NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT

Một phần của tài liệu HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN” CỦA ĐẠI THI HÀO R. TAGORE (Trang 31 - 37)

Có thể nói một trong những đónggóp lớn của R.Tagore trong sự nghiệp văn hoá đó là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật qua hình thức độc thoại nội tâm và qua bức tranh thiên nhiên - một hình thức thể hiện rất sống động.

Ta đã biết: “Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện tiếp qúa trình tâm lí nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó” ở trong “Đắm thuyền” nghệ thuật này chủ yếu được thể hiện qua nhân vật nam chính Ramesh. Riêng đối với hai hình tượng nhân vật nữ chính, tác giả chủ yếu sử dụng bút pháp mượn cảnh tả tình tức là lấy thiên nhiên làm nền cho bức tranh tâm trạng.

Chủ nghĩa tự nhiên là một khuynh hướng văn học hình thành vào những năm 70 của thế kỷ XIX ở châu Âu và Mĩ. Như H.Ten nhận xét: “Tôi khảo cứu tình cảm và tư tưởng như người ta đã làm đối với các cơ quan và khí quản. Hơn nữa, tôi cho rằng hai loại sự kiện ấy đều cùng một bản chất, đều chịu sự phi phối của những tất yếu như nhau và chúng chỉ là mặt trái và mặt phải của cùng một cá thể, cá thể ấy là vũ trụ”.

Giống như tâm trạng của Kamala khi trên tàu rời Calcutta. “Kamala thức giấc khi trời còn tối, nhìn quanh, thấy mình đang một mình; một hai phút sau nàng mới nhận ra mình đang ở đâu. Nàng lết ra khỏi giường, mở cửa nhìn ra ngoài. Một màn sương trắng như tấm chăn mỏng phủ lên mặt nước tĩnh lặng, một màu sáng nhợt trải khắp bóng đêm và một ánh bình minh le lói ở mảng trời sau hàng câu chạy dọc bờ sống phía Đông. Trong khi nàng đăm đăm nhìn những cánh buồm trắng của thuyền đánh cá bắt đầu lấm tấm trên mặt nước canh mầu thép.

Một nỗi đau âm ỉ trong tâm hôn Kamala, mà nàng không thể đoán được căn nguyên. Tại sao buổi sáng mùa thu mờ sương này lại có vể ảm đạm đến như vậy? Từ đâu đến, những tiếng thổn thức ngập tràn lồng ngực làm nàng nghẹn ngào và suýt ứa nước mắt? tại sao giờ đây nàng lại suy ngẫm về tình trạng cô đơn của mình? Hai mươi bốn giờ trước đây nàng quen rằng nàng và chồng cả hai đều mồ côi mồ cút, và nàng chẳng có họ hàng hay bạn bè nào. Trong khoảng thời gian ấy, cái gì đã xảy ra khiến nàng nhận biết được nỗi hiu quạnh của mình? chỉ Ramesh thôi chưa đủ nương tựa chăng? Tại sao nàng lại lo âu vì cái cảm giác về sự bao la của trời đất và vô nghĩa của bản thân mình”.

Đó là bức tranh tâm trạng buồn cô đơn của Kamala hoà nhịp điệu với bức tranh thiên nhiên trong hiện hữu - đẹp mà buồn.

Hay là cảnh “bầu trời mênh mông thì thầm những lời vỗ về tâm hồn rồi loạn” của Hemnalini khi nàng đang phải đấu tranh tư tưởng phân vân giữa hai người đàn ông: Ramesh, người đàn ông nàng rất mực yêu thương; Nalinaksha - người có thể sẽ là chồng nàng sau này...

Nghệ thuật miêu tả tâm lý của Tagore còn thể hiện qua lời độc thoại của Hemnalini: “Mình không còn ràng buộc với lời đính hôn cũ nữa; những đám mây bão bao phủ chân trời đã đi qua rồi. Bây giờ mình hoàn toàn tự do, không còn lệ thuộc vào những tiếc thương triền miên đối với quá khứ” hay “Con đã cắt đứt mọi mối dây trần thế và đã chết đối với cuộc đời...” lời trong nhật ký mang âm hưởng màu sắc tôn giáo.

Trên đây chỉ là những điểm xuyết trong nghệ thuật xây dựng nghệ thuật tiểu thuyết Tagore. Qua đó ta cũng hiểu được phần nào thiên tài vĩ đại Tagore. Dường như với bút pháp tài hoa tinh tế ông đã tập trung các nhịp điệu của các thể loại (thơ, kịch, ca, triết...) vào trong tiểu thuyết của mình. Vì lẽ đó mà tiểu thuyết Tagore đi vào lòng người đọc một cách dung dị mà sâu lắng đến như vậy.

KẾT LUẬN.

Đúng như nhận định sâu sắc của tiến sĩ Đỗ Thu Hà về tiểu thuyết “Đắm thuyền” cụ thể là hình tượng người phụ nữ Ấn Độ ta có: “Hemnalini đang học đại học tỏ ra khá kín đáo về bản thân và những điều mình đã học, khác hẳn với nàngKamala tuyệt vời - người phụ nữ trẻ cổ truyền - luôn phục vụ người khác trong niềm vui. Tuy nhiên, Tagore đã chỉ ra rằng người phụ nữ cổ truyền rất đáng yêu nhưng quá dễ trở thành nạn nhân bất lực trong khi những người phụ nữ được giáo dục học tập như Binôdini và Hemnalini lại có vũ khí để chiến đấu”. Như vậy, Tagore là người quan tâm và đề cao tới việc giáo dục phụ nữ. Trong sự nghiệp giải phóng phụ nữ nói chung và phụ nữ Ấn Độ nói riêng vấn để giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu. Một người phụ nữ có trí thức, hiểu biết thì sẽ biết tự bảo vệ và phát triển bản thân.

Tuy vẫn chỉ là đề tài vô cùng quen thuộc về hình tượng người phụ nữ nhưng ở đây ít nhiều ta cũng hiểu biết thêm văn hoá Ấn Độ thông qua đời sống tinh thần trong văn học. Nói sự đối lập giữa phụ nữ truyền thống và hiện đại cũng chính là đi tìm nét tương đồng để cho nền văn hoá các nước thêm phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc. Ấn Độ là một nước lớn nhưng phụ nữ ở đây từ xưa luôn bị lễ giáo đẳng cấp phân biệt nên bị tước bỏ nhiều quyền lợi đáng ra họ phải được hưởng. Chính vì lẽ đó mà phụ nữ Ấn Độ nói riêng và phụ nữ các nước nói chung phải trau dồi trí thức để đảm bảo cho quyền lợi của mình.

Văn phong Tagore đôi lúc còn chịu ảnh hưởng của màu sắc tôn giáo phi thực tế... Tuy nhiên nếu sử dụng ít thì đó sẽ là yếu tố tăng tính chất kỳ ảo hấp dẫn trong tác phẩm.

Tư duy nghệ thuật cũng như tư tưởng nhân văn cao cả của Tagore là một tấm gương sáng trên văn đàn văn học Ấn Độ từ trước đến nay. Riêng về thể loại tiểu thuyết này ông luôn thành công ở thể loại tiểu thuyết tâm lý. Đọc tác phẩm của Tagore ta như một phần hiểu hơn đất

nước và con người Ấn Độ qua từng trang viết của ông. Một lần nữa ta có thể khẳng định R. Tagore - một thiên tài của nhân loại.

THƯ MỤC Tài liệu tham khảo

1. Từ điển thuật ngữ văn học. - xb 1994

2. Tuyển tập tác phẩm của R. Tagore. (Lưu Đức Trung tuyển chọn và biên soạn).

3. Bài viết của Tiến sĩ Đỗ Thu Hà về người phụ nữ Ấn Độ từ truyền thống đến hiện đại trong văn xuôi Tagore.

4. Một số bài viết của các nhà nghiên cứu về Tagore: Cao Xuân Hạo, Lưu Đức Trung...

Mục Lục

PHẦN MỞ ĐẦU... 2

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:... 2

PHẦN NỘI DUNG... 7

CHƯƠNG I R. TAGORE VÀ TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN”...7

I. RABINDRÂNGHỆ THUẬT TAGORE...7

1. VÀINÉTVỀTÁCGIẢ R. TAGORE...7

2. QUANNIỆMVỀTIỂUTHUYẾTCỦA TAGORE...11

II. TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN”...14

CHƯƠNG II:HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN’ CỦA ĐẠI THI HÀO R. TAGORE... 18

I. NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ VỚI QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU VÀ HÔN NHÂN:...18 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. SỰ ĐỐI LẬP GIỮA TRUYỀN THÔNG VÀ HIỆN ĐẠI QUA HÌNH TƯỢNG HAI NHÂN VẬT NỮ CHÍNH: KAMALA VÀ HEMNALINI... 22

1. KAMALA - NGƯỜIPHỤNỮTRUYỀNTHỐNGCỦA ẤN ĐỘ...23

2. HEMNALINI - NGƯỜIPHỤNỮHIỆNĐẠICỦA ẤN ĐỘ...27

3. NÉTĐỒNGĐIỆUTRONGTÂMHỒNHAINGƯỜIPHỤNỮHAYCÁICHUNGTRONGSỰTƯƠNGĐỒNGCỦATRUYỀNTHỐNGVÀHIỆN ĐẠITRONGVĂNHỌC ẤN ĐỘNÓICHUNG...30

III. NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT...31

Một phần của tài liệu HÌNH TƯỢNG NGƯỜI PHỤ NỮ ẤN ĐỘ TRONG TIỂU THUYẾT “ĐẮM THUYỀN” CỦA ĐẠI THI HÀO R. TAGORE (Trang 31 - 37)