Chuyên đề DỰ BÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1 Chuyên đề DỰ BÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TS.BẠCH ĐỨC HIỂN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH 2 I.KHÁI QUÁT VỀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.Dự báo trong hoạt động tài chính doanh nghiêp. - Dự báo là một khoa học hết sức rộng lớn. Trong tài chính doanh nghiệp, dự báo là quá trình xem xét thời kỳ đã qua, nhìn nhận hiện tại và ước định tình hình tài chính của doanh nghiệp ở tương lai đặt trong một viễn cảnh nhất định. - Việc dự báo tài chính tập trung vào dự báo Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả kinh doanh và dự báo nhu cầu vốn bằng tiền. Bởi lẽ, các tài liệu này thể hiện mục tiêu tài chính của doanh nghiệp cần đạt tới trong tương lai. 3 DỰ BÁO TÀI CHÍNH CỦA DN Những điểm chú ý: + Khi xem xét dự báo cũng cần thấy rằng khó có thể hy vọng đạt được việc dự báo hoàn toàn chính xác. Vấn đề quan trọng đặt ra là cần cố gắng đạt được dự báo một cách tốt nhất trong điều kiện có thể được + Cũng cần tránh tình trạng tầm thường hóa việc dự báo, thực hiện dự báo một cách máy móc. + Thực hiện dự báo đòi hỏi phải có tầm nhìn, sự phân tích và phán đoán một cách sắc xảo đưa ra các kịch bản với các tình huống khác nhau có thể xảy ra. Điều này sẽ làm cho việc dự báo trở lên linh hoạt hơn. 4 2. Quá trình và căn cứ dự báo tài chính DN a. Quá trình dự báo tài chính. Quá trình lập kế hoạch tài chính có thể chia thành 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn soạn thảo dự thảo , giai đoạn hoàn chỉnh dự thảo. - Giai đoạn chuẩn bị Công việc chủ yếu của giai đoạn này là thu nhập và phân tích thông tin. Những thông tin cần thu thập có thể chia làm hai loại. + Thông tin về các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. + Thông tin về các nhân tố bên trong doanh nghiệp Thông tin sau khi thu thập cần phải tiến hành xử lý, chọn lọc, phân tích 5 - Giai đoạn soạn thảo dự báo Trên cơ sở tài liệu thông tin, sử dụng những phương pháp nhất định tiến hành và xác định dự báo về tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch + Xem xét kết quả tài chính dự tính với mục tiêu ban đầu. + Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện những sai sót trong những thông tin hoặc những khiếm khuyết trong các hoạt động. 6 b- Những căn cứ chủ yếu dự báo tài chính - Kết quả phân tích đánh giá tình hình tài chính kỳ trước Những ý kiến rút ra qua phân tích đánh giá tình hình và kết quả tài chính kỳ trước cho thấy những điểm mạnh và những điểm yếu trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó gợi lên phương hướng và biện pháp nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng và điều chỉnh khắc phục những điểm yếu về tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. - Các chiến lược hay định hướng tài chính của doanh nghiệp Kế hoạch tài chính là việc cụ thể hoá tài chính của doanh nghiệp. Do vậy, khi lập tài chính hàng năm cần phải trên cơ sở xem xét các chiến lược tài chính của doanh nghiệp như: Chiến lược đầu tư, chiến lược huy động vốn, chiến lược về cổ tức v.v. 7 b- Những căn cứ chủ yếu lập kế hoạch tài chính - Các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp, và những vấn đề liên quan trực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Cần nắm vững các chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước, các luật thuế, chế độ khấu hao tài sản cố định, các thể lệ và quy chế vay vốn . Và những xu hướng diễn biến thay đổi trong môi trường kinh doanh mà trực tiếp là môi trường tài chính như sự biến động của lãi suất , của thị trường chứng khoán, sự phát triển của các Công ty cho thuê tài chính . Những yếu tố trên đều liên quan đến việc dự báo tài chính của doanh nghiệp. 8 II. DỰ BÁO DOANH THU 1. Tầm quan trọng của dự báo doanh thu - Dự báo tài chính được bắt đầu bằng dự báo doanh thu - Dự báo doanh thu là vấn đề cực kỳ quan trọng, bởi lẽ doanh thu là điểm khởi đầu và chi phối đến hầu hết các vấn đề tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. - Việc dự báo doanh thu quá sai lệch sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng: + Nếu thị trường mở rộng hơn rất nhiều so với dự báo + Nếu việc dự báo doanh thu quá lạc quan. 9 2. Những yếu tố cần xem xét trong dự báo doanh thu Dự báo doanh thu là vấn đề phức tạp. Sự phức tạp trong việc dự báo doanh thu là do doanh thu của một doanh nghiệp chịu sự tác động của một loạt các yếu tố: + Triển vọng của nền kinh tế + Thị phần và khả năng cạnh tranh của DN + Chính sách giá cả của Doanh nghiệp + Chính sách Marketing và chính sách tín dụng thương mại với khách hàng + Yếu tố lạm phát 10 3. Cách thức dự báo doanh thu Việc dự báo doanh thu cần bắt đầu từ việc xem xét đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của doanh nghiệp trong thời kỳ trước đó, thông thường, xem xét doanh thu trong khoảng từ 3 - 5 năm trước đó. - Cần phân tích đánh giá mức độ tăng giảm doanh thu và nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm đó trên cơ sở đó xác định tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh thu. - Để dự báo doanh thu cho một năm nào đó trong tương lai, cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu như đã nêu trên. - Tính toán, xem xét tốc độ tăng trưởng của thời kỳ đã qua và dự kiến cho kỳ sắp tới cho từng loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, tập hợp đánh giá và điều chỉnh để đưa ra dự báo doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp . chính của doanh nghiệp cần đạt tới trong tương lai. 3 DỰ BÁO TÀI CHÍNH CỦA DN Những điểm chú ý: + Khi xem xét dự báo cũng cần thấy rằng khó có thể hy vọng. việc dự báo trở lên linh hoạt hơn. 4 2. Quá trình và căn cứ dự báo tài chính DN a. Quá trình dự báo tài chính. Quá trình lập kế hoạch tài chính có thể chia