Tiểu thuyết “Đắm thuyền” cảu Tagore mang nội dung chủ yếu về tình yêu và cuộc sống
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC ------ TIỂU LUẬN HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN” CỦA ĐẠI THI HÀO R. TAGORE Giáo viên hướng dẫn : TS. Đỗ Thu Hà Sinh viên : Nguyễn Thị Tuyết Nhung Lớp : K47-Văn học Hà Nội - 2004 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Từ xa xưa Ấn Độ đã được coi là cái nôi của nền văn minh nhân loại. Không chỉ giàu đẹp bởi nguồn của cải từ thiên nhiên mà Ấn Độ còn có một kho tàng văn hoá rất có giá trị - từ đây Ấn Độ đã góp phần cho sự phong phú và đa dạng của nền văn học Ấn Độ nói riêng và văn học phương Đông nói chung. Bên cạnh những công trình nghệ thuật tuyệt vời cùng giá trị tinh thần cao quý đó là sự góp mặt của các thiên tài như Mahatma Găng đi, G.Nêru, R.Tagore . Chính vì lí do đó mà để hiểu biết sâu hơn về đất nước và con người Ấn Độ ta sẽ bắt đầu tìm hiểu từ nền văn học của nước này - qua đó ta sẽ hiểu sâu hơn về giá trị tinh thần của văn minh phương Đông, phong phú đa dạng nhưng cũng đậm đà bản sắc riêng. Đặc biệt ở đây ta đi tiàm hiểu thêm về người phụ nữ Ấn Độ từ trước đến nay luôn bị kìm toả bởi lề thói hà khắc. Đứng trước sự tiếp nhận của nền văn hoá mới cũng như dưới con mắt nhìn tiến bộ của R. Tagore - một nhà thơ, nhà văn . Ấn Độ ta sẽ thấy hình tượng người phụ nữ Ấn Độ hoàn toàn mới trong quan điểm về tình yêu và hôn nhân. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ: Cuộc đời sáng tác của Tagore gắn liền với vận mệnh Bengal và Ấn Độ, với lý tưởng giải phóng con người và tổ quốc ông. Trên văn đàn văn học Ấn Độ, Tagore đá sớm toả sáng và là một trong những người có công đóng góp lớn trong sự nghiệp phát triển nền văn học Ấn Độ. Đến năm 1913, Tagore đã làm cả thế giới biết đến khi mà tập “Lời dâng” (Gitanjali) do ông sáng tác và dịch từ tiếng Bengal ra tiếng Anh được giải thưởng Nobel - ông cũng là người châu Á đầu tiên được vinh dự này. Gần một thế kỷ đã qua giới nghiên cứu đã tốn biết bao giấy mực đi sâu tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của con người đa tài này mà vẫn chưa tìm hiểu hết. Tiêng ở Việt Nam từ trước đến nay giới nghiên cứu chủ yếu 2 tìm hiểu về ông với cương vị là một nhà thơ lớn ngay cả trên một số báo, tạp chí, luận văn cũng chỉ tìm hiểu những sáng tác thơ của ông. Còn những bài bàn bề các thể loại khác của Tagore nhất là tiểu thuyết còn rất ít ỏi. Cao Huy Đỉnh với bài tiểu luận viết về “Ravin đrathát Tagore” đã đề cập ít nhiều đến lĩnh vực tiểu thuyết của Tagore, ông cho chúng ta thấy thế mạnh của tiểu thuyết Tagore là chú ý tới các cụ thể và hiện thực nhiều hơn truyện ngắn và thơ. Lưu Đức Trung cũng viết một số công trình khoa học của mình về các vấn để sau: “Tagore người kế thừa truyền thống nhân đạo chủ nghĩa trong nền văn học dân tộc Ấn Độ”, và “Tagore với người phụ nữ Ấn Độ” và “vài nét về truyện ngắn của Tagore” Ông nhận xét: “Ngòi bút nghệ thuật của Tagore luôn hướng về mục đích vạch trần, phê phán bản chất xã hội, thức tỉnh quần chúng nhân dân, tìm cách giải phóng tâm hồn tư tưởng người Ấn Độ cận đại ra khỏi thòng lọng của tôn giáo, ra khỏi sự kìm hãm của bạo lực và cường quyền?. (Trong bài viết về truyện ngắn “Nây và mặt trời” của Tagore). Lưu Đức Trung cũng chính là người dịch và giới thiệu với bạn đọc Việt Nam về nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết “Đắm thuyền” (1989). Đây cũng là sự gợi mở cho công tác nghiên cứu tiểu thuyết Tagore cho những ai có tâm huyết và say mê. Qua lời dịch của ông nghệ thuật đặc sắc cũng như nội dung phong phú dẫn đến với người đọc, nhất là hình tượng sinh động của hai người phụ nữ Kamala và Hemnalini. Hay nhận xét của tác giả Đào Anh Kha về phong cách nghệ thuật của Tagore. “Tagore thường tránh cách dùng lý trí để miêu tả và phân tích tâm lí các nhân vật như một số đông các nhà văn khác, ở đây ông sử dụng tài tình phương tiện của thiên nhiên. Dưới ngòi bút của ông thiên nhiên có mặt khắp nơi, mọi lúc và bao giờ cũng mang nặng tâm tư, mọi sắc thái của cảnh vật đều phản ánh những biến động của tâm hồn”. 3 Từ các công trình nghiên cứu của các tác giả lớn đến các khoá luận của các sinh viên đều muốn đi sâu tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp cũng như sáng tác của Tagore: Trịch Bích Liên với luận văn tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn. “Mây và mặt trời” của Tagore, năm 1992 Đỗ Thị Quỳnh Hương với luận văn viết về đề tài “thiên nhiên” trong tập truyện “Mây và mặt trời” của Tagore. Và đến năm 1994 Trần Thị Loan với bài luận về “Nghệ thuật miêu tả tâm lý qua nhân vật Ramesh trong “Đắm thuyền” tiểu thuyết của Tagore đã bước đầu đi sâu tìm hiểu phong cách Tagore trong thể loại tiểu thuyết. Ở phạm vi nhỏ của bài niên luận này người viết muốn tiếp bước những người đi trước: khai thác một đề tài cũ trong thơ văn xưa nay nhưng lại rất mới trong thơ văn Tagore - đó là hình tượng người phụ nữ Ấn Độ trong tiểu thuyết “Đắm thuyền” của đại thi hào Tagore. III. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI: Như ta đã biết: “Ảnh hưởng của Tagore đối với tinh thần Ấn Độ và đặc biệt các thế hệ đang kế tiếp nhau lớn lên là to lớn. Không chỉ tiếng Bengal là ngôn ngữ ông dùng để viết mà tất cả các ngôn ngữ của Ấn Độ đã được nhào nặn một phần bởi những tác phẩm của ông. Hơn bất cứ người Ấn Độ nào khác, ông đã góp phần mang lại sự hài hoà cho các lí tưởng của Đông và Tây “(J.Neru - Ấn Độ). Có thể nói R. Tagore là “ngôi sao sáng Ấn Độ phục hưng” và được cả thế giới này biết đến trên mọi cương vị, là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch lớn, hoạ sĩ có tài và thậm chí ông còn là một nhạc sĩ nổi tiếng . Ông đúng là một thiên tài của Ấn Độ và của cả thế giới. Ở Việt Nam ta đa số mọi người biết đến Tagore là một nhà thơ nổi tiếng hơn là một nàh văn. Có thể tiểu thuyết là lĩnh vực ít được biết đến của Tagore. Mặc dù về số lượng và tiếng vang không bằng thơ nhưng về mức độ lắng sâu và tinh thần nhân văn cao cả của Tagore lại được thể hiện rất rõ trong thể loại này. Qua một bài niên luận nhỏ, người viết muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc khám phá ngòi bút văn xuôi 4 tinh thế của con người đa tài này. Cụ thể hơn đó là việc công nghệ về nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ Ấn Độ đi từ truyền thống đến hiện đại trong “Đắm thuyền”. Người viết hiểu rõ về bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật thông qua hình thức ngôn ngữ độc thoại và bức tranh thiên nhiên . Cũng từ đó được hiểu thêm nghệ thuật viết văn xuôi của Tagore - một người luôn được biết đến là một nhà thơ vĩ đại của văn học Ấn Độ và giúp cho bản thân trong việc làm quen và hiểu rõ hơn trong công tác nghiên cứu văn học. IV. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Tiểu thuyết “Đắm thuyền” cảu Tagore mang nội dung chủ yếu về tình yêu và cuộc sống. Nổi bật trong đó là hình tượng hai người phụ nữ tuy với hai nét tính cách trái ngược nhau, nhưng lại tìm được sự đồng cảm trong số phận bi kịch về tình yêu và hôn nhân. Ở họ ta thấy điển hình cho người phụ nữ Ấn Độ theo quan điểm nhân dậo của nhà văn - họ bước đầu được giải phóng khỏi sự kìm kẹp của tôn giáo và quan niệm hà khắc với phụ nữ của lễ giáo Ấn Độ từ trước đến nay. Đó là một sự chuyển bước từ người phụ nữ truyền thống đến người phụ nữ hiện đại. Trong bài viết này, người viết chủ yếu dựa vào bản dịch “Đắm thuyền” của Lưu Đức Trung, Trương Thị Thu Vân và Hoàng Dũng. Bên cạnh đó người viết còn tham khảo cuốn tiểu thuyết “nàng Binôdini” cùng một số truyện ngắn của Tagore cũng viết về đề tài người phụ nữ (“Cô dâu bé nhỏ” - Nguyễn Văn dịch ; “Mây và mặt trời” - Hoàng Cường dịch của Tagore. Nghiên cứu đề tài này người viết dựa vào một số phương pháp chủ yếu sau: 1. Đặt “Đắm thuyền” trong mối tương quan với các tiểu thuyết và truyện gnắn của Tagore để làm nổi bật hình tượng người phụ nữ Ấn Độ trong bút pháp của nhà văn. 2. Kết hợp phân tích với tổng hợp để làm rõ vấn đề trong đề tài. 5 3. Sử dụng phương pháp liên hệ đối chiếu so sánh qua cách cảm nhận riêng mà làm nổi bật hơn nữa hình tượng người phụ nữ trong tác phẩm. 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I R. TAGORE VÀ TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN” I. RABINDRÂNGHỆ THUẬT TAGORE. 1. Vài nét về tác giả R. tagore. Rabindranath Tagore (1861 - 1941), nhà văn hoá lỗi lạc của Ấn Độ và thế giới. Trong lĩnh vực văn học và nghệ thuật ông đã cống hiến nhiều thành tựu xuất sắc. Ông đã để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, tiểu luận, diễn văn, hồi ức, thư tín cùng hàng ngàn ca khúc, hàng ngàn tranh vẽ vô giá. Tập lời dâng (Gitanjah) do ông sáng tác và dịch từ tiếng Bengalrra tiếng Anh được giải thưởng Nobel năm 1913, không chỉ là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ mà của cả châu Á, Tagore là người châu Á đầu tiên được vinh dự này. Lời dâng là “kì công thứ hai” trong lịch sử văn học Ấn Độ, kể từ khi Sahuntala, “kì công thứ nhất” của nhà thơ cổ điền Kaliđasa ở thế kỉ V, ra đời. Lời dâng là những khúc ca yêu tự do, yêu cuộc sống dâng cho đời, cho con người. Lời dâng của Tagore lần lượt được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới với số lượng ngày càng nhiều. Riêng ở Pháp, lời dâng do Andre Gide dịch đã được tái bản 107 lần. Ở Anh, Mỹ, Pháp, Nga, Đức, Ý, Trung Quốc . cũng đã nhiều lần tái bản. Từ đó trở đi nhiều tuyển tập R. Tagore ra đời; ở Liên Xô (trước đây) đã ba lần xuất bản, năm 1955 có 8 tập, năm 1961 có 12 tập, năm 1981 có 4 tập, Trung Quốc có 10 tập xuất bản năm 1957. Ở Việt Nam, năm 1961 nhân dịp thế giới kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Tagore, dù gặp khó khăn về tài liệu nhưng Nhà xuất bản Văn học cũng đã cố gắng xuất bản một tuyển tập nhỏ gồm những sáng tác của Tagore trên 150 trang do nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh tuyển chọn và giới thiệu. Cuốn sách đó đã giúp bạn đọc hiểu và bắt đầu yêu thích Tagore. Trước năm 1975, một số nhà xuất bản ở Sai Gòn cũng đã xuất bản nhiều tập thơ chủ yếu của R. Tagore như Lời dâng (Gitanjali), Tâm tình hiến dâng (The gardener) , Tặng vật (Lover’s gijt), Mảnh trăng non (The crescont moon) và tác 7 phẩm triết học Sadhana (Thực hiện toàn mãn) của ông. Tới năm 2004 nhà xuất bản lao động - trung tâm văn hoá ngôn ngữ đông tây đã xuất bản tuyển tập tác phẩm R. Tagore do dịch giả Lưu Đức Trung tuyển chọn và giới thiệu. Tuyển tập tác phẩm R. Tagore này tuy chưa tuyển chọn được toàn bộ trước tác của Gagore nhưng ít nhiều cũng giúp bạn đọc có trong tay một số ít tài sản tinh thần vô giá của Rabindranath Tagore- bậc thiên tài mà “cả thế giới đều biết đến”. Tagore say sưa làm thơ lúc 8 tuổi cho đến lúc qua đời. Bài thơ cuối cùng Tagore sáng tác trên giường bệnh ngày 30 tháng 7 năm 1941, trước khi ông mất 8 ngày. Ông đọc cho người khác chép, không kịp xem lại. Thơ Tagore vốn dồi dào tứ, hàm súc ý, giàu hình ảnh, giàu tính nhạc và uyển chuyển về vần điệu. Thơ ông được viết ra trong nhiều hoàn cảnh cùng với bút pháp nghệ thuật khác nhau. Nội dung luôn luôn hướng về tinh thần nhân đạo và lòng yêu tự do. Tagore viết Truyện ngắn muộn hơn làm thơ. Năm 16 tuổi (1887) ông cho ra mắt bạn đọc truyện ngắn đầu tay. “người ăn mày kì dị”. Từ đó trở đi truyện ngắn của ông ngày càng sâu sắc. Với những đề tài phong phú mang nhiều màu sắc lấy từ trong đời sống thực tế xã hội hoặc lấy từ thần thoại, cổ tích, truyền thuyết lịch sử . Tagore đã hướng ngòi bút của mình về mục đích vạch trần bản chất xã hội phong kiến thuộc địa, thức tỉnh nhân dân Ấn Độ giải phóng mình ra khỏi áp bức, bóc lột. Với tinh thần nhân đạo sâu sắc cùng cái nhìn tinh tế ông đã nhẹ nhàng kín đáo phơi bày bộ mặt tàn ác của thế lực đen tối trong xã hội qua nhiều câu chuyện thật cảm động, đau xót, uất hận, tràn đầy nước mặt. Ông dành cho nhân dân lao động cùng khổ một địa vị xứng đáng trong tác phẩm. Đặc biệt người phụ nữ Ấn Độ được ông đồng cảm và quý trọng, ông miêu tả một cách chân thực sâu sắc cảnh ngộ của họ. Từ xưa phụ nữ Ấn Độ là nạn nhân cùng cực trong xã hội phân biệt đẳng cấp. Họ là đối tượng thường bị lễ giáo phong kiến giày vò, đày đoạ, áp bức, họ là vật hi sinh của tăng lữ Bàlamôn. Câu chuyện Dàn hoả thiêu và quan chánh án . 8 là những tác phẩm tiêu biểu. Bên cạnh đó ta cũng bắt gặp hình ảnh trí thức Ấn Độ trong truyện ngắn Tagore (những sinh viên, luật sư, bác sĩ, công chức, thầy kí .) những người ít nhiều bị chính sách nô dịch của thực dân lừa phỉnh. Kết quả truyện ngắn Tagore đa dạng phức tạp (có truyện rất dài mà có truyện rất ngắn độ mấy chục dòng) mang tính hiện thực rất sâu sắc. Ông còn kết hợp tính huyền ảo và hiện thực khiến cho tác phảm đều có dứcgợi cảm và hấp dẫn. Tuy trong sự nghiệp sáng tác Tagore không thành công lắm trong thể loại tiểu thuyết nhưng ít nhiều ông cũng để lại những tác phẩm mang đậm tính nhân văn và tinh thần nhân đạo lớn. Nội dung tiểu thuyết ông thương hướng tới sự nghiệp giải phóng dân tộc, thức tỉnh nhân dân Ấn Độ nhất là tầng lớp thanh niên trí thức (tiểu thuyết Gôra - 1907). Ngoài nội dung đấu tranh chính trị ra, tiểu thuyết của ông thường thiên về miêu tả tình yêu hôn nhân, tâm lí xã hội, ca ngợi lòng nhân đạo, tình yêu thương, cách ứng xử giữa con người trong xã hội. Nàng Binôdini, Đắm thuyền, là những tiểu thuyết xuất sắc về mặt này. Tagore còn có một niềm đam mê nữa đó là ông vừa là nhà soạn kịch, vừa là đạo diễn vừa là diễn viên. Nhiều vở kịch của ông đã được dàn dựng trên sân khấu ở Calcutta, Bom bay, New Delhi và một số thành phố khác trên thế giới. Kịch của Tagore thường tập trung miêu tả mối xung đột lớn trong xã hội Ấn Độ cận đại giữa thiện và ác, giữa tôn giáo với con người, giữa áp bức và tự do, giữa chiến tranh và hoà bình. Năm 1883 vở kịch đầu tay của ông “Sự trả thù của tự nhiên” ra đời. Vở kịch đã làm cho giới sân khấu hồi bấy giờ chú ý đến tài năng của ông. Năm 1916 ông sửa chữa lại, dịch ra tiếng Anh mang tên Thầy tu khổ hạnh (Xaniaxi) với đề tựa: “Xin dẫn dắt chúng tôi từ hư vô về thực tại”. Vở kịch là bản tuyên chiến của ông với tôn giáo, với chủ nghĩa khổ hạnh ở Ấn Độ. Sau đó Tagore liên tiếp ra đời nhiều vở kịch khác, nội dung ngày càng phong phú, thể hiện rõ tư tưởng tiến bộ của ông. Ông coi kịch là thứ vũ khí đấu tranh nhạy bén, là những bài học thiết thực nâng cao nhận 9 thức xã hội của công chúng. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) xảy ra, Tagore đã đem vở kịch “Lễ máu” viết năm 1890 dịch ra tiếngAnh năm 1917 với lời đề tựa “Tôi tặng vở kịch này cho những chiến sĩ dũng cảm bảo vệ hoà bình khi có kẻ đổi lấy máu nhân loại làm lễ dâng Nữ thần Chiến tranh”. Kịch của Tagore có sức sống mãnh liệt, thu hút được nhiều người xem. Thành công đó là do Tagore kết hợp chặt chẽ truyền thống kịch dân gian với kịch hiện đại, biết kế thừa và cách tân trong nghệ thuật, kết hợp kịch phương Tây và Ấn Độ một cách sáng tạo. Tagore không chỉ là nhà văn mà còn là một triết gia, một nhà lí luận và nhà giáo dục học xuất sắc. Các tiểu luận, Diễn văn, Hồi ức, Thư tín của ông đã thể hiện rõ điều đó. Tagore vốn xuất thân trong một gia đình quý tộc theo tôn giáo Bàlamôn, về sau cả gia đình ông đều ra khỏi tôn giáo này. Tagore tự tìm cho mình một thứ tôn giáo, đó là “tôn giáo của con người” (Religion of man). Những quan niệm về tôngiáo của con người thường được ông trình bày bằng những tiểu luận, bài nói chuyện, bài giảng ở trường Santiniketan và các nơi khác trên thế giới. Về sau được tập lại trong cuốn Sacthana (Thực hiện toàn mãn). Về mặt lí luận văn học có những tác phẩm sau: “nghệ thuật là gì?”, “Thơ ca hiện đại”… Bên cạnh đó ông cũng thể hiện tư tưởng của một nhà giáo dục học xuất sắc. Vào những năm đầu thế kỉ XX đã có nhà nghiên cứu E.Fieczinska viết bằng tiếng Pháp công trình “Gagore - nhà giáo dục” (Tagore - E’ducateur). Qua bài (Trường học của tôi” nổi tiếng của Tagore viết sau những năm thành lập trường Santiniketan, ông đã thể hiện một quan điểm giáo dục rất tiến bộ, giáo dục toàn diện, học và hành, kết hợp với lao động sản xuất. Tagore đã có những chuyển đi thăm nhiều nơi trên thế giới tham gia các buổi nói chuyện, diễn thuyết (trong đó có cả Việt Nam) từ năm 1916 đến 1930. Không chỉ được bộc lộ quan điểm lên án chủ nghĩa thực dân, đề cao chủ nghĩa dân tộc, kêu gọi đông tây hoà hợp… ông còn có 10 [...]... ra cho phụ nữ chúng ta từ trước đến nay Xét trong phạm vi văn hoá phương Đông, tiêu biểu là văn hoá Ấn Độ ta sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này Và độc đáo hơn nữa là có sự phản ánh cụ thể qua các tác phẩm văn hoạc của đại thi hào Tagore - một thi n tài xuất sắc của văn học cũ như văn hoá Ấn Độ Ngay từ đầu bài viết nghiên cứu về người phụ nữ Ấn Độ (Từ người phụ nữ cổ truyền đến người phụ nữ hiện đại trong. .. hương sắc mới không kém phần tươi mát trong vườn hoa muôn màu muôn sắc của người làm vườn (The Gardener) - Rabinđranath Tagore, nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại 17 CHƯƠNG II:HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN’ CỦA ĐẠI THI HÀO R TAGORE I NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ VỚI QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN: “Không có mặt trời, hoà hồng không nở Không có phụ nữ, không có tình yêu, không có tình... niệm trong tiểu thuyết của Tagore Nhưng có lẽ từ đây ta có thể hiểu thêm hơn nữa về R Tagore - một thi n tài của thời đại ông mãi sống cùng với tư tưởng nhân văn của mình trong tác phẩm của mình II TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN” Nếu nói về đề tài tình yêu trong tiểu thuyết Tagore ta không thể không nói đến “Đắm thuyền” - một tiểu thuyết được coi là xuất sắc về đề tài tình yêu của Tagore Tác phẩm được viết trong. .. tiểu thuyết của ông rất chân thực phản ánh tư tưởng nhân văn sâu sắc Con người và cuộc sống đa dạng của Ấn Độ hiện lên một cách sống động trong tiểu thuyết của Tagore Bên cạnh đó nhân vật trong tiểu thuyết của Tagore hiện lên rất “cá tính” Điều đó được thể hiện qua “đặc trưng về tâm lí, khí chất, tác phong, ngôn ngữ ” Nhân vật trong tiểu thuyết của Tagore chủ yếu hiện lên một cách sinh động qua bút... “Đắm thuyền” cụ thể là hình tượng người phụ nữ Ấn Độ ta có: “Hemnalini đang học đại học tỏ ra khá kín đáo về bản thân và những điều mình đã học, khác hẳn với nàngKamala tuyệt vời - người phụ nữ trẻ cổ truyền - luôn phục vụ người khác trong niềm vui Tuy nhiên, Tagore đã chỉ ra rằng người phụ nữ cổ truyền rất đáng yêu nhưng quá dễ trở thành nạn nhân bất lực trong khi những người phụ nữ được giáo dục học... đấu” Như vậy, Tagore là người quan tâm và đề cao tới việc giáo dục phụ nữ Trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ nói chung và phụ nữ Ấn Độ nói riêng vấn để giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu Một người phụ nữ có trí thức, hiểu biết thì sẽ biết tự bảo vệ và phát triển bản thân Tuy vẫn chỉ là đề tài vô cùng quen thuộc về hình tượng người phụ nữ nhưng ở đây ít nhiều ta cũng hiểu biết thêm văn hoá Ấn Độ thông qua... nay mỗi khi nhắc đến Ấn Độ Ta có thể khái quát hoá cụ thể hơn thông qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết của Tagore - Để từ đó đi sâu vào tìm hiểu kỹ thế giới nhân vật trong tiểu thuyết chính “Đắm thuyền” Nếu như trong lễ giáo xưa thì quan niệm tình yêu và hôn nhân của phụ nữ Ấn Độ luôn bị chi phối bởi vấn đề đẳng cấp, tôn giáo đã ăn sâu trong tềm thức thì đến thời kỳ văn hoá Ấn Độ dần mở rộng cửa đón... hội thời bấy giờ Xã hội Ấn Độ mà ở đó nghi thức tôn giáo quan niệm đẳng cấp ăn sâu vào tiềm thức của người dân, nhất là tầng lớp quý tộc Kamala đúng là điển hình cho mẫu người phụ nữ truyền thống Ấn Độ 26 2 Hemnalini - người phụ nữ hiện đại của Ấn Độ Hemnalini xuất hiện ngay từ chương đầu tiên của tác phẩm Khác với Kamal, Hemnalini lại không hề được Tagore miêu tả về ngaọi hình mà lại là thôgn qua... thuật tiểu thuyết Tagore Qua đó ta cũng hiểu được phần nào thi n tài vĩ đại Tagore Dường như với bút pháp tài hoa tinh tế ông đã tập trung các nhịp điệu của các thể loại (thơ, kịch, ca, triết ) vào trong tiểu thuyết của mình Vì lẽ đó mà tiểu thuyết Tagore đi vào lòng người đọc một cách dung dị mà sâu lắng đến như vậy 33 KẾT LUẬN Đúng như nhận định sâu sắc của tiến sĩ Đỗ Thu Hà về tiểu thuyết “Đắm thuyền”. .. phẩm của Tagore ta như một phần hiểu hơn đất 34 nước và con người Ấn Độ qua từng trang viết của ông Một lần nữa ta có thể khẳng định R Tagore - một thi n tài của nhân loại 35 THƯ MỤC Tài liệu tham khảo 1 Từ điển thuật ngữ văn học - xb 1994 2 Tuyển tập tác phẩm của R Tagore (Lưu Đức Trung tuyển chọn và biên soạn) 3 Bài viết của Tiến sĩ Đỗ Thu Hà về người phụ nữ Ấn Độ từ truyền thống đến hiện đại trong . hình tượng người phụ nữ Ấn Độ trong tiểu thuyết “Đắm thuyền” của đại thi hào Tagore. III. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA ĐỀ TÀI: Như ta đã biết: “Ảnh hưởng của Tagore. Đặt “Đắm thuyền” trong mối tương quan với các tiểu thuyết và truyện gnắn của Tagore để làm nổi bật hình tượng người phụ nữ Ấn Độ trong bút pháp của nhà