NÉT ĐỒNG ĐIỆU TRONG TÂM HỒN HAI NGƯỜI PHỤ NỮ HAY CÁI CHUNG TRONG SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN

Một phần của tài liệu HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN” CỦA ĐẠI THI HÀO R. TAGORE (Trang 30 - 31)

II. SỰ ĐỐI LẬP GIỮA TRUYỀN THÔNG VÀ HIỆN ĐẠI QUA HÌNH TƯỢNG HAI NHÂN VẬT NỮ CHÍNH: KAMALA

3. NÉT ĐỒNG ĐIỆU TRONG TÂM HỒN HAI NGƯỜI PHỤ NỮ HAY CÁI CHUNG TRONG SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN

sự tương đồng của truyền thống và hiện đại trong văn học Ấn Độ

nói chung.

“Người phụ nữ đẹp làm ta thích mắt. Người phụ nữ tốt làm ta rung động con tim. Một người chỉ là đồ trang sức, còn một người là cả một kho báu”.

Napoleón.

Nét đồng điệu đó được thể hiện khi mà hai người phụ nữ gặp nhau (chương 50). Hemnalini tinh tế nhẹ nhàng đã gạt bỏ hết sự e dè nhút nhát của Kamala “... Ngay từ hồi bé tẹo, mình đã phải giữ kín tất cả những gì mình suy nghĩ, bây giờ mình đâm ra quen đến nỗi mình không thể thổ lộ với bất kỳ ai. Người ta cho mình kiêu kì quá lắm, nhưng mình mong cậu không nghĩ thế, cậu ạ. Đúng là mình không thể nói em sẽ thấy chị cũng rất ngốc nghếch. Chỉ chẳng biết gì cả, trừ một ít điều đọc được ở trong sách vở, cho nên, nếu chị đến sống ở nhà này, chị muốn em luôn luôn ở với chị. Chị hoảng sợ khi nghĩ một mình chị phải trông nom toàn bộ một gia định.

Và chính Hemnalini lại xúc động về lòng tận tâm của Kamala: “Em không biết mình phải nhớ anh ấy, Didi ạ. Hồi em đến sống ở nhà ông bác, Didi Sai la với em kết bạn thân lắm. Chính em thấy chi ấy tận tuỵ với chồng như thế nào, và điều ấy khiến em mở mắt. Em chưa bao giờ

thấy chồng em cả, nhưng không hiểu vì sao, em ddax tôn thờ anh ấy với tất cả lòng mình. Trời đã ban cho lòng tận tuỵ của em, vì bây giờ em có hình ảnh rất rõ rằng của chồng em trong tâm trí. Chưa bao giờ anh ấy thấy thật sự một người vợ ở em, nhưng bây giờ dường như em đã tìm thấy được chồng em”.

Hai người phụ nữ từ tính cách đến vị trí đều đối lập nhau, vậy mà lại có thể ngồi trò chuyện tâm tình bên nhau nhẹ nhàng tình cảm đến như vậy. Đây có lẽ là một dụng ý của tác giả. Không chỉ một lần mà có lần thứ hai nữa và lần này cả hai đã nhận ra nhau. Chính Hemnalini đã tiếp thêm lòng can đảm cho Kamala để nàng nhìn nhận và về với người chồng tình yêu thực sự của nàng. Nếu như Kamala xởi lởi thổ lộ hết tâm sự của mình bao nhiêu thì Hemanalini lại “kín như bưng” và “nàng có vẻ hết sức buồn bã và cam chịu giống như buổi hoàng hôn”.

Từ đây ta có thể thấy nếu như kết hợp được hai cái “đối lập” này với nhau một cách hài hoà thì nền văn học Ấn Độ sẽ có một bước chuyển biến mới - phong phú đa dạng đậm đà bản sắc dân tộc. Thành công của Tagore chính là tìm sự dung hoà giữa các thái cực đối lập nhau.

Một phần của tài liệu HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN” CỦA ĐẠI THI HÀO R. TAGORE (Trang 30 - 31)

w