II. SỰ ĐỐI LẬP GIỮA TRUYỀN THÔNG VÀ HIỆN ĐẠI QUA HÌNH TƯỢNG HAI NHÂN VẬT NỮ CHÍNH: KAMALA
2. HEMNALINI NGƯỜI PHỤ NỮ HIỆN ĐẠI CỦA ẤN ĐỘ
Hemnalini xuất hiện ngay từ chương đầu tiên của tác phẩm. Khác với Kamal, Hemnalini lại không hề được Tagore miêu tả về ngaọi hình mà lại là thôgn qua những đối thoại thông minh của Hem cùng Ramesh và mọi người. Mồ côi mẹ từ nhỏ, Hemnalini ở cùng với cha và anh trai. Được cha yêu thương hết mực dạy bảo và cho ăn học tận tình mà mới ở tuổi còn trẻ cô đã đậu bằng tú tài - Một cô gái có học thức. Tình cảm dành cho Ramesh thuở ban đầu rất nhẹ nhàng (chương 7): Nàng tự trách mình khi nghĩ rằng đã hiểu lầm anh: “Mình đã đối xử không phải với Baba Ramesh. Anh ấy đã quẫn trí vì nỗi buồn mất cha và bao nhiêu nỗi lo âu sau đó. Anh ấy hẳn hãy còn đau lòng về chuyện đó. Thế mà ta cứ cho anh như kẻ có tội. Chẳng chịu hỏi thăm lấy một câu xem anh có điều gì phiền muộn ở nhà hay có điều gì phải bận tâm không”. Về tính cách nàng thể hiện là một con người trầm lặng. Nhưng dù có trầm lặng và kín đáo đến đâu nàng cũng không thể giấu nổi sự đổi khác khi gặp người yêu sau bao ngày xa cách: “Những đợt học tập miệt mài kéo dài làm Hemnalini gầy đi, cái thân hình mảnh khảnh của nàng tưởng như sẽ gãy gục trước một cơn gió mạnh. Trước đây, nàng kín đáo và lặng lẽ, làm bạn bè phải dè dặt mỗi khi nói chuyện với nàng vì sợ nàng mếch lòng.
Sau đó vài ngày mà dáng vẻ và cử chỉ của nàng đã thay đổi đáng kinh ngạc. Một ánh hồng phơn phớt thay vào chỗ xanh xao trên đôi má, và cứ nói mỗi lời, đôi mắt nàng lại ánh lên niềm vui. Đã có một dạo nàng cho rằng chăm chú quá nhiều vào chuyện ăn mặc thì thật phù phiếm, thậm chí tội lỗi.
Chẳng bao giờ người ta biết được điều gì đã khiến nàng giờ đây thay đổi quan niệm đó, bởi vì nàng không thể lộ với ai.
Tình yêu mà Hemnalini dành cho Ramesh cũng nhẹ nhàng sâu sắc như chính con người nàng vậy: Từ chiếc khăn thêu tay đến những buổi chuyện trò hàn huyên giữa hai người. Và đến khi bị Ramesh khước từ hôn ước (Chương 11) nàng cảm thấy “nỗi đau khổ nhức nhối trong lời
anh nói”, nàng không hề giận mà trái lại trong lòng lại dâng lên mối đồng cảm xót xa. Ở tình yêu của nàng có long tin, sự thuỷ chung, nỗi đồng cảm ngự trị - đây chính là nhịp đập của con tim yêu (một điểm khác biệt so với tình yêu cùa Kamala). Rồi khi biết chuyện Ramesh và Kamala nàng cũng chỉ : “chứa chan nước mắt, người rung bần bật”, “gập người lên đầu gối cha, cố nén nối khổ đau không kiềm chế nổi” (chương 20). Rồi đến sự đấu tranh trong tâm tưởng của nàng: “dù tình yêu còn kéo dài lòng tin của Hemnalini vào Ramesh nó cũng không thể át được hoàn ồan tiếng nói của lí trí.
... Nàng cố chặn mối nghi ngờ lại, không cho nó đột nhập vào dinh luỹ của lòng tin, vậy mà những hoài nghi lại đấm ầm ầm vào cửa sau. Như người mẹ cố che chở đứa con bằng cách ôm con vào lòng, nàng khư khư giữ trong tim niềm tin và ỏamosh khi nó bị cai chứng cớ nguy hại cho anh tấn công. Nhưng trời hỡi! Liệu lực có tòng tầm hay không đây?”. (Chương 22). Diễn biến tâm trạng của Hemnalini vô cùng phức tạp như chính con người và tình yêu của nàng vậy. Phải có một tình yêu mãnh liệt lắm thì Hemnalini mới có thể có những tâm trạng phức tạp đến như vậy.
Ta cảm thấy như Gagore đặt chính mình vào vị trí nhân vật để thể hiện cảm xúc chân thực nhất của mình. Sức hút đối với người đọc ở đây chính là cá tính mạnh mẽ của Hemnalini. Bề ngoài trông nàng có vẻ yếu đuối nhưng thực sự nàng lại rất cứng cỏi, mạnh mẽ. Một con người khi yêu thì yêu bằng cả trái tim mình và khi gặp khó khăn hay chuyện đau lòng vẫn đủ sức đủ tỉnh táo để dùng lý trí mà soi xét mọi điều.
Từ chương 38 đến chương 44: khoảng thời gian Hemnalini cùng cha đi nghỉ mát và dần dần cũng làm cịu đi nỗi đau của nàng. Nêu như trước đây là những biến động dữ dội của cuộc đời thì bây giờ trong Hemnalini đang cố tìm quên trong khoảng lặng. Sự lặng lẽ của nàng cũng khiến Babu Annađa (cha nàng) đau lòng và lo nghĩ. Hemnalini sống như một cái bóng tránh xa mọi mối quan hệ ngoài nói chuyện với cha
nàng ra. Thế nhưng tấm lòng hiếu thảo của một người con đã không cho phép nàng tự hành xác như thế: cha ốm, nàng tận tình hỏi han và chăm sóc cha. Từ chối một cách thẳng thừng việc hôn lễ với Akshay... Sau khi bình tĩnh lại thì nàng sống bình thản hơn không tránh mặt mọi người nữa, kể cả Akshay.
Rồi cuộc gặp gỡ với Nalinaksha đã làm thay đổi cách nghĩ suy của Hemnalini. Nàng học ở anh lòng tin và tính lạc quan yêu cuộc sống này. Từ lúc gặp anh, Hemnalini thay đổi từ thái độ cũng như cung cách sinh hoạt của nàng. Niềm tin tôn giáo đã ngự trị trong tâm hồn nàng. Là một cô gái thông minh và may mắn được trang bị ít nhiều tri thức, Hemnalini dã học hỏi ở Nalinaksha rất nhiều điều mới lạ mà chính bản thân cô khó lòng mà lý giải nỏi - chỉ biết rằng điểu đó mang lại cho cô sự thanh bình. Nếu như theo sự sắp đặt của mọi người là sẽ xe duyên Hemnalini với Nalinaksha thì riêng đối với nàng anh chỉ là một người thầy đáng kính mà thôi. Đến khi chuyện cưới xin được đưa ra thì cũng là lúc Hemnalini đang “cố nhổ bật tình yêu xưa ra khỏi chỗ ẩn nấp của nó sâu thẳm trong lòng mình, thì nàng mới hiểu ra quả thật không thể nào nhổ bật rễ được. Chỉ cần đe doạ cắt đứt sự quyến luyến ngày xưa cũng đủ làm cho Hemnalini bắm chặt lấy nó một cách tuyệt vọng và kiên quyết hơn bao giờ hết”.
Rồi khi biết tất cả sự thật thì tâm hồn Hemnalini vẫn rất bình thản. Niềm tin của cô đã không bị phụ mà còn được nhân lên gấp bội. Cuộc gặp gỡ Kamala và sự cảm thông chia sẻ đã thể hiện rõ con người Hemnalini - một con người giàu lòng vị tha mà cũng nhiệt tình sổi nổi.
Kết thúc bỏ ngỏ để ta tự suy ngẫm. Hemnalini sẽ thế nào với Ramesh ? Đó là hướng gợi mở của Tagore.
Ta thấy nàng Binôdini trong tác phẩm cùng tên có đôi nét rất giống Hemnalini, Binôdini sắc sảo thông minh khao khát tình yêu, nhưng gặp bất hạnh trong hôn nhân (sớm chịu cảnh goá bụa). Cả quãng đời thanh xuân sống trong cảnh cô đơn. Binôdini là một nhân vật có cá tính mạnh
mẽ rất hiện đại nhưng cuối cùng cũng chịu cảnh an phận bởi vòng kiềm toả của lễ giáo. Hemnalini may mắn hơn bởi số phận vẫn mỉm cười với nàng. Nàng sinh ra như để bù trừ cho nhb Binôdini...
Như vậy, Hemnalini tiêu biểu cho mẫu người phụ nữ hiện đại của xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ. Tình yêu của nàng vượt cả ra ngoài phạm vi của lễ giáo... Nàng yêu bằng con tim và nhìn nhận mọi điều bằng lý trí. Giống như vậy xã hội Ấn Độ lúc bấy giờ cũng mang xu hướng du nhập những cái tiến bộ văn minh của nước ngoài. Đó cũng là một bước ngoặt trong nền văn học văn hoá Ấn Độ nói riêng hay văn học phương Đông nói chung.