh nghiệp hay tổ chức nhà quản trị cần phải lập kếhoạch và xác định mục tiêu cần đạt được Kế hoạch như một tấm bản đồ chỉđường cho doanh nghiệp để tránh những sự cố không nên xảy ra Mục tiêu đểcung cấp hướng đi và các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả công việc

Một tập thể có thể phát triển bền vững cần đến những hệ thống quy tắc vàcách ứng xử phù hợp Quy tắc làm việc là yếu tố then chốt để vận hành tốt mộtdoanh nghiệp, tổ chức

Với tốc độ lan truyền của internet hiện nay, các nhà quản trị cần phải xâydựng thêm một kĩ năng là kĩ năng đối phó với truyền thông Khủng hoảngtruyền thông được ví như như đám cháy và tiếng nói của dư luận như đổ thêmdầu vào đám cháy đang bùng phát đó Việc xử lí và kiểm soát dư luận để tìm racách ứng phó khéo léo nhất để tránh đánh mất danh tiếng và uy tín của doanhnghiệp là điều vô cùng cần thiết

Trang 10

II Hoạch định:

1 Hoạch định là gì?

Khi chúng ta sử dụng thuật ngữ lập kế hoạch, nghĩa là lập kế hoạch chínhthức Trong việc lên kế hoạch chính thức, các mục tiêu cụ thể bao gồm mộtkhoảng thời gian cụ thể được xác định Những mục tiêu này được viết ra vàchia sẻ với các thành viên tổ chức để giảm sự mơ hồ và tạo ra một sự hiểu biếtchung về những gì cần phải làm Cuối cùng, có những kế hoạch cụ thể để đạtđược những mục tiêu này

2 Lí do vì sao phải hoạch định?

Việc lập kế hoạch dường như tốn rất nhiều nỗ lực Vậy tại sao các nhà quản

lý nên lên kế hoạch? Chúng tôi có thể cho bạn ít nhất 4 lý do:

● Lập kế hoạch cung cấp định hướng cho các người quản lý và người khôngquản lý Khi nhân viên biết tổ chức hoặc đơn vị làm việc của họ đang cố gắnghoàn thành điều gì và họ phải đóng góp những gì để đạt được mục tiêu, họ cóthể điều phối với hoạt động của mình, hợp tác với nhau và làm những gì cầnthiết để đạt được những mục tiêu đó Nếu không có kế hoạch, ban ngành và cánhân có thể làm việc chéo mục đích và ngăn cản tổ chức không đạt được mụctiêu của mình một cách hiệu quả

● Lập kế hoạch làm giảm sự không chắc chắn bằng cách buộc các nhà quản

lý hướng tới, dự đoán sự thay đổi, xem xét tác động của sự thay đổi và pháttriển các phản hồi thích hợp Mặc dù việc lập kế hoạch sẽ không loại bỏ sựkhông chắc chắn, các nhà quản lý lập kế hoạch để họ có thể phản ứng một cáchlinh hoạt

Trang 11

● Lập kế hoạch giảm thiểu lãng phí và dư thừa Khi các hoạt động công việcđược phối hợp xung quanh các kế hoạch, sự kém hiệu quả trở nên rõ ràng và cóthể được sửa chữa hoặc loại bỏ.

● Lập kế hoạch thiết lập các mục tiêu hoặc tiêu chuẩn được sử dụng trongkiểm soát Khi người quản lý lập kế hoạch, họ phát triển các mục tiêu và kếhoạch Khi họ kiểm soát được kế hoạch, họ sẽ xem liệu kế hoạch đã được thựchiện và các mục tiêu đã đạt được hay không Không có kế hoạch, sẽ không cómục tiêu nào để đo lường nỗ lực làm việc

3 Lập kế hoạch và hiệu suất:

*Kế hoạch (Plan): Là tài liệu chỉ ra các cách tiếp cận và hoàn thành các mục tiêu Mô tả các nguồn lực được phân bổ như thế nào và thiết lập các lịch trình hoạt động.

Lập kế hoạch có đáng giá không? Nhiều nghiên cứu đã xem xét mối quan

hệ giữa lập kế hoạch và hiệu suất Mặc dù hầu hết các mối quan hệ nhìn chung

là tích cực, chúng ta không thể nói rằng các tổ chức lập kế hoạch chính thứcluôn hoạt động tốt hơn các tổ chức không lập kế hoạch Nhưng chúng ta có thểkết luận gì?

● Thứ nhất, nói chung, lập kế hoạch chính thức gắn liền với kết quả tài chínhtích cực, có lợi nhuận cao hơn, lợi tức tài sản cao hơn, v.v…

● Thứ hai, dường như việc lập kế hoạch công việc tốt và thực hiện các kếhoạch đó đóng vai trò lớn hơn vào hiệu suất cao hơn là mức độ thực hiện kếhoạch

● Thứ ba, trong những nghiên cứu mà lập kế hoạch chính thức không dẫn đếnhiệu suất cao hơn, thì môi trường bên ngoài thường là thủ phạm

● Cuối cùng, mối quan hệ lập kế hoạch-hiệu suất dường như bị ảnh hưởngbởi khung thời gian lập kế hoạch Dường như phải có ít nhất bốn năm lập kếhoạch chính thức trước khi nó bắt đầu ảnh hưởng đến hiệu suất

=> Hoạch định chính thống thường gắn với: Lợi nhuận và doanh thu cao, kết quả tài chính tốt.

Trang 12

III Mục tiêu:

1 Mục tiêu là gì?

Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được Chúng hướng dẫn các quyếtđịnh quản lý và tạo thành tiêu chí để đo lường kết quả công việc Đó là lý do tạisao chúng thường mô tả mục tiêu như là yếu tố thiết yếu của việc lập kế hoạch.Bạn phải biết mục tiêu hoặc kết quả mong muốn trước khi có thể thiết lập kếhoạch để đạt được nó

2 Các loại mục tiêu:

Dường như các tổ chức có một mục tiêu duy nhất Các doanh nghiệp muốntạo ra lợi nhuận và các tổ chức phi lợi nhuận muốn đáp ứng nhu cầu của một sốnhóm thành viên Tuy nhiên, một mục tiêu duy nhất không thể xác định đầy đủ

sự thành công của một tổ chức Ngoài ra, khi sử dụng một mục tiêu duy nhấtnhư lợi nhuận có thể dẫn đến hành vi phi đạo đức bởi các nhà quản lý và nhânviên sẽ bỏ qua các khía cạnh khác để chỉ hoàn thành thước đo lợi nhuận Trongthực tế, tất cả các tổ chức đều có nhiều mục tiêu Ví dụ, các doanh nghiệp cóthể muốn tăng thị phần, giữ cho nhân viên phấn khích làm việc cho tổ chức vàlàm việc hướng tới các thực hành bền vững hơn với môi trường Và một nhàthờ cung cấp một nơi để thực hành tôn giáo, nhưng cũng hỗ trợ những cá nhân

bị thiệt thòi về kinh tế trong cộng đồng

Các loại mục tiêu:

MỤC TIÊU

MỤC TIÊU

TÀI CHÍNH

TÀI CHÍNH

CHIẾN LƯỢC

CHIẾN LƯỢC

TUYÊN BỐ

TUYÊN BỐ

Trang 13

● Các mục tiêu tài chính: là các mục tiêu liên quan đến kết quả thực hiện vềmặt tài chính của tổ chức.

؞ Ví dụ, Volkswagen tuyên bố rằng mục tiêu tài chính của họ (sẽ đạt đượcvào năm 2018) là bán được 10 triệu ô tô và xe tải hàng năm với tỷ suất lợinhuận trước thuế trên 8%

● Các mục tiêu chiến lược: là các mục tiêu liên quan đến việc cải thiện vị thếcủa mình trên thị trường, với sự tác động của các nhân tố bên ngoài

؞ Đây là một ví dụ về mục tiêu chiến lược của Uniqlo, thông điệp thươnghiệu của Uniqlo gói gọn một tầm nhìn rõ ràng: “Uniqlo là một công ty NhậtBản hiện đại, truyền cảm hứng cho thế giới trong phân khúc quần áo hàngngày” Chiến lược của hãng thay vì chạy theo xu hướng thời trang nhanh nhưcác đối thủ khác tập trung vào triết lý thương hiệu “sản xuất cho tất cả”

● Các mục tiêu tuyên bố: các mục tiêu thường tuyên bố ra bên ngoài

؞ Mục tiêu của Nike là "mang lại cảm hứng và sự đổi mới cho mọi vậnđộng viên"

؞ Tầm nhìn của công ty Canada EnCana là "chiếc ghế hiệu suất cao nhấtthế giới - Công ty dầu khí độc lập Mark."

؞ Mục tiêu của Deutsche Bank là "dẫn đầu - Đối với nhà cung cấp các giảipháp tài chính toàn cầu, tạo ra giá trị lâu dài cho khách hàng, cổ đông, conngười của chúng tôi và cộng đồng mà chúng tôi hoạt động"

Tuy nhiên những lời tuyên bố như vậy có thể là mơ hồ Không có gì ngạcnhiên khi thấy rằng các mục tiêu đã tuyên bố của một tổ chức thường khôngliên quan đến những gì thực sự đang diễn ra

● Các mục tiêu thực sự: những mục tiêu thực sự diễn ra bên trong tổ chức.Nếu bạn muốn biết các mục tiêu thực sự của một tổ chức, những mục tiêu mà

tổ chức thực sự theo đuổi, hãy qua sát những gì các thành viên trong tổ chứcđang làm

؞ Ví dụ, các trường đại học có thể nói mục tiêu của họ là giới hạn sĩ số lớphọc, tạo điều kiện cho mối quan hệ gần gũi giữa giảng viên và sinh viên, và tíchcực thu hút sinh viên vào quá trình học tập, nhưng sau đó họ đưa sinh viên vàocác lớp giảng của hơn 300 sinh viên

Downloaded by tran quang (quangsuphamhoak35@gmail.com)

Ngày đăng: 25/01/2022, 07:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w