0

Hình tượng người phụ nữ

Cập nhật: 19/12/2014

Chỉ mình làm bài này với: Hình tượng người phụ nữ trong giai đoạn 1945-1975.

Có thể bạn quan tâm

Hình tượng người phụ nữ ấn Độ trong tiểu thuyết “Đắm thuyền” của đại thi hào R.Tagore

  • 34
  • 74
  • 1
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Để đến với chủ đề “Phụ nữ từ văn học dân gian đến văn học hiện đại Việt Nam” có đường đi muôn ngả. Và những cuộc hành trình đi tìm vẻ đẹp đích thực của người phụ nữ vẫn luôn luôn là “miền đất hứa” cho các công trình nghiên cứu không phải chỉ của văn học, mà còn là của nhiều ngành nghệ thuật khác (hội hoạ, kiến trúc, sân khấu, điện ảnh, phim truyền hình, kịch truyền thanh...). Để đến với chủ đề “Phụ nữ từ văn học dân gian đến văn học hiện đại Việt Nam” có đường đi muôn ngả. Và những cuộc hành trình đi tìm vẻ đẹp đích thực của người phụ nữ vẫn luôn luôn là “miền đất hứa” cho các công trình nghiên cứu không phải chỉ của văn học, mà còn là của nhiều ngành nghệ thuật khác (hội hoạ, kiến trúc, sân khấu, điện ảnh, phim truyền hình, kịch truyền thanh...). Trong thực tế, con người bao giờ cũng là đối tượng nhận thức trung tâm của văn học. Lịch sử văn học thực chất là lịch sử của việc nhận thức, khám phá, thể hiện con người thông qua những nhân vật văn học. Từ điển thuật ngữ văn học từng quan niệm: “Nhân vật văn học chính là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học”. Từ xa xưa, trong văn học dân gian (chủ yếu là trong truyện cổ tích và trong ca dao) người phụ nữ đã được nhìn nhận, miêu tả rất chi tiết với chủ đề: quyền sống, quyền làm người, từ đó nhằm bộc lộ tư tưởng dân chủ và bình đẳng. Với người phụ nữ đó còn là tiếng nói khát khao được tự do yêu đương, giải phóng khỏi sự ràng buộc của xã hội phong kiến vì chính nghĩa và tình yêu. Trong văn học dân gian, truyện cổ tích là hiện thân của những giấc mơ đẹp của người Việt cổ hướng tới một xã hội công bằng, con người được sống trong no ấm, dân chủ và hạnh phúc. Các tác giả dân gian đã thể hiện những ước mơ đó qua hai tuyến nhân vật rõ ràng đó là cái thiện và cái ác. Trong truyện cổ tích, tiêu chí về cái thiện nằm ở chính nghĩa. Có chính nghĩa thì sẽ gặp được người tốt giúp đỡ, nhận được những phép màu kì diệu. Còn cái ác (phi nghĩa) thì nhất định sẽ bị trừng phạt thích đáng. Bởi thế nhân vật nữ trong cổ tích người Việt thường có sự phân tuyến rõ ràng theo tiêu chí “tuyệt đối”. Tuyệt đối tốt hoặc tuyệt đối xấu, không có nhân vật nào phức tạp, bí ẩn. Nhân vật nữ đại diện cho lí tưởng tốt đẹp của nhân dân thường có số phận bi thảm, tiêu biểu cho những con người “thấp cổ bé họng”. Đó thường là những kẻ mồ côi, không nơi nương tựa, bị tước đoạt mọi quyền lợi, có khi phải chết đi sống lại nhiều lần như cô Tấm (Tấm Cám). Chính sự quan tâm đến số phận những con người nhỏ bé đã thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện cổ tích. Phẩm chất người phụ nữ trong cổ tích chính là đại diện cho những phẩm chất cao quý của nhân dân. Trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác thường quyết liệt, song cuối cùng bao giờ cái thiện cũng chiến thắng. Những nhân vật đại diện cho cái thiện, cho lí tưởng và khát vọng về tự do, hạnh phúc và công bằng xã hội, bao giờ cũng là những người có phẩm chất tốt đẹp: biết thương người, biết làm tròn bổn phận, biết thực hiện lời hứa, luôn tuân theo những chuẩn mực đạo đức truyền thống của nhân dân. Họ là những người phụ nữ giàu lòng nhân hậu, bao dung. Cô út lấy Sọ Dừa (Sọ Dừa), Tiên Dung lấy Chử Đồng Tử (Chử Đồng Tử), cô Tấm lấy vua (Tấm Cám)... đó chính là thể hiện ước mơ về sự công bằng và dân chủ, theo quan điểm của người Việt xưa kia. Các nhân vật phụ nữ trong truyện cổ tích dường như luôn được tác giả dân gian nâng niu, trân trọng và có đời sống nội tâm phong phú. Đoạn đầu đời, họ có thể gặp rất nhiều sự bất công, bị đe doạ, trắc trở, song cuối cùng bằng sự kiên trì nhẫn nại họ đều chiến thắng và hạnh phúc đã mỉm cười với những người phụ nữ ấy. Tấm mỗi lần hồi sinh lại duyên dáng hơn xưa (Tấm Cám), cô út chui ra từ bụng cá vẫn hồn nhiên tươi tắn (Sọ Dừa), người vợ của anh học trò nghèo khi trút bỏ lốt cóc là một cô gái thật xinh đẹp (Lấy vợ Cóc).… Có một thể loại tiêu biểu nữa của văn học dân gian hay hướng điểm nhìn tới người phụ nữ - đó là ca dao. Ca dao là hình thức để người xưa thổ lộ tâm tình. Mà phụ nữ thường hướng nội và có nhu cầu tâm tình, có lẽ vì thế trong ca dao những cung bậc về cõi lòng người phụ nữ thường được giãi bày nhiều hơn nam giới. Trong ca dao, nhân vật phụ nữ hiện lên thông qua những tâm trạng, những nỗi niềm riêng tư và mang dấu ấn xã hội rất rõ nét. Hai tình cảm nổi bật trong những lời ca của người phụ nữ xưa có thể tập trung trong hai từ “than” và “thương”. Xã hội phong kiến với quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã xô đẩy nhiều phụ nữ đến với sự bất hạnh và đắng cay. Họ phải sống trong cảnh phụ thuộc và không tự quyết định được số phận của mình, họ than: "Thân em như hạt mưa sa/ Hạt rơi xuống đất, hạt sa vườn đào", hoặc "Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai", và: "Em như con hạc giữa đình/ Muốn bay không cất nổi mình mà bay".v.v… Ca dao miêu tả thật thấm thía tâm trạng đau đớn của những cô gái bị ép duyên, những người vợ có chồng ăn chơi, bạc tình bạc nghĩa, cảnh làm lẽ, cảnh những nàng dâu có mẹ chồng ác nghiệt v.v... Chú ý đi sâu mô tả những nỗi niềm riêng, những khổ sở bất hạnh của người phụ nữ, ca dao xứng đáng là những bài ca mẫu mực về giá trị nhân đạo. Người phụ nữ trong ca dao còn là biểu tượng của vẻ đẹp truyền thống, họ ý nhị và kín đáo: "Miệng cười như thể hoa ngâu/ Cái khăn đội đầu như thể hoa sen". Đặc biệt vẻ đẹp tâm hồn (biết hi sinh vì hạnh phúc gia đình, biết “thương”...) của người phụ nữ luôn được ca dao đề cao. Khi đang yêu, họ biết thương bạn tình, khi làm vợ họ tiếp tục thương chồng - thương đến cháy lòng: "Qua đình ngả nón trông đình/ Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu"... Trong tình yêu lứa đôi họ yêu thiết tha, say đắm, chân chất và biết vượt khó: "Em nghe anh đau đầu chưa khá/Em băng đồng chỉ sá hái nắm lá cho anh xông/Ước chi cho nên vợ nên chồng/Đổ mồ hôi em chặm, ngọn gió lồng thì em che"... Đặc biệt trong hôn nhân, họ là những người nhân hậu, vị tha và chung thuỷ hết mực: "Chồng em áo rách em thương/ Chồng người áo gấm, xông hương mặc người", hoặc: "Anh đi làm mộc nơi nao/ Để em gánh đục, gánh bào đi theo"... Trong văn học trung đại Việt Nam khi viết về người phụ nữ, một mặt vẫn có sự kế thừa tư tưởng của văn học dân gian, song mặt khác, “Hồng nhan bạc phận” cũng được xem là tư tưởng chủ đạo của các tác giả. Nàng Vũ Nương hiếu thảo, đảm đang, chung thuỷ thì bị ngờ oan là ngoại tình, đến nỗi phải lấy cái chết để minh oan - mà khi chết đi rồi trong lòng vẫn mang nặng nỗi oan uổng đó (Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ). Người cung nữ xinh đẹp, tài hoa, khát khao hạnh phúc thì bị nhà vua bỏ rơi, sống cô đơn, mòn mỏi, lạnh lẽo nơi cung cấm, chôn vùi tuổi thanh xuân trong cung điện thâm u (Cung oán ngâm khúc - Nguyễn Gia Thiều). Người phụ nữ chỉ có một khát vọng rất bình thường là được chung sống cùng với người chồng thân yêu, song lại rơi vào cảnh đau đớn “tử biệt sinh li”, đằng đẵng chờ đợi không biết có ngày gặp lại. (Chinh phụ ngâm - Đặng Trần Côn). Nàng Kiều của Nguyễn Du xinh đẹp tài hoa là thế, nhưng lại bị dập vùi trong cảnh "Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần", liên tiếp bị đầy đọa cả về thể xác lẫn tinh thần để rồi phải thốt lên (thực tế là sự đầu hàng hoàn cảnh) rằng: "Thân lươn bao quản lấm đầu/ Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa!". Đây không chỉ là bi kịch của riêng nàng Kiều, mà còn là bi kịch chung của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Mặt khác văn học trung đại Việt Nam, bước đầu đã phản ánh được quan niệm về con người cá nhân trong xã hội. Nhiều nhân vật nữ trong giai đoạn này cũng thể hiện sự phản kháng, sự tố cáo xã hội cũ, nêu lên nhiều suy nghĩ, nhiều quan điểm chống đối lại quan điểm của xã hội phong kiến (tiêu biểu hơn cả là thơ Hồ Xuân Hương). Đặc biệt văn học đã chú ý khám phá nội tâm nhân vật. Các tác giả (Nguyễn Dữ, Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương..) khi mô tả người phụ nữ, thường để cho nhân vật bộc bạch trực tiếp những nỗi đau khổ, những niềm riêng tư (sự tự ý thức về mình): "Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung" (Truyện Kiều - Nguyễn Du), hoặc bộc lộ những phản ứng: "Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng/ Chém cha cái kiếp lấy chồng chung"... (Hồ Xuân Hương). Có thể khẳng định rằng cảm giác mất mát hạnh phúc và nỗi khát khao hạnh phúc là hai tâm trạng, hai nỗi niềm thường gặp nhất ở các nhân vật nữ trong văn học trung đại Việt Nam. Bước sang thế kỉ XX (thế kỉ của nền văn học hiện đại), các nhà văn Tự lực văn đoàn đã mở đầu cho phương pháp miêu tả thế giới nội tâm con người - đặc biệt là người phụ nữ - thật sâu sắc và tinh tế. Tiêu biểu là nhân vật Mai (Nửa chừng xuân - Khái Hưng), nhân vật Loan (Đoạn tuyệt - Nhất Linh). Những người phụ nữ này đòi hỏi quyền được yêu, được bình đẳng, chống đối tư tưởng đa thê và gia trưởng trong các gia đình phong kiến. Với dòng văn học hiện thực phê phán, chúng ta bắt gặp quan niệm: con người là sản phẩm, là tiêu bản của hoàn cảnh, khi phân tích, mổ xẻ con người, các nhà văn đã khám phá những tác động của hoàn cảnh đối với con người. Tuy nhiên quan niệm đó được thể hiện ở những cấp độ rất khác nhau đối với từng tác giả. Ngô Tất Tố vốn xuất thân là một nhà Nho, lại thấm nhuần đạo đức truyền thống của dân tộc, nên hình ảnh nhân vật nữ nổi tiếng của ông (chị Dậu) vừa mang cái nhìn hiện thực, đồng thời lại vẫn mang dấu ấn của cái nhìn về người phụ nữ trong văn học dân gian ("Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn") và văn học trung đại. Chị chịu bao nhiêu sự chèn ép tàn bạo của hoàn cảnh: đói ăn triền miên, chạy vạy vay nợ, lo sưu thuế (cho cả người đang sống lẫn người đã chết). Chị hết bán con, rồi bán chó, mà sắc đẹp và phẩm chất vẫn không thay đổi. Còn Nam Cao, quá trình sáng tác của ông giống như một cuộc hành trình đi tìm kiếm, khám phá vẻ đẹp còn tiềm ẩn, còn sót lại trong con người. Ông quan niệm: “Cái bản tính tốt của con người ta thường bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ, che lấp mất” (Đời thừa) và với nguyên tắc “cố tìm hiểu họ”, Nam Cao đã phát hiện được ra những phẩm chất tốt đẹp của những người phụ nữ - như nhân vật Nhu (ở hiền), Dần (Một đám cưới), Thị Nở (Chí Phèo)... Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc. Cùng với sự thay đổi của lịch sử, và sự đi lên của đất nước, cách nhìn nhận, mô tả về con người của các nhà văn thời kì này có sự chuyển biến rõ rệt. Hình tượng người phụ nữ không còn là những nhân vật chịu nhiều bất hạnh vì bị xã hội cũ vùi dập, không còn là những người phụ nữ “nổi loạn” đòi bình đẳng như trong các tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nữa. Con người Việt Nam thời kì này là “con người mới”, “con người cộng đồng” gắn liền với cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy các nhân vật nữ đều được xây dựng theo cảm quan: con người cộng đồng. Họ là những “o du kích nhỏ gương cao súng", những "người mẹ cầm súng", những "người con gái Việt Nam"... Đây là những cô gái, những người vợ, người mẹ rất đỗi bình thường, trong cuộc sống hàng ngày, dịu dàng, nhân hậu, yêu thương chồng con hết mực. Song, mặt khác trong chiến đấu lại là những phụ nữ dũng cảm. Đó là cô Mẫn (Mẫn và tôi - Phan Tứ), là chị út Tịch (Người mẹ cầm súng - Nguyễn Thi), là Mẹ Suốt (Mẹ Suốt - Tố Hữu), là chị Sứ (Hòn Đất - Anh Đức)... Có thể coi đây là những nhân vật phụ nữ yêu nước điển hình của văn học trong suốt 30 năm chiến tranh (1945 - 1975). Năm 1975 cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc. Từ 1975 đến 1986 (văn học 10 năm sau hoà bình) vẫn có sự tiếp nối của văn học 30 năm chiến tranh trước đó. Văn học chủ yếu nói về những vấn đề hậu chiến. Thời kì trước, nếu các nhân vật nữ được nhìn nhận chủ yếu dưới góc độ anh hùng trong chiến đấu, thì trong văn học 10 năm sau chiến tranh, sự nhìn nhận các nhân vật nữ đều nghiêng nhiều về khía cạnh đời tư, về những nỗi đau thời hậu chiến. Họ là những con người chịu nhiều mất mát, đau thương sau chiến tranh (nhân vật Thai trong Cỏ lau, Quỳ trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, mẹ Êm trong Miền cháy của nhà văn Nguyễn Minh Châu, một số nhân vật nữ trong Bi kịch nhỏ của Lê Minh Khuê)...… Sau năm 1986, với chủ trương “cởi trói” cho văn nghệ sĩ, văn học Việt Nam bước vào một cuộc thay đổi lớn, một số văn nghệ sĩ tiếp tục “lột xác” cho phù hợp với hoàn cảnh và thời đại mới. Con người được mô tả trong tác phẩm văn học tỏ ra đa dạng và phong phú, mang màu sắc cá nhân riêng biệt, chứ không còn đồng nhất trong một quan niệm chung như trước đây nữa. Các nhân vật nữ giờ đây xuất hiện trong tác phẩm mỗi người một vẻ, một dấu ấn riêng, đem lại sự phong phú cho văn học và phần nào đã làm thoả mãn nhu cầu của độc giả. Có thể tìm thấy các nhân vật nữ trong một số tác phẩm của nhà văn Ma Văn Kháng với hai kiểu dáng: dấu ấn truyền thống trong văn học dân gian và người phụ nữ của thời hiện đại. Đó là những nhân vật rất đẹp, giàu thiên tính nữ trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp. Đó là số phận những người phụ nữ nhỏ bé - (một nửa của nhân loại) trong truyện ngắn Võ Thị Hảo. Đó là những người phụ nữ và những đứa trẻ trong gia đình với những nỗi niềm, những bi kịch trước sự rạn nứt của gia đình truyền thống của nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ. Đó là những người phụ nữ truyền thống với những phẩm chất đẹp và những người phụ nữ hiện đại với những khủng hoảng tinh thần của nhà văn Lê Minh Khuê. Nhìn chung văn học từ sau thời kì đổi mới đến nay phác hoạ tương đối hoàn thiện chân dung người phụ nữ Việt Nam hiện đại. Đó là những con người phức tạp nhiều mâu thuẫn (Phù thuỷ, Cõi mê, Hậu thiên đường, Cầu thang - Nguyễn Thị Thu Huệ). Trong con người của họ cũng đầy sự bí ẩn (Người đàn bà và những giấc mơ - Y Ban, Con dại của đá - Võ Thị Hảo...). ở những truyện này các tác giả đã có hứng thú đi sâu khám phá, phân tích và biểu hiện chiều sâu tâm lí của con người, mô tả thành công nhân vật nữ với tư cách con người tự nhận thức. Họ hay suy nghĩ, hay tự nhìn lại chính mình để phán xét, sám hối nhằm tự hoàn thiện mình trong cuộc sống. Tiêu biểu là các nhân vật trong tác phẩm Cát đợi, Người đàn bà có ma lực, Biển ấm (Nguyễn Thị Thu Huệ); Người đàn bà và những giấc mơ, Sau chớp là bão giông (Y Ban)... Các nhân vật nữ ở đây đều đã từng trải nghiệm qua những nỗi đau - có khi là nỗi đau do chiến tranh để lại, có khi do gặp bi kịch trong tình yêu hoặc trong hôn nhân v.v… Phác thảo tương đối có hệ thống chủ đề phụ nữ trong lịch sử văn học Việt Nam (từ văn học dân gian đến văn học hiện đại), dễ dàng nhận thấy văn học ngày nay vẫn kế thừa được những quan niệm tiến bộ của cha ông ta về người phụ nữ. Từ xưa đến nay tuy người phụ nữ phần lớn đều phải gánh chịu những nỗi đau khôn cùng, sự hi sinh, mất mát lớn lao, nhưng dù trong hoàn cảnh nào tâm hồn họ vẫn ánh lên vẻ đẹp dịu dàng và nhân hậu, vị tha và bao dung. Họ có “than” nhưng vẫn biết “thương” khôn cùng. Văn học ngày nay tuy viết về những khủng hoảng tinh thần (do sự chi phối của hoàn cảnh mới), những mặt trái của cơ chế thị trường, những bi kịch tình yêu, sự rạn nứt gia đình truyền thống... nhưng trong sự “phải chịu đựng ấy”, người phụ nữ hiện đại vẫn luôn bộc lộ những vẻ đẹp mới: muốn tự khẳng định mình, thể hiện mình và dám sống thực với mình. Cuối cùng có thể khẳng định thế giới nội tâm phong phú và sự bí ẩn của người phụ nữ bao giờ cũng là một đề tài hấp dẫn đối với văn học ở mọi thời đại - và như vậy hi vọng bạn đọc hôm nay sẽ luôn luôn tìm thấy giá trị nhân đạo và nhân văn - một nội dung cơ bản cấu thành đặc điểm từ văn học dân gian đến văn học viết Việt Nam hiện đại. Trần Ngọc Dung

Có thể bạn quan tâm

HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN” CỦA ĐẠI THI HÀO R. TAGORE

  • 37
  • 65
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Bài làm của Vịt quá rộng so với yêu cầu đề, có thể nói là lạc đề khi chỉ có 1 đoạn nhỏ nói về giai đoạn 1945 - 1975, các đoạn trước tuy có đề cặp đến nhưng chưa phân tích thật sát với yêu cầu.... Để phân tích hình tượng người phụ nữ, ta phải dựa vào những nhân vật cụ thể trong các tác phẩm, từ cái cụ thể đó rút ra cái tổng thể, có thể điển hình nhất là 2 nhân vật :Mị trong Vợ chồng A Phủ, người vợ trong Vợ nhặt của Kim Lân,....

Có thể bạn quan tâm

TÍNH NHÂN VĂN QUA HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

  • 121
  • 128
  • 2
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

bạn thông cảm, đã lâu ko còn học văn ,trong tay ko có 1 chút tư liệu nào, hơn nữa các bài kiểm tra đã được tặng bà bán bán ve chai , có bao nhiêu xài bấy nhiêu, có còn hơn ko, post lên cho bạn ý tham khảo, đỡ được phần nào

Có thể bạn quan tâm

hình tượng người phụ nữ ấn Độ trong tiểu thuyết “Đắm thuyền” của đại thi hào Tagore

  • 34
  • 50
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Hình tượng người phụ nữ trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều và thơ nôm hồ xuân hương

  • 79
  • 338
  • 6
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Hình tượng người phụ nữ trong phạm tải ngọc hoa

  • 55
  • 227
  • 1
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của y kawabata

  • 77
  • 347
  • 8
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Hình tượng người phụ nữ trong sử thi cổ đại qua hai nhân vật pênêlôp( ÔĐIXÊ) và SITA (RAMAYANA)

  • 63
  • 392
  • 3
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Nghệ thuật thể hiện hình tượng người phụ nữ trong thơ nôm truyền tụng của hồ xuân hương

  • 65
  • 200
  • 0
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”

Có thể bạn quan tâm

Hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của nguyễn minh châu sau năm 1975

  • 23
  • 607
  • 8
“ ... xà hội loài người hội loài người 4 triệu nămNăm 476 Thời cổ đại 3 nghìn năm TCNNăm 15 66Năm 19 17 Đến nay xà hội nguyên thủy XH chiếm hữu nô lệXà hội phong kiến hội TBCNXà ... 3 câu trên HẾTTHỜI GIAN 12 345 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: * Củng cố Câu hỏi ... hơn vui hơn  “Cuộc cách mạng đá mới” 1. Sự xuất hiện loài người đời sống bầy người nguyên thủy:2. Người tinh khôn & óc sáng tạo :3. Cuộc cách mạng thời đá mới: Bài 1 :”