Tổng hợp 10 tài liệu dự báo tài chính hay nhất

Chương 16 chiến lược và dự báo tài chính doanh nghiệp

Dự báo tài chính là một trong những công việc quan trọng và có ý nghĩa đối với mọi doanh nghiệp. Dự báo tài chính được hiểu là việc dự báo về các chỉ tiêu cơ bản trên báo cáo tài chính của các kì kinh doanh sắp tới, từ đó xác định nhu cầu vốn bổ sung cho doanh nghiệp. Ngoài ra, dự báo tài chính cũng lên kế hoạch tài chính – là quá trình tính toán và ước lượng tình trạng tài chính trong tương lai của một hoạt động kinh doanh. 

Trong bài viết này, chúng mình sẽ giới thiệu đến các bạn 10 tài liệu dự báo tài chính hay nhất, chuẩn nhất để các bạn có thể tham khảo. Hãy cùng tìm hiểu với chúng mình ngay sau đây.

I. Các tài liệu dự báo tài chính hay nhất

1. Mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp

Mẫu dự báo tài chính này sẽ cung cấp cho các bạn những mục tiêu cần nhắm đến khi xây dựng kế hoạch tài chính trong dự báo tài chính của một doanh nghiệp. Cụ thể: Kế hoạch tài chính sẽ truyền đạt được nội dung và mục đích vận hàng của công ty. Kế hoạch tài chính là một công cụ để phản hồi và điều chỉnh. Kế hoạch tài chính là công cụ dự báo vấn đề phát sinh.

Mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp
Mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp

Download tài liệu

2. Mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp

Với doanh nghiệp, việc dự báo tình hình tài chính chính là việc lên kế hoạch tài chính. Tài liệu giúp chúng ta tự xây dựng một kế hoạch tài chính bằng các tính toán thủ công hoặc cũng có thể nhờ sự trợ giúp của các phần mềm và công việc duy nhất của người lập là cung cấp số liệu. Thông thường các kế hoạch tài chính tồn tại ở dạng bảng excel. 

Mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp
Mẫu dự báo tài chính doanh nghiệp

Download tài liệu

3. Mô hình NEURAL NETWORK trong dự báo tài chính 

Tài liệu giới thiệu đến các bạn mô hình Neural Network (mạng nơ-ron). Neural Network là mô hình mang lại những kết quả đột phá trong những năm gần đây. Neural Network có cấu trúc gần giống như hệ thần kinh của chúng ta. Thuật toán là một hàm ánh xạ từ bộ dữ liệu đầu vào với kết quả đầu ra tương ứng. Ngoài những giới thiệu sơ lược về mô hình, tác giả cũng đi sâu vào phân tích cách thức hoạt động và mục đích của Neural Network.

Mô hình NEURAL NETWORK trong dự báo tài chính 
Mô hình NEURAL NETWORK trong dự báo tài chính

Download tài liệu

4. Chuyên đề dự báo tài chính của doanh nghiệp

Chuyên đề dự báo tài chính doanh nghiệp được thực hiện bởi tiến sĩ Bạch Đức Hiển. Nội dung của chuyên đề giúp bạn nắm vững ý nghĩa của dự báo tài chính, nhận diện cơ sở dữ liệu cho dự báo tài chính. Hiểu rõ các phương pháp dự báo tài chính và thực hành dự báo tài chính cho các doanh nghiệp thực tế.

Chuyên đề dự báo tài chính của doanh nghiệp
Chuyên đề dự báo tài chính của doanh nghiệp

Download tài liệu

5. Tài liệu dự báo tài chính

Đây là một tài liệu hướng dẫn chi tiết về dự báo tài chính avf cash để thực hiện một dự abso tài chính tốt. Theo đó, dự báo tài chính là tổng hợp toàn bộ kế hoạch như đã phác thảo, trên cơ sở đó cụ thể hoá cho các năm hoạt động tiếp theo của doanh nghiệp, dưới dạng tiền trong một thời kỳ. Bản dự báo tài chính này cũng có thể được cập nhật trong quá trình tiến hành kế hoạch.

Tài liệu dự báo tài chính
Tài liệu dự báo tài chính

Download tài liệu

6. Áp dụng kỹ thuật OLAP và kho dữ liệu trong dự báo tài chính

Áp dụng kỹ thuật OLAP hỗ trợ việc tính toán các nhu cầu tiền mặt, chỉ rõ khi nào các dòng tiền sẽ quay trở lại doanh nghiệp; nó cũng đồng thời là công cụ phân tích năng lực tài chính và những giá trị tương lai có thể đạt được của doanh nghiệp. Ví dụ: Đối với thu nhập – giao dịch được ghi nhận trong tháng mà doanh nghiệp gửi hoá đơn tới khách hàng (người mua) hàng coi như đã được bán.

Áp dụng kỹ thuật OLAP và kho dữ liệu trong dự báo tài chính
Áp dụng kỹ thuật OLAP và kho dữ liệu trong dự báo tài chính

Download tài liệu

7. Tìm hiểu và xây dựng mô hình FUZZY LOGIC ứng dụng trong bài toán dự báo tài chính

Tài liệu cung cấp cho các bạn khái niệm về Fuzzy logic. Fuzzy logic được phát triển từ lý thuyết tập mờ để thực hiện lập luận một cách xấp xỉ thay vì lập luận chính xác theo logic vị từ cổ điển. Logic mờ có thể được coi là mặt ứng dụng của lý thuyết tập mờ để xử lý các giá trị trong thế giới thực cho các bài toán phức tạp. Tài liệu sẽ chỉ ra mối liên hệ và khả năng ứng dụng Fuzzy logic đối với kho dữ liệu trong dự báo tài chính.

Tìm hiểu và xây dựng mô hình FUZZY LOGIC ứng dụng trong bài toán dự báo tài chính
Tìm hiểu và xây dựng mô hình FUZZY LOGIC ứng dụng trong bài toán dự báo tài chính

Download tài liệu

8. Dự báo tài chính doanh nghiệp

Tác giả bài viết có những nhận định khá thú vị về dự báo tài chính. Trong bài viết, tác giả cho rằng dự báo tài chính doanh nghiệp là lập kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch tài chính của công ty hàng năm là một công việc quan trọng đối với hầu hết những nhà quản trị doanh nghiệp. Thậm chí, kết quả cuối cùng của kế hoạch tài chính này đôi khi lại không quan trọng bằng quá trình ta thực hiện việc tính toán và dự báo.

Dự báo tài chính doanh nghiệp
Dự báo tài chính doanh nghiệp

Download tài liệu

9. Chương 16 chiến lược và dự báo tài chính doanh nghiệp

Tài liệu giới thiệu đến các bạn các chiến lược và cách dự báo tài chính hiệu quả. Đó có thể là quá trình hoạch định tài chính doanh nghiệp. Hoặc là dự báo doanh thu, dự báo báo cáo tài chính doanh nghiệp theo phương pháp tỷ lệ doanh thu. Công thức xác định vốn cần thêm. Chiến lược tài chính doanh nghiệp. Tác giả cũng cung cấp 6 bước liên quan đến quá trình hoạch định tài chính doanh nghiệp.

Chương 16 chiến lược và dự báo tài chính doanh nghiệp
Chương 16 chiến lược và dự báo tài chính doanh nghiệp

Download tài liệu

10. Chương 6 hoạch định và dự báo tài chính TCDN2

Nội dung của tài liệu này bao gồm: Hoạch định tài chính. Xác định nguồn tài trợ bổ sung theo công thức. Xác định nguồn tài trợ bổ sung theo phương pháp dự báo báo cáo tài chính. Cung cấp một số lợi ích của dự báo tài chính: Dự báo tổng nguồn tài trợ cần huy động thêm. Đánh giá sự tác động của kế hoạch hoạt động đến giá trị doanh nghiệp. Thiết Lập mục tiêu cụ thể phù hợp với kế hoạch hoạt động.

Chương 6 hoạch định và dự báo tài chính TCDN2
Chương 6 hoạch định và dự báo tài chính TCDN2

Download tài liệu

100+ Tài liệu dự báo tài chính đặc sắc

Đọc thêm:

Top 10 tiểu luận về triết học Mác- Lênin hay nhất.

Top 10 mẫu báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành Quản lý văn hóa hay nhất

II. Các phương pháp dự báo tài chính

1. Phương pháp dựa trên định mức chi phí và kế hoạch hoạt động chi tiết

Phương pháp này được thể hiện bằng dạng sơ đồ, tuần tự thực hiện theo các bước sau đây: Đầu tiên là dự đoán tiêu thụ, tiếp đó là dự đoán sản xuất. Trong dự đoán sản xuất có dự đoán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự đoán chi phí nhân công trực tiếp, dự đoán cổ phần sản xuất trực tiếp.

Sau khi xong các bước trên, chúng ta đến với các bước dự toán hàng tồn kho, dự toán giá vốn bán hàng, dự toán cổ phần bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Cuối cùng là dự toán tiền và dự toán báo cáo kết quả kinh doanh cũng như trình bảng cân đối kế toán. Căn cứ từ các định mức chi phí và kế hoạch hoạt động cụ thể, doanh nghiệp lập dự toán tiêu thụ để lần lượt từ đó lập dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả kinh doanh và dự toán bảng cân đối kế toán.

Các bản dự toán này thường được lập cho thời gian một năm và chi tiết thành từng quý, tháng, nhằm xác định nhu cầu vốn bổ sung chính xác hơn và cụ thể hơn theo từng thời điểm trong năm.

2. Phương pháp dự toán dựa vào tỉ lệ phần trăm trên doanh thu

Chúng ta cũng thực hiện theo thứ tự như sau: Dự báo doanh thu, xác định các tiêu chí tiêu biểu theo dõi doanh thu, dự báo báo cáo kết quả kinh doanh, dự báo bảng cân đối kế toán và nhu cầu vốn bổ sung, điều chỉnh dự báo, cuối cùng là dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Phương pháp náy tập trung vào trực tiếp dự báo các chỉ tiêu báo cáo tài chính theo tỷ lệ phần trăm trên doanh thu thay vì nghiên cứu chi tiết từng yếu tố chi phí cũng như các kế hoạch hoạt động cụ thể của doanh nghiệp.

Doanh thu thay đổi kéo theo sự thay đổi của chi phí kinh doanh và lợi nhuận, từ đó làm thay đổi vốn chủ sở hữu và các tài sản cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phương pháp dự báo tài chính này được thực hiện dựa trên cơ sở giả định các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính thay đổi theo một tỉ lệ nhất định so với mức doanh thu đạt được của doanh nghiệp.

Do việc dự báo tài chính cho các kì tương lai luôn gắn liền với các yếu tố không chắc chắn nên việc dự báo tài chính nên được thực hiện cho nhiều tình huống khác nhau, trong đó có tình huống bi quan và lạc quan của doanh nghiệp. Phương pháp dự báo này được sử dụng cho cả trong và ngoài doanh nghiệp.

3. Các bước dự báo tài chính

Bước 1: Dự báo doanh thu

Đây là bước cơ sở để có được các chỉ tiêu tài chính dự báo hợp lý. Căn cứ vào: Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong quá khứ. Nghiên cứu thị trường. Kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp.

Bước 2: Xác định các chỉ tiêu biến đổi theo doanh thu

Dựa vào báo cáo tài chính của các kỳ trước. Ví dụ: Nợ phải thu ở khách hàng có tỷ lệ trung bình khoảng 10% doanh thu. Các chỉ tiêu không biến đổi theo doanh thu cần được dự báo bằng các phương pháp khác. Ví dụ: Giá trị tài sản cố định

Bước 3: Dự báo báo cáo kết quả kinh doanh

Bước này sẽ được thực hiện bằng dạng bảng và cần có các nội dung sau đây. Thông số về chỉ tiêu (đơn vị % hoặc triệu đồng). Các mục khác là doanh thu, vốn bán hàng, lợi nhuận gộp, chi phí vay lãi, chi phí bán hàng, lợi nhuận trước thuế, thuế doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế.

Bước 4: Dự báo bảng cân đối kế toán và xác định nhu cầu vốn bổ sung

Bước này cũng được thực hiện bằng bảng và yêu cầu các nội dung cụ thể như: Tài sản (bao gồm tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn và tổng tài sản). Tỷ lệ doanh thu. Đơn vị triệu đồng. Nguồn vốn (bao gồm nợ phải trả, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu, tổng nợ phải trả, nhu cầu vốn bổ sung)

Bước 5: Điều chỉnh báo cáo tài chính dự báo

Nếu nhu cầu vốn bổ sung quá lớn, công ty không muốn vay nhiều quá, Cần: Thắt chặt chính sách quản lý nợ phải thu. Trì hoãn trả nợ cho nhà cung cấp. Việc này ảnh  hưởng tới: mức doanh thu dự báo CPBH&CPQLDN

Bước 6: Dự báo báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Phương pháp lập. Phương pháp gián tiếp. Căn cứ lập: Bảng cân đối kế toán cuối kì trước. Bảng cân đối kế toán điều chỉnh dự báo. Báo cáo kết quả kinh doanh điều chỉnh dự báo.

Ý nghĩa của việc dự báo tài chính

  • Dự báo tài chính là dự báo các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và xác định nhu cầu vốn bổ sung cho hoạt động kinh doanh. 
  • Bên trong doanh nghiệp: Nhìn trước về tương lai của doanh nghiệp, chủ động trong kế hoạch tài chính (tìm nguồn huy động vốn, tìm địa chỉ sử dụng vốn) 
  • Bên ngoài doanh nghiệp: Đánh giá cụ thể hơn về triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp từ đó có các quyết định hợp lý để giảm thiểu rủi ro.

Đọc thêm:

Top 10 lời mở đầu luận văn hay nhất

10+ Đồ án tốt nghiệp xây dựng website tốt nhất

Trong bài viết này, các bạn đã được cung cấp các kiến thức cơ bản về dự báo tài chính, các bước để có được một dự báo tài chính đầy đủ nội dung và các lưu ý khi thực hiện công tác này. Cùng với những thông tin bổ sung đó, chúng mình cũng đã gửi đến các bạn 10 tài liệu dự báo tài chính để các bạn có thể tham khảo và mong rằng những mẫu dự báo tài chính đó có thể giúp các bạn áp dụng vào công việc thực tế. Chúc các bạn may mắn và thành công.